Search

5.10.15

Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận

Phanblogs Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận

Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.

Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1 căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.
Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối, có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.

Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: "Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này".

Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.

Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nườc vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không?

Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước vào cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ....chẳng có gì xảy ra cả!

Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa .... nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.
Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận

Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây.

Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: "Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận."


Dân di cư, dân tị nạn, xin tị nạn là như thế nào ?

Phanblogs Dân di cư, dân tị nạn, xin tị nạn là như thế nào ? 

Hình ảnh bé Aylan Kurdi, 3 tuổi chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gây ám ảnh về sự tàn khốc của khủng hoảng tị nạn.
Hình ảnh những con người sống trong sự bẩn thỉu nhơ nhuốc tại các bến tàu Budapest, hay ngày ngày mạo hiểm trèo qua hàng rào thép ở biên giới Hungary, hoặc vạ vật qua ngày ở Calais, Pháp đã tràn ngập trên báo đài suốt nhiều tháng nay. Thế nhưng, chỉ đến khi hình ảnh xác em bé Syria nằm trên bờ biển Bordun tại Thổ Nhĩ Kỳ được công bố, người ta mới thực sự quan tâm đến khủng hoảng tị nạn đang xảy ra bấy lâu nay.


Nhưng có một vấn đề, bạn có phân biệt được rõ thế nào là dân nhập cư, dân tị nạn và người xin tin nạn? Những từ này đang được sử dụng không nhất quán và thường bị nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về 3 bộ phận những người rời bỏ quê hương đi tìm miền đất mới này.

1. Dân di cư
Theo định nghĩa, dân nhập cư là bộ phận những người chuyển đến định cư tạm thời, hoặc vĩnh viễn từ một khu vực, quốc gia tới một nơi khác sinh sống. Có rất nhiều lý do để người ta di cư, ví dụ như một người đi tới lao động tại địa phương khác, hoặc muốn tìm đến một địa phương tốt hơn cho việc phát triển công việc, những người này gọi là "Di dân kinh tế". Bên cạnh đó, còn có những người di cư vì lý do gia đình, lý do học tập... Còn có những người di cư vì mục đích chạy trốn tranh chấp hoặc trốn khỏi hoàn cảnh bị ngược đãi, nhóm người sẽ được gọi là "dân tị nạn".




Làn sóng di cư bùng nổ tại các nước nghèo.

Mặc dù cụm từ "dân di cư" từng mang ý nghĩa trung lập, thế nhưng trong thời gian gần đây cụm từ này dần bị biến tướng, mang ý nghĩa xấu với mục đích công kích và rất nặng mùi thành kiến. Tháng 8 năm nay, những người vượt Địa Trung Hải đến một vùng đất khác sẽ không còn được tính là "dân di cư" nữa, bởi theo thống kê của Liên hợp quốc, phần lớn người chết đuối khi cố tiến vào bờ biển Châu Âu đều là người chạy trốn chiến sự, ngược đãi và đói nghèo.

Tranh cãi cũng nổ ra khi người ta bắt đầu đem so sánh về mặt thuật ngữ giữa hai cụm từ "dân di cư" và "dân nhập cư". Ý nghĩa chung của từ di cư là hành động chuyển tới định cư tại một địa phương khác, trong khi "nhập cư" lại có phạm trù ý nghĩa nhỏ hơn, chỉ là một người chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh sống vĩnh viễn.

Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), ước tính trong năm 2013 đã có tới 232 triệu người, tương đương 3,2% dân số thế giới sống ngoài quốc gia nơi họ sinh ra. Tỷ lệ di cư trong nước tại các quốc gia cũng ngày càng tăng mạnh.

2. Dân tị nạn
Một người được tính là dân tị nạn khi họ buộc phải rời bỏ quốc gia đang sinh sống nhằm mục đích chạy trốn khỏi chiến tranh, sự ngược đãi, hoặc thảm họa thiên nhiên. Năm 1951, Công ước về vị thế của người tị nạn ra đời, chỉ rõ định nghĩa về thế nào là một người tị nạn, quyền lợi của họ ra sao và nghĩa vụ pháp lý của họ là gì.

Theo Công ước, định nghĩa về người tị nạn là: " Một người có sự sợ hãi có cơ sở bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị, đang ở ngoài đất nước mà người đó có quốc tịch và không thể, hoặc, do sự sợ hãi như­ vậy, không muốn tiếp nhận sự bảo vệ của quốc gia đó; hoặc người không có quốc tịch đang sống ở ngoài quốc gia mà trước đó hä đã từng cư trú do kết quả của những sự kiện đó mà không thể, hoặc do sự sợ hãi, mà không muốn trở lại quốc gia đó."




Dân tị nạn tập trung bên ngoài ga tàu hỏa Budapest chờ một chuyến đi tới các nước Châu Âu khác.

Không một thời điểm nào trong lịch sử lại chứng kiến cảnh nhiều người buộc phải rời khỏi tổ ấm của mình tìm một vùng đất mới để tránh chiến tranh, ngược đãi hơn thời điểm hiện tại. Theo số liệu từ Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc, số người phải rời khỏi nơi sinh sống tính đến cuối năm 2014 đã chạm tới con số 59.5 triệu người, trong khi 1 thập kỷ trước con số đó chỉ là 37.5 triệu người, chủ yếu do động đất núi lửa, khủng hoảng chính trị, quân sự gia tăng tại các nước Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu, Châu Á.

Một trong những hệ quả rõ ràng nhất trong việc xung đột leo thang trên thế giới đó là người dân tại các nước bất ổn buộc phải tìm những biện pháp liều lĩnh nhất để thoát khỏi quốc gia mình đang sinh sống tới một vùng đất mới, phổ biến nhất là sử dụng thuyền băng qua đại dương. Ít nhất đã có 2000 người chết khi cô băng qua Địa Trung Hải tới các nước Châu Âu trong năm 2015.

3. Người xin tị nạn
Đây là những người đang đệ đơn tới một quốc gia để xin được tị nạn và đang đợi quyết định chính thức từ chính quyền nước nộp đơn sẽ chấp nhận hay từ chối họ. Nếu đơn xin tị nạn bị từ chối, hoặc người đệ đơn không thỉnh cầu được hưởng sự bảo vệ trong lúc chờ quyết định khác, họ sẽ phải tự nguyện rời khỏi nước sở tại trở về quốc gia mà họ mang quốc tịch, hoặc sẽ bị buộc phải về nước. Thông thường, khi tình hình quốc gia chưa có chuyển biến tốt, việc trở về này sẽ rất nguy hiểm.




Rất nhiều người bị bác đơn xin tị nạn tại Anh.





Một điều quan trọng khác, những người xin tị nạn đã từng có tiền án sử dụng hộ chiếu giả, hoặc cố tình trốn khỏi đất nước thông qua đường du lịch sẽ không có nhiều cơ hội được chấp thuận đơn xin tị nạn. Gia đình cậu bé Aylan chính là một trường hợp tiêu biểu cho việc bị từ chối đơn xin tị nạn. Chị gái của anh Abdullah, cô Teema Kurdi đã tài trợ cho gia đình 4 người tới Canada tị nạn và đoàn tụ với mình, tuy nhiên do một số sự phức tạp trong tình hình Thổ Nhĩ Kỳ, visa đã không đến tay gia đình Syria. Đây chính là nguyên nhân khiến họ phải liều lĩnh sử dụng thuyền cao su vượt Địa Trung Hải, mong tới được đảo Kos, Hi Lạp nhưng không may gặp bi kịch khi chỉ mới ra khơi được 4 phút.




Những người thất bại trong việc xin tị nạn tại các quốc gia buộc phải sử dụng các biện pháp tiêu cực nhất để thoát khỏi quốc gia đang sinh sống.

Theo các báo cáo, quốc gia có nhiều người xin tị nạn nhất là Đức, với khoảng 173.000 người nộp đơn. Mỹ đứng thứ hai với 121.000 đơn xin tị nạn được gửi đến, trong khi đó con số này ở Anh là 31.300 người, chiếm khoảng 0.24% dân số đảo quốc sương mù. Cuối năm 2014, tại Anh tổng cộng có 117.161 người tị nạn, 36.383 đơn xin tị nạn đang chờ giải quyết và 16 người không rõ vị thế.

Phần lớn số người tị nạn sẽ ở lại quốc gia mà họ tới, cũng có nghĩa là 86% số người tị nạn đang "trọ" tại các nước đang phát triển.


Vợ

Phanblogs
1. Tháng trước vợ cho một triệu tiêu vặt, cuối tháng hỏi tiền tiêu những khoản nào rồi. Mua bộ đồ lót cho vợ hết 500k, mua cây thuốc lá cho bố vợ hết 200k, đổ xăng hết 150k, cắt tóc hết 50k, mua hai lon Coca hết 40k, còn 60k tiêu gì ko tài nào nhớ nổi. Vợ nghe thế liền nổi trận lôi đình, bắt tôi đi lau nhà. Tôi hỏi tại sao thì vợ quát:“ Ông đem 60k đi chơi gái rồi phải ko?”

2. Đi du lịch với vợ, tối ngủ khách sạn, điện thoại reo ko ngừng, đủ các loại massage tẩm quất. Vợ tôi điên tiết nói: “Ranh con, định cướp nghề của chị mày hả?”

3. Vào nhà vệ sinh ko cần đóng cửa, đi tắm ko cần mang theo quần áo, muốn xì hơi lúc nào cũng đc, tóm lại vợ tôi ko coi tôi là người khác giới nữa. Nhiều lúc tủi lắm các bác ạ.

4. Sau khi kết hôn bốn câu hỏi lớn nhất của phụ nữ là: đẻ thưởng hay đẻ mổ, sinh một hay sinh hai, làm sao để vừa lòng mẹ chồng, giải quyết thế nào nếu kẻ thứ ba xuất hiện.

5. Nghe mọi người bảo trước và sau khi cưới, tính nết anh chồng hoàn toàn khác hẳn. Tôi may mắn lấy đc anh chồng trước sau như một. Bất kể lễ tết sinh nhật gì, anh ta cũng chưa từng tặng quà cho tôi. Nhưng tôi giữ lương anh ta nên thích gì là mua thôi.

6. Anh em tuyệt đối ko đc để thẻ ngân hàng lọt vào tay chị em. Hối ko kịp đấy. Nhớ ngày xưa mới cưới vợ tôi lúc nào cũng “anh yêu”, “chồng yêu”, ko bao giờ tức giận, chiều chuộng tôi cả ngày lẫn đêm. Trong lúc nhất thời mất cảnh giác tôi đã giao thẻ ngân hàng cho cô ấy. Sau đó chỉ trong vòng ba tháng, cô ấy bảo tôi cút 382 lần, mắng tôi là lợn 276 lần, 194 lần bảo tôi đi chết đi, 87 lần quát “Tiểu tử nhà ngươi dám tạo phản hả”, 39 lần từ chối thẳng thừng khi tôi xin tiền tiêu vặt.

7. Con trai tôi hỏi cuộc sống hôn nhân là như thế nào, tôi bèn lấy ipod của nó, xoá hết những bài hát trong đó, chỉ để lại một bài, rồi bật chế độ chạy liên tục cho đến khi hết pin thì thôi.

8. Trước khi cưới, đi làm về thấy trong nhà sáng đèn thì lòng chợt nhẽ bẫng. Sau khi cưới, làm về thấy nhà vẫn sáng đèn thì hai chân nặng như đeo chì.

9. Trước khi cưới nàng bảo: “Tối nay anh rửa bát thì em sẽ chiều anh chút.” Sau khi cưới nàng nói: “Tối nay anh rửa bát thì em sẽ tha cho anh.”

10. Ngồi nhậu với anh em, vợ gọi giục về trông con, bực quá mới quát: “Tôi đang bận công chuyện, cô đừng có lằng nhằng!” Anh em vỗ tay khen hay. Về đến nhà bèn lao vào ôm chân vợ: “Vợ ơi anh biết lỗi rồi, tại anh em ngồi đấy, em cho anh ra oai một tí. Tuần này việc nhà anh lo tất, đừng giận em nhé.”

11. Quay về cuộc sống học sinh, tan ca là về nhà, đầu tháng lĩnh tiền tiêu vặt, cuối tháng kê khai chi tiết, mà thực chất còn nghèo hơn cả học sinh. Lau nhà nấu cơm, trông con đi chợ, cái gì cũng biết. Nếu chẳng may bị đuổi việc có thể đi làm bảo mẫu ngay đc.

12. Hai vợ chồng cãi nhau, chồng tức quá bảo: “Tôi mà về cái nhà này nữa thì tôi là con cô!” Nửa tiếng sau, anh chồng tay xách nách mang gõ cửa: “Mama, mở cửa, mua rau về rồi đây.”
13. Có thêm một bà mẹ nhưng lại ko đc đối xử như một đứa con.

14. Hồi trước nhà tôi nuôi một con chó, địa vị gia đình từ cao xuống thấp là vợ- con- chó- tôi. Sau con chó ốm qua đời, nhà lại nuôi một con mèo, lần này địa vị gia đình trở thành vợ- con- mèo- tôi.

15. Yêu nhau tám năm trời, vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn cuối cùng cũng đc bên nhau. Mỗi ngày xong việc là tôi lao về nhà ngay, việc nhà tôi lo tất, cũng ko lỡ để vợ đi làm, sau này có con tôi sẽ thuê người giúp việc chăm sóc nó, vợ tôi chỉ có trách nhiệm tận hưởng hạnh phúc mà thôi… Muỗi cắn đau quá, ko bịa đc nữa rồi, thôi đành mò về nhà vậy.

16. Muốn cưới thì cứ cưới, muốn độc thân thì cứ độc thân, đằng nào đến cuối cùng các người cũng hối hận cả thôi.

Dịch: Kiem Duong Nguồn: Trung Quốc