Search

17.3.13

năm điều hối tiếc cuối cuộc đời

Phanblogs
Một nữ y tá người Úc tên Bronnie Ware đã có nhiều năm chuyên chăm sóc người bệnh ở thời kỳ 12 tuần cuối của cuộc đời họ. Qua đó cô đã có cơ hội ghi lại những điều mà người bệnh còn hối tiếc trước khi nhắm mắt. Cô nhận ra rằng khi người sắp qua đời được hỏi có điều gì trong cuộc đời mà họ hối hận vì đã không làm khác đi, đã có một số câu trả lời rất phổ biến trong tâm lý chung của con người ở giai đoạn này mà cô có thể tổng kết lại thành năm điều và viết thành cuốn sách cùng tên: “5 điều hối tiếc nhấ lúc sắp lìa trần”. Đã không có câu trả lời nào đề cập đến sự ham muốn về tình dục hay những cú nhảy bungee mạo hiểm.

Dưới đây là năm điều hối tiếc phổ biến nhất của những người sắp chết, mà Ware đã ghi lại:

1. Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi.

“Đây là niềm hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa”.

2. Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực.

“Điều hối tiếc này này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc”.

3. Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình.

“Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những người xung quanh. Kết quả là, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và oán giận mà họ đã phải ôm trong người”.

4. Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi.

“Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra những lợi ích đầy đủ của những người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng của cuộc đời, và không phải lúc nào cũng có thể tìm lại được bạn bè. Nhiều người đã bị kẹt trong cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối”.

5. Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.

“Đây là một niềm hối hận phổ biến đến mức ngạc nhiên. Nhiều người cho đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là “sự dễ chịu” của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự khờ dại”.

phan:Người ta thường phải ân hận vì những việc mình đã không làm hơn là những việc mình đã làm. Những thứ đã cố hết sức để làm thì dù kết quả thế nào đi nữa cũng chẳng có gì đáng hối tiếc.

4.3.13

Chuyện ở nông trại TRẠI SÚC VẬT (ANIMAL FARM) TÁC GIẢ GEORGE ORWELL

TRẠI SÚC VẬT (ANIMAL FARM) TÁC GIẢ GEORGE ORWELL
xuất bản lần đầu tiên ở Anh vào ngày 17 tháng 8 năm 1945. Cuốn sách kể về một nhóm động vật trang trại nổi loạn chống lại người chủ của chúng, hy vọng tạo ra một xã hội nơi động vật có thể bình đẳng, tự do và hạnh phúc. Cuối cùng, cuộc nổi loạn bị phản bội, và trang trại kết thúc trong tình trạng tồi tệ như trước đây, dưới chế độ độc tài của một con lợn tên Napoleon.

Theo Orwell, câu chuyện ngụ ngôn phản ánh các sự kiện dẫn đến Cách mạng Nga năm 1917 và sau đó là vào thời kỳ Stalin của Liên Xô. Orwell, một nhà xã hội dân chủ, là một người chỉ trích Joseph Stalin và thù địch với chủ nghĩa Stalin do Moskva chỉ đạo, một thái độ được định hình chủ yếu từ những kinh nghiệm của ông trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.
Liên Xô thời gian đó đã trở thành một chế độ độc tài tàn bạo được xây dựng dựa trên sự sùng bái cá nhân và được một triều đại khủng bố nắm quyền. Trong một bức thư gửi Yvonne Davet, Orwell đã mô tả Trại súc vật như một câu chuyện châm biếm chống lại Stalin ("un conte satirique contre Staline"), và trong bài tiểu luận" Tại sao tôi viết "(1946), Orwell đã viết rằng Animal Farm là cuốn sách đầu tiên mà ông cố gắng, với ý thức đầy đủ về những gì ông đang làm," để hợp nhất mục đích chính trị và mục đích nghệ thuật với nhau". 
Tiêu đề ban đầu là Animal Farm: A Fairy Story, nhưng các nhà xuất bản Hoa Kỳ đã bỏ phụ đề khi nó được xuất bản vào năm 1946, và chỉ một trong những bản dịch trong suốt cuộc đời của Orwell giữ nó. Các biến thể tiêu đề khác bao gồm phụ đề như "A Satire" và "A Satire đương đại". Orwell đề xuất tiêu đề Union des républiques socialistes animales đối với bản dịch tiếng Pháp, viết tắt là URSA, từ tiếng Latin có nghĩa là "gấu", một biểu tượng của nước Nga. Nó cũng chơi chữ theo tên tiếng Pháp của Liên Xô, Union des républiques socialistes soviétiques. 
Orwell đã viết cuốn sách trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 1943 đến tháng 2 năm 1944, khi Vương quốc Anh đang ở trong liên minh thời chiến với Liên Xô chống lại Đức Quốc xã, và giới trí thức Anh lúc đó rất tôn trọng Stalin, một hiện tượng mà Orwell không thích.
Bản thảo ban đầu đã bị một số nhà xuất bản của Anh và Mỹ từ chối, bao gồm một trong những bản của Orwell, Victor Gollancz, đã trì hoãn việc xuất bản. Nó trở thành một thành công thương mại lớn khi nó xuất hiện một phần vì các mối quan hệ quốc tế đã được thay đổi khi liên minh thời chiến giữa hai nước nhường chỗ cho Chiến tranh Lạnh. 
Sau hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng Telugu, tiếng Ba Tư, tiếng Iceland và tiếng Ukraina và thường xuyên được tái bản. Tạp chí Time đã chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005); nó cũng đứng ở vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Nó cũng giành một Giải Hugo quá khứ năm 1996 và cũng có mặt trong Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.



Bảy Điều Qui Định:
1.Bất cứ loài nào đi trên hai chân đều là kẻ thù
2.Bất cứ loài nào đi bằng bốn chân, hay có cánh đều là bạn
3.Không một con thú nào mặc áo, mặc quần
4.Không một con thú nào được ngủ trên giường
5.Không một con thú nào được uống rượu
6.Không một con thú nào được giết một con thú khác
7.Tất cả các con thú đều bình đẳng


Phanblogs
Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác
Thủ lĩnh (Old Major), chú lợn đực già tại Trại Manor (hay "Willingdon Đẹp đẽ" như nó tự gọi mỗi khi xuất hiện) kêu gọi các loài vật khác trong Trại tới một cuộc họp, tại đó nó so sánh con người với những kẻ ăn bám và dạy các con vật một bài hát cách mạng, "Beasts of England" (Những con quái vật của nước Anh).

Khi Thủ lĩnh chết ba ngày sau đó, hai con lợn trẻ, Snowball và Napoleon, nắm quyền chỉ huy và biến giấc mơ của Thủ lĩnh thành một triết lý đầy đủ. Các con vật nổi dậy và đuổi Ông Jones khỏi trang trại, đổi tên nó là "Trại súc vật."

Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật được viết trên tường của một nhà kho để tất cả mọi con vật có thể đọc được. Điều thứ 7 là quan trọng nhất, "Mọi con vật đều bình đẳng." Tất cả các con vật đều phải làm việc, nhưng chú ngựa thồ, Boxer, làm việc nhiều hơn những con khác và nhận câu châm ngôn — "Tôi sẽ làm việc nhiều hơn nữa."

Chú lợn Snowball tìm cách dạy các con thú khác đọc và viết (dù ít con muốn học đọc và viết cẩn thận); thức ăn thừa mứa; và trang trại hoạt động êm thấm. Những con lợn tự nâng cấp chúng lên các vị trí lãnh đạo, thể hiện sự ưu tú của mình bằng các đặt bên cạnh các loại thức ăn đặc biệt phục vụ cho sức khoẻ cá nhân của chúng. Trong lúc đó, Napoleon lấy những chú chó con từ các con chó trong trang trại và tự mình huấn luyện chúng. Khi Ông Jones tìm các lấy lại trang trại, các con vật đánh bại ông trong cái chúng gọi là "Trận Cowshed." Napoleon và Snowball bắt đầu một cuộc cạnh tranh quyền lãnh đạo. Khi Snowball tuyên bố ý tưởng về một cối xay gió, Napoleon nhanh chóng phản đối nó. Snowball thực hiện một bài phát biểu nồng nhiệt để ủng hộ cối xay gió, trong khi đó Napoleon triệu tập chín con chó của mình, và chúng đã đuổi Snowball đi. Với sự vắng mặt của Snowball, Napoleon tuyên bố mình là lãnh đạo và thực hiện những thay đổi. Những cuộc hội họp sẽ không còn được tổ chức nữa và thay vào đó là một uỷ ban của những con lợn sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra với trang trại; vì thế tạo ra một thứ giống với một tầng lớp cai trị tư sản.

Napoleon, dùng một chú lợn trẻ tên là Squealer làm người phát ngôn của mình, thông báo rằng Snowball đã ăn cắp ý tưởng về cối xay gió của Napoleon. Nhân vật Squealer trong trường hợp này có thể coi là một sự ám chỉ tới một nhân vật thêu dệt (spin doctor) chính trị. Các con vật làm việc nhiều hơn với lời hứa hẹn về một cuộc sống dễ dàng hơn với chiếc cối xay gió. Sau một cơn bão mạnh, các con vật thấy thành quả lao động của chúng đã biến mất. Napoleon và Squealer sau đó tìm cách thuyết phục các con vật rằng Snowball là người đã phá huỷ cối xay gió, dù theo những lời bàn luận miệt thị từ các trang trại xung quanh thực tế cối xay gió bị phá huỷ bởi những bức tường được xây quá mỏng. Khi Snowball trở thành kẻ giơ đầu chịu báng, Napoleon bắt đầu thanh trừng trang trại, giết nhiều con vật mà nó buộc tội là đi lại với Snowball. Trong lúc ấy, Boxer được dạy châm ngôn thứ hai: "Napoleon luôn luôn đúng."

Napoleon lạm dụng quyền lực, vì thế cuộc sống trở nên khó khăn hơn cho các con vật; những con lợn áp đặt thêm nhiều biện pháp kiểm soát trong khi vẫn giữ các ưu tiên cho chúng. Những con lợn viết lại lịch sử để kể tội Snowball và vinh danh Napoleon, ví dụ bằng cách nói rằng Snowball đã chiến đấu cho loài người trong Trận Cowshed, và rằng Napoleon đã đánh Snowball, trong khi trên thực tế Snowball bị trúng một viên đạn từ khẩu súng của Jones. Squealer sửa chữa mọi tuyên bố do Napoleon đưa ra, thậm chí cả sự thay đổi Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật của những con lợn. "Không con thú nào được uống rượu" nhanh chóng được đổi thành "Không con thú nào được uống rượu quá mức" khi những con lợn phát hiện ra nơi cất giấu rượu whiskey. Bài hát "Beasts of England" cũng bị cấm vì lý do nó không thích hợp, bởi theo Napoleon giấc mơ của Trại súc vật đã trở thành hiện thực. Nó được thay thế bằng một bài hát ca ngợi Napoleon, và nó có vẻ đã chấp nhận cách sống của một con người. Các con vật, dù lạnh, đói khát và phải làm việc quá sức, vẫn tin tưởng theo tuyên truyền tâm lý rằng chúng vẫn đang sống tốt đẹp hơn so với cuộc sống trước kia với Ông Jones, người chủ Trang trại Manor. Squealer lợi dụng trí nhớ kém của các con vật và sáng tác ra các con số để thể hiện sự cải thiện của chúng.

Mr. Frederick, một trong hai trại chủ láng giềng, đã lừa Napoleon bằng cách mua gỗ xẻ bằng tiền giả, và sau đó tấn công trang trại, dùng thuốc súng để phá huỷ chiếc cối xay gió mới được làm lại. Dù những con vật của Trại súc vật cuối cùng đã giành chiến thắng, chúng phải trả một giá đắt, bởi nhiều con thú, kể cả Boxer, đã bị thương. Squealer biến mất một cách bí ẩn khỏi trận đánh. Boxer tiếp tục làm việc nhiều và nhiều hơn, cho tới khi cuối cùng nó lăn ra khi đang làm việc ở cối xay gió. Napoleon điều một chiếc xe bán tải tới chở Boxer tới bác sĩ thú y, giải thích cho những con vật đang lo lắng rằng Boxer sẽ được chăm sóc tốt ở đó. Tuy nhiên, Benjamin đã lưu ý khi Boxer được tống lên xe rằng thực tế chiếc xe thuộc về "Alfred Simmonds, Kẻ giết Ngựa và Nấu Hồ", và cố gắng lên tiếng phản đối, nhưng những nỗ lực tuyệt vọng của các con thú không mang lại kết quả. Squealer nhanh chóng thông báo rằng chiếc xe đã được bệnh viện mua lại và giấy của người sở hữu trước vẫn chưa được viết lại. Nó kể lại một câu truyện cổ tích kịch tính và đầy nước mắt về cái chết của Boxer trong tay những bác sĩ giỏi nhất. Trên thực tế, những con lợn đã gửi Boxer tới chỗ chết để đổi lấy tiền mua thêm whiskey. Và vì thế chúng nhanh chóng say mèm.

Nhiều năm trôi qua, và những con lợn học đi thẳng, mang theo roi da, và mặc quần áo. Bảy điều răn được giảm xuống còn một câu duy nhất: "Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác." Napoleon tổ chức một bữa tiệc cho những con lợn và người ở trong vùng (trong Trại Foxwood bên cạnh, của Ông Pilkington), người đã chúc mừng Napoleon vì có những con vật làm việc nhiều nhất nước với lương thực ít nhất. Napoleon thông báo liên minh của mình với loài người, chống lại các tầng lớp lao động của cả hai "thế giới". Sau đó nó xoá bỏ các hành động và truyền thống liên quan tới Cách mạng, và đổi lại tên trang trại thành "Trại Manor".

Các con vật, nghe được về việc đó, nhận ra khuôn mặt của những con lợn cầm quyền đã bắt đầu thay đổi. Trong một ván poker, một cuộc tranh cãi nổ ra giữa Napoleon và Ông Pilkington khi cả hai đều chơi quân bài Át Bích, và các con vật nhận ra rằng những bộ mặt của những con lợn khi đó hầu như đã giống với mặt người và rằng không ai có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng.

Chuyện ở nông trại - Full - George Orwell .pdf


https://drive.google.com/file/d/0B0hPR4sOzdAOOTZUMHI2VkprMjQ/view?usp=sharing&resourcekey=0-nMbbq2tcoDTb5pWIQJEU-A

Chuyện ở nông trại - Full - George Orwell .doc

https://docs.google.com/document/d/0B0hPR4sOzdAOOHJVY1VQbndrYU0/edit?usp=sharing&ouid=104167641700529659665&resourcekey=0-ZW8X2jqjsyZMNz-DMiImsQ&rtpof=true&sd=true