Search

18.7.09

Sự khác biệt khi thành lập Cửa Hàng và Công Ty

Sự khác biệt khi thành lập Cửa Hàng và Công Ty Về những vấn đề bạn hỏi tôi đưa ra một vài tiêu chí so sánh chủ yếu theo bảng đối chiếu sau:

Sự khác biệt khi thành lập Cửa Hàng và Công Ty
Tiêu chí so sánh Cửa hàng (Hộ Kinh doanh ) Doanh nghiệp (CTY TNHH, CP)
Tư cách pháp lý Cá nhân ĐKKD, chịu trách nhiệm vô hạn về những khỏan nợ Có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
Quy mô tổ chức Đơn giản, gọn nhẹ, không qúa 10 lao động, nếu muốn phát triển quy mô phải chuyển đổi thành DN . Quy định về thủ tục hành chính, sổ sách, báo cáo thuế đơn giản. Tổ chức quy mô, chặt chẽ, một số chức danh phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định PL. Quy định về thủ tục hành chính, sổ sách, báo cáo thuế phức tạp
Thủ tục thành lập Thủ tục thành lập đơn giản. Liên hệ Phòng Kinh tế, Chi cục thuế Quận, huyện Thủ tục thành lập phức tạp hơn. Liên hệ Sở KH & ĐT, Cục thuế Tỉnh
Uy tín kinh doanh Được xem là buôn bán nhỏ lẻ Hình thức DN được đánh gía cao hơn
Mỗi hình thức kinh doanh theo Cửa hàng hay Doanh nghiệp đều có những ưu khuyết điểm của nó. Bạn phải đối chiếu với khả năng, môi trường kinh doanh và mục đích kinh doanh của bạn để chọn lọai hình phù hợp. Nếu bạn chỉ kinh doanh ở một lĩnh vực nhỏ hoặc không có khả năng tổ chức, điều hành và có một số kiến thức cần thiết mà lại chọn lọai hình doanh nghiệp thì sự lựa chọn này chỉ đem lại gánh nặng cả về công việc và tài chính cho bạn. Ngược lại thì lọai hình cửa hàng sẽ hạn chế sự phát triển của bạn.
Khái niệm “hộ kinh doanh” hiện đang được dùng trong các văn bản pháp luật để chỉ hình thức đăng ký kinh doanh của một cá nhân, một số cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ.
- Đối với "Hộ kinh doanh" do một cá nhân làm chủ thì cá nhân này phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tòan bộ tài sản của mình đối với mọi khỏan nợ.
- Đối với "Hộ kinh doanh" do một nhóm cá nhân làm chủ thì các cá nhân này có nghĩa vụ liên đới phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tòan bộ tài sản của mình đối với mọi khỏan nợ.
- Đối với "Hộ kinh doanh" do một hộ gia đình làm chủ thì Hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Khái niệm hộ gia đình ở đây không phải là những người có tên trong cùng một hộ khẩu, hộ khẩu chỉ mang tính hành chính. Khái niệm hộ gia đình theo định nghĩa của Điều 106 Luật Dân sự như sau: "Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này".
- Trong trường hợp một cá nhân đăng ký kinh doanh riêng hoặc cùng đăng ký kinh doanh trong một nhóm cá nhân, nhưng cá nhân này là đại điện của hộ gia đình và việc kinh doanh này vì lợi ích chung của hộ gia đình. Thì hộ gia đình này phải chịu trách nhiệm dân sự về những khỏan nợ do cá nhân đại diện hộ gia đình xác lập theo quy định của Điều 110 Luật Dân sự
"Điều 110. Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình
1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.
2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình."

Tất cả cá nhân kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh trừ những họat động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007.

Có rất nhiều quy định pháp luật liên quan đến họat động của hộ kinh doanh tôi chỉ nêu một vài văn bản để bạn tham khảo để bạn tham khảo:
+ Về đăng ký kinh doanh : Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Thông tư 01/2009/TT-BKH; Thông tư 03/2006/TT-BKH hướng dẫn Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
+Về họat động kinh doanh: Luật Thương mại số 36/2005/QH11
+ Về thuế : Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007;Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008; Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
+ Về kế tóan : Luật kế tóan; Chế độ kế toán hộ kinh doanh ban hành theo Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 131/2002/QĐ-BTC
Đối với loại hình kinh doanh và loại hàng hóa dịch vụ kinh doanh như trên, thì theo qui định pháp luật thuế hiện hành, hộ kinh doanh phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính (thuế) đối với nhà nước trong quá trình kinh doanh, bao gồm các khoản thuế sau đây:
01- Thuế khoán thuế TNDN được tính trên cơ sở như sau :
= Doanh thu x Tỷ lệ khoán 30% thuế TNDN x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
02- Thuế môn bài đối với lọai hình kinh doanh hộ kinh doanh cá thể được áp dụng theo hai mức tối thiểu là 550.000 đồng và tối đa là 1.000.000 đồng căn cứ vào số vốn đăng ký kinh doanh ban đầu.
03- Thuế khoán thuế GTGT được tính như sau:
= Doanh thu x Tỷ lệ khoán GTGT 55% x thuế suất thuế GTGT của từng loại hàng hóa.
Hộ kinh doanh có nghĩa vụ kê khai và thực hiện đấy đủ các nghĩa vụ nộp các khoản thuế trên đây đối với cơ quan thuế tại thời điểm kinh doanh.