Search

30.8.24

BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ BHIKKHU BODHI

BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ BHIKKHU BODHI 


Dịch Việt: Tỳ khưu Tâm Hạnh, Phật tử Tâm Cảnh

Lời người dịch:
Bát Chánh đạo, giáo pháp căn bản và quan trọng nhất cho sự tu tập của Phật giáo, chúng tôi được học từ những năm Trung cấp Phật học nhưng chỉ thuộc lòng, hiểu mơ hồ và chưa từng được dạy về cách thực hành. Thế nên, với chúng tôi thời ấy, Bát Chánh Đạo vẫn là kiến thức Phật học phổ thông, không cần thiết. Sau này, may mắn được tiếp cận, học và thực hành bát chánh đạo qua những lời dạy nguyên thủy của Đức Thế tôn, tôi nhận ra rằng một người Phật tử không thể có sự tu tập đúng hướng đưa đến chấm dứt đau khổ nếu không được học đúng, thực hành đúng bát chánh đạo. 

BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ BHIKKHU BODHI
BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ BHIKKHU BODHI 



Từ đó, tôi nuôi hy vọng giới thiệu cho Phật tử Việt Nam một cuốn sách tóm tắt về Bát Chánh Đạo nhưng đầy đủ về pháp học, pháp hành và pháp thành như Đức Thế tôn đã dạy nhưng tôi vẫn chưa thực hiện được. 

Qua những năm tháng làm công tác giảng dạy Phật học ở các trường Phật học Việt Nam, phiên dịch Hán tạng ra Việt ngữ và rồi được tiếp cận sách Phật học của các nhà Phật học phương Tây, tôi vẫn chưa thực hiện được hoài bão này. Biết được nguyện vọng của tôi, thầy Tâm đạo (Eric, vị sư người Mỹ) giới thiệu sách “The Noble Eightfold Path _ Way to the End of Suffering” của Ngài Bhikkhu Bodhi (xem phần giới thiệu về tác giả) với nhã ý tôi sẽ giới thiệu cho Phật tử Việt Nam.

Sau khi xem qua, tôi nhận ra đây chính là cuốn sách đúng với nguyện vọng của mình nhưng chưa làm được. Qua tác phẩm này, với sự tinh thông pháp học về Phật giáo nguyên thủy và kinh nghiệm hành trì, tác giả đã trình bày rất cô đọng nhưng đầy đủ, chính xác và rõ ràng ba lĩnh vực pháp học, pháp hành và pháp thành của Bát Chánh Đạo. Tác phẩm này có thể là cẩm nang gối đầu cho bất cứ người nào thật sự muốn đi vào con đường tu tập để chấm dứt khổ ngay trong thế giới rối ren của kiếp sống này. 

Tôi giới thiệu sách với anh Tâm Cảnh _ Nguyễn Ngọc Cảnh (một Phật tử quy y Tam bảo và học Phật pháp với sự hướng dẫn của tôi). Khi biết anh Tâm Cảnh nhận ra giá trị sách này, tôi đề nghị dịch với tiêu chí “dịch để học”. Anh nhiệt tình nhận lời và chúng tôi cùng nhau hợp tác dịch tác phẩm suốt trong thời gian dịch Covid-19 từ năm 2020 đến 2021. Bản dịch hoàn tất và sửa xong tháng 03 năm 2021 _ Phật lịch 2565. 

Tuy cùng dịch chung nhưng cá nhân tôi chịu trách nhiệm về nội dung và Việt ngữ Phật học dùng trong bản dịch này. Trong quá trình dịch, tôi đã tham khảo các bản Việt dịch Nikàya, nhất là dùng từ ngữ Phật học trong bản dịch Thắng pháp tập yếu luận của Ngài Trưởng lão Thích Minh Châu cho các chương Chánh niệm và Chánh định. Ngoài ra, tôi tham khảo về Tứ niệm xứ trong sách Pháp hành thiền tuệ của Ngài Trưởng lão Hộ Pháp, chùa Bửu Long. 

Tôi không quên thành kính tri ân Ngài Trưởng lão Hộ Nhẫn, chùa Thiền Lâm, Huế và Ngài Trưởng lão Viên Minh, chùa Bửu Long. Hai vị thầy đã tiếp nhận và hướng dẫn tôi được tiếp cận và tu học theo những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật. Bản dịch này là pháp cúng dường đến hai Ngài, các vị thầy và các pháp hữu đã và đang cùng tôi tu học theo những lời dạy của Đức Phật.

Chúng tôi cảm ơn chị Nguyên Nhật Trần Như Mai đã giới thiệu chúng tôi với Ngài Bhikkhu Bodhi để xin phép dịch và in tác phẩm này. Sau cùng, chúng tôi chân thành tri ân các Phật tử, thân quyến, bạn bè đã hỗ trợ tinh thần và vật chất để bản dịch này được xuất bản. Chúng tôi hy vọng bản dịch này góp một phần tài liệu nhỏ cho các Phật tử Việt Nam đang có nguyện vọng tu học theo những lời dạy nguyên thủy của Đức Thế Tôn để chấm dứt khổ ngay trong kiếp sống này. 

Chúng tôi cũng mong rằng một ngày không xa những loại sách này được giới thiệu trong các trường Phật học ở Việt Nam. 
Mùa Phật đản 2565_ năm 2021 Mindful Way Buddhist Meditation Society Tu viện Đạo Tâm 10164 Gramercy Pl Riverside, CA 92503, USA . 

ghi chú: 172




Xem thêm: