Search

15.1.22

KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH

KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH

Đức Thế Tôn dạy:
Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình.

KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH



Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá. Lúc đó có một vị khất sĩ tên là Thượng Tọa (Thera) chỉ ưa ở một mình một chỗ, vị này thường ca ngợi hạnh sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong đi về một mình và ngồi thiền một mình. Bấy giờ có một số các vị khất sĩ tới nơi Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên ngồi, và bạch với Người:
– Thế Tôn, có một vị tôn giả tên Thượng Tọa, vị này ưa ở một mình, ưa ca ngợi hạnh sống một mình, một mình vào xóm làng khất thực, một mình từ xóm làng đi về trú xứ, một mình tọa thiền.
Đức Thế Tôn bèn bảo một vị khất sĩ:
– Thầy hãy tới chỗ mà khất sĩ Thượng Tọa cư trú và bảo với thầy ấy là tôi muốn gặp.
Vị khất sĩ vâng mệnh. Lúc ấy vị khất sĩ Thượng Tọa liền đến chỗ Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên mà ngồi. Lúc ấy đức Thế Tôn hỏi khất sĩ Thượng Tọa:
– Có phải là thầy ưa ở một mình, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền phải không?
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Thưa Thế Tôn, đúng vậy.
Bụt bảo khất sĩ Thượng Tọa:
– Thầy sống một mình như thế nào?
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Bạch Thế Tôn, con chỉ sống một mình một nơi, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền, thế thôi.
Bụt dạy:
– Thầy đúng là người ưa sống một mình, tôi không nói là không phải. Nhưng tôi biết có một cách sống một mình thật sự mầu nhiệm. Đó là quán chiếu để thấy rằng quá khứ đã không còn mà tương lai thì chưa tới, an nhiên sống trong hiện tại mà không bị vướng mắc vào tham dục. Kẻ thức giả sống như thế, tâm không do dự, bỏ hết mọi lo âu, mọi hối hận, xa lìa hết mọi tham dục ở đời, cắt đứt tất cả những sợi dây ràng buộc và sai sử mình. Đó gọi là thật sự sống một mình. Không có cách nào sống một mình mà mầu nhiệm hơn thế.
Rồi đức Thế Tôn nói bài kệ sau đây:
Quán chiếu vào cuộc đời
Thấy rõ được vạn pháp
Không kẹt vào pháp nào
Lìa xa mọi ái nhiễm
Sống an lạc như thế
Tức là sống một mình.
Bụt nói xong, tôn giả Thượng Tọa lấy làm vui mừng sung sướng, cung kính làm lễ Bụt và rút lui.
 (CCC)

Thích Nhất Hạnh dịch, (Tạp A Hàm, kinh số 1071, tạng Kinh Đại Chánh)


Kinh Người Biết Sống Một Mình: Kinh này được dịch từ tạng Pali, kinh Bhaddekaratta Sutta của Trung Bộ (Majjhima Nikàya 131). Kinh này dạy ta cách an trú chính niệm trong giây phút hiện tại để sống sâu sắc từng giây phút của đời sống hàng ngày, quán chiếu những gì đang xảy ra trong giây phút ấy để đạt tới tuệ giác và tự do, không bị quá khứ, tương lai và các tâm hành bất thiện lôi kéo. Trong Trung Bộ còn có nhiều kinh khác cũng cùng một đề tài, đó là các kinh 132, 133, 134. Trong tạng Hán, có các kinh A Nan Thuyết, Ôn Tuyền Lâm Thiên, Thích Trung Thiền Thất cũng cùng một đề tài và nội dung. Ba kinh này là các kinh số 167, 165 và số 166 của Trung Bộ. Ngoài ra còn có kinh Tôn Thượng (77, tạng kinh Ðại Chính) do thầy Pháp Hộ dịch, cũng có cùng một đề tài.
Kinh này là văn kiện xưa nhất của lịch sử văn học loài người dạy về nghệ thuật sống trong hiện tại, vững chãi và thảnh thơi. Xin tham khảo sách Kinh Người Biết Sống Một Mình của thiền sư Nhất Hạnh, trong ấy tác giả đã đưa ra nhiều phương pháp hành trì kinh rất cụ thể.

nguồn bài viết: https://langmai.org/.../kinh-nguoi-biet-song-mot-minh/
nguồn ảnh: https://tricycle.org/magazine/brief-teachings-summer-2015/



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH

Sống một mình không phải là sống, làm việc và suy nghĩ đơn độc.

Người biết sống một mình là người:
Không truy tìm quá khứ ( quá khứ đã không còn).
Không ước vọng tương lai ( tương lai thì chưa tới).
Sống với hiện tại. Không bị lôi cuốn trong hiện tại ( không có gì là tôi, là của tôi, là tự ngã tôi).


Nguồn : Kinh Người Biết Sống Một Mình -Bhaddekaratta Sutta của Trung Bộ (Majjhima Nikàya 131)
Nguồn ảnh: đang cập nhật


Kinh Người Biết Sống Một Mình


Kinh Người Biết Sống Một Mình 



(I)

Sau đây là những điều tôi được nghe lúc đức Thế Tôn còn lưu trú ở tịnh xá Kỳ Viên trong vườn Kỳ Đà tại thành Xá Vệ; Ngài gọi các vị khất sĩ và bảo:


– Này quý thầy.
Các vị khất sĩ đáp:
– Có chúng con đây.
Đức Thế Tôn dạy:
– Tôi sẽ nói cho quý thầy nghe thế nào là người biết sống một mình. Trước hết tôi nói đại cương, sau đó tôi sẽ giải thích. Quý thầy hãy lắng nghe.
– Thưa Thế Tôn, chúng con đang lắng nghe đây.

Đức Thế Tôn dạy:


Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình.

“Này quý thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế, nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy thì người đó đang tìm về quá khứ.”

“Này quý thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người đó đang không tìm về quá khứ.”

“Này quý thầy, sao gọi là tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang tưởng tới tương lai.”

“Này quý thầy, sao gọi là không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang không tưởng tới tương lai.”

“Này quý thầy, thế nào gọi là bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người không học, không biết gì về Bụt, Pháp, Tăng, không biết gì về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, không tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì người đó đang bị lôi cuốn theo hiện tại.”

“Này quý thầy, thế nào gọi là không bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người có học, có biết về Bụt, Pháp, Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì người đó đang không bị lôi cuốn theo hiện tại.”

“Đó, tôi đã chỉ cho quý thầy biết về đại cương và giải thích cho quý thầy nghe về thế nào là người biết sống một mình.”

Bụt nói xong, các vị khất sĩ đồng hoan hỷ phụng hành. (CCC)

(Bhaddekaratta Sutta, Majjhima Nikaya, 131)

(II)

Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá. Lúc đó có một vị khất sĩ tên là Thượng Tọa (Thera) chỉ ưa ở một mình một chỗ, vị này thường ca ngợi hạnh sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong đi về một mình và ngồi thiền một mình. Bấy giờ có một số các vị khất sĩ tới nơi Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên ngồi, và bạch với Người:


– Thế Tôn, có một vị tôn giả tên Thượng Tọa, vị này ưa ở một mình, ưa ca ngợi hạnh sống một mình, một mình vào xóm làng khất thực, một mình từ xóm làng đi về trú xứ, một mình tọa thiền.

Đức Thế Tôn bèn bảo một vị khất sĩ:

– Thầy hãy tới chỗ mà khất sĩ Thượng Tọa cư trú và bảo với thầy ấy là tôi muốn gặp.

Vị khất sĩ vâng mệnh. Lúc ấy vị khất sĩ Thượng Tọa liền đến chỗ Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên mà ngồi. Lúc ấy đức Thế Tôn hỏi khất sĩ Thượng Tọa:

– Có phải là thầy ưa ở một mình, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền phải không?

Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Thưa Thế Tôn, đúng vậy.
Bụt bảo khất sĩ Thượng Tọa:
– Thầy sống một mình như thế nào?
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Bạch Thế Tôn, con chỉ sống một mình một nơi, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền, thế thôi.

Bụt dạy:

– Thầy đúng là người ưa sống một mình, tôi không nói là không phải. Nhưng tôi biết có một cách sống một mình thật sự mầu nhiệm. Đó là quán chiếu để thấy rằng quá khứ đã không còn mà tương lai thì chưa tới, an nhiên sống trong hiện tại mà không bị vướng mắc vào tham dục. Kẻ thức giả sống như thế, tâm không do dự, bỏ hết mọi lo âu, mọi hối hận, xa lìa hết mọi tham dục ở đời, cắt đứt tất cả những sợi dây ràng buộc và sai sử mình. Đó gọi là thật sự sống một mình. Không có cách nào sống một mình mà mầu nhiệm hơn thế.

Rồi đức Thế Tôn nói bài kệ sau đây:

Quán chiếu vào cuộc đời
Thấy rõ được vạn pháp
Không kẹt vào pháp nào
Lìa xa mọi ái nhiễm
Sống an lạc như thế
Tức là sống một mình.

Bụt nói xong, tôn giả Thượng Tọa lấy làm vui mừng sung sướng, cung kính làm lễ Bụt và rút lui. (CCC)

Thích Nhất Hạnh dịch, (Tạp A Hàm, kinh số 1071, tạng Kinh Đại Chánh)

Kinh Người Biết Sống Một Mình: Kinh này được dịch từ tạng Pali, kinh Bhaddekaratta Sutta của Trung Bộ (Majjhima Nikàya 131). Kinh này dạy ta cách an trú chính niệm trong giây phút hiện tại để sống sâu sắc từng giây phút của đời sống hàng ngày, quán chiếu những gì đang xảy ra trong giây phút ấy để đạt tới tuệ giác và tự do, không bị quá khứ, tương lai và các tâm hành bất thiện lôi kéo. Trong Trung Bộ còn có nhiều kinh khác cũng cùng một đề tài, đó là các kinh 132, 133, 134. Trong tạng Hán, có các kinh A Nan Thuyết, Ôn Tuyền Lâm Thiên, Thích Trung Thiền Thất cũng cùng một đề tài và nội dung. Ba kinh này là các kinh số 167, 165 và số 166 của Trung Bộ. Ngoài ra còn có kinh Tôn Thượng (77, tạng kinh Ðại Chính) do thầy Pháp Hộ dịch, cũng có cùng một đề tài.

Kinh này là văn kiện xưa nhất của lịch sử văn học loài người dạy về nghệ thuật sống trong hiện tại, vững chãi và thảnh thơi. Xin tham khảo sách Kinh Người Biết Sống Một Mình của thiền sư Nhất Hạnh, trong ấy tác giả đã đưa ra nhiều phương pháp hành trì kinh rất cụ thể.



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

HÃY TỬ TẾ VỚI CUỘC ĐỜI DÙ SAO ĐI NỮA

Tử tế có nghĩa là sự cẩn thận, chu đáo, thận trọng trong mọi công việc, trong lối sống và cách đối xử với mọi người xung quanh. 


Người sống tử tế là người có tấm lòng nhân ái, luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân hậu, hòa hợp với thế giới, đề cao giá trị đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương và lẽ công bằng. Đặc biệt, họ luôn biết yêu thương, quý trọng những thứ nhỏ nhặt, bình thường nhất để tạo nên lối sống đẹp.

HÃY TỬ TẾ VỚI CUỘC ĐỜI DÙ SAO ĐI NỮA


Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường, thực tế. Hai chữ này gộp lại có nghĩa là cẩn thận, chăm chút từ những việc làm nhỏ nhặt nhất. “Trước khi nghĩ tới những điều vĩ đại hãy bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhặt nhất”.


Nguồn: https://giatricuocsong.org/su-tu-te/


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

FISH LOVE

"Một chàng trai đến gặp một vị giáo sư, để hỏi về tình yêu. Vị giáo sư không giảng ngay, mà hỏi: "Tại sao anh lại ăn cá?". Chàng trai trẻ trả lời: "Bởi vì tôi yêu cá". Giáo sư liền bảo: "Ồ, anh yêu cá, đó là lý do anh vớt nó ra khỏi nước, giết nó và nấu nó lên. Anh không yêu cá, anh chỉ yêu bản thân mình thôi. Và bởi vì cá là món ngon với anh, nên anh vớt nó ra khỏi nước, và giết nó, nấu chính nó".


Rất nhiều thứ gọi là tình yêu hiện nay, đều là kiểu tình yêu như vậy.

- Abraham Twerski Ẩn bớt



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
"Một chàng trai đến gặp một vị giáo sư, để hỏi về tình yêu. Vị giáo sư không giảng ngay, mà hỏi: "Tại sao anh lại ăn cá?". Chàng trai trẻ trả lời: "Bởi vì tôi yêu cá". Giáo sư liền bảo: "Ồ, anh yêu cá, đó là lý do anh vớt nó ra khỏi nước, giết nó và nấu nó lên. Anh không yêu cá, anh chỉ yêu bản thân mình thôi. Và bởi vì cá là món ngon với anh, nên anh vớt nó ra khỏi nước, và giết nó, nấu chính nó".

ĐOẠN DIỆT TƯỞNG - PAHĀNASAÑÑA


Hành giả luôn nhớ rằng ta không thể tiếp tục sống với Tà Tư duy. Suy niệm như vậy được gọi là Đoạn Diệt Tưởng, pahānasañña. Không học cái này mình hoang mang không biết Đoạn diệt là cái gì. Đoạn diệt là luôn luôn tâm niệm ta không thể sống với Tà Tư duy, cái này quan trọng lắm.


Mình đang nằm trên giường nghĩ tới chuyện gì đó mình bực, mình nhớ liền: Đây là Sân Tư duy.
Mình tính ngồi dậy viết một tin nhắn mình chửi cho nó banh xác luôn nhưng mình thấy không được: Đây là Hại Tư duy. Mình mất ngủ một mình mình thôi chứ còn mình không thể làm cho nó mất ngủ, làm cho nó đau lòng.
Phát hiện ra mình đang có lòng thích thú trong cái gì, mình biết rõ: Đây là Dục Tư duy.
Khi mình nhận diện được nó thì nó không có cơ hội tiếp tục tồn tại cũng không có cơ hội đi xa hơn nữa. Khi mình phát hiện được nó thì, một là nó biến mất, hai là tối thiểu mình cũng giảm được sức mạnh của nó, để nó không đi xa hơn nữa trong ước muốn bậy bạ.
Như vậy Tưởng Đoạn diệt là hành giả luôn luôn tâm niệm rằng ta không thể sống với 3 cái Tà Tư duy.


ĐOẠN DIỆT TƯỞNG - PAHĀNASAÑÑA


Trích bài giảng KTC.7.25 Bảy Pháp Tưởng
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Sư Giác Nguyên giảng


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

Tuệ Tâm Thiền Thư Quán, Củ Chi

Cứ đi tìm một điểm hẹn bình yên, rồi cười khóc cho bao lần trắc trở. 
Có lẽ tại tim mình chưa rộng mở, đắm đuối hờn ghen, bám víu nỗi buồn. 


Xin bỏ lại ngoài kia gió động, mưa tuôn. Đem "Hoa Tuệ cúng dường vô lượng Phật". 
Xin đánh thức chiêm bao, trở mình tỉnh giấc. Giữa "Vườn Tâm duyên kết vạn chúng sinh".

Tuệ Tâm Thiền Thư Quán, Củ Chi




Nguồn: Tuệ Tâm Thiền Thư Quán, Củ Chi


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

HOW & WHAT

Con người hơn nhau ở cái gì?
Cái vấn đề nó như thế này. Anh coi nặng cái gì? Thí dụ như bây giờ cái nhà của cô đó nó bự hơn cái nhà của tôi mà tôi coi cái chuyện nhà bự đó không ra cái gì hết. Ở đây không nên nói con người hơn nhau cái gì mà phải nói mỗi con người khác nhau cái gì.

Theo tinh thần nhà Phật thì không có hơn kém, chỉ có khác với giống thôi.
Nếu mà nói hơn thì khó lắm. Cái này nói thiệt: Nếu mà mình không muốn giải thoát thì mình cần ma vương hơn là Đức Phật. Bởi mình theo Phật một thời gian mình giải thoát rồi mình đâu có luân hồi được. Cho nên nếu mình muốn luân hồi đời đời mình phải thờ ma vương. Mình thích đánh bài mà mình đi theo ông giáo sư đại học thì nó lộn chỗ rồi. Đánh bài phải kiếm mấy thằng xăm mình.

Nếu có câu hỏi: "Con người hơn nhau những gì?" Câu trả lời là trước hết mình phải coi mỗi người coi nặng cái gì.

Nếu mình coi nặng tiền bạc thì cái điểm hơn nhau là đồng tiền. Còn nếu mình coi nặng về đức hạnh thì mình xét về mặt đức hạnh. Mình qúy, mình coi nặng về trí tuệ thì mình mới xét về mặt trí tuệ. Vấn đề đời sống cõi này là sự chọn lựa. Và cái câu hỏi này nó ăn khớp với đề tài tôi đang giảng.
Đó là chúng ta sống ở thế giới này đó là chúng ta chìm sâu trong sáu trần: sắc, thinh, khí, vị, xúc, ý. Và tùy vào cái căn cơ của mỗi người mà ta chìm sâu trong cái nào và cái kiểu chìm sâu đó ra sao. Chìm sâu trong cái nào đó là 'What', chìm kiểu nào đó là 'How'.
Tu tập Tứ Niệm Xứ cũng chỉ quẩn quanh trong hai chữ đó thôi. Mình biết rõ cái activity của mình, đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi, là biết rõ cái 'How', tôi đang như thế nào. Còn 'what' là cái gì nó đang xảy ra trong tôi. Tôi đang đi, tôi đang ngồi, tôi đang hoạt động thế nào tôi biết rõ. Nhưng mà cái đó chưa đủ, cái đó mới bước đầu thôi. Cái đó chỉ có chữ 'How' thôi. Về sau này biết rõ thêm cái 'What'. Cái gì nó xảy ra trong lúc tôi đang thở ra thở vào, cái gì nó đang diễn ra, đang xảy ra khi tôi đang bước đi.


Biết rõ cái 'How', đó là Niệm. Biết rõ cái 'What', đó là Tuệ.

HOW & WHAT



Đang đi biết là đang đi, đang ngồi biết là đang ngồi, cái đó là Niệm. Còn biết rõ cái gì xảy ra trong lúc đang đi, đang ngồi thì đó là Tuệ. Chánh niệm là biết rõ mình đang thế nào, còn trí tuệ là biết rõ những gì đang xảy ra.

Sống trong thế giới này là chúng ta đang sống chung với sáu trần. Vấn đề là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà ta quan tâm đến trần nào. Ở đây quý vị quan tâm đến trần nào hay cả sáu trần? Không những quan tâm mà chúng ta còn chìm sâu trong đó nữa.

Nói vậy thôi nhưng tôi tin chắc mức độ chìm sâu ở đây không có giống nhau. Có những người ở đây tôi nghĩ họ cũng coi nhẹ chuyện ăn mặc. Có những người ở đây họ coi chuyện nhà lớn nhà nhỏ không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện xe lớn xe bé không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện ăn gì cũng được. Mặc dù từng người ở đây đều sống trọn vẹn trong sáu trần. Nhưng cái điểm quan tâm của mỗi người ở đây tôi nghĩ khó mà giống nhau. Có người ở đây rất là nặng về tình cảm con cháu, vợ chồng. Cái đó chắc chắn rồi nhưng mà mình không biết người nào thôi. Có người ở đây rất là quan tâm đến sĩ diện mặt mũi. Có người ở đây quan tâm đến cảm xúc bản thân, miễn sướng là được, tự mình thấy thoải mái là được. Có người ở đây quan tâm đến đời sống tinh thần, làm sao mình tu tốt hơn, giữ giới tốt hơn, thiền định tốt hơn. Tôi nghĩ trước mặt tôi là đủ thành phần hết.

Đây là lý do vì đâu giáo pháp Đức Phật nói gọn chỉ có Tứ Đế thôi. Đức Phật nói rõ cái bản chất khổ đau của thế giới và con đường thoát khỏi đau khổ. Nhưng mà với nội dung của Tứ Đế, Ngài nói trong bốn mươi lăm năm thành ra mấy tủ kinh luôn. Vì sao? Vì cái đám người ngồi trước mặt Ngài mỗi người một kiểu, cách hướng dẫn khác nhau. Có người thì Ngài cho họ bú sữa bình, có người Ngài cho họ ăn baby food, có người họ cho họ chip snack, có người Ngài cho họ ăn cơm, có người Ngài cho họ ăn cháo, có người thì Ngài chích thuốc, có người Ngài cho họ uống thuốc bổ, thuốc viên, có người thì Ngài vô nước biển, có người Ngài phải chọt cái ống vô cổ họng để tiếp thức ăn. Trường hợp mà phải chọt cái ống vô cổ họng để tiếp thức ăn là loại người nào? Đó là những người tu chậm, trí yếu. Phải bắt họ như thế này như thế kia họ mới tu được. Họ cần một cái môi trường thích hợp, thực phẩm thích hợp, trú xứ thích hợp, thầy, bạn thích hợp, họ phải cần đủ hết thì mới tu được. Loại người đó là loại người mà phải tiếp "thức ăn" bằng đường ống. Còn có những người Ngài chỉ cho họ một viên thuốc là đủ rồi, một câu Pháp họ về họ tu là được rồi, rất đơn giản. Ngay cả thuốc Bắc cũng vậy nữa, có người phải uống thuốc tán, có người phải uống thuốc tể, người uống thuốc sắc, người uống thuốc ngâm, ... Cũng một bài thuốc nhức lưng đó thôi nhưng mà mỗi người do cái điều kiện, do cái cơ thể làm sao mình không biết nhưng đại khái là thầy cũng áp dụng một cách.

Tôi ôn lại một chút. Để mình có thể biết rõ cái kiếp này của mình nó ra sao tùy thuộc vào cái thái độ của mình kiếp trước đối với sáu trần. Thế giới này gồm có thiện, ác, buồn, vui. Thiện là gì? Thiện là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành. Ác là sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu. Buồn là gì? Đó là sáu căn biết sáu trần bất toại. Vui là sáu căn biết sáu trần như ý. Như vậy rõ ràng là đời sống này gồm thiện, ác, buồn, vui. Mà tôi định nghĩa là không ra ngoài sáu trần.

Mình tu Tứ Niệm Xứ là sao? Không có chuyện gì đặc biệt hết. Chỉ biết rõ một điều thôi là biết rõ hiện giờ sáu căn nó đang biết sáu trần bằng tâm gì. Dầu đó là sáu trần như ý hay bất toại. Nghe nó rất là khô nhưng nó là toàn bộ đời sống ngay tại đây, ngay thời điểm này. 'Right here' và 'Right now'. Toàn bộ đời sống mình nó chỉ có cái đó thôi. Tại sao mình khổ? Là mình không có biết cái sáu căn của mình nó đang biết sáu trần bằng cách nào.

Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tu Tứ Niệm Xứ là chỉ làm có một việc thôi: Biết rõ sáu căn của mình nó đang biết rõ sáu trần bằng tâm gì, bất kể sáu trần đó là bất toại hay như ý. Đó là Tứ Niệm Xứ.

Trích bài giảng Thế Giới Đời Sống Muôn Loài

Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép

Sư Giác Nguyên giảng 



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

THỦY THƯỢNG PHIÊU

Đức Phật nói rằng khi đối với các pháp, đối với năm trần cảnh hay đối với các dục, các sắc pháp mình phải nhìn ngắm nó từ ba khía cạnh: thấy được vị ngọt của nó, thấy được vị đắng của nó và thấy được con đường ra khỏi nó


Bản chất đời sống được nhìn ngắm tùy theo góc độ bi quan hay lạc quan của mỗi người và thường thì cái nhìn nào cũng là cực đoan. Một cái nhìn sáng suốt được đề nghị ở đây là cái nhìn như thực: chúng ra sao thì thấy như vậy.
Chỉ biết nhìn về cái đẹp sẽ dẫn đến hệ lụy.
Chỉ biết nhìn từ cái xấu sẽ dẫn đến bất mãn.
Ở đây Đức Phật dạy vị tỳ kheo phải nhìn thấy rõ cả hai bề mặt phải trái để khả năng suy tư từ đó trở nên trung thực hơn. Cái gọi là các vấn đề ở đây gồm các dục, sắc pháp và cảm thọ. Cái gì cũng có vị ngọt (asada) của nó, có cả vị đắng (adinava :bề trái), và con đường xuất ly khỏi nó.

THỦY THƯỢNG PHIÊU



Notes: Một người mà không từng nếm qua mùi đời, chưa từng biết qua vị ngọt của cuộc đời khi gặp nó dễ bị đánh gục. Mà người chưa từng nếm qua cái đắng cuộc đời thì họ gặp vị ngọt họ ôm cứng ngắc. Đức Phật ngài dạy vị tỳ kheo đối với tất cả các pháp không riêng về cái gì mình phải có khả năng nhìn ngắm ở ba khía cạnh: biết thế nào là vị ngọt của nó, thế nào là vị đắng của nó và biết rõ con đường nào để xuất ly khỏi nó.

Nguồn: trích bài giảng của sư Toại Khanh

KHỔ UẨN-TRUNG BỘ KINH- BÀI KINH 13. KINH ĐẠI KHỔ UẨN (Mahàdukkhakkhanda sutta)
https://thuvienhoasen.org/.../13-dai-kinh-kho-uan...

Nguồn ảnh: https://zhuanlan.zhihu.com/p/60477324 



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

CÁI VUI VÀ CÁI BUỒN

Tôi buồn không phải vì tôi nghèo. Mà tôi buồn vì nhà hàng xóm nó giàu.
Chị ấy buồn không phải vì chị ấy xấu. Mà chị ấy buồn vì đứa bên cạnh nó xinh.

Khiếp như vậy đó.

Nguồn ảnh : Lý Kiện Nhân trong phim Châu Tinh Trì.

CÁI VUI VÀ CÁI BUỒN




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

SAU THỌ THÌ ĐỪNG NÊN LÀ ÁI

Công việc của tham ái chính là tìm thấy hỉ lạc ở bất cứ chỗ nào nó đi đến.


Vì thế Đức Phật mô tả tham ái là một khuynh hướng thích thú say mê trong bất kỳ cảnh trần và bất kỳ chỗ nào nó hiện hữu.
Con chó thích thú với đời sống của chó.
Con heo thích thú với đời sống của heo
Con dòi thích thú với đời sống của dòi.

Yêu thích thì nắm giữ, Nắm giữ thì sẽ có, Có thì sẽ phải mất.
Cầm lên để hạnh phúc. Nhưng đặt xuống mới là dứt khổ.

SAU THỌ THÌ ĐỪNG NÊN LÀ ÁI


Nguồn ảnh: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224917662916207&id=1454447607


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian