Search

9.2.23

CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT

Đức Phật Ngài dạy rằng : Con rùa dưới biển một trăm năm nó mới trồi lên một lần, nó đã mù mà một trăm năm mới trồi lên, mà trên biển có một tấm ván có cái lỗ vừa khít cái đầu con rùa.


Bằng một cơ hội hãn hữu nào đó, vào một dịp nào đó khó ngờ nhất con rùa tình cờ nó chun cái đầu vào trong cái lỗ ván đó, Ngài nói rằng đây là một sự ngẫu nhiên mà vô cùng hiếm hoi. Và trong khi đó cơ hội làm người nó còn hiếm hoi hơn là sự tình cờ ấy nữa. Tuy nhiên đó là nói cho người không biết chánh pháp, hành giả tu tập Niệm Xứ thì mỗi lần sống chánh niệm là một lần thò đầu lên biển, cơ hội đi lên nhiều hơn những người không có tu tập, giống như con rùa mù trăm năm mà trồi đầu một lần, nhờ vậy cho nên mình cũng đỡ sợ.

- Sư Giác Nguyên giảng.

CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT



===
KINH HIỀN NGU (BÀLAPANDITA SUTTA)
...
Này các Tỷ-kheo, với rất nhiều pháp môn, Ta nói về các loại bàng sanh, nhưng thật khó nói cho được đầy đủ, này các Tỷ-kheo, vì đau khổ ở loài bàng sanh quá nhiều.
Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc cây có một cái lỗ trên biển, một ngọn gió từ phương Đông thổi nó trôi qua phía tây; một ngọn gió từ phương Tây thổi nó trôi qua phía đông; một ngọn gió từ phương Bắc thổi nó trôi qua phía nam; một ngọn gió từ phương Nam thổi nó trôi qua phía bắc. Rồi có một con rùa mù, cứ một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Con rùa mù ấy có thể đút cổ nó vào trong lỗ cây này được không? 
- Nếu có được chăng nữa, bạch Thế Tôn, thời chỉ được một lần, sau một thời gian rất lâu dài.
- Còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy có thể chui cổ vào khúc cây có lỗ hổng kia; nhưng này các Tỷ-kheo, ta tuyên bố rằng còn khó hơn được làm người trở lại, một khi người ngu bị rơi vào đọa xứ. Vì sao vậy? Vì ở đấy, này các Tỷ-kheo, không có pháp hành, an tịnh hành, thiện hành, phước hành. Này các Tỷ-kheo, ở đây chỉ có ăn lẫn nhau và ăn thịt kẻ yếu.
...
Ghi chú: Theo nghiên cứu khoa học của tiến sĩ Binazir Ali từ trường đại học Harvard kết luận rằng xác suất bạn được sinh ra trên thế giới này là 1 trong 400 triệu tỷ. Ông cũng khẳng định có sự tương đồng giữa quan niệm Phật Giáo xưa và khoa học hiện đại về khả năng tồn tại của một người.
Theo lý giải khoa học, ông kết luận rằng: xác suất để con rùa trồi lên mặt nước ngay trong lòng cây khô là 1 trên 700 triệu tỷ.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian