Search

20.9.15

Sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại

Phanblogs

Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh.
Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Carol Dweck tại Đại học Stanford, người đã dành nhiều năm nghiên cứu mối liên hệ giữa thái độ và hiệu quả công việc. Trong nghiên cứu lần này, bà đã đưa ra kết luận rằng thái độ làm việc có thể được dùng để dự đoán sự thành công, chứ không không phải là chỉ số IQ.

Cụ thể, giáo sư Dweck phát hiện rằng thái độ của con người thuộc một trong 2 trạng thái cốt lõi: nhận thức cố định (fixed mindset) và nhận thức phát triển (growth mind). Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp.

Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới.

Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin. Điều đó chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức. Những người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự thất bại.

Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại. Vậy người có nhận thức phát triển nghĩ gì về sự thất bại?, Bà cho biết: “Sự thất bại là một dữ liệu, chúng ta đặt tên nó là thất bại và nhưng hơn nữa, nó còn nói với chúng ta rằng “cách làm này không được và tôi là người giải quyết vấn đề, do đó tôi sẽ cố gắng làm một cái gì đó khác hơn."

Làm thế nào để có nhận thức phát triển?

Tuy nhiên, bất kể rằng bạn thuộc nhóm người nào thì bạn vẫn có thể thay đổi và hình thành nhận thức phát triển. Bên dưới đây là một số cách sẽ giúp điều chỉnh suy nghĩ của các bạn theo chiều hướng tốt:

Đừng tỏ ra bất lực
Tất cả chúng ta đều có những lúc cảm thấy bất lực nhưng vấn đề là làm thế nào đối mặt với cảm giác đó. Chúng ta có thể học học từ nó, vượt lên nó hoặc để cho nó kéo chúng ta lại phía sau. Rất nhiều người đã vượt qua được sự bất lực để gặt hái được thành công: Walt Disney đã từng bị đuổi việc vì thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng, Henry Ford đã phá sản 2 công ty xe trước khi có được hãng Ford danh tiếng,… Nếu những người này có nhận thức cố định, họ sẽ từ bỏ hy vọng khi gặp khó khăn nhưng nếu họ thuộc nhóm còn lại, họ chẳng những không cảm thấy bất lực mà còn sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn để lật ngược tình thế.

Không ngừng theo đuổi đam mê
Warren Buffet: Xác định đam mê thật sự của bạn và không ngừng theo đuổi nó​

Những người thành công luôn theo đuổi đam mê của họ. Đối với bạn, đó luôn là những người có sẵn tài năng hơn bạn. Vậy những gì bạn thiếu là tài năng và bạn có thể có điều đó bằng đam mê. Những người thành công luôn biết cách không nhừng theo đuổi đam mê của họ. Warren Buffet khuyên chúng ta nên xác định niềm đam mê thật sự bằng nguyên lý 5/25: viết ra giấy 25 điều mà bạn quan tâm nhất, sau đó gạch bỏ 20 thứ, 5 thứ còn lại chính là đam mê thật sự của bạn còn những thứ khác chỉ làm bạn mất tập trung.

Hãy hành động, đừng đợi chờ
Không phải những người có nhận thức phát triển vượt qua được nỗi sợ hãi vì họ dũng cảm hơn chúng ta. Đơn giản chỉ là họ biết rằng sự sợ hãi và lo âu sẽ làm tê liệt cảm xúc và cách tốt nhất để khắc phục tình trạng đó là hành động. Những người với nhận thức phát triển sẽ thành công và những người thành công thì không chờ đợi. Tại sao phải chờ đợi? Hãy hành động để biến tất cả những lo lắng và mối quan tâm của bạn về sự thất bại thành nguồn năng lượng tích cực, tập trung.

Không được dừng lại
Lý Tiểu Long: "Một người đàn ông phải luôn vượt qua giới hạn của bản thân."​

Những người thành công luôn thực hiện điều này ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất. Họ luôn thúc đẩy bản thân tiến xa hơn. Chuyện kể rằng Lý Tiểu Long bắt cùng với các đồ đệ chạy với ông mỗi ngày 3 dặm. Ngày nọ, sau khi chạy xong 3 dặm, ông bắt họ chạy thêm 2 dặm nữa. Các đồ đệ đã mệt và nói rằng “Chạy 2 dặm nữa chắc chết.” Ông trả lời:

“Hãy tiếp tục. Từ bỏ và bạn cũng có thể chết. Nếu bạn luôn đặt ra một giới hạn những gì mình làm được, về vật lý hay bất cứ thứ gì khác, thì bạn cứ dậm chân tại chỗ đối với tất cả mọi điều suốt cuộc đời bạn. Giới hạn đó sẽ lây lan vào công việc, vào đạo đức và toàn bộ cuộc đời bạn. Không hề có giới hạn, có những ngọn núi và bạn không được dừng lại mà phải vượt qua nó. Nếu nó có thể giết chết bạn, nó sẽ làm. Một người đàn ông phải liên tục vượt lên chính bản thân mình."

Dự đoán kết quả tích cực
Những người có nhận thức phát triển biết được luôn biết được họ sẽ thất bại nhưng họ không bao giờ đưa chúng vào danh sách kết quả. Hãy kỳ vọng những kết quả giúp tạo động lực và cảm xúc cho bạn giành chiến thắng. Cuối cùng, nếu bạn không nghĩ bạn sẽ thành công thì điều đó làm sao xảy ra được?

Hãy linh động
Mỗi người đều đối mặt với các nghịch cảnh xảy đến bất ngờ. Những người thành công, có nhận thức phát triển luôn biết cách tự định hướng để cải thiện vấn đề, lật ngược tình thế mà họ đang đối mặt. Khi một thách thức bất ngờ ập đến một người thành công, họ sẽ linh hoạt cho tới khi giành lấy thành quả.

Đừng phàn nàn khi mọi thứ không như mong muốn
Than là một dấu hiệu của nhận thức cố định. Một người có nhận thức phát triển luôn tìm kiếm cơ hội trong tất cả mọi thứ và do đó, không có chỗ cho sự phàn nàn.

Hãy áp dụng vào những điều nhỏ nhất trong cuộc sống
Bằng cách áp dụng những điều trên để xử lý những điều dù là nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tự hoàn thiện bản thân mình để thành công.
nguồn : https://tinhte.vn/threads/nghien-cuu-thai-do-lam-viec-moi-la-yeu-to-dan-toi-thanh-cong-chu-khong-phai-su-thong-minh.2508344/


16.9.15

Sự vô minh- lạy Mẹ con đi

Phanblogs Câu chuyện của Kisa GotamiĐây là một câu chuyện nổi tiếng và có thật mà tất cả những người Phật tử đều biết đến. Kisa Gotami là một phụ nữ trẻ có một đứa con trai chưa đến 7 tuổi đã chết. Một điều rất tự nhiên, nàng đã thương tiếc và quyến luyến con của mình trong một tâm trạng sầu khổ cùng cực. Nàng bế đứa con đã chết đi khắp làng và cầu xin mọi người hãy làm cho nó sống lại. Cuối cùng, Gotami đã tìm đến với Đức Phật. Lúc đó, Đức Phật biết rằng Gotami là một người đang bị quẫn trí và chắc chắn nàng sẽ không bao giờ chịu lắng nghe những lời giải thích trí tuệ của Ngài về bản chất của cái chết. Thay vào đó, Đức Phật đã mong muốn rằng, chính bản thân nàng cần phải nhận thức được sự thật này. Vì vậy, Đức Phật đã nói là Ngài sẽ giúp cho Gotami cứu sống đứa con của nàng nếu như nàng có thể mang về cho Ngài một nắm hạt cải trắng ( tức những hạt mù tạt – mustard seeds- ND ) từ nhà của một người nào đó chưa từng bị mất đi người thân yêu của mình.
Kisa Gotami đã đi từ ngôi nhà này sang ngôi nhà khác và mọi người đều hoan hỷ trao cho nàng những hạt cải trắng. Tuy nhiên, những người đó cũng đã nói với Kisa Gotami rằng, tất cả họ tối thiểu cũng đều trải nghiệm qua cái chết của một người thân đã từng sống với mình. Khi ngày sắp sửa trôi qua, Kisa Gotami đã trở nên thấm mệt, nổi sầu khổ cùng cực của nàng phần nào cũng đã dịu bớt đi. Bây giờ tâm trí của Gotami đã có thể hiểu được rằng, cái chết là một hiện tượng tất yếu trước sau gì cũng phải xảy đến đối với bất cứ một người nào đã sanh ra trong cuộc sống này. Con trai của nàng đã được sanh ra và đã chết đi, đây là một điều rất tự nhiên. Thậm chí, nếu Đức Phật có làm cho con trai của Gotami sống lại thì cuối cùng rồi nó cũng phải chết theo một cách nào đó.
Khi đã nhận thức được như vậy, Gotami bắt đầu hiểu rằng sự hiện hữu của con người chẳng có một ý nghĩa nào cả. Sau đó, nàng đã mai táng đứa con trai của mình rồi quay lại tìm Đức Phật. Sau đó, Gotami đã trở thành một Tỳ-kheo Ni. Tiếp đến, nàng đã nhanh chóng nhận thức được niềm hạnh phúc cùng tột. Chính cái chết của con trai mình đã làm cho Kisa Gotami nhận thức được niềm hạnh phúc này. Nàng đã nhận thức được rằng, cái chết vẫn luôn song hành với sự sống và xảy đến rất nhanh liền sau sự sống. Vì vậy, giống như người đao phủ, cái chết luôn luôn cố tìm cho được cơ hội để tự thể hiện nó.
PatacaraCâu chuyện của mệnh phụ phu nhân này cũng nói về cái chết tương tự như câu chuyện trước. Tuy nhiên, nó khác ở chỗ người phụ nữ trong câu chuyện lại bị mất chồng thay vì mất con trai. Cú sốc tâm lý đột ngột đã làm cho người mệnh phụ trở nên điên loạn. Bà đã hoàn toàn khỏa thân và bỏ chạy từ nơi này đến nơi khác trên khắp miền quê nơi bà đang ở. Nhiều lần bà đã bị người ta lợi dụng. Khi đang bỏ chạy khắp nơi như một người mất trí, bà chạy vào một tu viện - nơi Đức Phật cư trú và xông vào căn phòng mà Ngài đang ngồi. Lúc bấy giờ, mọi ngưòi trong tu viện đó ra sức đuổi người mệnh phụ đi chỗ khác nhưng Đức Phật đã ngăn họ lại. Ngài đã nói chuyện với bà rất tử tế và gọi bà là “ chị”. Khi nghe những lời nói điềm đạm của Đức Phật, người mệnh phụ đã nên khá hơn và lần đầu tiên bà đã nhận thức được trạng thái đang khỏa thân của chính mình. Tiếp đến, Đức Phật đã yêu cầu một vài mệnh phụ khác đưa cho người phụ nữ bất hạnh này áo quần để mặc vào và mời bà ngồi xuống. Chỉ đến khi người mệnh phụ bị mất chồng đã hoàn toàn bình tĩnh, lúc đó Đức Phật mới tiếp tục nói chuyện với bà. Ngài giải thích cho bà hiểu rằng, cái chết là một điều không thể tránh được và không có bất cứ một lời than van nào có thể thay đổi được bản chất hiện hữu của con người. “ Cuộc sống của mỗi người trong chúng ta trước sau gì cũng đi tới chỗ chấm dứt giống như một luồng ánh sáng vừa lóe lên rồi chợt tắt. Cuộc sống ấy như bọt nước, như giọt sương trên lá, như đường lằn được tạo ra trên mặt nước, giống như một kẻ thù đang có ý định giết ta. Cái chết là điều không bao giờ tránh được”.

Uraga JatakaMột trong những phương pháp giáo huấn có hiệu quả nhất của Đức Phật là kể chuyện để minh họa cho quan điểm mà Ngài muốn đưa ra. Rất nhiều câu chuyện theo kiểu này của Đức Phật đã được ghi lại trong Túc sanh truyện –Jataka do chính Đức Phật kể lại về kiếp sống cuối cùng của Ngài trong thân xác hoàng tử Sĩ-Đạt-Ta ( Siddhara ). Loại chuyện này được gọi chung là Uraga Jataka hay chuyện sanh ra của con rắn (The snake birth story ). Trong thời Đức Phật còn tại thế, có một người rất đau buồn vì cái chết của đứa con trai mình. Đức Phật đã an ủi người này bằng cách kể cho ông ta nghe một câu chuyện rằng, Ngài đã từng sống và chết trong nhiều kiếp sống ở quá khứ của mình. Trong một kiếp sống ở quá khứ nọ, Đức Phật là một nông dân. Ngài là chủ của một gia đình gồm có vợ Ngài, con trai, con gái, con dâu và người tớ gái. Một ngày nọ, khi họ đang làm việc trên những cánh đồng thì người con trai bị rắn cắn chết. Khi người cha ( Đức Phật trong tương lai ) trông thấy con trai của mình chết, ông liền đặt thi hài của con mình nằm dưới một bóng cây và nhờ một người bạn tình cờ đi ngang qua trở về báo tin cho vợ của ông rằng : “ Hôm nay chỉ mang một suất ăn ra đồng mà thôi, thay vì 2 suất như thường lệ, khi ra đồng thì cả nhà cùng đi luôn”. Khi người vợ nhận được tin nhắn này, bà đoán rằng đã có một chuyện gì đó xảy ra và làm theo lời nhắn của chồng.
Người nông dân dùng bữa ăn của mình xong liền đi rữa ráy chân tay và mình mẩy, ông cũng làm việc đó cho người con trai đã chết trong im lặng để chuẩn bị làm lễ hỏa táng cho anh ta. Lúc bấy giờ có một vị Trời đầy quyền uy gọi làĐế-Thích ( Sakka ) nhận thấy sự khác thường của gia đình này bèn quyết định tìm hiểu thật hư ra sao.

Vị Trời liền hóa thân thành một ẩn sĩ và nói với người nông dân : “ Ta nhận được tin báo rằng ông đang chuẩn bị đốt một cái gì đó. Ông đang có ý định thui một con nai phải không ? Người nông dân đáp : “ Không thưa Ngài, tôi đang chuẩn bị làm lễ hỏa táng cho người con trai của tôi vừa mới chết.”
“Ta không thể hiểu nổi việc làm khó chịu này của ông, có lẽ con trai của ông là một đứa con xấu xa lắm phải không ?”. Người nông dân lại nói :
“Ồ không ! Nó là một đứa con tốt nhất mà bất cứ một người cha nào cũng đều mong muốn”. “ Tại sao ông lại không khóc ?”. Người nông dân là Đức Phật trong tương lai lại đáp : “ Khi thân xác giả tạm của con người chết đi thì cuộc sống của họ đã là quá khứ. Giống như tập quán của loài rắn, rắn già rắn lột xác và vất bỏ lớp da đã cũ kỹ của nó đi. Không có một lời than van nào có thể tác động đến đống tro tàn của người quá cố. Tại sao tôi phải khóc than ? Con trai của tôi đã đi xa rồi”. Người vợ cũng hoàn toàn bình tĩnh với một phẩm cách rất đáng trân trọng để đáp lời Đế- Thích như sau : “ Khi đến đã không báo trước và đột ngột ra đi. Con trai của tôi đã tự đến với chúng tôi và nó cũng đã tự ý ra đi không một lời nhắn gửi. Có lý do gì để cho tôi phải đau buồn ? Không có một lời than van nào có thể tác động đến đống tro tàn của người quá cố. Tại sao tôi lại phải khóc than ? Con trai của tôi đã đi xa rồi”. Người đàn bà góa vừa mất chồng, chị gái và thậm chí là người tớ gái của người quá cố, tất cả cũng đều thể hiện một sự hiểu biết sâu sắc của họ về bản chất của cái chết.
Sau đó Đức Phật đã tuyên bố : “Tất cả những pháp hữu vi đều là đối tượng của cái chết, không có bất cứ một cái gì trên cuộc đời này có thể duy trì được trạng thái hiện hữu của nó một cách mãi mãi mà không thay đổi. Tất cả sự sống đều là đối tượng của cái chết. Tất cả những gì được cấu tạo nên bởi nhiều yếu tố đều là đối tượng của trạng thái tan hoại”.
Chuẩn bị cho cái chết như thế nào
Do vô minh, nhiều người đã không chỉ sợ hãi trước cái chết của chính họ mà còn sự hãi đối với cái chết của những người khác. Họ vin vào những cách thực hành vô lý và mê tín dị đoan. Họ tin tưởng vào các thông tin được cung cấp bởi những người lãnh đạo tôn giáo vô minh. Chúng ta đã từng nghe rất nhiều câu chuyện kể về những con người vô minh và sợ hãi trước cái chết.Ví dụ khi có một người sắp chết thì người ta sẽ tiến lại gần người đó và hứa với người đó rằng : Ông, bà, cô… sẽ được lên thiên đàng nếu ông, bà, cô… chịu thể hiện sự tin tưởng vào một vị thần nào đó. Tiếp liền sau hành động phục tùng của người đang hấp hối, người ta sẽ nói với người này rằng : Ông, bà, cô… đã “được tha thứ mọi tội lỗi”. Bất cứ một người nào trong chúng ta có óc xét đoán đều có thể nghiệm ra rằng đây chỉ là một lời hứa có tính lố bịch hay buồn cười. Làm thế nào để một người khi còn sống đã thực hiện những điều xấu xa tội lỗi có thể xóa hết những điều đó bằng cách đơn giản là tự nhận mình đã tin tưởng vào một tha lực nào đó trong phút lâm chung ? Ví dụ, một kẻ đã từng giết người đang ở trong phút lâm chung có được tha thứ theo cách như vậy hay không ? Phật Giáo chắc chắn sẽ không bao giờ thực hiện hành động tha thứ và lời hứa lầm lạc giống như vậy.
Đức Phật đã dạy rằng, đúng theo luật nghiệp báo, “người ta sẽ phải gặt lấy những gì mình đã gieo”. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn chú ý quan tâm đến hậu quả có thể xảy đến của bất cứ một điều gì mà mình đang làm, bởi vì chúng ta đã hiểu biết một cách đầy đủ rằng không có một ai có thể giúp đỡ mình sau khi đã chết. Do đó, người Phật tử sẽ tự bảo vệ và bảo đảm cho chính mình trong mọi khoảnh khắc, tự mình kiêng cữ việc sát hại kẻ khác và khuyến khích người khác không nên làm điều đó. Chúng ta cần phải tìm cách ngăn chặn những hành động lầm lạc có thể xảy đến hơn là hỏi xin sự tha thứ sau khi đã thực hiện những hành động lầm lạc đó. Hơn nữa, chúng ta nên nhớ rằng, Phật Giáo không phải là một tôn giáo đặt nền tảng trên Thuyết định mệnh – Faltalitism. Phật Giáo dạy rằng, chúng ta luôn luôn bị đau khổ vì những hành động lầm lạc mà mình đã thực hiện. Từ đó, chúng ta tin rằng những hành động sai trái mà mình đã thực hiện sẽ được ghi lại trong tiềm thức .
