Search

21.1.24

BA ĐỘNG CƠ SỐNG ĐỜI CỦA THIÊN HẠ

BA ĐỘNG CƠ SỐNG ĐỜI CỦA THIÊN HẠ

Trong Tăng Chi Kinh nói trên đời có 3 hạng người:
Attādhipateyya (lấy mình làm trọng).
Lokādhipateyya (lấy đời làm trọng).
Dhammādhipateyya (lấy Pháp làm trọng).
Đây là 3 động cơ để sống đời của thiên hạ.
BA ĐỘNG CƠ SỐNG ĐỜI CỦA THIÊN HẠ



(1) Hạng thứ nhất, lấy mình làm trọng thì cái gì có lợi, thích, tiện, dễ dàng cho mình, thì mình làm.
Có một anh chàng đi uống rượu say về đứng loay hoay dưới cột đèn đường, bạn bè hỏi anh ta tìm gì ở đó, anh ta trả lời mất chìa khóa nhà. Họ hỏi mất ở đâu, anh ta trả lời mất gần quán rượu. Họ hỏi mất ở đó sao tìm ở đây, anh ta trả lời, vì chỗ đó không có đèn, chỗ này có đèn sáng nên anh ta tìm ở đây.
Nhiều khi mình giải quyết vấn đề không phải vì nhu cầu mà dựa vào điều kiện rất buồn cười. Có khi mình khổ quá, thay vì phải đi tìm giải pháp thích hợp nhất, mình lại đi tìm giải pháp trong khả năng của mình mà biết là không giải quyết được vấn đề gì hết, ví dụ buồn quá đi uống rượu. Rượu không giải quyết được vấn đề gì hết, chỉ làm cho mình ngủ, khi tỉnh táo thì khả năng đối phó bất trắc không có nhiều rồi mà còn uống rượu thì đưa mình vào tình trạng mất hẳn khả năng tự vệ, vậy mà khối kẻ trên hành tinh này, hễ đụng chuyện là uống rượu.
(2) Hạng thứ hai, lấy đời làm trọng là chuyện đúng sai nên làm hay không nên làm không cần biết, mà làm vì sĩ diện hão. Tôi không có cảm tình với những món đồ trang trí nội thất nặng nề, vì chỉ nghĩ làm sao có thể xê dịch để lau nhà quét bụi, cứng như vậy làm sao mà ngồi trên đó, lỡ va người vào đó cũng có thể bị tổn thương, và tôi biết có những người cũng cùng ý nghĩ như tôi, nhưng theo mốt thời thượng sính sử dụng gỗ quí phải sắm cho bằng người ta, kiểu sống như vậy là lấy đời làm trọng. Người VN có câu mô tả cho hạng này: “không làm nó nói mình lười. Làm lia làm lịa nó nói mình làm lấy le”.
(2) Hạng thứ ba, lấy Chánh Pháp làm trọng, đây mới là khuôn vàng thước ngọc. Chuyện thích hay không thích, đời đánh giá làm sao không quan trọng, mà quan trọng là có đúng tinh thần Chánh Pháp hay không.
Ở đây là tôi muốn tôn vinh tinh thần Chánh Pháp chớ không phải kêu gọi quí vị sống đạo cực đoan. Khi thấy việc đúng, việc hay muốn làm cũng phải xem bối cảnh một chút. Lấy Chánh Pháp làm trọng là phải sống đạo uyển chuyển, không sống đạo quá khích.
...
Sư Giác Nguyên giảng kinh Tương Ưng. ( Người ghi chép chưa rõ).
Ghi chú: 150
 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều