Search

30.1.24

DỤC TƯỞNG, SÂN TƯỞNG, HẠI TƯỞNG

DỤC TƯỞNG, SÂN TƯỞNG, HẠI TƯỞNG

..
Ba cái tiếp theo đó là ba cái tưởng: dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng.
Tưởng ở đây là gì? Thưa quí vị, trong đời sống này, chúng ta sống bằng ba thứ:
chúng ta sống bằng thức, chúng ta sống bằng tưởng và chúng ta sống bằng trí.
Sống bằng thức là sao? Sống bằng thức có nghĩa là đời sống thông qua 6 căn: Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy tư. Đó là đời sống thuần túy 6 giác quan. Và người có học tí ti về A Tỳ Đàm cũng hiểu rằng chỉ đơn giản sống bằng 6 giác quan thì đời sống của chúng ta nó TẺ NHẠT lắm. Rất là tẻ nhạt. Cái chữ tẻ nhạt này nè, nếu mà quí vị ngồi trước mặt tôi, tôi có một tờ giấy và một cây bút, thì cái chữ tẻ nhạt này tôi sẽ viết nó bằng mực đỏ.

DỤC TƯỞNG, SÂN TƯỞNG, HẠI TƯỞNG

 
Tôi nhắc lại, đời sống này rất là TẺ NHẠT nếu chúng ta thuần túy sống bằng 6 căn. Có nghĩa là thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, nó rất là tẻ nhạt. Mà tại sao tôi muốn viết cái chữ tẻ nhạt này bằng mực đỏ, tại sao vậy?
Vì ở phàm phu không thể nào chỉ thấy đơn giản là thấy, nghe đơn giản là nghe, cho nên ngoài cái đời sống bằng thức, chúng ta lại phải thêm một cái nữa là đời sống bằng tưởng.
Khi thấy cái gì đó, chúng ta phải thêu dệt, vẽ vời lên đó bao nhiêu là thứ ký ức, bao nhiêu là thứ kinh nghiệm, bao nhiêu là thứ kiến thức, ký ức và kinh nghiệm. Đó, thì với đời sống đó chúng ta mới sống nổi.
Thí dụ như nhìn cái hoa, chúng ta gọi tên nó là hoa hồng, chỉ cần nhớ đó là tên hoa hồng. Đó là chúng ta đã vay mượn cái tưởng rồi. Cái hoa hồng này cái giá trị vật chất của nó hơn hẳn nhiều thứ hoa khác. Khi chúng ta nghĩ tới giá trị vật chất của hoa hồng, cái tên gọi của hoa hồng, chúng ta biết rằng hoa hồng nó màu vàng, nó màu trắng, nó màu tím, thì mấy cái màu đó bản thân nó cũng là hồi ức, là kiến thức, là kinh nghiệm. Rồi đóa hoa hồng ấy gợi cho ta bao nhiêu thứ hồi ức, ta sẽ mua hoa này, ta sẽ trồng hoa này cho ai, nếu mình để trong nhà mình chúng ta sẽ chưng nó ở đâu?
Chúng ta biết rất rõ làm sao để cắt một đóa hoa hồng, làm sao để ghim, để cắm, để chưng một bình hoa hồng. Tất cả những cái biết đó về hoa hồng nó mới làm cho chúng ta thấy hoa hồng nó lớn chuyện. Chứ còn nếu mà chỉ thấy thôi, chỉ thấy mới là thấy đời sống bằng thức thôi, chưa thấy đời sống bằng tưởng, thì hoa hồng đối với chúng ta nó rất là tẻ nhạt.
Như vậy, đời sống mình có ba cái: Thứ nhất chúng ta sống thông qua thức; Thứ hai là sống thông qua tưởng; và cái Thứ ba, qua trí.
Trí là gì? Trí là cái khả năng biện biệt, biết rõ cái gì nên, cái gì không nên, cái gì thiện, cái gì ác, cái gì cần làm, cái gì không nên làm.
Mà đa phần phàm phu thì thiếu nặng, thiếu thốn nghiêm trọng về cái mặt trí. Chúng ta thường sống bằng tưởng thôi.
...
Trích bài giảng ngày 10.06.2019 KTC.6.74 Thiền
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép.
http://toaikhanh.com/read.php?doc=201909241200&lan=vn
Ghi chú: 150 


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

27.1.24

TRẠCH PHÁP- THẨM SÁT

TRẠCH PHÁP- THẨM SÁT

...
Chính do sự thẩm sát và như lý tác ý về các hiện tượng mà tuệ giác hay sự hiểu biết sâu sắc vào bản chất cùng tột của chúng mới được phát triển.
Vào thời Đức Phật có những người được Giác Ngộ viên mãn chỉ trong thời gian vài khoảnh khắc, nhưng ngay cả đối với họ một loại tiến trình tư duy nào đó vẫn phải diễn tiến (trước khi đắc). Có thể nói những người này đã tích luỹ được một khối Ba-la-mật (Pāramīs) rất lớn, tức đã tích tạo được những thiện nghiệp và cơ tánh (trí tuệ) trong quá khứ, và trí tuệ giải thoát của họ đã đến với một tác động gần như tức thời trong kiếp này.
TRẠCH PHÁP- THẨM SÁT

 
Khi còn là một vị Bồ-tát, Đức Phật đã quay trở lại sơ thiền, một trạng thái an chỉ sâu lắng (sau khi đã tinh thông bảy thiền chứng còn thâm sâu hơn nữa) — tại đây, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, Đức Phật đã thực hiện một quyết định tối hậu để trở thành Bậc Chánh Đẳng Giác.
“Trước khi ta chưa giác ngộ, lúc vẫn còn là một vị Bồ-tát, ta suy nghĩ:
-Thế gian này đã rơi vào một bãi lầy vì nó bị sanh, già và chết, nó cứ diệt rồi lại sanh không ngừng, tuy thế vẫn không biết lối thoát ra khỏi khổ đau ấy. Khi nào thì sự giải thoát khổ này sẽ được tuyên thuyết?
Ta nghĩ:
-Do có cái gì có mặt mà già và chết có mặt? Duyên cần thiết của chúng là gì? Rồi với sự tác ý theo tuần tự ta đi đến sự hiểu biết…sanh là duyên cần thiết cho già chết.”
Và như thế ngài vận dụng một nỗ lực lớn nhất để trở thành Phật, bậc giác ngộ viên mãn, ngài tiến hành tư duy một cách cẩn thận qua tất cả những mắc xích của vòng Duyên Sanh theo cả hai chiều (thuận và nghịch).
“Ta nghĩ:
-Đây là con đường đi đến giác ngộ mà bây giờ ta đã tìm được… đó là cách làm thế nào để có một sự đoạn diệt hoàn toàn khối khổ uẩn này. ‘Đoạn diệt, đoạn diệt’ như thế tuệ giác khởi lên, tri kiến khởi lên, sự hiểu biết khởi lên, nhãn khởi lên, ánh sáng khởi lên nơi ta về những pháp chưa từng được nghe trước đây.”
Lại nữa, để có được sự hiểu biết đầy đủ về các uẩn tại chỗ nối quan trọng này của cuộc sống, đức Bồ-tát đã dùng đến sự suy xét cẩn thận và trí tuệ.
“Ta nghĩ:
-đối với sắc, thọ, tưởng, hành, và thức thế nào là vị ngọt, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly?
Rồi ta nghĩ:
-vị ngọt là khi lạc và hỷ khởi lên do nương vào năm uẩn này; nhưng sự thực thì những pháp này đều vô thường, khổ và phải chịu sự thay đổi nên nó là sự nguy hiểm; sự tu tập và đoạn trừ dục tham đối với chúng chính là sự xuất ly.”
Những gì trình bày ở trên cho thấy tiến trình tư duy thẩm sát đầy trí tuệ mà chính Đức Phật đã vận dụng trong thiền của ngài lúc đang hướng về sự Giác Ngộ như thế nào và chúng ta cũng vậy, phải kết hợp cẩn thận tiến trình tư duy và hành thiền để tự giải thoát mình ra khỏi khổ đau như thế ấy.
...


Nguồn: Trạch pháp tác giả: Susan Elbaum Jootla.
Nguồn ảnh: Tượng Phật Thích Ca khổ hạnh Thế kỷ thứ 2 Gandhara
(Càn Đà) Bảo tàng Lahore Pakistan
Ghi chú: 173 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

24.1.24

HỮU ÁI

HỮU ÁI

Nếu chúng ta suy xét vấn đề một cách nghiêm túc, chúng ta có thể nhận thức được rằng mọi tham muốn chỉ là những thể hiện đặc biệt của ý chí sinh tồn hay ước muốn được tiếp tục (sống); Và tất cả những tham ái và chấp thủ ấy là những năng lực hướng đến tương lai mà nhiệm vụ của nó là tìm kiếm sự thoả mãn.
Sức mạnh của nghiệp lực này không chấm dứt với cái chết.
Hữu hay trở thành chỉ là một hình thức rất mạnh của tham ái và nó chứa đủ xung lượng hay đà đằng sau nó để vào lúc chết nó trở thành sức mạnh hướng về một sự tái sanh mới.
Năng lực này thể hiện và một danh & sắc (nāma-rūpa) mới bắt đầu. Như vậy một lần nữa sự khởi đầu của kiếp sống được trình bày là một tiến trình phi ngã tính, do điều kiện tạo thành
...
HỮU ÁI


Bài viết được trích từ Cuốn Trạch Pháp – tác giả Susan Elbaum Jootla
http://www.trungtamhotong.org/.../Thu.../TrachPhap/index.htm
Ghi chú: 173 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

21.1.24

BA ĐỘNG CƠ SỐNG ĐỜI CỦA THIÊN HẠ

BA ĐỘNG CƠ SỐNG ĐỜI CỦA THIÊN HẠ

Trong Tăng Chi Kinh nói trên đời có 3 hạng người:
Attādhipateyya (lấy mình làm trọng).
Lokādhipateyya (lấy đời làm trọng).
Dhammādhipateyya (lấy Pháp làm trọng).
Đây là 3 động cơ để sống đời của thiên hạ.
BA ĐỘNG CƠ SỐNG ĐỜI CỦA THIÊN HẠ



(1) Hạng thứ nhất, lấy mình làm trọng thì cái gì có lợi, thích, tiện, dễ dàng cho mình, thì mình làm.
Có một anh chàng đi uống rượu say về đứng loay hoay dưới cột đèn đường, bạn bè hỏi anh ta tìm gì ở đó, anh ta trả lời mất chìa khóa nhà. Họ hỏi mất ở đâu, anh ta trả lời mất gần quán rượu. Họ hỏi mất ở đó sao tìm ở đây, anh ta trả lời, vì chỗ đó không có đèn, chỗ này có đèn sáng nên anh ta tìm ở đây.
Nhiều khi mình giải quyết vấn đề không phải vì nhu cầu mà dựa vào điều kiện rất buồn cười. Có khi mình khổ quá, thay vì phải đi tìm giải pháp thích hợp nhất, mình lại đi tìm giải pháp trong khả năng của mình mà biết là không giải quyết được vấn đề gì hết, ví dụ buồn quá đi uống rượu. Rượu không giải quyết được vấn đề gì hết, chỉ làm cho mình ngủ, khi tỉnh táo thì khả năng đối phó bất trắc không có nhiều rồi mà còn uống rượu thì đưa mình vào tình trạng mất hẳn khả năng tự vệ, vậy mà khối kẻ trên hành tinh này, hễ đụng chuyện là uống rượu.
(2) Hạng thứ hai, lấy đời làm trọng là chuyện đúng sai nên làm hay không nên làm không cần biết, mà làm vì sĩ diện hão. Tôi không có cảm tình với những món đồ trang trí nội thất nặng nề, vì chỉ nghĩ làm sao có thể xê dịch để lau nhà quét bụi, cứng như vậy làm sao mà ngồi trên đó, lỡ va người vào đó cũng có thể bị tổn thương, và tôi biết có những người cũng cùng ý nghĩ như tôi, nhưng theo mốt thời thượng sính sử dụng gỗ quí phải sắm cho bằng người ta, kiểu sống như vậy là lấy đời làm trọng. Người VN có câu mô tả cho hạng này: “không làm nó nói mình lười. Làm lia làm lịa nó nói mình làm lấy le”.
(2) Hạng thứ ba, lấy Chánh Pháp làm trọng, đây mới là khuôn vàng thước ngọc. Chuyện thích hay không thích, đời đánh giá làm sao không quan trọng, mà quan trọng là có đúng tinh thần Chánh Pháp hay không.
Ở đây là tôi muốn tôn vinh tinh thần Chánh Pháp chớ không phải kêu gọi quí vị sống đạo cực đoan. Khi thấy việc đúng, việc hay muốn làm cũng phải xem bối cảnh một chút. Lấy Chánh Pháp làm trọng là phải sống đạo uyển chuyển, không sống đạo quá khích.
...
Sư Giác Nguyên giảng kinh Tương Ưng. ( Người ghi chép chưa rõ).
Ghi chú: 150
 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

18.1.24

VỊ LOÃ THỂ KASSAPA

VỊ LOÃ THỂ KASSAPA

Xin trở lại với người tu khổ hạnh không quần áo Kassapa.
Người này có thể đã hiểu được khổ đau trong thế gian này là gì, do đó đã từ bỏ tất cả những giá trị quy ước của thế tục kể cả quần áo trên người để đi tìm sự giải thoát, thế nhưng vẫn thắc mắc là những khổ đau ấy có phải chính là do mình tạo ra cho mình hay do người khác tạo ra cho mình, hay chỉ là những hiện tượng ngẫu nhiên.
VỊ LOÃ THỂ KASSAPA


 
Thế rồi một hôm Kassapa gặp được Đức Phật khi Ngài đang đi khất thực trong một khu dân cư. Kassapa liền nhân cơ hội ấy xin Đức Phật giải thích những thắc mắc đang ray rứt trong lòng mình.
- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra?
- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.
- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do người khác làm ra?
- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.
- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do mình làm ra và do người khác làm ra?
- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.
- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?
- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.
- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?
- Này Kassapa, không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa.
- Như vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy khổ.
- Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ.
- Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình làm ra", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?", Ngài trả lời: "Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa". Ðược hỏi: "Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy khổ?", Ngài trả lời: "Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ".
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.
- Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu "khổ do tự mình làm ra", như vậy có nghĩa là Thường Kiến.
Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: "Khổ do người khác làm ra", như vậy có nghĩa là Đoạn Kiến.
Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo: Vô minh duyên hành, hành duyên thức... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
- Khi được nghe nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!
Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!
Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.
Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.
Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia với Thế Tôn, con xin thọ đại giới.
Không bao lâu vị này chứng tri: "Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa". Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.
Nguồn: Shen tổng hợp
Nguồn ảnh: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Digambara
Ghi chú: 138 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

15.1.24

KINH BAHIYA

NÀY BAHIYA

...
“Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác; trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.”
Ajahn Brahm



Và rồi Bahiya đã trở nên hoàn toàn giác ngộ. Nghe có vẻ dễ dàng quá phải không? Bạn cũng mới đọc xong cùng một lời dạy đó. Bạn có giác ngộ không? Không! Tại sao Không?


Thông thường, kinh không ghi lại hết tất cả mọi chuyện mà chỉ ghi lại những điểm chính. Cũng giống như ảnh cưới không ghi lại lần gặp gỡ đầu tiên, những hẹn hò và những tranh luận, nhiều bài kinh cũng không ghi lại tất cả những gì xảy ra trước khi đến đoạn kết. Vậy toàn bộ câu chuyện của Bāhiya là như thế nào? Làm sao chúng ta có thể đem đoạn kết, cho hậu thế nhận biết bài kinh Udana, trong toàn bối cảnh của câu chuyện? May mắn thay, cả câu chuyện được ghi lại trong Apadana (tiền thân các vị A La Hán) và trong chú giải.
Trong tiền kiếp, Bāhiya là một vị tỳ kheo trong thời Đức Phật Kassapa. Cùng với 6 vị tỳ kheo khác, ông đã leo lên đỉnh núi, vứt bỏ thang, và quyết tâm ở lại đó cho đến khi giác ngộ hay là chết.
Một trong các vị tỳ kheo đó trở thành A La Hán, một vị khác trở thành Bất Lai, năm người còn lại chết trên đỉnh núi. Bāhiya là một trong năm người đó. Trong kiếp sống cuối cùng của Bahiya, ông là một thủy thủ, vượt biển thành công bẩy lần. Hành trình lần thứ tám tàu bị đắm nhưng ông sống sót. Mất hết cả quần áo, ông lấy vỏ cây tạm che thân và đi khất thực trong thành phố Supparaka.
Dân chúng nơi đây rất ấn tượng với phong thái của ông, họ kính trọng, cúng dường đồ ăn và cả một bộ áo đắt tiền. Khi Bāhiya từ chối quần áo mới, dân chúng lại càng kính trọng ông hơn. Bāhiya có một cuộc sống thoải mái và không đi biển nữa. Dân chúng coi Bahiya như một vị A La Hán. Chẳng mấy chốc Bāhiya cũng tưởng mình là A La Hán thật!
Khi đó, có một vị thiên thấy được sự suy nghĩ sai lầm của Bāhiya và, vì lòng từ bi, đã khiển trách ông.
Vị thiên này không ai khác hơn là một trong bẩy vị tỳ kheo bạn, người đã trở thành Bất lai. Vị Thiên Bất Lai cho Bahiya biết về một vị A La Hán đích thực, Đức Phật, khi đó đang ở phía bên kia của Ấn Độ, ở Savatthi. Ngay lập tức Bāhiya rời Supparaka và đến Savatti chỉ trong một đêm. Bahiya gặp Đức Phật khi ngài đang đi khất thực và xin ngài một bài pháp.
Lần đầu Đức Phật từ chối vì không đúng thời. Nhưng sau lần thứ ba, Đức Phật dừng lại và cho bài pháp nổi tiếng trên đây. Chỉ vài giây sau khi nghe pháp, Bāhiya đã hoàn toàn giác ngộ.
...
Nguồn:
Thiền sư Ajahn Brahm
https://thuvienhoasen.org/.../kinh-bahiya-loi-day-cho-ong...
Nguồn ảnh: https://theravada.vn/kinh-bahiya/
Ghi chú: 129. 


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

12.1.24

Hướng dẫn sử dụng các câu lệnh trong Chat GPT cho người mới

Hướng dẫn sử dụng Các câu lệnh trong Chat GPT  cho người mới

Các câu lệnh (commands) thông thường để tương tác với ChatGPT không được chính thức hỗ trợ bởi OpenAI nhưng có thể được sử dụng để định hình giao tiếp với mô hình.

Hướng dẫn sử dụng Các câu lệnh trong Chat GPT  cho người mới
Hướng dẫn sử dụng Các câu lệnh trong Chat GPT  cho người mới nguồn ảnh tạo bởi AI


Dưới đây là một số mẫu câu lệnh phổ biến:

Giới Thiệu Bản Thân:


"Giới thiệu bản thân."
"Bạn là ai?"
"Bạn có thể nói về bản thân không?"
Chế Độ Câu Hỏi và Trả Lời:
"Tôi có thể hỏi bạn về..."
"Cho tôi biết về..."
"Có thông tin gì về..."

Chế Độ Hướng Dẫn:


"Hãy giúp tôi..."
"Có thể bạn dạy tôi cách..."
Thảo Luận Vấn Đề:
"Hãy thảo luận về..."
"Tôi muốn biết ý kiến của bạn về..."

Chế Độ Sáng Tạo:


"Hãy sáng tạo một câu chuyện về..."
"Viết một đoạn văn về..."
Dự Đoán:
"Dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu..."
"Có thể bạn nghĩ gì về..." 

Đặt Câu Hỏi:


"Bạn nghĩ gì về..."
"Bạn có thể giải thích về..."
"Có phải là..."
Yêu Cầu Thông Tin:
"Hãy cung cấp thông tin về..."
"Cho biết về..."
"Tìm hiểu thêm về..."

Sáng Tạo Nội Dung:


"Hãy viết một đoạn văn về..."
"Có thể bạn tưởng tượng về..."
"Tạo ra một câu chuyện về..."
Dự Đoán và Giả Thiết:
"Bạn nghĩ gì sẽ xảy ra nếu..."
"Dự đoán về tương lai của..."
"Nếu A xảy ra, thì B sẽ..."

Hướng Dẫn và Giáo Viên:


"Hãy giúp tôi..."
"Có thể bạn dạy tôi cách..."
"Cho biết cách..."

Thảo Luận và Ý Kiến:


"Bạn nghĩ sao về..."
"Có ý kiến gì về..."
"Hãy thảo luận về..."
Chế Độ Trò Chuyện:
"Chúng ta có thể trò chuyện về..."
"Nói chuyện về..."
"Có điều gì mới không?"

Mô Phỏng và Điều Kiện Hỏi:


"Nếu... thì..."
"Giả sử rằng..."
"Làm thế nào nếu..."

Dưới đây là một số cách bạn có thể đặt câu hỏi, Câu Hỏi Thông Tin:


"Bạn có thể giải thích về [đối tượng/công việc/ý tưởng] không?"
"Tôi muốn biết thêm về [đối tượng/công việc/ý tưởng]."
"Có gì đặc biệt về [đối tượng/công việc/ý tưởng] không?"

Yêu Cầu Dự Đoán:


"Bạn nghĩ gì sẽ xảy ra nếu [điều kiện]?"
"Dự đoán về tương lai của [đối tượng/công việc/ý tưởng]."
"Nếu A xảy ra, thì bạn nghĩ B sẽ như thế nào?"

Yêu Cầu Sáng Tạo Nội Dung:


"Hãy viết một đoạn văn về [đối tượng/công việc/ý tưởng]."
"Có thể bạn tưởng tượng về [tình huống/cảnh báo/địa điểm] không?"
"Tạo ra một câu chuyện về [đối tượng/công việc/ý tưởng]."

Yêu Cầu Giáo Viên và Hướng Dẫn:


"Hãy giúp tôi hiểu về [chủ đề]."
"Có thể bạn dạy tôi cách [kỹ năng/chủ đề] không?"
"Cho biết cách [hành động/kỹ năng]."
Thảo Luận và Ý Kiến:
"Bạn nghĩ sao về [chủ đề/sự kiện]?"
"Có ý kiến gì về [điều gì đó] không?"
"Hãy thảo luận về [chủ đề/sự kiện]."

Chế Độ Trò Chuyện:


"Chúng ta có thể trò chuyện về [chủ đề] không?"
"Nói chuyện về [đối tượng/công việc/ý tưởng] với tôi."
"Có điều gì mới không?"

Để làm việc với ChatGPT hiệu quả, bạn có thể thực hiện một số bước sau đây:


Đặt Câu Hỏi Rõ Ràng:
Sử dụng câu hỏi cụ thể và rõ ràng để định rõ ý bạn muốn biết hoặc trò chuyện về. Điều này giúp mô hình hiểu đúng và đưa ra câu trả lời chính xác hơn.
Chia Nhỏ Nhiệm Vụ:
Nếu bạn có nhiều câu hỏi hoặc muốn thực hiện nhiều công việc, hãy chia nhỏ chúng thành các phần nhỏ hơn. Điều này giúp mô hình tập trung và đưa ra kết quả tốt hơn.
Sử Dụng Hướng Dẫn và Mô Tả Chi Tiết:
Mô tả chi tiết về những gì bạn muốn và cung cấp hướng dẫn cụ thể. Mô hình sẽ hiểu rõ yêu cầu của bạn hơn nếu bạn nói rõ ràng và chi tiết.
Tùy Chỉnh Kích Thước Câu Trả Lời:
Bạn có thể kiểm soát độ dài của câu trả lời bằng cách yêu cầu mô hình trả lời trong một khoảng kích thước cụ thể. Điều này giúp tránh trả lời quá dài và không cần thiết.
Kiểm Soát Ngôn Ngữ:
Sử dụng ngôn ngữ chính xác và rõ ràng. Tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp hoặc không rõ để giúp mô hình hiểu đúng và đưa ra câu trả lời chính xác.
Thử Nghiệm và Điều Chỉnh:
Thử nghiệm nhiều câu hỏi và yêu cầu để hiểu cách mà mô hình phản ứng. Nếu câu trả lời không chính xác hoặc không đúng ý, hãy thử điều chỉnh cách bạn đặt câu hỏi.
Xử Lý Kết Quả:
Kiểm tra và xử lý kết quả một cách tỉ mỉ. Nếu câu trả lời không hoàn chỉnh hoặc cần thêm thông tin, hãy yêu cầu mô hình cung cấp chi tiết hơn.
Sử Dụng Điều Chỉnh Nâng Cao:
OpenAI cung cấp API và tùy chọn fine-tuning (điều chỉnh nâng cao). Nếu có khả năng, bạn có thể sử dụng những tùy chọn này để tối ưu hóa hoạt động của mô hình theo nhu cầu của bạn.
Nhớ rằng, sự hiểu biết của mô hình có thể thay đổi tùy thuộc vào cách bạn đặt câu hỏi và yêu cầu. Thử nghiệm và điều chỉnh sẽ giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm làm việc với ChatGPT.

Nguồn: #phanblogs


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

KINH KHỔ PHÁP

KINH KHỔ PHÁP

Phải hiểu rõ đời này chỉ là 5 uẩn.

5 uẩn là gì? Lòng dục trong 5 uẩn nguy hiểm ra sao ? Hiểu được phải tự hộ trì mình ra sao?
Nhờ làm vậy lâu ngày lòng như cái nồi đun nóng vô nhiễm và an toàn trước phiền não.
Chuyện đời và người đời không thể lay động tâm mình như người ta không thể dùng cuốc xẻng để thay đổi dòng chảy của con sông.
8 ngọn gió đời không đủ mạnh để một người như vậy lìa bỏ chánh pháp.

KINH KHỔ PHÁP


Ghi lại bài giảng của Sư Toại Khanh
Ghi chú: 173 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

10.1.24

CÂU CHUYỆN CÁNH TAY TRÁI BỊ CỤT

CÂU CHUYỆN CÁNH TAY TRÁI BỊ CỤT


Tại lò luyện judo của một võ sư già người Nhật có một cậu bé 10 tuổi bị cụt cánh tay trái. Vốn rất đam mê judo nên cậu bé quyết tâm xin thầy nhận vào học và cậu đã được toại nguyện.

Thế nhưng, suốt ba tháng trời, cậu chỉ được thầy truyền dạy một thế đánh duy nhất. Cậu rất băn khoăn nên đề nghị thầy: 

“Thưa thầy, có lẽ con nên học thêm nhiều thế khác nữa?”. 
Thầy đáp: “Đây là thế đánh duy nhất con nên học và con chỉ cần biết duy nhất thế này thôi”. 

Dù chưa hiểu vì sao mình chỉ được học một thế võ nhưng tin lời thầy, cậu bé lại tiếp tục chăm chỉ luyện tập.
CÂU CHUYỆN CÁNH TAY TRÁI BỊ CỤT




Vài tháng sau, người võ sư già đưa cậu bé đi tham dự một giải đấu. Thật ngạc nhiên, cậu dễ dàng hạ được các đối thủ ở hai trận thi đấu đầu tiên.

Đối thủ của cậu lần này rất mạnh và nhiều kinh nghiệm. Ban đầu, cậu bé gần như bị đối thủ áp đảo và không ít người lo lắng cho cậu. Nhưng đối thủ của cậu, do đang ở thế áp đảo, bắt đầu chủ quan, và cậu bé dần dần xoay chuyển tình thế. Sau cùng, cũng với thế đánh duy nhất của mình, cậu bé đã hạ được đối phương và giành ngôi vô địch.

Trên đường về, cậu mới dám hỏi vị thầy của mình những thắc mắc bấy lâu nay. Vị thầy trả lời: 
''Thứ nhất, đó là thế võ quật ngã khó nhất và con đã được trui rèn cả trăm nghìn lần. Thứ hai, chỉ có một cách để phá thế võ đó là đối phương phải nắm được bàn tay trái của con – nhưng con lại không có bàn tay trái.".

nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/cau-chuyen-canh-tay-trai-bi-cut-302347.html

ghi chú: 129



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

9.1.24

DỤC TẦM, SÂN TẦM , HẠI TẦM

DỤC TẦM, SÂN TẦM , HẠI TẦM

"A-tu- la nên biết
Xưa vậy, nay cũng vậy:
Ngồi im, bị người chê,
Nói nhiều, bị người chê,
Nói vừa phải, bị chê.
Làm người không bị chê,
Thật khó tìm ở đời."
-Kinh Pháp Cú 227
Và tiếp theo, cùng một dòng tư tưởng:
"Xưa, vị lai, và nay,
Ðâu có sự kiện này:
Người hoàn toàn bị chê,
Người trọn vẹn được khen."
-kinh Pháp Cú 228.
A-tu- la nên biết Xưa vậy, nay cũng vậy

6.1.24

THÊM VÀ BỚT

THÊM VÀ BỚT

...
Bây giờ mình nói người theo Phật đi!
THÊM VÀ BỚT



Nếu mình thấy chết rồi là hết, trở về đất, đá, cây cỏ thì không còn gì để nói, nhưng giả định như mình thấy đằng sau cái chết còn có cái gì đó dầu mình không rõ lắm, nhưng mình cũng ngờ ngợ lỡ nó có thì sao? Thì cái ngờ ngợ như vậy đó thì trong Kinh gọi là Paralokavajjabhayadassavī nghĩa là người biết ưu tư, trăn trở, biết bận tâm cái chuyện đằng sau cái chết (Paraloka là đời sau kiếp khác).
Chứ mình sống cái kiểu hiện sinh, bất chấp, biết bây giờ thôi, thì thôi tôi không có gì để nói. Đến với đạo Phật chuyện đầu tiên là anh phải có cái thao thức nhất định về thân phận, về kiếp đời nhân sinh của anh cái đã mà theo trong Kinh gọi đó là cái nhận thức đầu tiên là “Khổ Đế”:
 
Thấy rằng sự hiện hữu của mình là sự vô vị, tẻ nhạt, vô nghĩa, vô ích, chẳng qua mình ham thích cái này cái kia thì mình thấy nó quan trọng chứ nếu mà nói rốt ráo theo Kinh thì do tiền nghiệp đời trước mà bây giờ mình phải có mặt ở một cái không gian, hoàn cảnh, môi trường sống (gồm nơi chốn mình ở, người thường xuyên gặp gỡ), khuynh hướng tâm lý nào đó.
 
Nghĩa là, khi đã vào trong một cảnh giới, môi trường sống, điều kiện sống và không gian sinh hoạt nào đó mà mình thích, ghét, quan tâm, thờ ơ, hờ hững cái gì,..thì chính vì cái
 
(1 ) khuynh hướng tâm lý đó + (2) tiền nghiệp + (3) môi trường sống, 3 cái này nó mới khiến cho mình thích cái này, ghét cái kia, mà hễ mình thích ghét cái gì thì mình thấy cái đó quan trọng.
Mình có những cái thích, ghét để mà suốt một đời này mình trốn chạy và theo đuổi rồi mình tưởng đâu là hay nhưng thật ra thì mình không khác con ruồi chỗ nào hết! Nó mang thân phận con ruồi với những những đặc điểm sinh hoạt và đặc trưng sinh học thì nó phải có những cái nó thích và ghét, y như mình vậy, mình cũng đói ăn, khát uống, giao phối và tự vệ,..có bao nhiêu đó! Con thú cũng có bấy nhiêu đó, cũng đói ăn, khát uống, giao phối và tự vệ, hết!
Ở đây cũng vậy, nhận thức đúng đắn là việc rất quan trọng. Bởi vì nếu không có nhận thức đúng đắn thì tất cả chúng ta đều giống nhau ở một điểm chung, một cái mẫu số chung, đó là sanh ở đâu là chết dí, chết bẹp ở đó!
...
- Trích bài giảng Kinh Chánh Kiến. Sư Toại Khanh giảng. Người ghi chép: (chưa rõ).
Ghi chú: 155. 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

5.1.24

Giấc mơ của Akinosuke

Giấc mơ của Akinosuke


Ở quận Toichi xứ Yamato[56], có một goshi tên là Miyata Akinosuke. Tôi xin giải thích, goshi[57] là một giai cấp hưởng đặc quyền dưới thời phong kiến Nhật Bản, hình thành từ nông dân hoặc nông dân kiêm nhà binh, có điểm chung là tự chủ về đất đai. Goshi tương đương với tiểu địa chủ ở Anh. Trong vườn nhà Akinosuke có một cây liễu sam cổ thụ. Vào những ngày oi bức, Akinosuke thường nghỉ ngơi dưới bóng cây. 

Một buổi chiều nóng nực, khi đang ngồi tán gẫu và uống rượu với hai người bạn cũng là goshi, Akinosuke chợt thấy buồn ngủ, đành xin phép các bạn cho mình ngả lưng một lát. Chàng nằm xuống bên gốc cây và gặp một giấc mơ thế này. 
Giấc mơ của Akinosuke



Akinosuke đang nằm trong vườn thì nhìn thấy một đoàn rước, giống đoàn tùy tùng của một lãnh chúa lớn đang đi xuống từ ngọn đồi gần đó, chàng ngồi dậy để trông cho rõ. Quả thật, đó là một đoàn rước hùng hậu, oai nghiêm hơn bất cứ đoàn rước nào chàng từng thấy, và đang thẳng tiến về phía nhà chàng. Chàng thấy ở đầu đoàn rước là một nhóm thiếu niên ăn mặc sang trọng, đang dắt một cỗ loan giá bề thế sơn son, phủ rèm nhưng xanh dương sáng sủa. Đoàn rước đến gần nhà Akinosuke thì dừng lại. Một người đàn ông ăn vận xa hoa, nhác trông đã biết là có địa vị, bước tới trước mặt chàng, cúi mình thật thấp. “Thưa ngài, tôi là gia thần của quốc vương Tokoyo[58]. 

Phụng mệnh chúa thượng, nay tôi xin đến thăm hỏi và đặt mình dưới sự sai khiến của ngài. Chúa thượng nói rất muốn gặp ngài ở cung điện. Thế nên, mời ngài lên cỗ xe cao sang do chúa thượng đặc biệt gửi tới để đưa rước ngài đây.” 

Nghe những lời này, Akinosuke muốn đáp lại cho đúng phép, nhưng chàng kinh ngạc và luống cuống đến độ chẳng nói lên lời. Cứ như đã mất hết ý chí, chàng chỉ biết làm theo lời gia thần. Akinosuke bước lên xe ngựa, gia thần ngồi bên cạnh chàng, rồi ra hiệu. Các thiếu niên nắm lấy dây lụa, kéo cỗ xe đi về phương Nam, hành trình bắt đầu. Chưa được bao lâu, Akinosuke ngỡ ngàng khi thấy cỗ xe dừng lại trước một cổng lầu hai tầng bề thế kiểu Trung Hoa mà chàng chưa thấy bao giờ. 

Gia thần bước xuống xe, nói, “Tôi sẽ vào bẩm báo là ngài đã đến.” Rồi đi mất. Đợi một lúc, Akinosuke thấy hai người đàn ông dáng vẻ cao quý mặc áo lụa tía và đội mũ cao thể hiện chức vụ không nhỏ bước ra cổng. Sau khi trịnh trọng chào Akinosuke, hai vị áo tía đỡ chàng xuống xe và dẫn chàng đi qua cổng, đến một khu vườn rộng mênh mông rồi mới bước vào cung điện. Mặt tiền cung điện trải rộng phải đến hàng dặm từ Đông sang Tây. Akinosuke được đưa tới phòng khánh tiết rộng lớn và tráng lệ. 
Hai người dẫn đường đưa chàng đến một vị trí trang trọng rồi kính cẩn lùi về chỗ ngồi của mình. Trong lúc đó, các cung nữ xiêm áo đẹp đẽ mang đồ ăn thức uống tới. Khi Akinosuke bắt đầu thưởng thức, hai vị áo tía cúi đầu thật thấp, rồi luân phiên nhau nói theo nghi thức triều đình.
“Chúng tôi xin hân hạnh thông báo với ngài… về lý do ngài được triệu đến đây… Chúa thượng của chúng tôi, tức quốc vương, tha thiết mong ngài làm phò mã… Thể theo tâm nguyện và mệnh lệnh của chúa thượng, ngài sẽ thành thân đúng hôm nay… Với công chúa cao quý, con gái quốc vương… Chúng tôi cần dẫn ngài đi yết kiến ngay… Quốc vương đã đợi ngài ở đó rồi… Nhưng trước hết… cần giúp ngài mặc lễ phục thích hợp trước đã.”[59] 

Dứt lời, hai vị thị thần đứng dậy, tiến đến một hốc tường để cái rương sơn mài vàng. Họ mở rương, lấy ra vô số áo quần và thắt lưng với chất liệu phong phú và một chiếc mũ lộng lẫy. Họ giúp Akinosuke ăn vận như một hoàng tử sắp thành thân, rồi dẫn chàng đến phòng yết kiến. Ở đó, chàng thấy quốc vương Tokoyo ngồi trên bảo tọa[60], mặc hoàng bào và đội mũ cao màu đen. Trước bảo tọa, hai hàng văn võ ngồi theo thứ bậc, bất động và uy thế như cảnh trong chùa. Akinosuke tiến lên giữa hàng người, bái kiến quốc vương và dập đầu ba lần. 

Quốc vương nhã nhặn đón chào rồi nói. “Con biết vì sao mình được triệu đến đây rồi nhỉ! Chúng ta đã quyết định để con trở thành phu quân con gái duy nhất của ta. Hôn lễ sẽ được tổ chức ngay bây giờ.” Quốc vương nói xong, tiếng nhạc rộn rã vang lên, một hàng dài các cung nữ xinh đẹp bước ra từ sau tấm rèm để dẫn Akinosuke về phòng cưới, nơi công chúa đang đợi. Căn phòng rộng bao la, mà gần như chẳng đủ chỗ cho tất cả các vị khách đến dự. Mọi người cúi chào Akinosuke khi chàng đến ngồi đối diện với công chúa trên tấm đệm quỳ đã trải sẵn. 
Công chúa trông như tiên nữ trên thiên đình, xiêm áo nàng đẹp như vòm trời mùa hạ. Hôn lễ diễn ra trong niềm hân hoan vô bờ bến. Sau đó, công chúa và phò mã được dẫn vào một tòa nhà dành riêng cho họ trong cung điện. Các quý tộc đến chúc mừng và dâng tặng họ bao nhiêu là quà cưới. Vài ngày sau, quốc vương lại cho gọi Akinosuke đến đại điện. Lần này, chàng được chào đón còn nồng nhiệt hơn lần trước. Quốc vương nói với chàng. “Ở phía Tây Nam nước ta có một hòn đảo tên Raishu[61]. 
Nay chúng ta điều con đến đó cai quản. Con sẽ thấy dân bản địa rất trung thành và dễ bảo, nhưng luật pháp của họ chưa thống nhất với luật lệ ở Tokoyo và phong tục của họ chưa được chỉnh đốn hợp lý. Chúng ta tin tưởng con sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ cải thiện tình hình xã hội ở đó, mong con trị vì bằng lòng nhân hậu và trí khôn ngoan. Hành trang cần thiết cho chuyến đi Raishu của con đã sẵn sàng.” Thế là Akinosuke và công chúa rời khỏi hoàng cung Tokoyo. Họ được đông đảo quý tộc và tùy tùng hộ tống ra đến bờ biển, sau đó lên thuyền quốc vương chuẩn bị. 
Thuyền thuận buồm xuôi gió đến Raishu, những người dân lương thiện đang tụ tập trên bến để chào đón. Ngay lập tức, Akinosuke bắt tay vào chức trách mới, công việc tiến triển khá suôn sẻ. Trong ba năm đầu chàng tập trung xây dựng và ban bố các đạo luật, với sự giúp đỡ của các quan tư vấn sáng suốt, chàng chẳng khi nào thấy công việc cực nhọc.
Khi mọi việc hoàn thành, Akinosuke không còn nhiệm vụ gì cấp thiết ngoài việc tham dự các lễ nghi theo phong tục cổ. Hòn đảo lành mạnh và màu mỡ đến nỗi không hề tồn tại đau ốm hay đói nghèo. Cư dân đều thuần tính nên không một ai vi phạm luật lệ. Akinosuke sinh sống và trị vì thêm hai mươi năm nữa. Trong suốt hai mươi ba năm này, cuộc đời chàng không hề biết đến bóng dáng của buồn thương. Nhưng sang năm thứ hai mươi tư, bất hạnh ghê gớm ập đến. 
Người vợ đã sinh cho Akinosuke bảy đứa con, năm trai hai gái, ngã bệnh và qua đời. Bà được chôn cất trang trọng trên đỉnh một ngọn đồi xinh đẹp của quận Hanryoko, với một tấm bia tưởng niệm tráng lệ dựng trên mộ. Akinosuke rầu rĩ trước cái chết của vợ đến nỗi chẳng thiết sống. Khi mãn tang, một sứ giả hoàng gia từ cung điện Tokoyo đến Raishu, mang theo lời chia buồn với Akinosuke và nói. 
“Quốc vương Tokoyo, chúa thượng tôn quý của chúng ta truyền bảo tôi phải thưa lại với ngài như sau, ‘Chúng ta sẽ đưa con về với đất nước và người dân của con. Bảy đứa con của con sẽ được chăm nom chu đáo đúng như cháu trai cháu gái của quốc vương. Bởi vậy, con đừng lo lắng cho chúng.’” Akinosuke vâng lệnh chuẩn bị cho chuyến đi. 
Khi mọi việc được thu xếp ốn thỏa, lễ chia tay các quan cố vấn và người hầu thân tín kết thúc, Akinosuke được hộ tống long trọng tới bến thuyền, bước lên con thuyền quốc vương phái đến. Thuyền ra đến biển xanh, dưới bầu trời xanh, hình bóng đảo Raishu cũng chuyển màu xanh, rồi xám xịt dần và biến mất mãi mãi. 

Akinosuke thình lình bừng tỉnh, ngay dưới cây liễu sam trong vườn nhà mình! Chàng ngơ ngác mất một lúc. Nhưng chàng nhận ra hai người bạn vẫn ngồi bên cạnh, uống rượu và tán gẫu vui vẻ. Chàng bối rối nhìn họ, kêu lên, “Kì lạ thay!” “Chắc Akinosuke mới nằm mơ đấy.” Một người bật cười nhận xét. “Anh đã thấy gì, Akinosuke, có gì mà lạ thế?”

Akinosuke kể lại giấc mơ về hai mươi ba năm sinh sống ở đảo Raishu, thuộc lãnh địa Tokoyo. Hai người bạn sửng sốt, vì Akinosuke mới chợp mắt chưa đến vài phút. 
Một goshi lên tiếng, “Giấc mơ của anh đúng là lạ thật! Nhưng chúng tôi cũng bắt gặp điều kì dị khi anh ngủ. Một cánh bướm nhỏ màu vàng đậu lên mặt anh trong chốc lát, chúng tôi đều trông thấy. Rồi nó đáp xuống mặt đất bên cạnh anh, gần cái cây. Gần như ngay tắp lự, một con kiến to bò ra khỏi một cái lỗ, bắt lấy con bướm và kéo theo nó xuống lỗ. Trước lúc anh thức giấc, chúng tôi lại thấy chính con bướm ấy bay ra khỏi lỗ, đậu chập chờn lên mặt anh như ban nãy. Rồi thình lình, nó biến mất, chúng tôi không biết nó đi đâu.”

“Có lẽ đó là linh hồn Akinosuke,” goshi còn lại nói. “Tôi tin chắc là đã thấy nó bay vào miệng anh. Nhưng kể cả con bướm có là linh hồn Akinosuke, thì cũng không lý giải được giấc mộng ban nãy.” “Biết đâu lũ kiến có thể giải thích mọi chuyện.” Goshi thứ nhất lại nói. “Kiến là sinh vật dị thường, có khi là yêu quái. Tóm lại, ắt có một tổ kiến lớn dưới gốc liễu sam này.”
“Vậy chúng ta cùng xem đi!” Akinosuke kêu lên, kích động mạnh mẽ trước gợi ý của bạn và đi tìm xẻng. Đất xung quanh và bên dưới gốc liễu sam được đào xới một cách ngoạn mục nhờ một quần thể kiến đông đảo. 
Từ cơ sở đó, chúng tiến hành xây dựng những công trình tí hon bằng rơm, đất sét và cành cây, tập trung lại trông giống các thành thị thu nhỏ đến kì lạ. Có một công trình kiến trúc rộng hơn hẳn các công trình khác, ở giữa là một bầy kiến li ti vây quanh một con kiến to tướng với đôi cánh vàng và cái đầu dài màu đen. “Ôi chao, kia là quốc vương trong giấc mộng của tôi!” Akinosuke thốt lên. “Và cả cung điện Tokoyo! Kì diệu làm sao! Raishu hẳn phải nằm đâu đó phía Tây Nam cung điện, tức là ở bên trái cái rễ cây lớn này.
Đây! Nó đây! Thật là lạ kì! Giờ thì tôi chắc chắn mình có thể tìm thấy ngọn đồi ở Hanryoko và nấm mồ của công chúa!” Akinosuke tìm kiếm mãi trong đống đổ nát của tổ kiến, cuối cùng phát hiện một gò đất bé tí, trên đỉnh cắm hòn sỏi bị nước bào mòn, trông gần giống một bia mộ Phật. Dưới hòn sỏi, chôn chặt trong đất sét, chàng tìm thấy xác một con kiến cái.[62] 

Như Hearn đã nói trong Lời tác giả, câu chuyện này có nguồn gốc Trung Hoa. Dễ dàng nhận ra là tích giấc hòe, còn gọi giấc mộng Nam Kha, được chép trong Nam Kha thái thú truyện của Lý Công Tá thời Đường. Hoặc một phiên bản khác là giấc mộng kê vàng của chàng Lư Sinh trong Chẩm trung ký của Thẩm Ký Tế cũng thời Đường.

nguồn: Quái Đàm Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản Tác giả Lafcadio Hearn



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

3.1.24

VỊ DU SĨ SAKKA CHỐNG GẬY

VỊ DU SĨ SAKKA CHỐNG GẬY

...

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến vườn Nigrodha, khi đến xong, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

VỊ DU SĨ SAKKA CHỐNG GẬY


Chư Tỷ-kheo, ở đây, Ta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường khất thực trở về, Ta đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ta ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika.
Có vị Gậy cầm tay Sakka kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Ta ở, khi đến xong, nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy. Ðứng một bên, Gậy cầm tay Sakka nói với Ta như sau:
- "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?"
Chư Tỷ-kheo, được nói vậy, Ta trả lời Gậy cầm tay Sakka:
- "Này Hiền giả, theo lời Ta dạy trong thế giới với chư Thiên, Mara, và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời. Các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu.
Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy".
Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.
Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-Nhưng bạch Thế Tôn, lời dạy ấy là gì mà Thế Tôn, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời? Các tưởng sẽ không ám ảnh Thế Tôn, vị đã sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu?
-Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người.
Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ.
Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.
...
Kinh Mật hoàn (Madhupindika sutta)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung18.htm
Ghi chú: 135.