Search

6.6.13

Phân tích và làm rõ sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

Phanblogs
Phân tích và làm rõ sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.Đảng ta đã vận dụng tư tưởng này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam như thế nào?
Tài liệu tham khảo :
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và đào tạo. NXB Chính trị quốc
gia. H, 2011. Các trang 9-24.
2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bộ Giáo dục và
đào tạo. NXB Chính trị quốc gia. H, 2011. Các trang 9-24.
3. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị
quốc gia. H, 2011. Các trang 9-24.
4. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo
trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin. NXB Chính trị quốc gia. H,
2003. Các trang 18- 19.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Các trang 88, 127.


Bài làm :
Phần 1

Phân tích và làm rõ sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.

Để làm rõ được ý trên ta cần giải thích được tại sao trước Hồ Chí Minh nhiều nhà trí sĩ yêu nước Việt Nam cùng thời như : Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu vẫn đang trên đường tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc và vẫn chưa có kết quả ?
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
TIỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ
NHƯ HÀ NGHỊCH LỖ LAI XÂM PHẠM
NHỮ ĐẲNG HÀNH KHAN THỦ BẠI HƯ
bài thơ thần của Lý Thường Kiệt
· Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành

quyết chí ra đi tìm đường cứu nước tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu tranh

giải phóng dân tộc, bên cạnh đó truyền thống văn hoá dân tộc là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói đây là yếu tố nội sinh để người tiếp thu, vận dụng tinh hoa văn hoá nhân loại và đến với chủ nghĩa Mác- Lênin.



· Hồ Chí Minh đã rút ra kinh nghiệm thất bại của các phong trào yêu nước


· Nếu như C.Mác bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh tập trung bàn về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đây cũng chính là sự kế thừa, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Từ đó, lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc: con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ ghĩa xã hội

· Hồ Chí Minh tiếp cận những nhân tố về quyền con người trong “Tuyên ngôn độc

lập”1776 của nước Mỹ, “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”1791 của cách mạng

Pháp: Quyền bình đẳng, Quyền tự do, Quyền mưu cầu hạnh phúc. Hồ Chí Minh đã

khái quát, nâng cao thành quyền dân tộc, xây dựng trên hai cơ sở, truyền thống dân

tộc và cơ sở thời đại: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc

nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. điều này được thể hiện rất rõ trong hai ý tưởng chủ chốt :

· Quyền dân tộc tự quyết – điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

· Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất đất nước - nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ( hàn gắn non sông về một mối dù phải đánh đổi tất cả “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

Phân tích về quan hệ giai cấp và truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã

khẳng định: Chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩa yêu nước chân chính là một

động lực lớn của các nước thuộc địa

“Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ không phải chỉ là và chủ yếu là một cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở từng nước chống lại giai cấp tư sản ở nước mình; không phải thế, đó sẽ còn là cuộc đấu tranh của tất cả các nước thuộc địa và tất cả những nước bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, của tất cả các nước phụ thuộc chống lại chủ nghĩa đế quốc quốc tế”.

Từ đó Người kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”.

Hồ Chí Minh cũng khẳng định nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là độc lập tự do. Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu"

Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào Người nói: “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kêt thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Thực tiễn đã chứng minh những luận điểm đó là hoàn toàn đúng đắn và Hồ Chí Minh là người đã sớm nắm bắt được điều đó và phát huy tính sáng tạo đưa dân tộc Việt Nam đến con đường giải phóng thành công.
Phần 2



Đảng ta đã vận dụng tư tưởng này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam như thế nào?

Dưới đây là một số phương thức đang được Đảng vận dung trong công cuộc đổi mới và thực tiễn tình hình mới ở nước ta. không khó để nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và độc lập dân tộc trong đó

· Đảng đã đang và sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, XHCN

· Đảng đã cho thấy Đảng Cộng sản là một bộ phận hữu cơ, là hạt nhân lãnh đạo và là linh hồn của khối đại đoàn kết. Đoàn kết nội bộ Đảng là chỗ dựa, là cơ sở để đoàn kết dân tộc và khối đại đoàn kết dân tộc chỉ có thể xây dựng được khi đường lối cách mạng có mục tiêu, phương pháp phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của đại đa số nhân dân.

· Ta cũng nhận thấy chính sách ngoại giao khôn khéo với các nước lớn như Mỹ, Nga , Trung dựa trên cơ sở không phụ thuộc, giữ vững độc lập dân tộc và quyền tự quyết

· Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên cơ sở lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng , đồng thời phải thực hiện tốt các chính sách đối với từng giai cấp, tầng lớp xã hội, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.

· Coi trọng chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của các tầng lớp nhân dân, các vùng miền của đất nước, nâng cao dân trí.



· Coi trọng công tác vận động quần chúng, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, làm cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ đường lối, quan điểm, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước để mọi giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, mọi cá nhân hành động một cách tự giác góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

· Đề cao cảnh giác làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch mưu toan phá hoại khối đại đoàn kết, gây mất ổn định chính trị, chống “diễn biến hoà bình”

· Phát triển phong trào thi đua yêu nước và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh