Search

31.3.24

6 NĂM TU KHỔ HẠNH TẠI RỪNG GAYA

6 NĂM TU KHỔ HẠNH TẠI RỪNG GAYA

...
Này Sāriputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. 
Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng”, chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sāriputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. 
Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện”, thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sāriputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sāriputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít." -Ðại kinh Sư tử hống (Mahàsìhanàda sutta)
6 NĂM TU KHỔ HẠNH TẠI RỪNG GAYA



Ðức Phật sau khi hành trì khổ hạnh không có kết quả. Ngài cương quyết từ bỏ khổ hạnh và bắt đầu tự mình hành thiền, chứng được sơ thiền, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, phát triển tuệ trí, chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh, biết như thật khổ, biết như thật các lậu hoặc, thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. 
Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa" (Trung I, 248). Như vậy, cũng với kinh nghiệm bản thân, tự mình từ bỏ khổ hạnh, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, Ðức Phật chứng quả Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Ðối với bậc Ðạo Sư đã dựa vào tự lực để tầm đạo, học đạo và chứng đạo, nên trong 45 năm hoằng pháp độ sanh, lời dạy chủ yếu của Ngài cho các đệ tử cũng là lời dạy tự lực tự tri: 
"Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác".
...
nguồn sách: Hãy Tự Mình Thắp Ðuốc Lên Mà Ði- Hòa Thượng Thích Minh Châu
https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha046.htm
nguồn ảnh: rungcharean.blogspot.com
ghi chú: 129




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

28.3.24

ĐỘ SANH

ĐỘ SANH 

Ta chở em qua bờ giải thoát
Em gạt ta sang bến luân hồi
Trên sông hai đứa cùng cười
Thì ra em cũng một người độ sanh.
- sư Toại Khanh.
ĐỘ SANH  Ta chở em qua bờ giải thoát Em gạt ta sang bến luân hồi Trên sông hai đứa cùng cười Thì ra em cũng một người độ sanh. - sư Toại Khanh. Ghi chú: 172 Nguồn ảnh: Phim Xuân, hạ, thu, đông…rồi lại xuân.


Ghi chú: 172
Nguồn ảnh: Phim Xuân, hạ, thu, đông…rồi lại xuân.




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

25.3.24

XIN BỚT GIÙM MỘT CHỮ

XIN BỚT GIÙM MỘT CHỮ

XIN BỚT GIÙM MỘT CHỮ  Vạn hạt mưa rơi không hạt nào rơi nhầm chỗ, những người ta gặp không người nào là ngẫu nhiên.  Việc sai thì có thể sửa chứ việc tất yếu rồi thì sửa mà làm chi ?  -Shen


Vạn hạt mưa rơi không hạt nào rơi nhầm chỗ, những người ta gặp không người nào là ngẫu nhiên.
Việc sai thì có thể sửa chứ việc tất yếu rồi thì sửa mà làm chi ?
-Shen
Ghi chú: 171



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

22.3.24

ĐẶT ĐÂU DÍNH ĐẤY

ĐẶT ĐÂU DÍNH ĐẤY

ĐẶT ĐÂU DÍNH ĐẤY Do bởi sự dính mắc, tất cả chúng sanh đều yêu thích nơi họ sinh vào. Vì đổng lực tái sanh luôn là tâm Tham đồng sanh với thọ Hỷ. Nguồn sách: Vận Hành Của Nghiệp  -Pa Auk Sayadaw ghi chú: 125


Do bởi sự dính mắc, tất cả chúng sanh đều yêu thích nơi họ sinh vào.
Vì đổng lực tái sanh luôn là tâm Tham đồng sanh với thọ Hỷ.
Nguồn sách: Vận Hành Của Nghiệp  -Pa Auk Sayadaw
ghi chú: 125 


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

20.3.24

Thư viện SMP tập hợp các sách Pháp bảo

Thư viện SMP tập hợp các sách Pháp bảo được ad phát hành miễn phí trên Google Play ở đây để mọi người tiện tham khảo, tải về (epub, mobi, pdf).

Thư viện SMP tập hợp các sách Pháp bảo được ad phát hành miễn phí trên Google Play ở đây để mọi người tiện tham khảo, tải về (epub, mobi, pdf).

nguồn: Saigon Meditation Project (SMP) – Tỉnh thức mỗi ngày

 
  1. Tuyết giữa mùa hè
    – Google Play: https://tinyurl.com/vfms2hs
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  2. Snow in the summer
    – Google Play: https://tinyurl.com/26r9eh78
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  3. Ngôi nhà chánh niệm
    – Google Play: https://tinyurl.com/35kyxkyv
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  4. Không thể sống thiếu thiền
    – Google Play: https://tinyurl.com/28h26txa
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  5. Hai thực tại
    – Google Play: https://tinyurl.com/3mer5cbs
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  6. Thiền cho người mới bắt đầu
    – Google Play: https://tinyurl.com/yaes85de
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  7. Bài chú giải Kinh Mangala Sutta
    – Google Play: https://tinyurl.com/3k2bkb6t
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  8. Nổi loạn và tự do
    – Google Play: https://tinyurl.com/5n7cb6cs
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  9. Sự bình an không gì lay chuyển
    – Google Play: https://tinyurl.com/bdh27p5m
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  10. Cuộc đời là một trường học
    – Google Play: https://tinyurl.com/hzwderpu
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  11. Kinh Kalama
    – Google Play: https://tinyurl.com/4wu4b9dw
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  12. Sức mạnh của chánh niệm
    – Google Play: https://tinyurl.com/hyypwyum
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  13. Sự tha thứ và lòng khoan dung
    – Google Play: https://tinyurl.com/hyypwyum
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  14. Thái độ tiêu cực:
    – Google Play: https://tinyurl.com/hyypwyum
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  15. Cách thực hành pháp:
    – Google Play: https://tinyurl.com/hyypwyum
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  16. Sức mạnh của sự hoài nghi và thiền chánh niệm (vipassana):
    – Google Play: https://tinyurl.com/zc3vsxm7
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  17. Những nguyên lý để sống hạnh phúc
    – Google Play: https://tinyurl.com/4s78nnd6
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  18. Chúng ta sống vì điều gì?
    – Google Play: https://tinyurl.com/2p9hbkkp
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  19. Bản đồ hành trình tâm linh
    – Google Play: https://tinyurl.com/3xjae6fw
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  20. Cuộc đời là một hành trình tâm linh
    – Google Play: https://tinyurl.com/bdfrjzbt
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  21. Trái tim thiền Phật giáo
    – Đặt trước sách miễn phí trên Google Play tại: https://tinyurl.com/2s3b8jw4. Sách sẽ được chính thức phát hành vào tháng 04/2024
  22. Sự cho đi và Tình thương yêu
    – Google Play: https://tinyurl.com/4y2pz8zd
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  23. “Lấy tâm mình làm bạn của chính mình”
    – Google Play: https://tinyurl.com/2pf3n54h
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  24. Hãy kết nối với mọi người và bản thân mình một cách đúng đắn
    – Google Play: http://tinyurl.com/y32puma4
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  25. Sức khoẻ – Tài sản quý giá nhất của con người
    – Google Play: http://tinyurl.com/25tx9rhz
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  26. Lòng bi mẫn – Tâm bi
    – Google Play: http://tinyurl.com/2rs5ds76
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

TUỆ GIÁC SUNLUN SAYADAW (MYINGYAN)

TUỆ GIÁC SUNLUN SAYADAW (MYINGYAN)


Dưới đây là những câu trả lời về Phật Pháp và trí tuệ giác ngộ của Ngài Sunlun Sayadaw cho những câu hỏi của Ngài Yay-Lai Sayadaw ở Meik-Hti-Lar. Khi trả lời những câu hỏi này, Ngài Sunlun vẫn còn là một Sa-di bán thế xuất gia và lúc đó chỉ được gọi là sư Shin Kavi. Nguyên do của cuộc hội thoại này là bởi ngài Yay-Lai Sayadaw muốn kiểm chứng khả năng tuệ giác của Sa-di Shin Kavi. Ngài không trực tiếp đến gặp mặt mà chỉ cử hai người cư sĩ là ông U Pyo Thar và ông U Ba San thay Ngài đến vấn đạo.

Hỏi : Cái gì đã tạo nên tam giới ?

Đáp : Chính là tham ái.

Hỏi : Hạt giống của 3 Hành là gì ?

Đáp : Đó chính là Vô Minh.

Hỏi : Hành nói gọn là sao thưa Ngài?

Đáp : Chỉ là thiện nghiệp, ác nghiệp.

Hỏi : Xin nói ngắn gọn về đau khổ và hạnh phúc ?

Đáp : Nói đơn giản thì nhân thiện và quả thiện chính là hạnh phúc và nhân cá quả ác chính là đau khổ. Nhưng nói rốt ráo thiện ác nhân quả đều khổ cả.

Hỏi : Nhưng rõ ràng thưa Ngài, Thế Tôn có nói đến hạnh phúc nhân thiên kia mà ?

Đáp : Trong cách nhìn của thế giới Tục Đế thì chuyện đó có thật, nhưng trong cái nhìn Chân Đế thì mọi sự không phải vậy.

Hỏi : Nói như vậy thì không có ai sa đọa hay sanh thiên phải không?

Đáp : Trong cái nhìn Chân Đế thì không có ai siêu đọa.

Hỏi : Nhưng khổ ưu và hỷ lạc thì sao thưa Ngài?

Đáp : Trong Chân Đế có khổ ưu và hỷ lạc nhưng không có ai bị khổ ưu hay được hoan hỷ.

Hỏi : Vậy cái gì cảm nhận những thứ cảm thọ đó ?

Đáp : Chỉ có Danh và Sắc.

Hỏi : Vậy theo Ngài thì ta nên nói sao về giới sát sanh?

Đáp : Cả người giết lẫn đối tượng bị giết đều chỉ là Danh sắc.

Hỏi : Nếu nói không có ai thì sao có thể bảo rằng kẻ sát sanh có thể bị đọa địa ngục ?

Đáp : Chính Danh Sắc làm việc sát sanh (cắt đứt mạng quyền tức sức sống của năm uẩn nào đó) và chúng tạo ra khối Danh Sắc khác chịu khổ ở địa ngục. Trong việc làm thiện hay giải thoát cũng cứ vậy mà hiểu.

Hỏi : Xin nói rõ hơn về người ác, người thiện ở đời?

Đáp : Gọi là người ác hay thiện chỉ đơn giản là trong khối Danh Pháp nào có nhiều tâm sở thiện hay ác và Sắc Pháp có bị điều khiển hay sử dụng bởi Danh Pháp thiện ác đó hay không.

Hỏi : Chánh Kiến là sao thưa Ngài?

Đáp : Mù tịt về Danh Sắc thì không gọi là chánh kiến được.

Hỏi : Có sự quan hệ nào giữa Ba-la-mật và trí tuệ về Danh Sắc?

Đáp : Chắc chắn phải có, vấn đề là ít nhiều, sâu cạn rộng hẹp mà thôi.

Hỏi : Như vậy trí tuệ về Chân Đế là tuyệt đối cần thiết phải không Ngài ?

Đáp : Tôi nói ông nghe cái này, ông vốn đã có trí tuệ Tục Đế từ vô lượng kiếp rồi mà nay ông vẫn vậy. Nhưng nếu trước đây ông chỉ cần một lần thành tựu trí tuệ Chân đế thì hôm nay tôi không còn dịp thấy ông.

Hỏi : Con nghe hình như Tục Đế hay Chân Đế đều được gọi là sự thật (sacca) nhưng sao Ngài lại có vẽ coi nhẹ Tục Đế ?

Đáp : Tục Đế chỉ là cái võ màu mè của Chân Đế. Chỉ Chân Đế mới đúng là sự thật rốt ráo.

Hỏi : Dựa vào cái gì và từ lúc nào một người được gọi là Chánh Kiến thưa Ngài?

Đáp : Chỉ có người dứt hẳn Tà Kiến và Hoài Nghi mới có thể được xem là Chánh Kiến.

*
SUNLUN SAYADAW sư Shin Kavi



Ngài Nyaung Lunt đến gặp sư Kavi để vừa vấn đạo vừa giảo nghiệm. Như nhận ra dụng ý này, sư Kavi đã lễ phép dặn dò Ngài Sayadaw một câu :

- Bạch Ngài, trong cuộc nói chuyện này, trước khi trả lời những câu hỏi của ngài con xin ngài tự phân định rõ cái gì thuộc pháp Hiệp thế và cái gì thuộc pháp Siêu thế. Xác định rõ rồi thì chúng ta sẽ dễ dàng nói chuyện hơn.

Sau đây là phần vấn đáp giữa Sư Shin Kavi (Sunlun Sayadaw sau này) và ngài Nyaung-Lunt :

Hỏi : Sư có thể nói cho tôi nghe chút ít về 5 tầng thiền Hiệp Thế được không ?

Đáp : Tôi không có học nhiều, xin ngài cho phép tôi nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ của tôi.

Hỏi : Sư thấy sao tiện thì thôi.

Đáp : Theo chỗ tôi hiểu thì ngài đang hỏi tôi về đối tượng của Thiền Chỉ. Tầng thiền nào cũng vậy, chỉ đơn giản là sự chú tâm vào cảnh. Lần đầu tiên 5 Triền Cái vắng mặt, 5 chi thiền có đủ, ta gọi đó là Sơ Thiền. Tiếp theo sau đó chi thiền mất dần, cảnh cũng vi tế dần thì ta gọi là Nhị, Tam, Tứ, Ngũ thiền. Hành giả lúc đó có thể nói là hình người nhưng da thịt của chim hạc : Nhìn vẫn như cũ nhưng nhẹ nhàng và an lạc hơn.

Hỏi : Xin ngài nói rõ hơn một chút được không ?
Đáp : Thiền Samatha chỉ là sự gom tâm vào cảnh. Tâm càng an, thì thân càng lạc. Lúc còn nặng nề chút ít thì ta gọi là Sơ thiền, ở mức không thể cao hơn nữa thì ta gọi là Ngũ thiền.

Hỏi : Ngài có cách trả lời thật lạ, nhưng tôi hiểu rồi. Và xin hỏi thêm là đối tượng của tầng Hư Không Vô Biên là Chân Đế hay Tục Đế ?

Đáp : Dĩ nhiên là Tục Đế.

Hỏi : Vậy đối tượng của Thức Vô Biên Xứ ?

Đáp : Trường hợp này là cảnh Chân Đế.

Hỏi : Còn cảnh của Vô sở Hữu Xứ thì sao ?

Đáp : Cảnh này là cảnh Tục Đế.

Hỏi : Vậy còn cảnh của tầng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ ?

Đáp : Là cảnh Chân Đế.

Hỏi : Sư có thể nói giùm cách thức bỏ tầng thiền Vô Sắc thấp để lên tầng cao hơn ?

Đáp : Ở trình độ thiền định Sắc Giới, người ta phải hướng tâm đến tầng thiền cao hơn cái mình đang chứng để nâng cấp tầng thiền từ thấp lên cao. Nhưng ở các tầng thiền Vô sắc thì ngược lại : Hành giả phải nhìn lại cái cũ, tầng thiền mà mình đang có để nhàm chán nó rồi nhờ vậy mà chứng đắc tầng thiền cao hơn.

Có một điều lạ lùng mà thú vị, sư Kavi như mọi người đều biết thì là một người mù chữ, nhưng những người trò chuyện với sư lại thường nghe sư trích dẫn Tam tạng với câu mở đầu này "Trong kinh điển nói rằng". Lần đó ngài Nyaung Lunt Sayadaw đã dành trọn hai ngày để vấn đạo sư Kavi. Ngài không phải người thuộc lòng Tam Tạng nên đã kín đáo ghi lại hết những trích dẫn của sư Kavi rồi sau đó về chùa dò lại từng chỗ thấy đều chính xác. Điều độc đáo hơn nữa là thông qua sư Kavi, ngài hiểu ra thêm những kinh nghiệm thiền định mà xưa nay chỉ đọc trên mặt chữ thì khó bề hiểu ra.

Trích : Kinh Nghiệm Tuệ Quán Qua Các Dòng Thiền Miến Điện - Quyển 1
Dịch giả : Sư Giác Nguyên 

ghi chú: 165




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

19.3.24

HÀNH XẢ TRÍ

HÀNH XẢ TRÍ

...
Khi đi biển, những thương gia thường mang theo con quạ để tìm đất liền. Khi thuyền bị bão tố thổi lạc quỹ đạo, trôi giạt không thấy đất liền, họ sẽ thả chim ra. Nó bay khỏi cột buồm, và sau khi thám hiểm bốn hướng, nếu thấy đất liền, nó sẽ bay về hướng đó. Nếu không thấy đất liền, nó sẽ bay trở lại đậu trên cột buồm.
Cũng thế, nếu trí hành xả thấy được Niết bàn, trạng thái an ổn là an lạc, thì nó sẽ từ bỏ sự sanh tất cả hành và chỉ thâm nhập Niết bàn mà thôi. Nếu nó không thấy điều ấy, thì nó sẽ mãi mãi sanh trở lại, với các hành làm đối tượng.
Nguồn: Thanh Tịnh Ðạo
Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt.

HÀNH XẢ TRÍ


---
Cũng như các hành giả tuệ quán sau một ánh chớp loé lên giữa rừng đêm. Lờ mờ thấy được cảnh vật con đường phía trước rồi thẳng tiến. Còn không thì hành giả cứ mãi quẩn quanh trong danh và sắc.
Ghi chú: 129 


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

16.3.24

BỨC TRANH DU HÀNH

BỨC TRANH DU HÀNH

Sau khi đã giải thích bản chất ảo tưởng của tâm với ví dụ bức tranh du hành, và ví dụ về thế giới loài vật, Đức Phật tiếp tục mô tả một người hoạ sĩ có thể vẽ một bức tranh như thế nào:
Ví như, này các Tỳ-kheo, một người hoạ sĩ, với sơn hay với cánh kiến đỏ, với củ nghệ hay với chàm xanh hoặc đỏ thẫm, trên một tấm bảng khéo đánh bóng, hay trên bức tường hay trên khung vải, vẽ ra hình ảnh một người đàn bà hay hình ảnh một người đàn ông, có đầy đủ đường nét và tay chân.
Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu,
BỨC TRANH DU HÀNH



[1] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra sắc,
[2] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra thọ,
[3] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra tưởng,
[4] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra hành,
[5] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra thức.

Một người đàn bà vô văn phàm phu, hay một người đàn ông vô văn phàm phu mỗi khoảnh khắc trong ngày, và đều đặn mỗi ngày đều tạo tác những hành động bằng thân, bằng lời nói, và bằng ý nghĩ. Khi những hành động như vậy có chủ ý, chúng sẽ tạo ra những hành bất thiện hoặc hành thiện có một tiềm lực nghiệp. Chúng bắt nguồn từ những phiền não vô minh (avijjā), tham ái (taṇhā) và chấp thủ (upādāna).
...
Cái này (5 uẩn ) là của tôi >>> do tham ái.
Cái này là tôi >>> do ngã mạn.
Cái này là tự ngã của tôi >>> do thân kiến.
Nguồn sách: Vận hành của nghiệp.
Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw
Nguồn ảnh: pinterest.com/rachtrainer
Ghi chú: 165 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

13.3.24

ĐẠI DƯƠNG SINH TỬ

ĐẠI DƯƠNG SINH TỬ

 
Phật vừa dứt lời, tôn giả A-nan xin Phật giải thích giá trị của hiểu mười hai nhân duyên. Phật liền dạy rằng:
Này các đệ tử, mười hai nhân duyên vô cùng sâu sắc, không phải là điều người thường hiểu tới. Ngày xưa đang tu, chưa đạt giác ngộ mười hai nhân duyên, ta đã trôi lăn trong đường sanh tử, không thoát ra được. Ngộ thuyết nhân duyên với mười hai mắt xích, ta chặt đứt chúng, nhờ đó vĩnh viễn không còn tái sanh.
Trong kiếp quá khứ xa xưa về trước, có một vị vua cõi A-tu-la tên là Tu-diệm chợt có ý nghĩ muốn bốc mặt trời và cả mặt trăng ra khỏi nước biển. Ông tự hóa thân cực kỳ to lớn, đến độ nước biển chỉ ngang hông ông. Vua Tu-diệm này có một người con là Câu-na-la, tâu với vua rằng:
- “Con muốn xuống biển, tắm cho thỏa thích”.
Vua Tu-diệm nói:
- “Con chớ ham thích tắm trong nước biển. Vì nước đại dương vừa sâu, vừa rộng; không thể ở trong nước biển mà tắm”.
Câu-na-la nói:
- “Hiện con đang thấy độ sâu của biển chỉ ngang hông cha, có gì sâu rộng, con không sợ đâu”. Không khuyên được con, vua Tu-diệm nắm thân của thái tử, thả xuống nước biển. Chân của thái tử không đụng đáy nước, lòng rất lo sợ.
Vua bảo con rằng:
- “Như con thấy đó, cha đã nói rồi, đại dương rất sâu mà con không tin. Chỉ có mình cha có thể tắm gội ở trong đại dương, còn con không thể”. Này các đệ tử, vua Tu-diệm ấy của kiếp xa xưa chính là thân Ta. Còn vị thái tử con của nhà vua chính là A-nan.
Con đã từng nói:
- “Đại dương không sâu và cũng không sao”. Nhưng sự thật thì ngược lại hoàn toàn. Ai không thấu hiểu và chặt đứt được mười hai nhân duyên sẽ bị trôi lăn luân hồi vô tận, không ngày xuất ly; chìm trong mê hoặc, không nhận thức rõ gốc rễ của hành; đời này kiếp khác, kẹt trong khổ não, khó lần manh mối xuất ly sanh tử."
ĐẠI DƯƠNG SINH TỬ


 
Này các đệ tử, dưới cội Bồ-đề sau khi thành đạo, ta đã nhận ra mười hai nhân duyên, ta thắng được ma và quyến thuộc chúng, hoàn toàn nhờ vào dứt được vô minh mà ánh trí tuệ chiếu soi cùng khắp; bóng tối lậu hoặc nhờ đó kết thúc, không còn trần cấu. Này các đệ tử, các con nên biết mười hai nhân duyên rất là sâu thẳm, không phải là điều mà người phàm phu có thể nghiệm ra. Tất cả các con hãy nên suy nghiệm mười hai nhân duyên, thực tập chuyển hóa, để kết thúc được mạng lưới sinh tử. Nghe Phật khuyên nhắc, tôn giả A-nan và người có mặt vô cùng hoan hỷ, phát nguyện thực tập, truyền bá kinh này
Nguồn: Kinh 12 Nhân Duyên – Thích Nhật Từ
Nguồn ảnh: Tạo bởi AI
ghi chú: 129 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

10.3.24

TƯỞNG TRI THỦY ĐẠI LÀ THỦY ĐẠI. DỤC HỶ THỦY ĐẠI

TƯỞNG TRI THỦY ĐẠI LÀ THỦY ĐẠI. DỤC HỶ THỦY ĐẠI

Địa đại- Đất:
không phải là đất mà là thô tướng( trạng thái cứng mềm, nặng nhẹ, mịn nhám vv).
Thủy đại- Nước:
không phải là nước mà là sự liên kết( trạng thái tan chảy, ngưng tụ và kết dính).
Phong đại- Gió:
không phải là gió mà là sự chuyển động (trạng thái xê dịch, căng phồng, di động và áp suất).
Hỏa đại- Lửa:
không phải là lửa mà là sự nóng lạnh( tất cả các trạng thái nhiệt độ từ cực lạnh cho đến cực nóng).
Hư không:
không phải là khoảng không mà là sự rỗng. ( Có thể là trạng thái đâu đó giữa 0 và 1).
Ánh sáng: ... đang tìm hiểu.
Vậy là trong một ly nước đã có đủ tứ đại.
- Shen
TƯỞNG TRI THỦY ĐẠI LÀ THỦY ĐẠI. DỤC HỶ THỦY ĐẠI


ghi chú: 131 

7.3.24

LẠI GÓP PHẦN CHEN LẤN NỮA

LẠI GÓP PHẦN CHEN LẤN NỮA

...
Có những người, họ sống trên đời này, sự có mặt của họ nó không phải là sự đóng góp mà nó chỉ là sự góp mặt. Có những người mà cái chết của họ chỉ là sự vắng mặt chứ không phải sự mất mát.
Có hiểu chỗ này không? Có những người sống trên đời này sự có mặt của họ là sự đóng góp chứ không phải sự góp mặt. Đóng góp và góp mặt nó khác hay giống? và khi mà anh sống mà anh sống như một sự đóng góp thì cái chết của anh là một sự mất mát, anh sẽ để lại một khoảng trống cho đời. Nếu anh sống theo kiểu góp mặt thì cái chết của anh là sự vắng mặt, và anh không để lại khoảng trống nào hết.
Và chúng ta phải nhớ có hai kiểu sống: sống lâu để trở thành đồ cũ và sống lâu để trở thành đồ cổ. Hai cái này khác nhau.

LẠI GÓP PHẦN CHEN LẤN NỮA


...
Chép lại bài giảng Sư Toại Khanh ( Người chép chưa rõ)
Ghi chú: 125 


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

4.3.24

NGƯỜI YÊU MUÔN THUỞ

NGƯỜI YÊU MUÔN THUỞ

 
Ba Tư Nặc là đức vua trị vì vương quốc Kosala, một quốc gia hùng cường ở Ấn Ðộ, trong thời Phật còn tại thế. Ðức vua có một vị hoàng phi xinh đẹp tên là Mạt Lợi, mỹ nhân này là một cô công chúa của giòng họ Thích Ca, được vua Ba Tư Nặc đặc biệt sủng ái. Một hôm nhà vua hỏi nàng Mạc Lợi:
- Trên đời này, ái khanh yêu ai nhất?
- Muôn tâu... dĩ nhiên là thiếp quý bệ hạ nhất.
- Trẫm cùng đoán là khanh sẽ trả lời như vậy. Mạt Lợi mỉm cười: Muôn tâu, nếu thánh thượng cho phép thần thiếp sẽ nói khác đi một tí, nhưng xác thật hơn.
- Ái khanh cứ nói.
- Muôn tâu, người mà thần thiếp yêu quý nhất chính là thần thiếp.
- Sao? Mình lại yêu mình? Trẫm không hiểu ái khanh muốn nói gì?
Tâu bệ hạ, vì có ái trọng tự ngã của mình nên thần thiếp mới yêu thương bệ hạ... Vì bệ hạ là người đã đem lại hạnh phúc cho cái tự ngã này.
- Trẫm đồng ý điều đó, nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý của ái khanh. Muôn tâu, thần thiếp xin mạn phép nêu ra một câu hỏi: “Trên đời này bệ hạ yêu quý ai nhất?”
- Ái khanh chứ còn ai nữa? Nhưng giả sử như thần thiếp lại đi yêu thương chìu chuộng, ve vuốt một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ tính sao... Muôn tâu, thần thiếp chỉ giả dụ vậy thôi. lập tức? À... à... trẫm sẽ, trẫm sẽ... Nghĩa là bệ hạ sẽ nỗi trận lôi đình và chém đầu thần thiếp ngay
- Ái khanh hỏi rắc rối thật!
- Muôn tâu, có đúng thế không ạ?
- À... à...
- Ðúng... phải không bệ hạ?
- Ờ... ờ... có lẽ đúng như vậy.
- Thế thì... bệ hạ đã hiểu rõ câu đáp của thần thiếp rồi chứ? Nhà vua im lặng giây lâu rồi lặng lẽ gật đầu:
- Có lẽ, khanh nói đúng, mình chỉ yêu thương có mình mà thôi.
NGƯỜI YÊU MUÔN THUỞ


 
Hôm sau, đức vua xa giá đến Kỳ Viên thăm Phật và trình bày tự sự câu chuyện đối đáp giữa vua và hoàng phi Mạt Lợi. Ðức Phật đã xác nhận ý kiến của hoàng phi Mạt Lợi bằng một bài kệ trong kinh Phật Tự thuyết:
Tâm ta đi cùng khắp
Tất cả mọi phương trời
Cũng không tìm thấy được
Ai thân hơn tự ngã.
Và đức Thế Tôn cũng nhắn nhủ luôn đức vua Ba Tự Nặc cùng số thính chúng đang hiện diện.
Tự ngã đối mọi người
Quá thân ái như vậy
Vậy ai yêu tự ngã
Chớ hại tự ngã người.
nguồn trích tác phẩm: Hư Hư Lục - Tác Giả Thích Nữ Như Thủy
https://phanblogs.blogspot.com/.../hu-hu-luc-tac-gia...
ghi chú: 129 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

1.3.24

ĐỜI LÀ BỂ KHỔ ?

ĐỜI LÀ BỂ KHỔ ?

Cái xuất sắc và quan trọng của A Tỳ Đàm nằm ở chỗ nếu mình học như con két thì toàn là số, làm nhức đầu và không hỗ trợ cho việc tu hành gì hết, nhưng nếu mình tiếp cận theo một hướng thông minh hơn thì mình sẽ thấy rằng mình đang làm một chuyến hành hương ngược nguồn về con người của mình và tất thẩy những gì mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng mỗi ngày, vốn dĩ mình không hiểu nhiều về nó lắm, từ đó mà có cái gọi là điên đảo mộng tưởng.
ĐỜI LÀ BỂ KHỔ ?


Có hàng trăm hàng ngàn thế hệ người mang danh là Phật tử nhưng đã không ngừng hiểu sai, hiểu lầm và nói oan cho Đức Phật khi hiểu lầm rằng đạo phật dạy ‘đời là bể khổ’, ‘đời là vị đắng’.
Nhưng mà điều đó là không đúng, không có kinh nào dạy đời là bể khổ cả.
Tất cả những gì mà Đức Phật dạy cho mình không phải để cho mình chán, mình sợ cuộc đời mà là để cho mình đừng có ôm, đừng có cầm nữa. Và Ngài dạy rất rõ, nếu cầm thì chỉ cầm chứ đừng có xiết. Vì khi con xiết là con đã nảy sinh vấn đề. Các vị có phân biệt được "duty" (trách nhiệm) và "burden" (gánh nặng) không?
Cái mền để đắp ấm chứ không phải để trùm cho ngộp! Cho nên đừng có nói oan Phật bôi đen, nói xấu cuộc đời. Phật không có nói cuộc đời là đắng, là dơ, là xấu.
Phật chỉ nói những thứ con thấy là sạch, là đẹp, là dơ, là xấu, là hay, là dở … là đều điên đảo mộng tưởng. Ngài chỉ nói là con đang cố tình ôm ấp một giọt sương sớm.
Đức Phật không nói xấu giọt sương là dơ mà Ngài chỉ hỏi là con có ôm được nó không? Tuyết trên đỉnh, con nhìn và giữ một khoảng cách thì OK, nhưng mà ta thấy con xúc từng đống, con tha về nhà chơi là ta thấy con ngu rồi. Như Lai không hề nói xấu tuyết, Ngài chỉ nói cái thái độ yêu tuyết của con là điên đảo mộng tưởng.
Cho nên, Phật không nói cuộc đời là bể khổ. Cái điều quan trọng Phật nói là thế này:
Những cái mà con thương, thích, ghét, sợ, nó không có gì đáng để con thương, thích, ghét, sợ.
Và con hãy nhớ thế này:
 
Thích ở đâu Ghét nằm đằng sau đó. Sướng ở đâu thì Khổ nằm ngay sau đó. Kẻ nào còn quá nhiều niềm đam mê thì kẻ đó còn rất nhiều niềm đau khổ. Thích êm ấm thì khi gặp lạnh lẽo chịu không nỗi. Thích nuông chiều thì khi gặp bạc đãi chịu không nổi. Thích khen thì khi bị chúng chửi chịu không nổi.

Trích bài giảng tại Sydney 03.2019 Vài nét tiêu biểu về chúng sanh và vũ trụ
Kalama xin tri ân bạn linh_lotus ghi chép
Nguồn ảnh: https://upload.wikimedia.org/.../Water_drops_on_spider...
Ghi chú: 167 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều