Search

28.4.19

30-4-1975

Phanblogs 30-4-1975 Bài học lịch sử dạy chúng ta rằng: Bất cứ triều đại nào, chế độ nào cũng chỉ là tạm thời, cũng chỉ là giai đoạn, đất nước và dân tộc mới là vĩnh cữu.

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam[1][2]. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền: miền Bắc do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý, miền Nam do Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hoà quản lý, trong suốt 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975.



Bức điện ghi ngày 7/4/1975 với nội dung “thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền nam, quyết chiến và toàn thắng. Truyền đạt tức khắc tới Đảng viên, chiến sỹ”, bên dưới ký một chữ Văn, được ra đời từ Tổng hành dinh chỉ huy chiến dịch nhà D67 trong khu vực thành cổ Hà Nội. Bức điện lập tức được giao ban cơ yếu mã hóa và được truyền đến chỉ huy các cánh quân tham gia giải phóng miền Nam.


30 tháng 4, 1975

Rác của những đôi giày trận trên đường ở ngoại ô Sài Gòn, do những người lính QLVNCH bỏ rơi khi cởi bỏ đồng phục của họ để che giấu lý lịch của họ. Người nhiếp ảnh gia nói "Tôi sẽ không bao giờ quên những đôi giày và những âm thanh ồn ào, đập đồm độp, thìn thịt khi chúng tôi lái xe đi ngang. Hàng chục năm chiến tranh đã qua, và cuối cùng chúng tôi đã có hòa bình.
Hình ảnh của: Dương Thanh Phong/Another Vietnam/National Geographic Books


Tháng 5, 1975

Những cụ già từ hai miền Bắc và Nam ôm nhau, vì đã còn sống để thấy Việt Nam thống nhất và chưa bị các cường quốc nước ngoài xâm chiếm.
Hình ảnh của: Võ Anh Khanh/Another Vietnam/National Geographic Books

Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam,
sau là quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam


Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam