Search

29.11.15

Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối cho mọi người

Phanblogs Con đường của chàng sinh viên vật lý thuộc trường Đại học Bách khoa Duyric không sáng sủa cho lắm. Ông đọc và đọc, suy nghĩ và mơ ước và không hướng suy nghĩ của mình vào các sự kiện không căn bản để giành điểm cao trong các kỳ thi. 

Một vài lần ông đi dạy vật lý và muốn làm một giáo viên bình thường, song ông buộc phải giã từ nghề.Trong chuyện này có cả những mặt khác. Khi còn là một cậu bé, Anhxtanh đã suy nghĩ nhiều về các định luật cơ bản của tự nhiên. Về sau, ông đã nhớ về hai điều tuyệt diệu nhất thời niên thiếu của mình: về cái địa bàn mà người cha đã chỉ cho ông hay khi ông mới bốn, năm tuổi và cuốn sách hình học của Ơcơlit mà ông đã đọc lúc mười hai tuổi. Hai kỷ vật này tượng trưng cho hoạt động của Anhxtanh; địa bàn là tượng trưng cho hình học vật thể mà cấu trúc của "thế giới rộng lớn" đó ở bên ngoài chúng ta. Chúng ta không bao giờ có thể nhận biết một cách chính xác tuyệt đối. Cuốn sách là tượng trưng cho cho hình học thuần tuý, của cấu trúc được xác định tuyệt đối nhưng không phản ánh hoàn toàn thế giới thực tại. Đến năm 16 tuổi, Anhxtanh chủ yếu bằng những nỗ lực cá nhân nắm được những kiến thức cơ bản về toán học, bao gồm cả hình học giải tích, các phép tính vi phân và tích phân.

Khi Anhxtanh làm việc tại phòng sáng chế Thụy Sĩ, ông đọc và suy nghĩ về tất cả các vấn đề rối rắm có liên quan đến ánh sáng và chuyển động. Thuyết tương đối hẹp của ông là một thí nghiệm sáng chói, giải thích được nhiều thí nghiệm không giải thích được, trong đó thí nghiệm Maikenxơn - Moocly là hấp dẫn và nổi tiếng nhất. Cần phải nhấn mạnh rằng đã có nhiều thí nghiệm mà kết quả không thoả mãn với lý thuyết về các hiện tượng điện từ. Nếu hai thí nghiệm Maikenxơn - Moocly không xảy ra thì thuyết tương đối hẹp cũng khó mà hình thành. Sau này, bản thân Anhxtanh đã nói về vai trò nhất định của thí nghiệm này trong tư duy sáng tạo của ông. Tất nhiên nếu như Maikenxơn và Moocly ghi nhận ngọn gió ête thì thuyết tương đối hẹp chắc đã bị bác bỏ ngay từ đầu. Song kết quả âm tính của các thí nghiệm của họ chỉ là một trong nhiều yếu tố mà Anhxtanh đưa vào lý thuyết của mình.
Thuyết tương đối hẹp-Thuyết tương đối cho mọi người
Chúng ta thấy rằng Lorenxơ và Phitxơjeral đã mưa toan cứu lý thuyết ngọn gió ête như thế nào sau khi đề xuất rằng áp lực của ngọn gió đó là gì đó còn chưa được hiểu biết đang tác động co rút vật thể chuyển động. Anhxtanh tiếp nối sau Enest Makhơ đã có đề xuất táo bạo hơn. Nguyên nhân mà Maikenxơn và Moocly không thể quan trắc được ngọn gió ête, Anhxtanh nói, đơn giản chỉ là không có ngọn gió ête nào cả. Ông không nói rằng không có môi trường ête, nếu tồn tại cũng không có ý nghĩa gì khi đo chuyển động đều. (Những năm gần đây nhiều nhà vật lý nổi tiếng đã đề nghị khôi phục lại thuật ngữ ête, dù rằng lẽ đương nhiên không mang ý nghĩa cũ của hệ thống đọc số bất động).

Vật lý cổ điển - vật lý học của Isac Niuton đã chỉ ra rằng, nếu như bạn đứng ở bên trong vật thể chuyển động đều, chẳng hạn như trong toa tàu đóng kín mọi phía sao cho không nhìn thấy một cảnh tượng đi qua, nếu không thực hiện được một thí nghiệm cơ học mà nhờ đó bạn chứng minh được rằng bạn đang chuyển động (Đồng thời, tất nhiên giả thiết rằng chuyển động đều xuất hiện hoàn toàn êm dịu, không có va chạm, chồm nhảy của toa ngõ hầu báo hiệu sự chuyển động). Nếu như bạn ném quả cầu ngược lên phía trên, nó sẽ rơi thẳng xuống phía dưới. Tất cả đều xảy ra chính xác giống như ném toa tầu đứng yên. người quan sát đứng trên mặt đất bên ngoài toa tàu đang chuyển động , nếu như anh ta có thể nhìn qua thành tàu thì bản thân anh ta đã nhìn thấy đường đi qua của quả cầu là đường cong. Nhưng đối với bạn ở bên trong toa tàu, quả cầu chuyển động theo đường thẳng lên trên và xuống dưới. Điều khả quan là vật thể đã diễn ra như vậy. Trong trường hợp ngược lại thì đã không thể chơi các trò chơi như tennis hoặc bóng đá. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi quả bóng bay lên không trung, trái đất hẳn sẽ chuyển động bên dưới nó với vận tốc 30 km/giây.

Thuyết tương đối hẹp là một bước tiến về phía trước so với thuyết cổ điển của Niutơn. Nó nói rằng, ngoài việc không thể phát hiện chuyển động của con tàu nhờ vào thí nghiệm cơ học cũng không thể phát hiện chuyển động đó nhờ vào thí nghiệm với bức xạ điện từ. Thuyết tương đối hẹp có thể diễn đạt ngắn gọn như sau: Không thể đo chuyển động đều bằng một phương pháp tuyệt đối nào đó. Nếu như chúng ta ở trên một con tàu đang chuyển động đều một cách dịu êm, thì để khẳng định rằng chúng ta đang chuyển động, cần phải nhìn qua cửa sổ vào một đối tượng khác nào đó, nhờ vào một cột điện chẳng hạn, thậm chí lúc đó chúng ta cũng không thể nói chắc chắn rằng con tàu đi qua cột điện hay cột điện đi qua con tàu. Tốt hơn cả chúng ta có thể nói rằng con tàu và trái đất ở trong trạng thái chuyển động đều tương đối.

Chúng ta sẽ nhận thấy có sự lặp lại thường xuyên từ "đều". Chuyển động đều là chuyển động theo một đường thẳng với vận tốc không đổi. Chuyển động không đều hoặc chuyển động có gia tốc là chuyển động nhanh dần hoặc chậm dần (khi chuyển động chậm dần, người ta nói nó có gia tốc âm), hoặc chuyển động không theo đường thẳng. Về chuyển động có gia tốc, thuyết tương đối hẹp không thể nói điều gì mới.

Tính tương đối của chuyển động đều dường như khá thông đồng bén giọt, nhưng trên thực tế nó dễ đưa ta sang một thế giới mới lạ lẫm, mà ban đầu rất giống với một thế giới vô nghĩa đằng sau chiếc gương của Lui Kerol. Bởi vì nếu không có phương pháp đo chuyển động đều đối với hệ thống đọc số tổng hợp bất động tương tự môi trường ête nên khi đó ánh sáng phải thể hiện là hoàn toàn suy tưởng trái với bất kỳ thí nghiệm nào.
Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối cho mọi người
Chúng ta hãy xem nhà du hành vũ trụ trên con tàu vũ trụ hay dọc theo chùm sáng. Con tàu chuyển động với vận tốc bằng một nửa vận tốc ánh sáng. Nếu nhà du hành vũ trụ tiến hành đo đạc tương ứng, anh ta sẽ phát hiện rằng tia sáng dù sao cũng đi qua nó với vận tốc thông thường 300.000 km/giây. Bạn hãy suy nghĩ về điều này một chút và bạn sẽ thấy ngay rằng nhất thiết phải như vậy, nếu như khái niệm ngọn gió ête bị bác bỏ. Còn nếu như nhà du hành vũ trụ tìm thấy rằng ánh sáng chuyển động so với nó chậm hơn, anh ta hẳn đã phát hiện ra chính ngọn gió ête mà Maikenxơn và Moocly không phát hiện ra. Bây giờ nếu như còn tàu vũ trụ bay thẳng theo hướng đến nguồn sáng với vận tốc bằng một nửa vận tốc ánh sáng, thì hẳn anh ta đã tìm thấy rằng tia sáng tiến dần lại nhờ anh ra nhanh hơn một lần rưỡi chứ? Không, tia sáng vẫn chuyển động ngược với anh ta với vận tốc 300.000 km/giây.

Dù anh ta chuyển động như thế nào đối với tia sáng, việc đo đạc luôn luôn cho ta cùng một giá trị đối với vận tốc ánh sáng.

Có thể chúng ta thường nghe rằng thuyết tương đối làm cho mọi thứ trong vật lý học là tương đối, rằng nó phá đi mọi cái tuyệt đối. Không có cái gì có thể rời xa sự thật. Nó làm cho nhiều khái niệm trở thành tương đối mà trước đó người ta xem là tuyệt đối nhưng đồng thời cũng chấp nhận những tuyệt đối mới. Trong vật lý học cổ điển, vận tốc ánh sáng là tương đối đối với ý nghĩa là nó sẽ bị thay đổi tùy thuộc và chuyển động của người quan sát. Trong thuyết tương đối hẹp, vận tốc ánh sáng trở nên tuyệt đối mới với ý nghĩa này. Không quan trọng ở chỗ nguồn sáng hoặc nguồn quan sát chuyển động như thế nào, vận tốc ánh sáng đối với người quan sát không bao giờ thay đổi.

Chúng ta hình dung hai con tàu vũ trụ A và B. Giả sử trong vũ trụ không có gì ngoài hai con tàu. Chúng đều chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc không đổi. Có phương pháp nào để các nhà du hành trên con tàu bất kỳ có thể giải quyết xem trường hợp nào trong ba trường hợp sau đây là "thực" và "tuyệt đối"?

1. Con tàu A ở trong trạng thái nằm yên, con tàu B chuyển động.

2. Con tàu B ở trong trạng thái nằm yên, con tàu A chuyển động.

3. Cả hai con tàu đều chuyển động.

Anhxtanh trả lời như sau : Không, không có một phương pháp nào như vậy cả. Nhà du hành trên bất kỳ một con tàu nào đều có thể, nếu anh ta muốn, chọn con tàu A làm hệ thống đọc số cố định. Không có một thí nghiệm nào kể cả các thí nghiệm với ánh sáng hoặc với bất kỳ hiện tượng điện và từ nào khác ngõ hầu chứng minh rằng sự lựa chọn đó là không đúng. Cũng đúng như vậy, nếu anh ta chọn con tàu B làm hệ thống đọc số cố định. Nếu như anh ta xem hai con tàu đều chuyển động, anh ta lựa chọn giàn một hệ thống đọc số bất định bên ngoài hai con tàu này, lựa chọn một điểm mà đối với điều đó, cả hai con tàu đều ở trong trạng thái chuyển động. Không cần đặt câu hỏi sự lựa chọn nào là đúng hoặc không đúng. Nói về chuyển động tuyệt đối của bất kỳ con tàu nào có nghĩa là nói về một cái gì đó không có ý nghĩa thực ra chỉ có một: chuyển động tương đối mà kết quả của nó là con tàu tiến gần với vận tốc không đổi.

Trong cuốn sách như vậy không thể đi sâu vào các chi tiết của thuyết tương đối hẹp và đặc biệt là vào các chi tiết có liên quan đến cơ sở toán học của nó. Chúng ta cần nhớ lại một số kết luận mạnh mẽ nhất được rút ra một cách lôgic từ điều mà Anhxtanh gọi là hai "tiền đề cơ bản" của lý thuyết của mình.

1. Không có phương pháp nhằm xác định vật thể nằm ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển động đều đối với môi trường ête bất động.

2. Độc lập với chuyển động của nguồn ánh sáng luôn luôn chuyển động qua khoảng không với cùng một vận tốc không đổi.

(Không nên lẫn lộn tiền đề thứ hai như thường thấy là sự không đổi của vận tốc ánh sáng đối với người quan sát chuyển động đều. Điều này rút ra từ các tiền đề).

Tất nhiên các nhà vật lý khác nghiên cứu cả hai tiền đề Lorenxơ có ý định dung hoà chúng trong lý thuyết của mình rằng độ dài tuyệt đối và thời gian thay đổi do áp lực của ngọn gió ête. Đa số các nhà vật lý đều cho điều đó là vi phạm nghiêm trọng đến tư duy lành mạnh. Họ ưa xem rằng các tiền đề không phải là trùng lặp và chí ít một tiền đề phải là không chính xác. Anhxtanh đã xem xét vấn đề này một cách sâu sắc hơn. Các tiền đề không trùng nhau chỉ trong trường hợp, ông nói, khi chúng ta từ bỏ quan điểm cổ điển rằng độ dài và thời gian là tuyệt đối.

Khi Anhxtanh công bố lý thuyết của mình ông không biết rằng Lorenxơ cũng suy nghĩ theo hướng như vậy, nhưng giống như Lorenxơ, ông hiểu ra rằng việc đo độ dài và thời gian phải tuỳ thuộc vào chuyển động tương đối của đối tượng và người quan trắc. Song Lorenxơ chỉ đi được nửa đường. Ông bảo lưu khái niệm độ dài và thời gian tuyệt đối đối với các vật thể đứng yên. Ông cho rằng ngọn gió ête làm biến đổi độ dài và thời gian "thực". Anhxtanh đã đi con đường ấy đến tận cùng. Ông nói không có ngọn gió ête nào cả. Khái niệm độ dài và thời gian tuyệt đối không có ý nghĩa gì. Đó là cái chìa khoá thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh. Khi ông tiếp cận với nó, pháo đài bất khả xâm phạm bắt đầu được từ từ mở ra.

Để giải thích trực quan thuyết tương đối hẹp, Anhxtanh đã đề xuất một thí nghiệm lý thuyết nổi tiếng của mình. Ta thử hình dung, ông nói, một người quan trắc M đứng gần nền đường sắt. Tại một khoảng cách nào đó theo hướng chuyển động có một điểm B. Cùng trên một khoảng cách đó ngược hướng chuyển động là điểm A. Giả sử rằng đồng thời tại hai điểm A và B loé lên một tia chớp. Người quan sát cho rằng các sự kiện này là đồng thời, bởi vì anh ta nhìn thấy cả hai tia chớp vào cùng một thời điểm. Bởi vì anh ta đứng ở giữa chúng và vì ánh sáng truyền bá với vận tốc không đổi nên ông kết luận rằng tia chớp loé lên đồng thời tại hai điểm này.

Bây giờ ta giả thiết rằng khi tia chớp léo lên dọc nền đường sắt theo hướng từ A sang B. Một con tàu chuyển động với vận tốc lớn. Vào thời điểm xuất hiện cả hai tia chớp người quan sát bên trong con tàu ta gọi là M' đứng gần nền đường. Bởi vì M' chuyển động theo hướng một tia chớp và ở xa tia khác, anh ta sẽ nhìn thấy tia chớp tại B trước khi thấy tại A. Biết rằng anh ta đang ở trong trạng thái chuyển động anh ta bắt gặp điểm cuối của vận tốc ánh sáng và cũng rút ra kết luận rằng các tia chớp loé lên đồng thời.

Tất cả đều trôi chảy. Nhưng theo như hai tiên đề cơ bản của thuyết tương đối hẹp (được khẳng định bởi hai thí nghiệm của Maikenxơn - Moocly) chúng ta có thể có quyền giả thiết rằng con tàu đứng yên trong khi trái đất chạy nhanh ở phía sau theo với các bánh xe lăn của con tàu. Từ điểm ngắm M này người quan sát trên con tàu đi đến kết luận là tia chớp loé tại điểm B trên thực tế đã xảy ra sớm hơn tại điểm A là điểm tiếp nối anh ta quan sát. Anh ta biết rằng đang ở giữa các loé chớp anh ta bắt gặp đầu tiên đã xảy ra trước loé chớp anh ta bắt gặp lần sau. M, người quan sát trên trái đất là tương hợp, thực ra, anh ta nhìn các loé chớp như đồng thời với nhau, nhưng giờ đây anh ta được xem là đang chuyển động, khi anh ta tính đến vận tốc ánh sáng và sự kiện là anh ta chuyển động ngược với loé chớp tại A và cách loé chớp tại B, anh ta đi đến kết luận loé chớp tại B đã xảy ra trước.

Như vậy, chúng ta buộc phải kết luận rằng đối với các vấn đề loé chớp có xảy ra đồng thời không thì không thể trả lời một cách tuyệt đối được. Câu trả lời phụ thuộc vào việc lựa chọn hệ thống tính toán (đọc số). Tất nhiên nếu hai sự kiện xảy ra đồng thời tại cùng một điểm, thì có thể tin tưởng tuyệt đối mà nói rằng chính là đồng thời. Khi hai máy bay đụng nhau trên không, không có hệ thống tính toàn mà theo đó thì các máy bay đã tránh nhau không đồng thời. Nhưng khoảng cách giữa các sự kiện càng lớn thì càng khó giải quyết vấn đề hơn về tính đồng thời của chúng. Vấn đề là ở chỗ chúng ta đơn giản là không dám thừa nhận thực chất của vấn đề. Không có thời gian tuyệt đối đối với vũ trụ để chúng ta có thể đo trạng thái đồng thời tuyệt đối. Tính đồng thời tuyệt đối của các sự kiện xảy ra tại các không gian khác nhau là khái niệm không có ý nghĩa gì.

Có thể hiểu thấu đáo quan điểm đó từ thí nghiệm lý thuyết (suy tưởng) trong đó khoảng cách lớn và vận tốc lớn đều được nghiên cứu. Giả sự có ai đó trên hành tinh X, ở một phần khác của thiên hà chúng ta muốn liên lạc với trái đất. Họ đánh tín hiệu, tín hiệu đó đương nhiên là một sóng điện từ được truyền bá trong không gian với vận tốc ánh sáng. Giả sử trái đất và hành tinh X cách nhau khoảng cách 10 năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa là phải mất 10 năm để tín hiệu đến được trái đất. 12 năm trước, khi nhà thiên văn vô tuyến trên trái đất nhận được tín hiệu rằng ông được tặng giải Nobel. Thuyết tương đối hẹp cho phép chúng ta nói một cách thoải mái rằng ông ta đã nhận được giải thưởng này sớm hơn là được tín hiệu từ hành tinh X.

Qua mười phút sau khi nhận được tín hiệu, nhà thiên văn này mất hút, thuyết tương đối hẹp cho phép chúng ta nói, cũng không có hạn chế nào rằng nhà thiên văn đã mất hút sau khi nhận được tín hiệu từ hành tinh X.

Bây giờ giả sử rằng tại một thời điểm nào đó trong khoảng mười năm khi tín hiệu radio (vô tuyến) đang trên đường đến Trái Đất (chẳng hạn là 3 năm trước khi nhận được tín hiệu) nhà thiên văn cùng với kính viễn vọng vô tuyến của mình bị ngã và bị gẫy chân. Thuyết tương đối hẹp không cho phép chúng ta nói thoải mái rằng ông ta gãy chân sớm hơn hay muộn hơn sơ với khi nhận được tín hiệu từ hành tinh X.

Chứng minh điều đó như sau: Người quan sát dời hành tinh X vào thời điểm khi đánh tín hiệu và chuyển động về trái đất với vận tốc tốc nhỏ, nếu đo nó đối với Trái Đất sẽ tìm thấy (theo số đo thời gian) rằng nhà thiên văn bị gẫy chân sau khi tín hiệu được gửi đi. Tất nhiên anh ta sẽ tới trái đất qua nhiều thời gian sau khi được tín hiệu, có thể là, qua hàng trăm năm chẳng hạn. Nhưng khi anh ta tính ngày chuyển tín hiệu theo đồng hồ của mình, nó sẽ sớm hơn ngày mà nhà thiên văn bị gãy chân. Một người quan sát khác cũng dời hành tinh X và thời điểm khi đánh tín hiệu, nhưng lại bay với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng sẽ thấy rằng nhà thiên văn gẫy chân trước khi tín hiệu được đánh đi. Thay vì có thể mất hàng trăm năm để vượt qua đoạn đường, anh ta có thể mất chừng mười năm nếu đo thời gian trên trái đất. Nhưng do chậm trễ thời gian trong con tàu vũ trụ chuyển động nhanh, nhà du hành vũ trụ trong con tàu này dường như là đã trải qua đoạn đường cả thảy chỉ là một vài tháng. Trên trái đất người ta nói với anh ta rằng nhà thiên văn mới gẫy chân hơn ba năm trước đây thôi. Theo đồng hồ của nhà du hành vũ trụ, tín hiệu mới được chuyển đi vài tháng. Anh ta đi đến kết luận rằng châm mới gãy vài năm trước khi tín hiệu dời khỏi hành tinh X.

Nếu như nhà du hành vũ trụ bay nhanh như vận tốc ánh sáng (đương nhiên, đó chỉ là giả thuyết, trên thực tế thì không thể được), đồng hồ của anh ta hẳn là hoàn toàn dừng lại. Đối với anh ta, dường như là chuyến bay xảy ra trong nháy mắt và cả hai sự kiện chuyển tín hiệu và nhận tín hiệu đều phải diễn ra đồng thời. Tất cả các sự kiện xảy ra trên trái đất trong vòng mười năm dường như đối với anh ta lúc xảy ra sớm hơn so với tín hiệu được đánh đi. Nhưng theo thuyết tương đối hẹp không có hệ thống đọc số (tính toán) tách rời: không có cơ sở nào để hài lòng với quan điểm của người quan sát này, mà không phải là của người kia. Những tính toán tiến hành bởi nhà du hành vũ trụ bay nhanh cũng hợp lý, cũng "chân thực" như cách tính toán tiến hành bởi nhà du hành vũ trụ bay chậm. Không có thời gian vạn năng, tuyệt đối để có thể bằng vào đó mà xác định sai khác giữa chúng với nhau.

Sự phá vỡ khái niệm của tính đồng thời tuyệt đối đó, không nghi ngờ gì nữa, là một quan điểm táo bạo tuyệt diệu của thuyết tương đối hẹp. Niuton tự xem mình là một nhà thông thái, cho rằng có một thời gian toàn năng trôi đi trong toàn bộ vũ trụ. Lorenxơ và Poăngcarê cũng như vậy. Chính điều đó đã ngăn thiên tài của Anhxtanh cho phép ông hiểu rằng lý thuyết không thể thành tựu một cách toàn diện và logic triệt để mà không chối bỏ dứt khoát quan niệm thời gian vũ trụ toàn năng.

Anhxtanh nói chỉ có một thời gian cục bộ. Trên trái đất, chẳng hạn, mỗi vật bay trong không gian với cùng một vận tốc: như vậy các đồng hồ đều chỉ cùng một "thời gian trái đất", thời gian địa phương (cục bộ) kiểu như vậy đối với các đối tượng đang vận động giống như trái đất, được gọi là thời gian đặc thù của đối tượng ấy. Vẫn có những khái niệm tuyệt đối như "trước" và "sau" (hiển nhiên là không có một nhà du hành vũ trụ nào có thể chết trước khi sinh ra) nhưng khi các sự kiện cách rất xa nhau thì có những khoảng thời gian liên tục trong đó không thể nói sự kiện nào xảy ra trước hoặc sau sự kiện nào. Câu trả lời phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát đối với hai sự kiện đó, đương nhiên lời giải thích có được bởi một người quan sát cũng "nhận thức" như lời giải khác của người quan sát khác. Toàn bộ điều đó với một lôgic vững chắc suy ra từ hai tiên đề cơ bản của thuyết tương đối hẹp.

Khi khái niệm tính đồng thời mất ý nghĩa thì mất luôn ý nghĩa cả những khái niệm khác. Thời gian trở thành tương đối bời vì người quan sát khác nhau trong việc đánh giá thời gian xảy ra giữa hai sự kiện như nhau. Độ dài cũng trở thành tương đối. Độ dài của con tàu đang chuyển động không thể đo được nếu như không biết chính xác các giới hạn trước và sau của nó ở đâu vào cùng một thời điểm. Nếu có ai đó báo cáo rằng vào 1 giờ 00 phút giới hạn sau cách nó 1 km tại thời điểm nào đó giữa 12 giờ 59 phút và 1 giờ 01 phút, thì rõ ràng là không có phương pháp xác định độ dài thực của con tàu này. Khi thiếu một phương pháp như vậy, độ dài của đối tượng đang chuyển động sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn hệ thống đọc số (tính toán).

Thí dụ, nếu hai con tàu vũ trụ ở trong trạng thái chuyển động tương đối, thì người quan sát tại mỗi con tàu sẽ nhìn thấy con tàu khác co rút lại theo hướng chuyển động của mình. Với vận tốc thông thường ,sự co rút đó là cực nhỏ. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời với vận tốc 30 km/giây và đối với người quan sát đứng yên so với mặt trời là cả thảy chỉ vài xăngtimet. Song khi vận tốc tương đối, sự thay đổi trở nên rất lớn. Thật thú vị biết bao khi chính công thức để tính độ co rút của Phitxơjeral - Lorenxơ nhằm giải thích thí nghiệm Maikenxơn - Moocly, có thể được áp dụng ở đây. Trong thuyết tương đối trước đây người ta gọi là sự co rút Lorenxơ - Phitxơjeral, nhưng hẳn là đã dễ hiểu hơn nếu như nó mang một tên khác, bởi Anhxtanh đã cho công thức này một cách giải thích hoàn toàn khác.

Đối với Lorenxơ và Phitxơjeral, co rút là sự thay đổi vật chất gây ra bởi áp lực của ngọn gió ête. Đối với Anhxtanh nó có liên quan tới các kết quả đo đạc. Chẳng hạn, nhà du hành vũ trụ trên một con tàu vũ trụ đo độ dài của một con tàu khác. Người quan sát trên mỗi con tàu không phát hiện ra một sự thay đổi nào về độ dài của con tàu riêng biệt hoặc độ dài của các đối tượng bên trong nó. Song khi đo con tàu khác, họ sẽ tìm thấy rằng nó ngắn hơn. Phitxơjeral vẫn cho rằng các vật thể chuyển động có "các độ dài đứng yên" tuyệt đối. Khi các vật thể bị co rút, chúng không lớn hơn độ dài "thực" của mình. Anhxtanh sau khi chối bỏ trường ête đã hiểu khái niệm độ dài tuyệt đối là vô nghĩa, chỉ còn lại độ dài có được do kết quả đo đạc, và dường như là nó thay đổi tuỳ thuộc vào vận tốc tương đối của đối tượng và người quan sát.

Các bạn sẽ hỏi làm sao có thể mỗi còn tàu lại ngắn hơn con tàu kia? Không đúng. Lý thuyết không nói rằng mỗi con tàu ngắn hơn con tàu kia. Nó nói rằng nhà du hành vũ trụ trên mỗi con tàu khi đó sẽ tìm thấy rằng con tàu khác ngắn hơn. Đó là những việc hoàn toàn khác nhau. Nếu như hai người theo về hai phía khác nhau của một thấu kính lồi - lõm lớn thì mỗi người sẽ nhìn thấy người khác bé hơn mình; nhưng đó không phải là điều muốn nói, điều muốn nói là dường như mỗi người đều nhỏ hơn người khác.

Ngoài những thay đổi kiểu biểu kiến về độ dài có cả những thay đổi biểu kiến về thời gian. Các nhà du hành vũ trụ trên mỗi con tàu sẽ thấy rằng đồng hồ trên con tàu khác chạy chậm hơn. Thí nghiệm suy tưởng đơn giản chỉ ra rằng điều đó thực tế là như vậy. Bạn hãy hình dung rằng bạn nhìn qua một lỗ nhỏ của con tàu vào lỗ hổng của con tàu khác. Cả hai con tàu đều bay gần nhau với vận tốc không đổi gần với vận tốc ánh sáng.

Tại thời điểm chúng bay qua nhau trên con tàu phát ra chùm sáng từ trần xuống nền, ở đó nó đổ vào gương và phản xạ lại trần. Bạn sẽ nhìn thấy đường đi của tia sáng đó dưới dạng chữ V. Nếu như ở bạn có đủ dụng cụ chính xác (tất nhiên những dụng cụ như thế bây giờ không còn), bạn hẳn có thể ghi lại thời gian cần cho tia sáng đi qua con đường hình chữ V. Chia độ dài cho thời gian, hẳn bạn sẽ được vận tốc ánh sáng.

Bây giờ, giả sử rằng khi bạn ghi lại thời gian đi qua bởi tia sáng đoạn đường hình chữ V, nhà du hành ở bên trong con tàu khác cũng làm hệt như vậy. Từ điểm ngắm (quan sát) con tàu của anh ta là hệ thống đọc số cố định và ánh sáng đơn giản đi về phía dưới và về phía trên dọc theo cùng một đường thẳng, rõ ràng là đồng thời đi qua khoảng cách ngắn hơn là dọc theo đoạn đường hình chữ V mà bạn quan sát. Khi anh ta chia khoảng cách đó cho thời gian mà tia sáng cần để đi về phía dưới và về phía trên, anh ta cũng sẽ được vận tốc ánh sáng. Bởi vì vận tốc ánh sáng là không đổi đối với mọi người, anh ta sẽ thu được cùng một kết quả về độ chính xác là 300.000 km/giây. Nhưng nơi anh ta đoạn đường ánh sáng đi qua ngắn hơn. Làm sao kết quả của anh ta cũng như vậy? Chỉ có một cách giải thích: đồng hồ của anh ta chạy chậm hơn. Đương nhiên, tình hình đó hoàn toàn đối xứng. Nếu như bạn cho ánh sáng đi về phía dưới và về phía trên bên trong con tàu của bạn, thì nhà du hành vũ trụ sẽ nhìn thấy con đường của bạn là hình chữ V. Anh ta sẽ đi đến kết luận rằng đồng hồ của bạn bị chậm.
Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối cho mọi người
Có điều là sự thay đổi về độ dài và thời gian được gọi là "biểu kiến" không có nghĩa là không có một độ dài "thực" hoặc thời gian "thực" mà người quan sát khác nhau "tưởng như là" khác nhau. Độ dài và thời gian là những khái niệm tương đối. Chúng không có ý nghĩa ngoài sự liên hệ giữa đối tượng và người quan sát. Vấn đề không phải là có một hệ thống đo đạc "thực", còn hệ thống khác là "giả". Mỗi hệ thống đều thực đối với người quan sát tiến hành đo đạc đối với hệ thống đọc số riêng của anh ta. Không thể xem xét một phép đo này là chính xác hơn phép đo kia. Và tất cả những điều này tuyệt nhiên không phải là ảo giác quang học cần được giải thích bởi nhà tâm lý học. Các đo đạc có thể được ghi lại bằng các dụng cụ. Chúng không đòi hỏi sự có mặt của người quan trắc bằng xương bằng thịt.

Khối lượng cũng là một khái niệm tương đối, song chúng ta phải gác lại vấn đề này, vấn đề khác sang chương tiếp theo.

... Có thể là vũ trụ dường như bị phản chiếu và biến thành một ảo ảnh trong gương, các ngôi sao đều có khối lượng âm, còn thời gian vũ trụ thì lùi lại. Không một hiện tượng nào trong đó qua mặt các công thức của thuyết tương đối hẹp...



Ebook Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối cho mọi người.DOC
Ebook Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối cho mọi người.PDF

26.11.15

Đắng... à mà thôi

Phanblogs Vịt con xấu xí hoá thành thiên nga, không phải vì nó đã cố gắng hết mình, mà vì bố mẹ nó vốn là thiên nga.

2. Những người hay cười thì sẽ gặp may. Nói thật nếu toàn gặp xui thì họ đã chả mở miệng ra cười nổi.
3. Tôi thấy có ba chuyện cực kì hoang đường trên đời: 
-1. Vào rừng chặt cây làm giấy rồi viết lên giấy "Hãy bảo vệ rừng xanh.”
-2. Lấy tiền của bố mẹ vào quán Karaoke ngêu ngao “Lòng mẹ, Cha yêu”.
-3. Gặp chàng nào cũng lả lơi xong rồi than trai tốt đi đâu hết rồi.
4. Nhiều lúc bạn chưa dồn mình vào đường cùng thì bạn còn chưa biết mình bất tài đến đâu.
5. Những người xuất sắc hơn bạn đang cố gắng từng giây từng phút, vậy bạn cố gắng có tác dụng gì?
6. Nếu bạn cảm thấy mình vừa nghèo vừa dốt, đừng buồn, ít nhất khả năng nhận xét của bạn là chính xác.
7. Đôi lúc bạn phải cay đắng thừa nhận rằng, bạn cố gắng hết mình cũng chẳng bằng người ta làm qua loa cho xong.
8. 99% chuyện trên đời đều có thể giải quyết bằng tiền, 1% còn lại được giải quyết bằng nhiều tiền hơn.
9. Đừng lo giảm cân nữa, bạn xấu có phải do béo đâu.
10. Cô bé Lọ Lem cuối cùng lấy được Hoàng Tử nhưng đừng quên cô ấy vốn dĩ là con nhà quý tộc.
11. Mỗi lần đọc nhật kí đi phượt khổ sở gian nan của các bạn, thực lòng mình nghĩ: Nghèo thế thì thôi ở nhà đi, bày đặt vạ vật ngoài đường làm gì? bỏ
12. Chuyện hôm nay chưa giải quyết được, đừng sốt ruột, vì ngày mai cũng chả giải quyết được đâu.
13. Mục tiêu cuộc đời tôi là: 30 tuổi mua một căn hộ trong thành phố. Hiện nay mục tiêu đã đạt được một nửa: Tôi đã 30 tuổi.
14. Dù có phải thất bại 99 lần, tôi cũng sẽ cố làm tròn thành số chẵn.
15. Bạn biết vì sao tự cổ chí kim hồng nhan bạc mệnh không, vì chẳng ai quan tâm những cô gái xấu sống được bao lâu cả.
16. Bill Gates thôi học theo đuổi ước mơ, trở thành một trong những người giàu nhất thế giới, nhưng chớ quên ông ấy thôi học ở trường đại học Havard đấy.
17. Ngày nay bố mẹ nào cũng cho con đi học lớp này lớp kia từ sớm, mong con mình không thua ở vạch xuất phát, tiếc là có những đứa trẻ đã đẻ ra ở vạch đích rồi.
18. Năm đó thầy cô đều bảo tôi không thể đậu nổi đại học, tương lai chỉ có thể đi làm phụ hồ. Tôi đã nỗ lực hết mình, cuối cùng vào được đại học. Ra trường tôi bèn đi làm thợ hồ, tôi muốn chứng minh cho họ thấy, làm thợ hồ là cái số rồi, chả liên quan gì vào đại học hay không.
19. Đừng nói câu chuyện Lọ Lem tốt đẹp dường nào, nếu giày vừa chân thì đã chả tuột ra. Nếu Hoàng Tử yêu nàng nhiều thế thì đã chẳng quên mặt sau một đêm, phải đi tìm nàng bằng chiếc giày. Mà ngay từ đầu người Hoàng Tử yêu là Lọ Lem trong bộ dạng tiểu thư xinh đẹp lộng lẫy chứ không phải cô bé nhem nhuốc rách rưới. bỏ
20. Nếu 10 năm sau anh chưa lấy vợ, em chưa lấy chồng, vậy thì chúng ta thật thảm quá, thảm quá đi.
21. Internet là một phát minh vĩ đại. Ngày trước làm bài chúng ta phải lật tung đống sách lên tìm số liệu dẫn chứng, bây giờ chỉ cần lên mạng, trong chớp mắt bạn sẽ quên béng chuyện phải làm bài tập ngay. bỏ
22. Nếu bạn cực kì cuồng si ai đó, đơn giản vì bạn không xứng với người ta.
23. Những cô nàng bị kêu là mắc bệnh công chúa chỉ có hai nguyên do: xấu và nghèo. Nếu cô ấy vừa đẹp vừa giàu? Xin lỗi đi, cô ấy không mắc bệnh công chúa, vì cô ấy đích thực là công chúa.
24. Bảy chú lùn đối xử tốt với Bạch Tuyết cỡ nào cũng chẳng bằng một nụ hôn của Hoàng Tử đẹp trai giàu có.
25. Nếu bạn được nhiều chàng trai theo đuổi, không phải vì bạn đẹp nghiêng nước nghiêng thành đâu, nó chỉ chứng minh bạn quá lả lơi, đã cho họ cơ hội tán tỉnh.
26. Dù thời gian làm tàn phai nhan sắc, nhưng bạn yên tâm, nó bất lực trước bạn.
27. “Dù cả thế giới phản đối, tớ cũng sẽ kiên trì giấc mơ đến cùng.” 
“Cậu là ai mà cả thế giới phải phản đối?”
28. Đừng khoe là bạn đã tăng ca hoàn thành nốt công việc, nó chỉ cho thấy năng lực làm việc yếu kém và khả năng vạch kế hoạch tệ hại của bạn thôi. bỏ
29. Đời này anh chỉ tiễn em được đến đây, chặng đường về sau em hãy tự mình bảo trọng, hãy yêu thương mình nhiều vào. Vì anh không còn yêu em nữa, cũng không rảnh hơi chăm sóc cho em nữa.
30. “Đừng để ý đến tiền bạc, quyền lực, chết đi thì ai cũng chỉ là một nắm tro thôi.” 
“Vậy cậu giải thích thế nào về Kim Tự Tháp?” bỏ
31. Yêu từ cái nhìn đầu tiên chỉ xảy ra với những ai có khuôn mặt khả ái thôi.
32. Ngày hôm qua đã kết thúc rồi, một ngày mới lại bắt đầu, có phải giấc mơ của bạn lại trôi xa chút rồi không?”

17.11.15

Phân tích nội dung của chuẩn bị đàm phán

Phanblogs Phân tích nội dung của chuẩn bị đàm phán? Cho ví dụ minh họa 

Bài Làm :

 Đàm phán là quá trình 2 hoặc nhiều bên có những lợi ích chung và lợi ích xung đột, cùng nhau tìm ra và thống nhất 1 giải pháp để giải quyết vấn đề.


VD minh họa như sau : Công ty TNHH BÔ LÔ BA LA VIỆT NAM có nhu cầu trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm Bánh Bèo của nhà sản xuất là hợp tác xã BA LA BÔ LÔ. Việc đàm phán được thể hiện qua quá trình thương lượng và chỉnh sửa, ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm giữa hai bên Bên A ( NXS) và bên B ( Cty BÔ LÔ BA LA)

Bước 1 Chuẩn bị đàm phán
Chuẩn bị là công việc quan trọng và cần thiết trước khi làm bất cứ điều gì. Đối với đàm phán, chuẩn bị còn là công việc thiết yếu để đàm phán thành công. Chuẩn bị giúp cho người đàm phán sự tự tin cần thiết khi đàm phán. Ngược lại, nếu không chuẩn bị hoặc chuẩn bị không chu đáo sẽ khiến người đàm phán bị động, bộc lộ điểm yếu và có thể rơi vào thế bất lợi.
Chuẩn bị đàm phán bao gồm các công việc cụ thể sau:
I) Xác định các mục tiêu đàm phán
Một trong những nguyên nhân đàm phán thất bại đó là vì xác định sai mục tiêu hoặc đặt mục tiêu không khả thi. Do vậy cần xác định đúng mục tiêu đàm phán của mình là gì.
a)     Xác định nhu cầu: Đàm phán là để thoả mãn một nhu cầu nào đó vì vậy hiểu rõ nhu cầu cũng chính là cơ sở cho việc xác định mục tiêu đàm phán. Người đàm phán cần hiểu rõ mình thực sự cần gì. Cần phân biệt rõ những điều mình cần với những điều mình muốn.
Bảng dưới đây chỉ rõ các mong muốn và nhu cầu của bên B ( công ty TNHH BÔ LÔ BA LA). Chúng ta sẽ phân tích các vấn đề trong VD minh họachuẩn bị đàm phán trên vai trò Mr P giám đốc công ty TNHH BÔ LÔ BA LA

Mong Muốn
Nhu cầu
Ký kết được hợp đồng phân phối
Phát triển thị trường, tạo thêm lợi nhuận, sản phẩm và việc làm cho công ty
Phân phối độc quyền miền Bắc
Giảm cạnh tranh, tăng sự ổn đinh, lợi thế phát triển thị trường trong tương lai
Chiết khấu cao trên 30% - 50%
Tăng lợi nhuận
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
Giảm áp lực công việc
Hợp đồng trên 2 năm
Độ ổn định của thị trường, công việc
Miễn phí vận chuyển hàng hóa cho bên B
Giảm chi phí
Hợp đồng ký trước tháng 12/2015
Cần 1 đến 2 tháng để chuẩn bị hậu cần, nhân sự, làm thương hiêu , quảng cáo. Và đích ngắm tung hàng vào dịp tết Âm lịch

Theo như nhận đinh của Mr P thị trường miền Bắc chưa có sự cạnh tranh nhiều về mặt hàng này. Khả năng phát triển là có : Xét các điều kiện trên nếu các doanh nghiệp nào đáp ứng được các điều kiện cung cấp mặt hàng như trên đều có thể tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng với bên B. Không phải duy nhất NSX BA LA BÔ LÔ đáp ứng được
Như vậy xác định đúng nhu cầu thực sự giúp người đàm phán không mất định hướng trong quá trình đàm phán và linh hoạt hơn trong việc tìm ra các giải pháp thoả mãn nhu cầu.
•           Xác định các phạm vi đàm phán: Việc tất cả các mong muốn đều được đáp ứng thường hiếm khi xảy ra. Trong đàm phán, mong muốn của chúng ta thường bị giới hạn bởi mong muốn của đối tác đàm phán. Luôn nhớ, đàm phán là quá trình trao đổi lợi ích giữa các bên vì vậy người đàm phán cần chuẩn bị trao đổi.
Chuẩn bị trao đổi nghĩa là phải xác định được mức độ nhượng bộ trong mỗi mong muốn và những mong muốn nào có thể hy sinh, những mong muốn nào thì không thể. Để làm được điều đó cần phải xác định phạm vi các mong muốn của mình
Xác định phạm vi cho các mong muốn của mình: Là xác định giới hạn trên và giới hạn dưới. Chúng ta sẽ ngưng đàm phán nếu vượt qua giới hạn đó.



Ví dụ: Chúng ta xác định phạm vi mong muốn về hợp đồng của Mr P như sau
Mong muốn
Tối thiểu
Lý tưởng
Tối đa
Ký kết được hợp đồng phân phối
Ký kết được hợp đồng phân phối
Ký kết được hợp đồng phân phối
Ký kết được hợp đồng phân phối, thêm 2 mã SP từ Bên B
Phân phối độc quyền miền Bắc
Phân phối độc quyền miền Hà Nội
Phân phối độc quyền miền Bắc
Phân phối độc quyền miền Cả nước
Chiết khấu cao trên 30% - 50%
30%
50%
70%
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
500 triệu
200 triệu
800 triệu
Hợp đồng trên 2 năm
1 năm
2 năm
3 năm
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
500 triệu
200 triệu
800 triệu
Miễn phí vận chuyển hàng hóa cho bên B
Bên A chịu 50% chi phí vận chuyển
Bên A chịu 80% chi phí vận chuyển
Bên A chịu 100% chi phí vận chuyển
Hợp đồng ký trước tháng 12/2015
28/11/2015
18/10/2015
18/11/2015
•           Phân loại các mong muốn: Có thể chia các mong muốn thành 3 nhóm sau:
o          Thiết yếu: Những mong muốn nhất định phải được đáp ứng.
o          Quan trọng: Những mong muốn cần được đáp ứng.
o          Có thì tốt: Những mong muốn có thể bỏ qua mà không ảnh hưởng nhiều.



Ví dụ: Phân loại mong muốn các yêu cầu của Mr P như sau:

Thiết Yếu
Chiết khấu cao trên 30%
Hợp đồng từ 1 năm trở lên
Hợp đồng ký trước tháng 12/2015
Quan trọng
Phân phối độc quyền miền Bắc
Có thì tốt
Miễn phí vận chuyển hàng hóa cho bên A
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
Các yêu cầu đặt ra cũng như việc phân loại tầm quan trọng của mỗi yêu cầu sẽ rất khác nhau ở các doanh nghiệp khác nhau. Đối tác đàm phán cũng có thể có những yêu cầu và cũng phân loại chúng.
II) Thu thập thông tin đàm phán
Thông tin là tài sản quan trọng nhất trong đàm phán vì nó mang đến cho người đàm phán những lợi thế trong quá trình đàm phán và giúp cho người đàm phán tự tin hơn khi đánh giá đúng những đề nghị của đối tác cũng như những thông tin mà họ đưa ra.
Có nhiều cách thu thập thông tin:
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tin từ các nhà cung cấp hoặc các trung gian môi giới.
Kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp.
Các thông tin người đàm phán cần biết xoay xung quanh vấn đề đàm phán như: giá cả, chất lượng, chủng loại, thời gian giao nhận, nhà cung cấp, người mua, các yêu cầu đưa ra có khả thi không…
Kết quả của việc thu thập thông tin là giúp được người đàm phán:
Đánh giá tính khả thi của các yêu cầu và điều chỉnh mục tiêu. Lựa chọn một hoặc một vài đối tác đàm phán.

III) Xác định các phương án thay thế
Xác định được các phương án khác nhau có thể thoả mãn nhu cầu của doanh nghiệp
Các bước để xây dựng phương án thay thế tốt nhất là:
•           Bước 1: Nghĩ ra càng nhiều phương án thay thế càng tốt Ví dụ: Nếu không đàm phán được mặt hàng Bánh Bèo với bên A, liệu có mặt hàng nào của bên A đáp ứng được nhu cầu của bên B lúc này ? Có chắc rằng bên A là sư lựa chon duy nhất lúc này hay còn bên C nào khác đáp ứng được nhu cầu hiện tại của bên B
•           Bước 2: Lựa chọn những phương án triển vọng nhất và biến chúng thành hiện thực. Ví dụ: Gần đây bên C cũng nổi lên một mặt hàng tương ứng về mảng thực phẩm chức năng là bánh không bèo, liệu phương án đó có thay thế trong trường hợp không đàm phán thành công với bên A. Mà bên B đang cần hàng để phục vụ dịp tết âm lịch ?
•           Bước 3: Đánh giá xem phương án thay thế nào là tốt nhất: Để đánh giá cần có tiêu chí đánh giá chính là mức độ đáp ứng nhu cầu của mỗi phương án. VD: sau khi suy xét và tinh toán thấy rằng chi phí triển khai với bên A nếu thành công là 25 triêu. Kỳ vọng lãi ròng 6 tháng là 60 triệu. Chi phí triển khai với bên C nếu thành công là 15 triệu. Kỳ vọng lãi ròng 6 tháng là 30 triệu. Trường hợp xấu nhất Mr P vẫn chọn bên nào thành công trước trong đàm phán để có hàng tung dịp tết, tạo công việc cho nhân viên.
Trong thực tế, các nhà đàm phán thường quá chú trọng việc đàm phán mà quên xem xét những phương án thay thế cho cuộc đàm phán đó. Hiểu được giá trị của phương án thay thế tốt nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ giúp người đàm phán tránh được những cuộc đàm phán không cần thiết mà còn giúp họ tránh được những thoả thuận bất lợi. Ngoài ra phương án thay thế tốt nhất còn là cơ sở khách quan để biết được khi nào thì nên rút lui.

IV) Tìm hiểu về đối tác đàm phán
Sau khi đã chọn được đối tác đàm phán, doanh nghiệp cần tìm hiểu các thông tin về đối tác đàm phán. Chưa hẳn có càng nhiều thông tin thì càng tốt mà quan là phải có những thông tin cần thiết. Những thông tin quan trọng có thể là:
•           Mục tiêu đàm phán của họ tình hình tài chính, doanh số của họ trong thời gian gần đây,…?
Mr P đã có thông tin về NSX QT . Sản lượng bình quân một tháng của họ là 2 tấn bánh bèo. Như vậy họ đáp ứng tốt về nguồn cung sản phẩm.
•           Phương án thay thế tốt nhất của đối tác nếu không đạt được thoả thuận là gì?
Nếu việc đàm phán không thành công bên A kỳ vọng bên B chuyển thành mua đứt bán đoạn điều này cũng là một khả năng để ngỏ để làm dữ liệu trong đàm phán leo thang.
•           Các thành viên tham gia đàm phán (Ai? Làm gì? có nhiều kinh nghiệm không? Có phải là những nhà đàm phán chuyên nghiệp không? Có vai trò gì? Có quyền ra quyết định không? Thói quen, sở thích của họ?...)
Việc quyết định hợp đồng này của bên A là do chủ tịch NSX đứng ra đàm phán và toàn quyền quyết đinh. Đây là một thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho bên B.
Hiện nay bên A đang thừa nguyên liệu và thiếu đầu ra, các đối tác của A là các đại lý nhỏ lẻ, độ phủ ước tính 30% cả nước v v.
Bên Achưa biết gì về bên B vì vậy cần giới thiệu cụ thể về năng lực của bên B để làm cơ sở đàm phán cân bằng .

•           Đối tác đàm phán có biết gì về doanh nghiệp mình không? Có thể tìm kiếm các thông tin về đối tác thông qua:
•           Hỏi đối tác.
•           Tìm hiểu các cuộc đàm phán tương tự của đối tác trong quá khứ.
•           Tình hình hoạt động hiện tại của đối tác đàm phán.
•           Những thông tin thị trường có liên quan đến đối tác đàm phán.
 Thường thì chúng ta sẽ không thể biết tất cả các thông tin về đối tác đàm phán, do vậy chúng ta sẽ phải đưa ra những giả định dựa trên kinh nghiệm của mình hoặc dựa trên những nguồn thông tin sẵn có. Trên cơ sở những thông tin về mục tiêu đàm phán của đối tác, đối chiếu với mục tiêu đàm phán của mình để dự đoán những vấn đề đàm phán.
V).Xác định chiến lược và chiến thuật đàm phán
Phải xác định một chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Những việc cần phải làm:
•           Thành lập đoàn đàm phán
Đàm phán có thể diễn ra giữa hai cá nhân hoặc hai nhóm. Những cuộc đàm phán lớn, vấn đề phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Lợi thế có được với một nhóm đàm phán là:
o          Kiến thức của nhóm rộng hơn và khả năng đa dạng hơn.
o          Các thành viên có thể đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, thậm chí đóng những vai trò khác nhau.
o          Tuy nhiên, nhóm đàm phán cũng có những bất lợi như: phối hợp không ăn ý, mâu thuẫn giữa các thành viên. Do đó khi lập nhóm đàm phán cần phải chú ý:
         Nếu nhóm đàm phán quá lớn, việc phối hợp sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu nhóm đàm phán quá nhỏ, các thành viên trong nhóm sẽ bị phân tán trong nhiều vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
         Nên lựa chọn các thành viên trong nhóm có các kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm bổ sung lẫn nhau.
         Phải phân công rõ vai trò và nhiệm vụ của từng thành viên
         Các thành viên phải tin tưởng lẫn nhau
Các thành viên trong một đoàn đàm phán thường đảm nhận một trong ba vai trò cơ bản sau:
o          Vai trò lãnh đạo: Người đảm nhận vai trò này thường là trưởng đoàn đàm phán và thường đảm nhận nhiệm vụ: điều khiển cuộc thảo luận, đưa ra đề xuất trọn gói, đề nghị trao đổi các điều kiện, đề nghị tạm dừng đàm phán.
o          Vai trò tổng kết (gây khó khăn): Người đóng vai trò này luôn cảnh giác với những gì đối tác nói hay làm và thường đảm nhận các nhiệm vụ như: Đặt câu hỏi cho phía đối tác, giải thích những thắc mắc của đối tác để làm rõ vấn đề, tóm tắt những nội dung thảo luận vào những thời điểm thích hợp, “câu giờ” để cho người lãnh đạo có thời gian suy nghĩ, đảm bảo cuộc đàm phán đi đúng hướng, không bỏ qua bất kỳ 1 ý kiến nào, bảo vệ mục tiêu.
o          Vai trò quan sát (tạo thuận lợi): Người đóng vai trò này sẽ thúc đẩy việc đạt được thoả thuận và hiểu quan điểm của đối tác. Những nhiệm vụ mà người này thường đảm nhận bao gồm: theo dõi cuộc thảo luận, lắng nghe, ghi chép, phán đoán những sự thật bị che dấu trong quá trình đàm phán và giữ yên lặng.
Khi phân công vai trò cho các thành viên, cần cân nhắc sự phù hợp giữa khả năng và nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận. Để nhóm đàm phán phối hợp hiệu quả, các thành viên trong nhóm đàm phán cần được chuẩn bị kỹ năng đàm phán cũng như những hiểu biết về vấn đề đàm phán.
•           Chuẩn bị chương trình và nội dung đàm phán
Xây dựng chương trình cụ thể những việc cần phải làm, những vấn đề sẽ đề cập, thời gian cho mỗi nội dung sẽ giúp các bên đàm phán chủ động trong quá trình đàm phán. Để không xảy ra những tranh cãi giữa các bên đàm phán, chúng ta nên soạn thảo chương trình rồi đề nghị đối tác điều chỉnh, bổ sung. Sau đó các bên sẽ cùng thống nhất chương trình làm việc cụ thể.
•           Những chiến thuật sẽ sử dụng trong đàm phán
Chiến thuật là những hành động, là cách chúng ta đối phó với đối tác đàm phán. Một chiến thuật thường liên quan đến hoàn cảnh và bối cảnh của từng cuộc đàm phán cụ thể chứ không có một chiến thuật cho mọi cuộc đàm phán. Nhưng tất cả các chiến thuật đều phải bổ sung và phù hợp với chiến lược. Một số chiến lược thường được sử dụng như:
o          Nếu là người bán, đề nghị cao sau đó giảm từ từ. Nếu là người mua, đề nghị thấp sau đó tăng dần.
o          Không cường điệu về mình và sản phẩm.
o          Khi đạt được thoả thuận về một vấn đề, nhanh chóng chuyển qua vấn đề khác.
o          Giữ lời hứa.
o          Biết tạm ngừng đúng lúc.
o          Không bao giờ nhượng bộ một cách vô điều kiện.
o          Nhượng bộ từ từ và ngày càng ít hơn.
o          Để cho đối tác có cảm giác họ đã đạt được 1 thoả thuận tốt.
o          Thay đổi giá.
o          Sử dụng thời gian làm vũ khí thương lượng.
o          Hứa với đối phương một cách chung chung đề giành ưu thế.
o          Không gây áp lực.
o          Ghi chép tỉ mỉ.
o          Xây dựng các biểu mẫu để văn bản của minh có vẻ chính thống.
o          Lấy chính sách của công ty làm công cụ thương lượng.
o          Sẵn sàng chấp nhận những rủi ro đã lường trước.
o          Chỉ có một sự lựa chọn.
o          …
Theo nhận đinh của Mr P. Đây là một hợp đồng nhỏ, Lợi thế thuộc về bên B. Nên việc đàm phán nên triển khai gọn nhẹ bằng một buổi trực tiếp trao đổi thông tin giữa hai bên và một buổi còn lại để hoàn thành các thủ tục về giấy tờ.
Số lượng người đàm phán mỗi bên 2 người 1 phó giám đốc ( người trực tiếp đàm phán)  và 1 thư ký người quan sát, ghi nhận và tổng hợp thông tin.
Việc đàm phán dựa trên nguyên tắc thỏa thuận tình cảm, không cứng nhắc. Mở lối cho cả hai bên về những hợp đồng trong tương lai.



VI) Một số chuẩn bị khác
Ngoài ra chúng ta cũng nên chú ý tới việc chuẩn bị một số các công việc khác như: địa điểm đàm phán, vị trí trên bàn đàm phán, phong cách đàm phán và các tài liệu cần thiết…
Trong thời gian đàm phán chú ý đến phong cách dễ gần, cầu thị và hợp tác. Tránh sang trong và cứng nhắc.
Bên cạnh đó bên B cũng cần chú ý các giấy tờ , hành lang pháp lý đối với sản phẩm đang đàm phán của bên A. Tránh những rủi ro và phát sinh về trách nhiệm luật phát trong tương lai.
VII) Kết luận :
Kỹ năng đàm phán là sự tổng hòa của kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy. Để đàm phán thành công cần có các kiến thức cơ bản về giao tiếp, am hiểu về tâm lý học, và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, đàm phán cũng cần đến kinh nghiệm. Người đàm phán giỏi như chú tắc kè hoa, luôn biết biến mình để phù hợp với môi trường xung quanh. Người đàm phán phải cứng như đá và mềm như ngọn cỏ. Vì vậy các nhà quản trị phải tích lũy dần kiến thức và kinh nghiệm, nắm được những nguyên tắc cơ bản để có thể trở thành nhà đàm phán giỏi và chuyên nghiệp. Việc chuẩn bị giai đoạn trước đàm phán có tinh chất quyết đinh 50% vào thành công của việc đàm phán.
Cổ nhân có câu Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Còn trong đàm phán“biết địch biết ta trăm trận không thua là thành công”