Search

30.4.22

TIỀM MIÊN ANUSAYĀKILESA

Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti. -samugghātaṃ gacchissanti có nghĩa là chặt đứt, cắt đứt, đốn tận gốc. Anusaya đây là phiền não.


Phiền não là sao? Phiền não có 3:


Vitikkamakilesa: là phiền não bộc phát qua thân, khẩu ai nhìn cũng thấy.
Pariyutthanakilesa: là phiền não trong dạng ý nghiệp, chỉ đương sự và người có thần thông mới biết. Thí dụ bây giờ tôi đang bực mình thì chỉ trời biết. Tôi đang nhăn răng tôi cười nè nhưng mà trong bụng tôi đang nổi điên lên, thì lúc đó chính tôi tôi biết, tôi biết tôi đang sân và cái người có thần thông cũng biết là tôi đang sân, đang bực mình. 
Hoặc tôi cũng y áo trang nghiêm thế này nhưng mà tôi nhìn một cái gì đó tôi thích, thì người ta đâu biết tôi đang thích cái gì, họ thấy y áo trang nghiêm, mắt lim dim lim dim thế này, thì lúc đó chính tôi, tôi là đương sự tôi biết mình đang sống bằng phiền não và người có thần thông họ nhìn vô, họ biết cái ông này đang phiền não. 
Nhưng mà cái phiền não thứ ba mới mệt. Phiền não thứ ba này là Anusayākilesa, tức là phiền não trong cái dạng tiềm tàng khi ngộ sự mới xuất hiện, mới lộ diện.

Phiền não thứ nhứt là phiền não bộc phát qua thân, khẩu, ai nhìn vô cũng thấy; như thấy tôi đang sát sanh, tôi đang chửi bới, tôi đang đâm chém, v v ... cái phiền não đó ai nhìn cũng thấy. 

Phiền não thứ hai chỉ có trong tâm tôi, chỉ có một mình tôi và người có thần thông họ biết thôi. 

Phiền não thứ ba là dạng tiềm tàng. Tức là chỉ khi nào ngộ sự nó mới lộ diện.

Mình thấy một người đi chùa mặc áo dài thướt tha, nhu mì. "Trời ơi, mặt nó hiền từ." Nó lim dim, nó chắp tay, nó ngoan hiền, nó đi thướt tha, chánh niệm, từ tâm tràn đầy. Nhưng chỉ cần nó liếc mắt lên mà nó thấy một người khác đi chung với chồng nó là rồi. Là nó xăn tay áo lên, là nó cầm guốc nó xử người ta liền. Thí dụ như vậy. Hoặc là một người mình thấy trí thức như vậy, kiếng cận như vậy, ăn nói nhỏ nhẹ như vậy, mà chỉ cần một cái quyền lợi hay cái danh dự, cái sĩ diện của họ mà bị tấn công, bị chà đạp là họ cũng nổi cơn lên liền. Bằng cấp bác sĩ, kỹ sư cỡ nào đi nữa tới lúc đó là tự nhiên nó quên sạch hết. Đấy, mà trong khi trước đó thì không có gì hết. Thì cái lúc mà không có gì hết, lúc đó phiền não của họ trong cái dạng "Anusayākilesa", gọi là phiền não tiềm tàng.

Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti. -samugghātaṃ gacchissanti có nghĩa là chặt đứt, cắt đứt, đốn tận gốc. Anusaya đây là phiền não.
Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti. -samugghātaṃ gacchissanti có nghĩa là chặt đứt, cắt đứt, đốn tận gốc. Anusaya đây là phiền não.




Trích bài giảng ngày 20.06.2019 KTC.6.99 Khổ
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép 
Nguồn ảnh: Tenchu Rikimaru Shinkurou by gvc060905 on DeviantArt



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

27.4.22

HÃY LÀ MỘT LỮ KHÁCH

Thưa quý vị, tôi có kể quý vị nghe hoài một câu chuyện đó là một đêm kia có một vị khách gõ cửa am lá của một vị thiền sư để xin ngủ nhờ qua đêm, thiền sư mở cửa cho ông và trong cái am có một nhà cỏ để chứa củi, vị thiền sư nói là đêm nay ông ngã lưng ở đây cũng được và đưa cho ông khách cái gối và miếng chiếu để ngã lưng trên cỏ mà ngủ. Vị khách trăn trở, vừa lạnh vừa xót xót, mà hơi cấn cấn, cộm cộm, không ngủ được, khuya ổng chịu không thấu nên mới qua gõ cửa thiền sư, hỏi:

- Thầy có gối bố, hay tấm bạt cho tui mượn chớ còn lót như vầy tui nằm không nổi. 
- Tui có nhiêu đó thôi - Thiền sư nói.
- Ủa thầy không có giường chỏng gì hết hả? – vị khách hỏi.
- Của ông đâu mà ông không xài? Câu này rất là hay “Của ông đâu không xài mà hỏi tui?” 
- Thầy nói chuyện lạ thiệt! Con là khách thì làm gì có mấy món đồ đó ở đây? – vị khách đáp lại.
- Ông có biết không? Bao nhiêu năm qua, tui sống trong cuộc đời này bằng tâm trạng của một người khách thì làm gì chuẩn bị những thứ đó. Tui phải ra đi bất cứ lúc nào y chang ông. Ông đừng có tưởng sáng mai ông xách túi đi là đi một mình ông. Tui cũng vậy, sáng mai mặt trời lên tui cũng xách túi đi như ông, ông có hiểu không? Mục đích đời tu của tôi là cảnh giới đó, không có đắc chứng gì hết nhưng cảnh giới đó có nghĩa là lúc nào cũng là người khách trên đường hết. 

Ông khách nghe đãi ngộ và dĩ nhiên thời gian không lâu sau đó trong cái am này có thêm một vị tân thọ tỷ kheo, đó là ông khách. Ông đã ngộ ra chân lý sống của vị thiền sư: “Ồ! thì ra bao nhiêu năm lăn lội trong cuộc đời này, bán buôn, đổi chác, tích luỹ tiền bạc, tích cóp gia tài để làm tròn trách nhiệm của người cha, người chồng, một người gia chủ, gia trưởng cho đã nhưng mình đã quên một chuyện, mình mãi hoài là một người khách mà thôi. Nai cái lưng trâu ngựa, nô lệ ra để hầu thiên hạ rồi cuối cùng mình có thể bị tử thần đến gõ cửa, réo gọi, mời đi bất cứ lúc nào.” Chán quá, ông buông hết đi tu! Sâu là sâu chỗ đó!
.....
Cho nên chính vì sống trong tâm trạng có thể rời bỏ nơi này đi bất cứ lúc nào cho nên các vị đó không có tâm lý tích luỹ, tích trữ vật dụng. Chính vì kiểu sống như vậy, các vị cũng chưa kịp bén, chưa kịp nhen nhúm có mối quan hệ đặc biệt gì với ai. Điều đó rất là hay, nói theo nghĩa đen. Còn nói theo nghĩa bóng, khi một người biết đạo phải luôn sống trong tâm trạng của một người sắp lên đường, của một kẻ hành nhân đang có một quãng đường phải đi trước mặt. Lúc nào cũng phải sống với một cái túi ba lô trên vai, đụng chuyện là xách ba lô lên mà đi. 

HÃY LÀ MỘT LỮ KHÁCH



Chúng ta biết là mình có thể ra đi bất cứ lúc nào, và tôi đã nói biết bao nhiêu lần, người không biết đạo thì thôi nhưng người biết đạo rồi thì đời sống đẹp nhất chính là người có thể ra đi bất cứ lúc nào. Đó chính là đời sống đẹp nhất! Tôi nói thiệt chậm: đời sống đẹp nhất của một người học đạo, hành đạo, hiểu đạo, tin Phật, tu Phật, học Phật là có thể ra đi bất cứ lúc nào. Ra đi ở đây có hai, một là đi về một chỗ ở mới, hai là cái chết. Chứ còn người tu mà không có khả năng sẵn sàng ra đi thì kẹt lắm!
Ở nơi nào, lúc nào, trong cõi đời này, nếu mình sống bằng cái tâm trạng của người chủ, của người ở lại thì chúng ta không khá được. Chúng ta mãi hoài là những lữ khách trên đường sanh tử. Và ngay trong kiếp sống này, ngay trong mỗi ngày, chúng ta chỉ là lữ khách sẵn sàng dấn bước trên đường mà không biết là lúc nào thôi. 

Sư Giác Nguyên (giảng)
Trích từ bài giảng pháp Kinh Tăng Chi 146



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

22.4.22

SỐNG THẾ NÀO ĐỂ CHẾT KHÔNG CẦN CẦU SIÊU ?

Một ngày kia, một chàng trẻ tuổi khóc lóc đến gặp Đức Phật. Phật hỏi:


– Này con, có chuyện gì vậy?
– Bạch Đức Thế Tôn, cha con đã chết hôm qua.
– Còn có thể làm gì được? Nếu ông ấy đã chết, khóc lóc cũng không thể làm ông ta sống lại.
– Bạch Đức Thế Tôn, con hiểu điều đó, con đến để xin Ngài giúp cho cha con.
– Này! Ta có thể làm gì được cho cha con?
– Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài giúp cho. Ngài là một người đầy quyền năng, chắc chắn Ngài giúp được cha con. Xem kìa, các giáo sĩ, những thầy cúng thường làm lễ để giúp người quá cố. Và ngay khi ở dưới này các nghi lễ được cử hành, thì ở trên kia cửa trời được mở, và người chết được vào vì có giấy phép nhập cảnh. Ngài là bậc quyền năng, nếu Ngài giúp, cha con không những được giấy nhập cảnh mà còn được thường trú và được thẻ xanh! Xin Ngài làm ơn giúp cha con!

Anh chàng đáng thương này đã quá đau buồn nên có nói lý lẽ với anh ta cũng vô ích. Đức Phật phải dùng cách khác để giúp anh ta hiểu ra. Ngài nói với anh ta, “Được, con hãy ra chợ mua hai cái nồi đất.” Anh chàng trẻ tuổi rất sung sướng, nghĩ rằng Đức Phật đã bằng lòng làm lễ cho cha mình. Anh ta chạy ra chợ và mua hai cái nồi đất. Đức Phật bảo: “Được, con đổ đầy bơ vào một nồi, còn nồi kia đổ đầy sỏi.” Chàng trẻ tuổi làm y lời. “Bây giờ con đậy nắp nồi lại cho chặt và dán kín lại rồi thả chúng xuống cái ao ở đằng kia.” Chàng trẻ tuổi làm theo lời dạy, và hai cái nồi chìm xuống đáy ao. Đức Phật bảo: “Bây giờ con lấy một cái gậy lớn, đập bể hai cái nồi đó.” Chàng trẻ tuổi mừng rỡ, nghĩ rằng Đức Phật đang cử hành một nghi lễ kỳ diệu cho cha mình.

SỐNG THẾ NÀO ĐỂ CHẾT KHÔNG CẦN CẦU SIÊU ?
Ghi chú: "chiếc Mẹ" thì có thể nổi chứ "chiếc mèo" kia thì tôi không biết.




Theo cổ tục Ấn Độ, khi một người chết, người con trai sẽ đem xác đến nơi hỏa táng để thiêu. Khi xác đã cháy được một nửa, người con lấy một cây gậy đập vỡ sọ người chết. Theo sự tin tưởng cổ xưa, khi sọ bị vỡ ở dưới trần thì ở trên kia cửa trời được mở. Do đó chàng trẻ tuổi tự nghĩ: “Ngày hôm qua, xác cha ta đã được hỏa thiêu, nên bây giờ Đức Phật muốn ta đập vỡ hai cái nồi này như một cách tượng trưng.” Chàng rất sung sướng với nghi lễ đó.

Như lời Đức Phật dạy, chàng lấy gậy đập mạnh và hai cái nồi bị vỡ ra. Lập tức bơ ở trong một nồi thoát ra và nổi lều bều trên mặt nước, sỏi ở nồi kia rơi ra và chìm xuống. Đức Phật nói: “Này con, ta đã làm xong. Bây giờ con hãy gọi những thầy cúng và những người làm phép lạ, bảo họ tụng kinh và cầu nguyện: 

“Sỏi ơi hãy nổi lên, nổi lên! Bơ ơi, hãy chìm xuống, chìm xuống! Hãy để ta xem sao.”
“Bạch Đức Thế Tôn, chắc Ngài chỉ nói đùa. Điều đó làm sao có thể được? Sỏi nặng hơn nước, phải chìm, làm sao nổi lên được! Đây là luật tự nhiên. Bơ nhẹ hơn nước, phải nổi lên, làm sao chìm xuống đáy được, thưa Ngài. Đây là luật tự nhiên!”

“Này con, con biết khá nhiều về luật tự nhiên, nhưng con vẫn chưa hiểu định luật tự nhiên này: 
Nếu suốt đời cha con gieo những nhân xấu nặng như sỏi đá thì phải đi xuống, ai có thể kéo ông lên được? Và nếu những hành động của ông nhẹ như bơ, thì ông sẽ đi lên, ai có thể kéo ông xuống được?”
Chúng ta càng sớm hiểu được luật tự nhiên và sống theo luật ấy thì chúng ta càng sớm thoát khỏi đau khổ.

( Dựa trên S. XLII. viii. 6, Asibandhakaputta Sutta.)
Nguồn: Sách Nghệ Thuật Sống – The Art Of Living – Thiền Sư S.N. Goenka & William Hart.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

16.4.22

ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI

Cuộc đời là chuyến đi dài, một cuộc hành trình thăm thẳm, coi cái gì thương cái gì hận không đáng thì bỏ bớt. xin cứ xem cuộc đời như khúc hát, đoạn nào buồn ta bỏ bớt cho vui. 

ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI


Có 3 hạng người ở đời :


Lòng thương hận của họ như chữ viết trên đá, như chữ viết trên đất, như chữ viết trên nước. 
- Hạng thứ nhất là lòng thương hận như chữ viết trên đá. Chuyện gì mà đã xảy ra rồi thì sống để bụng chết mang theo, không có một sự thương thảo, thỏa hiệp hòa giải ở loại người này. Và các vị nên nhớ đời sống nói riêng và cuộc sinh tử nói chung hành trình thăm thẳm vạn lý, hành lý càng nhiều thì nó càng nặng vai, chúng ta chỉ mang theo hành lý nào thật sự cần thiết mà thôi. Những cái gì chúng ta thích thì mình phải dò xem có đáng để mang theo đường dài, còn những thứ mình bực mình thì mình cũng nên bỏ bớt được cái nào thì mình bỏ. 
- Thí dụ như thích sạch, ghét dơ, nhưng cái ghét đó phải ở mức độ nào, chứ còn nếu mình sạch một cách quá đáng thì nó trở thành phiền cho người tu. Các vị đem quan điểm vệ sinh quá khích cực đoan mà đem vào thiền viện ở Miến Điện các vị sẽ chịu không nỗi. Tôi gọi là quan điểm vệ sinh quá khích cực đoan. Tôi cũng chủ trương sạch bởi vì trong các nhân tạo trí tuệ trong đó có cái nhân vật dụng thân thể và trú xứ luôn sạch sẽ, nhưng nó không có nghĩa là quá khích cực đoan, ghét dơ nhưng nó cũng chừng mực, nhưng quá mức thành ra là gánh nặng. Người cũng vậy, mình không thích người giả dối, ghét người bủn xỉn, ghét nhỏ mọn hay ganh tị. Đúng ! Nhưng ghét ở đây có nghĩa là mình không có hoan hỷ với họ, không sẵn sàng sống chung với họ, chứ điều đó không có nghĩa là mình căm thù. Bởi vì thánh nhân có câu thế này  Hate the sin, love the sinner “Hãy ghét điều ác, nhưng mà hãy yêu kẻ phạm tội. ” Và theo tinh thần Phật pháp thì không có ai mà dễ ghét. Chỉ có hai hạng người đáng thương và dễ thương, người xấu là người đáng thương và người lành là người dễ thương. Nếu mình không hiểu điều này mình dễ rơi vô trường hợp người thứ nhất, lòng hiềm hận tức tối bất mãn mang theo cả đời, đừng để bất mãn nào nó là vết hằn trên đá. Dầu yêu, dầu ghét, các vị trong room không có nghĩ cách bạc lòng này của chúng tôi, nhưng tôi theo quan điểm của một góc nhìn của một thầy tu, yêu hoặc hận mà đến mức đá nát vàng phai thì chỉ thêm cực lòng, khổ tâm. Bởi vì nhiều lý do  mình mang theo nó được bao xa, mình không kịp phụ người thì người cũng phụ ta, mà nếu có tiếp tục sống đến 90 hay 98 tuổi, thì thử xem người nào bị lẫn trước, cuộc tình nào cũng phai, mà chưa kể một hơi thở không có vào rồi mình đi luôn qua đời sau kiếp khác thì liệu còn có dịp gặp nhau nữa không  liệu có còn một lần trùng sinh tái ngộ nữa không  Cơ hội làm người hiếm hoi như rùa mù ngoài biển thì nói gì cơ hội gặp lại nhau. 

Có bốn điều phải tương đồng mới gặp lại nhau  Trí tuệ tương đồng ; Giới hạnh tương đồng ; Bố thí tương đồng ; Chánh tín tương đồng. Phải có bốn cái này tương đồng thì mới có thể hy vọng bao nhiêu phần trăm gặp lại nhau. Chứ còn đa phần nếu phước nghiệp chênh lệch nhau thì mỗi kẻ đi một đường, mà nếu có may mắn gặp lại nhau thì gặp kiểu Trương Chi, Mỵ Nương gặp chỉ thêm đau lòng. “ Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không. ” Cho nên thương hay hận thì cũng ở mức độ nào đó, chứ còn bắt chước chữ nghĩa văn chương thơ ca, “đá nát vàng phai “, “thiên thu bất tuyệt “, “vĩnh cửu ngàn đời “. Cho nên thương còn không hằn lên đá huống chi là hận. 

- Hạng thứ hai lòng thương hận như chữ viết trên đất. Các vị biết khắc trên đá nó lâu, còn khắc trên đất chỉ sau một trận mưa, sau một loạt vết chân người, chân thú thì còn lại gì trên mặt đất ấy. Cho nên loại hai nhẹ hơn loại một. 

- Hạng thứ ba lòng thương hận như chữ viết trên nước. Có hạng người lòng của họ dễ tha thứ, lòng của họ dễ trơn tuột, không có gì có thể đọng bám lại lâu ngày. 
Các vị còn nhớ tôi nói dục ái ở đâu thì sân ở đó, sân ở đâu dục ái ở đó, người còn tham thích trong 5 dục càng mãnh liệt thì lòng bất mãn càng lớn. Khi anh còn có nhiều cái thích thì còn nhiều cái bất mãn, sợ hãi, bực dọc khó chịu. 

CUỘC ĐỜI LÀ CHUYẾN ĐI DÀI, MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH THĂM THẲM, COI CÁI GÌ THƯƠNG, CÁI GÌ HẬN KHÔNG ĐÁNG THÌ BỎ BỚT. XIN CỨ XEM CUỘC ĐỜI NHƯ KHÚC HÁT, ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.


Nguồn: Lạc quan giữa dòng đời Chép lại bài giảng của Sư Giác Nguyên ngày 3-6-2018



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

13.4.22

KHI NÀO NÊN KHÔNG NÊN NÓI RA?

Này Bà-la-môn, 

1 phàm nói ra điều thấy gì, 
2 phàm nói ra điều nghe gì, 
3 phàm nói ra điều cảm giác gì, 
4 phàm nói ra điều thức tri gì, - các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, Ta nói rằng điều như vậy không nên nói ra.

KHI NÀO NÊN, KHÔNG NÊN NÓI RA?
KHI NÀO NÊN, KHÔNG NÊN NÓI RA?



Và này Bà-la-môn, 

1 phàm nói ra điều thấy gì, 
2 phàm nói ra điều nghe gì, 
3 phàm nói ra điều cảm giác gì, 
4 phàm nói ra điều thức tri gì, - các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, Ta nói rằng điều như vậy nên nói ra.
Nguồn: Tăng Chi Kinh - Phẩm Chiến Sĩ - Điều Được Nghe

Nguồn ảnh: Torange.biz



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

10.4.22

YÊU LẠI TỪ ĐẦU

Tu hành và thiền định một đời cũng để thi một bài thi lớn đó là cận tử nghiệp.


Văn không ôn, võ không luyện, thiền không định đến khi gặp chuyện không còn lại gì là đáng kể.
Chuyện tới là tới chuyện, khi anh bạn lái đò với nụ cười vi tiếu đến. Hắn ta kéo theo một cái lồng quay lô tô khổng lồ : Lồng lô tô đó bao gồm nhiều loại bóng trắng và đen với những con số phù hợp với ba la mật của từng người, số lượng bóng không phải chỉ tích lũy trong đời này mà còn là trong vô số các đời quá khứ. 

Bóng trắng tạm gọi là thiện nghiệp quá khứ, bóng đen tạm gọi là ác nghiệp quá khứ với trọng lượng và số lượng là khác nhau. Còn một loại bóng nữa  không nằm trong lồng nhưng chúng ta không kể ở đây.

(có thể lấy hình ảnh mở cửa chuồng bò cũng tương tự, ưu tiên thứ nhất con đứng gần cửa chuồng ra trước, ưu tiên thứ hai con mạnh xô con yếu để ra trước, ưu tiên thứ 3 trắng đen như nhau, ưu tiên thứ 4 con nào cuối chuồng quá lâu tự chết)

Tu hành và thiền định một đời cũng để thi một bài thi lớn đó là cận tử nghiệp.
Tu hành và thiền định một đời cũng để thi một bài thi lớn đó là cận tử nghiệp.



Ngay tại giây phút đó giây phút mà ta nhận ra rằng phải đi, đi một mình. Nếu không đủ "minh sát" thì ta sẽ quơ tạm một trái bóng trong lồng lô tô tại cửa ra làm tấm vé. 
Làm không tốt thì công phu một đời này coi như bỏ. Đành xếp thêm những quả bóng đời này vào lồng cho lần quay kế tiếp. 

Nguồn ảnh: Vfa.gov.vn


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

8.4.22

Các câu hỏi thường gặp trong phật giáo

Các câu hỏi thường gặp trong phật giáo -Sư Hạnh Tuệ

phanblogs.blogspot.com › cau-hoi-lien-quan-phap-bao-uoc-su-hanh
Câu hỏi liên quan Pháp Bảo đã được Sư Hạnh Tuệ trả lời
phanblogs.blogspot.com › cau-hoi-lien-quan-phat-bao-uoc-su-hanh
Câu hỏi liên quan Phật Bảo đã được Sư Hạnh Tuệ trả lời
phanblogs.blogspot.com › hoi-ap-phat-phap-chu-e-tang-bao-su-hanh
Hỏi đáp phật pháp chủ đề Tăng Bảo | Sư Hạnh Tuệ
https://phanblogs.blogspot.com/2022/04/cac-cau-hoi-ve-thien-inh-van-ap-phat.html
Các câu hỏi về Thiền Định - Vấn đáp Phật pháp Sư Hạnh Tuệ
phanblogs.blogspot.com › Câu hỏi liên quan giới vấn đáp Phật pháp
Câu hỏi liên quan giới vấn đáp

Xin vui lòng lưu lại hẹn báo thức, để tiện theo dõi lịch hàng tuần ạ! 

- 19h thứ ba hàng tuần trên google meet thông báo link trên fanpage Sư Hạnh Tuệ . ( link mỗi buổi sẽ được thông báo sau) 

- Vấn đáp online kênh youtube 19h30 thứ bảy hàng tuần

- Nếu câu hỏi nhiều có thể tăng cường thêm 1 buổi trong tuần bất kỳ. 

- Lớp kinh pháp cú kênh youtube 19h30 chủ nhật hàng tuần

- 14 âm lịch hàng tháng 19h30 : tụng giới sinh hoạt đêm rằm kênh youtube

- 29 hoặc 30 âm lịch hàng tháng 19h 30: tụng giới cuối tháng - kênh youtube . 

👉 https://youtube.com/channel/UCNck9rwL6uP8Xh5V2TY_Qgw 

👉 Vui lòng gửi câu hỏi vấn đáp về :

https://forms.gle/VLHT6jzuUdrhx6caA


Các câu hỏi thường gặp trong phật giáo
Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu




Người thân sắp mất thì làm gì để giúp? Niệm Phật, pháp, tăng... 29:50

Hỏi về Y Kathina 1? 38:00

Đứng giữa sự sống và cái chết thì nên làm gì? 47:40

Xin công quả ở chùa thì thưa chuyện như thế nào? 2:10:00

Làm từ thiện, giúp đỡ người khác có can thiệp vào sự vận hành của các pháp không? 9:27

Xin hay nhờ người khác giúp đỡ có tổn phước không? 27:40

Hỏi về hồi hướng phước + cách nhận biết bề ngoài một vị minh sư? 49:20

Lạy Phật cần lạy trên chiếu không? 59:30

Hỏi về chặt cây: phạm tội gì mà gặp tai nạn; cách giải quyết? 1:15:15

Giải thích việc ăn uống các sư nguyên thuỷ VN khi không được đi khất thực? 1:23:40

Nhất bộ nhất bái để sám hối, cầu hoà bình, tự thiêu để phản đối đàn áp Phật giáo có đúng pháp Thế Tôn dạy không? 1:29:00

Một người làm nhiều việc thiện, lúc cận tử lại hối hận tội lỗi đã gây tại sao vẫn bị đoạ? 1:35:00

Trạng thái đắt đạo quả thánh? Giải thoát rồi ta đi đâu? 1:38:30

Cầu an - cầu siêu không có tác dụng sao vẫn làm? 1:43:09

Hoa ưu đàm nở có đúng kinh điển? 50:20

Phật tử quy y có pháp danh không? 24:30

Giải toả nghi ngờ với Phật Pháp? 45:00

Đa phần người trẻ khi học pháp và hành pháp một thời gian nếu không cẩn thận thường bị ngã mạn. Làm sao để vượt qua được chướng ngại đó? 58:46

Tu tới đâu thì làm chủ được sinh lão bệnh tử? 1:08:15

Lời khuyên cho người muốn ăn chay nhưng chưa có điều kiện? 1:12:00

Nhà gặp oan trái tiền bạc thì làm sao? Thời gian rảnh làm gì? 1:18:44

Cách giảm buồn ngủ khi đọc kinh và ngồi thiền? 56:55

Nhiều bệnh thì phải làm sao? Hạn chế tâm sân? Cải thiện tư duy kém và lười suy nghĩ? 1:23:51

Người nữ nghiệp nặng nhưng tại sao phạm tội cưỡng bức toàn là nam? 1:37:25

Cư sĩ có được thuyết pháp không? 1:50

Tại sao các sư Nam tông hay chỉ trích các sư Bắc tông? 19:20

Thầy Thông Lạc nói đúng chánh pháp không? 44:05

Thói quen và nghiệp: giống và khác nhau? 58:20

Hành động nào gây tổn phước khi đến chùa? 1:06:10

Cách tha thứ cho người làm khổ mình? 1:41:00

Làm sao để không còn mang thân nữ trong đời sau kiếp khác? 19:05

Phá thai rồi nên sám hối và làm như thế nào? 6:08

Phật giáo Nam Tông có mở cửa mã và các nghi thức tang lễ khác không? 10:59

Giúp người ăn xin có cộng nghiệp xấu với họ không? 15:24

Người cư sĩ nên có thái độ như thế nào đối với việc học? 36:11

Thích nghe giáo lý nhưng không thích lễ Phật niệm kinh thì có tổn phước không? 50:49

Làm sao học kinh dễ thuộc, dễ nhớ? 58:55

Làm sao nhận biết đâu là Bậc Thiện Tri Thức theo Chánh Pháp để nương theo học? 1:01:46

Làm sao nhận biết được đâu là bạn bè xấu ác và tránh không thân cận? 1:01:46

Sự khác nhau về phước khi trực tiếp và không trực tiếp bố thí. 1:14:08

Nếu không bố thí được trực tiếp, tận tay thì phải làm như thế nào? 1:16:03

Thế nào là người Tam nhân, Nhị nhân, Vô nhân? Làm sao biết mình là hạng người nào? 1:28:01

Góc nhìn nhân quả về việc khuyên người khác chép Kinh? 49:16

Đưa hối lộ, đưa hoa hồng có phạm tội trộm cắp hay không? 1:08:52

Đức Phật dạy nên làm gì trước cơn dịch bệnh? 1:14:46

“Ý tốt mà thân khẩu xấu” và “ý xấu mà thân khẩu tốt” thì cái nào tốt hơn? 1:31:49

Người cư sĩ tại gia có thể thành “bậc trưởng lão” trong giáo pháp không? 6:06

Giải thích về hiện tượng xá lợi từ hư không xuống? 30:40

Sự giống nhau về “đặc tính” của người đệ tử và vị thầy tế độ 36:44

Hỏi về sự tích lũy ba la mật? 40:28

Nên học gì trong thời gian ở nhà do dịch bệnh? 1:05:06

Học Pali có khó không? 1:11:17

Hỏi “Sư Giác Nguyên” và “Sư Sán Nhiên” có phải là huynh đệ không? 1:18:16

Nhận máu của người hiến máu có thay đổi tính cách không? 1:21:42

Hỏi về cách tổ chức đám tang cho người chết theo đúng Chánh Pháp? 1:31:42

Mơ thấy rắn phải làm sao? 14:24

Hỏi về việc phóng sanh trong các ngôi chùa? 14:23

Ăn chay thế nào là đúng pháp Đức Phật dạy? 26:50

Việc hướng vai về bên phải có phải là hành động tôn kính Thế Tôn không? 59:10

Trong Phật giáo có khái niệm “chánh dâm” hay không? 1:08:22

Làm sao để bớt giận? 1:13:30

Làm sao khi gia đình anh trai khiến bản thân phiền não? 1:22:08

Người làm việc lành chết khi sợ hãi thì đi lên hay đi xuống? 1:26:25

Người nữ có kém phước hơn người nam hay không? 27:10

Xin tư vấn cho con cách vượt qua bệnh sợ ma? 4:44

Đạo Phật hệ phái Khất sĩ là gì? 18:00

Khi tâm bất thiện vừa khởi, làm sao để thoát khỏi nó, làm sao để không hành động hay nói lời bất thiện? 45:01

Làm sao để thôi lo lắng, suy nghĩ... ví dụ khi bị người khác nói xấu, chỉ trích? 1:31:09

Phẩm vật nào nên / không nên cúng dường Tam bảo? Có cần vị sư chính minh không, hay chỉ cần để ở chánh điện? 1:39:30

Làm thiện rồi hồi hướng đến đạo quả giải thoát có phải là sống trong giây phút hiện tại không? 1:54:35

Người ngoại đạo như thế nào mới xứng đáng cho mình hộ độ? 1:03

Có phải sống thiện thì sẽ chết đẹp? 48:12

Tại sao nền văn hóa thời Phật quá khứ đều giống Ấn Độ? 1:04:11

Câu “cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ” đúng không? 1:19:14

Câu “tu đâu cho bằng tu nhà ...” có đúng là lời Phật dạy không? 1:28:52

Làm sao để có được thân nam? 4:42

Kinh sách đốt thành tro phải bỏ đâu? 38:18

Có nên tự ý mượn đồ người khác không? 39:18

Người thân bệnh phải làm phước gì để hồi hướng? 57:22

Đi coi bói thấy bị chết yểu thì phải làm sao? 1:00:41

Nuôi thú cưng có mang tội không? 1:10:58

Ý nghĩa của từ Sadhu? 1:14:41

Cho xin số điện thoại của thầy? 1:34:13

Thời nay đi chùa làm thiện giữ giới có dễ sanh thiên? 20:07

Sách “Năng đoạn kim cương” và Tư duy “give what you want” nói rằng làm theo triết lý Phật giáo 2000 năm? 32:22

Người cư sĩ hoặc tu nữ đắc thiền hoặc đắc Thánh có được nói cho người khác không? Tam Tịnh Nhục? 33:25

Luyện Kumanthong có được xem là bố thí không? 57:32

Thờ thần tài có cần phải khấn vái gì hay không? 59:36

Bàn thờ Phật có nên dùng làm việc khác như ghế hoặc giường? 1:05:33

Làm sao vượt qua được tâm lý sợ bị ghét? Sợ làm mất lòng, sợ người khác không vừa ý khi mình nói, làm không đúng ý họ hoặc từ chối không làm theo yêu cầu của họ? 39:23

Các câu hỏi của ngoại đạo về Phật Giáo? 1:13:54

Khi đức Phật tuyên bố 1 vị là "đệ nhất" thì có bị hiểu lầm là cao ngạo không? 46:15

Tại sao làm phước phải chờ đời sau mới hưởng được quả lành? Thế nào là sắc, thọ, tưởng, hành, thức? 1:03:55

Phụ nữ nên có oai nghi gì khi đến chùa? 1:14:54

Nhặt được tiền không biết của ai mà sử dụng thì có tạo nghiệp không? Nên xử lý số tiền nhặt được như thế nào? 1:23:17

Nổi nóng và có lời nói ác thì nên làm sao? Làm sao thoát khỏi sự dính mắc thương ghét với người thân? 1:37:49

Nhiều quan điểm cho rằng dịch covid do mẹ thiên nhiên, vũ trụ mang lại là quả do nhân con người làm nhiều nghiệp xấu. Điều này phù hợp luật nhân quả không? 1:45:16

Chết tái sanh đi ngay tại sao Sư còn bảo đến trước hủ cốt mời họ theo mình làm phước? 5:41

Dịch bùng phát có phải do nghiệp quá khứ? 36:38

Trào lưu văn hóa “thích cà khịa” của giới trẻ hiện nay? 51:41

Làm sao để can thiệp vào những điều sai trái? 19:58

Làm thế nào để bớt áp lực trong việc tu tập? 31:53

Ứng xử thế nào với người đang có hành động bất thiện với mình? 38:42

Làm sao để hạn chế mong cầu khi làm thiện? 45:19

Làm sao để buôn bán không lọt vào tâm tham? 48:22

Chấp thủ là khổ - làm sao để thoát ra? 51:40

Làm sao để gia đình hiểu về việc giữ giới? 54:33

Làm sao để đẩy lùi ham muốn khi đã có gia đình? 5:24

Kiến tánh có thành Phật được không? 28:08

Hồi hướng để thành tựu trong công việc có phải thiếu phước không? 33:02

Người cư sĩ nên chuẩn bị gì cho kiếp sau? 38:55

Cho tiền người nghiện ma túy có nên không? 1:16:26

Đi tu “bị khảo” là như thế nào? 1:21:26

Làm thiện, làm phước cả đời, nhưng khi sắp chết thì cận tử nghiệp bất thiện nổi lên sẽ bị sa đoạ? Liệu có bất công không? 23:52

Tiêu huỷ tranh, tượng Phật đúng cách? Phật tử có được thờ thần tài, thổ địa... không? 50:00

Bố thí nghĩ đến đời sau thì có quả báo lớn hay không: 1:07:16

Bị ám ảnh bởi quá khứ thì phải làm sao? 1:12:36

Người quy y Tam Bảo rồi thì không thờ những thần khác; xây nhà có cần xem phong thuỷ, cúng kiếng không? 1:24:07

Nghiện xem phim "người lớn" phải làm sao? 1:44:30

Loài bàng sanh có tạo phước và tạo ác nghiệp không? 33:27

Được sanh về cõi trời thì có cơ hội để tu tập không? 37:10

Thêm phần Tam Quy Ngũ Giới vào Kinh nhật tụng? 45:36

Nguồn gốc bài hát “tinh túy bát nhã ba la mật đa”? 1:14:19

Đối với cư sĩ lúc cận tử nên làm gì để có cơ hội được quay lại làm người và tiếp tục tu tập theo Chánh Pháp? 1:24:46

Lễ tắm Phật có đúng Chánh Pháp không? Đem hoa quả cúng Phật (lộc) về dùng có đúng không? 16:05

Có nên bố thí cho người lừa đảo? 37:17

Hồi hướng phước có cần đọc ra tiếng hay không? 40:40

Nghề thầy cúng có phải là nghề nghiệp chân chánh hay không? 1:47:50

Có nên hộ niệm người sắp chết không? Sau khi chết có nên chờ 8 tiếng mới động vào không? 1:30:20

Những người ném đá, đánh đập Ngài Vô Não sau khi Ngài đã xuất gia thì họ tạo ác nghiệp hoặc Ngài phải trả nghiệp hay cả hai trường hợp cùng xảy ra? 26:31

Hướng dẫn cách ăn tam tịnh nhục đúng Pháp? 31:45

Vào mùa an cư kiết hạ. Sư có dạy lớp Pháp Cú và trả lời vấn đáp không? 35:21

Hành trình sau khi chết rồi của con người sẽ như thế nào? 42:28

Làm thế nào để vượt qua sự sân hận và giữ được tâm từ khi bị người khác sỉ nhục, xúc phạm, mắng chửi? 48:23

Bị người khác mượn tiền không trả? 1:07:10

Tự ti có phải là ngã mạn không? Làm sao để vượt qua mặc cảm? 5:02

Làm sao để loại trừ hoài nghi? 29:34

Chụp ảnh mình đăng lên Facebook có phải là ngã mạn không? 47:31

Nuôi chó mèo bị hàng xóm phiền hà? 55:13

Tây phương cực lạc và địa ngục có thật không? 1:04:26

Quy y ở chùa khác rồi có cần quy y lại không? 1:10:52

Cha mẹ không có giới hạnh, hỗn với cha mẹ thì nghiệp có nặng không? 1:13:30

Làm sao để kiềm chế cơn nóng giận trước áp lực công việc và gia đình? 1:23:15

Lời khuyên cho người muốn đi tu? 6:20

Làm sao để giúp đỡ người chết trong một vụ án? 15:34

Làm sao khi lòng tốt bị hiểu lầm? 29:04

Cư sĩ nên làm những công việc gì có thể nuôi mạng chân chánh? 38:32

Thế nào là Phật không độ người vô duyên? 43:56

Tại sao Miến Điện nhiều người tu hành nhưng vẫn nghèo? 56:02

Muốn gặp Sư để xin đề mục thiền trong mùa dịch covid? 1:29:27

Thấy người khác sát sanh mà nổi tâm sân thì phải làm sao? 1:33:56

Làm gì với tranh, tượng không dùng nữa? 1:05:04

Quy y Tam Bảo rồi có nên tham gia hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng khác không? 1:18:10

Súc vật chịu khổ có phải do nghiệp của chúng không? 4:38

Ít tiếp xúc với đời để tu có tốt không? 16:22

Tu mà sân thì phải làm sao? 30:13

Còn sinh hoạt vợ chồng có đoạt quả vị giải thoát không? 39:26

Người cư sĩ tại gia nên dùng tiền như thế nào để không tham? 49:38

Định nghĩa như thế nào là quan hệ tính dục? 1:04:48

Tại sao bậc Thánh Tu-Đà-Hoàn vẫn có thể lập gia đình và sinh con? 1:09:47

Hỏi về tín ngưỡng Tứ Phủ? 1:13:01

Làm phước có tính toán thì phước báu như thế nào? Hồi hướng chia phước lúc nào phù hợp?

Bố thí cho người giả ăn xin là tội hay phước?

Hiểu về tiền khiên tật như thế nào?

Chuẩn bị gì trước khi xuất gia?

Thế nào là sống với giây phút hiện tại?

Mong thiện sự có kết quả thì có phải tâm tham không?

Phân biệt nhân và quả trong hành động?

Vật phẩm chú nguyện có đúng tinh thần chánh pháp?

Tại sao con người đau khổ khi vợ/chồng phản bội?

Duyên vận hành như thế nào trong đời sống?

Xuất gia theo truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ?

Bận rộn làm sao tu?

Nên tụng kinh gì cho người sắp qua đời?

Làm sao để giảm tải áp lực trong đời sống trong mùa dịch COVID? 4:25

Bản chất của việc phóng sanh có đem lại lợi ích phước báu gì cho việc tu tập? 24:55

“Chết sông chết bụi” có cần triệu vong về nhà không? 34:16

Ý kiến về pháp tu “mới”? 45:00

Thấy người bằng tuổi hoặc nhỏ hơn nghe Pháp mà ganh tị? 1:14:19

Con nhờ Sư đọc tiếng Pali “Dakkhineyyapuggala”? 1:23:31

Với người vô ý thức khi tham gia giao thông có nên áp dụng tâm từ và nhẫn nhịn? 1:24:46

Đọc từ Pali “Akaranam”? 1:27:43

Có bắt buộc phải có tâm từ với chúng sanh? 1:28:04

Tôn kính cha mẹ có hơn việc đi tu? 1:29:59

Làm sao để làm thiện được thuận lợi? 4:56

Làm sao để biết mình đang trả nghiệp? 16:08

Làm gì khi người khác xúc phạm cha mẹ mình? 26:55

Câu nói “Suốt 45 năm ta chưa hề nói một lời”, “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” có phải do Đức Phật thuyết hay không? 34:13

Tại sao làm phước phải chờ kiếp sau hưởng quả? 43:55

Tại sao các vị tu sĩ ít dẫn chứng kinh trong A Hàm? 50:47

Làm sao để biết mình có còn tham dục hay không? 1:10:48

Làm sao để không hối lộ khi tham gia giao thông? 1:16:45

Dùng tiền bố mẹ cho để bố thí thì bố mẹ có hưởng phước không? 1:20:28

Làm sao để đời sau sanh ra gặp Phật Pháp? 1:23:12

Người cư sĩ tại gia không lập gia đình thì có khả năng đạt quả vị giải thoát không? 1:27:18

Làm sao khi người trong gia đình bị xúc phạm? 1:31:09

Không có thiện cảm với người khác thì có sai không? 6:55

Nên làm gì khi hay nản lòng, dễ thích nhanh chán, bỏ cuộc giữa chừng? 12:33

Có phải các Phật và chư Tăng thuyết về bố thí để nhận sự cúng dường? 21:14

Làm sao để giảm bớt cái tôi xuống? 49:25

Sợ quả xấu, thích quả thiện có ảnh hưởng đến tu tập? 59:24

Làm thiện sử dụng thịt cá có đúng hay không? 1:08:47

Làm sao để bớt nóng tính? 1:22:45

Tiền thắng bạc có phải là phước của mình không? 28:15

Làm bể tượng Phật có phạm tội ngũ nghịch không? 34:00

Lập bàn thờ Tứ Đại Thiên Vương như thế nào? 39:32

Thấy con vật bị hành hạ, giết thịt thì có nên cứu không? 45:23

Có buộc phải rải tâm từ đến kẻ thù? 58:54

Không muốn giao tiếp với người làm mình phiền não thì có sai không? 1:02:54

Có nên nhắc nhở người khác khi họ sai Chánh Pháp? 1:10:00

Thủ dâm có phải ác nghiệp không? 5:00

Có phải “vạn ác dâm đứng đầu”? 11:45

Bán bia dù chỉ chút ít thì có tội không? 21:14

Có thể phóng sanh để “bù lại” việc sát sanh? 36:52

Người bán tổ yến có tà mạng không? 46:20

Có nên quan hệ trước hôn nhân không? 1:23:54

Quan điểm “tu hành cực khổ để rồi cuối cùng cũng tan biến, không còn gì hết, vậy tu chi cho mệt vậy?” có đúng không? 1:28:15

Ăn xin có phải là tà mạng không? 49:03

Tại sao người ta thích giúp đỡ người hơn động vật? 55:56

Đầu tư chứng khoán có phải tà mạng không? 1:03:57

Xem phim đen có tạo ác nghiệp không? 1:29:43

Nghề bán dâm có phải là tà mạng không, có tạo nghiệp cho đời sau không? 10:25

Lời khuyên cho người bị phá sản? 26:45

Quan hệ vợ chồng có gọi là chánh dâm không? 58:45

Tại sao nghe nhạc là bất thiện? 1:07:21

Dâm dục nhiều có phải nghiệp nặng không? 1:14:41

Mua cổ phiếu vinamilk có phải tà mạng không? 1:20:01

Làm sao để giảm thiểu tâm dục? 1:21:22

Thái độ ra sao khi người khác gọi là "tiểu thừa"? 7:30

Câu hỏi về ngài Phật Âm. 16:50

Ăn thịt có mất đi lòng từ bi? 24:00

Thọ tỳ kheo rồi có được nghe nhạc không? 33:50

Học Phật sao cho hiệu quả? 43:11

Thời Phật có cầu an, cầu siêu, niệm Phật, trì chú không? Có hiệu quả không? 54:40

Có phải người lính bố thí tính mạng không? 5:10

Bán thú cưng có phải tà mạng không? 17:44

Nuôi cá cảnh có tạo nghiệp bất thiện không? 24:05

Nghe nhạc có nội dung tích cực có phải là bất thiện không? 50:03

Làm sao để thực hành đúng Chánh Pháp? 1:12:58

Bắt người khác thề không đi chùa có tội không? 1:19:17

Bị người khác hiểu lầm phải làm sao? 1:28:30

Làm sao để lòng trở nên nguội lạnh với các dục ở xung quanh mình? 4:35

Việc thực hiện Tam Bộ Nhất Bái có đúng Chánh Pháp không? 11:07

Lộ trình tu tập của người cư sĩ là gì? 19:08

Làm sao để tránh cực đoan khi bài xích các truyền thống khác? 27:29

Làm sao để làm tư tưởng gia đình xin phép xuất gia? 1:30:30

Nghề họa sĩ có mang lại quả báo xấu không? 16:31

Làm sao để buông bỏ việc thích nam đồng nghiệp? 28:00

Cư sĩ có nên cầm nhang vái người chết không? 1:08:29

Nuôi chó có đúng pháp không? 1:21:05

Khi gặp biến cố cạo đầu có tác dụng không? 1:52:42

Bị lợi dụng lòng tốt có bị gọi là thiếu trí tuệ? 5:19

Làm sao để giải quyết tâm ngạo mạn? 18:01

Tu sai Chánh Pháp thì bao nhiêu kiếp mới gặp lại Chánh Pháp? 48:06

Làm sao khi mình làm sai nhưng không còn điều kiện để xin lỗi? 57:39

Tại sao có người nói xin lên cõi Trời là nạn? 1:05:38

Một muôn năm bằng bao nhiêu? 5:22

Có người thân nặng về tham tài vật phải làm sao? 49:17

Chưa có bàn thờ Phật có nên tụng kinh không? 56:15

Gửi tro cốt lên chùa để làm gì? 58:47

Hành nghề bói toán khuyên người làm lành thì có tạo nghiệp dữ không? 1:08:27

Thái độ của Sư về một số người đốt sách đại thừa? 1:30:23

Tương quan nhân quả mình và người khác khi trả quả báo bất thiện? 2:59

Tình yêu dưới cái nhìn Phật pháp: “Người yêu còn nhớ người yêu cũ”? 30:39

Bị hiểu lầm có cần giải thích không? 36:41

“Con gái nhờ đức cha, con trai nhờ đức mẹ”? 4:59

Sự trải nghiệm thời gian ở các cõi là giống hay khác nhau? 1:04:18

Tu nghiêm túc nhưng sai Chánh Pháp có phước báu không? 1:21:20

Có những kỹ thuật nào giúp không tái sanh vào cõi khổ? 1:30:10

Làm sao khuyên mẹ giảm ác nghiệp? 42:36

Con là Phật tử tại gia muốn tụng kinh hằng ngày thì tụng kinh nào? 54:08

Làm sao khi vợ chồng khác cách tu? 55:08

Động cơ giải thoát khác nhau có đưa đến kết quả giống nhau? 1:00:16

Làm sao để kiếp sau mình gặp Chánh Pháp? 1:14:11

Nguyên nhân sinh ra giấc mộng là gì? 1:16:13

Tại sao có sự sai lệch giữa tạng Bali và tạng A-hàm? 1:23:00

Không có thời gian thiền? 10:57

Trái Đất hình phẳng hay hình cầu? 13:59

Có nhất thiết tu hành đời trước mới đắc đạo đời này? 17:42

Các bậc Thánh có uyển chuyển với giới luật không? 39:25

Hậu quả của việc làm sai lệch giáo pháp? 49:13

Trơ lì cảm xúc phải làm sao? 57:17

14 ân đức Phật Nārada? 1:24:06

Có nên tranh luận về pháp? 1:25:45

Truyền thuyết ngài Ca-diếp nhập định tại núi Kê-túc chờ ngài Di Lặc có thật không? 29:48

Mong người khác bị nghiệp báo có mang tội không? 32:44

Tụng kinh có oai lực không? 55:55

Vì sao nhiều người muốn đến Tây Tạng? 1:04:03

Vấn đề truyền bá Phật pháp qua Podcast? 1:07:56

Nhờ Sư đọc giúp từ “Vindhyā”? 1:18:07

Gạo không ngon đem đi cúng chùa có tốt không? 1:22:57

Tánh biết, Phật tánh? 1:28:17

Làm các thiện pháp rồi hồi hướng cho người thân đang bệnh thì có hiệu quả không? 6:40

Tổ chức tang lễ như thế nào giống với thời truyền thống Phật giáo nhất? 8:43

Người quy y phạm giới có khác người không quy y phạm giới không? 22:21

COVID có né người tu hành chân chính không? 27:04

Trước khi mất mơ thấy chư Thiên và thiện pháp có phải là cận tử nghiệp? 1:01:43

Do duyên gì người nam sanh làm người nữ? 1:07:36

Chữ “trì” trong trì giới có nghĩa là như thế nào? 1:24:40

Làm thế nào khi người khác nghĩ mình đạo đức giả? 4:43

Chúng sanh do nghiệp gì sinh làm côn trùng? 7:19

Do nhân duyên gì mà một chúng sanh tái sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời người? 16:43

Chiêm bái bốn Thánh tích có công đức gì? 28:33

Làm sao với người nói xấu mình? 57:06

Làm thế nào khi bị thiêu đốt bởi ái dục? 1:01:14

Nên thuyết pháp gì cho người sắp chết? 1:15:41

Cận tử nghiệp có thể can thiệp không? 1:21:00

Làm sao để hướng dẫn cha mẹ theo truyền thống nguyên thủy? 1:27:45

Phật có dạy làm tang lễ khi cha mẹ qua đời? 6:07

Xin Sư dời thời thiền rải tâm từ? 12:06

Làm sao biết được vị nào có giới đức trong sạch mà thỉnh? 20:16

Bị chọc ghẹo khi nghe pháp? 29:17

Làm sao không nghi trong tam tịnh nhục? 39:28

Lợi ích của lời nói chân thật là gì? 1:00:53

Vi khuẩn, vi rút có sinh mạng không? 1:07:58

Đọc kinh tiếng Pali hay tiếng Việt tốt hơn? 1:13:11

Mỗi khi nói chuyện lại nổi sân phải làm sao? 1:20:22

Dân số loài người tăng có đi ngược nhân quả không? 1:28:47

Tự khởi lên ý nghĩ bất kính với Phật phải làm sao? 12:32

Làm sao để khuyên người thân theo Nam Tông? 25:48

Làm sao để cải thiện tính nhút nhát lo sợ? 43:44

Đông trùng hạ thảo có phải là chúng sanh không? 4:37

Chết rồi nên chôn hay nên thiêu? 12:40

Phật tử có nên quỳ lạy ngoại đạo không? 16:50

Tại sao lại giữ hủ cốt trong chùa? 30:34

Chết ngoài đường không được đem về nhà mai táng có đúng không? 37:13

Làm đại lý phân phối thực phẩm có phải tà mạng không? 45:35

Quả vị A-la-hán có dành cho người tại gia không? 1:31:46

Ly dục hay đè nén dục? 1:09:12

Có hay không sự thôi miên thấy tiền kiếp? 1:19:25

Thả vật nuôi mà nó chết thì có tội không? 1:26:03

Có nên cổ vũ ăn chay? 5:29

Làm sao để tránh đi địa ngục bởi ác nghiệp đã tạo? 1:05:39

Khó khăn khi mong muốn bố mẹ giữ giới? 1:12:41

Nên chọn chỗ nào làm phước? 4:53

Lấy mạng sống của chúng sanh khác bố thí thì có tội không? 9:57

Có nên dạy kẻ ác một bài học? 16:23

Làm công nhân xây dựng có phước không? 47:07

Tâm sân có mấy loại? 59:49

Kiềm chế dục vọng và ly dục có khác nhau không? 1:07:52

Cách nói chuyện với người bất thiện? 1:02:40

Xin Sư chỉ dẫn về một số vấn đề liên quan đến cảm nhận cá nhân đối với Kinh tạng, đối với Pháp 1:09:14

Có hay không thân thể hoá thành cầu vồng? 1:11:13

Khi người khác ép mình phạm giới thì phải làm sao? 1:23:52

Niệm Phật hằng ngày có tốt không? 1:30:02

Có tâm từ với chúng sanh này hơn chúng sanh khác? 1:31:50

Tham có nhiều tiền để làm phước có tốt không? 1:33:17

Hỏi về việc tu tại gia? 1:36:32

Không sinh con có ích kỷ với các chúng sanh không? 19:52

Hối lộ có tạo nghiệp không? 38:58

Hỏi về kinh “Tứ Thập Nhị Chương”? 47:10

Khởi lòng từ nhưng cứu động vật bằng tâm sân, thì có sai không? Cứu động vật nhưng mất mạng thì có được phước hay giải thoát không? 1:03:01

Giúp người yếu có đúng Chánh Pháp không? 1:07:37

Mua thức ăn nuôi thú cưng bằng động vật đã chết, thì có tội hay nghiệp gì không? 1:17:34

Kinh doanh nhà nghỉ có phải tà mạng không? 1:19:01

Có thật vị Thánh Dự Lưu có thể hoan hỉ đến không cần ăn? 1:21:58

Nằm mơ thấy lên cõi trời có ý nghĩa gì? 1:30:03

Cách tạo phước hằng ngày cho cư sĩ? 10:40

Lấy lời Phật làm lời mình và lấy lời mình làm lời Phật? 20:45

Khi chết bớt tham, sân, si, ngã mạn; làm nhiều thiện pháp thì có được giải thoát không? 40:56

Ác nghiệp nơi tâm phải chịu quả báo thế nào? 46:39

Thiện ác có bù trừ lẫn nhau không? 50:11

Gặp việc bất thiện rồi khởi tâm sân nhưng sau đó lại khởi tâm xả thì có chịu quả báo xấu không? Không khởi tâm từ được với đối tượng thì khởi tâm xả có tốt không? 56:18

Có tâm ác nhưng thân khẩu không tạo ác thì có gieo oan trái với chung sinh đó không? 57:07

Làm thiện với tâm sân chết đi lên hay đi xuống? 1:02:59

Giữ giới mà làm người khác khó chịu thì có gieo oan trái với họ không? 1:07:42

Cúng dường kinh sách cho tu sĩ sao cho đúng? 1:22:13

In kinh bán kiếm lời có tạo nghiệp nặng không? 5:19

Làm sao để kiếp sau không quên Phật pháp? 16:13

Khi đau khổ có phải là mình trả nghiệp không? 57:54

Bán các loại thịt đã được chế biến có phải tà mạng không? 1:16:08

Làm sao để tránh nói chuyện phiếm hoặc chuyện vô bổ với hàng xóm láng giềng? 1:30:47

Thú cưng không ăn hết thức ăn và bỏ thì chúng có tội gì hay mình có tội gì không? 1:32:42

Xin Sư lời khuyên về cách sống ít tạo ác nghiệp ngoài xã hội? 1:34:08

Phải làm sao khi vợ mình bị chọc ghẹo, để tránh gây oan trái và tạo ác nghiệp? 1:35:17

Ví dụ về sanh diệt để thấy rõ tam tướng? 5:32

Phước báu cúng dường đèn? 25:22

(Lặp 09/10: "Hỏi về việc tu tại gia?") 30:43

Xuất gia làm xã hội thiếu đi người tài? 51:56

Tổ chức tiệc cưới không phạm giới phải làm sao? 1:03:36

Bố mẹ không tin nhân quả tội phước, làm sao? 1:11:07

Vì giữ giới mà không nghe theo bố mẹ thì có phạm tội bất hiếu không? Tội bất hiếu có nằm trong "ngũ nghịch trọng tội"? 1:13:40

Thiện pháp có giúp giác ngộ giải thoát không? 1:23:30

Không chấp vào bất thiện có tạo nghiệp không? 1:26:46

Sau khi chuyển tâm để không khởi lên suy nghĩ xấu ác nữa thì có tạo nghiệp bất thiện không? 1:33:36

Có nên cho người khác biết sai lầm của họ? 15:02

Ít nói chuyện, muốn dành thời gian để tu tập có nhiều kiến thức thì đúng hay sai? 16:59

Nói chuyện không nói xấu ai, hại ai và nghe pháp, học kinh thì cái nào tốt hơn? 17:10

Bị khách hàng bức hiếp phải cư xử thế nào cho đúng pháp? 17:59

Làm sao cho chúng sanh thiếu trí gieo duyên trí tuệ? 23:26

Làm sao trước các thông tin trái chiều không biết được sự thật? 35:28

Nấu bếp củi có vô tình sát sanh? 42:54

Làm sao vượt qua nỗi đau mất người thân? 47:33

Làm thiện với tâm ác và làm ác với tâm thiện cho quả báo thế nào? 1:00:00

Tập Yoga có gây nghiệp xấu không? 1:26:45

Có nên mua vé số để có tiền làm phước? 1:28:38

Làm gì khi người khác làm hư hao tài sản của mình? 5:34

Hành thiền và cúng dường Kathina, cái nào nhiều phước hơn? 36:03

Cõi trời dục giới có dùng thịt, buôn bán không? 50:42

Tu sĩ chia sẻ ăn con vật bé nhỏ để chữa bệnh, thì có phước hay có tội? 58:56

Tại sao chia sẻ bài giảng Sư Giác Nguyên lên Youtube Sư Hạnh Tuệ? 1:07:47

Làm sao để tự độ mình? 1:20:34

Làm sao để khích lệ bản thân có phước báu ít? 1:22:07

Lạm dụng tiền bạc trong đời tu? 1:27:07

Việc giữ giới có giúp tu nhanh và tốt hơn? 15:54

Chùa không có lễ bố tác định kỳ? 25:09

Đạo Phật Nguyên Thủy là chính thức lời Phật dạy? 27:38

Phải thực hành đủ 37 phẩm bồ đề hay chỉ 1 phần? 35:38

Tại sao Sư xuất gia Nam Tông? 38:16

Bị cản trở khi đến chùa? 59:36

Pháp tu cho người LGBT? 1:08:04

Đấu tranh cho lẽ phải có phải Chánh Kiến? 1:17:16

Tại sao luôn phải gần người khiến mình khó chịu? 1:28:40

Cư sĩ hướng đến tu tập sẽ không giàu sang và có địa vị? 6:15

Vô tình tạo nghiệp có tội không? 17:50

Khua bát đĩa khi rửa làm tổn âm đức? 26:17

Các vị Thánh theo định nghĩa tôn giáo khác có phải là Thánh? 30:54

Làm thiện không có trí tuệ cho quả thiểu năng trí tuệ? 36:00

Làm sao trừ bỏ thủ dâm? 41:20

Nạn đói ở Châu Phi? 56:05

Giữ năm giới nhưng tà kiến có sinh vào cõi Trời? 1:10:54

Do nghiệp gì mà một chúng sinh đầu thai làm loài chó? 4:44

Việc "lấy về nhà 1 hòn đá hoặc 1 chiếc lá ở biển hay ở rừng" thì có tạo nghiệp bất thiện? Và nếu cần thiết thì nên tác ý như thế nào? 22:15

Lấy lòng người khác có được khuyến khích trong đạo Phật? 34:17

Thấy chết không cứu có tạo nghiệp không? 44:51

Phân loại kinh Phật theo từng chủ đề? 1:02:58

Văn hóa Phật giáo Việt Nam? 1:11:19

Các chùa Nam Tông có làm lễ “Hằng Thuận” không? 1:30:13

Hầu hết tín đồ Kỳ Na giáo đều giàu có? 5:41

Làm nghề tái chế chất thải có tạo ra nhiều phước? 12:05

Làm sao để nhớ kinh lâu? 17:32

Làm sao để tránh lòng tốt bị lợi dụng? 38:57

Làm sao để tránh bị người khác thao túng? 44:18

Người tính toán chi ly hay lợi dụng người khác? 1:01:32

Có nên rút máy thở? 1:05:37

Ở bẩn dễ phát triển tâm linh? 1:10:52

Chùa thờ cả thánh thần có hợp lý hay không? 17:31

Từ chối hưởng thụ để tiết kiệm phước? 41:41

Các giai cấp trong Phật giáo? 1:05:36

Tu đạo có cần dư giả về vật chất? 1:23:33

Đi tu có bị gọi nghĩa vụ quân sự? 20:24

Làm sao để không có suy nghĩ bất kính nơi Tam Bảo? 34:14

Động vật có thể nhìn thấy ma? 1:02:32

“Du lịch tâm linh” có phải buôn thần bán thánh không? 1:30:22

Phần nhiều Tăng Ni thiếu sức sống? 38:12

Tại sao Phật không làm Chuyển Luân Vương? 43:40

Tôn giáo là thứ ngăn cản người nghèo giết người giàu? 49:44

Thấy người giàu keo kiệt nổi sân? 55:06

Ngăn cản nghe pháp, làm thiện có chịu quả báo? 59:50

Cư sĩ chỉ học Phật pháp có bị lạc hậu? 1:19:32

Phật pháp có giải quyết mọi vấn đề trong xã hội? 1:23:10

Mùi hương thể hiện công phu tu hành? 1:32:31

Cách sống, ăn mặc thể hiện đẳng cấp? 5:02

Làm sao khắc phục ngã mạn? 16:49

Pháp môn phương tiện? 26:59

Ăn năn ray rứt lợi hay hại? 1:12:44

Sở thích sưu tập đồ vật có tạo nghiệp xấu? 1:17:47

Cư sĩ có nên làm nhà nghiên cứu Phật pháp? 16:26

Sinh sống bằng tà mạng thì lãnh quả báo gì? 34:02

Nên xây chùa trong rừng hay gần phố thị? 46:33

Hóa thân trong Phật giáo? 52:26

Làm phước có khi không tạo phước mà tạo tội? 14:15

Bố thí nhưng không vui cho quả như thế nào? 25:57

Dùng đồ của người thân có phải xin phép trước? 33:18

Trì chú niệm Phật là tà kiến? 1:08:10

Không diệt côn trùng thì làm sao canh tác? 1:21:36

Cúng dường sách sai Chánh Pháp có tội không? 5:08

Cha mẹ nghiện cờ bạc phải làm sao? 13:04

Phước báu của người chia sẻ Phật pháp? 1:02:49

Kiêng kỵ khi lau bàn thờ ngày tết? 15:58

Đọc kinh sách phát ra từ trường năng lượng? 37:30

Làm phước hồi hướng có phải là cầu xin? 47:17

Gửi tiền nhờ in sách kinh? 50:15

Tiêu chí đánh giá hành động thiện hoặc ác? 1:02:31

Phải sinh con để trả nợ? 1:07:48

“Khởi một niệm sân hận cháy tan rừng công đức” có đúng chánh pháp không? 1:10:51

“Vậy chừng nào sư hoàn tục?” 1:19:29

“Khi gia đình có người phá hoại tài sản,... cộng nghiệp hay không? Nếu bỏ đi thì có hết hay không?” 1:25:39

Nhân duyên khiến ngã mạn sanh khởi? 40:00

Làm sao biết được cận tử kiếp trước? 55:23

Mỗi lần làm thiện đều hồi hướng hay chỉ cần 1 lần là đủ? 57:24

Nhân sinh quan của Phật giáo Theravāda? 1:05:48

Hướng dẫn tra từ Pāli? 1:11:10

Tại sao có người biết chánh pháp trễ, có người biết sớm? 1:18:44

Kiểm tra hơi ấm biết cảnh giới tái sinh? 1:23:58

Nguồn gốc bài “kệ an lành”? 1:29:10

Nghệ sĩ phạm tội đạt huy chương? 1:31:13

Có nên cúng Phật bằng hoa phong lan? 19:05

Trả giá và lựa chọn trong bố thí? 32:31

Phát nguyện đời đời được gần gũi Tam Bảo có thành tựu không? 35:09

Có nên tranh cãi để bảo vệ chánh pháp? 49:27

Người biết chánh pháp phước nhiều hơn? 1:09:40

Do đâu mà có ganh tỵ? 1:14:24

Làm lại từ đầu với người nợ nần? 1:18:16

Làm gì để không nhớ người yêu? 1:23:02

Mua nhà có người chết? 1:27:08

“Xin sư giải đáp giúp con: Đại ý đoạn trích ...” 1:29:50

Phóng sanh con vật nhỏ phước nhiều hơn? 1:50:41

Học tài thi phận? 24:53

Có duyên âm hay không? 39:16

Tại sao người trúng số thường phá sản và đau khổ? 52:41

Tại sao các nạn nhân bạo hành có khuynh hướng lập lại điều đó với người khác? 1:00:32

Chuyện lì xì trong dịp tết? 1:08:36

Lỡ yêu người tu phải làm sao? 1:30:48

Khi không nghĩ thiện thì phiền não nổi lên? 18:30

Cho vay tiền không trả có cho vay nữa không? 20:03

Chia sẻ trải nghiệm đúng Chánh Pháp trên không gian mạng? 25:11

Phước báu của người chiêm bái xá lợi? 34:34

Mẹ là Phật, Phật ở mọi nơi? 41:52

Vì sao người ta ngoại tình? 53:25

Có nên thử lòng người khác? 1:20:25

Cần suy nghĩ gì khi cúng dường? 1:13:59

Tưới nước làm sao không hại các sinh vật? 1:24:28

Người nuôi ong có tạo nghiệp bất thiện? 06:05

Cơ chế danh pháp tác động sắc pháp? 30:47

Thói quen tăng trưởng trí tuệ tâm linh? 1:03:43

Làm sao để dung hòa với những người tu theo đường lối khác? 1:28:30

Tâm sân khi bố thí cúng dường? 04:44

Làm phước giấu tên có nên không? 27:03

Sự khác nhau giữa thiền Nguyên Thủy và thiền Trung Hoa? 39:34

Suy nghĩ bất kính có phải bất thiện không? 1:11:14

Làm sao chết có thể tái sanh liền được? 04:30

Có nên bố thí cho người xin ăn? 14:27

“Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”? 19:38

Làm sao sám hối với người đã mất? 34:09

Niệm Phật rất linh thiêng? 41:30

Giúp đỡ người khác là phước gì? 46:29

Tại sao đời trước là người tốt đời này là người xấu? 55:26

“Ý Pháp Phúc Nghiệp” là gì? 1:15:07

Mua hàng rồi đổi ý có tội không? 1:16:43

Làm sao để tránh bị lừa đảo? 08:22

Cách giải quyết khi nhân viên làm việc không hiệu quả? 14:05

Cách ứng xử với khách hàng oái oăm? 20:59

Hiến tạng sau khi chết có ảnh hưởng linh hồn không? 26:49

Đọc kinh tiếng Việt khỏi đọc Pāḷi được không? 34:26

Cây ăn thịt có phải chúng sanh không? 46:39

Đầu tư tạo nghiệp xấu? 59:06

Nghĩ đến người thân lúc lâm chung? 1:06:46

Vi sinh vật có phải chúng sanh không? 04:46

Nuôi thú cưng tạo nghiệp súc sinh? 28:33

Cho tiền ba uống rượu? 33:15

Đầu tư khác với cờ bạc? 44:56

Kinh Pháp Cú Thí Dụ? 1:01:58

Đúc tượng Phật có phước không? 1:08:50

Bị chỉ trích khi quy y và giữ giới? 04:46

Chúng sanh giải thoát thì vũ trụ còn lại gì? Niết Bàn có hết chỗ không? 19:16

Chủ nghĩa khoa học luôn luôn đúng? 57:09

Hỏi về mốc thời gian để xin thọ giới tại chùa? 1:05:32

Người Phật tử làm gì khi có chiến tranh? 1:06:29

Làm sao thấy được sinh diệt trong đời sống? 1:14:30

Giữ chánh niệm khi cãi nhau? 1:21:13

Có cần làm phước hồi hướng đến người tà kiến? 05:00

Tu là sửa? 22:43

Kinh “Ngọn đèn sáng tỏ” có phải Phật thuyết? 27:53

Hóa giải cộng nghiệp? 42:33

Giữ đồ cũ có phải là bỏn xẻn? 1:02:32

Tụng Pāḷi làm gì? 1:04:17

Làm sao để học im lặng? 1:17:09

Bản dịch Việt sách ngài Ajahn Chah có vấn đề? 1:30:04




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian