Search

20.4.19

Hướng dẫn thiền Anapana Sati nền tảng của Thiền Vipassana

Phanblogs Thiền Anapana Sati nền tảng của Thiền Vipassana
Quán Niệm Hơi Thở (Anapana Sati)
Bình Anson
 Ghi chú: Các đoạn chính của bài nầy được trích dịch từ một quyển cẩm nang tu thiền của ngài thiền sư U Acinna, người Miến Điện ("Light of Wisdom", W.A.V.E., Malaysia, 1996).

Anapana là gì? Anapana, theo ngôn ngữ cổ của Ấn Độ là hơi thở vào và hơi thở ra (Ana: hơi thở vào; Apana: hơi thở ra).

Phương pháp Anapana là phương pháp quan sát hơi thở vào và hơi thở ra của chính mình trong ý thức khách quan và trạng thái quân bình.
Anapana, theo ngôn ngữ cổ của Ấn Độ là hơi thở vào và hơi thở ra (Ana: hơi thở vào; Apana: hơi thở ra).
Anapana, theo ngôn ngữ cổ của Ấn Độ là hơi thở vào và hơi thở ra (Ana: hơi thở vào; Apana: hơi thở ra).


Đây là phương pháp đã có từ khoảng 3000 năm trước tại Ấn Độ và đến nay được chứng minh là phương pháp đem đến sự tập trung tâm trí và làm chủ cảm xúc cho con người một cách thực tiễn nhất, tác động tích cực đến khả năng tự kiểm soát suy nghĩ và định hướng hành vi của con người theo hướng chân-thiện-mỹ.

Thiền Anapana Sati nền tảng của Thiền Vipassana Quán Niệm Hơi Thở (Anapana Sati)

Thiền Anapana Sati nền tảng của Thiền Vipassana
Quán Niệm Hơi Thở (Anapana Sati)


Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên. Có người hỏi là ta nên định tâm vào hơi thở hay sự chạm xúc của hơi thở ? Câu trả lời là chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Sự chạm xúc là một đề tài thiền quán khác biệt, thuộc về pháp môn quán danh (quán danh-sắc). Đó là pháp quán Xúc giới và các tâm sở có liên quan. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệm vững mạnh và tuệ giác tri.








Bây giờ ta đem tâm vào hơi thở, hơi thở vào và hơi thở ra. Nếu thiền sinh không thể chú tâm vào hơi thở sau một vài buổi thiền, thì có thể tập đếm hơi thở. Việc nầy để giúp họ phát triển định lực. Thiền sinh đếm số sau mỗi hơi thở, như sau: "thở vào ... thở ra ... một", "thở vào ... thở ra ... hai", "thở vào ... thở ra ... ba", ... cho đến "thở vào ... thở ra ... tám". Có thể đếm từ năm đến mười, rồi trở lại số một. Tuy nhiên, thiền sinh nên đếm đến số tám rồi trở lại từ đầu. Số tám là để nhắc nhở chúng ta về Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo) mà chúng ta đang cố gắng hành trì để giác ngộ. Các bạn cần phải cương quyết không để phóng tâm, tâm lang thang chỗ nầy chỗ kia, trong khi đếm hơi thở. Chỉ chú tâm theo dõi hơi thở và đếm số, từ 1 đến 8 rồi trở lại 1 ... Qua việc chỉ chú tâm vào đếm hơi thở như thế, tâm sẽ trở nên an định hơn. Thông thường thì cần phải thực hành như thế trong một giờ để tâm được an định và vững chắc.



Sau đó, khi tâm an định, bạn có thể bỏ lối đếm hơi thở và chuyển sang giai đoạn kế. Nếu bạn thở vào một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Nếu bạn thở ra một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Tương tự, nếu bạn thở vào một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Nếu bạn thở ra một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Ở đây, dài hay ngắn là gì ? Đó là khoảng thời gian. Nếu cần một thời gian dài để thở thì đó là hơi thở dài. Nếu cần một thời gian ngắn để thở thì đó là hơi thở ngắn. Tuy nhiên, phải thở bình thường mà không cố gắng ép hơi thở. Không nên đặt tên nó là "dài" hay "ngắn". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Chỉ cần biết nó là hơi dài hay ngắn, nhưng lúc nào cũng phải chú tâm vào luồng hơi đang chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên. Không nên đem tâm đi theo luồng hơi vào trong thân thể hay chạy ra ngoài thân thể. Nếu thiền sinh để tâm theo dõi luồng vào trong thân hay ra ngoài thân thì sẽ không thể làm hoàn hão sự định tâm. Cần phải chú tâm ghi nhận hơi thở đang chạm xúc lỗ mũi hay môi trên trong một, hai, hoặc ba giờ.

Quán Thân - Phần Hơi Thở  Thiền Sư Zatila  tại Thiền Viện Phước Sơn  Mùa Thu 2015


Lần trước, Ngài Ngài đã giới thiệu cách thực hành Tứ Niệm Xứ (Quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp) một cách ngắn gọn trong phần Uddeso của kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ). Ngài tiếp tục giảng về phần Quán Thân trong phần Hơi Thở (ānāpānapabbaṃ), được Đức Phật giảng dạy thật chi tiết liên quan đến việc ngồi thiền.
Đức Phật nói : ‘‘Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati?”
Có nghĩa rằng :
”Này chư Tỳ Khưu, thế nào là vị Tỳ Khưu sống Quán Thân trong Thân?”
Thiền sinh nơi đây cũng được ví như Tỳ Khưu bởi vì chúng ta đang hành thiền với mục đích để thoát khỏi luân hồi.
Đức Phật nói tiếp :
“Idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā.”
Có nghĩa rằng :
“Này chư Tỳ Khưu ở đây vị Tỳ Khưu vào rừng tìm đến gốc cây hay nơi vắng vẻ, ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng thiết lập Chánh Niệm và hướng tâm đến đề mục. ”
Tỳ Khưu vào rừng tìm đến gốc cây hay nơi vắng vẻ. Nơi đây thiền sinh rời bỏ gia đình vào Thiền Viện và thực hành ở nơi vắng vẻ để phát triển Chánh Niệm…
“So satova assasati, satova passasati. Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto ‘dīghaṃ passasāmī’ti pajānāti. Rassaṃ vā assasanto ‘rassaṃ assasāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto ‘rassaṃ passasāmī’ti pajānāti"
Có nghĩa rằng :
“Với Chánh Niệm vị ấy thở vô và với Chánh Niệm vị ấy thở ra;  thở vô dài, vị ấy Hay Biết tôi thở vô dài;  thở ra dài, vị ấy Hay Biết tôi thở ra dài;  thở vô ngắn, vị ấy Hay Biết tôi thở vô ngắn;  thở ra ngắn, vị ấy Hay Biết tôi thở ra ngắn.”
‘Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati, ‘sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati, ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati.
Có nghĩa rằng :
“Vị ấy thực tập Chánh Niệm Hay Biết biết trọn vẹn từ đầu đến cuối hơi thở vào, vị ấy thực tập Chánh Niệm Hay Biết trọn vẹn từ đầu đến cuối hơi thở ra, chú tâm như thế vị ấy làm hơi thở vào còn thô thiển trở nên nhẹ nhàng, vi tế; chú tâm như thế vị ấy làm hơi thở ra còn thô thiển trở nên nhẹ nhàng, vi tế. ”