Search

30.4.18

Xứ tuyết Tiểu thuyết của Kawabata Yasunari

Phanblogs Xứ tuyết Tiểu thuyết của Kawabata Yasunari. Xứ tuyết (tiếng Nhật: 雪国 Yukiguni, Tuyết quốc) là tiểu thuyết của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, được khởi bút từ 1935 và hoàn thành năm 1947. Trước khi xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoàn chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo. Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản. Cùng với Ngàn cánh hạc (千羽鶴 Senbazuru, Thiên vũ hạc) và Cố đô (古都 Koto, Cổ đô), Xứ tuyết đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm (1868-1968) hiện đại hóa văn học Nhật Bản với công cuộc cải cách Minh Trị.

Xứ tuyết Tiểu thuyết của Kawabata Yasunari
Xứ tuyết Tiểu thuyết của Kawabata Yasunari

Đánh giá về tác phẩm, dịch giả người Pháp Armel Guerne cho rằng "Đây là một tác phẩm thuần túy Nhật Bản khác với lối tư duy trong ngôn ngữ phương Tây vốn nặng về gò bó duy lý. Nghệ thuật mờ ảo, cái Đẹp được miêu tả tinh tế lộng lẫy, lối kết cấu gần như vô hình". Quả thật, về phương diện kết cấu, Xứ tuyết có một cốt truyện đơn giản, nhưng nó thể hiện đỉnh cao mỹ học của Kawabata, một "thẩm mĩ của chiếc gương soi" như trước đó đã từng biểu hiện trong truyện ngắn nổi danh "Thủy nguyệt", thông qua cái nhìn huyền ảo hóa thế giới thực. Ngay đầu tác phẩm người đọc đã thấy vùng đất tuyết được miêu tả như một thế giới khác, ở bên kia đường hầm: Một đường hầm dài ngăn cách giữa hai vùng và đây đã là vào Xứ tuyết. Chân trời đã rạng trong bóng đêm. Con tàu chậm lại.... Từ đây Shimamura, một lữ khách u buồn, bước vào thế giới đó như bước vào truyện cổ tích, nơi mà mọi thứ đều xưa cũ với sàn nhà cũ, với tấm biển cũ rích của phòng trà, với chiếc mặt nạ cổ xưa, cỗ xe đã tròn một thế kỷ v.v. Nhưng đó không phải là một thế giới của cổ tích, của những yếu tố hoang đường mà là một thế giới được cảm nhận như một đối chứng với thế giới thực về bản ngã và cái đẹp.
Kawabata Yasunari bắt đầu văn nghiệp từ rất sớm, ngay hồi trung học đã có rất nhiều thơ và truyện ngắn của ông được ấn hành. Ông bắt đầu được công nhận vào năm 1926 với truyện ngắn Vũ nữ xứ Izu và trở thành ngôi sao sáng khi hoàn thành tác phẩm Xứ tuyết vào năm 1947. Sau đó, tên tuổi ông càng chói sáng hơn với những tác phẩm như : Ngàn cánh hạc (1947), Tiếng rền của núi (1954), Hồ (1955), Người đẹp say ngủ (1961), Cố đô (1962), Đẹp và buồn (1964).
Kawabata Yasunari bắt đầu văn nghiệp từ rất sớm, ngay hồi trung học đã có rất nhiều thơ và truyện ngắn của ông được ấn hành. Ông bắt đầu được công nhận vào năm 1926 với truyện ngắn Vũ nữ xứ Izu và trở thành ngôi sao sáng khi hoàn thành tác phẩm Xứ tuyết vào năm 1947. Sau đó, tên tuổi ông càng chói sáng hơn với những tác phẩm như : Ngàn cánh hạc (1947), Tiếng rền của núi (1954), Hồ (1955), Người đẹp say ngủ (1961), Cố đô (1962), Đẹp và buồn (1964).


Thi pháp ảo hóa cũng thể hiện trong tái họa nhân vật, nhân vật nữ - và cả đàn ông cũng vậy - trong các tác phẩm của Kawabata thường được phác thảo mờ nhạt và mong manh xét về mặt con người, họ chỉ được miêu tả như một yếu tố của khung cảnh được ghi lại qua sự cảm nhận của giác quan. Mặc dù Komako, theo Kawabata, là một nhân vật có thực và chính điều đó tạo sức sống sinh động tuyệt vời của nhân vật trong tác phẩm, nhưng qua cái nhìn huyền ảo của tác giả, hóa thân trong hình tượng nhân vật Shimamura, luôn thể hiện vẻ đẹp của Komako qua những tấm gương soi, qua ánh trăng hắt xuống và khi trực diện thì mọi chi tiết đều chiếu vào nhau, hóa lung linh.

Cứ thế, Xứ tuyết thực sự là bản giao hưởng ngân vang trong lòng người một nỗi u buồn, một hoài niệm về cái Đẹp, về cành hoa tuyết đã tan, về mối tình đã mất, và tất cả được tái họa trước mắt độc giả như trong một bức tranh thủy mạc với một ngôn ngữ miêu tả chính xác vô song, phản ánh được thế giới cảm giác rất riêng của tác giả. Cái nhìn huyền ảo xuyên suốt qua cõi thực và hư, nhưng Xứ tuyết không phải là một thế giới trong một tấm gương soi, mà quan trọng hơn là có một thế giới thực và một thế giới ảo cùng soi chiếu vào nhau, tồn tại trong nhau bằng những sắc màu lung linh, huyền ảo. Đó là sự tương giao của nội tâm và khung cảnh; của sự nối tiếp thời tiết Xuân, Đông rồi Thu; của sự hội ngộ và chia ly; của sự sống và cái chết; của màu tuyết trắng và màu lửa đỏ; của tình yêu thuần khiết và tình yêu đam mê. Ở nơi đó con người dường như đạt tới sự tự do về tinh thần trong hành trình tìm lại chính mình, với sự nảy nở của tình yêu và những rung động sâu xa trước cái mĩ lệ đang hiện hữu.

Onsen geisha Matsuei tại Yukiguni no Yado Takahan, Yuzawa, Nhật Bản, người mà Yasunari Kawabata đã gặp năm 1934, là hình ảnh để xây dựng nhân vật trong truyện. (Nguồn: wikipedia)
Onsen geisha Matsuei tại Yukiguni no Yado Takahan, Yuzawa, Nhật Bản, người mà Yasunari Kawabata đã gặp năm 1934, là hình ảnh để xây dựng nhân vật trong truyện. (Nguồn: wikipedia)

Xứ Tuyết Yasunari Kawabata.txt
Xứ Tuyết Yasunari Kawabata.pdf
Xứ Tuyết Yasunari Kawabata.doc

24.4.18

Hỏi đáp phật giáo

AMA VỀ PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG DO HỌC GIẢ DAOHOADAOCHU NGUYEN HUY. VÂN DU THUYẾT GIẢNG

CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG


Một hôm em ngồi ăn xong em cứ nghĩ chuyện quá khứ, tương lai, rồi công việc stress, tâm bấn loạn, em mới bắt đầu để ý đến các cảm giác của tâm trạng mình, em mới tự hỏi sao cái tâm mình nó cứ bấn loạn vậy nhỉ? Hết nghĩ việc này đến việc khác, nên em mới bắt đầu đi tìm hiểu về tâm mình. Em tìm hiểu xem có ai đó trong lịch sử làm việc này hay chưa? Em nghiên cứu về phân tâm học, về tâm lý, về khí công, yoga, tôn giáo, cuối cùng em tìm được Đạo Phật
Cuộc sống của em thay đổi chậm: Những thói quen xấu vẫn giảm từ từ, em bắt đầu hiểu mình hơn, và thông cảm cho người khác hơn. Em bắt đầu biết tìm hiểu các nguyên nhân và các kết quà, à, tại sao mình lại làm điều này, nguyên nhân do đâu? Tại sao mình lại nói, nghĩ như vậy? Em khám phá bản thân mình nhiều hơn và hiểu mình hiểu người nhiều hơn.
Con người có thể bỏ hết được, nhưng phải trải qua nhiều thời gian rèn luyện, thất bại nhiều, trải nghiệm nhiều . Phải giữ gìn giới luật, kỷ luật bản thân nghiêm khắc, phải sống nơi thích hợp, tránh xa bạn xấu, gần gũi người hiền, phải ăn ngủ đúng giờ, điều độ, phải tránh tiếp xúc không thích hợp….. Đó là chặng đường rất gian nan!


📖
ĐẠI THỪA , TIỂU THỪA, PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN, PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY


Sau khi Đức Phật nhập diệt 100 năm thì Phật Giáo chia làm 14 bộ phái, trong đó có Đại Thừa và các phái khác. Phái Tiểu thừa được tách ra từ Đại Thừa này, và Tiểu thừa này cũng chỉ tồn tại vài trăm năm sau đó tuyệt diệt. Tính đến bây giờ tiểu thừa được các nhà học giả, khảo cổ học trên thế giới đã xác nhận là không còn tồn tại hơn 1000 năm rồi.
Năm 1954, hội nghị Phật Giáo tại Srilanka với đông đủ các thành phần tham gia đã công nhận điều này, trả lại sự hiểu nhầm bấy lâu nay cho các Sư Kherme, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào… Nhánh này được gọi là Trưởng Lão Bộ, hay còn gọi là Theravada, hay còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy. Chủ trương giữ lại nguyên vẹn lời Phật dạy từ Giới luật cho đến Kinh điển, từ lý thuyết cho đến thực hành. Nhánh này hoàn toàn khác với nhánh Tiểu Thừa(đã tuyệt diệt từ lâu do Đại Thừa tách ra).
Cho đến bây giờ, sự nhầm lẫn vẫn còn, ngay cả các Sư Việt Nam lẫn các Sư các nước khác vẫn nhầm lẫn từ tiểu thừa và đại thừa này.
Ngày nay, người ta không còn dùng từ Đại Thừa nữa, mà dùng từ Đạo Phật nhập thế(hay còn gọi là Phật Giáo Phát Triển, hay còn gọi là Mahayana ), tức thay đổi giới luật để phù hợp thời đại, để phân biệt với Đạo Phật Nguyên Thủy (hay còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy, Theravada, không thay đổi mà giữ nguyên vẹn).
Các nước tu theo Đạo Phật nhập thế bao gồm: Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,..đa số phương Tây.
Các nước tu theo Đạo Phật nguyên thủy bao gồm: Một phần nhỏ Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Srikanka, một phần nhỏ phương Tây bao gồm Úc, Mỹ, Anh.
THIỀN TÔNG, TỊNH ĐỘ TÔNG , MẬT TÔNG


Phật Giáo chia làm ba tông lớn gồm: Thiền Tông, Mật Tông và Tịnh Độ Tông
Các tông phái chia ra vì họ dùng các phương tiện khác nhau. Nguyên lý chung là làm cho cái tâm lăng xăng của mình nó bớt suy nghĩ, bớt nghĩ viển vông. Xưa vua Trần Thái Tông có thơ nói về cái tâm mình như sau:
Nghĩ vơ nghĩ vẩn
Không lúc nào dừng
Mắc mưu tình trần
Kẹt tâm chấp tướng
Như tằm kéo kén
Càng buộc càng bền
Như bướm leo đèn
Càng thiêu càng đốt

Cái tâm ý mình nó như vậy đấy, lúc nào nó cũng bị cưỡng bức phải suy nghĩ, do vậy, các tông phái tìm các phương tiện để cho cái tâm kia có việc để làm.
Thiền Tông: Quan sát hơi thở ra vào để tâm gắn trên hơi thở, hoặc dùng Thiền Công Án đưa ra các khái niệm khó hiểu: Như Tôi Là Ai? Người tu cứ lặp đi lặp lại câu hỏi Tôi là ai suốt cả ngày lẫn đêm, đến khi tâm gắn chặt lên câu niệm thì tâm định, hoặc cứ suốt ngày hỏi: Tiếng vỗ của một bàn tay là gì? Cũng làm cho tâm có định, mục đích là làm cái tâm hay suy nghĩ này nghĩ không ra vấn đề, thì nó được yên ổn.
Tịnh Độ Tông: Dùng câu niệm Phật để gắn chặt tâm mình trên đó, niệm liên tục và miên mật, tâm khi gắn chặt trên đề mục là niệm Phật thì sau một thời gian ngắn tâm có bình an và an ổn, tĩnh lặng.
Mật Tông với các phương thức niệm thần chú, quán đảnh hình tướng vị Bồ Tát, vị Phật nào đó cũng có tác dụng tương tự, là làm tâm an ổn.
Tông phái thì nhiều, nhưng mục đích chung là làm cái tâm hay suy nghĩ của mình nó có việc để làm, sau khi nó làm đi làm lại một việc duy nhất thì tâm ấy người ta gọi là tâm Định, tâm đứng yên, nhất tâm. Nhờ tâm đứng yên, bình an, tĩnh lặng mà trí tuệ phát sinh. Đó là nguyên lý chung của các tông phái.
BẢN NĂNG VÀ TUỆ GIÁC


Bản năng là thói quen được hình thành lặp đi lặp lại: Ví dụ mình thích ăn món nào đó: Khi gặp món đó mình thích thú, ăn và thưởng thức một cách háo hức, những dữ liệu này được đưa vào tiềm thức bao gồm: Vị ngon của món ăn, sự cứng, mềm của món ăn, các thông tin này được lưu trữ và khi gặp lại món ăn ấy sau một thời gian. Các thông tin này được lấy ra và theo đà lặp đi lặp lại, các cảm xúc lại được hình thành. Trong Đạo Phật gọi cái này là kiết sử, dây trói buộc. Tức chúng ta là nô lệ cho các giác quan và bị các giác quan điều khiển.
Trí tuệ trực giác thì quan sát các thói quen ấy và truy tìm ra các nguyên nhân sâu sắc gây ra các thói quen ấy. Tìm ra các nguyên nhân ấy và hiểu rõ tiến trình hoạt động của nó và cắt được các thói quen ấy.
Nó là tiến trình quan sát và hiểu biết, dẫn đến từ bỏ. Vì vậy nó không bị bản năng dẫn dắt nữa.
THÂN CĂN, TRỰC GIÁC . TƯ DUY, TUỆ GIÁC


khi nắm hai tay vào nhau và cảm nhận sự xúc chạm của hai bàn tay, ta có cảm nhận được không? Đó là do giác quan thứ 5 trong 6 giác quan là (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), đây là thân căn. Thân căn nhận biết sự xúc chạm. Cái biết này là cái biết qua trực giác.
Tư duy, lý giải là giác quan thứ 6, là ý căn: Biết mình đang tư duy, lý giải, biết mình đang tham, đang sân, đang si, đang có cảm giác này, cảm giác kia, là cái biết qua ý căn. Cái biết ấy gọi là biết trực tiếp qua giác quan. Không những biết mà còn hiểu rõ, thấy rõ. Thì cái đấy là tuệ giác.
THAM-SÂN-SI


Tham: muốn điều gì đó,
Sân: Phản ứng lại điều gì đÓ
Si: Không biết tâm Tham, Sân sinh khởi hay đã hoạt diệt.
NIẾT BÀN


Niết Bàn là trạng thái tâm hoàn toàn vắng bóng các tâm bất thiện, nó đoạn diệt hoàn toàn các tâm bất thiện. Tâm không bao giờ khởi bất kỳ một chút tâm bất thiện dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Là sự đoạn diệt mọi khao khát và thèm muốn ngủ ngầm, là sự đoạn diệt mọi tâm phản ứng ngủ ngầm và vi tế. Là trạng thái tâm sáng suốt và quân bình.
chỉ ai quan tâm đến các nguyên nhân của khổ và muốn thoát khổ thì mới tu tập để đạt Niết Bàn.
Còn người mong muốn cuộc sống bình an, sống lương thiện thì tu tập các phương pháp như giữ giới, bố thí, cúng dường, hành thiền cho tâm mình an ổn, có trí tuệ, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, và quan trọng nhất là biết thế nào là thiện và thế nào là bất thiện, từ đó cư xử trong cuộc sống hài hòa hơn, hạnh phúc hơn thô
LUÂN-HỒI-KIẾP-CÕI


Các khái niệm luân hồi, kiếp, các cõi là có thật, nhưng Phật không đi sâu và dạy về các cõi đó. Vì nó không liên quan gì lắm đến việc phát triển bản thân . Với một người muốn tìm hiểu bẩn thân , còn các khái niệm khác không quan trọng .
có, nhưng đừng để ý đến nó. Hãy để ý đến bản thân mình nhiều hơn. Biết cái kia không giải quyết được vấn đề của mình
TÂM THẤY BẤT AN


Đức Phật dạy cách truy ngược vấn đề, khi tâm có bất an(quả) thì chắc chắn phải có cái nguyên nhân nào đó gây ra, vậy mình truy ngược lại đi tìm nguyên nhân ấy
1) Đặt câu hỏi vì sao tâm bất an
2) Xem lại lối sống của mình, trong khi ăn: Khi ăn mình có cầm điện thoại không, xem tivi không, có nhai chậm nuốt kỹ không? Có vừa ăn vừa làm việc khác không?
3) Trong khi ngủ mình có đi ngủ đúng giờ, dạy sớm, điều độ không, có ngủ quá nhiều hay quá ít không?
4) Trong khi tiếp xúc mình có hay gặp bạn xấu không? Có hay uống rượu và các chất say không? Có hay yêu nhiều, chuyện nam nữ quá đà không?
sau khi tìm ra các nguyên nhân gây bất an, mình từ bỏ không làm các nguyên nhân ấy. Thì tâm mình bình an.
PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC


Phật Giáo chính là khoa học, khoa học cơ bản về Toán và Vật Lý thì đối tượng của họ dựa trên các khái niệm, mô hình, vật chất, hiện tượng.
Còn đối tượng của Phật Giáo thì nghiên cứu các tiến trình hoạt động của Tâm mình? tại sao nó lại tham, tại sao nó lại sân? Cảm xúc này từ đâu mà có, nó diễn biến ra sao và nó hoại diệt thế nào? Đối tượng nghiên cứu chính là bản thân mình. . Đó là sự tương đồng. Là sự kết nối. Chỉ có đối tượng nghiên cứu thì khác nhau thôi!
BỒ ĐỀ BẢN VÔ THỤ, MINH KÍNH DIỆC PHI ĐÀI


Bồ đề vốn không cây, gương sáng chẳng phải đài
Cái này bên Thiền Tông nói về tính không! Không ở đây không có nghĩa là không có gì, mà nói về không có cái gì tồn tại quá một tích tắc, giống như dòng nước trên sông, 1 giây sau dòng sông đã là dòng nước mới, Sở dĩ người ta gọi đó là dòng sông, vì nó là tên giả tạm, tức là cái tên tạm gọi, tạm để phân biệt, để sử dụng mà thôi, còn ở sự thực tuyết đối, không có dòng sông nào, dòng sông là do tâm thức quy định ra.
Bồ đề cũng vậy, đàn ông, đàn bà, cây cỏ, sông núi vốn không thật có, là do các khái niệm, thông tin sắp xếp tạo thành, trong Đạo Phật gọi đó là tưởng tri. Lục Tổ Huệ Năng đọc câu này để giúp Sư Thần Tú không dính mắc vào hình tướng giả tạm mà quên đi cái cốt lõi của tu hành là biết và thấy trực tiếp không qua suy nghĩ và tưởng tượng,
mọi khái niệm quy ước trong cuộc đời của ta như tốt xấu, đúng sai, chỉ để sử dụng, không phải để dính mắc.
Và cuối cùng là nhận biết được thật và giả, cái nào là thực sự thiện(để thực hành) và cái nào là bất thiện(để từ bỏ).
sau khi hiểu biết các khái niệm kia là để sử dụng, thì người ta sẽ nhận biết được đâu là cái thiện thực sự(dù là khái niệm) hay ở sự thật tuyệt đối cũng là thiện. Tức là người ta biết gạn đục khơi trong, nắm được cái cốt lỗi mà bỏ qua những cái hình thức bề ngoài.
nhiều người bên Thiền Tông đến đoạn này thì rơi vào chấp KHÔNG, không thiện không ác, cuối cùng là chẳng biết thế nào là Thiện và thế nào là bất thiện nữa. Rất uổng.
VÔ NGÃ -VÔ ƯU

câu này ngắn gọn mà rất đúng, nó gần như tóm tắt toàn bộ Đạo Phật.


Chúng ta làm gì cũng cho chữ tôi vào: Tôi thấy, tôi biết, tôi giỏi, tôi kém, tôi đẹp, tôi xấu, tôi giàu, tôi nghèo… Nguồn gốc của mọi phiền não(ưu) là do có chứ tôi ảo tưởng đó. Nên Phật dạy khi cái tôi ảo tưởng kia được nhận biết rõ ràng, được hiểu rõ ràng, thì phiền não ít có cơ hội nảy sinh. Nếu khi nhìn chỉ là cái nhìn (Không bị cái tôi xen vào), khi nghe chỉ là cái nghe(không có cái tôi nghe) Thì khi gặp cảnh xấu, âm thanh xấu thì không sân, khi gặp cảnh đẹp âm thanh êm tai thì không tham!
Khi mình hiểu rõ cái cảm nhận của mình là sai lệch, thì cái ưu(phiền não) cũng từ đó mà biến mất.
Phật dạy: Cái này có (cái tôi ảo tưởng) thì cái kia có (cái ưu phiền), cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt là vì vậy.
PHẬT KHÔNG PHẢI THẦN, KHÔNG PHẢI THƯỢNG ĐẾ, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ NIỀM TIN. NGÀI LÀ NGƯỜI CHỈ ĐƯỜNG.


Đức Phật là một vị Thầy chỉ đường cho ai muốn tìm hiểu bản thân mình, ai thực hành theo cách chỉ dạy ấy, thì ngay trong cuộc sống hiện tại, an vui, bình yên, Ngài dạy về các nhân thiện cần thực hành và các nhân bất thiện cần từ bỏ, và chính bản thân chúng ta khi thực hành theo, thấy được các tiến trình nhân quả ấy, tự mình trải nghiệm và thầm biết ơn Đức Phật, hiểu rằng Ngài là bậc giác ngộ đã thấu hiểu nhân quả và chỉ dạy lại cho mọi người. Ngài không phải là vị thần ban phước giáng họa, ngài không bắt ai phải tin ngài, mà chính chúng ta khi thực hành nhận ra những kết quả có thực, thiết thực hiện tại, ngay trong kiếp sống này. Đến để mà thấy, thực hành, không phải đến để tin.
Do vậy, Phật không phải là vị thần, không phải thượng đế, cũng không phải là niềm tin. Ngài là người chỉ đường.
Dân gian thì khác, họ luôn suy nghĩ và hành động theo thói quen của họ. Lễ lộc, cái đó họ đi con đường khác. Không phải con đường giải thoát và trí tuệ, tình thương!
ĐI ĐẾN GIÁC NGỘ RỒI, LIỆU NGƯỜI TA CÒN THA THIẾT LÀM VIỆC, CỐNG HIẾN… NỮA KHÔNG?


Lúc ấy người ta làm việc, cống hiến không phải vì bản thân mình nữa, mà vì nhân duyên và giúp đỡ người khác, giúp đỡ không mong cầu, giúp đỡ với tinh thần chân thành.
Không còn tham, sân, si nhưng người ta có tuệ giác, người ta biết việc gì là thiện nên làm, và làm hết mình, và người ta biết việc gì là bất thiện nên từ bỏ.
em viết những dòng này chắc chắn là có tham, tham chia sẻ, tham bản ngã. Điều đó không tránh khỏi. Vì em chưa giác ngộ. Nhưng cũng có ý thiện là chia sẻ cái biết của mình để mọi người có một góc nhìn khác để tham khảo chứ không phải góc nhìn đúng
Thời Đức Phật còn tại thế, ai hỏi, Ngài trả lời, Ngài không chủ động chia sẻ với bất kỳ ai, hoặc chỉ chia sẻ khi có nhân duyên hợp thời điểm. Do vậy, Ngài không còn tham, và chắc chắn, một vị Phật thì không còn tham, sân, si. Và nếu ai còn tham, sân, si thì chắc chắn không phải vị Phật.
PHÂN BIỆT TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC VS NIẾT BÀN


Cõi Tây Phương Cực Lạc là một khái niệm của Tịnh Độ Tông. Cõi này được Đức Phật Adiđà tạo ra từ công đức của mình, người nào tin vào Ngài thì có thể bằng cách niệm pháp danh và giữ đạo hạnh mà được tái sinh vào cõi này để được nhờ thuyết pháp và tha lực của Phật Adiđà màcó thể nhập Niết Bàn sau này. Người ở cõi này vẫn còn tam độc.
Như vậy, đây là con đường tạm coi là dễ, chỉ cần tin vào phật Adiđà chứ chưa cần hiểu thấu đáo Phật pháp, và cũng chưa hề hứa hẹn là sẽ giúp tín đồ nhập được Niết Bàn, chỉ đơn giản là được tái sinh vào một cõi phúc thôi, vẫn còn nằm trong vòng Luân Hồi, vẫn là giả
Niết Bàn mới là cái đích của Phật.
NIẾT BÀN CÓ MẶT TRONG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI?


Đấy trong Đạo Phật gọi là hiện tại lạc trú, một pháp tu mà thầy Nhất Hạnh đang triển khai ở phương Tây, không phải Niết Bàn
31 CÕI TRỜI


31 cõi trời được Đức Phật giảng trong Kinh, không phải là sản phẩm của mê tín dị đoan, tưởng tượng. Khoa học loài người chưa nhìn ra.
Nói một cách thế gian thì các cõi ấy là có thật, nhưng ở sự thực tuyệt đối thì 31 cõi ấy không có thực. Nó chỉ là các hiện tượng tự nhiên của các tiến trình tâm và vật lý.
Phật Giáo chia ra làm khái niệm tục đế là các khái niệm để sử dụng: Như đàn ông, đàn bà, cây cỏ, người trái đất, người ngoài hành tinh, …., nhưng ở khái niệm chân đế (sự thực tuyệt đối), thì nó chỉ là các tiến trình tự nhiên về tâm và vật chất sinh và diệt. Và chỉ khi giác ngộ giải thoát người ta mới nhận ra mức độ ấy.
Trong Kinh gốc có nói đến các cõi trờ, không phải do ai nhầm mà thần thánh hóa nó lên , thần thánh cũng có thực, nhưng họ cũng chỉ giống như chúng ta và họ sinh sống ở một hệ quy chiếu khác chúng ta mà thôi.
Nhưng các cõi trời và thế giới tâm linh ấy không quan trọng lắm trong Đạo Phật, Đức Phật chủ yếu dạy về lối sống, cách thực hành để làm bản thân mình tốt lên mà thôi. Còn các cõi kia không liên quan và cũng không quan trọng lắm. Nên mình đi sâu vào vấn đề này thì cũng không đi đến đâu.
Nói theo khoa học, khi ta muốn chứng minh cái gì đó tồn tại, thì ta cũng cần có bằng chứng, và cũng như vậy, khi ta phủ nhận điều gì đó không tồn tại, ta cũng phải có bằng chứng. Ta không thể nói là do tôi không thấy, chưa gặp bao giờ thì nó không tồn tại đúng không ạ? Do vậy mình nghĩ vấn đề này nó không liên quan lắm nên ta nên gác lại sang một bên.
THIỆN VÀ BẤT THIỆN


cái trọng tâm của Phật dạy là Không làm điều bất thiện, chứ không phải là làm điều thiện. Trong Kinh Pháp Cú có 4 câu quan trọng sau ạ:
Không làm các điều ác
Gắng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Chính lời chư Phật dạy.
Nghiệp báo cũng đóng vai trò quan trọng nhưng không phải tất cả, có nhiều người tham làm điều thiện để mong được nghiệp lành, cái đó gọi là tham thiện, dù sao cũng tốt hơn tham bất thiện. Nhưng cái cao nhất là cố tránh không làm các việc bất thiện. Không làm các việc ấy thì mình không bất an thôi
SAY MÊ NGHIÊN CỨU, GIẢI ĐÁP VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT CÓ PHẢI LÀ MỘT TRONG “THAM - SÂN - SI” KHÔNG? NẾU PHẢI THÌ PHẬT GIÁO LIỆU CÓ TRIỆT TIÊU ĐỘNG LỰC TIẾN BỘ CỦA LOÀI NGƯỜI?


Muốn thích điều gì đó là tâm tham, không muốn không thích điều gì đó là tâm sân, khi tham và sân đang diễn ra mà mình không biết, không hay, thì đó là tâm Si.
Phật Giáo không triệt tiêu động lực tiến bộ của loài người, ngược lại, Phật Giáo cung cấp phương pháp nghiên cứu khoa học mới theo tiến trình nhân quả, Ví dụ, khi người ta muốn đạt được cái đích B nào đó, thay vì ham muốn, khát khao, tha thiết, người có trí tuệ xem xét các nguyên nhân tạo ra, đi đến đích B ấy, là các nguyên nhân B1,B2,B3,B4…và họ ung dung hoàn thành các nguyên nhân B1,B2,B3,B4 ấy, Kết quả ắt sẽ thành mà họ không cần phải khao khát, đam mê, tham, da diết. Họ làm việc thiện nhưng không dính mắc vào việc thiện và họ tránh xa việc bất thiện nhưng không xua đuổi phản ứng với cái bất thiện.
Hạnh phúc là theo đuổi đam mê, điều gì xảy ra khi không đạt được đam mê, hầu hết chúng ta đều sầu khổ, khi đam mê nảy sinh, nó cũng nảy sinh sự thất vọng đi kèm khi các điều kiện nuôi dưỡng đam mê bị thay đổi, tâm sân sẽ nảy sinh khi tâm tham không được đáp ứng. Đó là tiến trình hoạt động tự nhiên của tâm. Khi hy vọng, mong cầu điều gì đó không được(tham) thì tâm phản ứng(sân) sẽ nảy sinh. Và hạnh phúc ấy người ta gọi là hạnh phúc có điều kiện. Được xây dựng bởi các điều kiện. Và tan hoại khi các điều kiện tạo lên nó không còn tồn tại.
Một ví dụ như các đôi yêu nhau, họ say mê, tha thiết, khi chiếm hữu được nhau rồi, khi ở gần nhau. Các điều kiện tạo ra hạnh phúc kia thay đổi, và hạnh phúc kia tan biến. Hạnh phúc có điều kiện thì ngắn ngủi, luôn biến đổi, khổ đau luôn đi kèm. Vì nó không chắc chắn. Theo quy luật vô thường,
có hai quan điểm, một là thà một phút huy hoàng rồi chợt tắc, còn hơn là le lói cháy ngàn năm. Cảm giác thăng hoa ấy là cảm giác thỏa mãn. có một vị thiền sư có nói câu này: Chúng ta luôn luôn không thỏa mãn và bất toại nguyện, ăn trái ngọt ta nhớ vị chua, ăn trái chua ta nhớ vị ngọt.
Cảm giác sung sướng, thỏa mãn ấy nó chỉ tồn tại trong gang tấc, sau đó là một tiến trình khác, lại đam mê, lại khao khát,lại tìm cầu dục vọng, lại đi tìm điều gì đó để cho thỏa mãn, sung sướng, như nước biển càng uống càng thấy khát, càng thấy thèm hơn.
Người giác ngộ thì khác, họ muốn ít và luôn biết đủ, sự khao khát trong tâm không còn nữa, họ hiểu rõ cái thăng hoa kia là dây trói buộc, đầu tiên là mình làm để thăng hoa, sau đó thăng hoa sai khiến mình làm. Và mình là nô lệ cho các giác quan và các khao khát của mình.
ngày xưa khi chưa vợ con, thì cái em thăng hoa nhất là phụ nữ, có 1 cô thì muốn có cô thứ hai, có cô thứ hai thì muốn có cô thứ 3, chẳng bao giờ biết đủ, chẳng bao giờ thỏa mãn cả. Sau em phải dứt bỏ vì hiểu rằng, đó không phải là hạnh phúc thực sự. Đó là sự thỏa mãn của các giác quan.
Hãy cứ trải nghiệm hai trạng thái, thăng hoa và an tịnh(dù là ngắn ngủi). Tự lúc đó sẽ thấy cái nào bền lâu và không cần điều kiện để xây đắp hơn ạ. Còn em thì cũng thích thăng hoa chứ. Nên em vẫn chưa giác ngộ đây này
ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT PHÁP


Khi khoa học càng phát triển, cụ thể hơn nữa khi vật chất càng phát triển, con người ta càng bất thiện nhiều hơn, chiến tranh, xung đột, đất nước của tôi, niềm tin của tôi, tôn giáo của tôi. Nó làm cho con người xa cách nhau hơn. Càng tiến bộ, càng văn minh, con người càng tìm mọi cách phục vụ bản thân nhiều hơn, dục vọng và sự thỏa mãn càng phát triển. Tâm linh càng đi xuống, tỷ lệ nghịch với sự tiến bộ kia.
Người ta làm mọi cách để giải trí, để thỏa mãn, và người ta hỏi các ông tu sĩ Phật Giáo kia đóng góp được gì cho nhân loại, chúng tôi ở đây đang bào chế thuốc, đang chăn nuôi, đang trồng trọt, đang chế tạo máy bay, phương tiện đi lại, còn các ông, các ông đang làm gì đóng góp cho xã hội.
Các ông ngồi trầm tư mặc tưởng, sống không tiếp xúc với người đời, chẳng phát minh ra cái gì, không tạo ra của cải, các ông bảo buông xả đi, trong khi chúng tôi còn vợ con, còn tài sản, còn gia đình, còn chức tước, còn địa vị,
Có những thứ đo đếm được bằng vật chất, bằng tỷ đô, bằng cái thấy được, sờ được, nắm được, còn vấn đề tâm linh, con người, cá nhân, họ không thể đo được.
Một con người có nội tâm bình an, ít tham, ít sân, nếu người ấy làm quan, vị ấy có giúp gì được cho xã hội không?
Một con người có nội tâm bình an, nếu người ấy làm công an, quan tòa, vị ấy có giúp gì cho xã hội không?
Một con người có nội tâm bình an, nếu người ấy làm diễn viên, công chức, họa sỹ, cầu thủ bóng đá, người ấy có giúp gì cho xã hội không?
Một người chồng, người cha ít sân, hiền từ, không ngoại tình, có dạy dỗ được vợ con không?
Đam mê thúc đẩy phát triển xã hội bằng cái ta nhìn thấy được, an tĩnh âm thầm giúp, ta rất khó thấy, do vậy, để thấy được sự đóng góp cho xã hội. Ta phải nhìn nó bằng con mắt âm thầm, an tịnh. Ta không thể lấy thước đo của sự phát triển thông thường như tiền bạc, danh vọng, sản phẩm để đo đếm. Cái đóng góp bằng tâm thì chỉ cảm nhận được bằng tâm.
Đó là sự đóng góp về con người, nói theo công ty thì là sự đóng góp về NHÂN SỰ!
PHẬT PHÁP HƯỚNG DẪN TỪ BỎ ĐAU KHỔ , ĐEO ĐUỔI HẠNH PHÚC CHÍNH MÌNH


đối với một con sư tử, săn mồi là hạnh phúc, tự do là hạnh phúc, không thể áp đặt niềm hạnh phúc này sang niềm hạnh phúc khác. Quan điểm này áp đặt sang quan điểm khác.
Nhưng khi buồn, thì nỗi buồn ấy không thể gọi đó là nỗi buồn của Phật Giáo, hay nỗi buồn Thiên Chúa Giáo, hay nỗi buồn của Hồi Giáo. Nỗi buồn đó là nỗi buồn của con người, không phân biệt màu da, tôn giáo, vị trí địa lý, giai cấp, địa vị. Nỗi buồn ấy là nỗi buồn chung (lý do buồn thì khác nhau) nhưng tâm trạng buồn thì giống nhau. Ai từng buồn bã, tuyệt vọng, đau khổ sẽ thấy, nước mắt, nỗi buồn dù hoàn cảnh sống khác nhau, lý do khác nhau nhưng tâm trạng buồn thì giống hệt nhau.
Cũng vậy, Phật Giáo là khoa học về tâm, về khổ, Phật Giáo không áp đặt quy chuẩn hạnh phúc là gì và bắt mọi người chui vào một khuôn mẫu, hay cố gắng đạt được khuôn mẫu ấy. Mà là tìm nguyên nhân của khổ, từ bỏ nó, là một nhà khoa học nghiên cứu về tâm, nhưng khác các nhà tâm lý hay các nhà thần kinh học. Sau khi tìm ra nguyên nhân, thì giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn từ bỏ. Và làm thế nào để từ bỏ một cách đúng đắn.
Phật giáo không đi nghiên cứu Hạnh Phúc là gì, mà ngược lại, đi tìm nguyên nhân của đau khổ, và từ bỏ các nguyên nhân gây ra đau khổ. nói ai sướng hơn ai, ai hạnh phúc hơn ai rất khó nói. Do quan niệm của mỗi người. Nhưng khi từ bỏ các nhân bất thiện nhiều hơn, thì càng bớt khổ hơn, càng bớt khổ, càng hạnh phúc hơn, và hạnh phúc hơn so với chính mình (khi làm việc bất thiện) chứ không phải so với người khác. Phật Giáo không so sánh mình với người khác, mà so sánh niềm hạnh phúc của mình với chính mình. Khi mình không làm việc bất thiện thì mình hạnh phúc hơn so với khi mình làm việc bất thiện.
Chỉ có niềm hạnh phúc của mình so với chính mình mới là cái đáng để mình quan tâm và theo đuổi, không phải so với niềm hạnh phúc của người khác. Theo quan điểm người khác. Không có mẫu số chung cho các trường hợp riêng.
TỰ SÁT TRONG PHẬT PHÁP


Tự sát là hành động sát sinh, bất thiện, quả của nó là đau khổ . Là sai hoàn toàn!
SÁCH NÀO CƠ BẢN NHẤT , GIẢN DỊ NHẤT VỀ PHẬT PHÁP


http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp00.htm


TỪ BI HỈ XẢ - TỪ BI TRÍ HUỆ


Cụm từ Từ Bi Hỷ Xả là bao quát hơn, đó chính là Tứ Vô Lượng Tâm trong Đạo Phật,
có tâm từ không hại mình, hại người,
có tâm bi là tâm thương xót người khác,
có tâm hoan hỷ khi làm việc thiện và thấy người khác làm việc thiện
và có tâm xả khi không chất chứa trong lòng các ưu phiền
TĨNH VÀ ĐỊNH


Trong Đạo Phật chữ Tĩnh chính là chữ Định, là trạng thái tâm khi tâm an trú trên một đề mục hành Thiền nào đó, ví dụ ngồi xuống, quan sát và dõi theo hơi thở ra vào xúc chạm nơi lỗ mũi trái hay phải đều đươc, cứ dõi theo hơi thở ra vào ấy liên tục, thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, thở dài biết thở dài, thở ngắn biết thở ngắn, tâm gắn trên đề mục ấy thì tâm được an ổn, tâm có tĩnh lặng, gọi là Tĩnh hay Định. Tĩnh là không chuyển động.
Tĩnh ở trạng thái trí tuệ cao hơn là luôn quan sát bản thân mình, khi tham, biết mình có tham, không bị tâm tham cuốn đi, khi sân biết mình có sân, không bị tâm sân cuốn đi, và từ bỏ tâm tham và sân ấy, trong Đạo Phật gọi đó là Chánh Niệm, tâm không bị các bất thiện pháp kéo đi mà luôn an ổn trước các bất thiện ấy. Gọi là tĩnh.
CƠ THỂ VÀ LINH HỒN


Đức Phật quan niệm về cơ thể của con người do 32 thể trược tạm gọi là bộ phận: như tóc, răng, da, máu, mủ, ruột, gan, nước, xương, gân, thịt…….. 32 bộ phận ấy được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính là Tứ Đại: Đất, Nước, Lửa, Gió. Ví dụ cái gì cứng và mềm là Đất, cái gì tuôn chảy và kết dính thì là Nước, cái gì nóng và lạnh thì là Lửa.
Các 4 nguyên tố chính ấy được tạo nên bởi các hạt Kalapas, là hạt nhỏ nhất không phân chia được, mà Vật Lý ngày nay mới tìm ra một hạt gọi là hạt Gig thì phải. Nhưng hạt Kalapas này các thiền sư khi giác ngộ thì khám phá ra nó là các hạt cực nhỏ sinh và diệt liên tục trong các đơn vị thời gian nhỏ nhất. Khoa học vẫn đang đi tìm hạt này còn các Thiền Sư khi giác ngộ thì thấy nó trực tiếp.
Ví dụ trong 1/tỷ giây hạt này sinh và diệt liên tục nên Đạo Phật gọi đó là vô thường. Cơ thể con người luôn mới.
Linh Hồn cũng vậy, nó được tạo bởi các tiến trình tâm nhanh gấp 17 lần hạt cơ bản kia. Trong Vi Diệu Pháp Phật dạy tâm sinh và diệt nhanh gấp 17 lần hạt sắc tố kia. Linh Hồn được tạo ra bởi ảo tưởng có một cái gì đó trường tồn và vĩnh cửu. Thực ra nó không tồn tại và là sản phẩm của tưởng tượng của tâm trí.
SÁT SINH


Sát sinh có các chi sau, khi hội tụ các điều kiện sau thì gọi là sát sinh


1) Sinh vật có mạng sống
2) Biết sinh vật có mạng sống
3) Có hành động giết, tước đoạt sinh mạng ấy
4) Sinh vật ấy chết vì hành động ấy.

Khi 4 chi này hình thành, thì tội sát sinh được cấu thành. Khi thiếu 1 chi nào đó thì không gọi là sát sinh mà gọi là hoen ố giới sát sinh.
Cọng cỏ không phải là sinh vật có mạng sống, do vậy thiếu chi đầu tiên nên không gọi là sát sinh. Nhưng trong Giới Luật Đức Phật cũng cấm các vị Sư nhổ cỏ và chặt cây. Vì nó liên quan đến lòng Từ.
HÓA KIẾP


đạo Phật không có khái niệm hóa kiếp, hóa kiếp là tâm bất thiện ngụy tạo ra để biện giải, biện minh cho các hành động của mình
TIỀN
Cúng tiền là tín ngưỡng dân gian, Đức Phật và các vị tu sĩ chân chính không nhận tiền, vàng, bạc dưới bất kỳ hình thức nào
LÀM VIỆC THIỆN RỒI CẦU MONG GẶP ĐƯỢC NGƯỜI KHÁC CƯ XỬ TỐT, AI NGỜ TOÀN GẶP ÁC NHÂN. NÊN RÈN LUYỆN TÂM THẾ NÀO?


đó là tự nhiên, khi ý thức được sân si của mình, thì trí tuệ có mặt, khi lửa giận, sân si tuôn ra, thì đó là tâm bất thiện. Con người là như vậy đó. Cứ một chút tâm thiện sinh khởi thì quả của nó là vui vẻ, bình an, sau một tích tắc thì lại là tâm bất thiện, nó cứ thay nhau xuất hiện rồi biến mất.
nên bắt đầu bằng các Giới cơ bản như: Không sát sinh, không uống rượu, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm. 5 Giới cơ bản ấy giúp mình sống bình an hơn so với chính mình. Trong giao tiếp tránh xa bạn xấu, trong ăn uống nghỉ ngơi điều độ, khi ăn tập trung ăn và không làm việc khác. Ngủ cũng vậy. Điều chỉnh lại lối sống của mình hàng ngày cho đơn giản, điều độ. Sách nếu có duyên thì đọc, không có thì cũng không sao. Quan trọng là lối sống của mình hàng ngày
NGƯỜI NGƯỜI XUNG QUANH TA THEO PHẬT PHÁP NHƯNG CHƯA HÀNH XỬ THEO TINH THẦN PHẬT PHÁP


Điều này là bình thường, con người hoạt động như sau: Khi có cảm giác gì dễ chịu thì nắm giữ, khi có cảm giác gì khó chịu thì xua đuổi, phản ứng, dù là con người Phật Giáo, hay Thiên Chúa Giáo, hay Hồi Giáo hay các tôn giáo khác, là luôn nắm giữ cái gì dễ chịu và xua đuổi cái gì khó chịu. Cả ở bản thân lẫn người khác.
Do vậy, những người theo Phật Pháp mà chưa hành xử đúng thì cũng là lẽ bình thường, vì quy luật của tự nhiên không phân biệt màu da tôn giáo, hễ ai là người thì cư xử theo nguyên lý đó. Cứ có tiếp xúc của các giác qua(Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) với các đối tượng của nó (sắc, âm thanh, mùi hương, vị, xúc chạm, suy nghĩ), khi có sự tiếp xúc này thì có cảm giác, khi cảm giác dễ chịu thì tham, khó chịu thì sân.
Mình hoàn toàn thông cảm cho bất kỳ ai, dù người đó là tôn giáo nào. Vì họ là con người và chịu sự chi phối của quy luật thiên nhiên(Pháp)
Do vậy, cách thực hành là hạn chế tiếp xúc và thay đổi lối sống cho điều độ lành mạnh, giữ Giới và tìm hiểu các tâm bất thiện và từ bỏ các nhân gây ra bất thiện. Tự mình có thể thực hành được cộng thêm sự gần gũi, hỏi han các bậc chân tu
PHẬT TẠI TÂM


Phật tại tâm chỉnh tâm thành Phật
Nhân thời tham bỏ tham thì nhân
HOA ƯU ĐÀM CÓ TỒN TẠI KO?


chỉ là người đời thi vị thôi!
GIẢ SỬ ĐẾN MỘT NGÀY NÀO ĐÓ PHẬT GIÁO TRỞ THÀNH TÔN GIÁO TOÀN THẾ GIỚI, MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐẠT TỚI NIẾT BÀN, SỐNG MUỐN ÍT BIẾT ĐỦ, KHÔNG CÒN THAM SÂN SI, KHÔNG CÒN HAM MUỐN, KHÔNG CÓ ĐẤU ĐÁ TRANH GIÀNH, THÌ LÚC ĐÓ XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT CÒN PHÁT TRIỂN ĐƯỢC KHÔNG. BỞI VÌ NẾU CON NGƯỜI KHÔNG CÓ NHU CẦU VỀ CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÌ SẼ KHÔNG CÓ AI SẢN XUẤT NỮA, KHÔNG CÓ CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG THÌ SẼ KHÔNG CÓ PHÁT MINH MỚI.


Việc đạt được Niết Bàn không đơn giản dễ dàng như ta nghĩ nó là thời gian tu tập rất lâu dài trong một vài đời người hay kiếp( trong Phật Giáo tính một kiếp là một sự thành-trụ-hoại-không của một thế giới như trái đất chẳng hạn, nó rất là lâu xa) cũng chưa thể đạt đến được.
Nếu Phật Pháp trở thành tôn giáo toàn cầu trên toàn thế giới chỉ cần mọi người đều thực hành đúng theo Ngũ Giới cơ bản của người Phật tử tại gia thông thường gồm:


1: Không sát sinh ( nếu ai cũng không sát sinh thì sẽ chẳng xảy ra tranh chấp, chiến tranh)
2: Không trộm cắp ( nếu ai cũng không trộm cắp,cướp giật thì cuộc sống rất an tâm, dễ chịu người người nhà nhà đều k phải đề phòng điều chi cả)
3: Không tà dâm (Không quan hệ bất chính ngoài vợ/chồng mình)
4: Không nói dối (tức là nói lời thành ngữ, lời chân thật.)
5: Không uống rượu,bia ( có thể uống một chút miễn là không được say, nếu say dễ dẫn đến phạm 4 giới trên)

Chỉ cần mọi người đều đạt được những điều như trên thì ta đã thấy có một Đất nước hay một Thế giới luôn luôn hòa bình an ổn rồi không lo đến chiến tranh họa hại. Còn việc thiên tai, hỏa hoạn từ thiên nhiên đến theo cái nhìn cả Phật Giáo đều là nhân của con gieo lên trước đây đủ duyên nó sẽ kết thành quả ví dụ như cứ chặt phá rừng, hủy hoại thiên nhiên làm mất cân bằng sinh thái rồi sẽ đến lúc vì vậy mà xảy ra lũ lụt, sạt nở, khí hậu thay đổi làm ảnh hưởng, đe dọa đến cuộc sống của chính chúng ta. Khi chúng ta mới bắt đầu đi học ở trường cấp tiểu học đã được thấy và người lớn chỉ bảo rằng: Lương Chi Tính Bản Thiện (Bản chất,lương tâm của con người vốn Thiện lành) nhưng chỉ vì Tham sân si rồi chạy theo dục lạc bên ngoài mà nó ô nhiễm biến thành thù hận, đau khổ như bạn nói ở trên thôi chứ nó không phải bản chất thật của chúng ta.Con người khi biết đủ,biết chia sẻ biết yêu thương với mọi người sẽ thường an lạc vui vẻ chứ đâu phải người nhiều tiền nhất người nhiều ô tô,xe hơi nhà lầu nhất là người hạnh phúc ,vui vẻ nhất đâu như tỷ phú bill gate hay ông chủ facebook cùng rất nhiều người giàu có về tài sản vật chất khác họ hiểu và họ biết cho đi chia sẻ cùng nhiều người khác thì cái họ nhận được lại ngay tâm trí cảm xúc về tinh thần rất lớn lao mà dùng tiền hay tài sản vật chất cũng không mua được
TĂNG VÀ NI


Đạo Phật coi trọng cả hai, Tăng và Ni. Sự phân biệt đối xử là do đặc điểm của người nữ khác người nam, người nữ khó chịu đựng hơn, khó ở nơi rừng núi hoang vắng(ngày xưa đã xảy ra nhiều vụ các cô tu nữ khi đi trong rừng bị các đảng cướp làm hại), do vậy các giới luật chế ra cũng nhằm mục đích bảo vệ người Ni.
Trọng Nam hơn cũng do đặc điểm của người Nam, người nam có tố chất thể chất mạnh mẽ, có khả năng chịu đựng giỏi hơn. Nên Giới Luật ưu ái hơn cho họ làm các việc phù hợp với đặc điểm của mình. Trọng Nam nhưng không Khinh Nữ. Đó là sự khác biệt.
Đạo Phật công bằng cho cả hai và cách cư xử, hình thức, nghi lễ dựa trên đặc điểm thể chất và tâm lý của mỗi người mà đưa ra các quy định.
NGŨ HÀNH , TỨ ĐẠI


Không chỉ có triết học Hy Lạp có quan niệm về 4 thành tố cấu tạo nên thế giới vật chất, bản thân Tứ Đại cũng là quan niệm của Phật khi nói về vấn đề này. Các nhà triết học Hy Lạp có thể bị giới hạn bởi thế giới quan trong giai đoạn lịch sử của họ, về phần Đức Phật em xin thanh minh một chút, với một người đã hiểu biết đến thấu triệt như ngài tại sao vẫn giảng về Tứ Đại một cách “lạc hậu” như vậy.
Nguyên do có lẽ là bởi khả năng nhận thức của người xưa, Đức Phật có thể hiểu rõ về thế giới vật chất, nhưng quan trọng là nói sao để những người nghe cảm thấy gần gũi và hiểu được, đó mới là cái khó. Ngày nay chúng ta cũng nên nhìn nhận thoáng hơn, tránh rơi vào cái bẫy của từ ngữ, vì ngữ nghĩa luôn hạn hẹp.
Có thể hiểu đơn giản thì Đất - Nước - Gió - Lửa chính là các đại diện cho các hình thái tồn tại của vật chất: thể rắn - thể lỏng - thể khí - và lửa là thể plasma + năng lượng. Như vậy thì thỏa đáng hơn.
Ngũ hành lại không phân chia vật chất theo dạng tồn tại mà theo tính chất và sự tương tác của nó với thế giới xung quanh do đó: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ không thể diễn giải thô thiển là Sắt, Gỗ, Nước, Lửa và Đất mà nên hiểu là các tính chất: tĩnh lạnh, ôn hòa, mềm mại, thúc đẩy và nguồn gốc.
Nếu hiểu như vậy thì cách nói của người xưa không hề lỗi thời và phi lý bác ạ, vì nó thực ra chính là bản chất của sự tồn tại trong thế giới vật chất .


Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên.
Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thuỷ sinh mộc)
Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hoả)
Tro tàn tích lại đất vàng thêm (hoả sinh thổ)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim)
Kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thuỷ)
Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay
Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ)
Đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thuỷ)
Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thuỷ khắc hoả)
Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hoả khắc kim)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc)
SEX CỦA NGƯỜI NGỘ ĐẠO


Với hàng cư sĩ tại gia thì chuyện xxx không bị cấm, và có lời khuyên nên xxx với người yêu của mình thôi (nếu còn độc thân) hoặc với vợ chồng mình (nếu đã lập gia đình), và xxx một cách điều độ. Không đam mê, xxx là nhu cầu được thỏa mãn như ăn uống, đói thì ăn, khát thì uống, nhưng không sa đà hay say mê đắm đuối nó quá mức bác ạ.
xxx phục vụ mình chứ mình không phục vụ xxx.
“THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ, DUY NGÃ ĐỘC TÔN”


một vài sách viết, Đức Phật tổ mới sinh ra thì đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất, nói
Ta là người cao quý nhất thế gian
Ta là người giỏi nhất thế gian
Ta là người kiệt xuất nhất thế gian
Đây là lần tái sinh cuối cùng
Bây giờ không còn tái sinh!

Câu này được lưu truyền rất nhiều trong các tác phẩm, tính chính xác của nó đến đâu đến giờ vẫn còn là sự bàn cãi. Theo quan điểm cá nhân, đây là sự xung tụng mà có thể người đời sau đã thêm vào để ca ngợi Đức Phật chứ bản thân Ngài theo sự hiểu biết của em thì em chưa thấy Ngài tuyên bố như vậy trong Kinh thế bao giờ.
Câu này nếu có, là sự ca ngợi của người khác(trời, người) dành cho Ngài thì phải. Không phải Ngài tự tuyên bố.
Những dữ liệu như mới sinh ra đã bước đi bảy bước, một tay chỉ lên trời đến giờ ngay trong giới học giả vẫn đang thảo luận chưa ngã ngũ. Riêng bản thân em thì em nghiêng về phía là những dữ liệu này là truyền thuyết.
MẶT TRÁI CỦA PHẬT GIÁO


Trọng tâm của Phật Giáo là quay vào bên trong mình và giải quyết các vấn đề bản thân, và như vậy, nó là sự phát triển tâm linh của mỗi cá nhân, cá nhân có trí tuệ, có tình thương nhiều hơn thì sẽ giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy, giải quyết trực tiếp mọi vấn đề của con người thì không. Nhưng là câu trả lời gián tiếp cho mọi vấn đề của con người. Và chính con người ấy phải tự giải quyết các vấn đề của mình và người khác bạn ạ.
Mặt trái của Phật Giáo, nếu thực sự là Phật Giáo thì không có mặt trái, vì Phật Giáo không phải là tôn giáo hay một học thuyết triết học, đó là sự trưởng thành tâm linh của mỗi cá nhân. Và nó là các quy luật của vũ trụ, nó không phải là một quy luật riêng của Đức Phật tạo ra, chi phối, Ngài cũng chịu sự chi phối của quy luật ấy. Do vậy, có thể nói Đức Phật giác ngộ và nói lại, phân tích lại các quy luật của tự nhiên, con người. Nếu Phật Giáo tự sáng tạo hay phát minh ra điều gì đó của riêng mình, ắt nó sẽ có mặt trái. Phàm cái gì tự tạo ra đều có mặt trái và phải. Nhưng Đức Phật không sáng tạo ra điều gì, mà chỉ tìm ra cái có sẵn đang tồn tại và vận hành!
Steve Jobs đã từng là một tu sĩ Phật Giáo tại Ấn Độ, ông từng đi tìm Minh Sư để tu hành, nhưng khi sang đến nơi thì vị Sư kia đã mất, ông tự tu tập một mình và thêm một số hướng dẫn của một vài vị tu sĩ khác, và trở lại Mỹ. Có thể nói ông đang trên con đường đi tìm chân sư nhưng chưa thành.
Người tìm đạo và học đạo thì nhiều, nhưng người ngộ đạo và hiểu đạo thì ít. Do vậy cách sống và suy nghĩ của họ còn khác là điều dễ hiểu bạn à.
ĂN CHAY


Ăn chay ảnh hưởng tốt đến việc tu tập, cơ thể nhẹ nhàng hơn, cái dục cũng ít hơn, nếu được lựa chọn thì nên lựa chọn ăn chay, nếu không được lựa chọn thì quan trọng là bác ăn với thái độ như nào, ví dụ khi ta ăn mặn mà ta ăn chậm, nuốt kỹ, không xem báo đài, tv, không cầm điện thoại, thì ta ăn đúng, ta ăn với trạng thái tâm định, còn nếu ta ăn chay, ta vẫn xem tivi, vẫn đọc báo, vẫn tham ăn, vẫn nói chuyện, thì dù là ăn chay thì vẫn như ăn mặn bác ạ. Ăn chay hỗ trợ cho thiền rất tốt. Dễ định tâm hơn.
nguyên bản đức Phật khi đi khất thực thì không kiêng gì cả, ai cho gì ngài ăn lấy. Tuy nhiên theo những kinh điển ban đầu thì Phật chỉ cho phép Tỳ Kheo ( người tu hành đã thụ giới, nói chung là qua kiểm tra và là người tu hành chính hiệu ) ăn 5 thứ thịt sau:


1. Thịt ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.

Nhánh phật Đại Thừa ( Vịt, Tàu, Hàn ) thì theo 2 bộ kinh Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Ðại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục. Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Ðại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Tuy nhiên đây chỉ là thuyết pháp của nhánh Đại Thừa, không có nguồn kiểm chứng là Đức Phật nói thế.
Do đó, ở Việt Nam, nếu sư tu hành theo phái Đại Thừa thì bắt buộc phải ăn chay, còn theo nhánh Tiểu Thừa ( dòng tu người Khmer) thì không cần ăn chay
NGÀY NAY TRONG CUỘC SỐNG CÓ RẤT NHIỀU YẾU TỐ ĐỘC HẠI, THÍ DỤ NHƯ HÓA CHẤT TRONG THỰC PHẨM, GMO, Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ, Ô NHIỄM BỨC XẠ ĐIỆN TỪ, V.V… VẬY ĐẠO PHẬT CÓ CÁCH NÀO GIÚP PHÒNG TRÁNH NÓ?


Đạo Phật tập trung vào giải quyết vấn đề con người trước, khi nhận thức của con người được nâng lên, người ta biết việc nào là tốt nên làm, việc nào là không nên và vì vậy: các vấn đề như thực phẩm, GMO, ô nhiễm không khí, ô nhiễm bức xạ kia sẽ do những con người được rèn luyện nâng cao nhận thức xử lý. Giống như Bác dạy học trò thành người tốt hơn, thì học trò Bác ở đâu cũng là người có ích, và chính học trò Bác sẽ giải quyết và phòng tránh các vấn đề đó ạ.
SAU KHI CHẾT SẼ VỀ ĐÂU?


Bàn tay vô hình điều khiển chúng ta là Pháp(Dhamma, tức các quy luật tự nhiên của vũ trụ), ví dụ ta làm điều gì đó bất thiện thì ta bất an, không ai khiến ta bất an cả, mà chính chúng ta khiến ta bất an, khi làm việc tốt thì ta vui vẻ, thoải mái, hoan hỷ, chính chúng ta điều khiển bản thân mình và chính Pháp vận hành chi phối điều ấy. Pháp rất rộng: Bao gồm các tiến trình sinh lý, vật lý, tâm lý của bản thân và môi trường xung quanh.
Tiêu chí để đánh giá xếp loại sau khi chết ta sẽ về đâu bao gồm
- Những việc thiện ta đã làm và những việc bất thiện ta đã không làm
- Những việc bất thiện ta đã chót làm
Hai nhóm này kết hợp lại và phán xét ta, không có ai ngoài hai nhóm này phán xét tai cả!
HIỂU ĐẠO VÀ NGỘ ĐẠO


về các loại đạo, giáo thường em quan sát được hai kiểu người một là hiểu đạo hai là ngộ đạo.
Hiểu đạo là người thông thường mọi thứ, lý luận đâu ra đó, tới các sư thầy hay giáo sỹ cũng phải phục.
Còn ngộ đạo là khái niệm mà em không mô tả nổi, nhưng đại loại là cảm thấy họ ngấm từ trong ra, chất họ đã vậy, họ với đạo và đạo với họ như hòa nhập làm một. Mặc dù em là dân lý trí, nhưng thường thì em thích nghe người ngộ đạo nói chuyện hơn, một cách tự nhiên nó như vậy (giống như bác cứ nhìn gái là bị hút vào mông với ngực vậy) không giải thích được.
VÌ SAO PHẬT GIÁO HAY TRÁNH NÉ THẢO LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SEX? CÓ TỒN TẠI HAY KO THUẬT NGỮ “LÀM TÌNH TRONG CHÁNH NIỆM”?


SEX là tập con của DỤC, chiếm một phần rất nhỏ trong DỤC.
vì sao Dục là khổ? bởi vì mình đang ở trong Dục mình thấy nó sướng ăn, ngủ, Sex…. quá sướng bỏ sao được
còn Phật giác ngộ ra cái đó là Khổ Dục bất cứ thứ gì cũng khổ.
Ví dụ : mình yêu cái xe của mình đi ngoài đường ai đụng vào xước mình khổ. Xe của người khác bị vỡ mình đâu có khổ
mình yêu em nào mà em ấy ngoại tình, hoặc em ấy thay đổi mình khổ còn vợ chồng người khác ngoại tình mình đâu có khổ
điện thoại của ai đó rơi vỡ không xót bằng điện thoại mình rơi.
người dưng chết chóc mình dửng dưng người thân mình mất đi thì mình kêu gào khổ sở

ấy là do DỤC sự luyến ái, nắm giữ cái CỦA TÔI nó là GỐC của Khổ do vậy Phật dạy chúng ta từ bỏ dục để diệt khổ còn ai coi sự sung sướng tạm thời ấy thì cứ hưởng thụ, và chap nhận khổ thì cứ tiếp tục thôi
Con người cũng vậy, càng buông càng dễ diệt khổ. Dục nó bao trùm, Sex chỉ bé tí . mình cứ thích cái đồ vật gì đó mà không nỡ xa nó cũng là dục
Dục là sự nắm giữ sâu sắc nhất là sự chấp thủ (người, vật,,cảnh…) là của tôi!!!!!!!! là tôi! là tự ngã của tôi! đó là cái Dục lớn nhất từ bỏ SEX là sự từ bỏ từ từ để đạt đến cái cao nhất là nhận ra mọi điều chẳng có cái gì là CỦA TÔI và giải thoát là giải thoát khỏi cái CỦA TÔI, cái TÔI, cái TỰ NGÃ trói buộc mình
Ngay cả suy nghĩ, cảm xúc, thân xác bấy lâu nay chúng ta nghĩ rang nó là của tôi, là tôi thì đến một lúc nào đó ta sẽ nhận ra nó không phải là của tôi. Nó sinh ra theo nhân duyên, khi nhân duyên đủ thì nó xuất hiện. Và biến mất. Ví dụ mình bảo cái thân này là của mình, vậy mình bảo nó đừng già, nhưng nó vẫn cứ già, bảo nó đừng chết, nó vẫn cứ chết…… Vậy thì thân này là của ai? Sao lại chấp là của mình. Do ái dục nên chấp thân này là của mình.
TRÊN ĐỜI NÀY DO ÁI DỤC , LUYẾN ÁI SINH RA KHỔ. DO VẬY AI MUỐN DIỆT KHỔ THÌ TỪ BỎ ÁI DỤC. AI MUỐN HƯỞNG THỤ THÌ CỨ TIẾP TỤC VÀ CHẤP NHẬN CẢ CÁI SƯỚNG TẠM THỜI LẪN CÁI KHỔ.
..
📖
nguyện cầu cho chúng ta luôn được an vui, thoát khỏi khổ tâm, thoát khỏi khổ thân. Nguyện cầu cho tất cả chúng ta có được sức khỏe và bình an. Hi vọng ở trong lòng mỗi người hạt giống Phật/Đạo/Tình yêu cuộc sống này có ngày đơm bông kết trái

18.4.18

khi nào nên nói và khi nào nên im lặng

Phanblogs Muốn “nói thẳng nói thật”, tức là bản chất là có “tâm tốt”, nhưng để lời nói của mình không gieo nhân xấu thì làm như thế nào?






khi nào nên nói và khi nào nên im lặng

Vậy, với những người vốn có tính cách bộc trực, muốn “nói thẳng nói thật”, tức là bản chất là có “tâm tốt”, nhưng để lời nói của mình không gieo nhân xấu, hãy luyện tập trước khi nói điều gì đó tự đặt 5 câu hỏi sau đây:
1. Nói có đúng lúc không?
2. Nói có đúng sự thật không?
3. Nói có tốt cho người nghe không?
4. Nói có đi cùng thái độ hòa nhã không?
5. Nói có xuất phát từ động cơ tốt không?

17.4.18

Sáu người đi khắp thế gian James Michener

Phanblogs Sáu người đi khắp thế gian James Michener: Cuốn tiểu thuyết giang hồ thượng hạng. Bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc, quan điểm tình dục & hành trình phiêu lưu của những bạn trẻ qua những miền đất hùng vĩ là câu chuyện xuyên suốt trong cuốn sách Sáu người đi khắp thế gian này.


Nếu có bạn trẻ nào từng ước mơ chinh phục cả thế giới, thì sẽ vô cùng hào hứng khi đọc tập 1 của cuốn 6 người đi khắp thế gian này. Những khi chứng kiến Joe, Brittal hay Monica vượt qua mọi thứ, vứt bỏ tất cả “bỏ nhà ra đi” để chinh phục thế giới, chắc hẳn trái tim người đọc nó cũng sẽ rực cháy theo. Xách ba lô lên và đi thôi nào, các bạn trẻ!


Sáu người đi khắp thế gian James Michener.txt
Sáu người đi khắp thế gian James Michener.doc
Sáu người đi khắp thế gian James Michener.pdf


Sáu người đi khắp thế gian James Michener
Nhưng rồi, khi đọc hết tập 2, những kẻ mộng mơ nhất có lẽ cũng cần phải trầm ngâm suy nghĩ lại. Tất nhiên du lịch vòng quanh thế giới là một cái sung sướng tột đỉnh của những tâm hồn thích phiêu lưu, nhưng rồi khi giấc mơ chạm mặt đất, có lẽ ai cũng run rợ mà không dám quả quyết với cái mong muốn thuở ban đầu.

sáu người đi khắp thế gian

Bởi cái chết, chiến tranh & bạo lực xảy ra tức thì, ngay cạnh hành trình của họ.

Vậy thì, an toàn trở về có lẽ là khao khát lớn nhất, chứ không phải là ước mơ chinh phục địa cầu nữa rồi.

Đánh trọng tâm vào ước mơ của những cái tôi thích nổi loạn, không ngoa khi James Albert Michener được mệnh danh là thiên tài thấu hiểu giới trẻ. Qua cuốn tiểu thuyết phiêu lưu giang hồ thượng thặng này, chắc hẳn bạn đọc nào cũng phải gật gù thán phục & công nhận chân lý đó.

Ngoài ra thì 2 cuốn sách này có thể được xem là một bách khoa toàn thư về chiến tranh, chính trị, tôn giáo, tình dục & những nền văn hóa khác nhau. Lượng kiến thức đồ sộ trong mỗi chương sách không khỏi khiến độc giả và ngay cả những nhà nghiên cứu cũng phải trầm trồ.


[Tập 1] Nguồn cơn của hành trình chạy trốn hiện thực của sáu con người trẻ tuổi

Tập 1 của cuốn sách giới thiệu 6 nhân vật chính & hành trình từ quê hương bước tới với thành phố mặt trời, Torremolinos ở Tây Ban Nha, một cái tên thật khó nhớ, nhưng là điểm chung của họ, bốn người Mỹ, một cô tiểu thư nhà giàu ở Anh Quốc  & một cô gái Na Uy giàu nghị lực đầy khát khao vươn tới ánh sáng.

Cả 6 người với những lý do khác nhau và vô tình gặp nhau tại một nơi để rồi cuối cùng bánh xe định mệnh chở họ đi phiêu bạt giang hồ. Trước khi nói về hành trình đầy bất ngờ ấy, chúng ta sẽ cùng điểm qua khởi nguồn của mọi chuyện qua lời kể của nhân vật tôi – George Fairbanks, một ông già 61 tuổi vô tình quen biết với cả 6 người và cũng là người hướng dẫn các bạn trẻ trong suốt chặng đường chinh phục thế gian của họ.

Joe – tuổi trẻ là chân thật

Không có người nào điên rồ tới mức muốn chiến tranh hơn hoà bình: vì trong thời bình con trai chôn cất cha, còn trong thời chiến thì cha chôn cất con trai. (Herodotus)

Có một anh chàng sinh viên tên là Joe vì chán ghét chiến tranh & thông điệp chính trị cùng lời kêu gọi nhập ngũ chỉ để đi đánh nhau, đã quyết định vứt bỏ thẻ quân dịch của mình. Anh trở thành kẻ tị nạn chính trị khi mới 20 tuổi, rời đất nước để đến một nơi xa lạ dưới sự giúp đỡ của những lực lượng không ủng hộ chính phủ.

Ngày 1 tháng Giêng năm 1969, Joe bắt đầu hành trình đi vào cảnh lưu đày. Anh không hề nghĩ đến việc gọi điện thoại cho ông bố bà mẹ bất lực của mình: bởi anh hiểu là cha anh sẽ cằn nhằn còn mẹ anh sẽ khóc lóc….

Hành trình đến với thành phố mặt trời của Joe đúc kết bằng 2 từ : điên rồ! Nhưng tuổi trẻ có ai lại không muốn được một lần như anh ta cơ chứ!

Một kẻ thà bỏ trốn khỏi quê nhà chứ không nhất quyết “yêu đại một cô nàng nào đấy, tính kĩ chu kỳ rụng trứng & làm cô ta có bầu” để tránh quân dịch, một sinh viên luôn ám ảnh trong đầu là những băn khoăn với ý nghĩa “tội nghiệp người da đen phải đi lính, người da trắng thì không; người nghèo bị lôi ra trận, người khờ dại bị lùa đi lính & có thể bị bắn chết, người giàu & người thông minh thì sống an nhàn! Và Joe quy mọi tội lỗi, chán chường cảnh giả tạo là do một chính phủ đã thối nát và sai lầm từ gốc rễ. Anh không sử dụng những thủ đoạn đê hèn để trốn quân dịch như bao người “khôn ngoan” khác. Thậm chí ngay khi được hỏi lần cuối cùng, anh thà ra đi như một tội phạm chứ không thèm nhận lỗi vì đã gửi thư trả lại thẻ quân dịch. Và rõ ràng ra đi là một lựa chọn khôn ngoan, chí ít thì còn hơn là vùi những năm tháng trẻ tuổi của anh ở trong tù!

Chính những suy nghĩ dẫn Joe đến hành trình đi khắp thế gian sau này, là một minh chứng cho sự ngạo nghễ của những con người trẻ tuổi. Quyết tâm của Joe đủ lớn, để hành trình đi đến thành phố Torremolinos (một nơi mà người ta nói đủ mọi thứ tiếng trừ Tây Ban Nha) của anh trở nên dễ thở hơn bao giờ hết, dù lúc ra đi trong túi anh không có lấy một xu đáng tiền.

Britta – cô gái Na Uy và khát vọng nhìn thấy mặt trời

Britta được miêu tả là một cô gái đầy nghị lực xuất phát từ đảo Tromso, cách vòng Bắc cực hai trăm dặm về phía bắc. Lý do cô muốn rời xa quê hương rất đơn giản : cô khao khát được nhìn thấy tia sáng ấm áp từ Mặt trời, trốn xa vùng đất Na Uy tù túng!

Khá nhiều người bị bệnh lãnh cảm sau khi trải qua một trải nghiệm tình dục tồi tệ trong quá khứ, chẳng hạn như bị cưỡng bức, bị bạo hành…Tuy nhiên với Britta, một nạn nhân của lão già ghê tởm (bị hãm hiếp khi chỉ mới 15 tuổi), đã hoàn toàn vượt qua được vấn đề này và có những trải nghiệm ngọt ngào với anh chàng bạn trai lúc chỉ mới 18 tuổi.

Và đặc biệt hơn, dù anh chàng kia có khả năng làm tình tuyệt vời đến mấy, cô vẫn quyết định rời bỏ anh ta để ra đi đến với thành phố Mặt trời, với hành lý là một tấm vé đã bóc sạch số tiền của cô dành dụm được trong suốt thời gian ở quê nhà

Tại sao cô gái trẻ lại dũng cảm từ bỏ quê hương để chạy đến một nơi xa lạ không người thân thích? Có 2 lý do.

Một là vì bố cô, một người hùng của quá khứ khi chống phát xít ở chiến tranh thế giới, và một gã thất bại ở hiện tại khi mà giấc mơ đi đến hòn đảo Cleylon của ông chỉ mãi mãi là ảo vọng. Ông chỉ biết mơ ước vào ban đêm với những câu hò của Thợ mò ngọc trai, trong khi ban ngày thì vất vả kiếm sống ở một công ty xuất nhập khẩu, một nhân viên quèn với đồng lương chết đói.

Lý do thứ hai.  Hằng năm cứ đến và ngày hai mươi hai tháng Chín, trong chu trình lên xuống đã định trên khoảng trời, ngay cả giữa trưa mặt trời cũng khuất dưới đường chân trời, nghĩa là ngày thì ngắn và đêm thì dài vô tận. Người dân ở Tromso nói rằng “chúng ta đã ở trong đường hầm”. Nghĩa là bóng tối gần như bao phủ toàn bộ thời gian của khu vực, ngoại trừ một màn sương xám mỏng manh lúc 12h trưa.

Với Britta thì đường hầm đó vô cùng khủng khiếp. Cô khao khát đi đến thành phố nào đó khác, để được thấy Mặt trời!

“Khi bạn mơ ước một thứ gì đó, cả vũ trụ sẽ chung tay giúp đỡ bạn” Câu nói của Nhà giả kim rất thích hợp để minh họa về trường hợp này của Britta. Với những nỗ lực phi thường của cô cộng thêm một may mắn không thể tin nổi, Britta đã có tấm vé để đến Toremolinos, đối với người khác thì đó là một chuyến du lịch 15 ngày đơn thuần, còn đối với cô, đó là một hành trình một đi không trở lại, nơi cô mơ ước được sống một cuộc đời khác, một hành trình rạng rỡ dưới ánh mặt trời.

“Con sẽ không bao giờ quay lại…không bao giờ. Mẹ nói với cha nhé.”


Monica – Cô tiểu thư người Anh và hành trình lang bạt không mục đích

Nếu như Joe rời tổ quốc chỉ để trốn tránh cái hiện thực đáng chán là anh phải làm những việc vô đạo đức để tránh quân dịch, hoặc là nhập ngũ để chiến đấu với một lý tưởng không hòa bình. Anh rời quê một cách đầy anh dũng, từ bỏ thiên đường của nhiều người để đến một nơi đầy bão tố mà anh chưa từng tưởng tượng.

Nếu như Britta bỏ nhà ra đi chỉ vi khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn, để quên đi ngày tháng bình dị đến chán ngán cùng những người tình chẳng đi đến đâu. Một nỗ lực, một ý chí của một cô gái trẻ đáng ngưỡng mộ.

Thì Monica, tiểu thư Monica là đại diện cho một hình ảnh vô cùng không đẹp của tuổi trẻ. Hiếu thắng, không màng đến kết cục & sống bù khú vấp váp ngớ ngẩn với ma túy và tình dục. Mặc dù lý do cô ra đi, chán ghét sự lãnh đạo của cha cô tại cộng hòa Vwadra, một quốc gia châu Phi giả tưởng, và muốn tránh xa cái bóng quá lớn của ông ấy, một phát ngôn viên, một chính trị gia, một nhà ngoại giao Anh thất bại thảm hại.

Nhưng cô chạy trốn với không mục đích và không biết đến ngày mai. Và rồi ma túy và tình dục cũng những cơn say “hết mình” không giúp cô tốt đẹp hơn, mà ngược lại.

Tuổi trẻ và phá cách, đó là những gì ngắn gọn và tốt đẹp nhất để nói về Monica. Đáng khen là những quyết định táo báo của cô, và đáng trách cũng là những quyết định ấy.

Sẽ không bàn nhiều về cô gái này ở bài review này nữa, tuy nhiên độc giả có thể tự nhìn lại mình khi đọc tới những vấn đề mà cô gái mạnh mẽ này đã trải qua, chiêm nghiệm nó và tự ra nhận xét cho riêng mình.


Anh chàng da đen Cato và nạn phân biệt chủng tộc

Bạn đọc quan tâm tới nạn phân biệt chủng tộc có lẽ sẽ rất thích thú khi được nghe tác giả tỉ mỉ miêu tả về anh chàng da đen Cato và hành trình đến với thành phố Mặt Trời.

“Về người Mỹ da đen, môt câu đơn giản tóm tắt lịch sử xác đáng của đất nước chúng ta: được thuê cuối cùng, bị đuổi đầu tiên”

“Suốt 364 ngày trong năm, người da đen kiên nhẫn chịu đựng một nỗi thống khổ hẳn sẽ đẩy người da trắng vào thế phải tự vẫn. Ngày thứ 365, anh ta trốn thoát bằng cách ở nhà uống say bí tỉ, và rồi nhân viên xã hội báo cáo, “Anh ta không có khả năng làm việc, như thường lệ”


Khắc họa sự bất công đối với người da đen, tác giả miêu tả những vụ bạo loạn, sự kém hiểu biết của họ đồng thời không quên nói về những kỳ thị, ác cảm của những người da trắng đối với họ. Hơn thế, nạn phân biệt chủng tộc còn nặng nề hơn qua sự dối trá và ngớ ngẩn đến từ báo chí và truyền thông!

Với những kẻ kém hiểu biết chỉ nhận thông tin một chiều, họ sẽ cho rằng Cato là một kẻ khủng bố, theo đạo Hồi và là một tay súng nguy hiểm. Còn đối với nhân vật tôi trong truyện, Cato chỉ đơn giản là một anh chàng da đen dễ mến và thức thời. Nhưng dù sao thì anh cũng là một kẻ chạy trốn vì một cuộc đấu tranh cho sự công bằng của chủng tộc.


Yigal, một anh chàng Do Thái với trí tuệ phi thường và một trái tim nóng ấm

Đọc phần miêu tả về Yigal, người đọc hoàn toàn có thể hình dung được nền tảng giáo dục của gia đình và môi trường sống ảnh hưởng như thế nào tới tương lai con trẻ.

Yigal là một trường hợp đặc biệt như thế. Anh mang cả hai quốc tịch Mỹ và Irasel, và khi tổ quốc Do Thái cần, anh sẵn sàng vứt bỏ tương lai tốt đẹp ở Hoa Kỳ để sát cánh với những người lính bên chiếc xe tăng, bất chấp sự phản đối của gia đình. Nhưng sau chuyện đó, lại khiến anh đau đầu cho tương lai khi phân vân không biết nên làm gì tiếp theo, trở về Mỹ làm một sinh viên ưu tú ở đại học Michigan theo ý ông ngoại, hay sang Anh theo ý ông nội để trở thành nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu tại Cambridge. Hay là về Israel, ghi tên vào trường Technion ở Haifa.

Bế tắc trong việc lựa chọn tổ quốc cho riêng mình, là Irasel hay là Mỹ, hay là công dân Anh, và thế là Yigal chạy đến Tây Ban Nha du lịch, và cuối cùng theo chân các bạn trẻ khác làm một vòng quanh thế giới.

Tuổi trẻ tươi đẹp, sống cháy hết mình, chính là những hình ảnh nói về Yigal

Thông qua câu chuyện về Yigal, tác giả khắc họa tài tình về sự bất ổn, chiến tranh tại Quốc gia khởi nghiệp Irasel với trận chiến 6 ngày trong đó Yigal đóng vai trò chủ chốt, đồng thời James Michener cũng đã lý giải vì sao đất nước Do Thái này vẫn là điểm đến đáng mơ ước của nhiều người mặc dù tình trạng chiến tranh luôn tiếp diễn.

Thêm một lần nữa, kho kiến thức đồ sộ của tác giả về chính trị, khoa học, địa chất được khai thác tối đa. Và cuốn bách khoa thư này vẫn chưa có điểm dừng.


Gretchen, cô gái của Niềm hy vọng Mỹ

Nếu như Britta ứng xử tuyệt vời sau khi bị lạm dụng tình dục, thì Gretchen mãi mãi bị ám ảnh bởi một vụ tương tự, dù cô gái này thậm chí còn mạnh mẽ hơn cô gái Na Uy khi dám đứng lên đấu tranh chính trị cho một nền dân chủ Mỹ.

Đánh đàn ghi ta điêu luyện, hát hay và sẵn sàng chết vì McCarthy, vay 200$ để làm phí đào thoát cho một anh chàng trốn quân dịch, Gretchen tìm mọi cách làm có thể để tin vào một nước Mỹ tốt đẹp hơn. Gọi Gretchen là niềm hy vong Mỹ thật không sai chút nào.

Viết về Gretchen, tác giả lồng vào đó những khúc ballad ngọt ngào của các bản nhạc Child 305 khúc được cô gái nhỏ nhắn này thể hiện, trước khi miêu tả kĩ càng về cơn ác mộng đã biến Grettchen trở nên hoang mang: bị lạm dụng tình dục bởi cảnh sát, trong khi cô đấu tranh vì hòa bình cho đất nước!

Lãng mạn với ballad hoa hồng & vỡ mộng vì tiếng súng! Miêu tả về Gretchen thế có lẽ là đủ.

Nhưng không, cô gái này còn làm được nhiều điều tích cực hơn thế. Là điểm sáng hiếm hoi mà 5 người còn lại không làm được, dù xuất phát điểm của cô có thể nói là kém hơn so với phần còn lại. Những ý tưởng tươi mới của cô trong tập 2 sẽ là khúc giáng ca ngọt ngào mà tác giả hiếm hoi thể hiện cho bạn đọc vì một ngày mai tươi sáng.

Hết tập 1, đã xong màn dạo đầu, và hành trình của các bạn trẻ cũng mới chỉ ở bước đầu tiên!


Có vẻ như tác giả rất giỏi khi miêu tả một thế giới đầy biến động với chiến tranh vùng Trung Đông, chiến tranh Việt Nam, nạn phân biệt chủng tộc, … Tuy nhiên, sống trong một hiện thực tàn khốc như thế, những thanh niên vỡ mộng về một cuộc sống màu hồng chỉ còn biết cách chạy trốn. Trong suốt tập 1, chàng trai trẻ Joe chỉ biết trốn quân dịch, không thèm đấu tranh cho nó, Britta thì không có ý định trở về nhà để làm một cái gì đó tươi sáng hơn cho nơi cô được sinh ra, Monica chết sau hành trình phiêu bạt, các đại diện khác của những cuộc giải phóng dân tộc ở châu Phi cũng…chẳng làm gì khá hơn.

Các bạn trẻ phản kháng với xã hội rất tốt, nhưng chưa góp phần xây dựng nó trở nên tốt đẹp hơn. Và rõ ràng là tác giả cũng không có giải đáp cho những bài toán của hiện thực đương thời, một thế giới bất ổn và nhiều nguy cơ bùng nổ


[Tập 2] Đêm phương nam ở Tây Ban Nha, Bò tót & Rừng rậm châu Phi đầy ám ảnh


Thay cho lời kết: Đôi điều về tác giả & tác phẩm

James Albert Michener là nhà văn nổi tiếng người Mỹ với trên 40 đầu sách. Ông từng học và giảng dạy ở nhiều trường đại học, nhận bằng thạc sỹ văn chương năm 1937 và có hơn 30 học vị tiến sĩ danh dự về nhân văn, luật, thần học & khoa học.

Các tác phẩm của Michener bán được gần 80 triệu bản trên khắp thế giới, nhiều lần được chuyển thể thành phim và nhận rất nhiều giải thưởng văn học uy tín (Giải Pulitzer, giải Franklin, Huy chương Vàng của Viện nghiên cứu Tây Ban Nha, giải Einstein của Einstein Medical College…)

Michener đã tặng hơn 100 triệu đô la tiền nhuận bút cho một số trường đại học, thư viện, viện bảo tàng, chương trình nghiên cứu…

Bảo tàng Nghệ thuật ở Doylestown, Pénsylvania, quê ông mang tên tên Michener.

Sáu người đi khắp thế gian (tên gốc là The Drifters) được xuất bản năm 1971 và suốt sáu tháng liền nằm trong danh sách những tác phẩm bán chạy nhất New York.



10.4.18

bài văn tả Bố

Phanblogs Bài văn tả bố của cô bé lớp 5:
"Ai cũng bảo người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất. Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi.

Phanblogs Bài văn tả bố của cô bé lớp 5:
Phanblogs Bài văn tả bố của cô bé lớp 5:
Phanblogs Bài văn tả bố của cô bé lớp 5:

Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu "lầy".

Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.

Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.

Nhưng bố em sẵn sàng kí vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3,4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em "cày" Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn ipad vào cuối tuần với lí do là: "cho nó giải trí thêm chút"; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để "giúp nó giảm stress",…

Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: "Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?", "Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!", "Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!",… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.

Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ,…

Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc "Papa" luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, "Papa" nhé!


7.4.18

Làm thế nào để buông bỏ

Phanblogs “Buông bỏ” không phải là “từ bỏ”, bản chất của hai chữ này không giống nhau, kết quả cũng khác nhau. Chọn ‘buông bỏ’ hay ‘từ bỏ’ là cách bạn quyết định cuộc đời mình hạnh phúc hay lụi tàn…  


“Buông bỏ” là một người tìm kiếm cơ hội trưởng thành. “Từ bỏ” thì cho thấy một người tìm kiếm chỗ để trốn tránh. “Buông bỏ” là vì nhìn thấy bản thân mình cao quý hơn sự việc, vì vậy mà buông bỏ sự việc đó. “Từ bỏ” là vì không thể buông bỏ được sự việc, cuối cùng đành phải từ bỏ chính mình. Người khôn biết phải buông bỏ, kẻ dại chỉ có từ bỏ.

Làm thế nào để buông bỏ

Một người tìm đến một vị hòa thượng để được giải thoát.

Anh ta nói:"Con không bỏ xuống được một số việc, cũng không bỏ xuống được một số người"

Vị hòa thượng nói: "Không có gì là không bỏ xuống được". "Mà do mình cố tình không bỏ xuống"

Hòa thượng đưa cho anh ta một chén trà, sau đó đổ nước nóng vào chén trà ấy, đổ đến khi nước chảy tràn cả ra ngoài. Người kia bị bỏng, lập tức buông tay ra...

Vị hòa thượng nói: "Trên thế giới này không có chuyện gì là không thể bỏ xuống. Đau tự nhiên sẽ buông..."

5.4.18

Biển số xe các tỉnh ở Việt Nam

Biển số xe các tỉnh ở VN Biển dân sự chỉ bắt đầu từ 11

Biển số xe các tỉnh ở Việt Nam
(Theo Phụ lục 2 Thông tư 15/2014/TT-BCA)
Thử đọc và kiểm tra xem bạn đã nhớ đươc biển số của những tỉnh nào trong bảng dưới nhé.
STT
Tên địa phương
Ký hiệu

STT
Tên địa phương
Ký hiệu
1
Cao Bằng
11

33
Cần Thơ
65
2
Lạng Sơn
12

34
Đồng Tháp
66
3
Quảng Ninh
14

35
An Giang
67
4
Hải Phòng
15-16

36
Kiên Giang
68
5
Thái Bình
17

37
Cà Mau
69
6
NamĐịnh
18

38
Tây Ninh
70
7
Phú Thọ
19

39
Bến Tre
71
8
Thái Nguyên
20

40
Bà Rịa - Vũng Tàu
72
9
Yên Bái
21

41
Quảng Bình
73
10
Tuyên Quang
22

42
Quảng Trị
74
11
Hà Giang
23

43
Thừa Thiên Huế
75
12
Lào Cai
24

44
Quảng Ngãi
76
13
Lai Châu
25

45
Bình Định
77
14
Sơn La
26

46
Phú Yên
78
15
Điện Biên
27

47
Khánh Hòa
79
16
Hòa Bình
28

48
Cục CSGT ĐB-ĐS
80
17
Hà Nội
Từ 29 đến 33 và 40

49
Gia Lai
81
18
Hải Dương
34

50
Kon Tum
82
19
Ninh Bình
35

51
Sóc Trăng
83
20
Thanh Hóa
36

52
Trà Vinh
84
21
Nghệ An
37

53
Ninh Thuận
85
22
Hà Tĩnh
38

54
Bình Thuận
86
23
TP. Đà Nẵng
43

55
Vĩnh Phúc
88
24
Đắk Lắk
47

56
Hưng Yên
89
25
Đắk Nông
48

57
Hà Nam
90
26
Lâm Đồng
49

58
Quảng Nam
92
27
TP. Hồ Chí Minh
41; từ 50 đến 59

59
Bình Phước
93
28
Đồng Nai
39; 60

60
Bạc Liêu
94
29
Bình Dương
61

61
Hậu Giang
95
30
Long An
62

62
Bắc Cạn
97
31
Tiền Giang
63

63
Bắc Giang
98
32
Vĩnh Long
64

64
Bắc Ninh
99
Lưu ý: Nếu bạn nhìn thấy biển số 80 thì đó không phải của tỉnh nào theo bảng trên, mà là biển do Cục cảnh sát đường bộ cấp cho một số cơ quan tổ chức nhất định (xem chi tiết phía dưới).
Bạn có thể in hình dưới đây và tra cứu cho nhanh biển số xe các tỉnh thành phố:
Biển số xe các tỉnh ở Việt Nam

Biển đỏ của Bộ Quốc Phòng


AT ... Binh đoàn 12
AD ... Quân Đoàn 4 , Binh đoàn cửu long
BB ... bộ binh
BC ... Binh chủng Công Binh
BH ... Binh chủng hoá học
BS ... binh đoàn Trường Sơn
BT ... Binh chủng thông tin liên lạc
BP .... Bộ tư lệnh biên phòng
HB ... Học viện lục quân
HH ...Học viện quân y
KA .. Quân khu 1
KB ... Quân khu 2
KC ... Quân khu 3
KD ... Quân khu 4
KV ... Quân khu 5
KP ... Quân khu 7
KK ... Quân khu 9
PP... các quân y viện
QH ... Quân chủng hải quân
QK , QP ... Quân chủng phòng không không quân
TC ... Tổng cục chính trị
TH ... tổng cục hậu cần
TK .... Tổng cục công nghiệp quốc phòng
TT ... Tổng cục kỹ thuật
TM ... Bộ tổng tham mưu
VT ... Viettel


Những xe mang biển 80 gồm có:


Các Ban của Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Bộ Công an; Xe phục vụ các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ; Bộ ngoại giao; Viện kiểm soát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; Đài truyền hình Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Báo nhân dân; Thanh tra Nhà nước; Học viện Chính trị quốc gia; Ban quản lý Lăng, Bảo tàng, khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh; Trung tâm lưu trữ quốc gia; Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên;Người nước ngoài;Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Kiểm toán nhà nước

Một số biển đặc biệt:


NN = nước ngoài: gồm có số có 2 chữ số: địa điểm (tỉnh) đăng ký
số có 3 chữ số: mã nước (quốc tịch người đăng ký)
3 số khác ở bên dưới: số thứ tự đăng ký

NG = Ngoại Giao = xe bất khả xâm phạm (tất nhiên xâm phạm được, nhưng phải có sự đồng ý của các cán bộ cao cấp nhất VN và được sự đồng ý của Đại Sứ Quán nước đó.

các biển A: xe của Công An - Cảnh Sát tương ứng với các tỉnh
ví dụ: 31A = xe của Công An - Cảnh Sát thành phố Hà Nội