Trang

21.12.12

Bên thắng cuộc tập 1 Giải Phóng Tập 2 Quyền Bính tác giả Huy Đức

Bên thắng cuộc tập 1 Giải Phóng. Tập 2 Quyền Bính tác giả Huy Đức 


Sách gồm hai tập: Tập 1 Giải Phóng và Tập 2 Quyền Bính, được chào bán online lần lượt vào 12 tháng 12 năm 2012 và 13 tháng 1 năm 2013 trên Amazon.


Cuốn sách tường thuật lại những sự kiện tại Việt Nam theo góc nhìn của tác giả, đặc biệt là về mặt chính trị và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu từ thời điểm 30/4/1975 cho tới cuối thập niên 1990.

Trong lời giới thiệu, tác giả viết: "Cuốn sách bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. 
Hãy để cho các nhà kinh tế chính trị học và các nhà xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ bắt đầu kể những gì đã xảy ra ở Sài Gòn,Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo; đánh tư sản; đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, nói về sự "đồng khởi" của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để giành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.".

BÊN THẮNG CUỘC TÁC GIẢ HUY ĐỨC MỌI CUỘC CHIẾN TRANH PHE NÀO THẮNG THÌ NHÂN DÂN ĐỀU BẠI…
BÊN THẮNG CUỘC TÁC GIẢ HUY ĐỨC MỌI CUỘC CHIẾN TRANH PHE NÀO THẮNG THÌ NHÂN DÂN ĐỀU BẠI…



Chỉ được phép sử dụng sách điện tử này cho mục đích cá nhân. Không được bán lại hay chuyển cho người khác. Nếu bạn đọc muốn chia sẻ cuốn sách này cho người khác, xin mua thêm một ấn bản cho từng người bạn muốn chia sẻ với. Nếu bạn đọc cuốn sách này và không mua nó, hoặc không mua cho riêng bạn, thì bạn nên trở lại Smashwords để mua ấn bản của mình. Chân thành cám ơn bạn đọc đã tôn trọng quyền sở hữu bản quyền của tác giả. 

 “Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết.” – Trần Hữu Dũng, Đại học Wright, Ohio, USA 

 “Cuốn sách này nói về những sự thật khốc liệt, nhưng vì rất trung thực nên nó khiến ta bình tĩnh hơn trong thế giới và giữa đất nước khốc liệt ngày nay.” - Nguyên Ngọc, Đại học Phan Châu Trinh, Hội An, Việt Nam 

 “Bên Thắng Cuộc là tác phẩm ‘thực’ nhất, cho đến thời điểm này, ghi lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt, thông qua tư liệu, của dân tộc từ biến cố 1975 đến nay.” – Đinh Quang Anh Thái, Nhật báo Người Việt, California, USA 

 “Cuốn sách phân tích tình hình Việt Nam từ năm 1975 - của một nhà báo sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản - một cách chuyên nghiệp và công bằng hiếm có. Nó là một kho tàng dữ liệu quý báu, có thể làm ngạc nhiên cả những chuyên viên theo dõi chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua.” – Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Virginia, USA 

 "Huy Đức viết công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Có công minh lịch sử mới có hòa giải dân tộc thưc sự" – Chu Hảo, Nhà Xuất bản Tri Thức, Hà Nội, Việt Nam 

16.12.12

10 điều làm giàu

Phanblogs
10 điều làm giàu







10 lý do nghèo

Phanblogs
10 lý do nghèo







4.12.12

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Phanblogs BÀI TẬP KỸ NĂNG 2 MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – LAW101


I. ĐỀ BÀI
Câu 1 (6 điểm): Hãy phân tích các nội dung sau đây:
a)Nguồn gốc hình thành pháp luật.
Cùng với sự hình thành nhà nước, pháp luật cũng được hình thành và nhà nước sử dụng nó như là một công cụ để quản lý xã hội, bảo vệ địa vị và quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội. Trong xã hội nguyên thuỷ, khi chưa có nhà nước và pháp luật, quan hệ giữa các thành viên trong xã hội được điều chỉnh bằng các phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo. Các phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo được lấy làm chuẩn mực, những khuôn mẫu ứng xử chung để tạo cho xã hội có được một trật tự, ổn định. Việc thực hiện theo những khuôn mẫu ứng xử chung ấy được mọi người trong xã hội tự giác thực hiện, không có sự cưỡng chế bằng bộ máy bạo lực chuyên nghiệp. Những hành vi vi phạm các quy tắc chung trong một số trường hợp cũng bị cưỡng chế, nhưng không phải là một bộ máy chuyên nghiệp mà là sự cưỡng chế của tập thể xã hội, của cộng đồng với người vi phạm để duy trì và bảo vệ trật tự chung trong xã hội.Khi xã hội đã có sự phân hoá thành các giai tầng khác nhau và nhà nước xuất hiện, các phong tục, tập quán,tín điều tôn giáo mang tính chất bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội không còn phù hợp với việc bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước cho phép giữ lại và tiếp tục áp dụng một số các quy tắc được lấy từ phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo. Như vậy, hệ thống các quy tắc hình thành trên cơ sở kế thừa cũng như tạo ra mới, được nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập một trật tự, ổn định của xã hội. Hệ thống các quy tắc đó được gọi là pháp luật.

b) Khái niệm pháp luật.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.
c) Các đặc điểm chung của pháp luật.
• Tính giai cấp của pháp luật. Pháp luật chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp. Đồng thời pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được giai cấp thống trị sử dụng như một trong những công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp mình.
• Tính xã hội của pháp luật. Pháp luật ngoài mục đích bảo vệ cho địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị, còn được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, thiết lập trật tự, ổn định của xã hội. Đồng thời, pháp luật cũng còn phải bảo vệ những lợi ích chung của cả dân tộc, những lợi ích chung của toàn xã hội.
• Tính quy phạm của pháp luật. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự. Mỗi quy tắc xử sự tạo nên khuôn mẫu, chuẩn mực cho các hành vi xử sự của con người đối với nhau. Trong các mối quan hệ xã hội, con người căn cứ vào các khuôn mẫu, chuẩn mực đó để có những hành vi xử sự phù hợp với ý chí của nhà nước. Nếu thực hiện không đúng những khuôn mẫu, chuẩn mực đặt ra trong các quy phạm pháp luật, hành vi đó sẽ bị quy kết là trái pháp luật và có khả năng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi.
• Tính nhà nước của pháp luật. Về bản chất, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nhưng bản thân ý chí của giai cấp thống trị lại chưa trực tiếp trở thành pháp luật. Muốn có pháp luật giai cấp thống trị phải có các phương cách thích hợp biến ý chí của mình thành ý chí nhà nước. Trên cơ sở đó nhà nước thông qua các cơ quan chuyên môn của mình thể hiện ý chí đó thành pháp luật dưới những hình thức cụ thể thích hợp. Pháp luật phải do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc bộ máy nhà nước xây dựng, ban hành bằng các văn bản của nhà nước, mang dấu ấn của nhà nước. Pháp luật là công cụ riêng có của nhà nước và chỉ có nhà nước mới được đặt ra pháp luật. Đây cũng là đặc điểm phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Nhà nước không những đặt ra pháp luật mà còn là người tổ chức thực hiện pháp luật, người bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong thực tế đời sống bằng quyền lực vốn có của mình. Việc đảm bảo của nhà nước đối với pháp luật được thực hiện thông qua việc áp dụng các biện pháp về kinh tế, tư tưởng, tổ chức... và tất nhiên cả các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Tính bắt buộc, tính cưỡng chế của pháp luật cũng khác với các quy phạm xã hội khác là ở chỗ đó là sự cưỡng chế mang tính nhà nước, nhân danh nhà nước để tiến hành và bằng quyền lực nhà nước.
Tài liệu tham khảo : Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân, 2012. Giáo trình Pháp luật đại cương. Tái bản lần thứ 5, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

d) Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa pháp luật với Điều lệ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.



Tính giai cấp

• Tính giai cấp của pháp luật. Pháp luật chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp. Đồng thời pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được giai cấp thống trị sử dụng như một trong những công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp mình.
Khác: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không có tính giai cấp.
Khác:Không phải là công cụ bảo vệ địa vị và lợi ích của Đoàn

Tính xã hội

• Tính xã hội của pháp luật được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, thiết lập trật tự, ổn định của xã hội. Đồng thời, pháp luật cũng còn phải bảo vệ những lợi ích chung của cả dân tộc, những lợi ích chung của toàn xã hội
Giống: Là công cụ hữu hiệu để quản lý Đoàn, thiết lập trật tự, ổn định của Đoàn
Khác : Không bảo vệ những lợi ích chung của cả dân tộc, Không bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội

Tính quy phạm

• Tính quy phạm của pháp luật. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự. Mỗi quy tắc xử sự tạo nên khuôn mẫu, chuẩn mực cho các hành vi xử sự của con người đối với nhau. Trong các mối quan hệ xã hội, con người căn cứ vào các khuôn mẫu, chuẩn mực đó để có những hành vi xử sự phù hợp với ý chí của nhà nước. Nếu thực hiện không đúng những khuôn mẫu, chuẩn mực đặt ra trong các quy phạm pháp luật, hành vi đó sẽ bị quy kết là trái pháp luật và có khả năng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Tính bắt buộc, tính cưỡng chế của pháp luật cũng khác với các quy phạm xã hội khác là ở chỗ đó là sự cưỡng chế mang tính nhà nước, nhân danh nhà nước để tiến hành và bằng quyền lực nhà nước.
Giống : là hệ thống những quy tắc xử sự. Mỗi quy tắc xử sự tạo nên khuôn mẫu chuẩn mực để có những hành vi xử sự phù hợp
Khác : sự cưỡng chế khi vi phạm điều lệ Đoàn không mang tính nhà nước, không nhân danh nhà nước để tiến hành và không bằng quyền lực nhà nước.Không phải gánh chịu hậu quả pháp lý


Tính nhà nước

• Tính nhà nước của pháp luật. Pháp luật phải do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc bộ máy nhà nước xây dựng, ban hành bằng các văn bản của nhà nước, mang dấu ấn của nhà nước. Pháp luật là công cụ riêng có của nhà nước và chỉ có nhà nước mới được đặt ra pháp luật. Đây cũng là đặc điểm phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Nhà nước không những đặt ra pháp luật mà còn là người tổ chức thực hiện pháp luật, người bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong thực tế đời sống bằng quyền lực vốn có của mình.
Khác: Điều lệ đoàn không mang tính nhà nước , chịu sự quản lý và phù hợp với pháp luật
Phạm vi áp dụng : Mọi cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Tài liệu tham khảo : Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ VIII thông qua ngày 8/12/2002)

Câu 2 (2 điểm): Nhận định sau là đúng hay sai ? Vì sao?

"Một cá nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định mới có tư cách pháp nhân".
a. Tư cách thể nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một cá nhân (con người bằng xương, bằng thịt). Người này được gọi là thể nhân. Mỗi cá nhân đang hiện hữu trong xã hội đều được Nhà nước công nhận tư cách thể nhân, bất kể họ đã trưởng thành hay chưa, có nhận thức được hoặc phát triển có bình thường hay không. Điều này nhằm ràng buộc mọi con người sống trong cộng đồng phải hành xử trong khuôn khổ pháp luật, không được “sống ngoài vòng pháp luật” để có thể thực hiện những hành vi nguy hiểm, xâm hại người khác, phá vỡ trật tự chung nhưng lại lẩn tránh sự trừng phạt của Nhà nước. Thể nhân không nhất thiết phải có đầy đủ cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi, nhưng không ai là không có năng lực pháp luật: “ Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” (Điều 16 Bộ luật dân sự năm 1995).
- Nếu chỉ có năng lực pháp luật, thể nhân chỉ tham gia quan hệ pháp luật một cách gián tiếp, nghĩa là phải thông qua người đại diện trước pháp luật ( thí dụ: giám hộ của người bị bệnh tâm thần nhưng có tài sản được hưởng thừa kế, có quyền nhân danh người này để góp vốn vào công ty nhằm phục vụ lợi ích cho người bị bệnh). Khi ấy, thể nhân không có tư cách pháp lý độc lập vì không thể tự mình quyết định hành xử quyền của chính mình, cũng không chịu trách nhiệm pháp lý nếu gây tổn hại cho người khác (thí dụ người tâm thần đốt nhà, hủy hoại tài sản của người khác thì giám hộ của người này phải bồi thường thay).
- Nếu có cả năng lực pháp luật lẫn năng lực hành vi, thể nhân có quyền tham gia quan hệ pháp luật một cách trực tiếp, tự mình quyết định và trực tiếp hành xử các quyền luật định, cũng như hoàn toàn có khả năng gánh vác mọi hậu quả pháp lý bất lợi (bị xử phạt)khi vi phạm pháp luật mà không có ai phải chịu trách nhiệm thay. Nguyên tắc chung là người thành niên (đã đủ 18 tuổi), có nhận thức bình thường và không mắc khuyết tật nghiêm trọng về thể chất như mù loà, câm điếc, liệt chi…đều là thể nhân có tư cách pháp lý độc lập.



b. Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật. Tổ chức này được gọi là pháp nhân (là con người trên phương diện pháp lý chứ không phải con người thực thể). Khác với thể nhân, không phải tổ chức nào, tập thể nào cũng đều được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Theo điều 94 BLDS năm 1995, một tổ chức muốn được công nhận tư cách pháp nhân phải hội đủ các điều kiện cơ bản sau:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ xã hội một cách độc lập.
Một pháp nhân luôn luôn đảm bảo có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Ngoài thể nhân, pháp nhân, những tổ chức không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên cũng có thể được Nhà nước công nhận tư cách pháp lý nhưng không tồn tại độc lập trước pháp luật, mà phía sau nó luôn có một hoặc một số chủ thể độc lập khác điều khiển và chịu trách nhiệm về hoạt động của nó.
Cá nhân không phải là tổ chức. Vì thế, nhận định "cá nhân phải có đủ các điều kiện nhất định mới có tư cách pháp nhân" là một nhận định SAI. Cá nhân chỉ có thể có tư cách thể nhân.
Tài liệu tham khảo : Bộ luận Dân sự năm 2005

Câu 3 (2 điểm): Nhận định sau là đúng hay sai ? Vì sao?

"Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu hình phạt".
Vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới các quy tắc quản lý của nhà nước, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một hành vi bị coi là vi phạm hành chính khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:


• Thứ nhất, vi phạm hành chính phải là hành vi xác định của con người.
• Thứ hai, hành vi ấy trái với quy tắc quản lý của Nhà nước. Nhưng tính chất, mức độ, hậu quả chưa nghiêm trọng, chưa đến mức bị coi là vi phạm hình sự (tội phạm). Có những hành vi làm trái với quy tắc quản lý của nhà nước nhưng tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi đó nghiêm trọng có thể bị quy kết là vi phạm hình sự và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
• Thứ ba, chủ thể thực hiện hành vi phải là các tổ chức, cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính. Đối với cá nhân, năng lực trách nhiệm hành chính là khả năng cá nhân đó phải gánh chịu trách nhiệm hành chính phụ thuộc vào độ tuổi và điều kiện về thần kinh. Người chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính. Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính ở mức cảnh cáo khi thực hiện hành vi vi phạm do lỗi cố ý, nếu thực hiện hành vi do lỗi vô ý thì không phải chịu trách nhiệm hành chính. Người từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu có hành vi vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình cũng không phải chịu trách nhiệm hành chính.
• Thứ tư, người thực hiện hành vi trái pháp luật phải có lỗi khi thực hiện hành vi đó. Nếu không có lỗi, người thực hiện hành vi dù trái pháp luật cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.
Tổng hợp lại 4 yếu tố trên ta thấy nhận định "Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu hình phạt". là một nhận định SAI. Vì nó có thể chưa thỏa mãn các yếu tố trên.
Tài Liệu Tham khảo : Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

18.11.12

5 bậc nhu cầu tâm lý con người Lý thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarchy of Needs)

Lý thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarchy of Needs)

Lý thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarchy of Needs)

Lý thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarchy of Needs)




và các ứng dụng của nó trong đời sống và giáo dục.

Mở đầu

(GVO) - Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).

Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs)

Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:

- Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
- Sự siêu nghiệm (transcendence)
Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.


Lý thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarchy of Needs) và các ứng dụng của nó trong đời sống và giáo dục.(tt)

Giải thích và phân tích

Maslow’s Hierarchy of Needs



Trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng phiên bản 5 bậc để phân tích và giải thích các hành động trong cuộc sống và giáo dục.

1. Nhu cầu cơ bản (basic needs):

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.

Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.

Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.

Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.

Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.

2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs):

Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.

Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về.

Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.

Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
* Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên chúng ta có thể thấy nhiều điều thú vị:

- Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, họ muốn được yên thân,…

- Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…Chẳng phải ông bà chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao?

- Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.


3. Nhu cầu về xã hội (social needs):

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …

Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”.

Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao.

Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác.


4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs):

(GVO) - Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.

Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.

Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.

“Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn:

Tôn trọng và yêu cầu cao

Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).

Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.””




5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs):

Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho” khắp nơi, nói năng khệnh khạng, …
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person's need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”.Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.

Nhu cầu này cũng chính là mục tiêu cao nhất mà giáo dục hiện đại nhắm đến. Trong báo cáo của Unesco Learning: the Treasure Within, vấn đề học tập đã được mô tả qua 4 trụ cột của giáo dục (The Four Pillars of Education):

- Learning to know : Học để biết ;
- Learning to do : Học để làm ;
- Learning to live together : Học để chung sống ;
- Learning to be : Học để tự khẳng định mình.

Kết luận

Thông qua lý thuyết về Thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về những nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà học sinh gặp phải, các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả.

Cũng giống như bao lý thuyết khác, lý thuyết này dĩ nhiên không phải là một sự tuyệt đối hóa và toàn vẹn, nó cũng nhận được nhiều ý kiến trái ngược và phản bác. Tuy nhiên, hơn 60 năm qua, lý thuyết vẫn được nhắc đến và sử dụng rộng rãi.

Nguồn giaovien.net

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


BÀI TẬP KỸ NĂNG 1

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – LAW101



Câu 1 (6 điểm): Hãy phân tích các nội dung sau đây:
a) Vị trí, chức năng của Chính phủ
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ
c) Mối quan hệ pháp lý giữa Chính phủ với Quốc hội
d) Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.
Bài làm:
a) Vị trí, chức năng của Chính phủ
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.





b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ

Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ.
Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
Trong các phiên họp thảo luận các vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này, các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết.




Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước;
2- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;
3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
4- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước;
5- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường;
6- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
7- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
8- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
9- Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
10- Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
11- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.

c) Mối quan hệ pháp lý giữa Chính phủ với Quốc hội
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
Hàng quý, sáu tháng, Chính phủ gửi báo cáo công tác của Chính phủ đến Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tại kỳ họp giữa năm của Quốc hội, Chính phủ gửi báo cáo công tác đến các đại biểu Quốc hội. Trong kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về công tác của Chính phủ.
Khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu thì các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm đến trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết.
Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội.
Kinh phí hoạt động của Chính phủ do Quốc hội quyết định từ ngân sách nhà nước.

d) Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành:
Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên;
Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
Trình các dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chương trình của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh với Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp;
Thủ tướng Chính phủ ký các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, ra quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.
Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước.
Nguồn tham khảo :
[1]. Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân. 2012. Giáo trình Pháp luật đại cương. Tái bản lần thứ 3, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
 [2]. Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001
 [3]. Luật tổ chức Quốc hội 2001, sửa đổi bổ sung năm 2007
 [4]. Luật tổ chức Chính phủ 2001

Câu 2 (2 điểm): Nhận định sau đây là đúng hay sai ? Vì sao?
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư không phải là cơ quan thuộc Chính phủ".
Bài làm:
Nhận định trên là ĐÚNG vì :
·        Bộ kế hoạch đầu tư là 1 bộ thuộc danh sách 18 các bộ ngành trung ương hiện có tại Việt Nam.
·        Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập ngày 1 tháng 11 năm 1995, theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
·        Theo điều 110 hiến pháp 1992  « Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác «   vì vậy mặc nhiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải là cơ quan của Chính phủ.
·        Điều 2 Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.
·        Điều 22 Luật Tổ chức Chính phủ: Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật."
·        Bộ do Quốc Hội quyết định thành lập, bãi bỏ theo quy định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 (khoản 8) và Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ
·        Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm: các Bộ và cơ quan ngang bộ (Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ)
·        Còn cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập theo quy định tại khoản 7 Điều 19 Luật tổ chức Chính phủ
Vậy nói : "Bộ Kế hoạch và Đầu tư không phải là cơ quan thuộc Chính phủ". Là ĐÚNG.





Câu 3 (2 điểm): Nhận định sau đây là đúng hay sai ? Vì sao?
"Mọi hành vi trái pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý".
Bài làm :
Ý kiến trên là SAI
Chúng ta cần phân biệt rõ giữa hành vi vi phạm pháp luậthành vi trái pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Hành vi trái pháp luật là hành vi được thực hiện trái với những quy định của pháp luật. Như không làm những việc mà pháp luật yêu cầu, làm những việc mà pháp luật cấm, quá phạm vi cho phép của pháp luật
Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên trên thực tế, nếu có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện mà không biết ai là người đã thực hiện thì không thể truy cứu trách nhiệm pháp lý. Hoặc khi cơ quan nhà nước biết về hành vi vi phạm pháp luật thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý thì người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý nữa
• Vi phạm pháp luật phải là hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Trong pháp luật, sự độc lập gánh chịu trách nhiệm pháp lý chỉ quy định đối với những người có khả năng tự lựa chọn được cách xử sự và có sự tự do ý chí, tức là người đó phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình. Vì vậy, những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những người không có năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi thực hiện thì vẫn không bị coi là vi phạm pháp luật.
• Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật nhưng hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng lỗi của chủ thể của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, tức là xác định lỗi của họ là biểu hiện trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó. Trạng thái tâm lý đó có thể là cố ý hay vô ý. Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định hành vi vi phạm pháp luật. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan mà chủ thể hành vi đó không thể ý thức hoặc lường trước được thì họ không thể bị coi là có lỗi, và do đó không thể bị coi là vi phạm pháp luật.Có những trường hợp có vi phạm pháp luật nhưng chủ thể không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Đó là những trường hợp chủ thể không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình như: mắc bệnh tâm thần ; chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự...Nhưng trên phương diện lý luận, thì đã có vi phạm pháp luật thì phát sinh trách nhiệm pháp lý. Còn thực tế chịu trách nhiệm hay thực hiện trách nhiệm hay không thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà pháp luật sẽ có những chế tài cụ thể.
Vậy có thể nói : hành vi vi phạm pháp luật bao gồm hành vi trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý. Nhưng không thể nói ngược lại.
Vì vậy nhận định "Mọi hành vi trái pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý". Là SAI











thị phần sử dụng của các trình duyệt này trên thế giới và tại Việt Nam

Phanblogs Anh/Chị và nhóm của mình hãy trình bày chi tiết về các trình duyệt Web phổ biến hiện nay? Nhận xét, đánh giá về thị phần sử dụng của các trình duyệt này trên thế giới và tại Việt Nam?


I- Tổng quan
Duyệt web là điều tuyệt vời nhất khi vào internet, trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau
Các trình duyệt web phổ biến hiện nay : Fire fox, IE, google chrome, opera, safari.

II- Phân tích chi tết các trình duyệt web :

1 Trình duyệt web Opera
Trình duyệt Opera là một bộ phần mềm Internet điều khiển các tác vụ liên quan đến Internet bao gồm duyệt Web, gửi, nhận thư điện tử, tin nhắn, quản lý danh sách liên hệ và trò truyện trực tuyến. Opera được phát triển bởi công ty Opera Software, có trụ sở chính đặt tại Na Uy.
Opera có thể chạy trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau như: Windows, Mac OS, Linux …. Nó cũng được sử dụng trên nhiều thiết bị như: Smartphone, Tablet, các thiết bị trò chơi cầm tay khác.

1 Khả năng truy cập và tốc độ của trình duyệt Opera.

Trình duyệt Opera được thiết kế khá nhẹ để có thể chạy được trên các máy tính đời cũ và yếu, có khả năng xử lý Dom, CSS nhanh.
Chúng ta có thể mở rộng các chức năng của Opera bằng cách truy cập vào phần mở rộng, tải video xuống, tự động dịch ngôn ngữ và nhiều tính năng khác. trình duyệt Opera cũng cho phép người dùng có thể lưu giữ nhiều trang web như là một phiên làm việc. Tập hợp trang web này có thể được mở sau đó và người dùng tiếp tục công việc dang dở, thông tin làm việc bao gồm lịch sử (history) và thiết lập của từng trang, như kích thước chữ, độ phóng to, nhỏ được lưu trữ trong tệp đặc biệt, tệp này có thể truyền đến máy tính khác qua thư điện tử (Email) hoặc các thiết bị lưu trữ.
Trong thử nghiệm tải trang web, Opera cùng sánh vai với trình duyệt Chrome ở vị trí thứ nhất. Tốc độ tải duyệt web trang thử nghiệm chỉ mất có 3,79 giây. Về khả năng xử lý Javacript, Opera chỉ xếp thứ 4 nhưng lại xếp áp chót trong thử nghiệm với HTML 5, chỉ trên trình duyệt Safari. Với trang web HTML 5 thì Opera gây treo trình duyệt, lần thứ 2 có tải được trang web song hiển thị thiếu mất một số thành phần trang.
Trình duyệt Opera cũng cung cấp một số ứng dụng và công cụ mở rộng dưới dạng các ứng dụng nhẹ được rải về tại Opera web Store, chúng chạy trên máy tính của người dùng như những ứng dụng độc lập. Người dùng có thể sử dụng các ứng dụng này mà không cần chạy Opera song nhất thiết phải có cài ứng Opera trong máy tính, các ứng dụng này có nhiều loại Game cho tới trình đọc RRS và đều được Opera Software xem xét và đảm bảo an toàn trước khi được đưa vào sử dụng.
Một tính năng quan trọng của trình duyệt này là Opera Turbo. Nó sử dụng các máy chủ của Opera để nén các trang web một cách tối ưu khiến cho người sử dụng có đường truyền chậm cũng có thể lướt web được dễ dàng. Đối với người dùng có băng thông rộng thì nó lại có tác dụng tiết kiệm được băng thông.
Opera cũng hỗ trợ chế độ lướt web riêng tư và đưa ra cảnh báo khi người dùng có ý định ghé thăm các trang web “tọc mạch”. Opera cũng cho phép người sử dụng tự thiết lập các chế độ chấp nhận cookie khác nhau tuy việc này có vẻ hơi lằng nhằng đối với đa số người dùng. So sánh với các đối thủ khác cùng thử nghiệm, Opera là trình duyệt có chế độ bảo mật kém nhất.
2 trình duyệt web Safari
Ưu điểm:
các thông số được đặc biệt quan tâm là tốc độ, bảo mật, tính năng và tiện ích mở rộng
Khi nói đến ưu điểm của trình duyệt Apple Safari ta đề cập đến tốc độ, bảo mật, tính năng và tiện ích mở rộng, chi tiết được thể hiện:
Tốc độ: Cho dù bạn muốn quay trở lại trang trước hoặc về phía trước hoặc chỉ cần tải một trang mới.
Giao diện: của Safari có thể nói là khá đẹp, thiết kế: Màu xám và màu xanh xung quanh cửa sổ ngay lập tức bắt mắt và cung cấp cho các trình duyệt cái nhìn thanh lịch.
Địa chỉ thông minh: Tự động viết nốt các địa chỉ web bằng cách hiển thị danh sách gợi ý/dò đoán rất dễ đọc từ Top Sites, lịch sử duyệt web và "Đánh dấu".
Ô tìm kiếm thông minh: Nơi người dùng điều chỉnh từ khóa tìm kiếm nhờ sự gợi ý và khuyến nghị từ Google Suggest.
Top Sites: Hiển thị những trang web thường được ghé thăm nhất, có kèm theo "preview" của trang để người dùng có thể vào site mình thích chỉ với một lần click chuột duy nhất.
Tìm kiếm lịch sử duyệt web hoàn chỉnh: Nơi người dùng có thể tìm kiếm thông qua tiêu đề, địa chỉ web và một đoạn ký tự hoàn chỉnh của những trang web được xem gần đấy. Họ sẽ có thể dễ dàng trở lại những site mà mình quan tâm.
Phóng to và ra tùy chọn đó là rất tốt cho những người có khuyết tật mắt và cũng cho những người bình thường, những người muốn tăng hoặc giảm các phông chữ của trang họ lướt.
Tab mới. Nếu bạn đang làm việc trong cửa sổ hiện và muốn mở một số khác trong cùng một cửa sổ, bạn có tùy chọn để mở tab mới ". Vì vậy, bây giờ bạn có thể làm việc với một vài cửa sổ cùng một lúc.
Duyệt web riêng tư. Tùy chọn này mà đảm bảo cho bạn khả năng bảo vệ bằng cách không lưu lịch sử của bạn hoặc tải. Trong thời điểm bạn đóng trình duyệt, tất cả mọi thứ đã bị xóa.
Chặn các cửa sổ pop-up. Tùy chọn này đã được xây dựng cho phép bạn lướt nhẹ nhàng mà không gây phiền nhiễu pop-up cửa sổ chương trình quảng cáo.
RSS tùy chọn. Điều này cho phép bạn cập nhật tất cả các tin tức gần đây. Nó cho bạn thấy một danh sách 100 bài viết mới mỗi ngày.
Nhược điểm:
Đầu tiên: phải đề cập đến Safari là một trình duyệt khá đầy đủ và trực quan, nhưng bạn có thể có nhiều lựa chọn tốt hơn, đặc biệt là trên hệ điều hành Windows. Safari không thể đạt điểm cao trong bài test về tốc độ
Thứ hai: phải nói là dung lượng tải về hơn gấp đôi firefox và opera (18.6MB) Safari không có chức năng restore như firefox và opera.
Tiếp đến: nếu duyệt web mà để chế độ No image, nhấn chuột phải vô hình không hề có chức năng show image, muốn xem được hình này phải mở nó với tab riêng hay window khác.
Safari không có tính năng bảo mật an toàn, thêm một điểm ko hài lòng nữa là chức năng "Save as", không có nhiều chế độ lưu để chọn và nó chỉ lưu được trang web không hình.
Không có tùy chọn để cài đặt các plug-hoặc ít nhất là một đạo diễn một trang web để tải về các plug-in.
Cuối cùng, Safari cũng là trình duyệt yếu kém nhất trong xử lý HTML 5 và JavaScript. Nó cũng tải trang web nhiều ảnh hết 4,61 giây, đứng thứ tư sau Chrome, Opera và RockMel.
3 trình duyệt web Google chrome
Google chrome là 1 trình duyệt web miễn phí được phát triển bởi google. Đến tháng 6 năm 2011 trình duyệt này đã trở thành trình duyệt thông dụng thứ 3 trên toàn cầu chỉ sau firefox và Internet Explorer và chiếm khoảng 16.5% thị phần trình duyệt web thế giới. Ngày 21 tháng 5 năm 2012 google chrome chính thức vượt qua Internet Explorer và trở thành trình duyệt phổ biến nhất trên thế giới chiếm 32,8% thị phần trong khi đó Internet Explorer chỉ chiếm 31,7%. Như vậy nhìn vào những con số trên chúng ta đã biết được google chrome phải có những ưu điểm vượt trội so với những trình duyệt web khác thì mới phát triển nhanh trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin tới như vậy.
3-1 Tính an toàn: Chrome cung cấp 1 tùy chọn duyệt an toàn, đảm bảo tính riêng tư và có tên là Incognito. Bạn có thể mở 1 kiểu cửa sổ đặc biệt và không lưu hoặc ghi bất cứ thứ gì chúng ta thực hiện trên đó vào máy tính. Không giống như internet Explorer cửa sổ Incognito được cách ky với phần còn lại của trình duyệt web nên chúng ta có 1 cửa sổ riêng mở kế bên cửa sổ thông thường và hoạt động độc lập với nhau. Các add-on mà chrome chỉ truy cập và xử lí các thong tin nằm trong trình duyệt chứ không thể dòm ngó tới các thong tin nằm trong các khu vực khác trong máy tính người dung.
Kiến trúc đa xử lí cho phép bảo vệ tránh được các trang web xấu hoặc ứng dụng làm hỏng trình duyệt do mỗi tab, cửa sổ, plug-in đều chạy trong chính môi trường riêng.
3-2 tốc độ nhanh cùng nhiều cửa sổ mới trên trang chủ:
Sử dụng nền tảng đa xử lí nên 1 site chậm sẽ không ảnh hưởng ǵ tới cả phần c̣n lại trong tŕnh duyệt mà có thể kích 1 tab hay 1 cửa sổ mới.
3-3 tìm kiếm đơn giản: Tính năng quan trọng nữa của chrome là ommibox 1 thanh bar vạn năng trên đầu trình duyệt bạn có thể đánh vào 1 URL hau 1 thuật ngữ tìm kiếm và chrome sẽ đưa bạn đến đúng địa diểm mà không cần hỏi them bất cứ câu hỏi nào.
3-4, không gian của chrome khá rộng so với Internet Explorer hay 1 trình duyệt nào khác
3-5, kiểm soát các tab: Ta có thể kéo tab ra khỏi cửa sổ riêng của nó hay kéo và thả các tab vào các cửa sổ đang tồn tại để kết hợp chúng lại.
Ngoài ra người dung có thể thay đổi bề ngoài của trình duyệt, 1 số ứng dụng tiêu biểu như: Evemote, Angry Birds và Bastion không giống như Firefox sau khi cài đặt ứng dụng mở rộng này người dùng có thể sử dụng được ngay mà không cần khởi động lại trình duyệt.
nhược điểm
3-6 Sự non trẻ của google chrome: Đây là phiên bản đầu tiên của chrome nên những sai lầm vẫn còn và rủi ro cũng nhiều.
3-7 ít chuẩn hơn các trình duyệt thông thường: Do phát triển nó dựa trên webkit
3-8 chức năng history của chrome tỏ ra kém linh hoạt hơn so với Firefox. Chrome chỉ cung cấp 1 màn hình đơn giản và màn hình này hiển thị history từng ngày.
3-9 chrome không thể tự đóng mở những tab mà bạn đã mở trong lần làm việc ngay trước đó sau khi đã đóng ứng dụng.
4 Trình duyệt web Firefox
Mozilla không phải là một công ty phần mềm truyền thống. Mozilla là một cộng đồng toàn cầu tận tụy với việc xây dựng các công nghệ và sản phẩm phần mềm mã nguồn mở miễn phí
Ưu điểm: Firefox vẫn luôn là trình duyệt đứng đầu về khả năng hỗ trợ Add-ons và Extesion, bạn có thể tìm kiếm bất cứ tính năng mở rộng nào mà các trình duyệt khác đang có từ bộ cài đặt Extension của trình duyệt này. Bên cạnh đó, là sự tương thích với các trình tăng tốc Download cho phép bạn bắt link để tải nhạc và video một cách dễ dàng. Một trong những thay đổi nhanh và đáng kể hiện nay nhằm điều chỉnh bản thân trình duyệt với yêu cầu công nghệ mới nhất đó chính là HTML5, một nâng cấp sửa đổi tiếp theo của ngôn ngữ HTML đang hiện có. Phiên bản Firefox cũng đã làm cho nó trở lên dễ dàng đồng bộ hóa mật khẩu, Bookmark, các tùy chọn mở rộng khác.
Nhược điểm: Người dùng có thể cài đặt các Extension để tăng thêm sức mạnh cho trình duyệt, nhưng sau đó thì đã khiến cho Firefox hoạt động chậm chạp hơn đặc biệt là quá trình khởi động, hơn nữa giao diện cũng sẽ mất đi cái vẻ gọn gàng theo mặc định. Khả năng tương thích là không thường xuyên ngay cả với phiên bản Firefox 4 được cho là ổn định nhất. Trước hết, HTML5 đưa ra kết quả không được khả thi khi tải 1 trang web như Windows Live Mail chẳng hạn. Sau đó là vấn đề bộ nhớ, Firefox tiêu thụ một lượng bộ nhớ không hề nhỏ trên hệ thống của bạn để chạy nó sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các ứng dụng khác. Trên một số trang web không thể hiện thị ảnh và video khi duyệt bằng Firefox trong khi các trình duyệt khác thì vẫn hiển thị một cách bình thường.

5 trình duyệt web Internet Explorer
Internet Explorer 9 là phiên bản trình duyệt lướt web thế hệ mới vừa được hãng Microsoft giới thiệu.
Ưu điểm: IE9 ngay sau khi ra mắt, nó được cho là khởi động nhanh hơn bất kỳ trình duyệt nào khác, không những thế mà tốc độ tải trang khá nhanh cùng với một giao diện rất thân thiện với người dùng. Đặc biệt, khả năng đồ họa và sự tăng hiệu lực trong IE9 là không thể bỏ qua, cụ thể là nó đã tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng của máy tính để nâng cao khả năng hiển thị Văn bản, Video, hình ảnh và các yếu tố đồ họa khác. Ngoài ra thì bộ máy JavaScrtips cũng được cải tiến đáng kể, IE9 còn thay đổi không gian tab mặc định và cung cấp một kinh nghiệm duyệt web hiệu quả hơn với mức tiêu thụ bộ nhớ đến mức thấp nhất có thể. Một ưu điểm nữa là bạn có thể thấy rằng việc cài đặt IE9 là nhanh hơn nhiều so với IE 7 và 8 trước đó, khả năng tương thích tốt với các trình duyệt khác được cài đặt vào cùng hệ thống.
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của trình duyệt này là khả năng hỗ trợ các Extension không phong phú như các trình duyệt khác, hơn nữa IE 9 cần phải làm rất nhiều việc trước khi nó có thể kết hợp các Add-on hữu ích của các đối thủ cạnh tranh. Tương tự như vậy, dù được cho là nhẹ nhành hơn các phiên bản trước đó nhưng thời gian tải trang web là lâu hơn so với Firefox và Opera. Bên cạnh những cải tiến gần đây thì IE 9 cần phải kết hợp với những thay đổi đáp ứng nhu cầu người dùng để có một thị phần trình duyệt lớn hơn.

IV- Thị phần các trình duyệt web trên thế giới :

Tính đến trước 07-2012
Thị phần người dùng của các trình duyệt web là số phần trăm số người sử dụng một trình duyệt web đặc thù nào đó để duyệt một hoặc một nhóm các website. Ví dụ, khi nói Internet Explorer chiếm 66% thị phần người dùng, có nghĩa là các phiên bản của Internet Explorer được 66% số người dùng để truy cập vào một tập hợp các website cho trước.
Thông thường, xâu chỉ điểm người dùng (user agent) được dùng để xác định trình duyệt nào đang được người dùng sử dụng.
a) Nguồn Net Applications:


Internet
Explorer
Firefox
Chrome
Safari
Opera
Other

05/2011
54.28%
21.71%
12.52%
6.54%
2.01%
2.93%

06/2011
53.68%
21.68%
13.11%
6.80%
1.70%
3.02%

07/2011
52.72%
21.47%
13.49%
7.37%
1.62%
3.33%

08/2011
51.59%
21.03%
14.46%
7.71%
1.58%
3.62%

09/2011
50.97%
21.06%
15.17%
8.03%
1.58%
3.18%

10/2011
49.58%
21.20%
16.59%
8.54%
1.49%
2.59%

11/2011
48.95%
20.58%
16.90%
8.35%
1.45%
3.77%

12/2011
47.76%
20.09%
17.58%
8.67%
1.55%
4.35%

01/2012
48.16%
18.97%
17.20%
9.27%
1.54%
4.87%

02/2012
48.92%
19.35%
17.48%
9.28%
1.60%
3.37%

03/2012
49.82%
19.00%
17.17%
9.09%
1.51%
3.41% b) Nguồn StatCounter:


THỐNG KÊ THỊ PHẦN SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB TRÊN THẾ GIỚI


Internet
Explorer
Firefox
Chrome
Safari
Opera
Khác

04/2011
44,52%
29,67%
18,29%
5,04%
1,91%
0,57%

05/2011
43,87%
29,29%
19,36%
5,01%
1,84%
0,63%

06/2011
43,58%
28,34%
20,65%
5.07%
1.74%
0.61%

07/2011
42,45%
27,95%
22,14%
5,17%
1,66%
0,63%

08/2011
41,89%
27,49%
23,16%
5,19%
1,67%
0,61%

09/2011
41,66%
26,79%
23,61%
5,6%
1,72%
0,62%

10/2011
40,18%
26,39%
25%
5,93%
1,81%
0,69%

11/2011
40,63%
25,23%
25,69%
5,92%
1,82%
0,71%

12/2011
38,65%
25,27%
27,27%
6,08%
1,98%
0,75%

01/2012
37,45%
24,78%
28,4%
6,62%
1,95%
0,79%

02/2012
35,75%
24,88%
29,84%
6,77%
2,02%
0,73%

03/212
34,81%
24,98%
30,87%
6,72%
1,78%
0,82% Sau khi vượt qua IE để trở thành trình duyệt có thị phần lớn nhất toàn cầu trong 7 ngày, vị trí này của Chrome tiếp tục được củng cố vững chắc khi StatCounter cho biết trình duyệt của Google đã dẫn đầu trong suốt tháng 5.

Thị phần của Chrome đã vượt qua IE trong tháng 5. Ảnh: StatCounter.
Theo đó, hiện Chrome đang nắm giữ 32,43% thị trường trình duyệt, IE ở ngay phía sau với 32,12%, Firefox về vị trí thứ 3 với 25,55% thị phần. Như vậy, 6 tháng sau khi vượt qua Firefox để chiếm vị trí thứ 2, Chrome đã trở thành trình duyệt đầu tiên "đá" IE khỏi ngôi vị trình duyệt phổ biến nhất toàn cầu.
Tuy nhiên kết quả thống kê này có sự mâu thuẩn khá lớn với báo cáo của Net Applications, có thể do cách thức lấy dữ liệu của hai hãng khác nhau.
Tuy nhiên, con số mà Net Applications đưa ra cho thấy, IE vẫn dẫn đầu với 54% thị trường trình duyệt. Ảnh: Net Applications.
Dù sao chăng nữa, cả StatCounter lẫn Net Applications đều có điểm chung trong báo cáo là thị phần của IE liên tục giảm và Chrome liên tục tăng. Đây là thành công lớn của trình duyệt non trẻ này.
Tính đến 07-2012
Mới đây, hãng khảo sát web StatCounter đã công bố kết quả thị phần của các trình duyệt trong tháng Bảy, qua đó cho thấy Google Chrome tiếp tục vượt mặt Microsoft Internet Explorer (IE) với thành tích ấn tượng.
Theo StatCounter, trong tháng Bảy, trình duyệt của Google đã giành được gần 34% thị phần, trong khi với IE, tỷ lệ này chỉ là 32%.
Chrome lại dẫn đầu thị phần trình duyệt trong tháng 7. Trong khi đó, Mozilla Firefox tiếp tục đi theo xu hướng sụt giảm thị phần, dù mức tụt chậm song lại rất đều đặn qua các tháng.
Theo StatCounter, trình duyệt “Cáo lửa” có thị phần 24% trong tháng Bảy vừa qua, giảm đi so với mức 28% của cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, những trình duyệt khác tỏ ra không có nhiều thay đổi đột phá, như Safari của Apple hay Opera, với mức thị phần khá ổn định qua thời gian.

IV- Thị phần các trình duyệt web tại Việt Nam :

Place.vn lấy thống kê về trình duyệt của hơn 150.000 visitor mới nhất dùng để truy cập vào trang web http://www.place.vn/. Place.vn là mạng chia sẻ địa điểm, không dành riêng cho đối tượng người dùng nào, và 150.000 là con số đủ lớn, nên mình tin rằng sẽ là 1 mẫu tốt để làm thống kê. Và đây là kết quả:
Kết quả trên cho thấy Firefox hot nhất ở Việt Nam, với hơn 40% thị phần, bỏ khá xa các đối thủ còn lại. Chrome và IE có thị phần gần bằng nhau, mặc dù Chrome nhỉnh hơn chút ít. 3 ông lớn này đã chiếm tới 90.2% thị phần. Các đối thủ khác chia nhau gần 10% còn lại, trong đó nặng kí nhất là Opera Mini (trình duyệt cho di động) và Safari (trình duyệt cho các thiết bị của Apple).
Đấy là thị phần của các trình duyệt khác nhau, thế còn bản thân các trình duyệt, thị phần của các version khác nhau như thế nào?

Firefox 6 dẫn đầu với 27.14%, tiếp theo là Firefox 7 với 20.55%. Điều này chứng tỏ người dùng Firefox khá là chăm chỉ update phiên bản mới

Chrome xuất hiện trong thống kê với rất nhiều version khác nhau, và version càng cao thì chiếm thị phần càng lớn. Điều này cũng dễ hiểu, vì với chức năng tự động update phiên bản mới của Chrome, người dùng luôn có phiên bản mới nhất cài trên máy mình.

Tiếp theo là IE (Internet Explorer). IE 8 đi đầu với hơn 50% (trong tổng số người dùng dùng IE). Nguyên nhân có lẽ là do đa số người dùng đã dùng Windows 7, với IE 8 được tích hợp sẵn. Về vị trí thứ 2 là IE 7. IE 7 được cài sẵn trên Windows Vista, và có thể được update từ Windows XP. Thứ 3 là IE 6, với hơn 20%. Điều này chứng tỏ khá nhiều người dùng Việt Nam vẫn đang sử dụng hệ điều hành Windows XP (của 10 năm về trước :D). IE 9 về vị trí thứ 4, với chưa được 6%, chứng tỏ người dùng Việt Nam không mặn mà gì với trình duyệt mới nhất của Microsoft này.

Báu vật của đời tác giả Mạc ngôn

Báu Vật Của Đời Mạc Ngôn năm 1995 và ngay trong năm ấy được trao giải thưởng cao nhất về truyện. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành một hiện tượng. Báu vật của đời khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình

Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại Cao Mật, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Do Cách mạng Văn hóa, ông phải nghỉ học khi đang học dở tiểu học và phải tham gia lao động nhiều
năm ở nông thôn. Năm 1976, ông nhập ngũ. Năm 1984, trúng tuyển vào khoa văn thuộc Học viện
nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu
sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, năm 1991 tốt
nghiệp với học vị thạc sĩ.
Hiện ông là sáng tác viên bậc Một của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc. Nhà văn Mạc Ngôn từng được thế giới biết đến qua tác phẩm Cao lương đỏ. Bộ phim cùng tên do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể từ tác phẩm này đã đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Canne năm 1994. Truyện dài Báu vật của đời (nguyên tác tiếng Hoa: Phong nhũ phì đồn) được xuất bản vào tháng 9

Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net



Báu vật của đời tác giả Mạc ngôn
Báu vật của đời tác giả Mạc ngôn


Báu Vật Của Đời Mạc Ngôn năm 1995 và ngay trong năm ấy được trao giải thưởng cao nhất về truyện. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành một hiện tượng. Báu vật của đời khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thượng Quan.
Từ những số phận khác nhau, lịch sử được tiếp cận dưới nhiều góc độ, tạo nên sức sống, sức thuyết phục nghệ thuật của tác phẩm. có nhiều con đường để cảm thụ tác phẩm văn chương, vì vậy trước một hiện trượng văn học xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau âu cũng là điều bình thường, thậm chí còn làm phong phú thêm đời sống văn học. Trên tinh thần đó, chúng tôi xin gởi đến bạn đọc Báu vật của đời của Mạc Ngôn, một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện đại.





Báu vật của đời tác giả Mạc ngôn
Báu vật của đời tác giả Mạc ngôn




Lỗ Toàn Nhi: một người phụ nữ nông thôn Trung Quốc, năm 16 tuổi bỏ tục bó chân và lấy chồng là Thượng Quan Thọ Hỷ. Sau này Lỗ thị có 9 đứa con riêng, 8 gái và 1 trai.
Thượng Quan Thọ Hỷ: chồng của Lỗ Toàn Nhi, bị bất lực, không có khả năng sinh con.
Lai Đệ: con của Lỗ thị với ông chú dượng.
Chiêu Đệ: con của Lỗ thị với ông chú dượng.
Lãnh Đệ: con của Lỗ thị với anh chàng bán vịt dạo.
Tưởng Đệ: con của Lỗ thị với anh chàng bán thuốc rong.
Phán Đệ: con của Lỗ thị với lão Báo bán thịt chó.
Niệm Đệ: con của Lỗ thị với hoà thượng Trí Thông.
Cầu Đệ: con của Lỗ thị với tên lính thất trận
Cặp sinh đôi Ngọc Nữ và Kim Đồng: con của Lỗ thị với mục sư Malôa
..........
Các tay súng nâng súng lên, đợi khẩu lệnh cuối cùng. Tư Mã Khố nhìn những họng súng đen ngòm, trên mặt thoáng một nét cười băng giá. Một đạo hồng quang sáng rục trên đê, mùi đàn bà trùm lên tất cả. Tư Mã Khố la to:
- Ôi đàn bà mới là những người tốt nhất trên đời!
Đám đông đứng lặng như trời trồng. Lời hô của Tư Mã Khố tuy không hùng tráng nhưng nó lại xoáy vào tâm khảm mọi người. Đàn bà có tốt không? Có lẽ đàn bà là những người tốt, quả thực đàn bà là những người tốt. Nhưng suy cho cùng, đàn bà là những người không tốt!


Phan:Tám người đàn bà, tám phụ nữ , tám số phận tạo nên cuộc sống xoay quanh họ tạo nên tác phẩm có mùi tanh, màu đục, dính và nhớp nháp . nhưng khi đưa vào miệng quả thật rất ngon. nó đủ để lại hương vị rất khó quên và để tiêu hóa hết được cũng rất lâu. kể cả sau khi đã tiêu hóa xong.

29.10.12

tranh tô màu cho bé theo chủ đề, tranh tô màu cho bé gái, tranh tô màu cho bé trai, tranh tô màu siêu nhân

tranh tô màu cho bé theo chủ đề, tranh tô màu cho bé gái, tranh tô màu cho bé trai, tranh tô màu siêu nhân

Tranh to mau cho be

tải tranh tô màu cho bé

tranh tô màu cho bé học vẽ

hình tô màu cho em bé

tranh tô màu cho bé 6 tuổi

Download về và in ra 900 tranh tương đương 900 ảnh

Bản .DOCX
https://docs.google.com/open?id=0B0hPR4sOzdAOS0UyNy1LVFN6YmM




Bản .PDF
https://docs.google.com/open?id=0B0hPR4sOzdAObnFSWGI1cVlFMGM

Bản chỉ có tranh .ZIP
back up link :www.mediafire.com/?mtxnezqmlnn

700 tranh tô mầu đơn giản bản DOC


26.10.12

Thân gửi những con cò và thằng cò.

Phanblogs

Chèo đò con cò

con Cò lặn lội bờ sông
Cò ơi sao lại quên công mẹ già 
Hỏi rằng ai đẻ Cò ra
mà Cò lại bỏ mẹ già không nuôi
nhớ khi đi ngược về xuôi
mẹ đi bắt tép mẹ nuôi được Cò 
những ngày mưa lũ gió to
công mẹ bắt tép nuôi Cò, Cò quên
vợ con cò để hai bên
công cha nghĩa mẹ Cò quên mất rồi
Cò ơi Cò bạc như vôi
công cha sữa mẹ bằng đồi núi cao
Cò ơi Cò nghĩ thế nào
mẹ đi bắt tép thụt vào hố sâu
nuôi Cò, Cò lớn bằng đầu
nhớ khi Cò bé bú bầu sữa ngon
nhớ khi Cò bé cỏn con
bây giờ Cò lớn Cò còn nhớ không
vì đâu có cánh có lông 
mà Cò đã vội quên công mẹ già
hỏi rằng ai đẻ Cò ra
mà Cò lại bỏ mẹ già không nuôi.
Chèo đò con cò

Phan: thân gửi những con cò và thằng cò. câu chuyện và bài thơ trên được lấy từ một cụ già bán nước ven đường.

ngày xửa ngày xưa : có một người mẹ, nhận nuôi một con cò từ khi mới sinh- vợ chồng họ không có khả năng có con.
nuôi con cò đó lớn lên, sau khi con cò đó lấy chồng và đuổi cha mẹ ra khỏi nhà.
bài thơ này được bà lão bán nước treo ngay đầu quán nước của mình.( không ai kiểm chứng được bài thơ này do bà lão hay bạn bà lão sáng tác.)







15.9.12

Nguyên lý bất định

Phanblogs
Khoa học là gì, nếu không phải những quy luật xác định mô tả thế giới, nhờ đó ta có thể tiên đoán tương lai hoặc quá khứ? Nhưng thế giới là xác định hay bất định? Nếu thế giới là bất định thì khoa học có còn là khoa học nữa hay không? Hay ta phải thay đổi quan niệm về chính cái gọi là khoa học? Những câu hỏi này đưa ta tới triết học nhiều hơn là khoa học, buộc ta phải trầm tư suy ngẫm. Trạng thái này làm tôi liên tưởng tới bức tượng bất hủ Penseur của Rodin. Mỗi chúng ta là một penseur, nếu chúng ta muốn trả lời những câu hỏi loanh quanh nói trên …
Khi tiếp xúc với thơ văn, tôi thường hay bị ám ảnh bởi những ý thơ, ý văn mông lung bất định. Chẳng hạn, mấy vần thơ sau đây của nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn (trong tập Ru Em):

Cứ như một ngọn gió lành

Thổi vào anh, thổi vào anh, ngỡ ngàng
Làm rơi những chiếc lá vàng
Rơi chùm nắng đoái xiên ngang trời chiều
Gió không nâng nổi cánh diều
Cho con sông với cầu Kiều bâng khuâng …
Cái bất định ấy thường gợi mở và đưa ta đến một thế giới giầu suy tư triết lý, hướng nội và nhân bản. Đó là cái thú của nghệ thuật, văn chương mà nhiều lĩnh vực khác của nhận thức không chắc gì có được.
Như trong khoa học chẳng hạn, bạn chỉ có một luật chơi: Xác định!
“Không đúng! Vật lý đã khám phá ra nguyên lý bất định đó thôi”, một người lên tiếng phản đối.
Vâng, hành tung của các hạt lượng tử thì bất định, nhưng lý thuyết khoa học nói về cái bất định đó vẫn phải được phát biểu một cách xác định, sao cho mọi người hiểu một cách chính xác, thống nhất như nhau. Chẳng phải nguyên lý bất định lượng tử được trình bầy bởi một công thức toán học xác định đó sao?
Thế đấy, khu vườn kỳ lạ của thơ văn mà ở đó các nhà thơ, nhà văn tha hồ phóng túng bay bổng thì lại là khu cấm địa của khoa học.
1-Luật chơi của khoa học là cái xác định:
Trước khi cơ học lượng tử ra đời, tất cả những gì dính dáng đến khoa học đều là xác định: khoa học là tập hợp những nhận thức của loài người về thế giới Tự Nhiên và sự nhận thức đó phải được thể hiện dưới dạng những định luật chính xác, rõ ràng. Mức độ chính xác, rõ ràng của một lĩnh vực nói lên chất lượng khoa học cao hay thấp của lĩnh vực đó.
Toán học được coi là có chất lượng khoa học cao nhất, lý lẽ của nó được coi là chính xác nhất, rõ ràng nhất. Còn gì rõ ràng và chính xác bằng 2 + 3 = 5? Do đó, mức độ áp dụng toán học trong mỗi lĩnh vực khoa học cụ thể cũng được nhiều người coi là thước đo chất lượng khoa học của lĩnh vực đó. Chẳng hạn, chất lượng khoa học của vật lý được coi là chỉ đứng sau toán mà thôi, và không biết tự bao giờ đã hình thành một thứ tự chất lượng khoa học như sau: toán học, vật lý học, hoá học, sinh học, kinh tế học, v.v…
Tất nhiên bạn có thể không tán thành cách sắp xếp thứ tự đó nếu bạn không tán thành lấy toán học làm thước đo chất lượng khoa học. Mặt khác, tuỳ theo sự phát triển của mỗi lĩnh vực trong từng thời kỳ, thứ tự sắp xếp trên có thể thay đổi. Chẳng hạn, chất lượng khoa học của kinh tế học có thể sẽ vượt hoá học và sinh học, vì kinh tế học hiện đại ngày càng phải sử dụng đến nhiều công cụ toán học rất phức tạp. Nhưng trong mọi trường hợp, các nhà toán học luôn luôn cảm thấy được an ủi bởi sự suy tôn của người đời rằng “toán học là ông hoàng của các khoa học”!
Một số người sùng bái thước đo toán học đến mức tuyên bố rằng sinh học trước Mendel không phải là một khoa học, bởi vì toán học chỉ có mặt trong sinh học kể từ các nghiên cứu di truyền của Gregory Mendel.
Karl Marx cũng nhấn mạnh đến vai trò của toán học trong các khoa học. Bộ Tư Bản của ông được coi là một cột mốc để đánh dấu thời điểm kinh tế học thực sự trở thành một khoa học, bởi vì đó là lần đầu tiên các quy luật kinh tế được mô tả một cách định lượng. Tuy nhiên, phải đợi mãi đến năm 1969 mới có giải thưởng Nobel đầu tiên về kinh tế học. Phải chăng vì đến lúc đó kinh tế học mới thực sự sử dụng nhiều phân tích toán học?
Một số người không công nhận Kinh Dịch là một khoa học thực sự, vì các nguyên lý của nó không được định lượng bằng các công thức chính xác của toán học. Một số nhà toán học đã cố gắng toán học hoá Kinh Dịch, nhưng hình như công trình của họ không nhận được sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học. Phải chăng vì những trình bầy toán học đó chưa đủ thuyết phục? Một số người khác nói rằng ý đồ toán học hoá Kinh Dịch là không tưởng, vì bản thân ý đồ đó thể hiện sự thiếu hiểu biết đối với bản chất các tư tưởng Đông Phương.
Gần gũi hơn, tư tưởng về cái xác định có thể tìm thấy nhan nhản ngay trong môn toán của học sinh phổ thông. Các em thường xuyên phải tìm “Tập Xác Định” của các hàm số mà các em phải đối mặt. Toán học của các em không chấp nhận phép chia cho số 0, vì kết quả hoặc vô nghĩa, hoặc bất định. Toán học rất “sợ” cái Bất Định!
Trong thiên văn học cũng vậy, người ta không thể chấp nhận những tiên đoán “nước đôi”. Thí dụ, đến một ngày giờ nhất định nào đó, một thiên thể nhất định nào đó sẽ phải xuất hiện tại một vị trí nhất định nào đó trên bầu trời. Các lý thuyết thiên văn phải làm sao tiên đoán được chính xác vị trí đó, thay vì tiên đoán hoặc nó ở đây, hoặc nó ở kia. Trên thực tế, thiên văn học thế kỷ 19 đã đạt được nhiều kỳ tích. Thành tựu nổi tiếng nhất phải nhắc đến là công trình của Urbain Leverrier tiên đoán sự tồn tại và vị trí của Hải vương tinh – Neptune – một hành tinh trong Hệ Mặt Trời mà trước đó chưa từng được biết. Thực nghiệm thiên văn đã xác nhận tiên đoán của Leverrier là hoàn toàn chính xác. Thắng lợi của thiên văn học đã làm cho nhân loại vừa khâm phục vừa tin tưởng tuyệt đối vào khoa học. Trên đà thắng lợi, Pierre Simon Laplace đã đưa ra một lý thuyết nói rằng nếu biết trước trật tự của Vũ trụ tại một thời điểm nhất định, khoa học có thể tiên đoán được một cách chính xác trật tự của Vũ Trụ tại bất kỳ một thời điểm nào khác. Lý thuyết này được gọi là “Chủ nghĩa tất định Laplace” (Laplace’s Determinism). Mọi tính toán của lý thuyết này đều dựa trên các định luật của Cơ học Newton – một khoa học về chuyển động và tương tác giữa các vật thể trong không gian dưới dạng những công thức toán học chính xác. Tất nhiên những dự đoán của Laplace phải dựa trên một giả thiết cơ bản cho rằng những định luật ràng buộc Vũ Trụ hôm nay sẽ mãi mãi đúng. Nói cách khác, các định luật của Vũ trụ là bất biến – Vũ trụ bị ràng buộc bởi những định luật xác định. Vì thế, chủ nghĩa tất định Laplace là sự phát triển tư tưởng xác định trong khoa học tới đỉnh cao chưa từng có.
Tuy nhiên, đỉnh cao nhất của tư tưởng này là Albert Einstein.
2-Chúa không chơi trò súc sắc:
Năm 1921, trong dịp đầu tiên đến thăm nước Mỹ, khi nghe thấy tiếng đồn rằng người ta đã khám phá ra ether, Einstein lập tức phản ứng bằng một câu nói bất hủ: “Chúa rất khôn ngoan tinh tế, nhưng Ngài không ranh mãnh” (Rafinert ist der Herr Gott, aber boshsaft ist er nich). Phản ứng của Einstein là tất yếu, vì nếu quả thật có ether thì Thuyết Tương Đối Hẹp của ông sẽ bị sụp đổ. Tại sao vậy?
Trong thế kỷ 19, các nhà khoa học cho rằng tồn tại một loại vật chất đặc biệt lấp kín không gian Vũ Trụ, được gọi là ether, để làm môi trường trung gian cho ánh sáng truyền qua (giống như dòng điện cũng phải có một môi trường để đi qua). Nếu quả thật như thế thì ánh sáng truyền theo hướng thuận chiều quay của Trái Đất và theo hướng ngược lại phải có tốc độ khác nhau (theo nguyên lý cộng tốc độ của Cơ học Newton). Nhưng thí nghiệm đo tốc độ ánh sáng của Michelson cuối thế kỷ 19 lại cho một kết quả hoàn toàn khác: tốc độ ánh sáng không thay đổi đối với mọi hệ quy chiếu. Sự thật này trước hết bác bỏ giả thuyết ether.
Với trực giác thiên tài, thay vì nghi ngờ kết quả thí nghiệm của Michelson, Einstein lại tin chắc rằng vận tốc không đổi của ánh sáng là một đặc trưng kỳ lạ của Tự Nhiên mà trước đó nhân loại chưa nhận thức được, và do đó phải xét lại toàn bộ vật lý Newton từ những khái niệm nền tảng về không gian và thời gian. Đó chính là xuất phát điểm để ông xây dựng nên Thuyết Tương Đối Hẹp năm 1905, trong đó nguyên lý ánh sáng có vận tốc không đổi được coi như một tiên đề nền tảng. Lý thuyết này đã tạo nên một cuộc cách mạng vể nhận thức chưa từng có, đến nỗi Max Planck đã phải thốt lên ngay từ hồi bấy giờ rằng “Nếu lý thuyết của Einstein đúng, mà tôi nghĩ rằng nó đúng, thì ông sẽ là một Copernicus của thế kỷ 20” (Copernicus là một bác sĩ, thầy tu người BaLan đã nêu lên Thuyết Nhật Tâm, khẳng định Mặt Trời là trung tâm của Thái Dương Hệ, thay vì coi Trái Đất là trung tâm như quan niệm của Thuyết Địa Tâm đã ngự trị từ hàng ngàn năm trước đó).
Nếu quả thật có ether thì suy ra thí nghiệm của Michelson không đúng, và lập tức lý thuyết của Einstein cũng sụp đổ theo. Nhưng Einstein tự tin đén mức khẳng định rằng đó chỉ là tưởng tượng.
Chẳng bao lâu sau, ông lại đưa ra một tuyên ngôn tương tự, nhưng lần này còn bất hủ hơn: “Chúa không chơi trò súc sắc” (God does not play dice!), để chống lại Cơ Học Lượng tử với Nguyên Lý Bất Định của Werner Heisenberg.
Vâng, nếu con súc sắc là biểu tượng của cuộc đỏ đen, may rủi, bất định, thì Chúa của Einstein không chơi trò đỏ đen! Chúa của ông là Đấng sáng Tạo của Vũ trụ – người ban hành những định luật xác định buộc tất thẩy những gì hiện hữu trong Vũ Trụ đều phải tuân theo. Nhiều lúc ông gọi Chúa của mình là Ông Cụ (The Old One), và khát vọng cháy bỏng trong tâm can ông là “hiểu được ý nghĩ của Ông Cụ” như ông thường nói  trên cửa miệng, tức là khám phá ra những định luật xác định thống trị một phần hoặc toàn bộ Vũ Trụ.
Thiên tài có một không hai của ông đã giúp ông thoả mãn một phần khát vọng đó: hàng loạt khám phá vĩ đại đã đưa ông lên vị trí một trong những bộ óc thông minh nhất của nhân loại, nhân vật số 1 của thế kỷ 20. Ông là con người của huyền thoại.
Tất cả những khám phá của ông đều thể hiện rõ tính xác định của các định luật tự nhiên, kể cả Thuyết Thương Đối Hẹp lẫn Thuyết Tương Đối Tổng Quát. Đôi khi có người hiểu tính tương đối như một cái gì đó “thiếu chính xác” của Tự nhiên. Đó là một nhầm lẫn lớn, vì thuyết tương đối là một lý thuyết xác định cho phép tiên đoán một cách chính xác các hiện tượng thiên văn, vũ trụ.  Sự chính xác trong các tiên đoán đạt tới mức kinh ngạc, điển hình là tiên đoán vị trí của các ngôi sao ở gần Mặt trời trên bản đồ thiên văn trong các kỳ nhật thực, để từ đó xác định được chính xác độ lệch của tia sáng khi nó đi ngang qua gần Mặt Trời.
Trong khoa học, nếu coi tư tưởng xác định là cổ điển, tư tưởng bất định là hiện đại, thì Einstein là con người cổ điển bậc nhất, bảo thủ bậc nhất, mặc dù ông luôn luôn là biểu tượng vĩ đại nhất của tư tưởng cách mạng trong khoa học. Trong suốt cuộc đời, kể cả trước lúc ra đi, không bao giờ ông công nhận nguyên lý bất định của Cơ Học Lượng tử.
Einstein là người ngoan cố và tự ái quá chăng?
Không, trong đời đã có lúc ông phạm sai lầm trong học thuật nhưng khi nhận thấy mình sai, ông đã khảng khái công bố trên báo chí rằng ông đã sai (trường hợp tranh luận với Alexander Friedman về vũ trụ giãn nở). Nhưng với Nguyên Lý Bất Định, không bao giờ ông cho rằng mình sai. Theo ông, nguyên lý này chỉ thể hiện sự bất lực của khoa học trong việc khám phá ra những quy luật xác định trong thế giới lượng tử mà thôi.
Nguyên Lý Bất Định đại ý nói rằng bạn không thể nào tiên đoán được vị trí chính xác của một hạt lượng tử tại một thời điểm cho trước giống như nhà thiên văn tiên đoán được vị trí chính xác của một ngôi sao tại một thời điểm cho trước. Einstein không đồng ý với kết luận đó. Theo ông, nếu vật lý không tiên đoán được chính xác kết quả, thì không phải vì bản chất bất định của thế giới lượng tử, mà chẳng qua vì vật lý chưa làm tròn bổn phận của mình. Ông đã cố gắng “bịa ra” rất nhiều thí nghiệm tưởng tượng để chứng minh Nguyên Lý Bất Định sai.
Nhưng không may cho ông, Niels Bohr, người bảo vệ khổng lồ của Nguyên Lý bất Định, đã “ăn miếng trả miếng” đâu ra đấy mỗi khi Einstein tung các thí nghiệm tưởng tượng của mình ra. Trong nhiều cuộc “tranh hùng” giữa hai thiên tài này, nói chung Einstein thua, nhưng ông chỉ coi đó là cái thua tạm thời. Ông vẫn quyết chí phục thù. Rất tiếc ông đã phải ra đi trong lúc chưa khuất phục được trường phái bất định.
Nhưng lịch sử cho thấy đến nay cũng chưa ai dám tuyên bố rứt khoát rằng Einstein đã sai, mặc dù Cơ Học Lượng Tử đã liên tiếp đạt được những chiến công vang dội, thu phục được hầu hết trái tim và khối óc của các nhà vật lý. Phải chăng vì uy tín của Einstein khổng lồ đến mức mọi người đều e ngại khi phải va chạm với một “ông thánh khoa học”? Thực ra không hẳn như vậy. Bằng chứng là vẫn có những trường phái vật lý hiện nay tin rằng Einstein đúng, Nguyên Lý Bất Định sai. Thật vậy, chẳng hạn nhóm nghiên cứu của Gerhard Rempe tại Đại học Konstanz ở Đức, vẫn đang tiếp tục những thí nghiệm nhằm chứng minh Einstein đúng, trong đó chỉ ra rằng cái gọi là bất định thực ra chỉ là biểu hiện của một quy luật khác ít được nhắc đến: Quy luật “rối lượng tử” (quantum entanglement)[1]. Tuy nhiên, vật lý hiện đại đã chọn một giải pháp “dĩ hoà vi quý”: Thay vì tiếp tục để cho hai trường phái xác định và bất định “đối đầu”, người ta đang tìm mọi cách để hoà hợp hai tư tưởng đó lại với nhau: Kết hợp Thuyết Tương Đối Tổng Quát của Einstein (lý thuyết cao nhất của tư tưởng xác định) với Cơ Học Lượng tử của Heisenberg (lý thuyết cao nhất của tư tưởng bất định) thành một lý thuyết chung, gọi là Lý Thuyết về Mọi Thứ (Theory of Everything).
Đó là sự kết hợp giữa hai cực đối lập. Nếu hai cực này chỉ là hai cực “trái ngược” nhau mà thôi, thì tuyên ngôn bất hủ của Niels Bohr có thể sẽ là một gợi ý dẫn đường: “Trái ngược không phải là mâu thuẫn, mà chúng bổ xung cho nhau”. Nhưng nếu hai cực này là hai cực mâu thuẫn với nhau, thì e rằng sự kết hợp là bất khả (impossible). Đông học nói: Âm Dương đối lập nhưng hoà hợp trong Thái Cực. Phải chăng sự kết hợp lý thuyết của Einstein với lý thuyết của Heisenberg chính là tham vọng biết được Thái Cực, tức là tham vọng biết hết Trời-Đất. Tham vọng này e rằng có thái quá không?
Trong khi tôi còn bán tín bán nghi thì đùng một cái, một khám phá lớn gần đây được công bố rầm rộ trên báo chí, sách vở, internet, trong đó tác giả đưa ra một tuyên bố trái ngược với tuyên ngôn của Einstein: “Chúa không chỉ chơi trò đỏ đen trong Cơ Học Lượng Tử, mà ngay cả trong nền tảng của toán học!”. Đó là một đòn choáng váng đối với chủ nghĩa xác định trong khoa học. Tác giả của tuyên bố đó là Gregory Chaitin, nhà toán học nổi tiếng của Tổ hợp IBM.
3-Số Omega và hiện thực ngẫu nhiên:
Tháng 07-2003, một Hội nghị quốc tế về khoa học computer đã diễn ra tại Dijon, Pháp. Trong hội nghị này, một nhà khoa học Úc gốc Việt, giáo sư Kiều Tiến Dũng tại Đại học Swinburne, Melbourne, Australia, đã trình bầy một báo cáo về một khám phá mới của ông liên quan đến một con số kỳ lạ, được gọi là số Omega, ký hiệu: W.
Mở đầu báo cáo, giáo sư Kiều viết: “Một trong những công trình nghiên cứu gây ngạc nhiên lớn nhất trong khoa học tính toán gần đây là sự khám phá ra số W, thông qua một nhánh của Lý thuyết thông tin thuật toán”.
Thật vậy, sự khám phá ra W đã gây nên một cú sốc lớn trong giới khoa học, bởi lẽ nó cho thấy toán học không phải là một hệ thống xác định như người ta vẫn tưởng, mà hoá ra cũng chứa đựng tính ngẫu nhiên giống như trong Cơ Học Lượng Tử. Vậy W là gì?
Đó là một con số do Gregory Chaitin tìm ra cách đây không lâu, dựa trên việc phát triển Định Lý Bất Toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Godel và Sự Cố Dừng (The Halting Problem) của Alan Turing.
Định lý Godel khẳng định rằng mọi hệ logic khép kín đều không đầy đủ (bất toàn), và rằng trong toán học tồn tại những định lý đúng nhưng không thể chứng minh (unprovable). Một biểu hiện cụ thể của Định Lý Bất Toàn là Sự Cố Dừng: Không thể đoán trước được một chương trình computer liệu có thể bị dừng hoặc chạy vòng quanh mãi mãi hay không.
Từ bài toán của Turing, Chaitin đặt vấn đề:
Hãy tính xác suất để một chương trình computer được chọn ngẫu nhiên trong số những chương trình có thể có sẽ bị dừng là bao nhiêu?
Chaitin gọi xác suất đó là Omega. Rõ ràng W tồn tại, bởi vì trong thực tế, một chương trình có khả năng sẽ bị dừng, hoặc không. Khả năng đó chính là W. Theo định nghĩa xác suất, W là một số thực biến thiên trong khoảng giữa 0 và 1: 0 < W < 1. Tuy nhiên chúng ta sẽ không bao giờ biết W bằng bao nhiêu, vì theo Sự Cố Treo Máy của Turing, không thể đoán trước được một chương trình có bị dừng hay không.
Tóm lại, W là một con số có thật, nó hiện hữu, nhưng không thể tính được, hoặc không thể biết được. Không tồn tại bất kỳ một thuật toán nào cho phép xác định được các chữ số của W. Nếu viết trong hệ nhị phân, W sẽ là một dãy vô hạn các chữ số 0 và 1. Nếu cho số 0 tương ứng với một đồng xu sấp, số 1 tương ứng với đồng xu ngửa, thì W sẽ là một dãy gieo đồng xu vô hạn lần, nhưng bạn không có cách nào để đoán trước được kết quả “sấp/ngửa” của những lần gieo đồng xu đó.
Đây là một hiện tượng chưa từng xẩy ra trong toán học. Chú ý rằng một số vô tỷ như số p chẳng hạn, tuy là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn, các chữ số xuất hiện không theo một quy luật nào cả, nhưng vẫn là một số xác định, bởi vì chúng ta có thể xác định được (tính được) bất kỳ chữ số nào của nó, miễn là thời gian và sức lực cho phép. Nhưng W là một con số hoàn toàn khác: nó là một con số bất định, các chữ số của nó xuất hiện một cách ngẫu nhiên, do đó không thể xác định được, bất chấp thời gian và sức lực của con người và computer.
Từ đó Chaitin rút ra 2 kết luận rất quan trọng:
  • Một, trong toán học tồn tại những con số không thể tính được (uncomputable), hoặc không thể biết được (unknowable). Kết luận này tương đương với kết luận của Godel: trong toán học tồn tại những mệnh đề không thể quyết định được (undecidable), nghĩa là không thể chứng minh nhưng cũng không thể bác bỏ.
  • Hai, vì những con số mang bản chất ngẫu nhiên không tính được là số thực, mà số thực là nền tảng của số học, tức là nền tảng của toán học, do đó tính ngẫu nhiên (randomness) nằm trong nền tảng của toán học. Suy rộng hơn nữa, vì toán học là nền tảng của khoa học, do đó tính ngẫu nhiên nằm trong nền tảng của toàn bộ khoa học.
Kết luận này đã gây nên một cú sốc lớn trong khoa học. Tạp chí New Scientist cảnh báo: “Ông ấy (Greg Chaitin) đã làm tiêu tan toán học bằng một con số duy nhất. Và đó mới chỉ là màn mở đầu thôi … Đây là một tin không tốt lành đối với những nhà vật lý đang muốn tìm ra một sự mô tả đầy đủ và chính xác về Vũ Trụ. Toán là ngôn ngữ của vật lý, do đó khám phá của Chaitin ngụ ý rằng không thể nào có một Lý Thuyết về Mọi Thứ (Theory of Everything) được”.
Nếu Chaitin đúng thì có nghĩa là không thể tồn tại một lý thuyết mang tính xác định của toàn Vũ Trụ được, bởi vì Vũ Trụ mang tính ngẫu nhiên hơn là xác định. Thật vậy, theo Chaitin, những định lý và định luật mà khoa học có thể khám phá được thực ra quá lắm cũng chỉ giống như những hòn đảo hoặc quần đảo ngoài biển khơi, trong khi cái ngẫu nhiên bất định chính là đại dương biển cả mênh mông. Ở đây, bất ngờ ta gặp lại tư tưởng của Laplace: “Cái ta biết thì ít ỏi vô cùng, cái ta không biết thì mênh mông bể sở!” (Ce que nous savons est peu de choses, ce que nous ignorons est immense!). Kể cũng lạ lắm thay, Laplace chính là tác giả của Học Thuyết Tất Định Vũ Trụ, một học thuyết tuyên bố sẽ biết được mọi trạng thái của Vũ trụ tại mọi thời điểm, nhưng chính Laplace lại nói ra những lời “biết mình biết người” như vậy. Thế mới biết cái đầu triết học vẫn cứ sâu sắc hơn cái đầu khoa học.
Trên một góc độ khác, kết luận của Chaitin hoàn toàn phù hợp với kết luận của lý thuyết về Entropi – mức độ hỗn độn của vật chất trong Vũ Trụ càng ngày càng tăng lên, trật tự càng ngày càng giảm đi (định luật Entropi). Vì thế chẳng cần đến Nguyên Lý Bất Định của Cơ Học Lượng Tử cũng có thể thấy rằng nhiều hiện tượng vũ trụ sẽ không thể nào tiên đoán chính xác được.
Tư tưởng về cái bất định đang càng ngày càng lớn lên, thế giới xác định đang càng ngày càng thu hẹp lại. Đó chính là nhận thức hiện đại của khoa học. Vì thế đến nay tư tưởng của Einstein đã được coi là cổ điển, và ông là hiệp sĩ cuối cùng trong hàng ngũ những hiệp sĩ khoa học cổ điển.
4-Kết:
Có thể cái xác định chỉ là những chân lý cục bộ, trong khi cái bất định là chân lý toàn phần. Vì thể chúng ta chỉ có thể nhận thức được cái cục bộ, thay vì có thể nhận thức chính xác cái toàn phần. Tham vọng biết chính xác cái toàn phần là bất khả.
Khi nói đến cái bất khả, một số người dẫy nẩy lên coi đó là điều tối kỵ, không nên nhắc đến trong khoa học, bởi vì nó chống lại khoa học. Đó là một nhận thức ngây thơ về khoa học.
Ngược lại, chính vì biết rằng có những giới hạn bất khả không thể vượt qua, rằng không bao giờ có thể biết hết mọi sự, rằng mỗi lần khám phá chỉ là một sự vén mở bí mật của một góc nào đó của thế giới mà thôi, đúng như Newton từng nói, “mỗi lần có một khám phá tôi cảm thấy như một cậu bé nhặt được một viên sỏi rất đẹp trên bãi biển”, do đó sự khám phá sẽ kéo dài vô tận, không bao giờ cạn kiệt, niềm vui sáng tạo sẽ không bao giờ chết. Đó chính là hạnh phúc của cuộc sống.
Trên một phương diện khác, nếu khoa học không giúp con người khám phá ra mọi sự thật, thì cần phải có sự bổ sung nhận thức bằng nhiều phương tiện khác nhau. Mỗi phương tiện sẽ có một ưu thế riêng.
Có lẽ vì thơ văn dùng trực giác để khám phá sự thật nên đã tìm ra kết luận bất khả sớm hơn khoa học rất nhiều. Bằng chứng là truyện “Thầy bói xem voi” đã lưu truyền từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim mà ai cũng biết. Trong tiếng Anh, truyện được viết bằng thơ, nhan đề là “The Blind Men and the Elephant” (Những anh mù và con voi). Truyện kể sáu anh mù sờ voi, mỗi anh đưa ra một “lý thuyết” mô tả con voi, rồi kết như sau:
And so these men of Indostan
Disputed loud and long
Each in his opinion
Exceeding stiff and strong,
Though each was partly in the right
And all were in the wrong!
Xin tạm dịch:
Thế là sáu anh mù
Ở xứ In – dos – tan
Tranh cãi nhau ỏm tỏi
Lý của ai cũng giỏi
Anh nào cũng hung hăng
Nhưng chỉ đúng một phần
Nên đều sai tất cả!

Sydney ngày 19-03-1999
PVHg
http://viethungpham.wordpress.com/2011/02/18/b%E1%BA%A5t-d%E1%BB%8Bnh-vs-xac-d%E1%BB%8Bnh/