Search

31.12.22

CÓ ĐÓ, KHÔNG ĐÓ. KHÔNG CÓ, NHƯNG VẪN CÓ

Chuyện nhỏ che tối hiểu biết của ta về những chuyện lớn.
Ngũ uẩn che tối Giáo Pháp hoàn toàn,

và vì lẽ ấy ta lạc nẻo.
Ta phung phí thì giờ
mãi ngắm nhìn ngũ uẩn mà không thấy Giáo Pháp.
Mặc dầu to lớn hơn ngũ uẩn,
Giáo Pháp, ta xem hình như cát bụi.
...
Trích : Chứng đạo ca thiền sư Àcariya Mun Bhùridatto.


CÓ ĐÓ, KHÔNG ĐÓ. KHÔNG CÓ, NHƯNG VẪN CÓ
CÓ ĐÓ, KHÔNG ĐÓ. KHÔNG CÓ, NHƯNG VẪN CÓ




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

28.12.22

ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ

chúng ta không có sai khi chúng ta nói rằng toàn bộ thế giới này chỉ là đường xưa lối cũ. 


Toàn bộ thế giới này chỉ là đường xưa lối cũ. Toàn bộ đời sống này chỉ là đường xưa lối cũ. Chúng ta đang lặp lại những thói quen mà chúng ta kế thừa từ tiền nhân. Chúng ta đang lặp lại thói quen, chúng ta đang đi lại con đường cũ của tiền nhân, tiền nhân là ai ta? Là bố mẹ là anh chị, là các bậc tiên hiền. Người Việt Nam nào dám phủ nhận trong người mình không có mấy ngàn năm văn hóa? Hiểu tôi nói không? Có người Việt Nam nào dám nói như vậy không? Có, ít nhiều mình cũng giữ lại trong người mình dấu vết của mấy nghìn năm văn hóa, trong đó có văn hóa Tàu, văn hóa Miên, văn hóa Việt, văn hóa Ấn, văn hóa Chàm.
Thế giới là những thói quen, thế giới là đường xưa lối cũ để người ta lặp lại những bước đi của người xưa. Thế giới này là những công trình được mọc lên từ đống tro tàn của quá khứ, từ những ngọn lửa hôm qua thì những hoa trái hôm nay nó mới được sinh sôi. Chúng ta đang đi trên những lối mòn mà chúng ta không biết. cái đó là tinh thần vừa là Đạo học vừa là Triết học của Phật giáo. Phật giáo nói rằng, mọi thứ luôn luôn ở trong tình trạng trôi chảy không ngừng. Cái sau nó thay thế cho cái trước, như một dòng chảy trên sông. Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng trên con sóng ấy sóng sau đùa sóng trước và nhịp điệu đó nó được lăp đi lặp lại nhiều lần.
Nhịp điệu đó nó được lặp lại trên hai quy mô: quy mô lớn và quy mô nhỏ. Quy mô lớn đó chính là thế giới, là cộng đồng nhân loại, là các xã hội, đó là quy mô lớn. Còn quy mô nhỏ là sự lặp lại ở mỗi cá nhân thông qua các thói quen. Có hiểu không? Cho nên nếu mình nhìn kỹ lại là toàn bộ thế giới nó vận hành theo lối xưa, trong đó từng cá nhân đang từng bước lặp lại những lối xưa, mà tu hành là gì? Dầu chúng ta theo đạo nào không cần biết, cái chuyện đầu tiên đó là khi muốn phát triển đời sống tâm linh, chúng ta biết nghi ngờ con đường dưới chân của mình. Mình phải tự hỏi xem cái con đường dưới chân ấy, đúng, nó có thể là lối mòn, nhưng lối mòn ấy nó dẫn ta về đâu? Phải liên tục tra vấn, liên tục đặt dấu hỏi như vậy đó. Người ta nói một cách rất là thơ mộng rằng, mỗi tháng trời cho ta một cơ hội để tư duy mà bao nhiêu thế hệ nhân loại đã làm lơ cơ hội đó. Có nghĩa là mỗi lần trăng đầu tháng, mỗi vầng trăng sơ nguyệt, mỗi vầng trăng lưỡi liềm là một dấu hỏi treo trên bầu trời, mỗi lần nhìn thấy vầng trăng non trên bầu trời, tự hỏi mình : Con đường mình đang đi có đúng không? Cái lý tưởng mình đang theo đuổi có đúng không? Cái việc mình làm có đúng không? Cái đời sống của mình có vấn đề gì không? Tại sao chúng ta phải có những dấu hỏi đó? bởi vì đây chính là câu thần chú mà tất cả nhân loại phải nhớ, không riêng gì Đạo Phật, Đạo Chúa, Đạo Hồi, Đạo Ấn. Đây là câu thần chú tất cả chúng ta phải nhớ:
Vấn đề lớn nhất của chúng ta là không biết vấn đề nằm ở đâu.
...

ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ


Nguồn: bài giảng Hiện Hữu và Ly Khứ Duyên. Sư Giác Nguyên giảng.
Kalama tri ân bạn vuihtv ghi chép.
Nguồn ảnh: Kasahara May
---
ghi chú: Đó là nhà tù thứ 2.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

26.12.22

THÂN KIẾN

Có bao giờ quí vị thấy mình bị nhốt trong cái tấm thân mấy chục ký này không? 


Con chim còn bay được chứ mình đâu có bay được. Cái tấm thân này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hấp lực của trái đất. Leo lên núi mình mới thấy, leo mệt lắm, tới được cái mõm đá nhìn xuống thì run lắm, sẩy chân một cái là tiêu. Nhiều lúc tôi nghĩ, trời ơi, có cái thân này làm chi. Nó đau, nó nhức, nó nóng, nó lạnh, nó đói, nó khát, nó mệt khi đi đứng, nó lạnh mùa đông nó nực mùa hè, nó ốm đau, mà mình biết trước là nếu không chết bất đắc kỳ tử thì trong vòng ít năm nữa nó bắt đầu giở trò, nó tê, nó nhức, nó thiếu chất này, nó dư chất kia. Nó đòi ăn, nó đòi ngủ, nó đòi nghỉ ngơi, nó đòi đi cầu, nó đòi đi tiểu. Mỗi lần đi tắm thấy ớn, mỗi lần đi vệ sinh mới gớm. Trước khi mình đi thì cái đống này nằm ở đâu? Thì ra nguyên đêm qua mình ngủ với nó. Nhờ nó khuất mình không có thấy, chớ hồi tối này mình lên giường ngáy pho pho với cái đống này. 
Răng miệng ba bốn ngày không vệ sinh là mùi dậy trời luôn. Nó đòi đánh răng, nó đòi rửa mặt, nó đòi tắm rửa, nó đòi mặc áo mặc quần, nó cần kiếng mát, nó cần đội nón, nó cần vớ, nó cần găng, nó cần khẩu trang, nó cần đủ thứ. Rồi nó ho hen, sổ mũi, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, đau tùm lum tà la từ trên xuống tới gót… chính vì nó bị bao nhiêu vấn đề thì ta phải giải quyết chừng ấy chuyện đối với nó. Trời cao đất rộng mà ta có làm được gì khi bị nhốt tù trong tấm thân này. 
Đó là nhà tù thứ nhất.
...
THÂN KIẾN



Nguồn: Nhật Ký Chép Bằng Kinh
Sư Giác Nguyên giảng.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

22.12.22

KINH ĐẠI DUYÊN

...

Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.


- Này Ananda, chớ có nói vậy! Này Ananda chớ có nói vậy! Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
...

KINH ĐẠI DUYÊN
KINH ĐẠI DUYÊN


Nguồn: Kinh Đại duyên (Mahànidàna sutta)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt 
Nguồn ảnh: https://www.facebook.com/100063520173928/posts/512605140866821/


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

19.12.22

VỊ NGỌT CỦA SẮC PHÁP

Đức Phật nói rằng khi đối với các vị ngọt của nó, thấy được vị đắng của nó và thấy được con đường ra khỏi nó.


Ngài nói thế nào là vị ngọt của Sắc pháp. Ngài nói “Này các tỳ kheo, các ngươi có bao giờ nhìn thấy người con gái 16 tuổi hay không. Từ da, tóc, răng, tướng đi tướng đứng của họ đều ở giai đoạn tuyệt hảo nhứt. Nhưng này các tỳ kheo. Đó mới là giai đoạn vị ngọt của nó thôi.
Đến vị đắng là khi nhan sắc đó đến xế chiều luống tuổi, chỗ nào ngày xưa bóng láng giờ nó nhăn nheo. Chỗ nào ngày xưa màu trắng giờ nó vàng ố đi, tóc đen giờ là tóc bạc. Ngài nói đó là giai đoạn về chiều đổ đốn, băng hoại của sắc pháp”.
Thế nào là sự xuất ly đối với sắc pháp Vị tỳ kheo sau khi thấy vị ngọt của các pháp, thấy được bề trái của các pháp vị này không ôm ấp nó. Đó chính là sự xuất ly đối với sắc pháp.





nguồn video: https://www.facebook.com/quypictrer.nguyen/videos/365558719075075/



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

16.12.22

DÂY TRÓI BUỘC

Một thời Đức Thế Tôn ở tại Sāvatthi. Tại đó Đức Thế Tôn đã gọi các Tỳ-kheo và nói như vầy:


“Này các Tỳ-kheo, khởi đầu của vòng luân hồi (sansāra) này là không thể khám phá ra được. Điểm bắt đầu không thể nêu rõ đối với các chúng sinh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, phải lưu chuyển và xoay quanh trong vòng luân hồi (sansāra).
Ví như, này các Tỳ-kheo, có con chó bị trói bằng sợi dây xích và cột vào một cây cột hay cây cột trụ vững chắc. Nếu nó có đi, nó chỉ đi gần cây cột hay cây cột trụ ấy. Nếu nó có đứng,  nó chỉ  đứng gần cây cột hay cây cột trụ ấy. Nếu nó có ngồi, nó chỉ ngồi gần cây cột hay cây cột trụ ấy. Nếu nó có nằm, nó chỉ nằm gần cây cột  hay  cây cột trụ ấy.
Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu xem sắc như vầy: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi.’, xem thọ…xem tưởng…xem các hành…xem thức như vầy: ‘Cái  này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi.’Nếu người ấy có đi, người ấy chỉ đi gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy có đứng, người ấy chỉ đứng gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy có nằm, người ấy chỉ nằm gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy có ngồi, người ấy chỉ ngồi gần  năm  thủ uẩn này.
“Do đó, này các Tỳ-kheo, các ông nên thường xuyên suy xét tâm của mình như sau:  ‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị ô nhiễm   bởi tham, sân, và si.’ Này các Tỳ-kheo, do những phiền não của tâm mà chúng sinh bị ô nhiễm; với  sự thanh tịnh của tâm các chúng sinh được thanh tịnh.
Trong bài Kinh này cũng vậy, Đức Phật đã giải thích kẻ vô văn phàm phu với một  ví  dụ về con chó như sau: “Ví như, này các Tỳ-kheo, có con chó bị trói bằng sợi dây xích và cột vào một  cây  cột hay cây cột trụ vững chắc.” Con chó đó bị trói bằng sợi dây xích và cột vào một cây cột trụ chắc chắn, do đó không thể chạy đi đâu được. Cũng vậy, nếu một kẻ vô văn phàm phu có thân kiến, và tham ái mạnh mẽ, họ không thể nào thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi. Tại sao? Bởi vì anh ta đã bị sợi dây xích thân kiến trói buộc và bị cột vào cột trụ vững chắc là năm thủ uẩn, bởi sợi dây tham ái.
Kẻ vô văn phàm phu xem năm thủ uẩn như vầy: “cái này là tự ngã của tôi,” một hình thức chấp thủ bằng thân kiến. 
Lại nữa họ xem năm thủ uẩn như vầy: “cái này là của tôi,” một hình thức chấp thủ bằng tham ái. 
Và họ xem chúng như “cái này là tôi,” một hình hức chấp thủ bằng ngã mạn. 
Vô minh luôn luôn phối hợp với ba loại chấp thủ này. Vô minh và thân kiến che đậy con mắt trí tuệ của anh ta lại. Chúng khiến cho anh ta không thể thấy được các pháp đúng như chúng thực sự là. Có thể nói thân kiến giống như sợi dây xích cột quanh cổ anh ta. Tham ái giống như sợi dây buộc anh ta vào cây cột trụ năm thủ uẩn. Dưới ảnh hưởng của thân kiến, tham ái và ngã mạn, anh ta thực hiện những nghiệp (kamma) thiện và bất thiện. Nghiệp lực của chúng, cắm rễ trong những phiền não này, có tiềm năng để tạo ra sự hiện hữu mới sau  khi chết. Khi đã có sự hiện hữu mới, thì già, đau, chết và sầu, bi, khổ, ưu, và não cũng sẽ xảy ra. Vì thế anh ta không thể thoát khỏi vòng luân hồi.
Bởi lẽ ấy Đức Phật mới nói: ““Do đó, này các Tỳ-kheo, các ông nên thường xuyên suy xét tâm của mình như sau: ‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị ô nhiễm bởi tham, sân, và si.’ Này các Tỳ-kheo, do những phiền não của tâm mà   các chúng sinh bị ô nhiễm; với sự thanh tịnh của tâm các chúng sinh được thanh tịnh.

Nguồn: Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc-Bài Kinh Thứ Hai 
Tỳ Khưu PA-AUK TAWYA
DÂY TRÓI BUỘC
DÂY TRÓI BUỘC




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

13.12.22

ĐƠN GIẢN LÀ TỐT NHƯNG ĐƠN GIẢN QUÁ LÀ BẬY

Trong Tăng Chi Bộ Kinh phần " 8 Pháp", Đức Phật dạy cho bà Gotami : Pháp môn nào mà mình càng đi theo mình càng được an lạc, đó là chánh pháp.

 

ĐƠN GIẢN LÀ TỐT NHƯNG ĐƠN GIẢN QUÁ LÀ BẬY



Pháp môn nào mà mình càng đi theo mình càng thích sống một mình, càng chán sợ đám đông, pháp môn nào làm cho mình càng trở nên dễ nuôi (chứ không phải dễ duôi), có nghĩa là sống sao cũng được, cái pháp môn nào càng theo mình càng trở nên tinh tấn, càng theo mình càng trở nên viễn ly, nhàn tịnh, thích thiền định, thì đó là pháp môn đúng. 
Còn pháp môn nào mà khi đi theo nó mình không có thay đổi, không có xê dịch được gì hết thì cẩn thận, phải cẩn thận cái đó. Bởi vì Đức Phật biết rõ, là khi Ngài tịch rồi, thì thầy bà nhiều như nấm sau mưa vậy đó, Ngài biết chuyện đó. Ngay cả thời Ngài còn tại thế đã đông rồi, nói chi lúc Ngài tịch. 
Cho nên muốn nói về Mạt pháp phải nói về Chánh pháp trước.
Cái đầu tiên của Chánh pháp là người đến với Đạo phải có lý tưởng đàng hoàng. Đó là lý tưởng chấm dứt sanh tử. 
Còn đến với Phật pháp mà để cầu công đức, quả báo nhân-thiên là không đúng. 
Cái thứ nhất là biết trăn trở, có lý tưởng. 
Cái thứ hai là vấn đề nhận thức, phải có khả năng nhận thức đúng đắn. 
Có nhận thức đúng thì mới có hành trì đúng. Đó là cái thứ ba của chánh pháp, là người Tăng Ni Phật tử hành trì đúng.

TĂNG NI PHẬT TỬ THỜI NAY CHIA RA NHIỀU PHE NHIỀU PHÁI NHƯNG MÌNH GOM LẠI THÀNH HAI NHÓM.


Một nhóm chuyên tâm đào bới, nghiên cứu, tham khảo chiều sâu chiều rộng chiều cao của giáo lý. 
Nhóm hai thì một là do tánh làm biếng, hai là do huệ căn mỏng nên lười học đạo, thích theo đường lối nào mà khỏi xài tới cái đầu, khỏi xài tới trí nhớ trí hiểu, họ thích cái đó. Tu vậy cho nó khỏe. Đó là nói về nhận thức. Mà hễ khi nhận thức nó hời hợt, nó sơ sài, nó đơn giản quá mức thì coi chừng nó bị thiếu. 
Ông Albert Einstein cha để thuyết tương đối, relative theory, ổng có nói một câu mà tôi rất là thích: "Đơn giản là tốt, nhưng đơn giản quá là bậy." 
Đơn giản là tốt, bởi vì đơn giản là không dư, không thừa, thì gọi là đơn giản. Nhưng đơn giản quá, gọi là "lacking of" là thiếu. Nhớ cái đó. 
Đơn giản là được, nhưng đơn giản quá là thiếu. Không có dư thì gọi là đơn giản, không có rườm rà rắc rối thì gọi là đơn giản. Nhưng hễ đơn giản quá thì coi chừng nó bị thiếu. 
Mình học đạo mà không học đủ, thì lấy gì mình hành? 
Nhưng cắm đầu làm con mọt sách một đời mà không hành trì mình thì chỉ là cái tủ Kinh, chỉ là cái bị, cái đãy để chứa kinh thôi. 
Tuy nhiên, đừng có nghe người ta chửi mấy cái đãy kinh, mấy cái tủ kinh rồi mình cũng trề môi "Ừ, tui hổng có ngu đâu." Thế là mình không thèm học gì hết. Người ta ít ra người ta còn là cái túi kinh, cái đãy kinh, còn mình là cái túi gạo, bịch bột thôi. 
Kẹt vậy đó. Đó là cái cực đoan phải tránh. Cả đời làm con mọt sách cũng sai, mà cả đời sợ kinh điển không dám lật ra nghiên cứu cũng là sai.

VÀ TỪ ĐÓ NÓ DẪN ĐẾN CÁI HÀNH TRÌ. HÀNH TRÌ CŨNG CHIA THÀNH HAI NHÓM. 


Nhóm một, hành trì để mà hướng đến sự buông bỏ. 
Còn nhóm hai, hành trì để mà có được cái này cái kia. Nhớ cái này. 
Có hai cách tu, cách tu một là để đắc cái này, để đắc cái nọ, còn cách tu thứ hai là tu để bỏ cái này, bỏ cái kia. 
Có rất đông người Tu nhắm đến chuyện đắc cái này, đắc cái kia, nay được phỉ lạc, mai thấy rợn người nhẹ bỗng, rồi có người cảm cảm làm như có hào quang hay gì đó ... Chính vì có những người họ tu với một sự câu chấp nặng nề như vậy cho nên mới có lời khuyên: "Tu là để buông, chứ không phải Tu là để đắc." 
Cái lời khuyên đó chỉ dành cho người nào họ khư khư câu chấp. Nhưng bất hạnh thay, cái lời khuyên này bị người ta hiểu lầm. Người ta cho rằng, tu là không cần hướng tới cái gì hết, cứ để tâm rỗng rang khơi khơi vậy đó. Hiểu vậy là sai.
Tôi nhắc lại, lý tưởng cao nhất của Đạo Phật là buông chứ không phải là nắm. Nhưng mà mình phải hiểu rõ chữ buông ở đây là buông cái gì và nắm ở đây là nắm cái gì. 
Nắm ở đây là khư khư mong mỏi được cái này, đắc cái kia - thì gọi là không nên. 
Và buông là buông cái phiền não, buông cái câu chấp. Chứ không phải buông là không màng tới giáo lý. Nghĩ vậy là sai. Các vị nhớ lại dùm tôi. 
Các vị biết đi xe đạp không? Cái tay mình nắm cái ghi-đông phải chặt chứ nắm lơi lơi là không được, phải nắm chặt để lúc cần mình bóp thắng. Nhưng mà nó chặt ở mức nào, và cái chân của mình mình phải thả lỏng mình mới đạp được. Chân mình phải thả lỏng mình mới đạp cái pedal được, nhưng phải thả lỏng ở mức độ nào; và cái tay mình nắm ghi-đông mình phải nắm mà nắm ở mức độ nào; thì mình mới điều khiển cái xe vận hành được. 
Người biết lội nói cái này họ hiểu liền. Người biết lội họ ngộ lắm. Khi họ lội mà hỏi họ "có gồng không?" họ nói không. Hỏi họ "có buông 100% không?" họ cũng nói không. "Không buông không gồng". Nhưng người biết lội họ biết thế nào là sự nỗ lực trong lúc bơi. 
Trong lúc bơi có ra sức hay không? Có, nhưng mà họ ra sức một cách uyển chuyển, một cách linh hoạt, một cách đúng mức, một cách hợp lý họ mới nổi lên mặt nước, họ mới di chuyển trên mặt nước được. 
Chứ còn nếu mình cứ khư khư mình nói xuống nước phải gồng cũng không đúng. Mà nói xuống nước buông 100% cũng không đúng. Nó phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt, thông minh, hợp lý của cái của cái gọi là buông và nắm.

Sư Giác Nguyên Giảng Giải ( Chép Lại Bài Giảng Của Sư )



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

10.12.22

CÀNH VÀ NHÁNH

...

Xứ này âm thịnh dương suy.
Chánh pháp là mặt trời lớn nên khiến họ e ngại.
Họ chỉ có thể đón nhận cái gì êm mát như ánh trăng chẳng hạn. Ánh trăng cũng là ánh sáng mặt trời nhưng đã qua một miền trung chuyển.

...
Trích: Bóng nguyệt lòng trăng. - Chuyện phiếm thầy tu. Tác giả Toại Khanh .


CÀNH VÀ NHÁNH




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

7.12.22

MỞ CỬA TRÁI TIM OPENING THE DOOR OF YOUR HEART TÁC GIẢ THIỀN SƯ AJAHN BRAHM

CON GIÒI VÀ ĐỐNG PHÂN


Có hai nhà sư cùng tu trong một tự viện và thương nhau như anh em ruột thịt. Sau khi lìa đời, hai sư tái sanh theo hai nẻo vì duyên nghiệp riêng của mỗi người. Sư em tái sanh làm thiên tử sống tự tại trên cõi trời. Một hôm nhớ bạn, sư em đi tìm. Sư tìm khắp mấy từng trời nhưng không thấy bạn. Xuống cõi người, sư cũng không thấy. Lục lạo thêm dưới các cõi ác để cầu may vì sư không tin bạn mình đến đỗi bị đoạ xuống đây. Nhưng sư em ngạc nhiên nhận ra bạn mình đang làm con giòi sống trong đống phân.
Thương bạn, vị thiên tử muốn cứu giòi ra khỏi cảnh khổ bất kể nghiệp của giòi. Ông đến đống phân gọi: 
“Này giòi, bạn có nhận ra tớ không? Chúng ta từng là bạn trong kiếp trước nè. Tớ đang làm thiên tử sống trên cõi trời và muốn đưa bạn lên cùng sống trên đó. bạn đi nha?” 
“Cám ơn bạn ,” giòi nói, 
“Có gì vui sướng trên cõi thiên mà bạn oang oang vậy? tớ đang rất hạnh phúc trong đống phân tuyệt diệu này.” 
“bạn không biết đó chớ,” vị thiên tử đáp rồi bắt đầu mô tả những kỳ diệu của thiên cảnh. 
“Trên đó có phân không, thưa bạn ?” giòi đặt thẳng vấn đề. 
“Dĩ nhiên là không,” vị thiên tử thật thà đáp. 
“Vậy tớ xin được từ chối.” Vừa nói giòi vừa chui vô đống phân. Nghĩ rằng giòi sẽ thích thú với thiên giới nếu được thấy tận mắt, vị thiên tử không nề hà đưa tay bới phân tìm giòi. Ông kéo giòi ra, nhưng giòi giãy giụa và la lớn: 
“Xin buông tớ ra. Đừng bắt cóc giòi!” Rồi giòi trơn vuột khỏi tay vị thiên tử, và chui trở vô đống phân. Vị thiên tử moi tìm lại và bắt được giòi lần thứ hai. Như lần trước giòi tiết chất nhờn, trở thành trơn chùi, lọt khỏi kẻ tay, và trốn dưới đống phân. Trì chí, vị thiên tử lặp lại lần thứ ba, thứ tư, …và thứ một trăm lẻ tám. Nhưng giòi đã gắn bó quá sâu đậm với đống phân rồi nên không muốn bỏ đi. Sau cùng vị thiên tử đành trở về thiên cung, tay không.

MỞ CỬA TRÁI TIM OPENING THE DOOR OF YOUR HEART TÁC GIẢ THIỀN SƯ AJAHN BRAHM
MỞ CỬA TRÁI TIM OPENING THE DOOR OF YOUR HEART TÁC GIẢ THIỀN SƯ AJAHN BRAHM






Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

4.12.22

LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH

"Tôi đã hỏi 27 nhà lãnh đạo châu Âu liệu Ukraine có thể gia nhập NATO hay không, tôi hỏi một cách trực tiếp. Ai cũng sợ và không trả lời. Còn chúng tôi thì không sợ, chúng tôi không sợ bất cứ điều gì”, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh.


1 Sau cuộc chiến này, đất nước Ukraine còn lại 1 chiếc bánh pizza bị bằm xẻ và những tài khoản nợ dài dằng dặc đổ lên đầu người dân gánh.
2 Những loạn lạc , ly tán , mạng sống của những gia đình, binh lính Ukraine đã đổ ra để làm gì.
3 Đất nước Ukraine mất đi 4 tỉnh Zaporizhzhia, Kherson, Lugansk và Donetsk có khả năng sẽ sáp nhập vào Nga.

nguồn ảnh: EPA-EFEUKRAINIAN PRESIDENTIAL PRESS SERVICE



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian
LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH
LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH


CHUYỆN VỀ SÓI, GIÒI VÀ RỒNG

Tí và Tèo là hai người bạn thân.


Biết Tèo hút thuốc lâu lâu Tí lại dúi cho Tèo cái bật lửa, đủ loại từ bật lửa Thống Nhất cho đến Big, rồi Zippo. Sinh nhật dúi bật lửa, hết tiền dúi bật lửa, lấy may kiếm hợp đồng mới. Số lượng cũng cả trăm cái rồi mà Tèo vẫn nghèo như xưa (xin lỗi mày Tí ạ).
Mấy năm trước Tí tặng Tèo chiếc Zippo hình con sói Tèo vui lắm. Sinh nhật năm nay Tí tặng Zippo có hình con rồng vàng, cả tuần rồi mà vẫn chưa thấy Tèo khoe trên FB (cay). Trước thì Tèo cũng thích ngoạ hổ tàng long, hổ báo cáo chồn lắm. Giờ chỉ thấy cái bật lửa này in hình con giòi là phù hợp. 
Thôi thì đành nghĩ tưởng nó là con giòi mỗi khi dùng vậy. Con giòi, 100% có thực, sống trọn vẹn nhất có thể của cuộc đời của một con giòi cố gắng sạch sẽ.
Cảm ơn Tí về món quà sinh nhật nhiều nhé .
CHUYỆN VỀ SÓI, GIÒI VÀ RỒNG



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

1.12.22

BÈ CỎ QUA SÔNG

Coi chừng: Dùng một cái tôi để thực hiện hành trình vô ngã. Cây búa dùng để phá hủy mọi thứ. Trừ chính nó.

BÈ CỎ QUA SÔNG



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

29.11.22

BỘC LƯU 3

Đối tượng để chúng ta hướng đến trong đời nhiều lắm nhưng cái gốc vẫn là cha mẹ, bởi vì họ là những người mang ta vào đời. 


Đây là hai người không ngừng nghĩ về ta bằng cái tâm tình không vụ lợi. Cha mẹ thương con không vì danh, không vì lợi, không vì tình cảm nam nữ, không vì nhu cầu gì hết, mà chỉ là thương chỉ vì thương. Thậm chí nó đâm mình mà trước khi chết vẫn còn nói một câu: “Bữa nay trời lạnh nhớ mặc thêm áo ấm rồi mới tắt thở.”
Đó là tâm hồn của người cha người mẹ. Cho nên đụng đến hai nhân vật này mà mình bất hiếu là coi như đời mình tàn rồi, bởi vì họ là cái gốc, họ đã nâng bước ta vào đời.
Đến một tuổi nào đó ta không còn cần nhờ họ nữa và ta cũng không còn nhớ tới họ nữa nhưng riêng họ đối với ta thì không! Cha mẹ nghĩ về con thì không cần tuổi. Bây giờ nó nằm trong bụng thì thương nó kiểu khác, nó còn bú bình thì mình thương kiểu khác, nó đi lẫm đẫm thì mình thương kiểu khác, biết đi biết chạy biết leo biết trèo thì mình thương kiểu khác. Nó có vợ, có chồng, nó làm bác sĩ, kỹ sư, nó trung niên, mái tóc hoa râm đi nữa thì mình thương kiểu khác. Bây giờ nó già, nó lụm khụm mà miễn mình còn sống thì mình vẫn tiếp tục thương nó.
Còn nó đối với mình thì khác. Hồi nào nó nằm trong tay mình thì nó cần đến hơi ấm, nó cần nghe cái nhịp tim của mình. Đến khi lớn lên rồi, nó biết ăn biết chạy, khi nó cần thì nó ngửa tay xin tiền xin mắm xin cơm của mình. Tới hồi mà nó thương được người dưng rồi thì ba má thông cảm đi nha, con chỉ có bạn trai bạn gái còn ba má khi nào con quỡn thì con về con thăm. Giống như nhà quê đi thăm trong “Lờ” có cá hay không, nếu không có cá thì nó dọt mất.
Cho nên cha mẹ là gốc, chỉ có cha mẹ mới thương mình vô điều kiện, vô vụ lợi và tuổi nào cũng thương. Còn mình đối với cha mẹ thì có tuổi, mỗi tuổi thương kiểu khác, tuổi này thì nhớ chút đỉnh còn có tuổi thì nó xù luôn. Chưa kể già mà có tật nói nhiều, già mà hay quên, già mà hôi hám trây trét là nó quên luôn.

Cho nên chư hiền thánh có dạy thế này:


Dù có Phật hay không có Phật ra đời thì ai mà có lòng hiếu thảo với mẹ cha thì đây chính là cái cửa để bước vào Thiên Đường vậy. Bởi vì cha mẹ chính là hai vị Phạm Thiên của con cái mà. Trên đời này làm gì có khả năng moi ra được cái kẻ vẫn tiếp tục thương mình dù cho mình mắng chửi họ quý vị? Quý vị tìm dùm coi có vị nào như vậy? Trừ ra A-la-hán. Làm gì có vị nào tiếp tục thương mình, lo mình đói lạnh bệnh hoạn khi mình đối xử tệ với họ? Hạng người nào đây? Trừ hiền thánh ra thì chỉ có hai cụ là cụ cha và cụ mẹ đó thôi. Cho nên đối xử tối với hai cụ chính là cánh cửa để vào Thiên Đường.


Trích Kinh Tăng Chi - Phẩm Nhỏ (2)

Sư Giác Nguyên giảng. Diệu Nhẫn ghi chép.
Nguồn video: https://fb.watch/faMe6LJ6dH/



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

26.11.22

BỘC LƯU

Chúng ta bất ngờ hiểu biết: Trong dòng sống vô thường, đứng lại sẽ bị chìm xuống và bước tới sẽ bị cuốn trôi. Chúng ta bắt đầu không đứng lại mà cũng không bước tới nữa. 

Nguồn: Nhuận Đạt.
https://www.facebook.com/100009048631810/posts/3098484540463137/
---

Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên I: Phẩm Cây Lau


1.1. Bộc Lưu


Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:
—Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?
—Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
—Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?
—Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
(Vị Thiên):
Từ lâu, tôi mới thấy
Bà-la-môn tịch tịnh.
Không đứng, không bước tới,
Vượt chấp trước ở đời.
Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: “Thế Tôn đã chấp nhận ta”. Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.


Oghataraṇasutta—Thích Minh Châu

BỘC LƯU




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

23.11.22

VỊ NGỌT, SỰ NGUY HIỂM, SỰ VƯỢT THOÁT

(1) Trước Khi Ta Giác Ngộ - Này các Tỷ-kheo, trước khi ta giác ngộ, khi ta còn là một Bồ-tát, ta suy nghĩ như sau : “Cái gì là vị ngọt của thế gian, cái gì là sự nguy hại, và cái gì là sự vượt thoát thế gian?”.


Rồi ý tưởng này khởi lên trong ta: 
- “Bất cứ những gì mang lại vui thích khoái lạc ở thế gian là vị ngọt của thế gian. 
- Thế gian là vô thường, bị ràng buộc với khổ đau, và phải chịu biến hoại, đó là sự nguy hại của thế gian;
- Đoạn trừ, từ bỏ mọi ham muốn dục vọng của thế gian chính là sự vượt thoát thế gian”.
Này các Tỷ-kheo, bao lâu ta chưa trực tiếp biết được như thật vị ngọt của thế gian là vị ngọt, sự nguy hại của thế gian là nguy hại, và sự vượt thoát thế gian là vượt thoát, cho đến lúc ấy, ta chưa tuyên bố là đã giác tri được vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới với chư thiên, Ác-ma và Phạm Thiên, trong quần chúng này với Sa môn và Bà-la-môn, chư thiên và loài người.
Nhưng khi ta đã trực tiếp biết được như thật  tất cả các pháp này, ta mới tuyên bố là là đã giác tri được vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới với chư thiên, Ác-ma, và Phạm thiên, trong quần chúng này với Sa môn và Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Tri kiến này đã khởi lên trong ta: ”Tâm giải thoát của ta là bất động; đây là đời sống cuối cùng; nay sẽ không còn tái sinh nữa”.
/(Tăng Chi BK I, tr. 468-469- XI. Phẩm Chánh Giác).

(2) Ta Lên Đường Tìm Cầu


Này các Tỷ-kheo, ta lên đường tìm cầu vị ngọt của thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ vị ngọt nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ  vị ngọt trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.
Ta lên đường tìm cầu sự nguy hại của thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ sự nguy hiểm  nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ sự nguy hại trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.
Ta lên đường tìm cầu sự vượt thoát thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ sự vượt thoát nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ  sự vượt thoát trải rộng đến mức độ nào.
/(Tăng Chi BK I, tr. 469- XI. Phẩm Chánh Giác).

(3) Nếu Không Có Vị Ngọt


Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt ở thế gian, thì chúng sinh đã không tham đắm thế gian này. Nhưng bởi vì có vị ngọt ở thế gian, nên chúng sinh tham đắm thế gian này.
Nếu không có sự nguy hại ở thế gian, thì chúng sinh đã không nhàm chán thế gian này. Nhưng bởi vì có sự nguy hại  ở thế gian, nên chúng sinh nhàm chán thế gian này.
Nếu không có sự vượt thoát thế gian, thì chúng sinh đã không thể vượt thoát thế gian này. Nhưng bởi vì có sự vượt thoát thế gian, nên chúng sinh có thể vượt thoát thế gian này. 
VỊ NGỌT, SỰ NGUY HIỂM, SỰ VƯỢT THOÁT



Nguồn: Kinh Tăng Chi Bộ I, tr. 470-71 - XI. Phẩm Chánh Giác.
Nguồn ảnh: https://greenpalmgallery.com



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

20.11.22

THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA THỨC

Thức là có khả năng rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thực nhận biết sự có mặt của đối tượng


THỨC KHÔNG NHẬN RA ĐỐI TƯỢNG ẤY LÀ GÌ, là cái gì, màu gì... đó là chức năng của tri giác (tưởng); THỨC CHỈ NHẬN BIẾT SỰ HIỆN DIỆN của đối tượng giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. 
Thức có sáu loại nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức là nền tảng của thọ, tưởng, hành. Thức là Tâm vương. Thọ, tưởng, hành là Tâm sở.
Thức uẩn là nền tảng của các hiện tượng tâm lý như biển là nền tảng của các ngọn sóng nhấp nhô, vì vậy thức còn gọi là yếu tố căn bản của tâm lý, thức dung chứa các hiện tượng tâm lý và căn cứ để các hiện tượng tâm lý phát khởi. 
Mặc dù thức uẩn là nền tảng của tâm lý nhưng nó không tồn tại độc lập, chúng hiện hữu do duyên sinh, cụ thể là do sắc, thọ, tưởng, hành. Mối quan hệ giữa chúng với nhau là bất khả phân ly.
Đức Phật dạy rằng “Này Rādha chúng sanh được gọi là “Satta” bởi vì họ tham ái, dính mắc một cách mạnh mẽ vào thức uẩn”. 

Thức uẩn gồm có 
Nhãn thức khởi sanh vào lúc thấy.
Nhĩ thức khởi sanh vào lúc nghe.
Tỉ thức khởi sanh vào lúc ngửi.
Thiệt thức khởi sanh vào lúc nếm.
Thân thức khởi sanh vào lúc xúc chạm.
và ý thức.
Sáu thức này được hiểu lầm là linh hồn, tự ngã. Thức có đặc tính khác với vật vô tri, vô giác như đá, sỏi, cát, loài vật. Khi thức nhận ra một đối tượng xảy ra ở năm cửa, chúng sanh sai lầm cho rằng sự biết này là linh hồn, hay tự ngã. Nhưng thực tế không có linh hồn hay tự ngã trong thức uẩn. 
Con chim có điều kiện thì bay về trời, con cá có điều kiện thì nhảy xuống nước, chồn cáo có điều kiện sẽ trốn về hang, con rắn có điều kiện thì chui xuống đất. Cũng vậy, 6 căn của một người không tu tập luôn có khuynh hướng đi tìm 6 cảnh.
Dù là anh em cùng một nhà nhưng sở thích khác nhau. Có người tìm niềm vui qua con mắt. Có người tìm niềm vui qua những gì họ nghe được. Có người tìm niềm vui qua những gì họ ngửi. Có người coi nặng hình thức, trang phục quần là áo lụa, đồng hồ, mắt kính, nước hoa đắt tiền. Nước hoa cả ngàn đô la họ vẫn mua, những chai nước hoa đắt tiền mạ vàng cẩn hột trên nắp. Có người có mê âm nhạc, đầu tư cho những cặp loa rất đắt tiền, cho những đĩa nhạc. Có người mê ẩm thực, ghiền ăn và nơi nào có món ăn ngon là tìm đến. 
Có cô Phật tử bên Mỹ, cô ấy ở nhà lớn hay nhà nhỏ không thành vấn đề, xe tốt hay xe xấu không thành vấn đề, nhưng thành phố này có nhà hàng nào đó ngon lành, ngon miệng ra đời mà cô không biết tới, thì đó là vấn đề. 
Có người nặng về xúc, giường nằm phải êm ái, áo quần phải mịn màng họ mới chịu. Có người thích thiền định, trầm tư mặc tưởng. Thế giới này là thế giới của 6 thức là vậy đó. Có người muốn nhìn thế giới này qua cửa mắt, có người muốn nhìn thế giới này qua cửa mũi, cửa tai, cửa lưỡi, cửa thân, cửa ý.

Đức Phật so sánh thức với trò ảo thuật. Những gì ta thấy trong trò ảo thuật chỉ là ảo giác, xảo thuật của người làm ảo thuật mà thôi. Người thế tục hiểu lầm cho “thức” là đàn ông, đàn bà, chó, mèo, chim, chuột v.v... và người thế tục cũng cho rằng thức là “Tôi thấy, tôi nghe, tôi ngữi, tôi đụng, tôi suy nghĩ v.v...” Tất cả các ý thức sai lầm đó đều ngược lại với sự thật tuyệt đối. Vì có quan niệm sai lầm này, người ta dính mắc vào thức uẩn và xem thức uẩn là một thực thể vĩnh cửu.
Chỉ vậy thôi.

THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA THỨC



Nguồn Tổng hợp
Nguồn ảnh: Shoppe


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

19.11.22

Này Bàhiya Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy

Này Bàhiya


Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. 
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe.
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng.
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Dừng tại điểm đó thôi. Này Bàhiya

Này Bàhiya Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy.  Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Dừng tại điểm đó thôi. Này Bàhiya
Này Bàhiya Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

17.11.22

THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA HÀNH

Hành (samskaraskandhah): Có hai nghĩa:
- Thiên lưu: Các pháp luôn biến dịch, trôi chảy mãi như một dòng nước nên gọi là hành.
- Tạo tác: Mọi hành động của thân, khẩu, ý đều là sự tạo tác nên gọi là hành.


Hành uẩn: Những tạo tác của tâm, như thiện ác, tốt xấu... Nó chính là tư tâm sở (cetana), nhân tố quyết định nghiệp, vì tưởng mới chỉ là ý nghĩ, còn khi quyết định làm, hành động thuộc về hành.
Có hai loại hành: Thân hành sai thì gây tội lỗi, oan trái, kết nghiệp. Tâm hành sai thì lẫn lộn giả với chân, thiện với ác, khổ với vui, thường với vô thường.
Trong Ngũ uẩn Thí dụ kinh nói về tính chất của hành như sau:
“ Các Tỳ kheo, lại như một người vào rừng tìm gỗ tốt thấy một cây chuối to đẹp thật thẳng, bèn đốn cây xuống, cắt ngọn và lá đi bóc từng lớp lớp vỏ đi để tìm gỗ tốt, nhưng tìm không thấy cái lõi cứng chắc của cây đâu cả”.
Chính vì không tìm được lõi cứng nên cây chuối này là không thật và cũng không có gì bền vững cả.
Sư Ajahn Chah trong một bài giảng có nói: Các ông đã từng nhìn thấy nước chảy chưa? ... Các ông đã bao giờ nhìn thấy nước đứng yên chưa? ... 
Nếu tâm của các ông yên bình, nó sẽ giống như dòng nước chảy trong sự đứng yên. Đó! Các ông chỉ từng nhìn nước chảy hoặc nước đứng yên, phải vậy không? Nhưng các ông chưa giờ nhìn thấy nước chảy trong sự đứng yên. 
Ngay tại đó, ngay tại nơi suy nghĩ của các ông không thể cuốn các ông đi, cho dù là nó an bình, các ông vẫn có thể phát triển trí tuệ. Tâm của các ông sẽ giống như dòng nước chảy, nhưng nó vẫn đứng yên. Nó như thể gần như là đứng yên, tuy vậy nó lại đang chảy. Vì vậy, tôi gọi nó là ''nước chảy đứng yên''. Trí tuệ có thể sinh khởi tại đây.
Trong kinh đại bát Niết Bàn Thế Tôn có dạy: Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: “Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật”.- Ðó là lời cuối cùng Như Lai.

THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA HÀNH



Nguồn: Tổng hợp



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

15.11.22

TẬP TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC TÁC GIẢ ĐƯỢC GIẢI NOBEL- NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

TẬP TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC TÁC GIẢ ĐƯỢC GIẢI NOBEL- NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

TẬP TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC TÁC GIẢ ĐƯỢC GIẢI NOBEL- NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
TẬP TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC TÁC GIẢ ĐƯỢC GIẢI NOBEL- NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC



PHÉP LẠ CỦA PURUN BHAGÁT TÁC GIẢ RUDYARD KIPLING (NOBEL 1907)


Bỗng đâu đất lở trời vần
Một ngày tay ngắt tâm hồn lìa thân
Lòng yêu tựa sắc tinh vân
Cảm thôi, sao thể tả chân chữ tình
Thảo đồi xanh, trận lôi đình
Thế gian tan nát, một mình cơn mưa
Cứu người - nguyện ước ngây thơ
Chỉ là riêng gọi, lời thưa đâu nào
Khóc nhau lệ máu dâng trào
Người ơi hãy chở tôi vào mênh mang...
Bài hát trong lễ cầu siêu của bầy khỉ.

Ngày xưa, ở Ấn Độ, có một người giữ chức tể tướng tại một trong những bang bản địa nửa độc lập thuộc miền Tây bắc của đất nước. Ông là người Bàlamôn thuộc đẳng cấp cao, cao đến mức đẳng cấp đối với ông chẳng còn ý nghĩa đặc biệt gì nữa.([4])Cha đẻ ra ông từng là quan chức lớn trong bộ đồ tua rua, loè loẹt, cộc cỡn của một triều đình Hinđu kiểu cổ. Kịp đến khi lớn lên, Purun Đax mới cảm thấy sự vật đang đổi dời, và ai đó có mong được tiến phát ở trên đời này, thì kẻ ấy phải sáp vào được với người Anh, nhai lại tất cả những điều người Anh cho là tốt. Nhưng, đồng thời, đã là quan chức bản địa, thì cứ phải giữ cho được tình ưu ái của chính chủ mình. Trò chơi hóc búa đấy ! Nhưng người Bàlamôn trẻ tuổi, tính tình bình lặng, kín mồm kín miệng, đã thế lại được tiếp sức bằng một nền giáo dục Anh nghiêm chỉnh tại một đại học đường ở Bombay, đã lạnh lùng chấp nhận trò chơi, rồi cứ thế, cứ từng bước mà đi lên, đạt tới địa vị tể tướng của vương quốc. Có nghĩa là ông ta nắm giữ nhiều thực quyền hơn cả chủ mình, hơn cả vị tiểu vương.
Khi nhà vua già - kẻ vốn nghi ngờ người Anh, cùng xe hoả và điện tín của họ - đã qua đời, Purun Đax vẫn cao giá trong con mắt bậc kế vị trẻ tuổi của vua người đã được một gia sư Anh kèm cặp.
Giữa hai người với nhau, ông luôn lo sao cho chủ của mình được hưởng tiếng về mọi công lao, và họ đã cùng nhau xây dựng trưởng nữ học, làm đường xá, mở bệnh viện cấp bang, tổ chức các buổi trưng bày nông cụ, xuất bản hàng năm cuốn sách xanh về “Tiến bộ tinh thần và vật chất của bang”. Bộ Ngoại giao([5])cũng như Chính phủ Ấn Độ ([6]) hài lòng lắm.
Rất ít bang bản địa chịu dung nạp tất tật những tiến bộ của người Anh: ngược với Purun Đax, người ta không tin rằng cái gì đã tốt với người Anh thì phải tốt gấp đôi với người Á châu. Vị tể tướng trở thành người bạn tôn kính của các vị phó vương, các thống đốc, các phó thống đốc, các nhà truyền bá y tế, các nhà truyền giáo thông thường, các sĩ quan Anh cứ đường đường không rời lưng ngựa mà đến săn bắn trong các khu rừng cấm của bang, cũng như đông đảo du khách từng đi dọc ngang Ấn Độ trong mùa lạnh và chỉ ra mọi việc phải được trông nom như thế nào. Lúc rảnh rỗi việc công, ông lại tài trợ cho công cuộc nghiên cứu y khoa và sản xuất công nghệ theo sát sàn sạt quy chuẩn Anh, và biên thư cho tờ Tiên Phong, tờ báo hàng ngày lớn nhất Ấn Độ để giải thích những mục tiêu và đối tượng chủ mình đang theo đuổi.
Cuối cùng, ông đã đi thăm Anh quốc, và khi trở về, đã phải trả những khoản tiền khổng lồ cho các nhà sư, bởi vì ngay cả một người Bàlamôn thuộc đẳng cấp cao vời vợi như Purun Đax, mà vượt qua biển nước đen, thì vẫn mất đẳng cấp. Ở Luân Đôn, ông đã gặp gỡ và đàm đạo với mọi người đáng quen, những người mà tên tuổi vang khắp thế giới, và ông đã thấy nhiều hơn đã nói. Ông đã được các trường đại học danh tiếng tặng học vị danh dự, đã lên tiếng phát biểu quanh vấn đề cải cách xã hội Hinđu trước các tiểu thư và mệnh phụ Anh vận lễ phục buổi tối, cho đến khi cả Luân Đôn phải kêu lên: “Kể từ khi người ta biết trải khăn lên mặt bàn ăn ([7])đến giờ, đây là con người quyến rũ nhất chúng ta được gặp vào dịp tiệc tối”.
Khi ông trở về Ấn Độ thì cũng là lúc ông chói loà vinh quang: đích thân phó vương đã dành một chuyến thăm viếng đặc biệt để phong tặng tiểu vương Bắc đẩu Bội tinh Ấn Độ, toàn những kim cương, với tua, với men sứ; cũng trong lễ này, giữa tiếng đại bác rền vang, Purun Đax được phong tước Hiệp sĩ với Huân chương Đế chế Ấn Độ, và từ nay, tên ông là ngài Purun Đax, H.H.Đ.A ([8]).
Tối hôm đó, tại bữa tiệc trong lều vải lớn của phó vương, ông đứng lên, tấm huân chương trên ngực, đáp lại lời phó vương chúc sức khoẻ chủ mình bằng một bài diễn văn mà ít có người Anh nào nói cho đẹp lời hơn.
Tháng sau, khi thành phố đã trở lại không khí yên tĩnh, hầm hập trong ánh sáng mặt trời, thì ông lại làm một điều mà không một người Anh nào có thể mơ tới: cứ bằng vào dòng sinh hoạt của thời gian, thì có thể nói rằng ông đã chết. Tấm huân chương có gắn châu báu của vị thụ tước hiệp sĩ được trả về cho Chính phủ Ấn Độ, một tể tướng mới được bổ nhiệm để điều hành công việc, cả một trò ú tim rộng lớn bắt đầu diễn ra quanh tất cả các vụ bổ nhiệm quan chức cấp dưới. Các giáo sĩ hiểu điều gì đã xảy ra, còn nhân dân thì chỉ phỏng đoán thế thôi. Nhưng Ấn Độ là nơi duy nhất trên thế gian này con người có thể làm theo ý thích của mình mà chẳng ai hỏi vì sao, và chuyện Ngài Purun Đax, H.H.Đ.A., đã từ bỏ địa vị, lâu đài, quyền lực, bưng chiếc bát ăn xin; khoác tấm áo màu vàng đất của một Xuniaxi, hay thánh nhân, thì cũng được xem như chẳng có gì đặc biệt. Đúng với lời khuyến cáo của đạo pháp xưa, ông từng qua hai mươi năm tuổi trẻ, hai mươi năm làm người chiến binh - dù cho suốt đời ông chẳng hề cầm vũ khí, - và hai mươi năm làm chủ gia đình. Ông đã dùng tiền tài và quyền lực của mình vào những việc mà ông hiểu là đáng cho ông bỏ tiền tài và quyền lực; danh dự đến trên đường ông đi, ông đã nhận; ông đã thấy những con người, những đô thành, ở xa, ở gần, và đã được những con người ấy, những đô thành ấy đứng lên tỏ lòng trọng thị. Giờ đây ông trút bỏ những chuyện đó, như trút bỏ chiếc áo không cần đến nữa.
Phía sau ông - khi ông đi qua cổng ngõ các thành phố, nách cắp mảnh da linh dương và chiếc gậy cán đồng, tay cầm chiếc bát xin ăn bằng vỏ dừa nâu bóng, chân không giầy, cô đơn, mắt nhìn xuống đất, thì phía sau ông, từ các pháo đài, người ta đang bắn súng chào mừng con người: có diễm phúc vừa thế nghiệp ông. Purun Đax gật đầu. Toàn bộ cuộc đời ấy đã chấm hết, và dù ác ý hay thiện ý, thì nó đọng lại trong ông chẳng hơn gì một giấc mơ bệch bạc qua đêm. Ông là một Xuniaxi, tu sĩ hành khất, không nhà, đi lang thang, dựa vào người quanh mình mà độ nhật. Mà chừng nào ở Ấn Độ vẫn còn một mẩu bánh để chia nhau thì cả người tu hành lẫn kẻ ăn xin đều không chết đói. Cả đời ông, ông chưa hề đụng đến thịt, cá cũng rất hiếm khi ăn.
Suốt một thời ông tuyệt đối làm chủ hàng triệu bạc, mà chỉ một tờ năm bảng cũng đủ để trang trải chi dùng về thực phẩm quanh năm cho cá nhân ông.
Ngay cả khi ông được tung hô ở Luân Đôn, ông vẫn không rời giấc mơ thái bình và tĩnh mặc của mình: con đường Ấn Độ thẳm xa, trắng xoá, bụi mù, in đầy dấu chân đất, dòng đi chậm chạp, triền miên, khói củi cay xè cuộn lên dưới những gốc sung trong chạng vạng, nơi khách viễn phương ngồi ăn bữa tối. Đến lúc biến giấc mơ thành sự thực, ông tể tướng đã hành động thích đáng: chỉ trong ba ngày thôi, ta có thể đi tìm một bọt sóng giữa lòng trũng Đại Tây Dương cũng còn dễ hơn là tìm Purun Đax giữa hàng triệu dân Ấn lang thang, khi tụ, khi tán.
Đêm đến, tấm da linh dương được trải ra ở nơi nào bóng tối bỗng ôm choàng lấy ông: khi thì trong một tu viện Xuniaxi cạnh đường; khi thì bên một miếu đất Kala Pia, noi các vị Yôghi, những người tu hành thuộc một ngành bí ẩn khác, đón tiếp ông như họ vẫn đón tiếp những ai hiểu mỗi đẳng cấp và sự phân biệt đẳng cấp đáng giá đến đâu; khi thì ở ngoài bìa một làng Hin đu nhỏ bé, nơi con nít lẻn đến cùng đồ ăn bố mẹ chúng đã nấu nướng; khi thì trên vạt đất cao nhất của bãi cỏ trống trải dành cho gia súc, nơi ánh lửa củi của ông làm thức giấc những con lạc đà đang ngủ gà ngủ gật. Đối với Purun Đax, hay Purun Bhagát ([9]),như giờ đây ông tự gọi mình, thì tất cả chỉ là một: đất, con người, thức ăn, tất cả chỉ là một. Vô tình mà đôi chân dẫn ông xa mãi về phương bắc, rồi về phương đông: từ miền Nam đến Rô tác, từ Rô tác đến Cơnul, từ Cơnul đến Xamana hoang tàn, rồi ngược lòng khô của con sông Gugơ chỉ đầy nước khi có mưa nguồn, cho đến một hôm ông nhìn thấy đường lượn xa xa của dải Himalaia hùng vĩ.
Purun Bhagát mỉm cưòi, ông nhớ ra mẹ mình vốn thuộc dòng Bàlamôn Rátpút ([10]),bên phía Kulu, một người đàn bà sơn cước luôn nhớ về quê tuyết; thế là, cuối cùng chút gợn của dòng máu sơn cước đã đẩy một con người về lại với bản quán của mình.
“Đây kia”, Purun Bhagát vừa nói vừa ngược sườn dốc thấp của dãy đồi Xioalíc, nơi các bụi xương rồng đứng thẳng như những cây đèn nến bảy nhánh, “đây kia, ta sẽ ngồi mà giác ngộ !” Gió lạnh từ dải Himalaia rít quanh tai khi ông bước đi trên con đường dẫn đến Ximla([11]).
Lần trước, ông cũng đã đến đây, trên con đường này, nhưng trong nghi thức trọng thể, cùng đoàn kỵ mã tuỳ tùng lóc cóc vó ngựa, để viếng thăm vị phó vương hoà nhã nhất, niềm nở nhất. Hai vị đã cùng nhau đàm đạo một giờ liền về bạn bè của chung hai người ở Luân Đôn, về cách suy nghĩ thực sự của người dân Ấn bình thường trước mọi sự việc. Lần này, Purun Bhagát không viếng thăm ai, ông tựa lan can ngăn khách bộ hành mà ngắm cảnh huy hoàng của những cánh đồng trải rộng bốn mươi dặm phía dưới, mãi cho đến khi một viên cảnh sát Hồi giáo người địa phương phải nhắc nhở là ông đang cản trở giao thông. Trước Pháp luật, Purun Bhagát trân trọng cúi đầu Xalam([12]): ông hiểu rõ giá trị của Pháp luật, vả chăng ông cũng đang tìm kiếm một Pháp đạo của riêng mình. Ông đi tiếp, đêm đó nghỉ lại trong một túp lều hoang ở Chôta([13])Ximla, nơi những tưởng là tận cùng của trái đất, nhưng lại là nơi cuộc hành trình của ông chỉ mới khởi đầu.
Ông theo đường Himalaia - Tây Tạng, lối đi hẹp phá ra từ đá tảng, hoặc cheo leo trên cây chống mà vượt qua những vực thẳm đến nghìn độ. Lối đi chìm xuống những thung lũng bịt bùng, ấm áp, ẩm thấp, rồi lại vượt qua những sườn đồi trống trải chỉ những cỏ là cỏ, nơi mặt trời cứ thế mà giáng xuống, hệt như một tấm kính rực cháy. Lối đi rẽ xuyên những khu rừng tối mịt, sũng nước, nơi dương sỉ phủ kín thân cây từ gốc đến ngọn, nơi chỉ nghe tiếng gà lôi gọi bạn. Ông gặp những người Tây Tạng chăn súc vật với chó và những bầy cừu của họ, mỗi con cừu đeo một túi nhỏ hàn the trên lưng.
Ông gặp những người đẵn gỗ lang thang, gặp những vị Lama([14])chăn áo từ Tây Tạng vào Ấn Độ hành hương. Ông gặp phái viên của các bang sơn cước quạnh quẽ và bé nhỏ đang hối hả trên lưng những con ngựa vằn, ngựa khoang lùn tịt, gặp đoàn người ngựa của một Vương công đang ruổi rong trên đường thăm viếng. Rồi cả một ngày dài trong vắt, ông chẳng còn thấy gì ngoài một con gấu đen đang càu nhàu dũi đất dưới thung. Khi mới khởi hành, tiếng gầm rít của thế giới ông vừa rời khỏi vẫn còn vang mãi trong tai, như tiếng gầm rít trong đường hầm cứ còn vang mãi khi đoàn tàu đã đi qua. Nhưng vượt xong đèo Mutiani thì mọi thứ cũng chấm dứt, và Purun Bhagát chỉ còn một mình với bản thân, chân bước đi mà lòng tự vấn, đầu suy tư, mắt nhìn xuống đất, với bao ý lướt theo mây trời.
Một tối, vượt xong đỉnh đèo cao nhất, cao chưa từng gặp, mất hai ngày leo, ông vấp phải một dải những đỉnh tuyết quây kín chân trời. Những ngọn núi cao mười lăm, hai mươi ngàn bộ, mà nom hầu như chỉ ném một hòn đá là tới, dù cách xa những năm, sáu mươi dặm. Rừng thẳm dày đặc phủ lên đỉnh đèo: hồng sắc, hồ đào, anh đào dại, ôliu dại, lê dại, nhưng nhiều nhất là hồng sắc, loại tuyết tùng vùng Himalaia. Dưới bóng những cây hồng sắc, một ngôi miếu hoang thờ Kali: thần cũng là Đuốcga ([15])là Xitala, và đôi khi còn được thờ để trừ bệnh đậu mùa.
Purun Đax quét sạch sàn đá, mỉm cười với pho tượng cũng đang cười nhăn nhở, bắt tay vào nặn một bếp đất nhỏ phía sau miếu, trải tấm da linh dương lên một nệm lá thông mới, cắp chiếc gậy cán đồng vào nách, rồi ngồi xuống nghỉ.
Ngay dưới chân ông, sườn đồi thoải ra xa, sạch bong, quãng tới nghìn rưỡi bộ: nơi đây, một làng nhỏ, toàn nhà tường đá, mái đất, cheo leo bên sườn dốc. Bao quanh làng, những thửa ruộng bậc thang như những mụn vá ráp thành tấm vải phủ lên đầu gối của trái núi. Và những con bò, bò mà nom không lớn hơn con bọ dừa, đang gặm cỏ giữa những vòng đã nhẵn của các sân đập lúa. Nhìn qua thung lũng, mắt con người không thể nhầm lẫn về quy mô của mọi vật, thoạt đầu không thể nhận được những gì cứ tưởng như là bụi cây lúp xúp bên sườn núi đối diện, mà thực ra lại là vạt rừng với những cây thông cao hàng trăm bộ. Purun Bhagát thấy một đại bàng lao qua khoảng không mênh mông, nhưng, mới lao chưa được nửa chặng đường, con đại điểu chỉ còn là một dấu chấm. Vài dải mây cao thấp vương đây đó trong thung lũng, quàng lấy sườn đồi, hoặc vươn lên, rồi tan biến khi ngang tầm đỉnh đèo. Và Purun Bhagát nói: “Nơi đây, ta sẽ tìm được thanh bình”.
Đối với dân sơn cước, một vài trăm bộ lên xuống núi chẳng là cái gì, cho nên, ngay khi dân làng thấy khói toả lên từ ngôi miếu hoang, giáo sĩ của làng đã vội trèo lên sườn đồi bậc thang để đón chào khách lạ. Gặp ánh mắt của Purun Bhagát, ánh mắt của một con người quen làm chủ hàng ngàn người, giáo sĩ rạp xuống chào, cầm lấy chiếc bát xin ăn mà không hé một lời, rồi trở về làng: “Thế là chúng ta đã có một vị thánh rồi đấy. Tôi chưa hề được gặp người nào như thế. Người là dân ở dưới đồng bằng, nhưng nước da lại trắng([16]): một người Bàlamôn giữa muôn người Bàlamôn đấy”. Các bà nội trợ trong làng đều hỏi: “Không biết người có ở lại với chúng ta không nhỉ ? !” Rồi bà nào cũng trổ tài nấu bữa ăn ngon lành nhất cho Bhagát. Thức ăn vùng sơn cước đơn giản lắm, nhưng với kiều mạch và ngô, gạo và hạt tiêu đỏ, với cá con bắt từ suối chảy trong thung, với mật lấy từ các tổ ong hệt những tấm lưới dày bám trên vách đá, với mơ khô, nghệ, gừng dại, bánh bột...thì một người đàn bà thành tín có thể nấu được những món ngon, và vị giáo sĩ đã mang một bát đầy dâng Bhagát. Người có ở lại không ? Giáo sĩ hỏi. Liệu người có cần một chela, một đệ tử, để đi xin ăn cho người không ? Người có một chiếc chăn để chống chọi với giá rét không ? Thức ăn có ngon không ?
Purun Bhagát ăn, rồi cảm ơn người cho. Ý ông là ở lại. Thế là đủ lắm rồi, giáo sĩ nói. Xin cứ để chiếc bát xin ăn bên ngoài ngôi miếu, trong lỗ hầm kia, nơi hai rễ cây xoắn vào nhau đấy: Bhagát phải được nuôi dưỡng hàng ngày, vì cả làng cảm thấy vinh hạnh được một người như thế này... nói đến đây giáo sĩ rụt rè nhìn lên mặt Bhagát…được một người như thế này ở lại với họ.
Những cuộc lang thang của Purun Bhagát chấm dứt vào ngày hôm ấy. Ông đã tới được nơi dành cho mình: cô tịch và mênh mông. Từ đó, thời gian dừng lại, ông ngồi trước cửa miếu mà chẳng hay mình đang sống hay đã chết, là một con người còn chế ngự được tứ chi mình, hay là một bộ phận của núi đồi của mây gió, của mưa nắng đổi thay. Ông thầm niệm mãi một Tên hàng ngàn lần, cho đến khi, mỗi lần nhắc lại, ông những tưởng rời xa, xa mãi khỏi cơ thể mình, lướt tới cửa của một khám phá diệu kỳ. Đúng lúc cánh cửa hé mở, thì cơ thể ông bỗng níu ông lại: buồn rầu, ông thấy như lại bị khoá chặt trong thịt, trong xương của Purun Bhagát.
Sáng sáng, có người cầm chiếc bát xin ăn đã đầy đến lặng lẽ đặt trong chạc rễ cây bên ngoài miếu.
Khi thì giáo sĩ mang bát tới. Khi thì một lái buôn Lađa ngụ trong làng, vì nóng lòng được phúc, cũng cầm bát lật đật leo lên đường dốc. Nhưng thường thì đấy là người đàn bà đã nấu bữa ăn từ đêm trước. Bà ta lầm rầm khấn qua hơi thở: “Xin Bhagát hãy bạch cho con một lời với các vị. Xin ngài bạch một lời cho kẻ này, kẻ nọ, vợ của người nọ người kia !”. Thỉnh thoảng, một đứa trẻ bạo dạn cũng được phép lãnh điều vinh hạnh đó: Purun Bhagát nghe tiếng nó đặt chiếc bát xuống, rồi co đôi cẳng nhỏ xíu mà chạy. Bhagát không bao giờ xuống làng. Làng trải ra như một tấm bản đồ dưới chân ông. Ông nhìn thấy nhưng đám tụ tập vào buổi tối trên cái sân đập lúa quây lại thành vòng tròn: đấy là những mảnh đất bằng phẳng duy nhất. Ông nhận ra màu lục kỳ diệu không tên của lúa non, những mảng màu xanh chàm của ngô, các mảnh vụn kiều mạch và vào đúng mùa thì màu tía rực rỡ của dền: hạt dền nhỏ li ti, mà thực ra không phải là hạt, cũng chẳng phải đậu, người Hinđu được phép ăn vào các kỳ chay.
Bước vào năm mới, mái các túp lều hiện lên thành những ô vuông vàng rỗng: người ta phơi bắp ngô trên đấy. Đưa ong vào tổ, gặt hái, gieo thóc, xay sát, tất cả cứ diễn ra dưới mắt ông, tất cả đều được thêu thành màu ở dưới đó, trên các mảnh đồng muôn hình. Ông suy nghĩ về tất cả, tự hỏi rồi ra tất cả cuối cùng sẽ dẫn tới nơi đâu.
Ngay cả ở cái xứ Ấn Độ đông dân này, người ta không thể ngồi tĩnh tại lấy một ngày, chờ cho dã thú cứ trên người mình mà chạy như chạy trên tảng đá. Trong cảnh hoang dã này, chẳng được bao lâu đâu những dã thú, vốn quá quen thuộc ngôi miếu thờ Kali, sẽ trở lại xem ai đã đột nhập vào đấy.
Langua, loài khỉ lớn vùng Himalaia, là những con vật trở lại đầu tiên: cũng tự nhiên thôi, vì loài này bản tính tò mò lắm kia. Và khi chúng đã lật úp chiếc bát xin ăn, rồi lăn bát quanh sân, rồi gặm thử chiếc gậy cán đồng, rồi nhăn mặt với tấm da linh dương, thì chúng đánh giá rằng con người ngồi lặng lẽ đến thế kia hẳn chẳng có gì nguy hiểm. Buổi tối, chúng từ trên các cây thông nhảy xuống, chìa tay xin ăn, rồi đánh đu mà đi, đường đu cong vòng đến là duyên dáng. Chúng cũng thích lửa ấm nữa, cứ xúm xít quanh bếp cho đến khi Purun Bhagát phải gạt chúng sang một bên để chất thêm củi. Gần như sáng nào cũng thế, tỉnh dậy ông lại thấy một con vượn lông lá chung chăn với mình. Suốt cả ngày, không con này thì con nọ trong bọn đó đến ngồi bên ông, nhìn ra cái thảm tuyết, miệng rên rẩm, mặt mũi tinh anh và sầu muộn không nói đâu cho hết.
Sau bầy khỉ, đến Baraxinh, con hươu lớn, giống hươu đỏ bên ta ([17]),nhưng khoẻ hơn nhiều. Nó muốn cà lớp nhung trên cặp sừng lên những phiến đá lạnh của tượng Kali: thấy có người trong miếu, nó giậm chân. Purun Bhagát không hề động đậy: từng tí một, con hươu đực cứ xích gần lại, rồi hít hít vai ông.
Purun Bhagát thoa bàn tay lạnh dọc các chạc sừng nóng: bàn tay vỗ về làm dịu con thú đang bực dọc, rồi vuốt mượt lớp nhung. Sau đó, Baraxinh đưa hươu cái và hươu con tới: hai con vật hiền hoà cứ nhai tóp tép trên tấm chăn của vị thánh. Hoặc hươu đực đến một mình giữa đêm, cặp mắt loé xanh trong ánh lửa bập bùng, để nhận phần hạt dẻ mới. Cuối cùng, hươu xạ, giống nhút nhát nhất, trong loài hươu, cũng tới, đôi tai to tướng như tai thỏ cứ vểnh lên. Ngay cả con musíc nabha, màu nâu đốm, tính lặng lẽ, cũng thấy cần phải tìm xem ánh lửa trong ngôi miếu là cái gì, và cứ cái mũi dài như mũi nai Bắc Mĩ mà dúi vào lòng Purun Bhagát, rồi bước đi bước lại giữa những bóng đen của ánh lửa bập bùng.
Purun Bhagát gọi tất cả bọn chúng là “người anh em của ta”: tiếng gọi khẽ : “Bhai ! Bhai !” của ông kéo chúng từ trong rừng ra lúc giữa trưa, nếu chúng quanh quẩn đâu đấy, đủ gần để nghe tiếng ông gọi.
Xôna, con gấu đen Himalaia, ủ dột, lòng đầy ngờ vực, với cái bớt trắng hình chữ V dưới cắm, cũng đã đôi lần qua lối này: Bhagát chẳng tỏ ra sợ sệt, nên Xôna cũng không tỏ ra tức giận, nó đứng nhìn ông, rồi sán lại gần xin nhận phần trìu mến, xin được bố thí cả một phần bánh hay dâu dại. Vào những buổi bình minh yên tĩnh, khi Bhagát trèo lên tận đỉnh đèo ngắm một ngày hồng dạo qua những đỉnh tuyết, Xôna cứ theo gót ông, vừa lê bước vừa gầm gừ, thọc một chân trước tò mò vào bên dưới cái thân cây đỏ, rồi lật chúng đi, mồm gừ lên một tiếng bực bội. Cũng có lúc những bước chân sớm sủa của ông đánh thức Xôna đang cuộn tròn mà ngủ: con vật cục súc mà đồ sộ vươn thẳng lên, sẵn sàng chiến đấu, cho đến khi nó nghe được giọng Bhagát nói, nhận ra người bạn thân thiết của mình.
Hầu như mọi nhà ẩn dật, mọi bậc thánh nhân, mọi người sống cách biệt với đô thị lớn, đều nổi tiếng có tài làm được phép lạ với dã thú, nhưng toàn bộ phép lạ ấy chỉ là lặng yên, chỉ là đừng có bao giờ làm một cử chỉ vội vàng và trong một thời gian dài, ít nhất cũng không bao giờ nhìn thẳng vào khách của mình. Dân làng thấy Baraxinh đi đứng đường bệ như một chiếc bóng qua rừng thẳm phía sau miếu, thấy Minôl, con gà lôi đỏ vùng Himalaia, rực rỡ trong những sắc màu đẹp nhất của nó trước tượng Kali, thấy bọn Langua ngồi chồm hổm trong miếu mà nghịch vỏ hồ đào. Cả mấy đứa trẻ con nữa cũng đã nghe Xôna hát một mình, hát giọng gấu, đằng sau những tảng đá rơi. Thế là danh tiếng có phép màu của vị Bhagát cứ đứng vững.
Ấy thế mà chẳng có gì cách biệt với suy nghĩ của ông hơn là phép màu. Ông tin rằng tất cả mọi vật là một phép màu lớn. Mà một khi đã hiểu được đến chừng ấy, thì người ta cũng đã hiểu được chút gì đó để có đường mà đi. Ông biết chắc rằng, trên đời này, không có gì lớn mà chẳng có gì nhỏ: ngày đêm, ông cố tìm cho ra lối đi vào tâm của mọi vật, để trở về với xuất phát của tâm mình.
Ông cứ đà đó mà ngẫm, mà suy, mớ tóc không tỉa đã trùm xuống đôi vai. Bên tấm da linh dương, phiến đá đã thủng một lỗ nhỏ dưới chân chiếc gậy cán đồng. Nơi cái bát xin ăn ngày lại ngày tựa vào chạc cây cũng đã lõm xuống, nhẵn không kém gì chiếc vỏ dừa nâu. Từng con vật biết đích chỗ ông ngồi bên bếp lửa. Đồng ruộng đổi màu cùng với các mùa, những sân đập lúa đầy lên, rồi lại vơi đi, rồi lại đầy lên. Cứ thế, cứ thế mãi... Mùa đông đến, thì lũ Langua lại nô đùa trên những cành cây phủ tuyết nhẹ, cho đến khi các khỉ mẹ bồng những đứa con nhỏ mắt buồn rượi mà trở lên với mùa xuân, từ những thung thấp ấm áp hơn. Trong làng, chẳng lắm đổi thay. Ông giáo sĩ đã già đi, nhiều đứa trẻ trước kia từng cầm chiếc bát xin ăn lên đây, thì nay đã sai chính con cái mình làm việc đó. Và khi có ai hỏi dân làng vị thánh của họ đã sống trong ngôi miếu thờ Kali trên đỉnh đèo tự bao giờ, thì họ trả lời: “Vốn thế từ xưa”.
Rồi ập tới những trận mưa hè mà vùng sơn cước chưa hề biết đến từ nhiều mùa rồi. Suốt ba tháng ròng, thung lũng chìm trong mây và sương mù sũng nước: cứ thế, mưa đổ xuống không ngừng, như cầm vò mà trút, không một phút ngơi, rồi vỡ tung thành sấm rền thác đổ, hết cơn này đến ngay cơn khác.
Gần suốt thời gian ấy, ngôi miếu Kali ở bên trên mây: một tháng tròn, Bhagát không hề thoáng thấy làng bên dưới. Làng đã bị dồn gọn dưới cả một thềm mây trắng: mây đung đưa, dịch
chuyển, xoay cuồn cuộn, rồi đùn lên cao, nhưng không bao giờ dứt ra khỏi bến bờ của nó, không hề rời các sườn thung lũng tuôn trào nước.
Suốt thời gian ấy, ông chẳng nghe thấy gì ngoài tiếng một triệu dòng nước nhỏ từ ngọn cây trên đầu tuôn xuống, chảy trên mặt đất dưới chân, đẫm qua lá thông, nhỏ giọt từ những lưỡi lê thê của loài dương sỉ, toé lên trong cái rạch bùn mới lở dưới sườn đồi. Rồi mặt trời ló ra, toả ngát hương thơm của hồng sắc, của đỗ quyên, cả mùi hương xa xôi mà trong lành dân sơn cước quen gọi là “hương tuyết”.
Nắng ấm kéo dài được một tuần, rồi thì mọi cơn mưa bỗng tụ lại để đổ trận cuối cùng, và nước tuôn xuống thành mảng, thành mảng lóc da ngoài của đất ra, dội trở lại thành bùn. Đêm đó, Purun Bhagát chất cao bếp lửa: ông tin chắc những người anh em mình cần ấm. Nhưng không một con vật nào tới miếu, mặc ông cứ gọi, gọi mãi, cho đến khi gục xuống ngủ thiếp đi, mà cứ băn khoăn, chẳng hay cái gì đã xảy ra trong rừng.
Chính giữa đêm đen, giữa lúc mưa ầm ầm như nghìn cỗ trống bỗng có ai kéo chăn đánh thức ông dậy: ông chìa tay ra, cảm thấy bàn tay bé nhỏ của một chú Langua. Ông ngái ngủ vừa nói vừa rũ ra một nếp chăn: “Ở đây hơn ở trên cây. Đắp cho ấm đi”.
Khỉ tóm tay ông, lôi mạnh. “A, thức ăn à ? Đợi một tý ta nấu ngay đây. Ông quỳ xuống chất thêm củi vào bếp lửa, thì chú Langua chạy ra cửa miếu, ư ử trong cổ, rồi lại chạy vào túm lấy đầu gối ông.
Đôi mắt Langua chứa đầy những điều nó không thể nói. Purun Bhagát hỏi: “Cái gì vậy ? Rắc rối điều chi đó hở người anh em ? Trừ phi một đồng loại của người mắc bẫy thì không kể, mà có ai đánh bẫy ở đây đâu, còn mưa gió thế này thì ta chẳng đi. Xem kìa, người anh em, ngay cả Baraxinh cũng đến đây trú mà ?” Những chạc sừng của con hươu va lung tung khi nó nhảy vào miếu, va cả vào pho tượng Kali đang nhăn nhở cười. Nó hạ sừng xuống về phía Purun Bhagát, chân cứ giậm như đang bứt rứt, lo lắng, hơi thở xì xì qua hai lỗ mũi gần tắc.
“Ái chà chà !” Bhagát vừa nói vừa bật ngón tay tanh tách. “Một đêm trọ mà định trả bằng giá đó à ?” Nhưng con hươu cứ đẩy ông ra phía cửa. Đúng lúc ấy tai Purun Bhagát bỗng nhận ra được tiếng gì đó như có vật đang vừa tách ra vừa thở dài. Và ông thấy hai tấm đá của thềm miếu rời khỏi nhau, giữa lúc đất dính bên dưới cứ chép môi oàm oạp.
“Thôi, ta hiểu rồi. Chẳng trách đêm nay những người anh em của ta không đến ngồi bên bếp lửa. Núi đang sập. Thế nhưng... Sao ta lại phải ra đi nhỉ ? “. Ông chợt nhìn thấy chiếc bát xin ăn rỗng không. Và nét mặt ông thay đổi: “Hàng ngày, họ cho ta thức ăn ngon, kể từ khi... Kể từ khi ta đến đây. Ta mà không nhanh chân lên, thì ngày mai chẳng còn lấy một miếng ăn trong thung lũng này. Đúng rồi, ta phải đi báo cho họ dưới làng. Lùi ra, người anh em ? Để ta đến bên bếp”.
Baraxinh miễn cưỡng lùi lại, Purun Bhagát dúi cây đuốc thông vào ngọn lửa, xoay tròn cho đến khi nó cháy to. Ông đứng lên: “À ! Người đến báo cho ta biết đấy ! Nhưng cả hai ta phải làm hơn thế, phải làm hơn thế nữa. Giờ, ta đi thôi, người anh em, cho ta nhờ lưng của ngươi, ta chỉ có hai chân thôi mà”.
Tay phải ôm chặt u vai của Baraxinh đầy lông chĩa ngược, tay trái giơ cao cây đuốc, ông bước ra khỏi miếu, đi vào đêm đen tuyệt vọng. Không một sợi gió, nhưng mưa thì suýt dìm tắt ánh lửa khi con hươu lớn hối hả xuống dốc, trượt hai chân sau. Vừa ra khỏi rừng, nhiều người anh em khác của Bhagát cùng nhập bọn. Mắt ông không thấy, nhưng tai ông nghe đám Langua xúm xít quanh ông và phía sau, tiếng khụt khịt của Xôna. Mưa bện quánh mái tóc dài bạc phơ, nước tung toé dưới đôi chân trần, chiếc áo khoác choàng dính chặt vào thân già còm cõi, nhưng ông cứ bước xuống, rắn rỏi, tựa người vào Baraxinh. ông không còn là một vị thánh. Giờ đây, ông là Ngài Purun Đax, H. H.Đ.A., tể tướng một bang không nhỏ, một con người quen hạ lệnh, giờ đang đi ra để cứu muôn người. Dọc con đường dốc đứng lầy lội, Bhagát với những anh em của người tụm lại mà cùng nhau dồn xuống, cứ thế mà xuôi, xuôi mãi cho đến đầu con đường làng khúc khuỷu.
Bhagát đập gậy vào cái cửa sổ chấn song của nhà bác thợ rèn, ngọn đuốc của ông loé lên dưới mái hiên. “Dậy đi, ra đây.” Purun Bhagát kêu lên, mà không nhận ra giọng mình nữa, vì đã bao năm ông chẳng hề nói ra với ai. “Núi sập ! Núi đang đổ ! Mọi người trong nhà dậy đi, ra đây !”.
“Bhagát của chúng ta đấy !” Vợ bác thợ rèn kêu lên. “Người đứng giữa đàn thú của người. Đưa lũ trẻ lại đây, gọi mọi người đi”.
Tin lan từ nhà nọ sang nhà kia. Bị dồn lại trong ngõ chật, bọn thú cứ nhô lên, chen chúc quanh Bhagát, còn Xôna thì sốt ruột thở phì phì.
Dân chúng vội vã đổ ra đường, tất cả không hơn bảy mươi nhân mạng. Trong ánh đuốc mọi người thấy vị Bhagát của mình đang giữ con Baraxinh hốt hoảng lại, trong khi bầy khỉ cứ túm chặt lấy gấu áo ông, nom đến tội nghiệp, còn Xôna thì ngồi chồm hổm mà gầm.
“Vượt qua thung lũng, rồi lên quả đồi sau”. Purun Bhagát thét to. “Không để ai tụt lại ! Chúng tôi theo sau !”.
Mọi người chạy. Mà chỉ có dân sơn cước mới có thể chạy nhanh đến thế: họ biết lắm, núi mà lở, thì phải trèo lên khu đất cao nhất phía bên kia thung lũng. Họ chạy đi, vượt nhanh qua con sông nhỏ dưới lòng thung, thở dốc trên các ruộng bậc thang phía bên kia, còn Bhagát cùng các anh em của ông theo sau. Họ trèo lên, lên mãi ngọn núi đối diện, vừa trèo vừa gọi tên nhau, khác nào cả làng điểm danh. Bám theo gót họ, con Baraxinh to cứ lặc lè bước, chân nặng thêm vì sức tàn của Purun Bhagát. Cuối cùng, con hươu dừng lại trong bóng rợp của một rừng thông dày, ngược sườn đồi đến năm trăm bộ. Nhờ bản năng thôi, mà nó đã biết trước trận sụt đất sắp tới; giờ cũng nhờ bản năng, nó lại biết nơi đây đã an toàn.
Purun Bhagát tụt xuống, ngất xỉu bên con hươu: mưa buốt và trận leo núi hãi hùng đã giết ông. Nhưng, trước đó, ông đã gọi đám người cầm đuốc rải rác phía trước: “Dừng lại, điểm danh đi !” Thấy những đốm lửa đã cụm lại, ông thì thầm với hươu:” Ở lại với ta, người anh em. Ở lại...cho đến khi...Ta...đi ! “ .
Có một tiếng thở dài trong không trung, tiếng thở dài biến thành tiếng rì rầm, tiếng rì rầm biến thành tiếng gầm rú, tiếng gấm rú vượt mọi thính giác. Như một đòn giáng trời, sườn đồi, nơi dân làng đang đứng, bỗng giật lên trong đêm tối, đung đưa dưới cơn đòn. Rồi một âm rền, sâu, y hệt nốt đô trầm của đàn ống nhà thờ, nhận chìm cả trên đất xuống, trong năm phút có lẽ, khiến cả rễ thông cũng run rẩy. Âm lắng dần đi, rồi tiếng mưa rơi trên hàng dặm đất cứng và cỏ chuyển thành tiếng trống âm u của nước chảy trên đất nhão. Và chỉ từng ấy thôi cũng đã kể hết đầu đuôi câu chuyện.
Không một người dân làng, ngay cả ông giáo sĩ, dám cất tiếng với vị Bhagát đã cứu sống họ. Họ náu dưới các gốc thông, chờ sáng. Sáng ra, họ nhìn qua thung lũng: nơi vốn là rừng, là ruộng bậc thang, là bãi cỏ chằng chịt lối mòn, giờ là một vết hoen hình quạt mới nguyên, đỏ ối. Một vài cây bị nhổ bật nằm sóng soài trên sườn dốc, ngọn chỉ về phía dưới. Vệt đỏ chạy ngược lên tận quả đồi họ lánh nạn, ngăn đứng con sông nhỏ, làm nó lan ra thành một hồ nước màu gạch. Còn nơi dựng làng, còn con đường lên miếu, cả khu rừng phía sau, thì chẳng còn mảy may dấu vết. Một dặm chiều ngang và hai nghìn bộ sâu thẳng đứng của sườn núi đã rời đi gọn ghẽ, bị san phẳng từ đầu đến chân.
Dân làng, từng người một, rón rén luồn qua rừng đến nhìn vị Bhagát của họ. Họ thấy Baraxinh đứng bên người: con thú bỏ chạy khi họ tới gần. Họ nghe đám Langua rền rĩ trên cành và Xôna nức nở trên đồi Nhưng vị Bhagát của họ đã tịch: người ngồi xếp bằng tròn, lưng tựa gốc cây, gậy cắp nách, mặt hướng về đông bắc.
Vị giáo sĩ nói: “Xem kìa, hết một phép màu lại đến một phép màu nữa, vì tất cả các bậc Xuniaxi phải được mai táng trong chính tư thế này ? Cho nên, tại chính nơi Người đang ngồi đây, chúng mình sẽ xây một ngôi đền để thờ vị thánh của làng ta”.
Họ xây đền thờ trước khi bước sang năm mới, một ngôi miếu nhỏ bằng đất và đá, và gọi quả đồi này là đồi Bhagát. Cho đến ngày nay, họ vẫn thờ cúng ở đó bằng đèn nến, bằng hoa, bằng lễ vật. Nhưng họ không hề biết rằng vị thánh họ thờ nguyên là Ngài Purun Đax, Tiến sĩ, Hầu tước Hiệp sĩ, Huân chương của Đế chế Ấn Độ vân vân..., có thời là tể tướng bang Mshinioala, một bang cấp tiến, đã khai hóa, còn là hội viên danh dự hay thông tấn của nhiều hội khoa học và giáo dục mà số lượng nhiều hơn những điều tốt chúng làm được cho thế giới này hoặc thế giới mai sau.

LÊ VĂN VIỆN dịch




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

Nhà khổ hạnh và gã lang thang Tác giả Hermann Hesse

Nhà khổ hạnh và gã lang thang là câu truyện về sự tương phản giữa Huyền Minh và Đan Thanh. 


Huyền Minh đại diện cho khuôn khổ, phép tắc, luôn giữ mình vì Chúa, giỏi tính toán và tinh thông triết lý. Đan Thanh đại diện cho sự hoan lạc, tự do, buông thả, chơi bời mang đậm chất nghệ sĩ. Tuy trái ngược nhưng họ chính là đôi bạn thân. Bao nhiêu năm sống trong vô minh, lạc lối, Đan Thanh nhận ra mình, Huyền Minh cũng học hỏi được nhiều điều mới mẻ. Từ đó chúng ta rút ra được nhiều bài học từ cuộc đời của hai số phận đối lập nhau.


Nhà khổ hạnh và gã lang thang Tác giả Hermann Hesse
Nhà khổ hạnh và gã lang thang Tác giả Hermann Hesse



Nhân vật: Huyền Minh


Huyền Minh từ từ cúi xuống, lòng bừng cháy vì đau đớn và yêu thương, và bây giờ, lần đầu tiên từ nhiều năm kết bạn với Đan Thanh, chàng vuốt tóc và hôn lên trán bạn. Ngạc nhiên, và khi đã hiểu, Đan Thanh vô vàn cảm động.
- Đan Thanh, tu viện trưởng thì thầm bên tai chàng, tha thứ cho tôi vì đã không nói với em sớm hơn. Đáng lý tôi phải nói ngay vào ngày tôi đến thăm em trong ngục thất, hoặc khi tôi trông thấy những pho tượng đầu tiên của em, hoặc bao lần trước đây. Hôm nay tôi phải nói với em là tôi yêu thương em biết bao, em đã mang ý nghĩa đến cho đời tôi, cuộc sống tôi phong phú là nhờ em. Có thể đối với em không là gì hết. Con người của em là để yêu thương, điều này không phải mới lạ đối với em, vì bao nhiêu đàn bà đã yêu thương và chiều chuộng em. Với tôi thì khác. Đời tôi khô cằn thương yêu, tôi thiếu vắng hương sắc tuyệt vời nhất của cuộc đời. Tu viện trưởng Từ Ân của chúng ta đã một lần nói tôi là kẻ ngạo mạn, có lẽ cha nói đúng. Tôi không bất công đối với mọi người. Tôi cố gắng vô tư và kiên nhẫn đối với tất cả, nhưng chưa bao giờ tôi biết yêu thương. Trong hai học giả của tu viện, tôi chỉ chọn người thông thái nhất, chưa bao giò tôi yêu thương người yếu kém vì chính sự yếu kém của người ấy. Và nếu tôi biết yêu thương là nhờ em. Tôi đã biết yêu thương em, chỉ yêu thương riêng em giữa muôn người. Em không thể tưởng tượng được hết ý nghĩa ấy như thế nào. Đó là mạch nước trong sa mạc, là cây cỏ trổ hoa giữa vùng đá sỏi hoang sơ. Tôi phải tạ ơn riêng em, người đã làm trái tim tôi không khô chết, và đó là giới xứ duy nhất trong tôi còn hé mở để đón rước Thánh Ân.

Nhân vật Đan Thanh:


- Bạn thân mến, tôi không thể đợi đến ngày mai. Tôi phải từ biệt bạn bây giờ, và trước khi vĩnh biệt, tôi phải nói Với bạn tất cả mọi sự. Hãy lắng nghe tôi một lát. Tôi muốn nói về mẹ tôi, về những ngón tay mẹ đang bóp siết tim tôi. Nhiều năm qua ước mơ tha thiết nhất và giấc mộng thầm kín nhất của tôi là tạc một pho tượng của Mẹ. Mẹ là hình ảnh thiêng liêng nhất tôi hằng ấp ủ trong tim. Mẹ là ảo vọng huyền bí của tình yêu. Tôi không thể nào chịu đựng nổi, dù trong chốc lát, khi nghĩ tôi sẽ chết trước khi tạc tượng mẹ, cuộc đời tôi như vậy sẽ thật là vô ích. Nhưng bây giờ mọi việc đảo lộn một cách lạ lùng. Không phải tay con nặn và tạo hình mẹ mà chính tay mẹ nặn và tạo hình con. Mẹ đang bấu chặt ngón tay quanh tim con, và rứt tung ra, người con trống rỗng dần, mẹ lôi cuốn con về cõi chết và cùng chết theo con là mộng ước ngày nào, pho tượng tuyệt tác, người Mẹ- Đại Thể- Eva. Con vẫn còn trông thấy pho tượng, và nếu đôi tay con còn sinh lực, con có thể tạo được. Nhưng mẹ không muốn, mẹ không muốn con hiển lộ bí ẩn của mẹ. Mẹ chỉ muốn con chết. Con vui lòng đi vào cõi chết. Mẹ đã mang cái chết đến với con thật dễ dàng.
Huyền Minh lắng nghe những lời của Đan Thanh, rung động đến tận cùng. Chàng phải cúi sát vào đôi môi của bạn. Có những lời chàng nghe không rõ, có những lời chàng nghe được nhưng ý nghĩa đã chìm khuất.
Bây giờ người bệnh mở mắt và nhìn thật lâu vào gương mặt bạn. Ánh mắt Đan Thanh nói lên lời vĩnh biệt. Bỗng Đan Thanh khẽ lắc đầu, môi chàng mấp máy:
- Nếu một mai anh qua đời, Huyền Minh, làm sao anh chết được khi không có mẹ bên anh? Không có mẹ, ta sẽ không biết yêu. Không có mẹ ta sẽ không biết chết.
Chàng lại nói sau đó những lời khó hiểu. Trong hai ngày cuối cùng, Huyền Minh đã ngồi bên giường bạn ngày lẫn đêm theo dõi mạch sống từ từ tuôn mất. Những lời nói sau cùng của Đan Thanh như ngọn lửa đã thắp sáng tâm tư chàng.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

14.11.22

THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA THỌ

Thọ, nếu nói một cách đơn giản, thọ tức là tâm sở thọ trong 52 trong tâm sở thì nghèo nàn quá. 


Thế giới này không chỉ là thế giới của tưởng mà còn là thế giới của cảm giác. Từ lúc trong bụng mẹ đến lúc đi vào quan tài chúng ta luôn theo đuổi cảm giác. Đứa bé khóc vì đói, vì lạnh, vì ngứa; cười khi cảm thấy thoải mái. Cứ thế nó lớn lên và đến khi già thì toàn bộ đời sống cũng chỉ là cảm giác; hoặc là như ý hoặc là bất toại. 
Điều quan trọng là hành giả Tứ Niệm Xứ biết cái gì đang xảy ra, cái biết này quí hơn kim cương. 
Vì sao mình có tâm tham? Bởi khi có cảm giác như ý thì mình thích. 

Tại sao mình có tâm sân? Vì khi có chuyện trái ý nghịch lòng thì khởi lên tâm sân. 
Một hành giả đúng mức khi thấy mọi sự diễn ra như vậy đừng thêm bớt gì hết, đừng để mình chìm sâu trong cái tưởng. Người không chìm sâu trong tưởng thì mới tự chủ trong thọ, trong cảm giác. 
Người sống để cái tưởng làm chủ thì không làm chủ được trong đời sống cảm thọ. Có một vị sư kia, ngẫu nhiên trong bữa cơm, không hiểu sao vị trí của vị này luôn luôn là một cái chén mẻ. Nếu không để ý thì không sao, còn nếu cứ để ý thì nghĩ là người dọn cơm có ác ý. Vấn đề ở chỗ là mình để ý, mình coi chuyện đó là quan trọng thì cái chén mẻ đó thành ra nỗi buồn của mình, nhưng nếu mình không để ý thì nó chẳng là gì hết. Nếu dùng cái tưởng nhiều quá thì cái thọ nảy sinh vấn đề. 
Tu chính là đừng để cho cái tưởng làm chủ. Tu cũng cũng chính là làm chủ cái thọ. Khi chưa biết đạo, cái làm cho ta vui toàn là chuyện tào lao, khi biết đạo rồi, cái tào lao làm cho vui thì ta không có vui, vậy là tu cái thọ. 

Khi chưa biết đạo, có nhiều chuyện làm ta bực mình, nhưng khi biết đạo rồi thì chuyện bực mình không giống như ngày xưa nữa. Ngày xưa ai chửi tôi, tôi chịu không được, bây giờ thì ok. Ngày xưa tôi nhịn đói không được, nhưng bây giờ, chuyện đói lạnh cũng ok. Nghĩa là mình đang làm chủ cảm thọ của mình. Với người đời, có những chuyện họ rất thích, nhưng với người tu, chuyện đó không nên, mình không tiếp tục thích nữa, như vậy là đang tu cái thọ. 
Nếu định nghĩa tu là tu cái xúc cũng được. Ngày xưa mắt mình muốn nhìn gì thì cứ nhìn, tai muốn nghe gì thì cứ nghe, chân muốn đi đâu thì cứ đi, bây giờ thì không; hạn chế tối đa. Vậy là tu xúc. Ngày xưa cái gì làm cho mình vui thì mình bất kể trời đất, hôm nay thì mình phải chọn lựa lại. Không phải bất cứ trò vui nào cũng tham gia được. Phải là cái gì được phép, hợp pháp, vô tội, có lợi. 

Có những nơi chốn mà tu sĩ không được đặt chân vào. Tôi là một con mọt sách. Tôi đi Miến Điện, Thái Lan, VN hay Thụy Sĩ, Đức, ở đâu tôi cũng hỏi thăm tiệm sách trước cái đã. Bên Thái Lan ngoài chuyện mua sách, có hai món tôi thích đi tìm. Bên đó có nhiều tượng Phật đẹp lắm. Thứ hai là có vài món mà ở Mỹ tôi dám mua nhưng ở Thái thì không dám, đó như những món bằng lụa, tôi muốn mua làm quà cho vài người ơn nghĩa. Xui cho họ, tôi đang đứng ở xứ kinh đô của lụa mà không dám bước vào.

Nếu nói rằng, hành tinh này, thế giới này, vũ trụ này, và vô lượng vũ trụ khác là cảnh giới của cảm thọ thì hoàn toàn không sai. Niềm vui nỗi buồn ở cõi Dục không giống như ở cõi Phạm thiên. Ở cõi Phạm thiên họ không có tâm sân, chỉ có niềm vui. Cái vui ở đó không có liên hệ đến năm dục như ở cõi Dục giới. Điều đó có nghĩa rằng, chỉ riêng cảm thọ thôi đã là cả vấn đề rất lớn. 
Một người có giáo dục không có niềm vui bệnh hoạn, còn người không được giáo dưỡng thì họ không từ nan bất cứ niềm vui nào miễn là họ thấy thích. Vì vậy, có những niềm vui của người cư sĩ mà một vị xuất gia không nên bắt chước hay để tâm kiếm tìm.

THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI CỦA THỌ



Trích bài giảng: TẬP I THIÊN CÓ KỆ. CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN
TK Giác Nguyên giảng- Nhị Tường ghi chép



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian