Search

20.3.16

bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi

Phanblogs SẼ LÀM GÌ NẾU CÓ NGƯỜI BỎ CUỐN KINH PHẬT VÀO BỒN CẦU RỒI GIẬT NƯỚC CHO NÓ TRÔI ĐI?
Một ký giả tờ báo địa phương gọi điện thoại cho tôi, nói rằng anh ta muốn hỏi các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo chính ở nước Úc cùng một câu hỏi anh đặt ra cho tôi:
"Sư Ajahn Brahm, sư sẽ làm gì nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu rồi giật nước cho nó trôi đi?"
Chẳng chút do dự, tôi trả lời: "Thưa ông, nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi đi thì việc trước tiên tôi sẽ làm là gọi thợ chuyên thông cống."

Sau khi cười một hồi, anh ký giả cho biết đó là câu trả lời đầu tiên có vẻ thực tế nhất mà anh nhận được.
Tôi bèn nói thêm. Tôi giải thích rằng, có thể có người làm nổ tung nhiều tượng Phật, đốt phá đền chùa, hay giết hại tăng ni; Họ có thể diệt tất cả, nhưng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ tiêu diệt đạo Phật.
Bạn có thể giật nước bồn cầu cho quyển kinh trôi đi, nhưng tôi không bao giờ để bạn giật nước bồn cầu cho trôi đi sự bao dung tha thứ, sự bình an, và lòng bi mẫn.

Quyển kinh không phải là tôn giáo. Cũng như tượng đài, đền miếu, hay người tu sĩ. Những thứ này chỉ là "đồ chứa" mà thôi.
Quyển kinh dạy chúng ta những gì? Tượng đài biểu trưng cho điều gì? Những phẩm hạnh gì người tu sĩ phải có? Đó là những "đồ được chứa".

Khi chúng ta hiểu sự khác biệt giữa đồ chứa và đồ được chứa, chúng ta sẽ giữ lại "đồ được chứa" cho dù "đồ chứa" có bị tiêu hủy.
Chúng ta có thể in thêm kinh, xây thêm đền miếu và tượng đài, đào tạo thêm tăng ni, nhưng khi chúng ta đánh mất tình thương, sự tự trọng và sự kính trọng người khác và thay thế nó bằng sự bạo động, thì toàn bộ tôn giáo đã trôi xuống hầm cầu rồi.

- Thiền Giữa Đời Thường -


17.3.16

Đánh Rơi Tiền Thử Lòng Cụ Già Nhặt Rác

Phanblogs“Nhặt được của rơi, trả người đánh mất” là hành động nhân văn mà chúng ta được nghe kể từ lúc nhỏ qua câu chuyện cổ tích của bà, hay học trong môn giáo dục công dân ở trường. Thế nhưng, khi đồng tiền chi phối quá nhiều thứ trong xã hội hiện đại thì lòng tốt của con người ngày càng ít đi và một số người dường như cũng quên mất những gì đã được dạy.


Ấy vậy mà, cụ bà hằng ngày đi nhặt rác để mưu sinh vẫn quyết định trả lại ví tiền cho người bị đánh rơi.

Chuyên gia giải mã ảo thuật Nguyễn Thành Nam giả vờ rơi ví tiền trên đoạn đường cụ bà này thường đi nhặt rác để thử lòng cụ.

Khi thấy ví tiền cùng 500.000 đồng bên trong, cụ bà không đút túi và bỏ đi mà ngồi chờ ở đó 30 phút để xem chủ nhân chiếc ví có quay lại không.

Sau khoảng thời gian chờ đợi, cụ bà gây bất ngờ khi đi đến trụ sở công an huyện Tiền Hải, Thái Bình để nhờ trả lại ví cho người bị đánh rơi. Hành động đầy nhân văn của cụ khiến nhiều người cảm động.



Để cám ơn việc làm tốt đẹp này, Nguyễn Thành Nam đã biếu cụ 500.000 đồng, đúng bằng số tiền có trong chiếc ví.



Nguyễn Thành Nam biếu cụ bà nhặt rác 500.000 đồng sau khi nhận lại chiếc ví.

Qua clip trên, thêm một lần nữa Nguyễn Thành Nam muốn truyền tải thông điệp: “Hãy giúp đỡ nếu có thể”.

Cách đây chưa lâu, Nguyễn Thành Nam và những người bạn đã thực hiện clip thử lòng tốt cậu bé đánh giày và cụ ông sửa xe trên vỉa hè, đóng giả ăn cướp và giả vờ đau tim thử lòng mọi người. Cả 4 clip này đều nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.










Phan: Thật vô nghĩa. Có nên mang một người cao tuổi ra để làm một trò đùa như thế không các bạn? Thử lòng sao các bạn? Tôi tin là khi quay chắc các ban cuời hả hê lắm. Trước hết bạn hãy thử chính bản thân hay người thân cua bạn trước đi. Còn lúc nào trong cuộc sống luôn có người tốt người xấu bạn a. Trước hết ban hay la một người tốt đi.

1. cậu làm tớ nhớ đến bà tớ khi xem clip này. Và bà tớ không phải công cụ để các cậu rảnh đẩy lên mạng nhằm một mục đích nào đó của các cậu.
2. hãy tưởng tượng những người trước các cậu đã quay là chị, là Mẹ, là người nhà của các cậu. các cậu sẽ hiểu
3. đôi khi có một ranh giới rất nhỏ giữa cái đúng và cái sai bị che mờ bởi lòng tốt, và những hiệu ứng tích cực nó mang lại