Search

27.5.08

22.5.08

Hè Về Rồi-Bùn bùn

















If you download file in this blog
I - recommend "Right click and Save Target As" and save to your hard disk before opening
For IE only

21.5.08

Nỗi Buồn (trích tác phẩm Rừng Na Uy)

Nỗi Buồn (trích tác phẩm Rừng Na Uy)



Reiko viết cho tôi nhiều lần sau cái chết của Naoko. Chị nói đó không phải là lỗi tại tôi. Không phải lỗi của ai cả, cũng như không thể đổ lỗi cho ai vì trời đã mưa. Nhưng tôi không trả lời chị lần nào. Tôi có thể nói gì đây? Mà có được gì nữa đâu! Naoko không còn tồn tại trên đời này nữa; nàng đã chỉ còn là một nhúm tro tàn.


Rừng Na Uy ,rừng na uy review ,rừng na uy pdf ,xem phim rừng na-uy (2010) ,review phim rừng na uy ,rừng nauy fahasa ,bình luận về tác phẩm rừng na uy ,rừng na uy tiếng anh ,rừng nauy quotes
Rừng Na Uy ,rừng na uy review ,rừng na uy pdf ,xem phim rừng na-uy (2010) ,review phim rừng na uy ,rừng nauy fahasa ,bình luận về tác phẩm rừng na uy ,rừng na uy tiếng anh ,rừng nauy quotes


Người ta làm một tang lễ lặng lẽ cho Naoko ở Kobe vào cuối tháng Tám, và khi đã xong, tôi trở lại Tokyo. Tôi nói với ông chủ nhà là sẽ đi vắng một thời gian, và với ông chủ tiệm ăn Ý rằng tôi sẽ không đi làm nữa. Tôi viết cho Midori mấy chữ rằng tôi chưa thể nói gì được trong lúc này, nhưng hy vọng rằng cô sẽ chờ tôi thêm một chút nữa thôi. Ba ngày liền sau đó tôi chỉ ngồi trong các rạp chiếu phim, và sau khi đã xem hết các phim mới ở Tokyo, tôi xếp ba-lô, rút hết tiền tiết kiệm ở ngân hàng, đến ga Shinjuku và lên chuyến tàu tốc hành đầu tiên ra khỏi thành phố.

Không thể nhớ là tôi đã đi những đâu. Tôi chỉ còn nhớ được những cảnh trí, âm thanh và mùi vị, nhưng tên những nơi tôi đã đi qua thì chẳng còn dấu vết gì trong kí ức, kể cả cảm thức về thời gian trong chuyện đã đến chỗ nào trước chỗ nào sau. Tôi đã đi từ chỗ này sang chỗ kia bằng tàu hoả, xe buýt, hoặc xin ngồi nhờ trên thùng xe tải trải túi ngủ qua đêm trong những bãi đỗ xe, nhà ga, công viên, bên bờ sông hoặc bờ biển. Một lần tôi thuyết phục họ cho tôi ngủ trong góc một sở cảnh sát, lần khác thì ngủ ngay cạnh nghĩa địa. Tôi chẳng cần biết mình ngủ ở đâu, chỉ cốt sao chỗ đó thật vắng vẻ và tôi có thể nằm trong túi ngủ bao lâu tuỳ thích. Đi bộ kiệt sức rồi, tôi chỉ việc chui vào túi chăn, nốc vài ngụm whisky rẻ tiền rồi ngủ say bí tỉ. Ở những nơi tử tế thì người ta mang cho tôi đồ ăn và mùng màn, còn những nơi không được tử tế lắm thì người ta gọi cảnh sát đuổi tôi ra khỏi công viên. Với tôi thì cũng chẳng khác gì. Tôi chỉ muốn được ngủ ở những nơi hoàn toàn xa lạ.

Khi đã sắp cạn tiền, tôi xin làm lao công gì đó vài ngày. Lúc nào cũng có những việc như vậy cho tôi làm. Tôi cứ thế đi từ nơi này qua nơi khác, không có chủ đích gì. Thế giới rộng lớn và đầy rẫy những sự vật và con người quái lạ. Có một lần tôi gọi cho Midori chỉ cốt để nghe giọng nói của cô.

"Vào học đã lâu rồi, cậu biết không," cô nói. "Có những lớp đã bắt đầu phải làm kiểm tra rồi. Cậu sẽ làm thế nào? Cậu có biết là cậu biệt vô âm tín đã ba tuần rồi không? Cậu đang ở đâu? Đang làm gì?"

"Tớ xin lỗi, nhưng tớ chưa thể quay về Tokyo được. Chưa thể được."

"Cậu chỉ biết nói có thế với tớ thôi ư?"

"Hiện giờ tớ thật sự chẳng biết nói gì hơn. Có thể đến tháng Mười…"

Midori gác máy luôn, không một lời nào nữa.

Tôi tiếp tục đi. Lâu lâu một lần tôi vào một nhà trọ công cộng để tắm táp cạo râu. Cái mặt tôi nhìn thấy trong gương thật gớm guốc. Nắng gió đã làm da tôi khô nẻ, hai mắt trũng sâu, hai má đầy những vết bẩn vết xước lạ lâm. Trông tôi như vừa mới ở trong một cái hang nào đó bò ra, nhưng vẫn có thể nhận ra được. Đó vẫn là tôi.

Lúc bấy giờ tôi đang xuống đến bờ biển rồi, có vẻ đã rất xa Tokyo, có lẽ ở mạn Tottori hoặc ở một nơi hẻo lánh gần Hyogo. Đi dọc bờ biển là dễ nhất. Lúc nào cũng có thể tìm được một chỗ ngủ thoải mái ở trên cát. Tôi sẽ đốt một đống lửa củi rều và nướng mấy con cá khô mua của dân chài quanh đó. Rồi tôi sẽ trợn trừng trợn trạc nuốt cho xuôi chút rượu whisky trong khi lắng nghe sóng vỗ và nghĩ đến Naoko. Thật quá lạ lùng là nàng đã chết và không còn là một phần của thế giới này nữa. Tôi không thể chấp nhận được sự thật ấy. Tôi không thể tin được. Tôi đã nghe tiếng đóng đinh vào ván thiên quan tài nàng, nhưng vẫn không thể quen với sự thật rằng nàng đã trở về cõi hư vô.

Không, hình ảnh nàng vẫn còn quá sinh động trong kí ức tôi. Tôi vẫn thấy nàng ấp ngậm tôi trong miệng, mái tóc rủ xuống bụng ở dưới kia. Tôi vẫn cảm thấy cái nóng ấm của nàng, hơi thở của nàng, và cái giây phút khi tôi không thể cưỡng lại được cơn cực cảm đang bùng lên ấy.

Tôi có thể sống lại tất cả những giây phút ấy như thể chúng vừa mới diễn ra chỉ năm phút trước đây, và chắc rằng Naoko vẫn ở bên cạnh mình. Nhưng không, nàng không có ở đó; da thịt nàng không còn tồn tại trên thế gian này nữa.

Những đêm không ngủ được, hình ảnh Naoko lại hiện về với tôi. Không có cách gì ngăn lại được. Kí ức về nàng đây ứ trong tôi, và khi một trong số chúng đã tìm được kẽ hở để lọt ra, tất cả những cái khác cũng chen nhau ùa ra như nước lũ không thể ngăn lại được: Naoko trong bộ áo mưa vàng đang cọ rửa nhà nuôi chim và mang bao tải thức ăn sáng hôm trời mưa đó; chiếc bánh sinh nhật sứt sẹo và nước mắt nàng ướt súng sơ-mi tôi (đúng vậy, hôm ấy trời cũng mưa); Naoko sánh bước bên tôi trong bộ áo khoác lông lạc đà mùa đông; Naoko đưa tay len nghịch cái dải buộc tóc; Naoko nhìn xoáy vào tôi với cặp mắt trong veo không thể tưởng được của nàng; Naoko đang ngồi trên sô-pha, hai chân thu dưới bộ áo ngủ màu xanh da trời, tựa cằm lên đầu gối.

Nhưng kí ức ấy ào đến tôi như những đợt sóng triều cường, cuốn tôi đi đến một nơi xa lạ - nơi rồi sống với những người đã chết. Naoko sống ở đó, và tôi có thể nói với nàng và ôm nàng trong tay. Ở nơi ấy sự chết không phải là yếu tố quyết định làm chấm dứt sự sống. Ở đó, sự chết chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành nên sự sống. Ở đó Naoko sống với cái chết trong con người nàng. Và nàng nói với tôi, "Đừng lo, nó chỉ là cái chết thôi mà. Đừng để nó làm phiền cậu."

Tôi không cảm thấy buồn ở nơi ấy. Chết là chết, và Naoko là Naoko. "Có chuyện gì thế?" nàng hỏi tôi vởi một nụ cười trách móc, "Mình ở đây mà, phải không nào?" Những cử chỉ nho nhỏ quen thuộc của nàng làm dịu cõi lòng tôi như một liều thuốc diệu kì. "Nếu đây là cái chết," tôi tự nhủ, "thì chết cũng chẳng đến nỗi nào."

"Đúng thế," Naoko nói, "chết thì có gì lắm đâu. Chỉ là chết thôi mà. Ở đây mọi chuyện với mình đều nhẹ nhàng cả." Naoko nói với tôi giữa những đợt sóng triều như vậy.

Nhưng cuối cùng thì thuỷ triều cũng rút đi, và chỉ còn lại một mình tôi trên bãi biển. Bất lực, tôi không đi đâu được nữa; buồn đau sẽ vây bọc tôi trong bóng tối sâu thẳm cho đến lúc nước mắt tuôn trào. Tôi thấy như không phải mình đang khóc, mà đơn giản chỉ là nước mắt tôi cứ ứa ra như toát mồ hôi vậy

Bằng cách sống cuộc đời của mình, chúng ta đang nuôi dưỡng sự chết. Hiển nhiên như vậy, nhưng đó lại là một chân lí duy nhất mà chúng ta phải học mới biết được. Còn cái mà tôi học được từ cái chết của Naoko lại là thế này: không có chân lí nào có thể làm dịu được nỗi đau buồn khi chúng ta mất một người yêu dấu. Không một chân lí nào, một tấm lòng trung thực nào, một sức mạnh nào, một tấm lòng từ ái nào, có thể làm dịu được nỗi đau buồn ấy. Chúng ta chỉ có thể chịu đựng nỗi đau ấy cho đến tận cùng và cố học được một điều gì đó, nhưng bài học ấy cũng lại chẳng có ích gì nữa khi chúng ta phải đối mặt với một nỗi đau buồn mới sẽ ập đến không biết lúc nào. Nghe sóng biển ban đêm và lắng nghe tiếng gió thổi ngày này qua ngày khác, tôi chỉ chăm chú đến những ý nghĩ ấy của mình. Ba-lô trên lưng, cát vương trên tóc, tôi cứ đi mãi về phía tây, chỉ sống bằng whisky, bánh mì và nước lã.

Một chiều lộng gió, khi tôi nằm khóc cuộn tròn trong túi ngủ cạnh một vỏ tàu hoang phế, một ngư phu còn trẻ tuổi đi ngang và mời tôi một điếu thuốc lá. Tôi nhận lấy và hút điếu thuốc đầu tiên sau hơn một năm trời nhịn khỏi. Ông ta hỏi làm sao tôi khóc, và tôi đáp gần như một phản xạ tự nhiên rằng mẹ tôi vừa mới mất. Tôi nói tôi không thể chịu đựng nổi đau buồn và chỉ biết bỏ ra đi. Anh ngỏ lời chia buồn sâu sắc với tôi và về nhà đem ra một chai sakê thật lớn với hai cái cốc.

Gió thổi mạnh đọc theo bờ cát khi chúng tôi ngồi uống với nhau ở đó. Anh ta bảo tôi rằng anh đã mất mẹ lúc mười sáu tuổi. Không khỏe mạnh gì, bà mẹ đã kiệt quệ vì phải lao lực từ sáng đến đêm. Tôi lơ mơ nghe anh kể, nhấm nháp sakê và thỉnh thoảng lại ậm ừ theo câu chuyện. Tôi thấy như mình đang nghe một câu chuyện từ một thế giới nào xa lắm. Anh ta đang kể chuyện quái quỉ gì thế không biết? Tôi tự hỏi, và bỗng nổi giận đến điên cuồng. Tôi chỉ muốn bóp chết anh ta lúc đó. Ai thèm để ý cứt gì đến mẹ ông nào? Tôi vừa mất Naoko đây này! Da thịt đẹp đẽ của nàng đã biến khỏi thế giới này rồi! Việc quái gì mà ông lại kể cho tôi nghe về bà già chết tiệt của ông thế hả?

Nhưng cơn giận của tôi lụi đi ngay như một đám lửa rơm. Tôi nhắm mắt và tiếp tục lơ mơ nghe câu chuyện lê thê của tay chài. Cuối cùng anh ta hỏi tôi đã ăn gì chưa. Chưa, tôi đáp, nhưng trong ba-lô tôi có bánh mì và pho-mát, một quả cà chua và một miếng sô-cô-la. Bữa trưa anh ăn gì? Anh ta hỏi. Bánh mì và pho-mát, cà chua với sô cô la, tôi đáp. "Đợi ở đây nhé," anh nói rồi chạy đi. Tôi định ngăn anh lại, nhưng anh đã biến vào bóng tối mà không hề ngoảnh lại.

Không biết làm gì hơn, tôi tiếp tục uống sakê. Bãi biển đầy những vụn giấy xác pháo từ những trận pháo bông đốt bên bờ biển, và những con sóng gầm rú xô lên bờ như điên dại. Một con chó hốc hác vẫy đuôi chạy đến hít ngửi quanh đống lửa trại của tôi tìm thức ăn, nhưng cuối cùng bỏ cuộc và chạy đi chỗ khác.

Nửa tiếng sau, tay chài trở lại với hai hộp sushi và một chai sakê nữa. Anh ta nói tôi nên ăn ngay cái hộp ở trên vì nó có cá trong đó, còn hộp dưới thì chỉ có toàn xôi quấn rong với đậu phụ rán giòn nên có thể để đến mai ăn cũng được. Anh ta rót đầy sakê ra hai cốc. Tôi cám ơn anh và ăn hết nhẵn hộp sushi trên, mặc dù nó đủ cho cả hai người. Đến khi chúng tôi không thể uống sakê tiếp tục được nữa, anh mời tôi về ngủ ở nhà anh, nhưng tôi nói muốn ngủ một mình ngoài bãi biển, và anh cũng không nài nữa. Khi đứng lên ra về, anh lấy một tờ 5000 Yên đã gập lại từ túi quần ra và nhét nó vào túi áo tôi. "Đây," anh nói, "hãy ăn tử tế lấy vài bữa đi. Trông anh khiếp quá."

Tôi nói anh đã giúp tôi quá nhiều và tôi không thể còn nhận tiền của anh như vậy được, nhưng anh không chịu cầm lại tiền. "Không phải tiền đâu," anh bảo, "đó là tình cảm của tôi. Đừng phải nghĩ nhiều, cứ nhận đi." Tôi chỉ còn biết cảm ơn anh.

Khi anh đi rồi, tôi bỗng nhớ đến cô bạn gái cũ của mình, người con gái đầu tiên đã ngủ với tôi vào năm cuối trung học. Tôi lạnh người khi nhận ra mình đã xử tệ với cô như thế nào. Tôi đã không để ý gì đến những ý nghĩ và tình cảm của cô, hoặc nỗi đau khổ mà tôi đã gây ra cho cô. Cô thật dịu dàng ngoan ngoãn, nhưng khi đã có cô thì tôi lại quên hết những gì mình đang có và không hề nghĩ đến cô nữa. Hiện giờ cô làm gì? Và cô có tha thứ cho tôi không?

Một cơn buồn nôn dâng lên khôn cưỡng và tôi nôn oẹ dữ dội cạnh chiếc vỏ tàu. Đầu nhức như búa bổ vì uống quá nhiều sakê, tôi giận mình đã nói dối anh thuyền chài và lấy tiền của anh ta. Đã đến lúc phải về Tokyo rồi; tôi không thể sống như thế này mãi. Tôi nhét túi ngủ vào ba-lô, luồn tay khoác nó lên vai rồi đi bộ ra ga tàu hoả địa phương. Tôi bảo người bán vé tôi muốn đến Tokyo càng nhanh càng tốt. Ông ta kiểm tra lại bảng giờ tàu rồi nói tôi có thể đến tận Osaka vào sáng mai nếu chịu khó đi tàu đêm và đổi tàu một lần ở nửa đường, rồi từ Osaka lấy tàu siêu tốc về Tokyo. Tôi cám ơn và dùng tờ 5000 Yên của anh thuyền chài để mua vé. Ngồi đợi tàu, tôi mua một tờ nhật bảo và xem ngày tháng: mồng hai tháng Mười, 1970. Vậy là tôi đã đi lang thang cả một tháng ròng. Tôi biết đã đến lúc phải trở lại với thế giới thực tại.

Một tháng lang thang ấy chẳng nâng đỡ gì cho tôi về mặt tinh thần mà cũng chẳng làm dịu được cơn choáng vì cái chết của Naoko. Tôi về đến Tokyo cũng vẫn tâm trạng gần như lúc bỏ đi. Thậm chí tôi không dám gọi cho Midori. Tôi biết nói gì với cô? Và bắt đầu thế nào đây? "Mọi chuyện đã xong rồi, bây giờ cậu và mình có thể hạnh phúc bên nhau" Không được, không thể nói vậy được. Mà dù tôi có nói thế nào đi nữa thì sự thật cũng khác gì đâu: Naoko đã chết, còn Midori thì vẫn ở đây. Naoko là một nhúm tro trăng trắng, còn Midori là một con người đang thở và đang sống.

Tôi bị đè bẹp bởi cảm thức về chính tình trạng bi đát của mình. Về đến Tokyo rồi, nhưng tôi không làm gì, chỉ đóng cửa ở tịt trong phòng nhiều ngày liền. Kí ức tôi vẫn còn gắn liền với người chết chứ không phải người sống. Những căn phòng tôi đã dành riêng cho Naoko trong kí ức đều đã cửa đóng then cài, đồ đạc phủ vải trắng, bạu cửa sổ phủ đầy bụi. Phần lớn thời gian trong ngày tôi ở tịt trong những căn phòng ấy. Và tôi nghĩ đến Kizuki. "Thế là cuối cùng cậu đã làm cho Naoko thành của cậu được rồi," tôi thấy mình nói với Kizuki. "Dù sao, ngay từ đầu cô ấy cũng là của cậu. Bây giờ, có lẽ cô ấy đã về đúng chỗ của mình. Nhưng trong cái thế giới này, cái thế giới bất toàn này của người sống, mình đã làm hết sức mình cho Naoko. Mình đã cố thiết lập một cuộc sống mới cho hai đứa bọn mình. Nhưng thôi quên chuyện đó đi, Kizuki à. Mình trả lại cô ấy cho cậu. Gì thì gì, cậu mới là người cô ấy chọn. Cô ấy đã tự treo cổ mình trong những khu rừng tăm tối như những tầng sâu thẳm của chính cõi lòng cô ấy. Ngày xưa, cậu đã lôi tuột một phần con người mình vào thế giới của người chết, và bây giờ thì Naoko vừa lôi một phần nữa của mình vào đó. Đôi khi mình cảm thấy như mình là người phải trông nom một nhà bảo tàng - một nhà bảo tàng rộng lớn và trống rỗng không bao giờ có ai vào xem, và mình phải trông nom nó để cho chính mình xem mà thôi."

19.5.08

Tam @ quốc

Nội dung của Tam@quốc là những câu chuyện trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung được “chuyển dịch” sang môi trường kinh doanh hiện đại. 


Thế chân vạc ba nước Hán, Thục, Ngô thời tam quốc biến thành ba loại hình công ty hiện đại: Một là công ty lớn, sẵn có thực lực hùng mạnh, được hưởng nhiều ưu đãi nhưng ẩn chứa nhiều bất ổn bên trong (công ty nhà nước Đông Hán của Tào Tháo); Hai là công ty dựa vào bản sắc riêng mà giữ vững thị phần, đợi thời cơ là khuếch trương (tập đoàn Đông Ngô của Tôn Quyền); Còn loại kia là công ty từ tay trắng mà nên (công ty Hoàng Tộc của Lưu Bị).

Bằng lối văn hài hước và vô cùng sống động, tác giả Thành Quân Ức đưa người đọc theo bước chân của Lưu Bị từ khi là cậu học trò nghèo cho tới khi làm tổng giám đốc, gặp được nhà tư vấn Gia Cát Lượng và lập nên tập đoàn Thục Hán, chia ba thị trường Trung Quốc. Trong quá trình đó, người đọc còn gặp Đổng Trác, Lã Bố trong vai các giám đốc giảo hoạt; Viên Thiệu lãnh đạo công ty tư nhân nhưng phong cách quản lý đặc sệt “hành chính bao cấp”; tổng giám đốc điều hành Tào Tháo quyền mưu đã biến cả một tổng công ty nhà nước thành của riêng… Trong kinh doanh “bước bước là mưu kế”, Tam@quốc cũng nêu ra vô vàn tình huống thường gặp cùng các phương án giải quyết.Ngoài cốt truyện hấp dẫn, phong cách hài hước độc đáo, cùng những kiến thức mới nhất về kinh tế và quản trị kinh doanh…, Tam@quốc còn hấp dẫn người đọc bởi những tình tiết sinh động, rất gần gũi thực tế. Có được điều này là nhờ kiến thức uyên thâm và vốn sống phong phú của tác giả. Thành Quân Ức hiện làm Phó bí thư Hiệp hội Nghiên cứu nhân lực Thái Á, từng tư vấn cho 500 công ty về tạo dựng thương hiệu, tuyển chọn nhân tài, sắp xếp lại tổ chức, hợp lý hóa kinh doanh, v.v…
Tam @ quốc

TAM QUỐC THỜI @
https://drive.google.com/file/d/1r6vrFTWgxngA2D1iMggR9q44LggYaytG/view?usp=sharing

Ý tưởng mới để thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại

THÀNH QUÂN ỨC
Nhất Cư dịch



CHƯƠNG 1
BẢY "CUA" SÁNG NGHIỆP

Cua 1: Vận mệnh là quả trứng chim ưng trong ổ gà
Cua 2: Tự cứu rồi trời cứu
Cua 3: Tâm huyết thu về hạnh phúc
Cua 4: Làm một người được yêu mến
Cua 5: Bí mật trong vỏ trứng
Cua 6: Dùng tất cả lực lượng
Cua 7: Không hoài nghi
Kết nhỏ

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 2
CÓ THỂ BÁN LƯỢC CHO SƯ KHÔNG?

1. Xin việc, sa bẫy Kỳ Diệu
2. Bán lược cho sư
3. Lã Bố bán 999 chiếc lược
4. Thiên cơ hé lộ
5. Ác giả ác báo

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 3
HỌC THUYẾT ĐÓNG ĐAI THÙNG

1. Luận "rò nước" của Lưu Bị
2. Năm việc xây dựng đội ngũ hiệu quả vượt bậc
3. Anh ta là thợ đóng đai thùng

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 4
QUẢN LÝ LÀ MỘT LOẠI GAME ĐIỀU KHIỂN

1. Luận chính – tà của Trần Đăng
2. Ba chiêu quan mới
3. Làm nên uy quyền
4. Điều khiển như thế nào?

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 5
CÁC LOẠI CÀ RỐT VÀ CÔNG DỤNG

1. Chuyện nhỏ và củ cà rốt
2. Có bao nhiêu nhu cầu, có bấy nhiêu cà rốt
3. Một số loại cà rốt không tốn tiền
4. Dùng trò chơi cà rốt để kích thích tinh thần công ty

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 6
GÀ MẸ MUỘN PHIỀN

1. Lã Bố xin việc
2. Gà mẹ muộn phiền
3. Vì sao Lưu Bang yếu mà thắng mạnh
4. Chín trở ngại trong giao quyền
5. "Cơn sốt" tin tức về Lã Bố
6. Lúc chìa cà rốt không được buông gậy
7. Bảy điều trọng yếu trong giao quyền

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 7
LÝ LUẬN MUA BÁN RAU CỦA LƯU BỊ

1. Cuối năm hoạ vô đơn chí
2. Lã Bố chết không nhắm được mắt
3. Sáu chiêu giả vờ chăm chỉ
4. Mặc cả rau chợ

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 8
TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN NHÂN TÀI

1. Cỏ lồng vực không thể thành lúa
2. Trò vui của Tào Tháo
3. Tính cách đặc trưng của anh hùng
4. Từ sự việc Lã Bố

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 9
TƯỚNG MẠO QUAN CÔNG

1. Nguồn gốc màu đỏ mặt Quan Công
2. Cuộc hẹn ở quán bar
3. Ba lý do Quan Vũ ra đi
4. BMW tặng anh hùng

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 10
BẢN GHI CHÉP VỀ QUẢN LÝ CỦA VIÊN THIỆU

1. Bản ghi chép về quản lý của Viên Thiệu
2. Định hướng công việc của giám đốc
3. Tính tất yếu của bồi dưỡng nhân viên
4. Không thể lấy mông Viên Thiệu làm phương hướng

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 11
TÌNH CÔNG SỞ CỦA TÀO PHI

1. Từ con nhà khuê các thành nhân viên văn phòng
2. Vừa gặp đã yêu, tin đồn lan rộng
3. Tình yêu có tội gì?
4. Người đẹp như hổ dữ
5. Vốn sinh cùng một gốc – Sao nỡ đốt thiêu nhau

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 12:
THỢ SĂN QUẢN LÝ ĐÀN CHÓ

1. Hận cũ thù mới của Tào Tháo
2. Một con chó muốn làm giám đốc
3. Thợ săn quản lý đàn chó
4. Năm bước phát triển của khoa học quản lý

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 13:

1.Bí quyết nụ cười
2. Năm điều tâm huyết về nghề nghiệp
3. Năm vũ khí tiếu ngạo thị trường việc làm
4. Năm phương thuốc chữa "bệnh chức nghiệp"
5. Năm lý do thống hận của phụ nữ đẹp trên thị trường việc làm
6. Không ngã trong thị trường việc làm, người đẹp ngất ngay tại hội trường

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 14
CẨM NANG KHIẾN THỜI GIAN TĂNG GIÁ TRỊ

1. Đem lòng yêu cô gái trẻ
2. So sánh ưu thế giữa trung niên và trai trẻ
3. Điều kiện để thời gian tăng nhanh giá trị
4. Chiến lược tăng nhanh giá trị thời gian
5. Thủ thuật quản lý khiến thời gian tăng nhanh giá trị
6. Bí mật trong xô sắt
7. Thực nghiệm thú vị
8. Mời quân sư vì cô gái

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 15
DŨNG KHÍ CỦA NHÀ QUẢN LÝ

1. Phụ nữ xấu như tách trà
2. Tình yêu trên hết
3. Dùng thuật lái xe quản lý ông chủ
4. Vì sao cần quản lý ông chủ?
5. Làm cấp dưới dũng cảm

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 16
LÀM CẤP DƯỚI DŨNG CẢM

1. Bài học vàng về dũng cảm
2. Làm cá nhân ưu tú
3. Làm nhân tài cốt hạc
4. Ứng xử với lãnh đạo thế nào?
5. Dũng cảm đương đầu với sai lầm của lãnh đạo
6. Niềm tin chức nghiệp
7. Tình yêu và sự nghiệp

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 17
TRẬN THẮNG KHUYẾN MẠI

1. Phòng phụ trách "xem xét chiến trường"
2. Người đẹp chờ xuất phát
3. Trận đầu Bác Vọng

CHƯƠNG 18
BINH PHÁP CÔNG TÂM

1. Đặc điểm khách hàng giống phụ nữ
2. "4C" và "4P"
3. Đánh vào 12 điểm tình cảm của khách hàng
4. Bảng trắc nghiệm tình cảm phụ nữ
5. Kinh doanh tiêu thụ là một kiểu "Săn người đẹp"

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 19
KIẾN DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ NGÁNG NGÃ VOI?

2. Kiến ngáng ngã voi, có thể được không?
3. Nhìn thấu lòng nàng, nhìn thấu lòng khách
4. Cố ý nũng nịu
4. Cự tuyệt tấm lòng son, chờ mong câu nói ngọt
5. Bạn có phải chàng trai ưu tú không?

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 20
ĐOÀN QUÂN ĐÁNH THUÊ TÌM LỐI THOÁT

1. Chúng ta là đoàn quân đánh thuê
2. Mười nguy cơ của kinh doanh tiêu thụ
3. Thượng, trung, hạ sách ứng phó với biến động thị trường
4. Binh pháp lạc đà biến khách thành chủ
5. Nước mắt bôi trơn

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 21
CHUYỆN KHỈ ĐUÔI DÀI, NGỰA VẰN VÀ SƯ TỬ

1. Người mù cõng người què
2. Email của Tào Tháo
3. Năm ảnh hưởng tiêu cực của công ty tiêu thụ
4. Câu chuyện khỉ đuôi dài, ngựa vằn và sư tử

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 22
QUẢN LÝ LÀ MỘT LOẠI HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA

1. Chiêu khích tướng của Gia Cát Lượng
3. Lửa thiêu màn hình, trận Xích Bích mới
4. Mượn gà mái đẻ, lập thế thương chiến Tam quốc

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 23
THUYẾT LÀM THẾ NÀO ĐỂ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

1. Gia Cát Lượng còn là nhà điều hành giỏi
2. Treo chuông lên cổ mèo
3. Làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ
4. Cơ hội phát triến mới
5. Tạo ra cơ chế mới làm khách hàng vừa ý
6. Sức ép trong công tác quản lý

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

Tam @ quốc download pdf

Tam @ quốc download txt

Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami

Rừng Na Uy (tiểu thuyết) Tác giả Haruki Murakami Rừng Na Uy (tiếng Nhật: ノルウェイの森, Noruwei no mori) là tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki, được xuất bản lần đầu năm 1987. 


Với thủ pháp dòng ý thức, cốt truyện diễn tiến trong dòng hồi tưởng của nhân vật chính là chàng sinh viên bình thường Watanabe Toru. Cậu ta đã trải qua nhiều cuộc tình chớp nhoáng với nhiều cô gái trẻ ưa tự do. Nhưng cậu ta cũng có những mối tình sâu nặng, điển hình là với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất của cậu, một cô gái không ổn định về cảm xúc, và với Midori, một cô gái thẳng thắn và hoạt bát. Các nhân vật trong truyện hầu hết là những con người cô đơn móc nối với nhau. Có những nhân vật đã phải tìm đến cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau đớn ấy.
Câu chuyện diễn ra với bối cảnh là nước Nhật những năm 1960, khi mà thanh niên Nhật Bản, như thanh niên nhiều nước khác đương thời, đấu tranh chống lại những định kiến tồn tại trong xã hội. Murakami miêu tả những sinh viên cải cách này như những những tên đạo đức giả và thiếu sự kiên định.
Tác phẩm này đã đưa Murakami lên thành một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật Bản.
Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami
Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami


Cuộc khủng hoảng của thế hệ trẻ Nhật Bản cuối thập kỷ 1960 trong Rừng Na-uy không phải chỉ là sự đớn đau của linh hồn và thân xác đang phải vượt ngưỡng ngây thơ, mà còn là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thời cuộc: phép lạ kinh tế của một đế quốc quân chủ thất trận đang khiến cho lòng tin mù quáng vào Thiên Hoàng bị thay thế bởi tín ngưỡng có tính toán vào sức mạnh của đồng tiền và những ước lệ xã hội kèm theo.
Đọc Rừng Na-uy rồi, tôi chắc bạn sẽ nghĩ nhiều về bản thân mình. Về người mình yêu. Về bạn bè. Về bố mẹ anh chị em trong nhà. Bạn sẽ nghĩ, và sẽ nhớ đến lời những nhân vật trong Rừng Na-uy, và thực sự cảm thấy sung sướng vì máu nóng đang chảy trong huyết quản bạn, vì bạn đang sống, vì tình yêu là có thực. Và bạn sẽ muốn chạy đến với người mình yêu mến nhất để nói rằng bạn hỡi, chúng ta hãy trung thực với nhau, cùng làm quen và chấp nhận những bất toàn của nhau, vì chỉ có vậy chúng ta mới có thể tìm thấy bình yên và hạnh phúc.

Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami .TXT


Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami .PDF


Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami .DOCX

6.5.08

Khác biệt giữa Sài gòn và Hà Nội

Khác biệt giữa Sài gòn và Hà Nội

Khác biệt giữa Sài gòn và Hà Nội
Cơn mưa

Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng

Ăn mặc

Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Restaurant
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy bác xe ôm mặc đồ Vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

Giao thông

Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ tùy ý

Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Con đường

Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm

Giầy vớ

Đàn ông Hà Nội đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn đi vớ mà không cần mang giày

Cà phê

Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn

Sài Gòn: Ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá + đá = 1 ly phê sữa đá, xong có 1 ấm trà to tướng... chan vào cafe uống, hết lại có thêm (kô cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

Trà đá

Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

Ăn sáng

Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào !
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!

Cảm ơn

Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô Receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Dạ vâng

Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!"
Ở Sài Gòn: Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"

Chào hỏi

Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"
Ở Sài Gòn: "Con dzìa dì ơi !"

Tỏ tình

Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao ?"
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ !"

Yêu

HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn

Giàu có

Bạn được coi là giàu có khi ...
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Giữ xe hàng quán

Hà nội: Trông hộ xe miễn phí
Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"

Phở

Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đen

Nhà sách

Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Chùa chiền

Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh

Chè

Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút

Cắt chanh

Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa

Nước canh rau muống

Hà Nội: Sấu, chanh
Sài Gòn: Me, chanh

SG: Chả giò
HN: Nem rán

HN có bún chả
SG có cơm tấm

Sài Gòn gọi là xí muội
Hà Nội gọi là ô mai

Về đồ ăn

Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn ngọt

Hà-nội: Vào quán, ngồi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi !
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Khen đồ ăn ngon

HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bò chét (khiếp thật)

Tán gái

Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Người yêu

Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã

Chất chơi và chất chiến

Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì never có
Sài gòn: Chạy xe 67 cũ mèm, áo phông quần sóc, nhưng hỏi tiền thì : Chú cần bao nhiêu anh đưa ???

Xe khách

Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) kô đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):

HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch

Hài

Người Hà-nội: nói dài dòng và khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!

Tiệm Internet

Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa

Hà-nội: rộng và sâu
Sài-gòn: nhỏ và ngắn

Chào hỏi

Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

Giục người bán hàng gói nhanh lên

SG: Dạ có liền
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!

Biển quảng cáo

Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người

Phát triển dự án

SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

Khi khách đến nhà

HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi

Bạn bè nói chuyện

2 người bạn nói chuyện với nhau :
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG: Eh, tao nói cho mày nghe cái này nè

Khi ai cho mình cái gì

HN: Vâng, quí hóa quá !
SG: Trời ơi, dữ hông, bày đặt màu mè quá !

Khen vật gì to

Hà Nội: To vật vã
Sài Gòn: Bự bành ki

Từ ngữ

HN : bắt nạt
SG : ăn hiếp

HN : mất điện, mất nước
SG : Cúp điện, cúp nước

Hà Nội: nỡm ạ
Sài Gòn: đồ quỷ sứ

Hà Nội: đèo em nhá
Sài Gòn: chở em nghe

Sài Gòn: hun
Hà Nội: hôn

Con gái

Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện

Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp

Về hoa quả

Hà nội gọi quả táo là quả táo,
Sài gòn gọi quả táo là trái bom

Hà nội gọi quả dứa là quả dứa
Sài gòn gọi quả dứa là trái thơm

Uống bia

Hà nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

Khách sạn

Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu

Sinh viên và cave

Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên

Hà Nội: Mời cơm ... ứ dám ăn
Sài Gòn: Mời cơm là ... phải ăn

Uống Cafe

Ở Sài gòn: uống cafê nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
Ở Hà nội: uống cafe khi đi chơi buổi tối trước khi ...đi ngủ

Nếu bạn gọi một ly nâu
Ở Sài gòn: bạn sẽ được mang cho một ly cà phê đen
Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa

1.5.08

Nói với con về Tổ Quốc

Nói với con về Tổ QuốcTừ blog của nhà báo tự do Xuân Bình

Hôm nay con là người trẻ tuổi nhất trong đoàn biểu tình phản đối TQ xâm lược Việt Nam. Lần đầu tiên con đi biểu tình. Lần đầu tiên bố muốn dạy con bài học về tình yêu Tổ Quốc.
Bố định sẽ viết “ Tổ Quốc” sau khi xem xong chương trình thời sự của VTV để nghe ngóng động thái chính thức từ phía chính phủ sau sự kiện này.

Vẫn biết là là vô vọng và đến cuối chương trình không hiểu sao bố đã thiếp đi (Con vẫn biết là bố chưa bao giờ đi ngủ sớm)... Hình như bên tai bố còn vẳng tiếng ông phó thủ tướng kêu gào đội mũ bảo hiểm để…bảo trọng?!

Thật hãi hùng trong giấc mơ bố nhìn thấy có hai Tổ Quốc. Một Tổ Quốc của bố con mình. Nơi có đảo Ngọc Vừng với lũ chim ruồi có mỏ nhọn và rất dài. Nơi có bầy cá nhiều màu bơi tung tăng dưới biển Ninh Vân.

Nói với con về Tổ QuốcTừ blog của nhà báo tự do Xuân Bình
Nơi chúng mình có những lần trượt cát vô cùng lý thú ở mũi Né. Nơi có Đà Lạt mây bay lẫn trong bờm ngựa…

Còn một Tổ Quốc khác của các chú công an, những người lạnh lùng nhìn những người đi biểu tình như tội phạm. Những người xua đẩy bố con mình ra khỏi vỉa hè 46 Hoàng Diệu, một con đường mang danh một người dân Việt đã tuẫn tiết khi đất nước bị nạn ngoại xâm. Chúng ta đã bị đẩy khỏi đường biên của tình yêu nước bằng những lời quát tháo, hích đẩy và cả những lời nói ngớ ngẩn. Một
chú mắt trợn ngược nói như quát: Chỉ có các ông các bà biết yêu nước? Yêu nước phải đúng pháp luật chứ!?

Bố tiếc cho thái độ ứng xử của những người ra lệnh và những người chỉ biết thừa lệnh. Để có uy quyền như cảnh sát Anh ( một nước dân chủ và giàu có) hay đàng hoàng như quân cảnh Nepal (một quốc gia đói nghèo, độc tài) cũng cần phải mất nhiều thời gian.

Nhưng mà thôi Phim ạ, chuyện đó nhỏ, chúng ta bỏ qua. Hôm nay bố muốn trao đổi với con về Tổ Quốc- Chiến Tranh và Thái độ của chúng ta.


Dân tộc Việt Nam


Bố không nhớ rõ ai đó đã từng ví dân tộc ta như nàng Kiều. Nay ngã vào tay Sở Khanh, mai không thoát Tú Bà, mốt thoảng qua chút danh giá Từ Hải… Một số kiếp trầm luân đầy ô nhục. Chúng ta từng chịu 1000 năm Bắc thuộc, hơn một trăm năm Pháp thuộc và hơn nửa thế kỷ bị Trung cộng, Nga Xô, Mỹ xâu xé. Thế hệ ông bà con từng cay đắng vì câu thơ: "Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa". Ôi sao có một thời người ta ngây thơ, hồn nhiên đến vậy.

Ít nhất thì cũng phải để cho những kẻ xâm lược hiểu rằng đi cướp đất không phải là việc thò tay vào túi quần đùi.

Thực lòng bố nhìn đất nước ta mấy chục năm qua thật giống như những quân cờ trong cuộc chơi của những đại bá mà thôi. Những quân cờ trong bàn cờ bố con mình vẫn chơi sau mỗi bữa ăn. Những quân cờ chẳng thể tự nó làm nên chiến thắng.

Chúng ta có Tổ Quốc. Chúng ta phải gìn giữ nó. Nhưng chúng ta đừng điên khùng hoằng dương thần chiến tranh. Nói như nhà thơ Nguyễn Duy, người thua trận đầu tiên luôn là người dân chúng ta. Huân chương ái quốc thì đỏ rực trên ngực những người… xa trận mạc, không bao giờ gần mũi tên hòn đạn. Máu ở đây còn hoa ở đâu?

Trên blog của mình chú Huy Đức có đưa ra bài học Thái Lan một dân tộc tự hào là không phải đương đầu những đế quốc to. Bố đã từng mua cho con những robot rất đẹp trên đường Rama 2, con đường mang tên ông vua mở đầu cho lịch sử của dân tộc Thái với những hòa ước Bồ, Hà, Anh. Lịch sử dân tộc Thái hôm nay được viết lên từ hòa bình.

Vậy bố viết những dòng chữ này có gì mâu thuẫn với việc đưa con đi biểu tình không? Câu trả lời là : Không!


Lúc này đây, dù ông Lê Dũng có nói chúng ta tụ tập, hoạt động chưa có phép thì chúng ta phải có tiếng nói, hành động của mình để có áp lực cho bản thân và cả cộng đồng cùng tìm kiếm những giải pháp tốt nhất trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Ít nhất thì cũng phải để cho những kẻ xâm lược hiểu rằng đi cướp đất không phải là việc thò tay vào túi quần đùi.

Biểu tình để làm gì?

Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền chắc sẽ cam go lâu dài và chẳng dễ dàng chút nào. Chúng ta đi biểu tình để ít nhất cũng “hiểu” và… “cảm thông” với những “khó khăn” trong nội bộ những người cầm quyền. Có nhóm thân Mỹ. Có người thân Trung cộng. Có những người trong số họ đang được chính Trung cộng bảo hiểm cho chiếc ghế quyền lực. Ở Bắc Hàn có người trong số họ còn cầm văn bản và đọc ê a câu: “Nhân dịp này tôi đề nghị chúng ta nâng cốc”.

Hàng trăm người đã tới tham gia biểu tình Có những người thật tươi tắn ở xứ Phù Tang khi khói hương chưa tan lạnh trên nấm mồ bao người xấu số ở cầu Cần Thơ. Có người còn lên truyền hình đổ vấy cho phương pháp tính toán sai về mức độ của tình trạng lạm phát …Những người này hạnh phúc thật.
Chắc vợ con họ chẳng bao giờ phải đi chợ với cái đầu đầy toan tính, với cái miệng leo lẻo mặc cả như mẹ của con. Chúng ta đi biểu tình cũng là để có cơ hội bộc lộ rõ mình hơn.


Bố dốt tiếng Anh. Trước khi viết khẩu hiệu bố đã cẩn thận gọi điện cho một chú giỏi tiếng Anh để biên tập lại. Vậy mà chúng ta đã viết gì? "Truong Sa- Hoang Sa of Viet Nam".


Khi hình ảnh của chúng ta được pốt lên không biết bao tờ báo và blog thì cũng là lúc bố cay đắng, nhục nhã khi đọc được một comment: đại diện cho trí thức VN là thế này sao? Chúng ta kém cỏi từ câu nói, từ chữ viết. Chúng ta thua ngay từ những phút khát khao chiến thắng nhất.

Vậy là bài học đầu tiên bố con mình phải học là tự nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận lại Tổ Quốc, nhìn nhận lại phép hành xử của kẻ yếu trong thời loạn lạc. Khi thiếu tri thức, nghèo tiền bạc chúng ta phải nhẫn nhục nhiều, nhiều năm để học cách chiến thắng thôi con ơi! Khi viết đến đây bố đọc được lời một số người kêu gọi chiến đấu hay loan tin họ đã đánh sập một vài trang web của Trung cộng.
Con có đồng tình không? Riêng bố thì không!


Đau thương và mất mát Bố nhớ lại những ngày đau thương năm 1979. Bao người dân đã gục ngã trước mũi súng kẻ thù. Ở hậu phương bọn học sinh như bố và tất cả mọi người cứ hát váng bài ca "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." Đài tiếng nói VN phát đi phát lại "Sức mạnh của người VN chúng ta" - bài xã luận đăng trên báo Nhân Dân của ông Hoàng Tùng.

Cần phải học cách để trở thành một dân tộc lớn. Lúc đó chúng ta sẽ tính sổ Tam Sa mà không phải đổ máu dân đen.


Bố không kìm được nước mắt khi nhớ lại bác Minh con đã khóc khi kể về những người đồng đội trong hải đoàn của bác đã chết thảm trước đại pháo của hải quân Trung cộng ở Trường Sa năm 1988. Kể từ đó đến nay, hải quân ta vẫn không đủ sức vượt qua hình ảnh của những tấm bia tập trận của hải quân Trung cộng.

Làm sao để họ không bắt nạt khi mình thua kém về mọi điều? Đã đánh phải thắng. Đánh để thua thì chỉ nướng dân chứ không phải là yêu nước. Con hãy tự nghĩ về việc cần làm của mình.

Bản thân bố sẽ tiếp tục đi Trung Quốc nhiều hơn để hiểu vì sao Trương Khiên mở đường sang Tây vực? Vì sao Trịnh Hòa vượt Ấn Độ Dương? Vì sao Lý Bạch viết thơ... say? Sáu năm qua bố đã đi từ Thượng Hải qua Cam Túc Đôn Hoàng, từ đáy bể tắm của hoàng hậu Trung Hoa tới đỉnh Everest, từ hạ nguồn
tới thượng nguồn Hoàng Hà hay nhiều điểm quan trọng của Vạn Lý Trường Thành...


Bố luôn tự hào là một trong những nhà báo có nhiều bài viết nhất về văn hóa Trung Quốc. Cần phải học cách để trở thành một dân tộc lớn. Lúc đó chúng ta sẽ tính sổ Tam Sa mà không phải đổ máu dân đen. Phải tìm mọi cách để dụ người Tàu vào một thế trận nào mà ở đó sức mạnh của người VN chúng ta là vượt trội!

Bài học ấy ông Lý Thường Kiệt vẫn để lại ở gần đền bà chúa Kho nơi gia đình mình hay đi lễ. Bài học ấy ông Trần Hưng Đạo còn cất dưới đám cỏ bên bờ sông Lục Đầu Giang nơi con vẫn hay vầy bùn mỗi lần bố con mình đi Kiếp Bạc. Bài học ấy ông Trần Khánh Dư vẫn để lộ trong những con sóng vỗ mạn tàu những lần bố con mình lang thang Vân Đồn...



À tí nữa thì quên, thứ bảy tuần trước chúng mình đạp xe một vòng quanh hồ Tây. Chúng mình đọc lại rất nhiều tư liệu lịch sử. Con có kế nào như Khổng Minh Không lấy hết đồng đen của Tàu đúc một cái chuông xong rồi lùa con trâu đại bá xuống đáy hồ Tây chơi một lần cho đã. Học xong bài đi rồi nghĩ kế nhá! Bố đợi!
À tí nữa thì quên, thứ bảy tuần trước chúng mình đạp xe một vòng quanh hồ Tây. Chúng mình đọc lại rất nhiều tư liệu lịch sử. Con có kế nào như Khổng Minh Không lấy hết đồng đen của Tàu đúc một cái chuông xong rồi lùa con trâu đại bá xuống đáy hồ Tây chơi một lần cho đã. Học xong bài đi rồi nghĩ kế nhá! Bố đợi!

9 "mẹo nhỏ" để chạy quyền chạy chức

9 "mẹo nhỏ" để chạy quyền chạy chức

Đã nhiều năm nay, chúng ta phải đau lòng thừa nhận với nhau rằng, hối lộ để chạy chức chạy quyền đã trở thành quốc nạn ở Việt Nam. Mới đây, ông Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình đã cho tài xế mang vào phòng họp 100 triệu đồng và cho biết đây là khoản "chạy chức" của cấp dưới, tuy nhiên, không tiết lộ danh tính người đưa tiền. Và ông Võ Thanh Bình cũng cho biết nếu trong thời gian đó mà ông nhận tiền của cấp dưới thì ông đã nhận ít nhất là một tỷ đồng.
chạy quyền chạy chức

Có bao nhiêu phần trăm người được đề bạt không chạy hối lộ cho cấp trên của mình? Tôi không dám công bố con số mà tôi ước đoán. Nhưng nếu sự thật được công bố thì chắc chắn là một con số kinh hoàng. Tất cả những người được đề bạt ở Việt Nam hãy tự hỏi mình có phải là người hoàn toàn trong sạch không? Tất nhiên, có người sẽ trả lời tôi hoàn toàn trong sạch. Tôi không hối lộ. Tôi chỉ cám ơn cấp trên đã giúp đỡ tôi mà thôi hoặc tôi đối với sếp là tình nghĩa con người thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Phải biết ơn người đã giúp mình chứ. 
Có rất nhiều cách hối lộ tạo lý do cho người hối lộ và người nhận hối lộ không phải “thẹn thùng” và không vi phạm luật pháp. Nếu bạn muốn chạy quyền, chạy chức, tôi xin mách bạn một số mẹo. Thực ra không phải sách lược do tôi nghĩ ra mà tôi chỉ là người tổng hợp những cách mà người Việt Nam chúng ta đã, đang và tiếp tục dùng mà thôi. Dưới đây là 9 "mẹo" (hay còn gọi là "cách") hối lộ cơ bản để chạy quyền chạy chức ở Việt Nam. Bạn cứ học thuộc lòng 9 cách dưới đây và cứ thế… cứ thế… mà làm, không phải dày vò làm gì. Hiệu quả của những cách này sẽ làm bạn rất ngạc nhiên cho dù bạn không hề là người có tài.

Cách 1: Hãy tạo ra lý do hợp lý để cấp trên có thể nhận một khoản tiền từ một công trình hay một đề án nào đó mà cấp trên thừa biết đó là tiền hối lộ của cấp dưới.

Ví dụ một trong hàng trăm cách đơn giản là hóa giá nhà cho cấp trên. Sau đó cấp trên có thể bán ngôi nhà đó đi để mua một ngôi nhà khác cho tiện lợi việc đi làm hoặc sửa sang một chút rồi cho người nước ngoài thuê. Bạn biết lương cấp trên quá khiêm tốn, làm sao đủ chi tiêu điện nước, chợ búa hàng ngày và con cái học hành. Tiền chênh lệch giữa nhà hóa giá và thị trường cũng không nhiều lắm đâu. Nó chỉ khoảng dăm, bảy tỷ đồng thôi.
Cách này gọi là Lọt sàng xuống nia. 

Cách 2: Hãy lợi dụng cơ hội tự nhiên như cha mẹ cấp trên đau ốm hay từ trần. Bạn cầm phong bì đến thăm là vừa tạo ra sự xúc động cho cấp trên và vừa đưa được khoản tiền hối lộ một cách rất tình cảm. Việc thăm nom người đau ốm hay phúng viếng người mất là một phong tục đẹp. Cứ thế mà làm. Ngượng ngùng gì đâu.

Bạn có tin là có người thăm bố cấp trên nằm viện với phong bì là 10.000 USD không ? 
Cách này gọi là Kính lão đắc quyền chức.

Cách 3: Hãy lợi dụng cơ hội phu nhân của cấp trên đau ốm hoặc đi du lịch trong và ngoài nước để tặng phong bì. 

Ví dụ bạn mua vé hai chiều cho phu nhân cấp trên (có thể cả con gái hay con trai cấp trên đi cùng) rồi đưa thêm một phong bì nhỏ từ 5000 đến 7000 USD để phu nhân cấp trên mua quà và dặn thêm: Chị nhớ mua quà cho em đấy nhé. Bạn sẽ có quà như chai rượu, cây thuốc không dán tem, thuốc bổ dương hoặc một áo sơ mi hàng hiệu.
Cách này gọi là Mua quà cho em.

Cách 4: Hãy lợi dụng những cơ hội liên quan đến con của cấp trên như đỗ đại học, đi du học nước ngoài hay lập gia đình riêng. 

Việc này quá dễ với bạn. Bạn chỉ cần tặng cho cháu một học bổng trong 3 năm học ở Mỹ, London, Thụy Sĩ, Hà Lan… Vì đó là những nước cấp trên muốn con mình đến học. 
Con cấp trên đỗ đại học bạn có thể tặng một xe máy Vespa khoảng 100 triệu đồng hay có điều kiện thì tặng một xe hơi cho cháu đi học đỡ mưa nắng, bụi bặm. Việc động viên con cháu học hành là việc đáng làm của toàn dân. Bạn thấy có hợp lý không? Quá hợp lý.
Cách này gọi là Sữa để em thơ… 

Cách 5: Hãy lợi dụng cơ hội khi cấp trên đi công tác nước ngoài. Nếu bạn có quyền ở cơ quan mình thì bạn quyết định chi tiền làm việc và tiếp khách ở nước ngoài cho cấp trên.

Lưu ý là tiền chi như thế cho cấp trên phải dựa vào hoàn cảnh của cơ quan. Cơ quan nghèo thì khoảng dăm ngàn đô, giàu thì mươi mười lăm ngàn đô. Đồng thời bạn đưa phong bì của riêng của bạn cho sếp. Cũng không cần nhiều. Chỉ nên từ 5.000 đến 10.000 USD và phải dặn dò sếp kỹ lưỡng một chút: Giá cả nước ngoài đắt đỏ lắm, anh cầm thêm vài đồng để uống cốc bia hơi cho đỡ khát và phòng bị khó khăn lúc xa nhà.
Cách này gọi là Lương khô đường dài. 

Cách 6: Hãy lợi dụng tục mừng tuổi năm mới, một phong tục đẹp của dân tộc. Một phong bì có thiếp chúc mừng năm mới kèm theo năm, mười, mười lăm hay hai mươi ngàn đô… ( nghĩa là tùy vào sự quan tâm của bạn đối với sếp và tùy vào hoàn cảnh của bạn). Bạn yên tâm là sếp không từ chối đâu. Vì chưa ai từ chối tiền mừng tuổi bao giờ. Nghã là không ai từ chối một phong tục đẹp của người Việt Nam ta.

Cách này gọi là Phong tục nước Nam. 

Cách 7: Cách này có vẻ “trắng trợn” hơn. Đó là cách mà bạn đến chơi nhờ sếp một việc gì đó rồi cứ nhét vào túi sếp một phong bì đô la và nói: anh cầm uống chai bia. Nhưng bạn cẩn thận kẻo vợ sếp mắng cho ấy chứ. Bà ấy sẽ lừ mắt nhìn bạn và bảo: Chú chỉ làm hư anh chú thôi. Nhưng cách này chưa ai áp dụng mà bị từ chối thẳng thừng cả đâu. Cứ yên tâm mà thực hiện nhé. 

Cách này gọi là Làm hư sếp. 

Cách 8: Hãy lợi dụng tính thương người của phụ nữ. Mà cụ thể đây là vợ sếp. Bạn trình bày nguyện vọng của mình với vợ sếp. Chị ấy sẽ rất thương bạn và hết lòng ủng hộ bạn. Hơn nữa, sếp của bạn là người rất tôn trọng phụ nữ mà cụ thể là vợ mình. 

Bạn cứ đưa phong bì và nói: Chị cầm mà thêm rau muối. Vợ sếp sẽ vô cùng xúc động và có thể ứa nước mắt. Rất nhiều người áp dụng cách này và thành công mỹ mãn. 
Hãy chú ý đến tính thương người của phụ nữ.
Cách này gọi là Lòng dạ đàn bà. 

Cách 9: Cách này không dùng tiền mặt mà chỉ dùng hiện vật. Nhỏ thì xe máy, xe hơi/ Lớn thì đất cát, cơ ngơi cửa nhà. 

Cách này trong tiếng Anh gọi là No cash but money (tạm dịch Không tiền mặt nhưng vẫn là tiền). 
Tôi không dám trao túi gấm chứa ba mẹo cao cho bạn lúc gặp “nan nguy” như Khổng Minh trao cho các tướng lĩnh của mình. Tôi chỉ trao cho bạn 9 "mẹo vặt" mà hầu như ai cũng biết và ghé tai dặn: Cứ thế…cứ thế…mà làm!
Nếu bạn biết dùng những mẹo trên thì việc cá nhân của bạn ắt xong còn việc công ắt bại.