Những kiếp sống trong tương lai của bạn sẽ được quyết định bởi nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, với sự siêng năng cần mẫn, bạn sẽ làm cho tâm trí của chính mình trở nên tinh khiết. Sau đó, tác động của những nghiệp bất thiện của riêng bạn sẽ giảm bớt hay bị loại bỏ dần dần.
Vì vậy, bạn không thể quan tâm một cách hời hợt đối với những nghiệp bất thiện mà mình đang có sau khi đã tạo ra những nghiệp này. Thay vào đó, bạn cần phải tự thân nổ lực để tinh khiết hóa tâm thức của chính mình. Không có bất cứ một vị thần nào có thể giúp bạn thoát khỏi tác động hay kết quả của nghiệp nói chung. Chúng ta phải luôn tự nhớ rằng, có một cách thức thực hành chắc chắn có thể loại bỏ được những nghiệp bất thiện, đó là :
Suy niệm về cái chết. Có một niềm tin mê tín rất phổ biến cho rằng, chúng ta không nên nói hay suy nghĩ về cái chết, bởi vì nếu khi làm như vậy thì những điều xấu xa sẽ xảy đến với chúng ta. Ngược lại, cách thức tốt nhất để chuẩn bị cho cái chết là luôn luôn quan tâm đến nó.
Chỉ bằng cách đó, bạn sẽ buông bỏ được những thói quen tư duy lầm lạc không cần thiết, buông bỏ được cảm giác sợ hãi khi phải đối diện với cái chết. Bằng cách đó, bạn sẽ có khả năng sống một cuộc đời hoàn thiện cho đến khi cái chết xảy đến. Bạn có thể cầm chắc rằng, hạnh phúc trong tương lai của chính mình đã được bảo đảm. Tiến trình suy niệm về cái chết có thể bị phủ nhận chỉ khi nó đi kèm với trạng thái tâm sợ hãi. Đức Phật đã từng khuyên rằng, hãy suy niệm về tất cả những hiện tượng đang xảy ra trong và chung quanh ta một cách bình thản, điềm đạm và khách quan. Khi thực hành như vậy, bạn sẽ tìm ra một phương pháp để tự quan sát và nhận biết được rằng, mọi hiện tượng cấu thành không sớm thì muộn, rốt cuộc rồi cũng phải đi đến chỗ hoại diệt.
Có sống tất nhiên phải có chết và cái chết là một bộ phận không thể thiếu được trong tiến trình sống của nhân loại. Bạn cứ tiếp tục quan sát và sẽ nhận ra được một vài khía cạnh thật sự thuộc về bản chất của cái chết, để sẵn sàng đối diện với nó. Cái chết cũng không dính dáng gì đến những hành động tội lỗi mà chúng ta đã thực hiện trong những kiếp sống ở quá khứ. Trong khi đó, có rất nhiều người khác vẫn còn sợ hãi cái chết, bởi vì vẫn còn một số người đang sẵn sàng sát hại đồng loại của họ để tranh giành sự sống - những người vẫn ngày đêm vun bồi tính tham lam và bám víu vào những gì đang hiện hữu trên thế giới này.
Đức Phật dạy chúng ta rằng, trạng thái được mãn nguyện là thành tựu cao nhất của con người. Nếu chúng ta có thể sống một cuộc đời tri túc, cùng với tất cả mọi người khác, chúng ta hãy tập trung vào một lối sống đơn giản và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Từ đó, chắc chắn đến khi qua đời, chúng ta sẽ chấp nhận cái chết một cách trầm tĩnh với tất cả chân giá trị của chính mình. Bởi vì đến lúc đó, bạn sẽ không còn nuối tiếc về bất cứ một điều gì nữa. Bây giờ, chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng : “ Ồ ! thật dễ dàng để nói đến mọi chuyện khi vẫn đang còn khỏe mạnh, đang được bạn bè và những người thân quan tâm chăm sóc, yêu thương… Tuy nhiên, khi ta đã già yếu và cô đơn thì cái gì sẽ xảy ra ?” Bạn có thể làm được cái gì nữa không, nếu bị mắc một chứng bệnh nan y như ung thư chẳng hạn, mặc dù đang còn trẻ tuổi ? Lúc đó, liệu bạn có thể bình tĩnh được không ?” Đây là một quan điểm đúng đắn. Khi mọi chuyện đang còn tốt đẹp, bạn không nên nghĩ rằng những tình trạng đó sẽ bền vững mãi mãi. Ngược lại, chúng ta nên hiểu về nguyên lý vô thường – Anicca ( Impermanence) của vạn hữu.
Bạn không thể nào chạy thoát khỏi nguyên lý này. Sanh, lão, bệnh, tử là những điều khó tránh trong một kiếp người, chỉ có người điên mới nghĩ rằng họ được miễn nhiễm trước tác động của những hiện tượng này. Cũng như thật điên rồ khi làm ra vẻ mình chẳng bao giờ trở thành nạn nhân của sanh, lão, bệnh, tử. Trong thực tế, chúng ta cũng không nên tỏ ra quá đau khổ khi những hiện tượng nói trên xảy đến, bởi vì điều đó là không cần thiết.

