Search

17.7.22

Phanblogs Bài đọc nhiều

Vì trang phanblogs đang trong quá trình sửa lỗi liên kết dữ liệu bài đăng. Rất xin lỗi vì sự bất tiện này. Chúng tôi đang nỗ lực để sửa chữa

Phanblogs Bài đọc nhiều năm 2021
Phanblogs Bài đọc nhiều năm 2021

 



https://phanblogs.blogspot.com/2008/07/nhat-ky-1-osin_60.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/12/crazy-bird-merry-christmas_27.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/08/ang-ma-thoi_19.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/08/khong-nen-on-gian-hon-ban-chat-cua-no_1.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/10/nguoi-quan-tu_24.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/03/nghe-thuat-song-hanh-thien-vipassana.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/02/vipassana-boy_14.html

https://phanblogs.blogspot.com/2019/10/ung-xu-nhu-nao-khi-con-hoi-ve-bao-cao-su_30.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/09/sieu-kinh-te-hoc-hai-huoc-tac-gia_90.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/02/toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-thong.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/10/da-co-hoai-lang_23.html

https://phanblogs.blogspot.com/2019/12/google-ads-freelance-linh-anh-thue_29.html

https://phanblogs.blogspot.com/2023/07/mat-cho-nao-tim-cho-o.html

https://phanblogs.blogspot.com/2023/09/tong-hop-bo-hinh-anh-bon-su-uc-phat.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/11/ama-chia-se-ve-ao-phat.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/07/master-of-contents.html

https://phanblogs.blogspot.com/2015/12/con-nguoi-lanh-gia-va-ngheo-oi_90.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/04/cau-hoi-lien-quan-gioi-van-ap-phat-phap.html

https://phanblogs.blogspot.com/2020/04/cay-gao-atm-o-ha-noi_55.html

https://phanblogs.blogspot.com/2013/08/luan-ieu-cua-nhung-thang-ong-gia-tao_9.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/05/suy-nghi-ve-giau-ngheo-va-hay-thay-oi_92.html

https://phanblogs.blogspot.com/2012/05/bien-noi-nho-va-em_66.html

https://phanblogs.blogspot.com/2014/01/samurai-hiroshi-onoda_34.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/02/xay-dung-thuong-hieu-online_92.html

https://phanblogs.blogspot.com/2023/05/nhung-bai-giang-kinh-tuong-ung-tap-2.html

https://phanblogs.blogspot.com/2020/12/tam-bat-dinh-giua-dong-oi-van-thinh_63.html

https://phanblogs.blogspot.com/2019/11/4-sai-lam-thuong-mac-voi-ban-quyen_12.html

https://phanblogs.blogspot.com/2015/11/phan-tich-noi-dung-cua-chuan-bi-am-phan_74.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/03/phep-la-cua-su-tinh-thucthich-nhat-hanh_59.html

https://phanblogs.blogspot.com/2016/08/hanh-phuc-tai-tam-osho_44.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/06/lam-giau-tu-cong-nghe-o-viet-nam_28.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/04/su-co-on_37.html

https://phanblogs.blogspot.com/2016/11/lay-chua-con-la-linh-tran-ngoai-bien_7.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/12/mot-nua-o-banh-mi-van-la-banh-mi-nhung_68.html

https://phanblogs.blogspot.com/2011/10/apple-remembering-steve-jobs_83.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/10/muc-tieu-cao-ca_64.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/08/truyen-vu-nu-nha-van-olga-tokarczuk-cua.html

https://phanblogs.blogspot.com/2020/12/phan-tich-thap-nhi-nhan-duyen_9.html

https://phanblogs.blogspot.com/2010/05/cai-ac-la-gi_17.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/04/cac-cau-hoi-thuong-gap-trong-phat-giao.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/03/phanblogs-bai-oc-nhieu-nam-2021.html

https://phanblogs.blogspot.com/2016/04/que-huong-nhung-em-cho-sang-alan-phan_84.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/04/ten-toi-la-o-tac-gia-orhan-pamuk_75.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/01/fish-love.html

https://phanblogs.blogspot.com/2010/02/su-dung-va-bao-quan-zippo_77.html

https://phanblogs.blogspot.com/2014/09/almanach-nhung-nen-van-minh-gioi_9.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/02/tristesse-chopin_91.html

https://phanblogs.blogspot.com/2015/01/cua-chuot-va-nguoi-tac-gia-john_58.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/09/tim-loi-giai-cho-cac-cau-phong-van-ki_51.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/05/tuy-thuan-nhan-nhuc-anulomikaya-khantiya.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/12/chuyen-hoa-san-han-thich-nhat-tu_58.html

https://phanblogs.blogspot.com/2020/01/ao-ho-e-ma-ao_65.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/09/quan-tu-tai.html

https://phanblogs.blogspot.com/2014/05/viet-cho-con-nhung-ngay-bien-ong-day_8.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/05/tung-cau-noi-la-tung-canh-buom-giong.html

https://phanblogs.blogspot.com/2023/05/hanh-phuc-la-gi.html

https://phanblogs.blogspot.com/2012/05/me-va-con_88.html

https://phanblogs.blogspot.com/2011/02/zippo-nhung-huyen-thoai-can-ot-bo_62.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/01/ho-nghi-nhu-tuyen-tap-cac-bai-viet-cua_28.html

https://phanblogs.blogspot.com/2020/12/chuyen-ve-su-chua-lanh-tac-gia-thich_59.html

https://phanblogs.blogspot.com/2011/01/1001-ten-be-trai_36.html

https://phanblogs.blogspot.com/2012/06/bo-la-tat-ca_14.html

https://phanblogs.blogspot.com/2016/04/tom-cua-ca_0.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/02/khai-but-au-xuan-2018_92.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/09/bat-nha-ba-la-mat-tam-kinh.html

https://phanblogs.blogspot.com/2016/10/thanh-nien-cung_57.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/01/hay-tu-te-voi-cuoc-oi-du-sao-i-nua.html

https://phanblogs.blogspot.com/2015/12/mua-ong-khong-lanh_98.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/08/nhung-chien-luoc-marketing-oc-nhat-vo_66.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/08/nhan-xet-hay-anh-gia.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/02/nhan-qua-thoi-mat-phap_80.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/05/the-gian-bi-chi-phoi-boi-dukkha_14.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/12/bon-gia-thinh-phap-kulaciratthiti-yeu.html

https://phanblogs.blogspot.com/2011/05/ban-la-nguoi-nao-trai-hay-nao-phai_73.html

https://phanblogs.blogspot.com/2008/05/noi-voi-con-ve-to-quoc_17.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/03/xe-khong-i_0.html

https://phanblogs.blogspot.com/2015/06/thi-song-cu-chay_45.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/08/nay-rac-oi_78.html

https://phanblogs.blogspot.com/2014/12/lam-nao-e-ngoi-thien_72.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/02/loi-ve-at-me_20.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/01/tap-trung-vao-san-pham_84.html

https://phanblogs.blogspot.com/2019/12/chiec-ao-cu-tac-gia-minh-uc-trieu-tam_47.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/10/cio-anh-la-ai_28.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/12/phep-la-cua-ao-phat.html

https://phanblogs.blogspot.com/2016/03/bo-cuon-kinh-phat-vao-bon-cau-va-giat_53.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/02/nhu-lai-khong-tranh-luan-voi-oi.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/02/lam-nao-e-anh-bai-oi-thu-cua-minh_23.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/04/tiem-mien-anusayakilesa.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/12/truyen-ngan-thach-lam-gio-lanh-au-mua_43.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/09/che-ngu-tham-uu-o-oi.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/07/troi-lan.html

https://phanblogs.blogspot.com/2020/11/chuyen-ve-nhung-nhan-hieu_44.html

https://phanblogs.blogspot.com/2020/09/dan-vit_25.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/12/thong-minh-va-luong-thien_68.html

https://phanblogs.blogspot.com/2013/05/30042051-april-28-2013-by-alan-phan_78.html

https://phanblogs.blogspot.com/2019/12/at-gia-thau-hieu-qua-hon-bang-cach-su_38.html

https://phanblogs.blogspot.com/2022/08/the-nao-la-song-nao-la-chet.html

https://phanblogs.blogspot.com/2016/10/cuoc-san-cuu-hoang-haruki-murakami_79.html

https://phanblogs.blogspot.com/2015/02/dan-nhac-o-tac-gia-leopold-trepper_85.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/06/kiem-nhat-tantou_81.html

https://phanblogs.blogspot.com/2010/03/zippo-regular-identify-code_98.html

https://phanblogs.blogspot.com/2015/10/ong-cmn-tinh_91.html

https://phanblogs.blogspot.com/2011/01/tieng-cho-sua-bang-nhieu-ngon-ngu_57.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/05/chuong-trinh-hoc-tap-quang-cao-online_24.html

https://phanblogs.blogspot.com/2015/08/nghe-nail-tai-my_15.html

https://phanblogs.blogspot.com/2008/09/thu-xin-thoi-viec_40.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/05/ky-anh-trang-quy-co-nu_16.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/10/4-su-hieu-ve-ao.html

https://phanblogs.blogspot.com/2020/08/lau-ai-tac-gia-franz-kafka_92.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/07/huu-duyen-thien-ly-tuong-hot.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/11/tu-niem-thuc-investment.html

https://phanblogs.blogspot.com/2011/12/cha-toi-co-lam-bat-cu-ieu-gi_81.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/01/cha-va-con_36.html

https://phanblogs.blogspot.com/2012/07/vu-ieu-bien-ca-sam-son-2012_3.html

https://phanblogs.blogspot.com/2018/02/hitler-va-lo-thieu-song-dan-do-thai_54.html

https://phanblogs.blogspot.com/2008/06/xin-loi-em-chi-la-con-i-tac-gia-ao-inh_84.html

https://phanblogs.blogspot.com/2015/07/ba-map-cai-lo-than-chi-ve-chai-va-chi_45.html

https://phanblogs.blogspot.com/2009/09/me-nam-nguyen-ngoc-nhu-quynh-thay-loi_57.html

https://phanblogs.blogspot.com/2020/04/if-you-can-go-outside-then-go-inside_58.html

https://phanblogs.blogspot.com/2017/12/thong-minh-va-luong-thien.html

https://phanblogs.blogspot.com/2021/03/boc-luu-dong-nuoc-du-cua-cuoc-oi.html

Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ns.Trí hải dịch (1998)

Phanblogs Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ns.trí hải dịch (1998)

Ðức Phật tên Tất-Ðạt-Ða (P.Siddhattha, S.Siddhàrtha), họ Cồ-Ðàm (P. Gotama, S.Gautama), sống ở Bắc Ấn vào thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch.Phụ  thân Ngài là vua Tịnh Phạn (Suddhodana) cai trị vương quốc của bộ tộc  Thích-ca (Sàkya; trong xứ Nepal ngày nay).Mẹ ngài là hoàng hậu Ma-gia  (Màyà).


Theo tục lệ tảo hôn thời ấy, năm 16 tuổi ngài cưới công chúa xinh  đẹp đức hạnh tên Da-giu-đà-la (Yasodharà).
Vị thái tử trẻ sống trong cung  điện đầy xa hoa lộng lẫy.Nhưng khi va chạm với thực tại cuộc sống và khổ  đau của loài người, ngài quyết định đi tìm một giải pháp, con đường ra khỏi  nỗi khổ bao la này.
Năm 29 tuổi sau khi người con duy nhất La-hầu-la  (Ràhula) ra đời, Ngài từ bỏ cung điện, trở thành một người khổ hạnh lên  đường tìm đạo giải thoát.
Trong 6 năm Ngài lang thang khắp thung lũng sông Hằng (Ganges), gặp  những vị thầy danh tiếng, học lý thuyết và thực hành phương pháp của họ,  khép mình vào những lối tu khổ hạnh khắt khe.
Không thỏa mãn với những  lý thuyết và thực hành ấy, Ngài từ bỏ mọi giáo lý và phương pháp truyền  thống để đi theo con đường riêng.
Cuối cùng, một buổi chiều ngồi dưới một  cội cây (từ đấy cây này được gọi là cây Bồ đề có nghĩa là "trí tuệ") bên bờ  sông Ni-liên (Neranjarà) ở Buddha-Gaya (Bồ-đề đạo tràng, gần Gaya trong  xứ Bihar ngày nay) ngài đã đạt giác ngộ.
Từ đấy Ngài được tôn xưng là đức  Phật, "Người đã Giác ngộ".
Năm ấy Ngài 35 tuổi.
Sau khi chứng đạo, đầu tiên Phật thuyết pháp cho một nhóm 5 nhà khổ hạnh,  những người bạn cũ của Ngài, tại vườn Nai (Lộc uyển) ở chư thiên đọa xứ  (Isipatana, tức Sarnath ngày nay) gần Ba-la-nại (Benarès).
Từ ấy ngài giáo  hóa suốt 45 năm cho tất cả mọi tầng lớp nam nữ, vua chúa và thường dân,  Bà la môn và cùng đinh, thương gia và hành khất, tu sĩ và bọn cướp - hoàn  toàn không phân biệt.
Ngài không công nhận những dị biệt về giai cấp hay  tập đoàn xã hội, và Ðạo ngài mở rộng cho tất cả mọi người nam cũng như  nữ, bất cứ ai sẵn sàng hiểu và tin theo.
Năm 80 tuổi, Phật nhập diệt ở Câu-thi-na (Kusinàrà, nay là Uttar Pradesh).

Hiện nay đạo Phật được lan truyền tại Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Cao  Miên, Lào, Việt Nam, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều  Tiên, Ðài Loan và một vài nơi ở Ấn độ, Hồi quốc và Nepal và cả ở Liên Xô.
Tín đồ Phật giáo trên thế giới có trên 500 triệu.
Chân thành cám ơn Ðạo hữu Bình Anson đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen  phiên bản vi tính quyển sách này (Tâm Diệu)

Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ns.trí hải dịch (1998)
Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ns.trí hải dịch (1998)




Ðại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa

bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Ðại học Tích Lan đậu bằng B.A

(London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp

bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Ðại đức qua Calcutta, cộng tác với các

giáo sư Ðại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Ðại

đức qua Ðại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước)

và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở.

Như vậy Ðại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Ðại thừa và

Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Ðại đức và trong câu

chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa

Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận

và thọ trì một số giáo lý căn bản.

Nói một cách khác, không có Đại thừa hay Tiểu thừa, không có Nam tông

hay Bắc tông. Sở dĩ có phân chia tông phái là vì sự diễn biến của lịch sử và

sự truyền bá của đạo Phật qua nhiều truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong

tục, quốc độ khác nhau và tông phái nào cũng chấp thuận một số giáo lý căn

bản chung cho tất cả truyền thống. Quyển sách này là một sự cố gắng của tác

giả để giới thiệu những giáo lý căn bản ấy và những ai muốn tìm hiểu đạo

Phật cũng cần phải hiểu biết ít nhất số giáo lý căn bản ấy. Riêng đối với Phật

tử Việt Nam một số lớn được học ngay vào kinh điển Ðại thừa, lại cần phải

hiểu giáo lý căn bản này để soi sáng lại sự hiểu biết của mình và để tìm lại

sự liên tục của quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo. Riêng đối với sinh

viên Ðại học Vạn Hạnh, tài liệu của tập sách này cần được xem là tài liệu

căn bản và tối thiểu để xây dựng nền tảng Phật học của mình.

Quyển sách này viết cho giới trí thức Âu Mỹ, một giới trí thức có một bối

cảnh khoa học và văn minh Cơ đốc giáo, nên các vấn đề thảo luận, phương

pháp trình bày rất thiết thực, linh động, sát với thực tế và liên hệ ngay đến

đời sống và những thắc mắc hiện đại. Giá trị quyển này phần lớn nhờ ở điểm

này. Tác giả dẫn chứng rất nhiều lời dạy trong kinh điển PÀli để chứng minh

cho sự trình bày của mình, một thái độ và một phương pháp khoa học đáng

được hoan nghênh và bắt chước. Thường chúng ta trình bày đạo Phật ngang

qua sự hiểu biết của chúng ta, và điều nguy hại hơn ngang qua cảm tình và

sở thích của chúng ta, và vì vậy nhiều khi tư tưởng và thái độ của đức Phật

bị bóp méo, rạn nứt rất nhiều. Ðể bớt tệ hại này, phương pháp hữu hiệu nhất

là dẫn chứng trong kinh điển những lời dạy của chính đức Phật để xác chứng

quan điểm của mình trong khi trình bày, một thái độ mà tác giả tập sách này

đã theo rất trung thành.

Dịch giả quyển sách này là cô Trí Hải, một tên quá quen thuộc với giới học

giả với tài dịch thuật và sự hiểu biết giáo lý căn bản của cô để cần phải giới

thiệu dài dòng về cô. Tên của cô cũng đủ bảo đảm cho giá trị dịch thuật của

tập sách này rồi.

Saigon, ngày 9-1-1966

Tỳ-kheo Thích Minh Châu

Viện trưởng Viện Ðại Học Vạn Hạnh


Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ns.Trí hải dịch (1998) TXT

Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ns.Trí hải dịch (1998) DOCX

Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ns.Trí hải dịch (1998) PDF







15.7.22

ĐỨC THẾ TÔN THUYẾT 4 SỰ THẬT Ở ĐỜI

Thế giới là vô thường đi đến chỗ huỷ diệt. (Già, bệnh, chết )
Thế giới là vô hộ vô chủ (Không thể che chở, định đoạt ).
Thế giới là vô sở hữu ra đi bỏ tất cả. (Bỏ lại tất cả ra đi theo nghiệp của mình)
Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái. (Như nước biển càng uống càng khát.)


ĐỨC THẾ TÔN THUYẾT 4 SỰ THẬT Ở ĐỜI
ĐỨC THẾ TÔN THUYẾT 4 SỰ THẬT Ở ĐỜI 



Nguồn: Kinh Ratthapàla
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung82.htm


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

12.7.22

KHI KHÁCH HÀNG CHƯA BIẾT HỌ MUỐN GÌ NGHĨA LÀ HỌ MUỐN TẤT CẢ ?

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢY TẦNG LỚP XÃ HỘI CHỦ YẾU Ở MỸ


1. Tầng lớp thượng lưu lớp trên (dưới 1%)


Tầng lớp thượng lưu lớp trên, sống bằng tài sản thừa kế và có những gia đình nổi tiếng. Họ đóng góp những khoản tiền lớn cho công việc từ thiện, tổ chức những buổi vũ hội, có nhiều nhà ở, và gửi con đi học ở những trường học tốt nhất. Họ là thị trường của đồ kim hoàn, đồ cổ, nhà ở và những chuyến đi nghỉ. Họ thường hay mua và mặc những đồ thủ cựu, không quan tâm đến chuyện phô trương. Tuy họ là một nhóm nhỏ, song họ vẫn là một nhóm tham khảo đối với những người khác trong chừng mực là các quyết định tiêu dùng của họ được để ý và được các tầng lớp xã hội khác bắt chước.

2. Tầng lớp thượng lưu lớp dưới (khoảng 2%)


Tầng lớp thượng lưu lớp dưới là những người có thu nhập cao hay giàu có nhờ tài năng xuất chúng trong nghề nghiệp chuyên môn hay trong kinh doanh. Họ thường xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Họ tích cực tham gia các công việc xã hội và của thành phố và tìm mua những thứ chứng tỏ địa vị cho bản thân mình và cho con cái, như những ngôi nhà đắt tiền, trường học tốt, thuyền buồm, hồ bơi và ôtô. Họ gồm những người giàu mới phát và cách tiêu dùng của họ được tính toán để gây ấn tượng đối với những người ở tầng lớp thấp hơn họ. Ham muốn của những người thượng lưu lớp dưới là được chấp nhận vào lớp trên, một địa vị mà có lẽ con cái họ có nhiều khả năng đặt được hơn bản thân họ.

3. Tầng lớp trung lưu lớp trên (12%)


Những người trung lưu lớp trên không có địa vị của gia đình hay giàu có gì đặc biệt. Họ chủ yếu quan tâm đến con đường danh vọng. Họ đã có được những cương vị như những người chuyên nghiệp, nhưng người kinh doanh độc lập và cán bộ quản trị của công ty. Họ tin tưởng vào học vấn và muốn con cái họ phát triển những kỹ năng chuyên môn hay quản trị để chúng không bị tụt xuống tầng lớp thấp hơn. Những thành viên của tầng lớp này thích nói về những ý tưởng và "trình độ văn hóa cao" . Họ tích cực tham gia và có ý thức cao về trách nhiệm công dân. Họ là thị trường tốt cho nhà ở, quần áo đẹp, đồ gỗ và thiết bị tốt. Họ tìm cách để có được một ngôi nhà lịch sự để tiếp đãi bạn bè và thân chủ.

4. Tầng lớp trung lưu (32%)


Tầng lớp trung lưu là những người công nhân cổ trắng và xanh có mức lương trung bình, sống ở khu khá hơn của thành phố và cố gắng làm những việc đúng đắn. Họ hay mua những sản phẩm phổ biến "để theo kịp xu thế". Hai mươi lăm phần trăm có xe ôtô ngoại, đồng thời phần lớn đều quan tâm đến chuyện thời trang, tìm kiếm "một trong những nhãn hiệu tốt hơn". Một cuộc sống tốt hơn có nghĩa là "một ngôi nhà đẹp hơn" với "láng giềng tốt ở khu vực tốt hơn của thành phố" có trường học tốt. Tầng lớp trung lưu tin tưởng là nên chi nhiều tiền hơn cho con cái họ có được "những kinh nghiệm đáng giá" và hướng chúng vào học đại học.

5. Tầng lớp công nhân (38%)


Tầng lớp công nhân gồm những công nhân cổ xanh có mức lương trung bình và những người sống theo "lối sống của tầng lớp công nhân", bất kể thu nhập, trình độ văn hóa hay công việc. Tầng lớp công nhân phụ thuộc nhiều vào họ hàng về kinh tế và sự hỗ trợ về tình cảm, về những lời khuyên về cơ hội việc làm, về những ý kiến tham gia về chuyện mua sắm và về sự hỗ trợ mỗi khi gặp khó khăn. Đối với tầng lớp công nhân đi nghỉ có nghĩa là "ở lại thành phố" và "đi xa" thì có nghĩa là đi đến hồ nước hay nơi nghỉ ngơi không xa quá hai giờ đi đường. Tầng lớp công nhân vẫn duy trì sự phân chia rõ ràng vai trò của giới tính và rập khuôn nhau. Sở thích về ôtô là những chiếc xe có kích thước tiêu chuẩn và lớn, không thích những xe nhỏ gọn nội địa cũng như ngoại nhập.

6. Tầng lớp hạ lưu lớp trên (9%)


Tầng lớp hạ lưu lớp trên là những người đi làm, không sung túc, mặc dù mức sống hơi cao hơn mức nghèo khổ một chút. Họ làm những công việc lao động phổ thông và hưởng lương rất thấp, mặc dù họ luôn phấn đấu để vươn lên tầng lớp cao hơn. Thông thường tầng lớp hạ lưu lớp trên không được học hành đầy đủ. Mặc dù họ đã ở gần mức nghèo khổ về mặt tài chính, họ vấn thu xếp để tỏ ra mình có cuộc sống ngăn nắp và sạch sẽ.

7. Tầng lớp hạ lưu lớp dưới (7%)


Tầng lớp hạ lưu lớp dưới là những người hưởng trợ cấp, bị nghèo túng rõ ràng và thường không có việc làm hay có "những việc làm bẩn thỉu". Một số không quan tâm đến chuyện tìm kiếm một việc làm lâu dài và phần lớn đều phụ thuộc vào tiền trợ cấp xã hội hay tiền từ thiện. Nhà cửa, quần áo và đồ đạc của họ "bẩn thỉu" rách nát và "tàn tạ". 
KHI KHÁCH HÀNG CHƯA BIẾT HỌ MUỐN GÌ NGHĨA LÀ HỌ MUỐN TẤT CẢ ?
KHI KHÁCH HÀNG CHƯA BIẾT HỌ MUỐN GÌ NGHĨA LÀ HỌ MUỐN TẤT CẢ ?



Nguồn: Phân tích thị trường người tiêu dùng và hành vi của người mua Google docs
#Audience_Insights



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

9.7.22

TƯ NIỆM THỰC MANOSAÑCETANĀ ĀHĀRA

Tư niệm nghĩa là nỗi niềm riêng tư, hoài bão ước mong. Nó chính là hạt giống của khổ đau. Tư niệm thực là thức ăn cho cái tôi (tự ngã), sự cố ý hành động mà con người tạo ra từ thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp

TƯ NIỆM THỰC MANOSAÑCETANĀ ĀHĀRA


Tư niệm thực cũng chính là sở duyên, là nơi ẩn cư của thức: 
"Này các Tỷ-kheo, cái chúng ta Tư Niệm, Tư Lường, có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng trưởng, nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này."
Như vậy, Tư niệm thực là một trong những thức được nghiệp tích lũy, cho sự tái sanh trong 6 cõi luân hồi. Ngược lại, nếu chúng ta không tư niệm tư lường, không có thầm ý thì nó sẽ không làm Sở duyên cho "Thức" an trú, điều này có nghĩa là "Nghiệp" không thể dẫn thức đi tái sinh!



 

BỐN LOẠI THỨC ĂN


Mỗi ngày chúng ta đều được thưởng thức hai loại thức ăn, đó là thức ăn về vật chất và thức ăn về tinh thần. Cách đây 2500 năm, Đức Thích Ca Mâu Ni không nói chung chung như vậy, và người đã chỉ rõ 4 loại thức ăn mà con người phải trải qua trong suốt một cuộc đời đó là: Đoàn thực, Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực. 
1. Đoàn thực
Là loại thức ăn dùng để duy trì sinh mạng của một con người, nó được thông qua đường miệng. Vấn đề còn lại là con người phải biết cách phân biệt thức ăn có bổ dưỡng (bồi bổ cho cơ thể) hay có hại cho sức khỏe (độc tố). 
2. Xúc thực
Xúc thực là món ăn tinh thần. Xúc thực, là món ăn mà con người thông qua 6 giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân và ý.
3. Tư niệm thực
Tư niệm thực là thức ăn cho cái tôi (tự ngã), sự cố ý hành động mà con người tạo ra từ thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp 
4. Thức thực
Thức thực, được hiểu là những món ăn bao gồm: Đoàn thực, Xúc thực và Tư niệm thực làm duyên cho Danh sắc → Lục nhập → Xúc → Thọ → Ái → Thủ → Hữu → Sinh → Tử ...

nguồn bài viết :
https://www.nhatkychucuoi.com/2018/09/bon-loai-thuc-an.html
nguồn video: 
https://www.facebook.com/dancantho.page/posts/554166382941103



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

4.7.22

TÈO VÀ TÍ

Tèo không có khả năng làm chuyện lớn. Tèo thường hay làm lớn chuyện.
Tí không có khả năng làm chuyện lớn Tí làm chuyện nhỏ với trái tim lớn.
Tui đã được thầy dạy như vậy.

TÈO VÀ TÍ Tèo không có khả năng làm chuyện lớn. Tèo thường hay làm lớn chuyện. Tí không có khả năng làm chuyện lớn Tí làm chuyện nhỏ với trái tim lớn. Tui đã được thầy dạy như vậy.
TÈO VÀ TÍ Tèo không có khả năng làm chuyện lớn. Tèo thường hay làm lớn chuyện. Tí không có khả năng làm chuyện lớn Tí làm chuyện nhỏ với trái tim lớn. Tui đã được thầy dạy như vậy.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

1.7.22

NẾU BẠN KHÔNG PHẢI TRẢ TIỀN THÌ THỰC TẾ BẠN CHÍNH LÀ SẢN PHẨM

Hai vợ chồng tôi có thói quen dùng chung một tài khoản Facebook, do trước đây chủ yếu chỉ để đăng ảnh con cho ông bà và anh chị em ở Việt Nam cập nhật. Vài năm trở lại đây phong trào họp lớp lên cao, tôi có tham gia vài lần. Và nhờ đó tôi kết nối được với rất nhiều bạn học cũ trên nền tảng này.


Thời gian sau đó trên tường Facebook (News feed) của tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện ảnh hay bài đăng của... vợ các bạn tôi, thực tế không có liên hệ đã rất lâu. Các bạn gái này thường là xinh đẹp và chụp ảnh đáng yêu. Vợ tôi cũng quan tâm hỏi han làm tôi rất khó giải thích. Tìm hiểu kĩ hơn một chút, tôi nghĩ rằng rất nhiều người bạn khác của mình hẳn là đã nhấn xem hoặc like những bức ảnh này, và thuật toán của Facebook có lẽ đánh giá rằng nếu các bạn tôi thích thì chắc là tôi cũng vậy nên đưa chúng lên tường của tôi...
Mức độ "học" và "hiểu" về chúng ta hiện nay của máy tính quả thực là đáng kinh ngạc. Nghiên cứu gần đây từ đại học Cambride và Stanford chỉ ra rằng chỉ cần chúng ta nhấn khoảng 100 like trên Facebook, là thuật toán đã có thể hiểu về chúng ta hơn là một người bạn thực sự. Bạn đời hiểu chúng ta đến mức nào? Các nghiên cứu nhận định: chỉ tương đương với 300 Facebook like.
Tất cả mọi thứ trên Internet, từ website, mạng xã hội, ứng dụng... dường như đều hiểu những gì chúng ta muốn xem, muốn nghe, muốn đi, muốn đọc và cung cấp  rất kịp thời. Tuyệt vời hơn, phần lớn đều là miễn phí.
"Nếu bạn không phải trả tiền, thì thực tế bạn chính là sản phẩm" - "If you are not paying for it, you are the product".

"Nếu bạn không phải trả tiền, thì thực tế bạn chính là sản phẩm" - "If you are not paying for it, you are the product".
"Nếu bạn không phải trả tiền, thì thực tế bạn chính là sản phẩm" - "If you are not paying for it, you are the product".


Câu nói này xuất phát trong bối cảnh của ngành truyền hình ở thế kỷ trước. Với vốn đầu tư rất lớn vào mạng lưới thiết bị cùng nội dung, cách phổ biến để các đài truyền hình có thể cung cấp dịch vụ miễn phí là bán quảng cáo. Nói cách khác, người xem ở đây chính là "sản phẩm" mà các hãng truyền hình bán cho các công ty thuê họ quảng cáo.
Những năm đầu thế kỉ 21 chứng kiến sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin, Internet và đặc biệt là về công nghệ thu thập và xử lý dữ liệu. Khái niệm "you are the product" - "bạn là sản phẩm", lúc này được mở rộng đến mức có thể coi là vô tận về mặt tiềm năng.
Để thu thập dữ liệu khách hàng, các công ty dữ liệu đa quốc gia sẵn sàng cung cấp các sản phẩm với chất lượng rất cao như Tìm kiếm, Thư điện tử, Bản đồ điện tử, Mạng xã hội vân vân hoàn toàn miễn phí. Họ nắm lượng dữ liệu lớn nhất, nắm những công nghệ xử lý dữ liệu tiên tiến nhất, nắm những hạ tầng tính toán dữ liệu lớn nhất. Khác với truyền hình, họ thực sự làm chủ dữ liệu một cách chủ động và toàn diện.
Về lý thuyết, tiềm năng sử dụng dữ liệu có thể coi là không giới hạn. Lấy ví dụ hệ dữ liệu của một mạng xã hội với khoảng vài triệu khuôn mặt cùng với các thông tin liên quan như số like, trạng thái (status), bài viết (post), bình luận (comment) cùng đủ mọi loại dấu vết điện tử (digital footprint) mà người dùng để lại một cách vô thức. Với hệ dữ liệu này, thuật toán có thể "học" và "hiểu" từ những thông tin có phần vô hại như kiểu bạn thích hay ghét một ca sĩ, đến những thông tin rất hữu ích như phát hiện từ sớm một loại ung thư hiếm khi được kết hợp với các dữ liệu y học. Hơn nữa, nếu hệ dữ liệu có đủ tính đa dạng thì  khả năng "hiểu" sau khi đã "học" này  có thể mở rộng lên toàn bộ dân số, kể cả những người chưa từng tham gia mạng xã hội.
Nhưng, cũng với hệ dữ liệu ở trên, thuật toán cũng có thể "hiểu" về những thông tin nhạy cảm như quan điểm chính trị của bạn (ủng hộ Đảng nào, chính trị gia nào), hay thậm chí là những phức tạp giới tính. "Trông mặt mà bắt hình dong", máy móc chỉ cần nhìn khuôn mặt đã biết bạn ủng hộ lãnh tụ nào, hay bạn có phải là người đồng giới hay không. Những thông tin kiểu như vậy có thể chỉ là sự xấu hổ ở Việt Nam, nhưng ở những chính thể độc tài khắc nghiệt hoặc tôn giáo cực đoan thì nó rất có thể gần với sự sống và chết.
Ngày nay, dữ liệu không chỉ được bán cho các hệ thống quảng cáo, mà như thực tế chỉ ra, dữ liệu và thông tin chuyển hóa từ nó có thể được sử dụng cho cả các mục tiêu chính trị như trong vụ Cambride Analytica, khi Facebook để lộ thông tin 50 triệu người dùng... Sẽ ra sao nếu người nắm quyền chi phối và "mớm" suy nghĩ cho đám đông Việt Nam lại là những lực lượng chính trị từ bên ngoài, có khả năng tiếp cận lượng dữ liệu này? Ngay cả khi các công ty đa quốc gia có tuyên bố tuân thủ chặt chẽ việc bảo vệ dữ liệu người dùng, thì vẫn có những quốc gia rất giỏi trong việc buôn bán, đánh cắp dữ liệu và sử dụng nó cho mục tiêu chính trị, chi phối các nước khác.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) và Học máy (Machine Learning) trong khoảng 15 năm trở lại đây đóng góp rất lớn vào khả năng phân tích và xử lý dữ liệu, đặc biệt là công nghệ Học sâu (Deep learning). Học sâu có khả năng "học" và "hiểu" những cấu trúc dữ liệu rất phức tạp, ví dụ như hình ảnh, video hay ngôn ngữ, nếu cung cấp cho nó số lượng dữ liệu đủ lớn.

"Dữ liệu là loại dầu mới (Data is the new oil)" là thuật ngữ rất phổ biến trong giới công nghệ AI hiện nay. Thực tế các hoạt động khai thác dữ liệu của các công ty dữ liệu đa quốc gia hiện tại có đặc điểm rất giống với các công ty khai thác dầu khí quốc tế. Cách các công ty dữ liệu đa quốc gia cung cấp miễn phí hạ tầng (máy chủ, trung tâm dữ liệu, thậm chí Wifi) cùng các sản phẩm phần mềm hay thuê nhân viên bản địa để thu thập dữ liệu khách hàng không khác gì việc các công ty khai thác dầu khí quốc tế phải mang máy móc, dàn khoan, nhân công đến nước sở tại để thực hiện công việc khai thác dầu.
Ở đây có sự khác biệt tế nhị, đó là các công ty khai thác dầu khí quốc tế phải trả tiền phí nhượng quyền (royalty) cho chủ đất, ở đây là đất nước mà họ khai thác dầu ở đó. Các công ty dữ liệu đa quốc gia thì không, hay ít nhất là chưa. Về phía người dân, chúng ta cũng không nhận được gì ngoài những dịch vụ miễn phí - thực chất là các công cụ bắt buộc phải cung cấp nếu muốn khai thác dữ liệu. Đổi lại chúng ta bị "bán" cho những công ty thuê quảng cáo, các chi phí quảng cáo trước sau cũng sẽ tìm đường quay lại về người trả tiền cuối cùng, chính là những người dân bình thường.

Đặc điểm chính của khai thác dữ liệu dựa trên Học máy/Học sâu là lợi thế rất lớn cho những người đi tiên phong, đặc biệt khi đó là những công ty lớn với nguồn lực gần như vô hạn về tính toán, về nhân tài. Mỗi lần chúng ta thực hiện một thao tác tìm kiếm và nhấn vào đường link trên các website tìm kiếm, chúng ta giúp cho thuật toán tìm kiếm và hiển thị các quảng cáo liên quan của họ chính xác hơn.
Tương tự cách chúng ta tương tác với những trợ lý ảo, càng nói chuyện, càng ra lệnh sẽ làm cho chúng ngày càng thông minh hơn, hiểu chúng ta hơn. Trợ lý ảo Google nay đã cung cấp hỗ trợ tiếng Việt, và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu nó trở thành trợ lý ảo mặc định của người Việt trong vài năm tới.
Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của các sản phẩm mà các công ty dữ liệu đa quốc gia mang lại nhưng với cơ sở dữ liệu lớn, khả năng tính toán mạnh cùng đội ngũ nhân viên tài năng, việc một ngày họ có thể "học" và "hiểu" phản ứng hay suy nghĩ không chỉ khách hàng của họ, mà là toàn bộ dân số, hơn và trước bất kì một chính phủ nào là khả năng có thật...

Bài học từ vụ Cambridge Analytica chỉ ra rằng ngay cả chính những công ty dữ liệu đa quốc gia lớn cũng không thể hình dung được dữ liệu của họ có thể được/bị sử dụng theo cách nào. Do đó, về góc độ quản lý nhà nước, cần có sự quan tâm nghiên cứu thấu đáo hơn nữa về ảnh hưởng của dữ liệu, để từ đó có các giải pháp quản lý phù hợp với các công ty dữ liệu hoạt động xuyên biên giới, cũng như các hình thức tuyên truyền đơn giản dễ hiểu để giúp người dân nhận thức đấy đủ và có trách nhiệm hơn với dữ liệu cá nhân. 

Nguồn: Nguyễn Việt Linh- Nghiên cứu viên, Đại học Adelaide
Nguồn ảnh: quotestoenjoy.com



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian