Trang

23.12.16

Tứ diệu đế

Phanblogs Tứ diệu đế Tác giả: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Võ Quang Nhân dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính  Khi bạn đã phát triển một hiểu biết nhất định về tính không, cho dù chỉ là một sự hiểu biết dựa vào lý trí,[83] bạn sẽ có một cách nhìn mới về sự vật, hiện tượng và bạn có thể so sánh điều này với các phản ứng thông thường của mình. Bạn sẽ nhận biết được khuynh hướng hình dung hóa những phẩm tính đối với thế giới bên ngoài của chúng ta nhiều đến mức nào. 


Đặc biệt hơn, bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết các cảm xúc mạnh mẽ của ta đều khởi lên từ sự thừa nhận tính thật hữu của một sự vật nào đó vốn là không thật. Bằng cách này, bạn có thể đạt tới tri giác kinh nghiệm về sự khác biệt giữa cách mà bạn nhận thức sự vật với cách mà sự vật thực sự hiện hữu.

Bài học mà ta có thể rút ra từ tất cả các điều trên là các cảm xúc mạnh mẽ gây phiền não trong tâm ta khởi lên từ một trạng thái sai lầm cơ bản, và điều này khiến cho ta nhận hiểu sự vật như là thật có và tồn tại một cách độc lập. Tóm lại, ta biết rằng các cảm xúc và ý tưởng gây đau khổ không có nền tảng xác thật, không những trong kinh nghiệm của ta mà cả trong thực tại, và cả trong lý luận.
Ngược lại, sự thấu suốt tính không của sự vật không chỉ dựa trên lý luận mà cả trên thể nghiệm: nó có chỗ dựa xác thật.

Thêm vào đó, hiểu biết về tính không và sự bám chấp vào sự vật như là có thật là trực tiếp trái ngược nhau, nên điều này sẽ loại trừ điều kia. Vì chúng là các sức mạnh trái ngược nhau, và vì một bên có nền tảng xác thật trong khi bên kia thì không, nên kết luận cuối cùng có thể rút ra là: càng hiểu biết sâu sắc về tính không, và năng lực nội quán càng mạnh mẽ thì ta càng thấy rõ sự lừa dối của các cảm xúc, và hệ quả là các cảm xúc đó càng trở nên yếu ớt hơn.

Sự thật là ta sẽ đạt đến sự nhận biết rằng các cảm xúc mạnh mẽ và ý tưởng gây khổ đau, cùng với nền tảng của chúng là vô minh, đều có thể bị làm cho suy yếu, trong khi sự thấu suốt về tính không thì có thể được tăng thêm.


Tứ diệu đế Tác giả: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV.doc



17.12.16

chuyên đề thực tập tốt nghiệp quản trị kinh doanh

Phanblogs chuyên đề thực tập tốt nghiệp quản trị kinh doanh, đề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh,báo cáo thực tập quản trị kinh doanh tổng hợp, báo cáo thực tập quản trị kinh doanh công ty xây dựng, báo cáo thực tập quản trị kinh doanh công ty tnhh, đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, chuyên đề quản trị kinh doanh, báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực, đề tài thực tập quản trị nhân sự,



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 4
KINH DOANH TẠI CÔNG TY XXX 4
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYxxx 6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 6
1.2. Kết quả hoạt động của Công ty 10
1.2.1 Về doanh thu thuần 11
1.2.2 Doanh thu từ các mặt hàng chủ yếu: 14
1.2.3 Vốn, cơ cấu vốn : 16
1.2.5 Lao động, tiền lương 17
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 21
1.3.1 Mô tả cơ cấu : 21
1.4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty 27
1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty : 27
1.4.2 Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực 27
1.4.3 Đặc điểm về quy định của pháp luật có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của Công ty 28
    1.4.4 Đặc điểm về  quy luật cạnh tranh trên thị trường ngành 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 31
2.1 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty 31
2.1.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp : 31
2.1.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả ở từng lĩnh vực : 35
2.2. Phân tích các giải pháp hiện tại về hiệu quả kinh doanh của Công ty: 40
2.3. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả của sản xuất kinh doanh 41
2.3.1 Những ưu điểm 42
2.3.2 Những mặt hạn chế 43
2.3.3. Nguyên nhân 44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 45
SẢN XUẤT KINH DOANH 45
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty 45
3.1.1 Định hướng chung 45
3.1.2 Định hướng về hiệu quả kinh doanh 46
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 46
3.2.1. Tăng cường quản lý vốn lưu động 46
3.2.2 Nâng cao vòng quay vốn : 48
3.2.3 Giảm hệ số nợ : 48
3.2.4 Nâng cao khả năng cạnh tranh môi trường ngành 48
3.2.4 Chuyển dịch cơ cấu doanh thu, hiện đại hóa cơ sở vật chất , học liệu giáo dục : 49
3.2.5 Nghiên cứu và phát triển mở rộng thị trường 50
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước 51
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 55
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : 56

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY XXX

LỜI MỞ ĐẦU
Làm sao để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất, làm sao để duy trì được hoạt động của doanh nghiệp, làm sao để thu về được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó là những vấn đề mà bất cứ một doanh nghiệp nào muồn tồn tại cũng đều phải quan tâm. Giải quyết vấn đề kinh doanh, kinh doanh như thế nào, kinh doanh để làm gì đối với mỗi doanh nghiệp, đó là những vấn đề không hề đơn giản. Ở mỗi doanh nghiệp cần xác định được đúng và trúng vấn đề mà thị trường đang có nhu cầu hoặc đó ít nhất cũng là vấn đề mà trong tương lai gần người tiêu dùng hướng tới, quan tâm sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.
Nhưng khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường thì vấn đề đặt ra là làm gì và làm như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh lại là vấn đề khác. Điều đó rất quan trọng vì nó liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà quá trình toàn cầu hóa đang trở thành một xu thế tất yếu.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Xxx, em nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển của công ty. Vì vậy em chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Xxx ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình với hi vọng đề tài sẽ là cơ sở tham khảo giúp Công ty tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu đồng thời đề ra những giải pháp phù hợp với quá trình phát triển của mình.
Kết cấu chuyên đề:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung của chuyên đề gồm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về Công ty Xxx
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Xxx
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xxx
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sự phân tích các con số và dữ liệu chưa sâu và chưa nêu bật được vấn đề do trình độ còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, do đó em rất hi vọng các thầy cô giáo và đặc biệt là ThS.*** và các anh chị phòng kế toán tại Công ty sẽ đóng góp ý kiến để giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ThS.***, các anh chị em trong công ty đã hướng dẫn em trong quá trình xây dựng nội dung và ý tưởng và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

chuyên đề thực tập tốt nghiệp quản trị kinh doanh .doc 




Khi bạn bắt đầu nói Tôi mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng

Khi bạn bắt đầu nói “Tôi”, mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng.


Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. Là trẻ mồ côi, 16 tuổi xuất gia, sau bị gọi nhập ngũ, chiến tranh kết thúc Sawaki quay về tiếp tục tu học thiền. Kodo Sawaki lập hạnh không trụ mà đi khắp nơi để dạy thiền.

Kodo Sawaki 


Thiền sư Kodo Sawaki (1880-1965)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án. Một số lời khuyên dạy của Kodo Sawaki được môn sinh tập hợp thành “Gửi bạn”, xin chia sẻ đến bạn đọc suy ngẫm.

1. Gửi người bắt đầu biết suy ngẫm về cuộc đời

Ở một số nơi tại Mãn Châu, các cỗ xe thường do các chú chó to lớn kéo. Bác xà ích treo một miếng thịt trước mũi chó, và chú chó chạy như điên theo miếng thịt. Nhưng dĩ nhiên là chú không bao giờ với tới. Chú chỉ được vứt cho miếng thịt khi cỗ xe đã về tới đích. Rồi chỉ trong một cái ngốn, chú nuốt chửng miếng thịt xuống cổ họng.
Ở một số nơi tại Mãn Châu, các cỗ xe thường do các chú chó to lớn kéo. Bác xà ích treo một miếng thịt trước mũi chó, và chú chó chạy như điên theo miếng thịt. Nhưng dĩ nhiên là chú không bao giờ với tới. Chú chỉ được vứt cho miếng thịt khi cỗ xe đã về tới đích. Rồi chỉ trong một cái ngốn, chú nuốt chửng miếng thịt xuống cổ họng.

Người đi làm với đồng lương cũng y hệt như thế. Từ đầu tháng cho đến cuối tháng, họ cũng chạy theo đồng lương treo trước mũi. Một khi đã lãnh lương, họ cũng ngốn nó, và lại sẵn sàng chạy tiếp theo kỳ lương tới. Không ai có thể thấy xa hơn đầu mũi của mình.

Câu hỏi là: Tại sao bạn phải khốn khổ như thế?

Nếu không cẩn thận, bạn sẽ phí hết cuộc đời mình không làm gì ngoài việc chờ đợi những hy vọng tầm thường nhất của mình có thể thành tựu.

2. Gửi người không thể nào dừng lo lắng người khác nghĩ về mình như thế nào

2. Gửi người không thể nào dừng lo lắng người khác nghĩ về mình như thế nào
Bạn không thể nào đổi bất cứ thứ gì với người khác. Mỗi và mọi người phải sống cuộc đời riêng của mình.

Đừng phí thời gian suy xét xem ai là người tài giỏi nhất.

Mắt không nói, “Chúng tôi thấp hơn, nhưng thấy nhiều hơn”. Chân mày không trả lời, “Đúng, chúng tôi không thấy gì, nhưng chúng tôi ở cao hơn”.

Mũi không thể thay mắt, và miệng không thể thay cho tai.

Mọi thứ đều có nhiệm vụ riêng của mình, mà không gì trong vũ trụ có thể thay thế.

3. Gửi người đã hoàn toàn mệt mỏi trong việc đấu tranh với người phối ngẫu

3. Gửi người đã hoàn toàn mệt mỏi trong việc đấu tranh với người phối ngẫu
Vấn đề không phải ai là người đúng. Đơn giản là các bạn nhìn sự việc theo quan niệm khác nhau.
Khi bạn bắt đầu nói “Tôi”, mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng.

Hãy thôi cố gắng làm một người đặc biệt - hãy cứ là chính mình. Hãy kiềm chế. Ngồi xuống!

4. Gửi người nghĩ làm giống người khác là có lợi

4. Gửi người nghĩ làm giống người khác là có lợi
Bạn luôn bám theo người khác. Nếu họ ăn khoai chiên, bạn cũng đòi ăn khoai chiên. Nếu ai đó ăn kẹo, bạn cũng muốn ngậm kẹo. Nếu ai đó thổi còi, bạn cũng kêu đòi: “Mẹ ơi, mua cho con cái còi”. Và điều đó không chỉ xảy ra đối với con trẻ.

Khi mùa xuân tới, bạn quay cuồng theo mùa xuân. Khi thu đến, bạn chạy theo mùa thu. Ai cũng chờ đợi thứ gì đó để chạy đuổi theo. Có người còn kiếm sống được nhờ sự chạy đuổi theo đó - họ làm nghề quảng cáo.

Với từng cá nhân, chúng ta còn chịu đựng nổi, nhưng khi họ lập thành nhóm, họ bắt đầu trở nên quái dị. Họ bị rơi vào sự ngu ngốc của nhóm, của bầy đàn.

Khi sống trong sự ngu ngốc của nhóm, chúng ta lẫn lộn giữa sự cuồng điên và kinh nghiệm thực sự. Nên điều quan trọng là bạn phải rõ ràng về bản thân, và thức tỉnh khỏi cơn điên đó. Thiền có nghĩa là rời bỏ bầy đàn và tự đi trên đôi chân của mình.

5. Gửi người mà suốt đời chỉ biết có tiền và tiền

5. Gửi người mà suốt đời chỉ biết có tiền và tiền
Hạnh phúc và bất hạnh của con người không chỉ tùy thuộc vào tiền. Nếu con số trong tài khoản tín dụng của bạn là thước đo lường hạnh phúc, thì sự việc sẽ đơn giản xiết bao. Tuy nhiên thực sự nó không phải như thế.

Đừng quá tiêu cực khi bạn bắt đầu nói là bạn cần tiền để sống. Trong thế giới này, bạn có thể hoàn toàn sống tốt mà không cần đến sổ tiết kiệm.

Một số người nghĩ rằng họ quan trọng bởi vì họ có tiền. Người khác thì cho mình quan trọng vì đã đạt được giác ngộ (satori). Nhưng cho dầu bạn thổi phồng tấm da thịt này bao nhiêu, bạn cũng không thể biến mình thành gì cả - ngoài việc trở thành ma.

Những gì không thuộc về bạn chiếm đầy vũ trụ. Khi nào những suy tưởng của cá nhân bạn chấm dứt, thì Phật pháp có mặt.

6. Gửi người thích có nhiều tiền, tình yêu, chức vị và danh vọng

6. Gửi người thích có nhiều tiền, tình yêu, chức vị và danh vọng
Si mê có nghĩa là chỉ biết chăm lo cho bản thân mình. Còn kẻ trí nói, “Dầu có gì xảy ra, tôi vẫn là tôi”.

Một lần tôi viếng thăm một mỏ than. Có lúc khi đang đi xuống, tôi có cảm giác như thình lình chúng tôi lại trở lên cao. Cũng giống như thế, khi suy nghiệm về cuộc đời mình, hình như chúng ta luôn sai lầm khi lầm tưởng rằng những con số luôn thay đổi là tổng số.

Thua là định. Thắng là ảo tưởng.

Không thèm muốn bất cứ thứ gì là món quà lớn nhất mà bạn có thể ban tặng cho vũ trụ.

7. Gửi người muốn thấy kẻ thù bị điêu đứng

7. Gửi người muốn thấy kẻ thù bị điêu đứng
Chúng ta thường nghĩ không biết ở đây ai thực sự là kẻ hay hơn. Nhưng chẳng phải là tất cả chúng ta đều tượng hình từ cùng nắm đất đó sao?

Mọi người cần ngồi chôn chặt xuống chỗ không có tốt hơn hay xấu hơn.

Suốt đời bạn đã là kẻ điên rồ khi nghĩ rằng thực sự có “tôi” và “người khác”. Bạn làm đủ trò để nổi bật trong đám đông, nhưng trong thực tế thì không có “bạn” hay “người khác”.

Phật pháp có nghĩa là liền một mảnh. Vậy thì đường biên nào chạy giữa bạn và tôi? Dần dần tất cả chúng ta đều hành xử như thể có đường biên chia tách bạn và thù. Chúng ta đã quen quá với cách suy nghĩ đó, ta tin rằng đường biên đó thực sự hiện hữu.

Nghèo hay giàu, quan trọng hay không quan trọng - không có gì hiện hữu. Chúng chỉ là ánh sáng lấp lánh trên các làn sóng.

8. Gửi người đang đau khổ vì bị lường gạt

8. Gửi người đang đau khổ vì bị lường gạt
Tất cả chúng sanh đều lầm lạc: xem là hạnh phúc cái đưa đến bất hạnh, và than khóc vì một bất hạnh hoàn toàn không phải là bất hạnh.
Tất cả chúng ta đều biết là một đứa trẻ đang khóc có thể biến nước mắt thành tiếng cười khi bạn cho nó cái bánh. Cái mà những kẻ phàm phu như chúng ta gọi là hạnh phúc cũng không hơn thế bao nhiêu.
Đôi lúc bạn cần tát vào mặt mình để tự hỏi một cách nghiêm túc: Những điều bạn được hay mất có thực sự đáng được bạn reo hò hay than khóc như thế không?

Sớm muộn gì mọi người cũng bắt đầu chỉ nghĩ cho riêng mình. Bạn nói, “Tốt quá!”. Nhưng cái gì tốt? Nó chỉ tốt cho bản thân bạn, thế thôi.

Người có nhiều ham muốn rất dễ bị lường gạt. Ngay cả những kẻ lừa phỉnh đại tài nhất cũng không mong được gì từ người không có lòng tham muốn.

Phật giáo có nghĩa là vô ngã, không có gì để đạt được.

9. Gửi người lận đận trên đường công danh

9. Gửi người lận đận trên đường công danh
Khi đã chết và bạn nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ thấy những thứ này không đáng chi.

May mắn hay rủi ro, tốt hay xấu - không phải tất cả đều như bạn nhìn thấy. Cũng không phải giống như bạn nghĩ đâu. Bạn cần phải vượt lên trên may mắn hay bất hạnh, tốt hay xấu.

Đau khổ không là gì hơn là cái khổ ta tự tạo ra cho bản thân.

10. Gửi người luôn than thở rằng mình không có thời gian

10. Gửi người luôn than thở rằng mình không có thời gian
Mọi người đều than phiền là họ quá bận rộn đến không có thời gian. Nhưng tại sao họ lại bận rộn đến thế? Chính là ảo vọng khiến họ bận rộn. Người hành thiền luôn có thời gian. Khi bạn hành thiền, bạn có nhiều thời gian hơn bất cứ ai ở trên thế gian này.

Nếu không cẩn thận, bạn đang làm ầm ĩ cái việc kiếm sống của mình. Bạn luôn bận rộn, nhưng tại sao? Chỉ là để kiếm miếng ăn. Đàn gà cũng tíu tít khi mổ thức ăn. Nhưng tại sao? Chỉ để bị người ta ăn thịt.

Người ta có thể tạo ra bao nhiêu ảo vọng trong một cuộc đời? Khó thể tính toán. Ngày này qua ngày khác, lúc nào cũng “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia...”. Chỉ dạo một vòng trong công viên cũng đã có bao vọng tưởng hiện ra trong đầu. Vậy đó là ý nghĩa của ‘bận rộn”, “Tôi muốn được bên em, tôi muốn về nhà, tôi muốn gặp em...”.

Con người luôn thở không ra hơi vì chạy quá nhanh theo ảo vọng của họ.

11. Gửi người đang mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc hơn

11. Gửi người đang mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc hơn

Hãy tịnh lắng và mọi thứ rồi sẽ tốt thôi. Ta chỉ cần một sự gián đoạn ngắn. 
Làm Phật có nghĩa là một sự gián đoạn ngắn từ làm chúng sanh. Làm Phật không có nghĩa là phải đi từ chúng sanh lên.

“Loài nào đứng trên mặt đất mà không đi tới cũng chẳng đi lui?”. Kyuho trả lời, “Là con cừu đá với con cọp đá: trước sau gì chúng cũng mệt mỏi khi phải kình chống nhau”. Con cừu đá không nhúc nhích. Con cọp đá cũng không nhảy chồm lên vì đói. Điểm mấu chốt là đó - hãy đối mặt với sự việc vượt lên cả suy tư.

Chúng ta được gì khi thực sự nắm bắt sự vật như chúng đang là? Vượt trên sự suy tư. Vượt lên trên suy tư không cho phép nó tự suy tư. Dầu bạn có nghĩ thế hay không: sự vật cũng đơn giản như chúng là.

“Tất cả mọi pháp đều trống không” có nghĩa là không có gì để chúng ta can dự vào, vì không có gì thực sự xảy ra.

Chưa từng có gì xảy ra, bất chấp những gì như đang xảy ra - đó là trạng thái tự nhiên. Ảo tưởng là đánh mất trạng thái tự nhiên này. Thông thường chúng ta không nhận ra được trạng thái tự nhiên này. Chúng ta che giấu nó với một điều gì khác, nên nó không còn tự nhiên nữa.

Phật pháp có nghĩa là trạng thái tự nhiên này. Thực hành theo Phật có nghĩa là hoàn toàn sống trong giây phút hiện tại này - là cả cuộc sống của ta - ngay đây và bây giờ.

12. Gửi người muốn học Phật pháp để hoàn thiện bản thân

12. Gửi người muốn học Phật pháp để hoàn thiện bản thân
“Lý thuyết rỗng tuếch” là cách ta gọi những kẻ sính dùng thuật ngữ. Kiểu đó thì không ích lợi gì. Hãy đắm cả hồn và xác vào đó!

Bạn phải hoàn toàn chết để có thể quán tưởng về Phật pháp.
Chỉ tự hành xác và chết nửa vời thì không đủ.

13. Gửi người cho rằng Phật giáo không có nghĩa lý gì đối với họ

13. Gửi người cho rằng Phật giáo không có nghĩa lý gì đối với họ
Khi nói về Phật, bạn đang nghĩ đến một điều gì xa vời, không liên quan đến bạn, đó là lý do tại sao bạn chỉ chạy loanh quanh trong vòng tròn.

Chúng sanh và Phật đều có cùng hình tướng. Tỉnh giác và si mê cũng có cùng hình tướng. Khi ta thực hành theo Phật pháp, chúng ta là Phật. Hay đúng hơn, chính vì ta đã là Phật nên ta có thể thực hành theo Phật pháp.

Bạn nghĩ rằng Phật giáo thì hơi khác với mọi thứ. Nhưng không phải như thế chút nào: Phật giáo chính là mỗi và tất cả mọi thứ.

14. Gửi người không biết việc hành thiền của mình có ích lợi gì không

14. Gửi người không biết việc hành thiền của mình có ích lợi gì không
Thiền có ích gì? Hoàn toàn không! Nhưng cái “chẳng ích lợi gì” này phải thấm vào xương thịt bạn cho đến khi bạn thực sự thực hành cái “chẳng ích lợi gì”. Chỉ đến khi đó, thì việc hành thiền của bạn mới thực sự chẳng ích lợi gì.

Bạn nói rằng bạn muốn trở thành người tốt hơn bằng cách hành thiền. Nhưng thiền không phải là về việc học làm thế nào để thành một con người. Thiền là dừng lại việc làm người.

Bạn nói, “Khi thiền, tôi bị ảo tưởng!”. Điên rồ! Sự thật là chỉ khi hành thiền bạn mới ý thức đến các ảo tưởng của mình. Khi bạn quay cuồng với ảo tưởng của mình, bạn đâu hề để ý tới chúng. Lúc bạn hành thiền, một con muỗi chích, bạn cũng biết ngay. Nhưng khi bạn đang quay cuồng, thì con vắt có cắn, bạn cũng không hề hay.

Đừng càu nhàu. Đừng có trao tráo mắt nhìn khoảng không. Chỉ ngồi!

15. Gửi người với tâm bấn loạn đang cố hết sức để được tâm an

15. Gửi người với tâm bấn loạn đang cố hết sức để được tâm an
Tâm bạn không an vì bạn đang chạy đuổi theo lý tưởng của một tâm hoàn toàn thanh tịnh. 
Đó là đi thụt lùi. Hãy theo dõi tâm trong từng giây phút, dầu nó có loạn động đến thế nào. Ta chỉ có thể đạt được tâm an lạc rộng lớn khi thực hành với tâm loạn động này.

Khi sân cuối cùng được chấp nhận là tâm sân, thì tâm sẽ an lạc.

16. Gửi người cho rằng mình đạt được trạng thái tâm tốt đẹp hơn nhờ thiền định

16. Gửi người cho rằng mình đạt được trạng thái tâm tốt đẹp hơn nhờ thiền định
Khi nào bạn còn cho rằng thiền là việc tốt, thì có điều gì đó không bình thường. Hoàn toàn không có gì đặc biệt về thiền không vết nhơ. Không cần phải hàm ân về điều đó. Đừng làm ô uế việc hành thiền của bạn bằng cách nói là bạn đã tiến bộ, cảm thấy tốt hơn, hay trở nên tự tin hơn trong việc hành thiền.

Chúng ta chỉ nói, “Mọi việc tốt đẹp!” khi chúng xảy ra theo ý ta.

Lý ra chúng ta phải để dòng nước của trạng thái ban đầu của ta như nó là. Nhưng thay vào đó, ta cứ liên tục vọc tay vào đó để xem nước lạnh hay ấm. Đó là lý do nó bị vẩn đục.

Thiền không phải là máy đo khi nhiệt độ từ từ tăng lên: “Thêm chút nữa…, đúng rồi! Giờ tôi đã đạt được giác ngộ!”. Thiền không bao giờ trở thành một điều gì đó đặc biệt, dầu bạn có thực hành nó trong bao lâu. Nếu nó trở thành đặc biệt, chắc chắn là bạn đã lơi lỏng chỗ nào rồi.

17. Gửi người kỳ vọng một cách sống tuyệt đối

17. Gửi người kỳ vọng một cách sống tuyệt đối
Phật pháp là gì? Đó là để mọi khía cạnh trong đời sống hàng ngày của bạn đều nương tựa theo Phật.

Cốt lõi của tất cả mọi hành động là đi đến chỗ tận cùng. Nếu tâm bạn vắng mặt dù chỉ một giây, bạn không khác gì cái xác chết. Thực hành là luôn tự hỏi mình “Ngay bây giờ tôi có thể làm gì theo như Phật?”.

Đạt được đích chỉ một lần thôi chưa đủ. Điểm tối đa của năm ngoái chẳng ích lợi gì. Bạn cần phải đạt được đích ngay bây giờ.

XEM THÊM: 

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Thích nhất hạnh ebook.
bát chánh đạo con đường đưa đến chấm dứt đau khổ bhikkhu bodhi
Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ....
Hỏi đáp phật pháp chủ đề Tăng Bảo | Sư Hạnh Tuệ.
Hoa Ưu Đàm – Udumbara flower – hoa PHẬT.
tôi quan niệm như thế nào về cuộc ðời của ðức phật thích ca
Lý Hồng Chí và pháp luân công.
KINH PHÁP CÚ 91 TRANH KHỔ LỚN.
Giới thiệu về cuốn sách “Theo Dấu Chân Phật ”
namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa ....
VỊ NGỌT CỦA SẮC PHÁP.
Khi bạn bắt đầu nói Tôi mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng.
Kinh Kâlâma Hòa thượng Thích Thiện Châu.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ.
CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT.
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN.
Sư Giác Nguyên.
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Từ Bi Hỷ Xả là gì.
Câu chuyện dòng sông tác giả Hermann Hesse.
Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
lý Duyên khởi , Duyên sinh, Paticcasamuppàda.
VÔ UÝ THÍ.
SỰ VƯỢT THOÁT.
SỰ NGUY HIỂM.
ĐIỂM TỰA.
THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA THỨC.
THIỀN SƯ GOENKA KHOÁ THIỀN #VIPASSANA MƯỜI ....
KHÚC GỖ TRÔI SÔNG TƯƠNG ƯNG BỘ KINH.
SÁCH 15 NGÀY VUN BỒI LÒNG TỐT HÃY CHO BÉ CƠ ....
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.


Vay cmn mượn

Phanblogs Phụ nữ là tấm gương phản chiếu người đàn ông của họ.

1. Đàn ông xử tệ với họ, họ ắt sẽ không giấu nổi vẻ tàn tạ, mệt mỏi.
2. Đàn ông xử tốt với họ, họ ắt sẽ luôn tươi tắn, yêu đời.
3. Đàn ông tốt sẽ tự sở hữu một tấm gương phản chiếu đẹp đẽ của riêng mình.
4. Đàn ông bất tài thường không tự làm nên được một phản chiếu đẹp, bỏ rơi phản chiếu xấu xí của chính mình để chạy theo những đàn bà đẹp sẵn mà không biết rằng mình chỉ đang vay mượn tấm gương phản chiếu của một hay nhiều gã đàn ông khác đằng sau cô ta


15.12.16

Vì sao tôi khổ

Phanblogs Vì sao tôi khổ Phần 4: Nhận diện khổ đau

 
Vào thời đức Phật còn tại thế, có người đàn bà chỉ sinh được mỗi một đứa con trai. Bà yêu con vô hạn, nhưng thật không may, đứa trẻ một hôm mắc bệnh rồi qua đời. Điều tất nhiên xảy ra sau đó là người mẹ tội nghiệp này đau khổ đến mức cùng cực. Bà không chịu đưa xác con đến nghĩa trang để an táng, mà khóc than thảm thiết và chạy đi khắp nơi cầu cứu mọi người. Bà hy vọng có ai đó có thể cứu sống được con bà!

 Rồi bà tìm đến với đức Phật và khẩn cầu ngài cứu sống con mình. Đức Phật dạy: “Nếu muốn ta cứu sống con bà, hãy đi vào làng xin về đây một nắm tro bếp. Nhưng bà hãy nhớ là phải xin ở một gia đình chưa từng để tang ai, từ ông bà, cha mẹ cho đến con cháu.”

 Như người chết đuối vớ được cái phao, người đàn bà vui mừng hối hả chạy bay vào làng. Nhưng rồi bà đi từ sáng đến tối mà vẫn không sao tìm được một gia đình nào chưa từng có tang! Thất vọng tràn trề, nhưng ngay khi ấy bà chợt nhận ra rằng bà không phải là người duy nhất có người thân đã chết, và rằng tất cả mọi người ai ai cũng đều phải chết!

 Nhận rõ được sự thật này, bà quay trở lại quỳ lạy dưới chân đức Phật và nói lên suy nghĩ của mình. Đức Phật từ bi dạy rằng: “Này tín nữ! Đời sống của tất cả chúng sanh đều là vô thường, luôn biến đổi và không thể tồn tại mãi mãi.”

 Nhận rõ bản chất của khổ đau có thể nói là bước đầu quan trọng nhất trong việc chuyển hoá và vượt qua đau khổ. Người đàn bà đau khổ đã không nhận được bất cứ phép lạ nào từ đức Phật, ngoài một phương tiện khéo léo giúp bà ta tự mình nhận ra được bản chất sự việc.

 Trong thực tế, sự đau khổ của chúng ta trước mỗi một vấn đề tùy thuộc vào nhận thức của chúng ta đối với vấn đề ấy. Một thất bại dù lớn lao mà bạn vẫn có thể dễ dàng vượt qua nếu bạn nhìn rõ được những nguyên nhân tất yếu dẫn đến thất bại đó. Ngược lại, một sự mất mát không lớn lắm cũng có thể gây cho bạn một tâm trạng hụt hẫng khó vượt qua nếu bạn chưa nhận rõ được bản chất của sự việc.


Vì sao tôi khổ.pdf


Vì sao tôi khổ.doc




28.11.16

Lý Hồng Chí và pháp luân công

Lý Hồng Chí  là người tu luyện theo Phật giáo, ko ngờ tu sai pháp, lạc vào tà đạo. Có đc tí chút công năng dựa trên khí công, góp nhặt Pháp năm cha ba mẹ trở thành hoang tưởng. 


Mơ mộng khát khao làm bá chủ, khát khao quyền lực tâm linh, muốn thống lĩnh mọi thứ trên đời. Nếu người phật tử nào căn cơ và đạo hạnh chưa đủ khi tiếp xúc với pháp luân công rất dễ bị rơi vào ma đạo.

Phỏng Vấn ông Lý Hồng Chí                              


Chỉ có một người độc nhất trong hoàn vũ hiểu được điều này là chính tôi mà thôi

—- Lý Hồng Chí.


Đào Viên

Lời nói đầu – Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập môn phái Pháp Luân công là một người được rất nhiều người biết đến.  Năm 1992, ông đã giới thiệu Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, cho công chúng tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Từ năm 1992 đến năm 1994, ông đã đi khắp Trung Quốc để giảng dạy Pháp Luân Công, một môn phái khí công. Năm 1999, chính phủ Trung Quốc ước tính có hơn 70 triệu người theo học Pháp Luân Công, Trước ảnh hưởng lớn lao ngày càng lan rộng, đảng Cộng sản và chính quyền Trung quốc đã ra tay đàn áp, không cho Pháp Luân công hoạt động tại chính quốc. Năm 1996, ông Lý Hồng Chí và gia đình tới định cư ở New York (Long Island).


Ông William Thatcher Dowell

Sau khi đến Hoa kỳ được trên một năm, ông đã được nhà báo William Dowell(1) đến phỏng vấn. Bài phỏng vấn đã được tuần báo Time Magazine đăng tải.  Nhận thấy qua bài phỏng vấn, ông Lý hồng Chí đã đề cập đến một số vấn đề rất mới mẻ không được nói đến trong sách “Chuyển Pháp luân” của ông –  sánh này đã được trích đăng trong Vườn Đào trước đây (bài viết Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công) – chúng tôi xin đăng dưới đây toàn bài phỏng vấn, dưới dạng chuyển ngữ sang tiếng Việt để quý độc giả tường lãm. Trong cuộc phỏng vấn ông Lý Hồng Chí có đề cập đến Phật giáo nhưng không có ý đả kích như trong sách Chuyển Pháp Luân. Ông cũng nói nhiều tới khả năng bất  phàm của ông và những hiện tượng siêu nhiên nhưng không muốn giải thích rỏ ràng với lý do có nói ra mọi người sẽ không hiểu được. Ông đã thấy một mối nguy cơ cho nhân loại mà cho đến nay khoa học kỹ thật tân tiến không thấy được. Sau cùng ông tiên đoán một tương lai rất đáng sợ cho nhân loại.Độc giả nào muốn đọc nguyên bản bài phỏng vấn bằng Anh ngữ, xin vào Trang Ngoại ngữ   http://wp.me/PqUAF-wt
***

Báo Time– Pháp Luân Công khác biệt với những môn phái Khí công thế nào?



Lý Hồng Chí và pháp luân công

Ông Lý Hồng Chí – Có nhiều loại Khí công ở Trung quốc và tại nhiều nước khác. Tuy nhiên những loại Khí công đó chỉ nhằm mục chính yếu là để chữa bệnh hoặc để luyện tập thân thể, cho có sức khỏe tốt. Tôi đây dạy Khí công ở một trình độ cao hơn. Môn Khí công của chúng tôi có nội dung bao quát rộng lớn hơn. Tương tự như đạo Lão mà người Tây phương đã từng quen thuộc.

Báo Time – Vậy Pháp Luân Công  là một phương pháp vận hành nội lực?

Ông Lý Hồng Chí –  Chắc ông đã biết rằng có một số người có những khả năng siêu phàm. Họ đạt được những khả năng độc đáo đó là nhờ ở sự tu luyện. Muốn đạt đến một trình độ cao, những người ấy phải tu tập thật hoàn mãn đầy đủ. Tới trình độ đó, tiếng Trung Hoa chúng tôi gọi là đã đạt Đạo.

Báo Time –Trong sách của ông (Chuyển Pháp Luân), ông nói là có người dùng khinh công bay khỏi mặt đất. Ông cũng nói là những ai biết khinh công thì không nên cho người khác biết. Tại sao vậy?

Ông Lý Hồng Chí –  Điều đó thì cũng như bên Tây phương, những vị Thần trên thiên đường không nên để cho người phàm tục trông thấy, bởi vì người phàm tục sẽ không hiểu được lý lẽ bên trong.

Báo Time – Ông có bao giờ trông ai biết dùng khinh công bay khỏi mặt đất chưa?

Ông Lý Hồng Chí–  Tôi biết rất nhiều người làm được như vậy.

Báo Time – Ông có thể miêu tả lại phép khinh công của một người mà ông biết.

Kết quả hình ảnh cho David Copperfield fly

Ông Lý Hồng Chí –  David Copperfield là một. Ông ta đã bay khỏi mặt đất trong những lần biểu diễn.

Báo Time – Ông nói rằng môn Khí công của ông không nên dùng để chữa bệnh. Tại sao vậy?

Ông Lý Hồng Chí –  Dùng để chữa bệnh là loại Khí công tầm thường. Một người có bệnh thì không thể nào tu luyện lên cao tầng được. Muốn có công năng, con người phải được thanh lý thân thể. Hết bệnh và khỏe mạnh là để có căn bản tu luyện lúc đầu ở trình độ thấp.

Báo Time – Ông có bao giờ dùng Khí công chữa bệnh chưa?

Ông Lý Hồng Chí –  Tôi có thể làm được chuyện này, nhưng tôi không làm.

Báo Time– Sao lại không?

Ông Lý Hồng Chí –  Bởi vì tôi chỉ dạy Đại Pháp để mọi người tu luyện công. Tôi chỉ dạy nguyên lý của Pháp cho nhân loại thôi. Tôi không làm chuyện gì khác.

Báo Time – Mục đích tối hậu là gì?

Ông Lý Hồng Chí –  Mục đích tối hậu là đạt Đạo là tu luyện viên mãn. Cuối cùng người tu sẽ ra khỏi tình trạng thế giới ta bà này. Tôi biết là con người được cấu tạo ra, không như những con người hiện hữu họ tưởng như bây giờ đâu.

Báo Time – Tại sao ngay bây giờ ông không cho mọi người biết đường lối tu tập đi?

Ông Lý Hồng Chí –  Bây giờ loài người hiểu biết nhiều thứ mà trước đây họ chưa biết. Điều tôi muốn cho ông biết là đạo đức nhân loại không còn được tốt được như trước. Học viên Đại Pháp trong khi tu tập sẽ trở nên tốt hơn. Nhiều người đã có thể luyện công hoàn mãn và đạt Đạo. Có những người tuy không tu luyện viên mãn nhưng sẽ trở nên những người rất tốt.

 Báo Time – Tại sao ông lại đến cư ngụ tại Nữu Ước?

Ông Lý Hồng Chí–  Bên Trung quốc, chính phủ tập trung mọi quyền lực. Vì số học viên Pháp luân công rất lớn nên chính phủ có thể cảm thấy có áp lực.

Báo Time – Ông dạy Pháp luân công bên Trung Quốc có gặp khó khăn không?

Ông Lý Hồng Chí –  Tại Trung quốc đã có trên 100 triệu học viên Pháp luân công. Con số chính thức (của chính phủ) là 60 triệu. Tôi muốn dạy cho mọi người trở nên con người tốt hơn và không dính líu đến chính trị. Tôi đã dặn họ là không tham gia vào những diễn biến chính trị để chuyên tâm tu luyện không bị ngoại cảnh chi phối.

Báo Time – Vậy thì tại sao chính phủ Trung Hoa lại phải quan tâm?

Ông Lý Hồng Chí –  Hoa Kỳ là một nước Dân chủ. Có lẽ ông không hiểu được tình trạng một nước có chính phủ nắm hết quyền lực trong tay. Chính phủ Trung hoa biết những điều tôi dạy là tốt, tôi dạy mọi người cho có đạo đức. Họ quan ngại vì có quá đông người tu luyện công pháp.

Báo Time – Ông học Khí công từ bao giờ?

Ông Lý Hồng Chí –  Tôi bắt đầu học lúc 4 tuổi. Hồi đó tôi còn nhỏ lắm nên thầy tôi chỉ dạy tôi những khía cạnh đơn giản thôi.

Báo Time – Ông bắt đầu dạy Pháp luân công từ bao giờ?

Ông Lý Hồng Chí –  Khi ấy tôi khoảng trên 40 và đã tu luyện khí công nhiều năm. Khi tôi thấy khí công đã trở nên phổ biến rồi, tôi không muốn ra mặt với công chúng. Tôi không muốn dạy khí công để chữa bệnh hay để giữ thân thể khỏe mạnh.

Báo Time – Thầy ông là những ai?

Ông Lý Hồng Chí –  Tôi không muốn nói tên những ông Thầy tôi ra. Tôi học nhiều thầy trong hai trường phái. Trước khi có Cách Mạng Văn Hóa, dân chúng có tự do tôn giáo. Người Trung hoa từng được hưởng như vậy. Cũng giống như dân chúng đi nhà thờ ở Tây phương vậy.

Báo Time– Vì sao sau cùng ông lại ra mặt?

Ông Lý Hồng Chí –  Có nhiều vị thầy Khí công đã yêu cầu tôi xuống núi. Khi ấy tôi nói là đã có quá nhiều người tập khí công rồi mà tôi lại không muốn dùng khí công để trị bệnh hay để luyện tập sức khỏe. Họ bảo tôi, Thầy cứ dạy khí công khác với cách họ dạy đi. Họ dạy khí công cho mọi người để chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe, chính cũng là để cho thầy (tức là tôi) ra mặt dạy mọi người Pháp luân công.

Báo Time- Những thầy dạy khí công đó ở đâu?

Ông Lý Hồng Chí–  Họ ở trên núi.

Báo Time – Phong trào pháp luân công đã bành trướng ra sao?
Ông Lý Hồng Chí –  Nhiều người Trung hoa trong nước tu tập khí công. Tất cả đều muốn tu tập để đạt đến cao tầng nhưng không có thầy dạy. Tất cả đều muốn tôi đứng ra dạy họ. Có một số người đứng ra tổ chức những buổi học tập và xin chính phủ chấp thuận.

Báo Time – Ông đã quyết định sang Hoa kỳ từ bao giờ?

Ông Lý Hồng Chí –  Tôi đến đây năm ngoái. Năm trước đó tôi đã nộp đơn rồi.

Báo Time – Ông có thấy là ở lại Trung quốc ông sẽ bị nguy hiểm không?Ông Lý Hồng Chí –  Chính phủ (tôi) không nói rõ quan điểm của họ thế nào, nhưng bộ Công An nghĩ là số người tu tập quá đông. Khi chúng tôi dự kiến hội họp thì họ không chấp thuận bởi vì họ nghĩ sẽ có nhiều người đến quá.

Báo Time – Bánh xe Pháp Luân là cái gì?


Kết quả hình ảnh cho Lý Hồng Chí
Ông Lý Hồng Chí–  Bánh xe Pháp luân chỉ là một biểu tượng bên ngoài thôi. Bên trong mới có nhiều ý nghĩa.

Báo Time – Như vậy thì bánh xe Pháp luân là một ý nghĩ trừu tượng?

 Ông Lý Hồng Chí –  Ở Tây phương, thần thức (hay ý thức) tách rời khỏi thân xác. Ở Đông phương hai thứ đó rất có thực và cụ thể.

Báo Time – Ông nói là ông cài được bánh xe Pháp luân vào bụng học viên?

 Ông Lý Hồng Chí –  Tôi có thể chỉ dùng ý nghĩ để sai khiến thi hành mọi chuyện được.

Báo Time – Tu tập luyện công là một việc tập luyện tinh thần hay thể chất?

Ông Lý Hồng Chí –  Cả hai thứ đó đều cần đến

Báo Time – Một khi đã đạt Đạo rồi thì chuyện gì sẽ xẩy ra cho người học đạo?.

Ông Lý Hồng Chí –  Mọi người đã biết là có nhiều chư vị thần Trung hoa. Người nào đã tu tập viên mãn, người ấy sẽ có những khả năng đặc biệt.

Báo Time – Pháp Luân Công có làm cho người ta khỏi chết không?

Ông Lý Hồng Chí –  Bên Tây phương, con người, sau khi chết rồi, có thể vào được Thiên đàng nhờ vào tu tập. Bên Đông phương, một người ngay khi còn tại thế có thể đạt đến cảnh giới của chư thần nhờ vào tu luyện.

Báo Time – Ông hãy nói về thời Mạt Pháp

Ông Lý Hồng Chí –  Trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp (563-483 trước Công nguyên) khi đó chưa có chữ viết, cho nên Pháp được truyền khẩu. Năm trăm năm sau Phập pháp của ngài vì bị sửa đổi, khác với pháp nguyên thủy, đã không còn nữa. Điều đó có nghĩa là tu tập Phật pháp trở nên lộn xộn, làm cho người tu tập không đi đến đâu.

 Báo Time – Tại sao bây giờ vẫn còn lộn xộn?

Ông Lý Hồng Chí –  Tất nhiên không phải chỉ có một lý do cho tình trạng này. Lý do lớn nhất làm cho xã hội ngày nay thay đổi là vì con người bây giờ không còn tin tưởng vào tôn giáo chính thống nữa. Họ đi nhà thờ nhưng không tin vào thiên Thần. Họ muốn làm gì thì làm. Lý do thứ hai đưa đến tình trạng này là kể từ đầu thế kỷ này, đã có những “dị chủng” (tạm dịch từ chữ aliens) vào xâm chiếm đầu óc con người, vào lý tưởng cùng văn hóa nhân loại.

Báo Time– Những dị chủng đó từ đâu đến?

Kết quả hình ảnh cho người ngoài hành tinh

Bọn “dị chủng” đã tới địa cầu
Ông Lý Hồng Chí –  Bọn ấy đến từ những hành tinh khác. Tên của những hành tinh mà tôi dùng để chỉ ra rất khác biệt. Có nhiều hành tinh ở những phương trời loài người chưa tìm ra. Điểm chính yếu là những “dị chủng” đó đã làm hư hỏng nhân loại rồi. Ngay từ lúc đầu, mọi người đều biết rằng chưa bao giờ nền văn minh nhân loại đã tiến triển như ngày nay. Mặc dầu cả ngàn năm trôi qua, chưa bao giờ tình trạng lại như bây giờ.

Những “dị chủng” này đem những công nghệ tân tiến (vào xã hội) như máy vi tính và phi cơ. Bọn đó bắt đầu bằng giáo dục con người học Khoa học tân tiến, khiến cho con người mỗi ngày tin tưởng nhiều hơn vào Khoa học, do đó về phương diện tâm linh con người bị khống chế. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng các khoa học gia đã tự họ khám phá ra mọi chuyện, mà thực ra, nguồn cảm hứng của họ  đã bị chỉ đạo bởi “dị chủng” rồi. Không có Khoa học, nhân loại không thể sống còn.

Mục đích tối hậu của bọn “dị chủng” là thay thế giống người (nhân loại). Nếu chúng ta dùng kỹ thuật “cloning” để sao chép ra thành những con người, thì bọn “dị chủng” sẽ có thể chính thức thay thế thành nhiều con người. Thân xác con người còn sống hay đã chết có khác gì nhau? Khác nhau là cái linh hồn, là cái sức sống của thân xác. Nếu con người tạo ra được một một con người thì chư thiên Thần trên thiên đàng đâu có cho con người tân tạo đó một linh hồn đâu.

Bọn “dị chủng” sẽ nương theo đó nhập vào thay thế linh hồn con người và bằng cách ấy, bọn “dị chủng” đã xuống được địa cầu và trở thành cư dân địa cầu.Khi nhóm cư dân này lớn lên họ sẽ giúp nhau thay thế giống người bằng “dị chủng”. Họ sẽ tạo tác thêm nhiều bản sao “clone” nữa. Thế là giống người sẽ tuyệt chủng. Những “dị chủng” sẽ hành xử y như giống người, tuy nhiên họ sẽ đặt ra những luật pháp để giống người sẽ không còn sinh sản ra nữa.

Báo Time – Ông có phải là một con người không?

 Ông Lý Hồng Chí –  Ông có thể coi tôi là một con người

Báo Time – Ông có phải là một con người của địa cầu này không?

 Ông Lý Hồng Chí –  Tôi không muốn thảo luận về bản thân tôi ở cao tầng. Mọi người sẽ không hiểu đâu

Báo Time – Bọn “dị chủng” muốn theo đuổi chuyện gì?

Ông Lý Hồng Chí –  Bọn này dùng những phương pháp ngăn cản mọi người thoát khỏi vòng cương tỏa của chúng. Họ làm cho dân cư địa cầu chống đối, gây chiến nhau, dùng khoa học chế tạo ra khí giới, thành ra nhân loại càng ngày phải dựa thêm vào khoa học và kỹ thuật. Bằng cách đó bọn “dị chủng” dễ dàng xâm nhập, chuẩn bị thay thế loài người. Công nghệ quân sự dẫn đầu cho các công nghệ khác như vi tính, điện tử, phát triển.

Báo Time – Nhưng thực chất bọn “dị chủng” muốn cái gì?

 Ông Lý Hồng Chí –  Thân xác con người là một vật tuyệt xảo trong vũ trụ. Đó là hình thức tuyệt vời nhất. Bọn “dị chủng” muốn có thân xác con người.

Báo Time – Bọn “dị chủng” trông như thế nào?

 Ông Lý Hồng Chí –  Có nhiều “dị chủng” trông giống như con người. Khoa học kỹ thuật của Hoa kỳ đã tìm thấy vài “dị chủng”. Giữa bọn “dị chủng” với nhau, họ hết sức khác nhau

Báo Time – Ông có thể miêu tả ra không?

 Ông Lý Hồng Chí–  Ông không muốn có trong đầu những ý nghĩ ấy đâu.

Báo Time – Thì ông cứ miêu tả ra cho tôi xem

Ông Lý Hồng Chí –  Một loại “dị chủng” trông giống như con người, nhưng có cái mũi làm bằng xương. Một loại khác trông như những con ma. Lúc đầu, bọn ấy tưởng là tôi sẽ giúp họ. Bây giờ thì bọn ấy đã biết là tôi đang đuổi chúng đi rồi.

Báo Time – Ông thấy tương lai ra sao?

Ông Lý Hồng Chí –  Tương lai của xã hôi loài người sẽ rất đáng sợ. Cho dù bọn dị  chủng không thay thế được nhân loại, nhân quần xã hôi sẽ tự hủy hoại. Công nghệ đang làm cho không khí nhiễm độc một cách vô hình. Những hạt li ti độc hại trong không khí đang làm tổn hại đến cơ thể con người. Thời tiết khí hậu ngày nay thay đổi bât thường là do không khí nhiễm độc và loài người tự mình không sao sửa lại được. Nước uống cũng bị nhiễm độc. Chúng ta có lọc nước uống đến mấy cũng không sao có được nước tinh khiết như ban đầu. Khoa học tân tiến không biết được sự tổn hại cho loài người rộng lớn đến đâu. Thực phẩm chúng ta tiêu dùng là từ dất đã được bón trước, Thịt thà chúng ta ăn cũng bị nhiễm. Tôi tiên đoán trong tương lai chân cẳng loài người sẽ bị méo xẹo lệch lạc, các khớp xương không xoay chuyển được, lục phủ ngũ tạng sẽ bị đảo lộn. Khoa học tân tiến chưa thấy được điều này.Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn ông hỏi tôi tại sao tôi đã hành xử và làm những điều tôi đang làm. Tôi chỉ nói cho học viên Pháp luân công biết mà thôi. Tôi không nói cho công chúng biết bởi vì họ sẽ không hiểu. Tôi đang độ cho những ai có thể tu để lên cao tầng và có đạo đức tốt. Khoa học tân tiến không hiểu điều này đâu, bởi thế các chính phủ nhà nước cũng chẳng làm gì được. Chỉ có một người độc nhất trong hoàn vũ hiểu được điều này là chính tôi mà thôi.Tôi không chống đối việc cho công chúng biết, nhưng tôi đang phải huấn luyện học viên Pháp luân công. Cho dù công chúng biết đi chăng nửa, họ cũng chẳng làm gì được. Mọi người không thoát khỏi (ảnh hưởng của) khoa học, khỏi những quan niệm của khoa học. Tôi không chống đối khoa học. Tôi chỉ muốn nói sự thực cho loài người. Tôi lái xe, tôi vẫn sống trong môi trường này. Ông đừng nghĩ là tôi chống đối khoa học.Nhưng tôi biết chắc rằng khoa học đang tàn phá nhân loại. Loài “dị-chủng” đã thiết lập song một lớp tế bào trong loài người rồi. Sự phát triển của máy vi tính bắt buộc đưa đến chuyện lớp tế bào đó kiểm soát khống chế nền văn minh và tâm linh nhân loại và sau cùng là sẽ thay thế toàn thể nhân loại.

(1) Ông William Thatcher Dowell là một nhà báo phóng viên tự do. Sự nghiệp báo chí của ông bắt đầu năm 1969, khi đó ông đang học tại  trường Đại học American University ở Washington thì ông bỏ học sang Việt Nam làm báo. Kể từ ngày ấy ông đã đi rất nhiều nơi trên thế giới  (Saigon, Combodia, Laos, Hongkong, Tokyo, India, Nepal, Bangladesh…) làm việc cho cá hãng thông tấn NBC, ABC, NPR, Time Magazine (từ 1971-1989). Ông cũng đã làm phóng viên tại Beirut, kể cả tại Teheran (Ba tư) và Phi Châu. Từ 2001 đến 2005 ông dạy học tại đại học New York University ngành Báo chí chuyên về những vấn đế Trung Đông.

thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn

Chuyển Pháp Luân.pdf

Chuyển Pháp Luân.doc


XEM THÊM: 

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Thích nhất hạnh ebook.
bát chánh đạo con đường đưa đến chấm dứt đau khổ bhikkhu bodhi
Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ....
Hỏi đáp phật pháp chủ đề Tăng Bảo | Sư Hạnh Tuệ.
Hoa Ưu Đàm – Udumbara flower – hoa PHẬT.
tôi quan niệm như thế nào về cuộc ðời của ðức phật thích ca
Lý Hồng Chí và pháp luân công.
KINH PHÁP CÚ 91 TRANH KHỔ LỚN.
Giới thiệu về cuốn sách “Theo Dấu Chân Phật ”
namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa ....
VỊ NGỌT CỦA SẮC PHÁP.
Khi bạn bắt đầu nói Tôi mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng.
Kinh Kâlâma Hòa thượng Thích Thiện Châu.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ.
CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT.
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN.
Sư Giác Nguyên.
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Từ Bi Hỷ Xả là gì.
Câu chuyện dòng sông tác giả Hermann Hesse.
Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
lý Duyên khởi , Duyên sinh, Paticcasamuppàda.
VÔ UÝ THÍ.
SỰ VƯỢT THOÁT.
SỰ NGUY HIỂM.
ĐIỂM TỰA.
THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA THỨC.
THIỀN SƯ GOENKA KHOÁ THIỀN #VIPASSANA MƯỜI ....
KHÚC GỖ TRÔI SÔNG TƯƠNG ƯNG BỘ KINH.
SÁCH 15 NGÀY VUN BỒI LÒNG TỐT HÃY CHO BÉ CƠ ....
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.

27.11.16

Cuộc đời là những chuyến đi

Phanblogs Khi còn bé, chơi đùa quanh quẩn trong khu phố, với những căn nhà là lâu đài, cô bé hàng xóm là nàng công chúa,thanh gỗ mục là bảo kiếm và hàng cây ven đường là những con quái vật,trí tưởng tượng trẻ con đưa ta đi đến những miền cổ tích thần tiên mà đứa trẻ nào cũng say mê khám phá.

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!

Khi lớn lên, ta những muốn thoát khỏi sự chăm chút của cha mẹ,để chứng tỏ bản thân,để tự do vùng vẫy nơi vùng đất lạ và bắt đầu cuộc hành trình của riêng mình.

Cuộc hành trình cuộc đời chưa bao giờ là một chuyến hành trình êm ả, rồi cuộc đời sẽ cho ta nếm trải đủ cay đắng ngọt bùi, sẽ đưa ta qua những khó khăn thử thách, sẽ nhấn chìm ta trong vui buồn sướng khổ, để rồi bỡ ngỡ nhận ra cuộc đời chưa từng là một chuyến đi cổ tích như ta vẫn mong ngóng được thấy hàng đêm trong giấc mộng. Rồi sẽ rất mau chóng,ta ao ước được quay về, núp dưới sự bảo bọc che chở của cha mẹ nơi mà ta từng mong muốn rời bỏ, khao khát tìm về chốn yên ổn, thân quen.

Nhưng bạn của tôi ơi,rồi bạn sẽ nhận ra cuộc đời này sẽ bi kịch biết bao nếu ta chưa từng vấp ngã, chưa từng mất phương hướng hay thậm chí chưa từng dám bước vào cuộc hành trình của riêng mình.

Bởi vì, nếu cuộc đời là những chuyến đi, thì hãy thôi cằn nhằn và than vãn về “thời tiết xấu”, về “ổ gà, ổ voi” hay về những “hành khách khó ưa” xung quanh bạn đi, mà chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp và tận hưởng chuyến đi thôi.

Bởi vì, nếu cuộc đời là những chuyến đi thì có khó gì đâu nếu ta vấp ngã, hãy đứng lên và tiếp tục bước tới, nếu muốn làm một điều hoang đường nhưng thú vị hãy cứ làm như thế. Suy cho cùng, hành trình cuộc đời chẳng phải là hành trình tìm kiếm bản thân hay sao? Suy cho cùng, tuổi trẻ để làm gì nếu không phải là dành cho thử thách và trải nghiệm?

Hãy cứ làm những gì mình muốn, hãy cứ loay hoay tìm kiếm và đánh thức con người tuyệt diệu còn đang ngủ say trong bạn bao lâu tùy thích, hãy cứ yêu và tìm kiếm tình yêu, hãy tận hưởng cuộc đời bằng cách thi vị nhất bạn có thể làm được.Không gì tuyệt vời hơn việc tô điểm cho chuyến đi của mình và lấp đầy chúng bằng nguồn năng lượng từ niềm vui và tình yêu mà bạn luôn có thể cho đi và đồng thời nhận lại được.

Và rồi bạn sẽ biết phải viết những gì trong quyển nhật ký hành trình của mình
…khi cuộc đời là những chuyến đi.



10.11.16

Thỏ trắng và Ma trận

Neo không thể biết thuốc đỏ chứa gì, cái hang thỏ rồi sẽ dẫn đến đâu, và liệu đây có đã là sự thật tối hậu. Điều duy nhất Neo biết chỉ là viên thuốc xanh chắc chắn chứa gì ... ... và rằng thứ ấy, anh không bao giờ chọn! Đây chính là hạt nhân giúp cho con người phát triển. Và đó là một kết quả đúng.



Thỏ trắng và Ma trận ...CHAU THI HUYEN NGUYEN·8 THÁNG 11 2016

Trong cuộc chiến Trump vs. Hillary, cả Daniel Bonevac và David Gelernter đều nhắc đến sự thống trị của trào lưu cánh tả ở Mỹ. Trào lưu ấy dẫn dắt dư luận không bằng dậm doạ chuyên chính, mà bằng các vuốt ve mơn trớn về nhân văn và hưởng thụ, nên nó giống tiểu thuyết Brave new world nhiều hơn là 1984. Từ đó, nó đã âm thầm bén rễ “như một cơn tê dại dần xâm lấn” trong vài thập kỷ, rũ bỏ hết ấn tượng tuyên truyền để đạt đến sự nhẵn nhụi của một thực tế mô phỏng.

Thực tế mô phỏng là giả thuyết nhà rô bốt học và tương lai học Han Moravec đề xuất đầu những năm 90. Nó cho rằng tồn tại khả năng thế giới này chỉ là mô phỏng; con người giống những bộ não ngâm trong lọ (brain in a vat) đặt trên bàn trong phòng thí nghiệm nhưng vẫn tưởng tượng mình có chân tay và đang hoạt động. Cách hiểu kiểu vật lý đó tuy thế thời nay Elon Musk mới đủ khả năng quan tâm, chúng ta dễ kiểm nghiệm sự mô phỏng hơn theo nghĩa logic hay suy nghĩ. Khi đó, thực tế mô phỏng do truyền thông vẽ nên khiến người ta nhớ đến phim Ma trận.

Ma trận kể về Ma trận, thế giới ảo do trí tuệ nhân tạo (AI) của tương lai tạo ra. Nhân loại ngủ trong các bồn chứa, toàn thân chi chít phích cắm truyền dẫn xung điện giả lập giúp họ cảm giác như đang sinh hoạt trong một thế giới bình thường. Loài người đang được AI “nuôi trồng” để thu hoạch năng lượng.  
Bỏ đi tiểu tiết kỹ thuật thì lăng kính truyền thông cũng là một Ma trận. Nếu bằng lòng với các “cảm giác" nó cung cấp và ngừng “tự cảm nhận", con người cũng đang nằm trong một cái bồn, toàn thân đầy phích cắm, tồn tại giả lập mà nghĩ rằng mình đang thực sự sống hay tư duy.

Ba phim Ma trận đều tham chiếu các yếu tố của khoa học máy tính, triết học, tôn giáo, thần thoại; có thể vì thế nó thành công với mass media. Nó giống một bữa tiệc mà ai rồi cũng tìm ra vài món hợp khẩu vị. Trong số ấy, có một món mà đa số mọi người đều thích, là: Ý chí tự do.  
Ý chí tự do trong Ma trận gắn với 2 từ khoá được nhắc đến trở đi trở lại.

Từ khoá thứ nhất là Sự thật.  

Trong Ma trận, sự thật không đơn giản, cũng không an toàn. Nhà tiên tri chỉ nói thật với Neo lần gặp cuối, bởi lúc này anh mới sẵn sàng để tiếp nhận. Cypher, kẻ được rút phích thoát ra và sau chọn cắm phích trở về ma trận, thì lại phát biểu “Sau 9 năm, tôi đã rút ra một kết luận: Ngu ngốc mới chính là hạnh phúc”.

Rủi ro lớn nhất của sự thật là không ai biết liệu nó có hoàn toàn là thật. Tính tương đối đó được ngụ ý trong cả các chi tiết vu vơ. Khi Neo lần đầu gặp nhà tiên tri, bà mời anh một cái cookie, anh vừa ăn vừa miên man nghĩ những gì bà vừa nói. Lần thứ hai gặp gỡ, bà mời anh ăn kẹo, nếu chú ý sẽ thấy Neo nhận nó, song cầm trong tay, và tiếp tục ngồi nói chuyện. Đến lần thứ ba nhà tiên tri mời thì Neo lịch sự từ chối. Sự cảnh giác của Neo dần tăng khi nhận thức của anh về thế giới dần rõ ràng. Quả vậy, kết nối nhiều chi tiết, có thể đoán được mẩu cookie vô hại ban đầu chính là một đoạn mã độc (yes pun intended), cài vào Neo để từ anh ghi đè lên mật vụ Smith và kích hoạt cuộc chơi mạo hiểm mà nhà tiên tri sắp xếp.
Một điều nữa thu được, là bên cạnh các sản phẩm của Kiến trúc sư như cảm giác, logic; thì các khía cạnh Nữ tiên tri đại diện như trực giác, cảm xúc; y như những cái bánh và viên kẹo bà trao tặng; đều cũng chỉ là mã mô phỏng của ma trận tinh vi hơn. Tình yêu giữa Trinity và Neo bắt đầu từ nhà tiên tri nói rằng Trinity sẽ yêu người được chọn. Nhưng nếu là tình yêu thì đáng lẽ nên xảy ra bất kể Neo có được chọn hay không. Tình yêu này, vì thế, có thể cũng là một yếu tố lập trình để cứu Neo từ chết thành sống lại, cũng nhằm khớp vừa vặn với lời tiên tri “cậu ko phải người đc chọn, nhưng biết đâu đấy, cậu lại có thể là, ở kiếp sau". Dự báo của nhà tiên tri giống một gợi ý ám thị, nó thôi miên tâm tưởng người nghe từ đó dẫn ra những lời tiên tri tự nghiệm (self-fulfilling prophecy). Bạn tưởng thu nạp sự thật, thực ra bạn thu nạp các hạt giống nhỏ bé ươm sâu trong óc mà về sau sẽ đâm nảy đúng điều nhà tiên tri mong muốn.

Đến đây kịch bản có vẻ gần giống chuyện bất kỳ ai tin rằng đã nhìn thấy thần chân lý đều sẽ bị mù, hay sự thật bất biến của Ma trận là: Không tồn tại sự thật bất biến.  
Nhưng với nạn đề đó, liệu có khe cửa nào lách được đến ý chí tự do?  
Hãy nhớ lại, Neo là người được chọn, song anh không sở hữu năng lực thiên bẩm để đánh hơi được sự dối trá. Anh cũng bị lừa như bất kỳ ai. Mà lại rất nhiều lần.  
Khi mới gặp nhà tiên tri, Neo tin bà là một con người thông thái biết hết mọi sự thật. Lần hai, biết bà là một chương trình, Neo vẫn tin nhà tiên tri mang một kế hoạch vi tế giúp đỡ anh. Đến lúc gặp Kiến trúc sư thì ảo tưởng này cũng tan nát, ông hé lộ rằng nhà tiên tri cũng là một phần của thuật toán giúp dẫn dắt người được chọn về nguồn, và người được chọn, ở đây là Neo cùng 5 thế hệ trước, chỉ là chương trình tạo ra nhằm thu gom các bất thường của loài người về một chỗ để thủ tiêu và khởi động vòng giả lập mới. Neo lại tin nốt những lời này.

Tuy thế, trong cả 3 trường hợp, Neo đều thoát ra. Các kết cục ấy thực ra lại cũng nằm trong dự báo tiên tri, song Kiến trúc sư vẫn nhận xét “Bà đang chơi một trò chơi nguy hiểm”, và nhà tiên tri cũng thừa nhận bà đã phải đánh cược. Điều ấy ngụ ý rằng, ngay trong tất định, cũng vẫn luôn tồn tại không gian cho bất định.
Morpheus và nhà tiên tri đều từng nói một ý: Tôi chỉ có thể chỉ cho anh cánh cửa, còn bước qua hay không, là phụ thuộc vào anh.

Từ khoá thứ hai của Ma trận chính là Lựa chọn.  

Tin mình không phải người được chọn, Neo chọn việc cắm phích tiến nhập ma trận để cứu Morpheus. Cảnh giác trước nhà tiên tri, Neo chọn không ăn những viên kẹo ngọt ngào bà mời mọc, song lại vẫn chọn theo lời bà về nguồn để tiêu diệt cỗ máy. Cuối cùng, phớt lờ sự thật rung chuyển mà kiến trúc sư lẫn nhà tiên tri vừa công bố, Neo đã chọn bước vào cánh cửa thứ hai thay vì tái nạp ma trận.
Bất chấp logic và cảm xúc đang gào thét , Neo chỉ tuân theo mệnh lệnh tự thân duy nhất: Trong mọi trường hợp, anh không chấp nhận một option khi nhìn rõ sự giả dối của nó. Trong mọi trường hợp, anh muốn thử một cách mới, một cách khác. Có thể là huỷ diệt, có thể là một sự dối trá tinh vi hơn, song ít nhất, như lời kiến trúc sư giễu cợt, nó còn chứa “hy vọng, thứ bất thường ngu ngốc nhất của con người”.
Chúng ta biết Neo không phải người, song theo thiết kế, anh lại là miếng bọt biển hấp phụ những phẩm chất người nhất mà bằng cách nào đó vẫn còn âm ỉ trong nhân loại. Dầu mắc kẹt trong năng lực hạn hẹp chỉ cho phép tóm được những cái bóng trên vách hang, con người vẫn luôn sở hữu quyền lựa chọn sẽ hành xử thế nào với sự thật tương đối ấy. Con người không chọn sẵn được thứ họ muốn, song vẫn có thể chọn làm hoặc không thứ họ muốn, và tuỳ vào đồng loã với hay là thách thức hiện trạng, mà có thể tạo ra hoặc không sự khác biệt giữa đáp án tất yếu của ma trận, những dự báo của nhà tiên tri, thuật toán của kiến trúc sư, và kỳ tích của người được chọn. Nhà tiên tri đã cố tình nhập thân với mật vụ Smith vì biết năng lực tiên tri sẽ cài vào hắn một điểm yếu chí mạng, vì sự bất thường trong lựa chọn từ ý chí tự do sẽ chính là khắc tinh của mọi dự báo.
Đoạn kết, Smith, lúc này đã thâu tóm đủ sức mạnh để độc chiếm thế giới và quật ngã Neo, gào lên: Mọi thứ đều phải có mục đích. Tao nghiệm ra mục đích của loài người chúng mày chỉ là nhằm sinh tồn. Nhưng sao mày cứ chiến đấu mãi thế, chẳng lẽ mày còn có lý do gì để chiến đấu cao hơn cả sinh tồn hay sao?  

Câu trả lời của Neo là: Bởi vì tao chọn thế.


Giờ quay về với bầu cử Mỹ.  Trump thực ra không thuộc phe nào, ông ta từng chịu vùi dập tơi tả từ lãnh đạo cả phe dân chủ lẫn cộng hoà. Trump khó dò đoán, ngay những người ủng hộ cũng không phải luôn dự nổi Trump sẽ làm gì và điều này liệu sẽ tốt hay xấu cho ông ta. Giống Neo, Trump không hành xử theo cả quy luật logic lẫn cảm xúc. Ông ta là đám rối bất thường mà nếu được thả vào ma trận có thể làm phật ý cả kiến trúc sư lẫn nhà tiên tri.
Tuy nhiên đóng vai Neo lại không phải Trump, mà là nhân dân Mỹ. Chính họ sẽ phải lựa chọn: Sẽ chấp nhận cái thực tế mô phỏng này, hay là sẽ rút phích ra và đoạn tuyệt ma trận.
Ở đây Trump chính là chú thỏ trắng đang nhảy tưng tưng trên đường đến một cái hang thỏ.
Nhưng liệu người Mỹ có sắn sàng đi theo ông vào cái hang ấy?  
Phân cảnh kinh điển nhất của Ma trận là lời đề nghị của Morpheus với Neo:  
Tôi có thể cho anh 2 lựa chọn: thuốc xanh và thuốc đỏ.
Đây là cơ hội cuối cùng. Và sẽ vô cách để đảo ngược.  
Anh chọn thuốc xanh, hết chuyện, anh tỉnh dậy trên giường và tin bất cứ thứ gì anh muốn tin.  
Anh chọn thuốc đỏ, anh ở lại Wonderland, và tôi sẽ chỉ anh xem cái hang thỏ sâu như thế nào.  
Neo tất nhiên đã chọn viên thuốc đỏ.  
Nhưng đây không phải mấu chốt.  
Cypher, kẻ phản bội, sau này đã thủ thỉ với anh:
Tôi biết điều anh đang nghĩ. Bởi tôi cũng nghĩ nó từ lâu lắm rồi. Nếu cho quay lại, tôi chắc chắn sẽ chọn viên thuốc xanh.
Cypher có lý của hắn. Hiện thực quá thê thảm so với ma trận thoả mãn vô lo. Neo còn hiểu mặt trái ấy sâu sắc hơn. Anh đã được chứng kiến thuốc đỏ trao tặng không chỉ sự khắc khổ mà còn chưa chắc là sự thật.  
Tuy thế, Cypher vẫn đã nhầm.

Nếu được chọn lại, Neo cũng sẽ không thay đổi.    Neo không thể biết thuốc đỏ chứa gì, cái hang thỏ rồi sẽ dẫn đến đâu, và liệu đây có đã là sự thật tối hậu.   Điều duy nhất Neo biết chỉ là viên thuốc xanh chắc chắn chứa gì ...   ... và rằng thứ ấy, anh không bao giờ chọn!