Mặt khác, người khôn ngoan sáng suốt sẽ biết chuẩn bị cho bản thân mình, không những trên phương diện tinh thần, mà còn trên phương diện vật chất để giảm thiểu tối đa trạng thái khổ đau đến từ sanh, lão, bệnh, tử. Không có một lời cầu nguyện thần thánh nào, một lời ước nguyền nào, một sự hiến tế nào, một phép màu nào có thể giúp chúng ta tránh được sanh, lão, bệnh và tử.
Như Shakespeare đã từng nói : “ Hãy sẵn sàng đón nhận tất cả”, Đức Phật cũng đã nói : “ Không có một cái gì được sanh ra mà không chết đi”. Thậm chí, sanh, lão, bệnh, tử là bản chất tự nhiên của muôn loài chúng sanh. Đúng là khi quả đã chín muồi thì luôn sợ bị rơi rụng, ai ai cũng thường sợ hãi cái chết. Đến mức đó, thế giới luôn luôn chịu sự tác động sâu sắc bởi tuổi già và cái chết.
Vì vậy, những người khôn ngoan sẽ không bao giờ đau buồn trước cái chết. Thay vào đó, họ nhận biết được một cách đúng đắn cách thức hoạt động của thế giới. Nếu biết tận dụng những hoàn cảnh thuận lợi khác để suy niệm về cái chết thì điều này sẽ giúp chúng ta có khả năng sống tốt hơn
Hô phong , hoán vũ, đuổi mưa. Vì bá tánh ?

Chữa Ung thư bằng cách cởi trần ra và để người khác dẫm lên người.


Trong vũ trụ có vô lượng, vô biên thế giới. Mỗi thế giới đều trải qua bốn giai đoạn là Thành, Trụ, Hoại, và Không--bốn giai đoạn này hình thành một đại kiếp. "Kiếp" là quãng thời gian lâu xa vô lượng, vô biên. Mỗi giai đoạn Thành,Trụ,Hoại và Không này xảy ra trong hai mươi tiểu kiếp--cứ hai mươi tiểu kiếp là một trung kiếp, và bốn trung kiếp là một đại kiếp.

Tình trạng của mỗi thế giới vốn không đồng nhất--khi thế giới này ở giai đoạn Thành thì có thể thế giới kia đang ở vào giai đoạn Trụ, và thế giới nọ đang trong giai đoạn Hoại hoặc Không. Về tình trạng của thế giới mà chúng ta hiện đang sống này thì chúng ta còn chưa hoàn toàn biết rõ, huống hồ là của thế giới khác!

Ðời người có bốn giai đoạn la Sanh, Lão, Bệnh và Tử. Thời kỳ trước hai mươi tuổi của con người là tượng trưng cho Thành Kiếp--giai đoạn phát triển của tri thức. Quãng thời gian từ hai mươi đến sáu mươi tuổi là tượng trưng cho Hoại Kiếp--giai đoạn già nua và bệnh hoạn; và từ sáu mươi đến tám mươi tuổi là tượng trưng cho Không Kiếp--giai đoạn tử vong, chết chóc.

Nói một cách tổng quát, thân thể con người chúng ta cũng giống như một vũ trụ thu nhỏ vậy. Nếu hiểu được đạo lý này thì chúng ta sẽ không còn chấp trước, quyến luyến cái "túi da" thối tha này, và có thể thật sự trở nên "vô ngã" được! Bấy giờ, thiên hạ sẽ thái bình, mọi rắc rối sẽ không còn nữa!

Như vậy, sự vật thì có bốn giai đoạn là Sanh, Trụ, Dị và Diệt--chúng do nhân duyên mà sanh ra, rồi vì nhân duyên mà diệt mất. Sau khi được hình thành, sự vật sẽ tồn tại trong một thời gian và rồi sẽ biến dần như những phản ứng do tác dụng hóa học vậy; và sao đó sẽ từ từ hủy diệt, mất đi. Ðây là một hiện tượng tất nhiên, mà cũng là sự vô thường--một thứ định luật tự nhiên vậy!

Số người có thể thực sự thấu triệt được đạo lý trên và có thể theo đó mà chân chánh tu hành thì chẳng có bao nhiêu. Phần lớn người đời chúng ta, từ khi sanh ra cho tới lúc chết đi đều không hiểu rõ những gì mình đang làm--cứ để mặc cho cuộc đời trôi qua trong sự hồ đồ, mê muội! Vì thế, chúng ta cần phải tìm kiếm một con đường sáng sủa--biết được mình tư đâu đến và rồi sẽ đi về đâu thì chúng ta sẽ không còn hồ đồ, mê muội nữa!

3.9.15

Sự bình dị đáng khâm phục


Phanblogs


Mỗi tháng được khoảng 3 triệu tiền lương thì cậu đều gửi phần lớn cho cha mẹ, số còn lại chi tiêu tiết kiệm và bỏ ống. "Ba em là nhạc công, thường đi hát cho những đám tiệc, còn mẹ ở nhà lo cho ngoại thôi, ngoại bệnh mấy năm rồi. Em có đứa em trai, nó vẫn còn được đi học. Vì thế, em cũng phải biết tự lập để không phụ thuộc vào gia đình".
Cậu bé ấy tên Nguyễn Bá Cường, tên thường gọi là Beo. Nước da đen nhẻm, dáng người nhỏ thó khiến nhiều người gọi nhầm Cường là cậu bé. Nhưng thực ra, năm nay Beo vừa tròn 18 tuổi, ngụ quận 3 (TP.HCM). Cậu vào nghề sửa giày từ 2 năm nay, hiện tại vẫn vừa học nghề vừa sửa. "Nghề này trông đơn giản nhưng khó học lắm. Chỉ riêng công đoạn mài, dán đế giày đã cần nhiều kĩ thuật, sự tỉ mỉ rồi", Beo chia sẻ.

Người lính không ở trong đội diễu binh. Anh chỉ đứng trên phố để xem đồng đội. Khi thấy một cháu nhỏ đang chịu nắng, anh đứng đằng sau, âm thầm lấy mũ của mình che cho cháu trong suốt buổi diễu binh trên phố Tràng Tiền.
Hà Nội, 2/9/2015.