Search

20.1.14

Samurai, Hiroshi Onoda

Phanblogs Samurai đảm trách nhiều vai trò ở nhật bản. Tuy nhiên, họ được biết đến nhiều nhất trong vai trò của chiến binh. Nhưng những gì làm cho một samurai khác với các chiến binh khác trên thế giới?

Có 4 yếu tố để làm nên một samurai


  • Samurai là một chiến binh được đào tạo và có kĩ năng chiến đấu tốt.
  • Samurai phục vụ daimyo (lãnh chúa) hay chủ tướng, với lòng trung thành tuyệt đối, thậm chí cho đến chết. Trong tiếng nhật samurai từ có nghĩa là, “những người phục vụ.”
  • Samurai là tầng lớp ưu tú, được coi là ở đẳng cấp cao hơn công dân thường và binh lính thông thường.
  • Cuộc sống của samurai tuân theo tinh thần Bushido (võ sĩ đạo), một hệ thống luân lý đề cao sự danh dự
Một cựu quân nhân Nhật Bản từng trốn trong rừng ba thập kỷ và từ chối tin rằng Thế chiến thứ 2 đã kết thúc, vừa qua đời ở Tokyo hôm 16/1 vì suy tim, hưởng thọ 91 tuổi.


Onoda trở nên nổi tiếng khắp thế giới, là người cuối cùng trong số vài chục quân nhân Nhật Bản quyết tử thủ, nằm rải rác quanh châu Á cuối chiến tranh thế giới thứ II.


Được đào tạo để trở thành một sĩ quan thông tin kiêm huấn luyện chiến thuật du kích, Onoda được điều tới Lubang, Philippines, vào năm 1944 với mệnh lệnh không bao giờ đầu hàng, không bao giờ tự sát và phải quyết kháng cự tới cùng cho đến khi viện binh tới. Ông và ba người lính nữa tuân theo những lời chỉ dẫn đó, rất lâu sau khi Nhật Bản bại trận vào năm 1945.


Sự tồn tại của họ được biết đến rộng rãi vào năm 1950, khi một trong số các quân nhân này rời khỏi rừng và trở về Nhật Bản. Những người còn lại tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự trong rừng, tấn công dân địa phương và thi thoảng còn chạm súng với quân đội Philippines.


Tokyo tuyên bố họ đã chết sau 9 năm tìm kiếm không thành công. Nhưng vào năm 1972, Onoda và một người lính còn sống khác đã tham gia vào một cuộc chạm súng với quân đội Philippines. Đồng đội thiệt mạng nhưng Onoda trốn thoát.

Hiroo Onoda giơ tay chào sau khi giao nộp thanh gươm quân đội ở đảo Lubang, Philippines, tháng 3/1974


Sự kiện gây sốc tại Nhật Bản và gia đình ông đã tìm tới Lubang với hy vọng thuyết phục được ông rằng chiến tranh đã kết thúc, nhưng không thành.

"Chúng ta đã thua sao?"




Thêm 4 năm nữa trôi qua và những người lính vẫn ở trong rừng. Nhưng có 1 người tên Yuichi Aktsu chịu đựng hết nổi. Ông này đào thoát ra ngoài, đầu hàng quân đội Philippines và trở lại Nhật Bản. Về quê ông báo với quân đội rằng vẫn còn 3 đồng đội tin vào việc chiến tranh đang diễn ra và vẫn kháng cự trong rừng.




Thêm 2 năm nữa trôi qua trước khi các bức ảnh gia đình và thư từ được thả xuống đảo Lubang. Onoda tìm thấy các kiện hàng, nhưng vẫn tin đây chỉ là âm mưu dụ ông ra khỏi rừng nên vẫn quyết tử tới cùng.




Một đồng đội của Onoda bị người Philippines giết vào năm 1954. Người khác sống thêm được 18 năm nữa trước khi bị bắn chết vào năm 1972.




Còn lại một mình, Onoda vẫn không đầu hàng. Ông tiếp tục tổ chức các cuộc đột kích cướp phá cho tới tận mùa Xuân năm 1974, khi một sinh viên Nhật Bản tên Noria Suzuki bắt liên lạc với ông. Suzuki nói rằng chiến tranh đã kết thúc từ lâu và dĩ nhiên Onoda không tin. Ông nói với Suzuki rằng sẽ không bao giờ đầu hàng, trừ phi nhận được mệnh lệnh từ cấp trên của mình.





Việc máy bay Mỹ thường xuyên lượn lờ trên bầu trời Philippines trong những năm diễn ra chiến tranh Việt Nam càng khiến ông tin rằng Thế chiến II chưa kết thúc ở châu Á.
Phải tới tận năm 1974, khi sĩ quan chỉ huy cũ của Onoda tới thăm ông trong rừng và ban lệnh rút lui, cuộc chiến của ông mới thực sự chấm dứt.


Khi được hỏi tại một cuộc họp báo sau khi trở về nước, rằng bản thân đã nghĩ gì trong 30 năm qua, Onoda nói với các phóng viên: "Tôi đang thực hiện mệnh lệnh".


Hòa nhập


Ông Hiroo Onoda sau khi trao lại kiếm quân sự cho Tổng thống Philippines để đầu hàng và rời khỏi khu rừng ở đảo Lubang tháng 3/1974. Ảnh: AP


Nhưng nước Nhật mà Onoda trở lại vào năm 1974 đã thay đổi quá nhiều. Đất nước khi ông rời đi còn đang nằm dưới chính quyền quân sự, tin rằng mình có quyền thống trị khu vực. Song rốt cục sau nhiều năm tiến hành chiến tranh, nền kinh tế nước Nhật lụi bại và người dân lâm vào cảnh đói ăn.


Khi Onoda trở về, Nhật Bản đang ở trong một cuộc bùng nổ kinh tế mạnh và đang chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa phương Tây. Nước này cũng công khai thừa nhận chính sách phát triển hòa bình. Onoda gặp khó khăn trong cuộc sống mới và năm 1975 đã di cư tới Brazil để kinh doanh trang trại.


Năm 1984, khi còn khá nổi tiếng, ông đã thành lập một trại huấn luyện thiếu niên và dạy thanh thiếu niên Nhật Bản kỹ năng sinh tồn mà ông có được trong 30 năm sống ở rừng.


Ông trở lại Lubang vào năm 1996 theo lời mời của chính quyền địa phương, dù có liên quan tới việc giết hàng chục người Philippines trong 3 thập kỷ "chiến đấu" ở đây. Ông quyên tặng tiền cho cộng đồng địa phương và số tiền được dùng để tạo một quỹ học bổng. Về cuối đời, ông sống an nhàn với sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn, được tôi luyện từ những năm tháng thử thách trong rừng.


Cho tới gần đây, ông Onoda vẫn bận rộn đi phát biểu khắp đất nước Nhật Bản. Năm 2013, ông đã xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia NHK.


"Tôi đã sống qua một kỷ nguyên được gọi là chiến tranh. Những gì người ta kể lại rất khác nhau qua từng thời đại", ông nói với NHK hồi tháng 5 năm ngoái. "Tôi cho rằng chúng ta không nên bị xoay chuyển bởi bầu không khí của thời đại mà cần tự suy ngẫm một cách điềm đạm".


Những trải nhiệm của ông cũng được thuật lại chi tiết trong cuốn sách: “Không đầu hàng. Cuộc chiến tranh 30 năm của tôi.” Thời báo Nhật Bản đã Nhật Bản đã trích dẫn lại một số điểm nổi bật của cuốn sách vào năm 2007.
Dưới đây là một vài ví dụ:
-          “Những người đàn ông không bao giờ nên so đo với phụ nữ. Nếu họ làm vậy, họ sẽ bị luôn cảm thấy thua thiệt.

Đó là bởi vì phụ nữ phải chịu đựng rất nhiều. Mẹ tôi đã nói như vậy, và bà ấy đã nói quá đúng.”

- “Nếu bạn có những trở ngại ở phía sau, ai đó cần phải đến và kéo bạn ra khỏi đó. Chúng ta cần bạn bè. Cảm giác thân thuộc bắt đầu từ khi bạn được sinh ra trong gia đình, và sau đó có những người bạn, hàng xóm, cộng đồng và quốc gia. Đó là lý do tại sao đất nước lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.”

- “Cuộc sống vốn không công bằng và mọi người thì không bình đẳng. Một vài người sẽ biết cách “ăn thịt” tốt hơn những người khác.”

- “Một khi bạn đã “đốt cháy” lưỡi mình trong món soup miso nóng, bạn thậm chí còn có thể thổi bay được cái lạnh của món sushi. Điều đó lý giải cách chính phủ Nhật Bản đang đối xử với Mỹ và các quốc gia khác.”
Onoda sinh tháng 3/1922 ở Wakayama, phía Tây Nhật Bản, theo tổ chức của ông cho biết. Ông lớn lên trong một gia đình có sáu anh chị em trong một ngôi làng gần biển.

Hiroyasu Miwa, một nhân viên của tổ chức ông Onodo thành lập vào năm 1984 cho biết ông Onodo chết vì viêm phổi vào chiều thứ 5, tại bệnh viện St.Luke, Tokyo. Ông đã lâm bệnh từ tháng 12.

Người lính trung thành Onoda chưa bao giờ hối tiếc về thời gian ông đã đánh mất.

“Tôi đã trở thành một sĩ quan và tôi đã nhận nhiệm vụ. Nếu tôi không làm theo, điều đó mới khiến tôi hối tiếc. Tôi là người có tính cạnh tranh.”

Hình ảnh samurai trong thời chiến