Search

21.9.14

Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới

Almanach - Những nền văn minh thế giới ra mắt lần đầu năm 1996, là cuốn sách cung cấp nhiều tri thức phong phú của nền văn minh nhân loại. 

Hàng triệu bản sách đã đến với độc giả khắp nơi, nhận những đánh giá tích cực bởi nhiều tri thức hữu ích. 20 năm trôi qua, thế giới phát triển, có thêm nhiều thành tựu, khám phá mới. Tổng công ty Sách Việt Nam quyết định tái bản có bổ sung cuốn Almanach - Những nền văn minh thế giới.

Sách Almanach - Những nền văn minh thế giới

Sách Almanach - Những nền văn minh thế giới




Về dung lượng, cuốn sách tái bản sẽ có 3.216 trang, tăng thêm 985 trang. Trong đó có 256 trang phụ bản ảnh màu và 729 trang nội dung. Hội đồng biên soạn huy động tới 800 tác giả cùng các cộng tác viên thực hiện nội dung cho cuốn sách tái bản sắp tới.
Cuốn sách sẽ bổ sung thêm một số mục như Bảo tàng, Thư viện nổi tiếng thế giới, Những trường đại học nổi tiếng thế giới... Mục Vũ trụ và thế giới thiên hà vô tận khám phá những điều mới lạ về vũ trụ như: Thiên hà giãn nở, lỗ đen, hành tinh, tiểu hành tinh, đĩa bay, thiên thạch, con người khám phá được gì trên các hành tinh ngoài trái đất... Sách cũng có thêm mục Các châu lục, đại dương và những vẻ đẹp kỳ diệu của trái đất. Trong đó giới thiệu những dãy núi cao nhất, những dòng sông dài nhất, biển, hồ rộng nhất và những cảnh đẹp nhất trên trái đất... Bên cạnh đó, các tác giả cũng bổ sung thêm nhiều thành tựu khoa học của con người tính đến năm 2013.

Đặc biệt, ấn phẩm mới sẽ dành một phần để giới thiệu về lịch sử, vai trò của tổ chức Liên hiệp quốc một cách hệ thống và chi tiết trong sự phát triển văn minh của loài người.

Almanach - Những nền văn minh thế giới đưa độc giả đi qua 8 nền văn minh thế giới và 161 quốc gia. Cuốn sách chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú, các đề mục, vấn đề được sắp xếp một cách hệ thống. Các tác giả không đi vào lý luận trừu tượng, cũng không khái quát nội dung chung chung mà đưa ra những con số, thông tin cụ thể. Ngay từ lúc mới ra mắt,Almanach - Những nền văn minh thế giới đã trở thành một hiện tượng, được sự đón nhận của công chúng. Các đơn vị thông tấn nước ngoài như Đài BBC, Washington Post, New York Times cũng đưa tin bình luận về cuốn sách. Trong thời đại các công cụ tìm kiếm trên Internet phát triển như ngày nay, cuốn sách vẫn mang lại nhiều giá trị hữu ích khi tập hợp một nguồn tri thức lớn và chuẩn xác.

Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới.pdf

Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn Ngữ Cơ Thể

Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn Ngữ Cơ Thể


Cuốn sách này dành tặng cho những ai có thị lực tốt nhưng không nhìn thấy được bản chất sự việc bằng đôi mắt của mình."
Cuon sach hoan hao ve ngon ngu co the


Tác giả Allan và Barbara Pease là hai chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực giao tế nhân sự và ngôn ngữ cơ thể.

Qua "Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn Ngữ Cơ Thể" này, bạn sẽ được cung cấp những điều cần thiết để có thể nhận biết các cảm nghĩ mà người khác đang cố giấu. Theo cách đơn giản nhất, các tác giả đã hướng dẫn khá toàn diện những vấn đề:

* Cách tạo ấn tượng tốt đẹp với người khác

* Cách nhận biết một người đang nói dối

* Cách khiến người khác hợp tác với mình

* Cách tham dự phỏng vấn và thương lượng hiệu quả

* Cách chọn bạn đời tâm đầu ý hợp




Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn Ngữ Cơ Thể .pdf
https://drive.google.com/file/d/0B0hPR4sOzdAOUjVKM0h6T3NscVk/view?usp=sharing&resourcekey=0-RNfCNA38Yr3lt9IkXTBsGA


Đèn cù,Trần Đĩnh

Phanblogs

DEN-CU-Tran-Dinh-quyen-2.pdf

Quý vị phải lắng yên nghe bài Đèn Cù. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng
vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn Cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung Thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnh đèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có Trần Đĩnh. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạy vòng quanh (ối a) tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, sót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.
Đèn cù,Trần Đĩnh

Dưới cái tựa Đèn Cù, Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi.” Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện,” những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi” là một thể loại văn suôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chăc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn Cù là một cuốn sách độc đáo.

Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa, “như thiết như tha, như trác như ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ. Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự Thật, ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả,” rồi chấm câu. “Lười là rõ,” lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng như chúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn suôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.



Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là kể sự thật, kể những chuyện thật. Ông dùng một lối viết mà đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy ngay: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị

Hết trích.

Đèn cù,Trần Đĩnh .docĐèn cù,Trần Đĩnh .pdfDEN-CU-Tran-Dinh-quyen-2.pdf