Search

14.6.13

Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Phanblogs Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam?


Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph. Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội cộng sản chủ nghĩa.Đồng thời C.Mác và Ph. Ănghghen cũng dự báo trên những nét lớn về những đặc trưng cơ bản của xã hội mới, đó là: có lực lượng sản xuất xã hội cao; chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu; sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội, sự phân phối sản phẩm bình đẳng; sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và chân tay bị xóa bỏ…Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cần phải qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp hay giai đoạn đầu và giai đoạn sau hay giai đoạn cao. Sau này V.I.Lênin gọi giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản. C.Mác gọi giai đoạn đầu xã hội chủ nghĩa là thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản


Theo các nhà kinh điển của CN Mác-Lênin, có 2 con đường quá độ lên CNXH.


Trực tiếp: đi lên CNXH từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao.


Gián tiếp: đi lên CNXH phát triển còn thấp hoặc những nước tiền tư bản.






Hồ Chí Minh đã chỉ ra Việt Nam thuộc loại hình quá độ gián tiếp.Đặc điểm HCM khẳng định lớn nhất khi nước ta bước vào quá độ là từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN -> đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn khó khăn phức tạp và chi phối tất cả những đặc điểm khác.


Bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được thể hiện tập trung ở mục tiêu của nó là nâng cao đời sống nhân dân. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm làm sao cho dân ăn no, mặc ấm, được học hành, chữa bệnh, giải trí


Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay:


1. Làm cho dân có ăn.


2. Làm cho dân có mặc.


3. Làm cho dân có chỗ ở.


4. Làm cho dân có học hành.


Rõ ràng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy mục đích nâng cao đời sống cho nhân dân làm trung tâm chi phối mọi hoạt động kinh tế của Đảng và Chính phủ.


Trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, cũng như đối với việc nâng cao đời sống của nhân dân. Trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh!”.


Vào những năm đất nước bước vào giai đoạn chuẩn bị cho nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch dài hạn công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”.


Từ năm 1945-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát triển kinh tế, phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.






Cuối cuộc kháng chiến (1953) Hồ Chí Minh viết tác phẩm Thường thức chính trị. Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự do): Một là, kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. Hai là, kinh tế quốc doanh, có tính chất chủ nghĩa xã hội. Ba là, các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã mua bán, có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Các hội đổi công ở nông thôn, cũng là một loại hợp tác xã. Bốn là, kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, họ thường tự túc ít có gì bán và cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu. Năm là, kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế. Sáu là, kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội.


Hồ Chí Minh cho rằng thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH


Nước ta là một nước lạc hậu, qua nhiều năm chiến tranh lực lượng sản xuất chưa phát triển, cần làm kinh tế nhiều thành phần để đảm bảo đời sống nhân dân, cung cấp kịp thời cho kháng chiến. Do đó tất yếu phải phát triển kinh tế nhiều thành phần.


Năm 1953, Hồ Chí Minh đã nói: Nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tại vùng tự do. Đó là:


+ Kinh tế địa chủ, phong kiến bóc lột địa tô.


+ Kinh tế quốc doanh có tích chất XHCN


+ Kinh tế HTX tiêu thụ, HTX cung cấp, các tổ đổi công ở nông thôn có tính chất nửa XHCN


+ Kinh tế cá nhân của nhân dân và thợ thủ công mỹ nghệ


+ Kinh tế tư bản tư nhân


+ Kinh tế tư bản quốc gia (tư bản nhà nước)


Do vậy, mục tiêu ban đầu của 6 thành phần kinh tế đó là làm sao cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, làm cho dân được học hành.


Để duy trì 6 thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra 4 chính sách mấu chốt:


+ Công tư đều lợi.


+ Chủ thợ đều lợi.


+ Công nông đều lợi.


+ Lưu thông trong ngoài.


Hồ Chí Minh nhất quán với quan điểm xây dựng, phát triển và sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta. Chính sách Người nêu đối với các thành phần kinh tế lúc này là: .


A.Kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân. Cần phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên.


B.Các hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển. Hợp tác hoá nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cần phát triển từng bước vững chắc tổ đổi công và hợp tác xã.


C.Kinh tế cá nhân, nông dân, thợ thủ công nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện.


D.Tư bản tư nhân ,tư sản công thương, Nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước


E.Tư bản nhà nước công tư hợp danh nhà nước khuyến khích và giúp đỡ các nhà tư bản đi theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức khác; Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.


Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại suốt thời kì quá độ là vì 2 lý do sau:


- Các thành phần kinh tế cũng là sự biểu hiện của các quan hệ sản xuất khác nhau.


- Khi chế độ xã hội đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nó đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất còn manh mún. Những mảnh vụn ấy của xã hội cũ sẽ được cải tạo chuyển dần lên CNXH.


Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ quá độ lên CNXH không kinh qua CNTB là quá trình cách mạng lâu dài, gian khổ, phức tạp, phải tiến dần từng bước lên CNXH. Cách mạng XHCN là nhằm xoá bỏ chế độ người bóc lột người ở nước ta nhằm đem lại đời sống ấm no cho dân ta. Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu công cuộc biến đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn đánh giặc. Chúng ta không những phải đấu tranh với kẻ địch chống lại cách mạng XHCN, đấu tranh với nghèo nàn đói khổ, dốt nát… mà còn phải từ bỏ những thói quen, truyền thống lạc hậu, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến lên. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một thời kỳ lịch sử mà ”Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài ”


Tư tưởng phát triển nhiều thành phần kinh tế của HCM ko chỉ đáp ứng kịp thời cho cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc mà còn là tư tưởng chiến lược về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta


Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài của các thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng suốt những quan điểm mácxít của Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ. Mặt khác với đường lối xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh của toàn dân tộc có liên minh công nông trí thức làm gốc cùng tiến vào thời kỳ mới của dân tộc – xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, hoàn thành khát vọng của dân tộc: Độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc cho toàn dân. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nề kinh tế nhiều thành phần của HCM vẫn là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước






Tài liệu tham khảo :


1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và đào tạo. NXB Chính trị quốc


gia. H, 2011. Các trang 9-24.


2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bộ Giáo dục và


đào tạo. NXB Chính trị quốc gia. H, 2011. Các trang 9-24.


3. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị


quốc gia. H, 2011. Các trang 9-24.


4. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo


trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin. NXB Chính trị quốc gia. H,


2003. Các trang 18- 19.


5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.


Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Các trang 88, 127.