Search

29.10.19

Thân giáo

Phanblogs Thân giáo, Gia giáo, Khẩu Giáo, Ý Giáo


Thuở xưa có một nhà sư sống ẩn dật tại một triền núi, được mọi người xem là đạo cao đức trọng. 
Một hôm nhà sư tiếp một bà lão cùng cậu con trai của bà. 
Bà lão thưa: 
- Bạch sư! Thằng bé này mắc phải cái tật là thích sưu tầm hoa kiểng. Nó đã làm cho tôi tốn hao không biết bao nhiêu là tiền của trong cái thời củi quế gạo châu này... Xin sư làm ơn chữa trị hoặc răn dạy dùm kẻo tội nghiệp cho tôi cùng vợ con nó… hic…
Nhà sư ngẫm nghĩ giây lâu nói: 

- Bà hãy dắt nó về khoảng nửa tháng sau trở lại tôi sẽ giúp cho. 
Bà lão y lời. Đến hẹn gặp lại, nhà sư chỉ thốt một câu đơn giản: 
- Đó là một thú vui hao tài tốn của con hãy bỏ đi, để tiền mà thờ mẹ nuôi con. 
Bà lão nghe xong bất bình: 

- Tưởng Thầy có phương cách gì té ra chỉ có bao nhiêu lời đó. Thế sao thầy không làm ơn nói dùm ngay bữa trước mà còn hẹn đến hôm nay!? Đường xá xa xôi biết là bao! 
Nhà sư mỉm cười, dắt mẹ con bà ra mảnh vườn sau sân chùa: 

- Chẳng giấu gì bà... tôi cũng mắc phải cái tật như cậu nhà đây! Nửa tháng gia hạn là thời gian để tôi bỏ cái cố tật đó. Nay mọi việc đã xong tôi mới dám mở miệng khuyên can cậu em này. 
Chàng trai từ đó ăn ở rất vừa lòng mẹ!

Lời bàn:

“Thân giáo” là cách giáo dục lấy bản thân của mình làm gương cho kẻ khác thay vì nói suông.

“Thân giáo” là cách giáo dục lấy bản thân của mình làm gương cho kẻ khác thay vì nói suông.
“Thân giáo” là cách giáo dục lấy bản thân của mình làm gương cho kẻ khác thay vì nói suông.

Tại sao trong các gia đình thời nay, anh bảo em không nghe, Cha bảo con không được, Thầy Cô dạy học trò không nổi… đó phần lớn là do chúng ta thiếu “thân giáo”.

Không nên đổ lỗi cho thời đại, đổ cho lớp trẻ ngang nghạnh ,cứng đầu, khó dạy bảo… mà chúng ta phải đi sâu vào vấn đề chính… vấn đề của chúng ta!

Làm sao dạy các em thành thật khi chúng ta mãi nói dối, làm sao dạy các em tiết kiệm khi Cha Mẹ cứ sống xa hoa.. Làm sao khuyên các em phải biết thương người khi chúng ta cứ vô tình với những mảnh đời bất hạnh… Làm sao dạy học sinh lòng quả cảm khi Thầy Cô cứ mãi đớn hèn!?

Không nên đổ lỗi cho thời đại, đổ cho lớp trẻ ngang nghạnh ,cứng đầu, khó dạy bảo… mà chúng ta phải đi sâu vào vấn đề chính… vấn đề của chúng ta!
Không nên đổ lỗi cho thời đại, đổ cho lớp trẻ ngang nghạnh ,cứng đầu, khó dạy bảo… mà chúng ta phải đi sâu vào vấn đề chính… vấn đề của chúng ta!


Các em tuy có thể còn nhỏ nhưng không phải không biết nhìn nhận. Mỗi một hành vi, lời nói của người lớn đều âm thầm gieo rắc vào tâm hồn các em từng chút một, chất chứa lâu ngày sẽ góp phần định hình nhân cách của các em ngày sau. Để rồi một ngày đẹp trời nào đó, đùng một cái chúng ta nhận ra con mình không biết nghe lời, em mình cộc cằn ngang bướng… đâu dè rằng chính ta chứ không phải ai khác đã góp một phần không nhỏ của kết quả ngày hôm nay của con em mình!







namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa nghĩa là gì

Phanblogs namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa nghĩa là gì


Trong quyển "Kho Tàng Pháp Học" (của Thái Lan, do Đại Đức Ngộ Giới phiên dịch), chúng ta thấy ghi xuất xứ của nó từ bốn quyển Kinh:
1- Chú giải Trường Bộ Kinh Sumangalavilasinī,
2- Tiểu Tụng (Khuddakapadha),
3- Paramatthajotika và
4- Nidāsamyutta. Nguyên văn Pāli (Nam Phạn) là:

"NAMO sātāgirī yakkho
TASSA ca asurindako
BHAGHAVATO mahārājā
Sakko ARAHATO tathā
SAMMĀSAMBUDDHASSA mahā-brahmā
Ete pañca namassare".

namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa
namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa


Nghĩa:

Chúa loài Dạ Xoa, kính lễ Phật bằng tiếng Namo
Chúa A Tu La, kính lễ Phật bằng tiếng Tassa
Tứ Đại Thiên Vương, kính lễ Phật bằng tiếng Bhagavato
Vua Trời Đế Thích, kính lễ Phật bằng tiếng Arahato
Đại Phạm Thiên, kính lễ Phật bằng tiếng Sammāsammabuddhassa

Giải nghĩa theo từng từ ngữ:
- Namo = Thành kính
- Tassa = vị ấy
- Bhagavato = Thế Tôn. Nên chúng ta thường tụng: Đức Thế Tôn hiệu Bhaghavato bởi Ngài đã siêu xuất Tam giới tức là Ngài không còn luân hồi lại nữa.
- Arahato= Ứng Cúng. Nên chúng ta thường tụng: Đức Thế tôn hiệu Araham bởi Ngài đã xa lìa các tội lỗi nên tiền khiên tật thân và khẩu của Ngài đều được trọn lành.
- Sammāsammabuddhassa = Chánh Biến Tri. Nên chúng ta thường tụng: Đức Thế tôn hiệu Sammāsammabuddhassa bởi Ngài đã thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, tự Ngài ngộ lấy, không thầy chỉ dạy.

Trong bất cứ nghi lễ lớn hoặc nhỏ, câu kệ lễ Phật trên đều được xướng tụng để mở đầu cho khóa lễ, thường là hai thời khóa công phu chiều và sáng, và trong các nghi thức dâng y Kathina, khóa kinh phúc chúc đến Phật tử, nghi thức thuyết pháp, khi Phật tử cúng dường đến Tam Bảo, v.v. 

Các nước trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy trên thế giới đều cử hành nghi thức xướng câu kệ Namo...lễ Phật giống nhau. 

namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa nghĩa là gì
Thông thường, mọi người đều tụng câu kệ này đúng ba lần. Chư Tăng Ni và Phật tử Phật giáo Nguyên thủy đều biết đọc và tụng bài này. Thậm chí nếu ta muốn biết người nào đó có phải là Phật tử Nam tông (Theravada) hay không, ta chỉ cần hỏi xem người ấy có biết tụng bài kệ Namo...lễ Phật. Bài kệ này rất quan trọng, có nhiều ý nghĩa và giá trị.