Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn thiền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiền. Hiển thị tất cả bài đăng

20.3.24

TUỆ GIÁC SUNLUN SAYADAW (MYINGYAN)

TUỆ GIÁC SUNLUN SAYADAW (MYINGYAN)


Dưới đây là những câu trả lời về Phật Pháp và trí tuệ giác ngộ của Ngài Sunlun Sayadaw cho những câu hỏi của Ngài Yay-Lai Sayadaw ở Meik-Hti-Lar. Khi trả lời những câu hỏi này, Ngài Sunlun vẫn còn là một Sa-di bán thế xuất gia và lúc đó chỉ được gọi là sư Shin Kavi. Nguyên do của cuộc hội thoại này là bởi ngài Yay-Lai Sayadaw muốn kiểm chứng khả năng tuệ giác của Sa-di Shin Kavi. Ngài không trực tiếp đến gặp mặt mà chỉ cử hai người cư sĩ là ông U Pyo Thar và ông U Ba San thay Ngài đến vấn đạo.

Hỏi : Cái gì đã tạo nên tam giới ?

Đáp : Chính là tham ái.

Hỏi : Hạt giống của 3 Hành là gì ?

Đáp : Đó chính là Vô Minh.

Hỏi : Hành nói gọn là sao thưa Ngài?

Đáp : Chỉ là thiện nghiệp, ác nghiệp.

Hỏi : Xin nói ngắn gọn về đau khổ và hạnh phúc ?

Đáp : Nói đơn giản thì nhân thiện và quả thiện chính là hạnh phúc và nhân cá quả ác chính là đau khổ. Nhưng nói rốt ráo thiện ác nhân quả đều khổ cả.

Hỏi : Nhưng rõ ràng thưa Ngài, Thế Tôn có nói đến hạnh phúc nhân thiên kia mà ?

Đáp : Trong cách nhìn của thế giới Tục Đế thì chuyện đó có thật, nhưng trong cái nhìn Chân Đế thì mọi sự không phải vậy.

Hỏi : Nói như vậy thì không có ai sa đọa hay sanh thiên phải không?

Đáp : Trong cái nhìn Chân Đế thì không có ai siêu đọa.

Hỏi : Nhưng khổ ưu và hỷ lạc thì sao thưa Ngài?

Đáp : Trong Chân Đế có khổ ưu và hỷ lạc nhưng không có ai bị khổ ưu hay được hoan hỷ.

Hỏi : Vậy cái gì cảm nhận những thứ cảm thọ đó ?

Đáp : Chỉ có Danh và Sắc.

Hỏi : Vậy theo Ngài thì ta nên nói sao về giới sát sanh?

Đáp : Cả người giết lẫn đối tượng bị giết đều chỉ là Danh sắc.

Hỏi : Nếu nói không có ai thì sao có thể bảo rằng kẻ sát sanh có thể bị đọa địa ngục ?

Đáp : Chính Danh Sắc làm việc sát sanh (cắt đứt mạng quyền tức sức sống của năm uẩn nào đó) và chúng tạo ra khối Danh Sắc khác chịu khổ ở địa ngục. Trong việc làm thiện hay giải thoát cũng cứ vậy mà hiểu.

Hỏi : Xin nói rõ hơn về người ác, người thiện ở đời?

Đáp : Gọi là người ác hay thiện chỉ đơn giản là trong khối Danh Pháp nào có nhiều tâm sở thiện hay ác và Sắc Pháp có bị điều khiển hay sử dụng bởi Danh Pháp thiện ác đó hay không.

Hỏi : Chánh Kiến là sao thưa Ngài?

Đáp : Mù tịt về Danh Sắc thì không gọi là chánh kiến được.

Hỏi : Có sự quan hệ nào giữa Ba-la-mật và trí tuệ về Danh Sắc?

Đáp : Chắc chắn phải có, vấn đề là ít nhiều, sâu cạn rộng hẹp mà thôi.

Hỏi : Như vậy trí tuệ về Chân Đế là tuyệt đối cần thiết phải không Ngài ?

Đáp : Tôi nói ông nghe cái này, ông vốn đã có trí tuệ Tục Đế từ vô lượng kiếp rồi mà nay ông vẫn vậy. Nhưng nếu trước đây ông chỉ cần một lần thành tựu trí tuệ Chân đế thì hôm nay tôi không còn dịp thấy ông.

Hỏi : Con nghe hình như Tục Đế hay Chân Đế đều được gọi là sự thật (sacca) nhưng sao Ngài lại có vẽ coi nhẹ Tục Đế ?

Đáp : Tục Đế chỉ là cái võ màu mè của Chân Đế. Chỉ Chân Đế mới đúng là sự thật rốt ráo.

Hỏi : Dựa vào cái gì và từ lúc nào một người được gọi là Chánh Kiến thưa Ngài?

Đáp : Chỉ có người dứt hẳn Tà Kiến và Hoài Nghi mới có thể được xem là Chánh Kiến.

*
SUNLUN SAYADAW sư Shin Kavi



Ngài Nyaung Lunt đến gặp sư Kavi để vừa vấn đạo vừa giảo nghiệm. Như nhận ra dụng ý này, sư Kavi đã lễ phép dặn dò Ngài Sayadaw một câu :

- Bạch Ngài, trong cuộc nói chuyện này, trước khi trả lời những câu hỏi của ngài con xin ngài tự phân định rõ cái gì thuộc pháp Hiệp thế và cái gì thuộc pháp Siêu thế. Xác định rõ rồi thì chúng ta sẽ dễ dàng nói chuyện hơn.

Sau đây là phần vấn đáp giữa Sư Shin Kavi (Sunlun Sayadaw sau này) và ngài Nyaung-Lunt :

Hỏi : Sư có thể nói cho tôi nghe chút ít về 5 tầng thiền Hiệp Thế được không ?

Đáp : Tôi không có học nhiều, xin ngài cho phép tôi nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ của tôi.

Hỏi : Sư thấy sao tiện thì thôi.

Đáp : Theo chỗ tôi hiểu thì ngài đang hỏi tôi về đối tượng của Thiền Chỉ. Tầng thiền nào cũng vậy, chỉ đơn giản là sự chú tâm vào cảnh. Lần đầu tiên 5 Triền Cái vắng mặt, 5 chi thiền có đủ, ta gọi đó là Sơ Thiền. Tiếp theo sau đó chi thiền mất dần, cảnh cũng vi tế dần thì ta gọi là Nhị, Tam, Tứ, Ngũ thiền. Hành giả lúc đó có thể nói là hình người nhưng da thịt của chim hạc : Nhìn vẫn như cũ nhưng nhẹ nhàng và an lạc hơn.

Hỏi : Xin ngài nói rõ hơn một chút được không ?
Đáp : Thiền Samatha chỉ là sự gom tâm vào cảnh. Tâm càng an, thì thân càng lạc. Lúc còn nặng nề chút ít thì ta gọi là Sơ thiền, ở mức không thể cao hơn nữa thì ta gọi là Ngũ thiền.

Hỏi : Ngài có cách trả lời thật lạ, nhưng tôi hiểu rồi. Và xin hỏi thêm là đối tượng của tầng Hư Không Vô Biên là Chân Đế hay Tục Đế ?

Đáp : Dĩ nhiên là Tục Đế.

Hỏi : Vậy đối tượng của Thức Vô Biên Xứ ?

Đáp : Trường hợp này là cảnh Chân Đế.

Hỏi : Còn cảnh của Vô sở Hữu Xứ thì sao ?

Đáp : Cảnh này là cảnh Tục Đế.

Hỏi : Vậy còn cảnh của tầng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ ?

Đáp : Là cảnh Chân Đế.

Hỏi : Sư có thể nói giùm cách thức bỏ tầng thiền Vô Sắc thấp để lên tầng cao hơn ?

Đáp : Ở trình độ thiền định Sắc Giới, người ta phải hướng tâm đến tầng thiền cao hơn cái mình đang chứng để nâng cấp tầng thiền từ thấp lên cao. Nhưng ở các tầng thiền Vô sắc thì ngược lại : Hành giả phải nhìn lại cái cũ, tầng thiền mà mình đang có để nhàm chán nó rồi nhờ vậy mà chứng đắc tầng thiền cao hơn.

Có một điều lạ lùng mà thú vị, sư Kavi như mọi người đều biết thì là một người mù chữ, nhưng những người trò chuyện với sư lại thường nghe sư trích dẫn Tam tạng với câu mở đầu này "Trong kinh điển nói rằng". Lần đó ngài Nyaung Lunt Sayadaw đã dành trọn hai ngày để vấn đạo sư Kavi. Ngài không phải người thuộc lòng Tam Tạng nên đã kín đáo ghi lại hết những trích dẫn của sư Kavi rồi sau đó về chùa dò lại từng chỗ thấy đều chính xác. Điều độc đáo hơn nữa là thông qua sư Kavi, ngài hiểu ra thêm những kinh nghiệm thiền định mà xưa nay chỉ đọc trên mặt chữ thì khó bề hiểu ra.

Trích : Kinh Nghiệm Tuệ Quán Qua Các Dòng Thiền Miến Điện - Quyển 1
Dịch giả : Sư Giác Nguyên 

ghi chú: 165




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

5.10.19

Bám theo hơi thở mà đi.

Phanblogs  Đi theo hơi thở.


Thở vào một hơi dài hoặc một hơi ngắn hành giả biết rằng hơi thở của mình dài hay ngắn
Thở ra một hơi dài hoặc một hơi ngắn hành giả biết hơi thở của mình dài hay ngắn
Phanblogs  Đi theo hơi thở.

Phanblogs  Đi theo hơi thở.


Hơi thở có chiều dài của nó. Nó có điểm bắt đầu và chỗ chấm dứt. Trong khi thở vào mình phải bám sát lấy hơi thở từ đầu cho đến cuối. Tôi đang thở vào và tôi biết tôi đang thở vào. Tâm của mình hoàn toàn bám lấy hơi thở và không có một giây phút nào rời hơi thở. Bám lấy hơi thở gọi là đi theo hơi thở (tùy tức). Ví dụ: Cái bút này là hơi thở, ngón tay của tôi là cái tâm. Thì khi bắt đầu thở, ngón tay của tôi bám lấy cây bút. Tâm của tôi bám sát vào hơi thở. Trong suốt hơi thở vào tôi hoàn toàn chú tâm vào hơi thở, do đó cái định của tôi không bị gián đoạn. Có thể trong hơi thở đầu, tuy là tâm tôi đã có khả năng nhận diện được đây là hơi thở vào, đây là hơi thở ra nhưng mà cái định chưa thể sánh bằng so với hơi thở thứ hai. Bởi vì trong hơi thở thứ hai tôi hoàn toàn bám sát hơi thở, không hề rời hơi thở.

Trong bài tập thứ hai này mình thấy rõ ràng niệm và định của mình vững chãi, sâu sắc hơn. Cố nhiên khi niệm, định vững chãi hơn thì sự có mặt của mình trong giây phút hiện tại cũng vững chãi hơn. Và mình có thể tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống một cách sâu sắc hơn, khi ấy mình mới thực sự sống đời sống của mình. Ví dụ như khi đứng trước cảnh tượng mặt trời mọc rất huy hoàng, nếu cái tâm của mình không có mặt ở đó, mình cứ nghĩ về quá khứ, hay mải mê với những dự tính trong tương lai hoặc lo lắng sầu khổ thì cảnh mặt trời mọc đẹp đẽ kia không phải để dành cho mình. Trong khi người khác thực sự có mặt ở đó nên họ hưởng được cảnh tượng đẹp đẽ đang diễn ra trước mặt.
Nhà văn pháp  …… tác giả của cuốn Người Xa Lạ đã nói : “Sống như một người chết” để chỉ những người sống trong thất niệm.
Nhà văn pháp  …… tác giả của cuốn Người Xa Lạ đã nói : “Sống như một người chết” để chỉ những người sống trong thất niệm.

Vì vậy, hơi thở đầu là đem tâm trở về với thân và hơi thở thứ hai là có mặt một cách liên tục không gián đoạn. Tất cả những mầu nhiệm của sự sống ở trong ta và quanh ta luôn luôn có đó nhưng ta đã không có mặt cho nên ta không thừa hưởng được. Hơi thở thứ hai giúp ta trở về với chính mình để có mặt thực sự mà tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống. Cái đó gọi là “sống”. Từ một người “chết” trở thành một người “sống”. Khi tâm của mình trở về với thân thì mình mới thực sự sống, sống như một người sống. Nhà văn pháp  …… tác giả của cuốn Người Xa Lạ đã nói : “Sống như một người chết” để chỉ những người sống trong thất niệm.



5.2.19

Khai bút đầu xuân 2019

Phanblogs 🎋CHÀO 2019: Chánh Niệm. Tỉnh Thức. Bây Giờ và Ở Đây.


Chánh niệm và tỉnh thức rất cần thiết cho chúng ta. Thế nào là đang sống trong chánh niệm (nói cách khác là sống tỉnh thức)?

Sống trong chánh niệm tỉnh thức là sống với giây phút hiện tại - bây giờ và ở đây. Ta ý thức được rõ ràng là ta đang làm gì, nghĩ gì, nói gì. Không mơ mộng về quá khứ đã qua để tiếc nuối hay về một tương lai chưa đến để bám víu, chấp chặt vào.

Phanblogs 🎋CHÀO 2019: Chánh Niệm. Tỉnh Thức. Bây Giờ và Ở Đây.
Phanblogs 🎋CHÀO 2019: Chánh Niệm. Tỉnh Thức. Bây Giờ và Ở Đây.

Hãy lấy một ví dụ: khi nghe một câu chuyện, một bài hát hay khi xem một bộ phim, nhìn một hình ảnh, ta nghĩ đến một tình cảm tốt đẹp, một điều thiện, lành, chính đáng. Khi nghe một tiếng chuông, ta dừng lại mọi ý nghĩ để niệm Phật. Lúc ấy là ta đang sống trong chánh niệm. Trái lại, khi đọc một quyển sách, xem phim mà ta nghĩ đến danh lợi, tài sắc, chán đời, phiền não, hay đâm ra muốn trốn tránh cuộc đời, mơ mộng vẩn vơ, không biết ta đang nghĩ gì, làm gì, thì đó là ta đang sống trong thất niệm, tà niệm. Như vậy có thể nói chánh niệm là ngọn đèn thắp sáng tâm ý chúng ta. Như một bài kệ có nói: "Chánh niệm là ánh sáng, Thất niệm là bóng tối". Thất niệm kéo ta về với quá khứ để nuối tiếc hay đẩy ta tới tương lai, đưa ta vào những lo âu, tính toán, mưu đồ, giận hờn, ganh tị, bực dọc, phiền não. Và lúc đó ta không có tự do thảnh thơi để tiếp xúc với thực tại nhiệm mầu của cuộc sống đang xảy ra quanh ta.

Trong tâm chúng ta đã sẵn có những hạt giống của chánh niệm. Tu tập chính là tưới tẩm những hạt giống chánh niệm đó. Không tu tập thì những hạt giống này bị vùi lấp trong những lớp thất niệm, khổ đau, phiền não. Chánh niệm là năng lực đem ta trở về với sự an trú trong hiện tại, và sống trọn vẹn trong hiện tại là sống tỉnh thức.

23.3.18

Thế nào là người quan trọng và không thể thay thế

Phanblogs Có rất nhiều người không thể thay thế được đang nằm ngoài nghĩa địa. Vì vậy nếu ai tỏ thái độ với bạn rằng họ quan trọng, họ không thể thay thế. Hãy mỉm cười.


Cái “tôi” lớn lao biểu hiện qua những chiến thắng ở thương trường được thu hẹp lại qua các trải nghiệm không liên quan gì đến kinh doanh.
Chúng giúp tôi hiểu rằng mình chỉ là một mắt xích nhỏ trong phức tạp của đời sống thực ngoài kia, không gì quan trọng với vận hành của thế giới. Ông Eisenberg, người sếp Do Thái đầu tiên của tôi đã cười khi tôi lo ngại là sự nghỉ việc của một ông Tổng Quản Lý nhà máy sẽ làm công ty suy sụp vì tôi nghĩ ông này “không thể thay thế” (irreplaceable) được. Ông nói một câu tôi không bao giờ quên, “Có rất nhiều người không thể thay thế được đang nằm ngoài nghĩa địa”.

- TS. Alan Phan -

irreplaceable
adjective UK ​  /ˌɪr.ɪˈpleɪ.sə.bəl/ US ​  /ˌɪr.əˈpleɪ.sə.bəl/

too special, unusual, or valuable to replace with something or someone else:

Most of the porcelain you see in the display cabinets is irreplaceable.
No one's irreplaceable in the workplace.


Ngàn vạn lần đừng cho mình là “quá quan trọng” bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng. Nhưng mà, bất luận là thiếu đi một ai thì Trái Đất này cũng vẫn cứ chuyển động.

Lạc đà và con ruồi

Có một con lạc đà phải trải qua trăm ngàn cay đắng khổ cực mới vượt qua được sa mạc cát rộng lớn. Một con ruồi đậu trên lưng con lạc đà và cũng tới nơi mà không mất một chút sức lực nào.Con ruồi hân hoan, vui vẻ cười nói: “Lạc đà! Cảm ơn ngươi đã phải vất vả cõng ta tới đây, hy vọng sau này sẽ gặp lại!”Nhưng mà con lạc đà lại lạnh lùng liếc nhìn con ruồi rồi nói: “Lúc ngươi ở trên lưng ta, ta vốn dĩ cũng không biết, cho nên khi ngươi đi cũng không cần phải chào hỏi. Bởi vì căn bản ngươi cũng đâu có trọng lượng gì, đừng tự đề cao mình quá, ngươi tưởng ngươi là ai?”

Đừng bao giờ cho mình là quá quan trọng

Thế nào là người quan trọng và không thể thay thế
Thế nào là người quan trọng và không thể thay thế
Có một cậu thanh niên sống trong gia đình đông người, mỗi lần ăn cơm, đều là hơn 10 người ngồi ăn xung quanh một chiếc bàn lớn. Một lần nọ, cậu ta đột nhiên có suy nghĩ muốn đùa mọi người một chút.Trước khi ăn cơm, cậu ta chui vào trong một cái tủ và trốn ở đó để cho mọi người phải đi khắp nơi tìm kiếm mình.Nhưng thật không ngờ là không có một ai đi tìm cậu ta cả, thậm chí họ còn không để ý tới sự vắng mặt của cậu trong bàn ăn. Sau khi mọi người đã ăn no và rời khỏi bàn, cậu ta mới chui từ trong tủ ra và một mình ăn những thức ăn thừa còn lại.

Từ lần đó trở đi, cậu ta tự nhủ với lòng mình: “Sẽ không bao giờ cho mình là người quá quan trọng nữa, bởi vì như thế có thể sẽ phải nhận lấy sự thất vọng. “Lúc nên cúi đầu thì cúi đầu”

Có rất nhiều người không thể thay thế được đang nằm ngoài nghĩa địa. 

Vì vậy nếu ai tỏ thái độ với bạn rằng họ quan trọng, họ không thể thay thế. Hãy mỉm cười.

25.6.17

Thiền an trú trong hiện tại

Phanblogs Một hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, ngài làm gì? 〞


Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.

Hành giả hỏi: “Vậy đắc Đạo rồi thì sao?”

Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.

Hành giả lại hỏi: “Vậy thế thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?”

Lão hòa thượng: “Trước khi đắc đạo, khi đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm”

17.12.16

Khi bạn bắt đầu nói Tôi mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng

Khi bạn bắt đầu nói “Tôi”, mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng.


Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. Là trẻ mồ côi, 16 tuổi xuất gia, sau bị gọi nhập ngũ, chiến tranh kết thúc Sawaki quay về tiếp tục tu học thiền. Kodo Sawaki lập hạnh không trụ mà đi khắp nơi để dạy thiền.

Kodo Sawaki 


Thiền sư Kodo Sawaki (1880-1965)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án. Một số lời khuyên dạy của Kodo Sawaki được môn sinh tập hợp thành “Gửi bạn”, xin chia sẻ đến bạn đọc suy ngẫm.

1. Gửi người bắt đầu biết suy ngẫm về cuộc đời

Ở một số nơi tại Mãn Châu, các cỗ xe thường do các chú chó to lớn kéo. Bác xà ích treo một miếng thịt trước mũi chó, và chú chó chạy như điên theo miếng thịt. Nhưng dĩ nhiên là chú không bao giờ với tới. Chú chỉ được vứt cho miếng thịt khi cỗ xe đã về tới đích. Rồi chỉ trong một cái ngốn, chú nuốt chửng miếng thịt xuống cổ họng.
Ở một số nơi tại Mãn Châu, các cỗ xe thường do các chú chó to lớn kéo. Bác xà ích treo một miếng thịt trước mũi chó, và chú chó chạy như điên theo miếng thịt. Nhưng dĩ nhiên là chú không bao giờ với tới. Chú chỉ được vứt cho miếng thịt khi cỗ xe đã về tới đích. Rồi chỉ trong một cái ngốn, chú nuốt chửng miếng thịt xuống cổ họng.

Người đi làm với đồng lương cũng y hệt như thế. Từ đầu tháng cho đến cuối tháng, họ cũng chạy theo đồng lương treo trước mũi. Một khi đã lãnh lương, họ cũng ngốn nó, và lại sẵn sàng chạy tiếp theo kỳ lương tới. Không ai có thể thấy xa hơn đầu mũi của mình.

Câu hỏi là: Tại sao bạn phải khốn khổ như thế?

Nếu không cẩn thận, bạn sẽ phí hết cuộc đời mình không làm gì ngoài việc chờ đợi những hy vọng tầm thường nhất của mình có thể thành tựu.

2. Gửi người không thể nào dừng lo lắng người khác nghĩ về mình như thế nào

2. Gửi người không thể nào dừng lo lắng người khác nghĩ về mình như thế nào
Bạn không thể nào đổi bất cứ thứ gì với người khác. Mỗi và mọi người phải sống cuộc đời riêng của mình.

Đừng phí thời gian suy xét xem ai là người tài giỏi nhất.

Mắt không nói, “Chúng tôi thấp hơn, nhưng thấy nhiều hơn”. Chân mày không trả lời, “Đúng, chúng tôi không thấy gì, nhưng chúng tôi ở cao hơn”.

Mũi không thể thay mắt, và miệng không thể thay cho tai.

Mọi thứ đều có nhiệm vụ riêng của mình, mà không gì trong vũ trụ có thể thay thế.

3. Gửi người đã hoàn toàn mệt mỏi trong việc đấu tranh với người phối ngẫu

3. Gửi người đã hoàn toàn mệt mỏi trong việc đấu tranh với người phối ngẫu
Vấn đề không phải ai là người đúng. Đơn giản là các bạn nhìn sự việc theo quan niệm khác nhau.
Khi bạn bắt đầu nói “Tôi”, mọi thứ theo sau đều là ảo tưởng.

Hãy thôi cố gắng làm một người đặc biệt - hãy cứ là chính mình. Hãy kiềm chế. Ngồi xuống!

4. Gửi người nghĩ làm giống người khác là có lợi

4. Gửi người nghĩ làm giống người khác là có lợi
Bạn luôn bám theo người khác. Nếu họ ăn khoai chiên, bạn cũng đòi ăn khoai chiên. Nếu ai đó ăn kẹo, bạn cũng muốn ngậm kẹo. Nếu ai đó thổi còi, bạn cũng kêu đòi: “Mẹ ơi, mua cho con cái còi”. Và điều đó không chỉ xảy ra đối với con trẻ.

Khi mùa xuân tới, bạn quay cuồng theo mùa xuân. Khi thu đến, bạn chạy theo mùa thu. Ai cũng chờ đợi thứ gì đó để chạy đuổi theo. Có người còn kiếm sống được nhờ sự chạy đuổi theo đó - họ làm nghề quảng cáo.

Với từng cá nhân, chúng ta còn chịu đựng nổi, nhưng khi họ lập thành nhóm, họ bắt đầu trở nên quái dị. Họ bị rơi vào sự ngu ngốc của nhóm, của bầy đàn.

Khi sống trong sự ngu ngốc của nhóm, chúng ta lẫn lộn giữa sự cuồng điên và kinh nghiệm thực sự. Nên điều quan trọng là bạn phải rõ ràng về bản thân, và thức tỉnh khỏi cơn điên đó. Thiền có nghĩa là rời bỏ bầy đàn và tự đi trên đôi chân của mình.

5. Gửi người mà suốt đời chỉ biết có tiền và tiền

5. Gửi người mà suốt đời chỉ biết có tiền và tiền
Hạnh phúc và bất hạnh của con người không chỉ tùy thuộc vào tiền. Nếu con số trong tài khoản tín dụng của bạn là thước đo lường hạnh phúc, thì sự việc sẽ đơn giản xiết bao. Tuy nhiên thực sự nó không phải như thế.

Đừng quá tiêu cực khi bạn bắt đầu nói là bạn cần tiền để sống. Trong thế giới này, bạn có thể hoàn toàn sống tốt mà không cần đến sổ tiết kiệm.

Một số người nghĩ rằng họ quan trọng bởi vì họ có tiền. Người khác thì cho mình quan trọng vì đã đạt được giác ngộ (satori). Nhưng cho dầu bạn thổi phồng tấm da thịt này bao nhiêu, bạn cũng không thể biến mình thành gì cả - ngoài việc trở thành ma.

Những gì không thuộc về bạn chiếm đầy vũ trụ. Khi nào những suy tưởng của cá nhân bạn chấm dứt, thì Phật pháp có mặt.

6. Gửi người thích có nhiều tiền, tình yêu, chức vị và danh vọng

6. Gửi người thích có nhiều tiền, tình yêu, chức vị và danh vọng
Si mê có nghĩa là chỉ biết chăm lo cho bản thân mình. Còn kẻ trí nói, “Dầu có gì xảy ra, tôi vẫn là tôi”.

Một lần tôi viếng thăm một mỏ than. Có lúc khi đang đi xuống, tôi có cảm giác như thình lình chúng tôi lại trở lên cao. Cũng giống như thế, khi suy nghiệm về cuộc đời mình, hình như chúng ta luôn sai lầm khi lầm tưởng rằng những con số luôn thay đổi là tổng số.

Thua là định. Thắng là ảo tưởng.

Không thèm muốn bất cứ thứ gì là món quà lớn nhất mà bạn có thể ban tặng cho vũ trụ.

7. Gửi người muốn thấy kẻ thù bị điêu đứng

7. Gửi người muốn thấy kẻ thù bị điêu đứng
Chúng ta thường nghĩ không biết ở đây ai thực sự là kẻ hay hơn. Nhưng chẳng phải là tất cả chúng ta đều tượng hình từ cùng nắm đất đó sao?

Mọi người cần ngồi chôn chặt xuống chỗ không có tốt hơn hay xấu hơn.

Suốt đời bạn đã là kẻ điên rồ khi nghĩ rằng thực sự có “tôi” và “người khác”. Bạn làm đủ trò để nổi bật trong đám đông, nhưng trong thực tế thì không có “bạn” hay “người khác”.

Phật pháp có nghĩa là liền một mảnh. Vậy thì đường biên nào chạy giữa bạn và tôi? Dần dần tất cả chúng ta đều hành xử như thể có đường biên chia tách bạn và thù. Chúng ta đã quen quá với cách suy nghĩ đó, ta tin rằng đường biên đó thực sự hiện hữu.

Nghèo hay giàu, quan trọng hay không quan trọng - không có gì hiện hữu. Chúng chỉ là ánh sáng lấp lánh trên các làn sóng.

8. Gửi người đang đau khổ vì bị lường gạt

8. Gửi người đang đau khổ vì bị lường gạt
Tất cả chúng sanh đều lầm lạc: xem là hạnh phúc cái đưa đến bất hạnh, và than khóc vì một bất hạnh hoàn toàn không phải là bất hạnh.
Tất cả chúng ta đều biết là một đứa trẻ đang khóc có thể biến nước mắt thành tiếng cười khi bạn cho nó cái bánh. Cái mà những kẻ phàm phu như chúng ta gọi là hạnh phúc cũng không hơn thế bao nhiêu.
Đôi lúc bạn cần tát vào mặt mình để tự hỏi một cách nghiêm túc: Những điều bạn được hay mất có thực sự đáng được bạn reo hò hay than khóc như thế không?

Sớm muộn gì mọi người cũng bắt đầu chỉ nghĩ cho riêng mình. Bạn nói, “Tốt quá!”. Nhưng cái gì tốt? Nó chỉ tốt cho bản thân bạn, thế thôi.

Người có nhiều ham muốn rất dễ bị lường gạt. Ngay cả những kẻ lừa phỉnh đại tài nhất cũng không mong được gì từ người không có lòng tham muốn.

Phật giáo có nghĩa là vô ngã, không có gì để đạt được.

9. Gửi người lận đận trên đường công danh

9. Gửi người lận đận trên đường công danh
Khi đã chết và bạn nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ thấy những thứ này không đáng chi.

May mắn hay rủi ro, tốt hay xấu - không phải tất cả đều như bạn nhìn thấy. Cũng không phải giống như bạn nghĩ đâu. Bạn cần phải vượt lên trên may mắn hay bất hạnh, tốt hay xấu.

Đau khổ không là gì hơn là cái khổ ta tự tạo ra cho bản thân.

10. Gửi người luôn than thở rằng mình không có thời gian

10. Gửi người luôn than thở rằng mình không có thời gian
Mọi người đều than phiền là họ quá bận rộn đến không có thời gian. Nhưng tại sao họ lại bận rộn đến thế? Chính là ảo vọng khiến họ bận rộn. Người hành thiền luôn có thời gian. Khi bạn hành thiền, bạn có nhiều thời gian hơn bất cứ ai ở trên thế gian này.

Nếu không cẩn thận, bạn đang làm ầm ĩ cái việc kiếm sống của mình. Bạn luôn bận rộn, nhưng tại sao? Chỉ là để kiếm miếng ăn. Đàn gà cũng tíu tít khi mổ thức ăn. Nhưng tại sao? Chỉ để bị người ta ăn thịt.

Người ta có thể tạo ra bao nhiêu ảo vọng trong một cuộc đời? Khó thể tính toán. Ngày này qua ngày khác, lúc nào cũng “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia...”. Chỉ dạo một vòng trong công viên cũng đã có bao vọng tưởng hiện ra trong đầu. Vậy đó là ý nghĩa của ‘bận rộn”, “Tôi muốn được bên em, tôi muốn về nhà, tôi muốn gặp em...”.

Con người luôn thở không ra hơi vì chạy quá nhanh theo ảo vọng của họ.

11. Gửi người đang mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc hơn

11. Gửi người đang mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc hơn

Hãy tịnh lắng và mọi thứ rồi sẽ tốt thôi. Ta chỉ cần một sự gián đoạn ngắn. 
Làm Phật có nghĩa là một sự gián đoạn ngắn từ làm chúng sanh. Làm Phật không có nghĩa là phải đi từ chúng sanh lên.

“Loài nào đứng trên mặt đất mà không đi tới cũng chẳng đi lui?”. Kyuho trả lời, “Là con cừu đá với con cọp đá: trước sau gì chúng cũng mệt mỏi khi phải kình chống nhau”. Con cừu đá không nhúc nhích. Con cọp đá cũng không nhảy chồm lên vì đói. Điểm mấu chốt là đó - hãy đối mặt với sự việc vượt lên cả suy tư.

Chúng ta được gì khi thực sự nắm bắt sự vật như chúng đang là? Vượt trên sự suy tư. Vượt lên trên suy tư không cho phép nó tự suy tư. Dầu bạn có nghĩ thế hay không: sự vật cũng đơn giản như chúng là.

“Tất cả mọi pháp đều trống không” có nghĩa là không có gì để chúng ta can dự vào, vì không có gì thực sự xảy ra.

Chưa từng có gì xảy ra, bất chấp những gì như đang xảy ra - đó là trạng thái tự nhiên. Ảo tưởng là đánh mất trạng thái tự nhiên này. Thông thường chúng ta không nhận ra được trạng thái tự nhiên này. Chúng ta che giấu nó với một điều gì khác, nên nó không còn tự nhiên nữa.

Phật pháp có nghĩa là trạng thái tự nhiên này. Thực hành theo Phật có nghĩa là hoàn toàn sống trong giây phút hiện tại này - là cả cuộc sống của ta - ngay đây và bây giờ.

12. Gửi người muốn học Phật pháp để hoàn thiện bản thân

12. Gửi người muốn học Phật pháp để hoàn thiện bản thân
“Lý thuyết rỗng tuếch” là cách ta gọi những kẻ sính dùng thuật ngữ. Kiểu đó thì không ích lợi gì. Hãy đắm cả hồn và xác vào đó!

Bạn phải hoàn toàn chết để có thể quán tưởng về Phật pháp.
Chỉ tự hành xác và chết nửa vời thì không đủ.

13. Gửi người cho rằng Phật giáo không có nghĩa lý gì đối với họ

13. Gửi người cho rằng Phật giáo không có nghĩa lý gì đối với họ
Khi nói về Phật, bạn đang nghĩ đến một điều gì xa vời, không liên quan đến bạn, đó là lý do tại sao bạn chỉ chạy loanh quanh trong vòng tròn.

Chúng sanh và Phật đều có cùng hình tướng. Tỉnh giác và si mê cũng có cùng hình tướng. Khi ta thực hành theo Phật pháp, chúng ta là Phật. Hay đúng hơn, chính vì ta đã là Phật nên ta có thể thực hành theo Phật pháp.

Bạn nghĩ rằng Phật giáo thì hơi khác với mọi thứ. Nhưng không phải như thế chút nào: Phật giáo chính là mỗi và tất cả mọi thứ.

14. Gửi người không biết việc hành thiền của mình có ích lợi gì không

14. Gửi người không biết việc hành thiền của mình có ích lợi gì không
Thiền có ích gì? Hoàn toàn không! Nhưng cái “chẳng ích lợi gì” này phải thấm vào xương thịt bạn cho đến khi bạn thực sự thực hành cái “chẳng ích lợi gì”. Chỉ đến khi đó, thì việc hành thiền của bạn mới thực sự chẳng ích lợi gì.

Bạn nói rằng bạn muốn trở thành người tốt hơn bằng cách hành thiền. Nhưng thiền không phải là về việc học làm thế nào để thành một con người. Thiền là dừng lại việc làm người.

Bạn nói, “Khi thiền, tôi bị ảo tưởng!”. Điên rồ! Sự thật là chỉ khi hành thiền bạn mới ý thức đến các ảo tưởng của mình. Khi bạn quay cuồng với ảo tưởng của mình, bạn đâu hề để ý tới chúng. Lúc bạn hành thiền, một con muỗi chích, bạn cũng biết ngay. Nhưng khi bạn đang quay cuồng, thì con vắt có cắn, bạn cũng không hề hay.

Đừng càu nhàu. Đừng có trao tráo mắt nhìn khoảng không. Chỉ ngồi!

15. Gửi người với tâm bấn loạn đang cố hết sức để được tâm an

15. Gửi người với tâm bấn loạn đang cố hết sức để được tâm an
Tâm bạn không an vì bạn đang chạy đuổi theo lý tưởng của một tâm hoàn toàn thanh tịnh. 
Đó là đi thụt lùi. Hãy theo dõi tâm trong từng giây phút, dầu nó có loạn động đến thế nào. Ta chỉ có thể đạt được tâm an lạc rộng lớn khi thực hành với tâm loạn động này.

Khi sân cuối cùng được chấp nhận là tâm sân, thì tâm sẽ an lạc.

16. Gửi người cho rằng mình đạt được trạng thái tâm tốt đẹp hơn nhờ thiền định

16. Gửi người cho rằng mình đạt được trạng thái tâm tốt đẹp hơn nhờ thiền định
Khi nào bạn còn cho rằng thiền là việc tốt, thì có điều gì đó không bình thường. Hoàn toàn không có gì đặc biệt về thiền không vết nhơ. Không cần phải hàm ân về điều đó. Đừng làm ô uế việc hành thiền của bạn bằng cách nói là bạn đã tiến bộ, cảm thấy tốt hơn, hay trở nên tự tin hơn trong việc hành thiền.

Chúng ta chỉ nói, “Mọi việc tốt đẹp!” khi chúng xảy ra theo ý ta.

Lý ra chúng ta phải để dòng nước của trạng thái ban đầu của ta như nó là. Nhưng thay vào đó, ta cứ liên tục vọc tay vào đó để xem nước lạnh hay ấm. Đó là lý do nó bị vẩn đục.

Thiền không phải là máy đo khi nhiệt độ từ từ tăng lên: “Thêm chút nữa…, đúng rồi! Giờ tôi đã đạt được giác ngộ!”. Thiền không bao giờ trở thành một điều gì đó đặc biệt, dầu bạn có thực hành nó trong bao lâu. Nếu nó trở thành đặc biệt, chắc chắn là bạn đã lơi lỏng chỗ nào rồi.

17. Gửi người kỳ vọng một cách sống tuyệt đối

17. Gửi người kỳ vọng một cách sống tuyệt đối
Phật pháp là gì? Đó là để mọi khía cạnh trong đời sống hàng ngày của bạn đều nương tựa theo Phật.

Cốt lõi của tất cả mọi hành động là đi đến chỗ tận cùng. Nếu tâm bạn vắng mặt dù chỉ một giây, bạn không khác gì cái xác chết. Thực hành là luôn tự hỏi mình “Ngay bây giờ tôi có thể làm gì theo như Phật?”.

Đạt được đích chỉ một lần thôi chưa đủ. Điểm tối đa của năm ngoái chẳng ích lợi gì. Bạn cần phải đạt được đích ngay bây giờ.

18.8.16

Hạnh phúc tại tâm - Osho

Phanblogs bạn xem hạnh phúc là một cái gì đó chắc chắn, bạn sẽ không thể đạt được nó. Hạnh phúc là một quá trình; nó chưa bao giờ là kết quả của một sự theo đuổi. Nó xuất hiện thậm chí ngay cả khi bạn không nghĩ gì về nó - như thế làm sao có thể nói là theo đuổi? Hạnh phúc xuất hiện bất ngờ, và ở bất kỳ đâu.

Một ngày nào đó, bạn có thể đi đốn củi - tất nhiên đốn củi không phải là hạnh phúc, nhưng bạn hãy nghĩ xem, một buổi sáng tinh mơ, khi mặt trời vẫn chưa lên, hơi lạnh còn lan tỏa khắp không gian, tiếng bổ củi đều đều., những mảnh cây nhỏ văng ra khắp nơi, đánh động khu rừng nhỏ và để lại những âm vang. Bạn bắt đầu đổ mồ hôi, và hơi lạnh khiến bạn cảm thấy lạnh hơn. Bỗng dưng bạn cảm thấy hạnh phúc, nó đến một cách bất ngờ như một niềm vui tuôn trào. Nhưng khi đó bạn chỉ đơn giản là đi đốn gỗ - mà đốn gỗ hình như chẳng liên quan gì đến việc theo đuổi hạnh phúc.
"Tôi không thể quên một ngày.". Có một cái gì đó thật phi logic và không hề thích hợp nhưng lại khiến bạn nhớ. Bạn không thể hiểu lý do gì chúng lại xuất hiện trong trí nhớ của bạn trong khi hàng tỷ thứ quan trọng hơn, ý nghĩa hơn lại hầu như biến mất. Những gì không quan trọng vẫn để lại một dấu vết, bạn không thể hiểu nổi tại sao chúng cứ tồn tại ở đó.
Tôi nhớ một câu chuyện như thế này. Một hôm, tôi đi từ trường về nhà - trường cách nhà tôi khoảng một dặm - thì tôi thấy một cây bồ đề mọc khoảng giữa đường đi. Bình thường tôi đi qua cây bồ đề ít nhất bốn lần trong ngày: một lần đi đến trường, một lần về nhà ăn trưa, một lần đi học chiều và một lần trở về nhà. Tôi đi qua cái cây ấy cả nghìn lần, nhưng chỉ có một lần tôi thực sự thấy nó. Hôm ấy trời rất nóng. Khi đến gần cây bồ đề, tôi toát cả mồ hôi. Tôi đứng dưới tán cây và cảm giác mát lạnh đến nỗi không muốn bước đi nữa mà không hiểu tại sao. Chỉ đơn giản là đứng cạnh một bóng cây to, ngồi xuống và cảm nhận về cái cây kỳ lạ ấy. Tôi không thể giải thích điều gì đã xảy ra nhưng thực sự tôi cảm thấy hạnh phúc quá đỗi như thể có một điều bí ẩn vừa được hé mở giữa lòng tôi và cái cây kia. Bóng mát của nó chẳng phải là nguyên nhân vì đâu phải chỉ có một lần tôi bị toát mồ hôi và đi dưới những tán cây xanh râm mát. Dường như trước đây cũng có lần tôi dừng lại như thế, nhưng chưa bao giờ tôi chạm vào gốc cây và ngồi đó như thể gặp lại một người bạn cũ.
Khoảnh khắc đó vẫn đọng mãi trong tôi như tia sáng của một vì sao. Đời người có bao nhiêu chuyện xảy ra, vậy mà tôi chưa từng gặp một sự kiện nhỏ nào nhưng lại sống lâu trong lòng tôi đến thế. Bất kể lúc nào quay lại, tôi cũng thấy cây bồ đề năm xưa. Hôm đó tôi thực sự không hiểu; bây giờ tôi cũng không rõ nhưng tôi biết chắc chắn có một cái gì đó đã xảy ra. Từ bấy đến giờ, tôi xem cây bồ đề xa lạ ấy như một người thân yêu của mình và gắn bó với nó hơn hết thảy điều gì khác. Lệ thường, khi đi qua cây bồ đề, thể nào tôi cũng ngồi xuống dưới gốc cây ít phút chỉ để cảm nhận về cây. Dường như một sợi dây nào đó đã nối kết chúng tôi.
Một ngày kia, tôi rời trường và chuyển đến một thành phố khác để vào đại học, tôi từ giã bố mẹ, chú bác và cả gia đình mình mà không rơi nước mắt. Tôi không phải là người dễ khóc. Thế nhưng phải xa rời cội bồ đề, tôi đã khóc. Nó còn lại trong tôi như một tia sáng nhỏ nhoi. Khi tôi khóc, tôi có cảm giác cây cũng khóc với mình mặc dù tôi không thể thấy được giọt nước mắt chảy từ đôi mắt của cây. Tôi cảm giác được nỗi buồn khi tay chạm vào cây, và tôi như nghe được lời chúc phúc tạm biệt. Đó là lần gặp cuối cùng, vì khi tôi quay trở lại vào năm sau, cây bồ đề đã bị đốn ngã và chuyển đi vì một lý do ngớ ngẩn.
Chẳng là người ta muốn xây một tượng đài nhỏ để biến khu vực này thành một điểm đẹp nhất giữa thành phố. Tượng đài xây lên để tưởng niệm một gã ngốc nghếch giàu có nào đó đã thắng cử và trở thành thị trưởng thành phố. Ông ta 35 tuổi, cái tuổi đúng quy định để được làm thị trưởng ở cái thành phố này. Mọi người rất vui mừng khi có vị thị trưởng mới bởi với một người ngốc nghếch đến mức như thế, bạn có thể làm đủ mọi chuyện mà không hề bị can thiệp chút nào. Bạn có thể xây nhà ở giữa đường phố, ông ta cũng chẳng có ý kiến, chỉ cần bạn bầu cho ông ta lên chức thị trưởng. Vậy nên cả thành phố hết sức sung sướng vì hết thảy đều được tự do. Các thành viên trong hội đồng đều hân hoan khi ông ta được làm thị trưởng. Mọi người đều muốn ông cứ mãi mãi làm vị thị trưởng đáng kính của thành phố. May thay, ngài thị trưởng ngốc nghếch lại qua đời. Nhưng tiếc thay, cũng vì thế mà người ta lại chọn đúng nơi có cây bồ đề để xây dựng đài tưởng niệm ông. Thế là cây bồ đề bị đốn ngã. Những tảng đá cẩm thạch đã thay cho một cái cây tỏa bóng xum xuê.
Theo đuổi hạnh phúc là điều không thể. Nếu nhìn vào kinh nghiệm của mình và tìm lấy một phút giây hạnh phúc - có vẻ như rất hiếm hoi - thì chắc rằng bạn chỉ thật sự hạnh phúc vào đôi ba lần nào đấy trong cuộc đời. Kể cả khi niềm hạnh phúc ngắn ngủi xuất hiện thì cũng không có ngoại lệ: rằng hạnh phúc đến khi bạn không tìm kiếm nó.
Cố tìm kiếm hạnh phúc chỉ khiến cho bạn càng thêm tiếc nuối.

Hạnh phúc tại tâm - Osho .doc


Hạnh phúc tại tâm - Osho .pdf



24.12.14

Làm thế nào để ngồi thiền?

Phanblogs
cách ngồi thiền
cách thiền hiệu quả
cách thiền định
các cách thiền ích lợi về
ngồi thiền
cách thiền nằm
cách thiền định đúng cách
Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, giải quyết công việc lại kém hiệu quả. Một công nhân đứng máy lơ đểnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động. Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình. Ngoài ra, trong điều kiện phát triễn của nền văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với nhiều loại áp lực thì việc phải gánh chịu stress làm giảm sức đề kháng và dễ dẫn đến nhiều bệnh tật là điều đáng lo ngại. Từ những thực tế này nhiều người đã tìm đến với thiền.

Làm thế nào để ngồi thiền? Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy làm đơn giản thôi.

Hãy thực hành thiền vào một giờ nhất định: Là lúc mặt trời mọc và trước khi bạn đi ngủ là thời gian tốt nhất.

Ngồi thẳng lưng đủ để hô hấp thoải mái - trên 1 cái ghế hoặc 1 tấm nệm trên sàn nhà - và thiết lập đồng hồ đếm thời gian bao nhiêu phút bạn muốn ngồi thiền. Khi bạn bắt đầu hẹn giờ, nhắm mắt lại, thả lỏng và không di chuyển ngoại trừ hơi thở cho đến khi hết giờ. Tập trung vào hơi thở đi vào và đi ra. Mỗi lần bạn có 1 suy nghĩ hoặc 1 thôi thúc, để ý nó và mang bạn quay về với hơi thở của bạn.

Tiếp đến, chọn một thế ngồi hành thiền. Tốt nhất nhưng khó nhất là thế ngồi Hoa Sen (kiết già). Tréo hai chân, đặt bàn chân phải lên trên đùi trái và ngược lại, lòng bàn chân hướng lên trên. Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt dưới rốn, tựa trên đùi, nâng đỡ thân trên. Sống lưng thẳng, đốt sống này chồng lên đốt kia như những xâu đồng xu. Cằm ngẩng lên.
Nếu không thể ngồi theo thế Hoa Sen, thì ngồi bán già. Đặt bàn chân phải qua đùi trái (hay ngược lại), đầu gối chạm sàn. Rồi cúi người về phía trước, đẩy gối vào phía sau. Nếu đầu gối khó chạm sàn thì đặt một đùi lên chỗ gập đầu gối của chân kia.



Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường



Sau khi đã chọn một trong những thế ngồi này, hãy thẳng lưng lên, để giúp ngực căng dễ dàng khi bạn hít thở. Tư thế của bạn phải tự nhiên, mềm dẻo, không gồng cứng.

Hãy chọn vị thế cẩn thận, vì quan trọng là bạn không được sửa thế ngồi cho đến cuối buổi tọa thiền. Tại sao quan trọng vậy? Giả thử bạn chuyển đổi thế ngồi vì không được thoải mái. Sau một lúc, thế ngồi mới cũng trở nên khó chịu. Thế là bạn cứ chuyển đi, đổi lại từ vị thế này sang vị thế khác suốt buổi tọa thiền, thay vì cố gắng đạt được một mức định sâu xa hơn. Hãy rèn luyện sự tự kiềm chế và giữ nguyên thế ngồi ban đầu.

Hãy quyết định từ lúc đầu là bạn sẽ ngồi thiền trong bao lâu. Nếu bạn chưa bao giờ hành thiền thì hãy bắt đầu với khoảng hai mươi phút. Khi bạn đã tiếp tục thực hành thêm, dần dần bạn có thể tăng thêm thời lượng ngồi thiền. Điều đó tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu thời gian và bạn có thể ngồi trong bao lâu mà không thấy đau đớn.

TƯ THẾ HOA SEN

Thí nghiệm thực hiện trong một phòng thí nghiệm ở Anh quốc cho thấy khi một người ngồi trong tư thế này, làn sóng não bộ của họ tức khắc chuyển từ nhịp Beta nhanh và không ngừng dao động sang nhịp Alpha trầm lặng và chậm hơn. Nó thể hiện một tâm trạng thoải mái hơn, một tâm trí yên bình hơn.
Trong một thí nghiệm khác, người ta khám phá ra rằng một người ngồi trong tư thế Hoa Sen ít bị kích thích do những khuấy động bên ngoài hơn những người ngồi trong tư thế bình thường, có thể tập trung tư tưởng sâu hơn và trí óc sáng suốt hơn. Các nhà khoa học kết luận rằng tư thế Hoa Sen tạo ra việc rút khỏi các giác quan vận động và đem trở vào năng lượng của trí.

LUYỆN TẬP TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG VỚI BABA NAM KEVALAM

Các nhà khoa học sau một thời gian tìm tòi đã tìm thấy nhiều loại sóng não bộ của con người

1. Sóng Beta (ß – wave) : là một loại mẫu sóng não bộ dao động rất nhanh và không đều, hơn 13 chu kỳ/giây. Đa số chúng ta đều có loại sóng não này. Nó thể hiện trạng thái phân tán, không ngừng dao động của tâm trí con người bình thường đầu lo âu, giận dữ, sợ hãi và thất bại.

2. Sóng alpha (α - wave): là một loại mẫu sóng chậm hơn nhiều và đều đặn, khoảng 8 chu kỳ/giây. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trạng thái làn sóng alpha tâm trí con người lắng dịu hơn, quân bình hơn, thư giãn hơn, cùng lúc đó con người rất xông xáo vá sáng suốt trong "một trạng thái ý thức thanh tịnh rất dễ chịu". Người có được loại sóng này cảm thấy khá hơn, có thể hoàn thành công việc và giải quyết các vấn đề tốt hơn. Những người khác cũng yêu mến họ hơn.
Các thực nghiệm trên những ai thực hành Thiền quán ngữ (Mantra Meditation) với tư thế hoa sen, sau một thời gian luyện tập cho thấy người hành thiền luôn luôn ở trạng thái alpha .

3. Sóng Theta (γ - wave): Cuộc thí nghiệm tiếp tục trong nhiều năm, các nhà khoa học tìm thấy rằng với Thiền thường xuyên, các sóng alpha chậm lại thành sóng theta (4-8 chu kỳ/giây). Loại sóng não bộ này làm cho sự thanh tĩnh và trạng thái an lạc, đầy tình thương bên trong được sâu hơn.

Có nhiều kỹ thuật thiền khác nhau
- Tập trung vào hơi thở
- Lần chuỗi hạt
- Nhìn ngọn đèn cầy hay một điểm bên ngoài
- Cố gắng làm cho tâm trống rỗng, nghĩ về cái không, điều này không thể được vì bản chất của tâm là suy niệm
Từ việc nghiên cứu cho thấy rằng kết quả tốt nhất là sử dụng một kỹ thuật gọi là "MANTRA". "Man" có nghĩa là trí, "Tra" có nghĩa là giải phóng. Mantra là một âm thanh đặc biệt sử dụng trong khi luyện tập tập trung tư tưởng. Âm thanh của nó tạo ra một rung động nào đó có thể giải phóng cái Trí khỏi tất cả những khuấy động. Những quán ngữ (Mantra) này xuất phát từ tiếng Phạn, một ngôn ngữ đặc biệt được các Yogi phát triển từ nhiều ngàn năm. Đó là những âm thanh bên trong của hệ thống thần kinh vi tế của nhân loại. Mantra là ngôn ngữ của thân thể con người và tâm trí con người. Những quán ngữ này được lặp lại trong khi thiền (tập trung tư tưởng). Nó giống như một loại nhạc bên trong cơ thể, biến đổi dần dần làn sóng beta nhanh thành làn sóng alpha và sóng theta.
Đối với những người mới bắt đầu, quán ngữ này là : BABA NAM KEVALAM.

Ý nghĩa của BABA NAM KEVALAM : là một loại tự kỷ ám thị. Nếu một người luôn luôn suy nghĩ tiêu cực : tôi đau, yếu, tệ.. người ấy sẽ trở nên đau, yếu, tệ thật.
Nếu một người suy nghĩ tích cực, lối suy nghĩ này sẽ đem đến cho họ sức mạnh, cùng sự thay đổi trong cuộc sống. "Bạn nghĩ như thế nào thì sẽ thành như thế ấy"




PHƯƠNG PHÁP

1. Ngồi tư thế Hoa Sen nếu có thể, nếu không bạn có thể ngồi trong một tư thế thoải mái nào cũng được.
2. Ngối giữ lưng thật thẳng nhưng thoải mái, mắt nhắm lại.
3. Thở, chậm thật tự nhiên để làm lắng tâm.
4. Thu rút trí ra khỏi thế giới bên ngoài. Đừng nghĩ về bất cứ vấn đề gì, đừng để ý đến tiếng động bên ngoài
5. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, chỉ có một mình bạn thôi (ở đỉnh núi hoặc cạnh bờ hồ)
6. Bạn cảm thấy thật tự do và yên bình
7. Cố gắng cảm nhận tình thương của vũ trụ đang bao quanh ta, như một đại dương vô tận của tình thương và hạnh phúc. Rồi, bạn lặp lại BABA NAM KEVALAM trong trí bạn mãi mãi..Hít vào nhẩm trong trí BABA NAM. Thở ra nhẩm KEVALAM.
Bạn hãy cảm thấy bạn hòa làm một với đại dương vũ trụ của tình thương và hạnh phúc giống như một giọt nước hòa vào biển cả.
Cái năng lượng tích cực của vũ trụ này là tình thương. Khi ta cảm nhận được tình thương của vũ trụ trong sáng, ta cảm thấy hạnh phúc. Cái hạnh phúc bên trong đó sẽ đem lại cho ta sức mạnh hay năng lực làm việc tốt hơn.
Ban đầu ta có thể nghĩ nhiều thứ, chưa tập trung được. Nhưng nếu ta luyện tập đều đặn, sự tập trung tư tưởng của ta sẽ tốt hơn

LỢI ÍCH

ÍCH LỢI VỀ THỂ CHẤT
* Phát sinh phản ứng thư giản:,thực hành hai lần/ ngày tương ứng với một giấc ngủ sâu
* Phát triển sinh lực cho sức khỏe
* Làm chậm nhịp đập của tim & trị chứng cao huyết áp.
* Ngăn chặn những bệnh liên quan đến stress.

ÍCH LỢI VỀ TINH THẦN
* Giảm bớt cảm giác không an toàn, căng thẳng và stress.
* Một hướng đi và mục đích thực sư trong cuộc sống
* Gia tăng trí nhớ & trí thông minh
* Tăng sức chịu đựng và sự hiểu biết
* Phát triển sự quân bình và khả năng hội nhập.
* Gia tăng sự yên bình của trí
* Trí thoát khỏi sự ảnh hưởng của giáo điều, mê tín và sợ hãi
* Giảm đi sự tuyệt vọng & cáu kỉnh
* Điều trị mất ngủ
* Gia tăng sự minh mẫn
* Tăng cường sự tự tin
* Tư tưởng trong sáng

CÁCH THỞ ĐÚNG

Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.


Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.

Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.

Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất

Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.

Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở.

Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.

(Thiền Sư Henepola Gunaratana, "Eight Mindful Steps to Happiness")
Nguồn: psychologytoday.com

NGUYỆN CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐƯỢC HẠNH PHÚC!


Mọi người đều tìm kiếm sự an vui và hòa hợp bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta không giữ riêng cho mình mà thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắn đây không phải là cách sống khôn khéo.

Chúng ta nên sống an vui với chính mình và an vui với người khác. Tóm lại, con người là những sinh vật sống hợp quần, tạo thành xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống một cách an vui được? Làm sao chúng ta có thể duy trì được sự hòa hợp nội tâm, duy trì được sự an vui và hòa hợp xung quanh chúng ta để người khác cũng được sống an vui và hòa hợp?

Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề này, nó trở nên rõ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền não, bất tịnh, chúng ta trở nên không vui. Phiền não trong tâm, một sự ô nhiễm tinh thần, một sự bất tịnh, không thể tồn tại chung với sự an vui và hòa hợp được.

Chúng ta khởi sự tạo ra phiền não bằng cách nào? Một lần nữa, nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy rõ. Chúng ta trở nên không vui khi thấy ai đó hành xử theo lối chúng ta không ưa, hoặc khi chúng ta thấy những gì xảy ra mà ta không thích. Mỗi khi những điều trái ý xảy ra chúng ta tạo ra sự căng thẳng trong tâm mình. Khi những cái chúng ta muốn mà không đạt được vì vài trở ngại nào đó ta sẽ trở nên căng thẳng và tạo ra những nút thắt trong lòng. Và trong suốt cuộc đời, những điều không như ý liên tục diễn ra, những điều chúng ta muốn có thể hoặc không thể đạt được, những lối phản ứng bằng cách tạo ra những nút thắt – loại nút thắt hầu như không thể tháo gỡ được – làm cho toàn bộ tinh thần và thể xác căng thẳng, đầy phiền não khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở.

Bây giờ, một cách để giải quyết vấn đề này là dàn xếp để trong cuộc đời không có điều gì trái ý xảy ra, để mọi điều đều xảy ra theo ý mình. Một là chúng ta phải có quyền phép nào đó hoặc ai cho chúng ta quyền phép này, để những điều trái ý không xảy ra và mọi cái chúng ta muốn đều đạt được. Nhưng điều này không bao giờ có thể có được. Không một ai trên cõi đời này đạt được mọi mong ước, mọi việc đều xảy ra theo ý mình mà không có gì trái ý. Sự việc tiếp tục xảy ra trái với sự mong muốn và ước nguyện. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp những điều trái ý? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được sự an vui và hòa hợp?

Tại Ấn Độ cũng như tại các nước khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này – vấn đề đau khổ của con người – và tìm ra giải pháp như sau: khi có điều trái ý xảy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì chúng ta nên lập tức chuyển sự chú tâm vào việc gì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ không gia tăng mà ngược lại sẽ bắt đầu dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lặp lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ dịu bớt được phần nào sự phiền não, sẽ nguôi giận.

Giải pháp này hữu ích, đã có công hiệu; vẫn còn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm cảm thấy không còn bất an. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở tầng lớp ý thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy phiền não sâu vào trong tầng lớp vô thức, và tại đó ta vẫn tiếp tục tạo ra phiền não và làm chúng gia tăng gấp bội. Ngoài mặt có vẻ có an vui, hòa hợp, nhưng trong đáy lòng vẫn còn một núi lửa đang ngủ yên đầy những bất tịnh bị dồn nén và không sớm thì muộn cũng sẽ bùng nổ dữ dội.

Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách chứng nghiệm sự thật về thân và tâm ngay trong chính mình họ đã nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là một cách tránh né vấn đề. Tránh né không giải quyết được gì cả. Quý vị phải nhìn thẳng vào vào vấn đề. Khi nào phiền não nổi lên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quý vị khởi sự quan sát, phiền não sẽ giảm cường độ và từ từ biến mất.

Giải pháp này rất tốt vì tránh được những cực đoan, không đè nén cũng không biểu lộ. Vùi sâu phiền não vào trong vô thức sẽ không loại trừ được nó, còn để nó biểu lộ bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện thì chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ mất đi, và quý vị sẽ loại trừ được nó.

Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không? Đối phó với cái xấu của chính mình không phải là dễ dàng. Khi cơn giận dữ nổi lên, nó chế ngự chúng ta nhanh đến nổi chúng ta không thể nhận ra nó được. Rồi mù quáng vì giận dữ, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính mình và người khác. Sau đó, khi đã nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin sự tha thứ từ người này, người nọ, hoặc từ các vị thần linh: “Ôi, con đã phạm lỗi, xin tha thứ cho con”. Nhưng rồi lần tới, chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Liên tục hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi gì cả.

Điều khó là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi lên từ sâu thẳm trong tâm vô thức và khi đã nổi lên đến tầng nhận thức thì nó đã có đủ sức mạnh để chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.

Giả sử tôi mướn một thư ký riêng để khi nào cơn giận dữ nổi lên, người thư ký nói với tôi: “Xem kìa, cơn giận đã bắt đầu”. Bởi vì tôi không biết khi nào cơn giận xảy ra, tôi phải mướn đủ thư ký cho cả ba ca, suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Nếu tôi có khả năng làm như thế, và khi sự giận dữ nổi lên lập tức người thư ký báo cho tôi: “Ồ xem kìa cơn giận đã bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi sẽ làm là mắng người thư ký: “Đồ ngốc, bộ ngươi tưởng ta trả tiền để ngươi dạy bảo cho ta à?” Tôi đã bị cơn giận dữ chi phối quá nhiều đến nỗi sự khuyên bảo chẳng giúp ích được gì cả.

Giả sử tôi vẫn còn đủ khôn ngoan và không la mắng người thư ký. Trái lại, tôi còn nói: “Cám ơn nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát cơn giận của tôi”. Tuy nhiên, điều này có thể thực hiện được hay không? Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát, đối tượng gây nên sự giận dữ lập tức hiện ra trong đầu – người hoặc sự việc gây ra cơn giận này. Nhưng lúc đó tôi không quan sát chính cơn giận mà chỉ quan sát căn nguyên bên ngoài gây ra sự giận dữ này. Điều này chỉ làm cho cơn giận gia tăng và chẳng giải quyết được gì cả. Thật khó mà quan sát bất cứ phiền não hoặc cảm xúc trừu tượng mà không nghĩ đến đối tượng bên ngoài gây ra chúng.

Tuy nhiên, một bậc giác ngộ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nào phiền não nảy sinh trong tâm, về sinh lý có hai hiện tượng xảy ra cùng một lúc: một là hơi thở mất nhịp điệu bình thường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền não nảy sinh trong tâm. Điều này rất dễ quan sát. Ở mức độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh hóa bắt đầu xảy ra trong cơ thể và tạo ra những cảm giác. Mọi phiền não đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.

Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát được những phiền não trừu tượng trong tâm như sợ hãi, giận dữ, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác trên cơ thể, cả hai đều liên quan trực tiếp đến những phiền não trong tâm.

Hơi thở và cảm giác sẽ giúp ta theo hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất nhịp bình thường. Nó sẽ báo động: “Xem kìa, có cái gì không ổn”. Vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúng ta biết có điều gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta nhận thấy sự phiền não mất đi.

Hiện tượng tâm và thân này giống như hai mặt của một đồng xu. Một mặt là ý nghĩ và cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào nảy sinh trong tâm đều biểu hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải đối diện với thực tại đúng như nó đang hiện hữu. Kết quả cho thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu có được cuộc sống an vui, một cuộc sống ngày càng ít phiền não.

Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tại ở hai phương diện: nội tâm và ngoại tâm. Trước đây, chúng ta chỉ nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm bên ngoài về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi thực tại bên ngoài. Vô minh về thực tại bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.

Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng xu. Chúng ta có thể ý thức về hơi thở của mình, cũng như những gì đang xảy ra trong thân. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta chỉ quan sát chúng mà không đánh mất sự bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của mình. Trái lại, chúng ta để cho phiền não biểu lộ rồi mất đi.

Càng thực tập phương pháp này, những phiền não càng ngày càng tan biến nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta không còn những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thương – một tình thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi trước những đau khổ và thất bại của người khác, vui mừng vì sự thành công và an vui của người khác, và luôn bình tâm trong mọi hoàn cảnh.

Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Ta không thể nào có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an vui và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình không những chỉ trở nên an vui mà bầu không khí chung quanh cũng tràn ngập sự an vui và hòa hợp. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác và cũng giúp ích cho họ.

Bằng cách giữ được sự bình tâm trước mọi cảm xúc trong người, ta cũng tìm được cách tự tách biệt ra khỏi những gì gặp phải bên ngoài ta. Tuy nhiên sự tách biệt, không dính mắc này, không phải là sự tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana đều đặn thường trở nên nhạy cảm hơn đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng của mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải với một cái tâm bất an mà với một cái tâm đầy tình thương, từ bi và sự quân bình. Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện – học được cách tham gia hết lòng, tham gia nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, đồng thời duy trì được sự bình tâm nơi mình. Bằng cách này, họ giữ được sự an vui và hạnh phúc của mình trong lúc làm việc vì sự an vui và hạnh phúc của người khác.

Đây là những gì Đức Phật giảng dạy: một nghệ thuật sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay một chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ nào, những hình thức sáo rỗng. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta luôn luôn hành xử theo lối có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ, trí tuệ do sự quan sát sự thật đúng như thật, thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho mình và cho người.

Như vậy điều cần thiết là “hãy tự biết mình”, lời khuyên của mọi thánh nhân. Chúng ta phải hiểu chính mình không phải chỉ bằng sách vở, bằng lý thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc đức tin, chỉ chấp nhận một cách mù quáng những gì chúng ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơn hết, chúng ta phải hiểu đươc thực tại bằng cách thể nghiệm. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.

Kinh nghiệm trực tiếp thực tại bên trong này, phương pháp tự quan sát này, được gọi là thiền Vipassana. Theo ngôn ngữ Ấn Độ vào thời của Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách bình thường với con mắt mở rộng. Nhưng Vipassana là quan sát sự việc đúng như thật chứ không phải có vẻ như thật. Sự thật hiển lộ ra bên ngoài cần phải được xuyên thủng cho tới khi ta thấy được sự thật rốt ráo của toàn thể cấu trúc thân và tâm này. Khi đã chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng, ngừng tạo ra phiền não mới và những phiền não cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hết khổ và hưởng đươc hạnh phúc thật sự.

Trong một khóa thiền, sự tu tập gồm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm có hại cho sự an vui và hòa hợp của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều rất quan trọng trong bước đầu tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng những chất gây nghiện. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm tĩnh lặng đủ để tiến xa hơn.

Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự luyện tập hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được tĩnh lặng hơn nữa, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm nhạy bén và sâu sắc để có thể đưa đến tuệ giác.

Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết và ích lợi nhưng chúng chỉ đưa đến sự đè nén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết khỏi những phiền não bằng cách phát triển tuệ giác trong chính bản thân mình. Đây là Vipassana: chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát bên trong ta một cách vô tư và có hệ thống những hiện tượng thay đổi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là đỉnh cao của những lời dạy của Đức Phật: tự thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát.

Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là căn bệnh chung của con người và cần phải có thuốc chữa chung, không cho riêng ai. Khi ta đau khổ vì cơn giận dữ, đó không phải là cơn giận Phật giáo, hay cơn giận Ấn Độ giáo, hay cơn giận Thiên Chúa giáo. Cơn giận là cơn giận. Khi ta bất an vì giận dữ thì sự bất an này không chỉ dành riêng cho người theo Thiên Chúa giáo, hoặc Do Thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốc chữa phải chữa được cho mọi người.

Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối lối sống tôn trọng sự an vui và hòa hợp của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác nơi chính bản thân mình để có thể giải thoát tâm khỏi những phiền não. Vipassana là con đường chung cho mọi người.

Quan sát thực tại đúng như bản chất của nó bằng cách quan sát sự thật nội tâm – đây là tự biết mình một cách trực tiếp và bằng thực nghiệm. Càng thực tập ta càng thoát khỏi được đau khổ vì những bất tịnh trong tâm. Từ sự thật thô thiển, biểu lộ bề ngoài, ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về thân và tâm. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệm được một sự thật vượt ra ngoài thân và tâm, vượt thời gian và không gian, vượt ra ngoài phạm vi tương đối: chân lý về sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não, mọi bất tịnh, mọi khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tối hậu này đều không thành vấn đề; chứng nghiệm được sự thật này là mục tiêu cuối cùng của mọi người.

Nguyện cho quý vị chứng nghiệm được sự thật tối hậu này. Nguyện cho tất cả mọi người thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho tất cả hưởng được an vui thật sự, hòa hợp thật sự, hạnh phúc thật sự.

NGUYỆN CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐƯỢC HẠNH PHÚC!


10.2.12

Đã về đã tới

Phanblogs  
Khi thở vào, con thấy con đã về. Khi thở ra, con thấy con đã tới. Thở vào, con đã về trong phút giây hiện tại và tiếp xúc với những mầu nhiệm của cuộc sống quanh con. Thở ra, con đã tới và an trú thảnh thơi trong giây phút hiện tại, trong tịnh độ hiện tiền, đó là quê hương đích thực là sự sống của con. Trong những kiếp đã qua và ngay cả trong kiếp này, con đã từng rong ruổi không ngừng để tìm về quá khứ và hướng tới tương lai mà bỏ quên giây phút hiện tại. Giờ đây con không muốn con như vậy nữa, con muốn thực sự trở về để có mặt cho con, cho mỗi hơi thở vào và hơi thở ra của con. Con biết nếu con về được tới được thì cha mẹ và tổ tiên trong con cũng về được tới được, điều này có thể thực hiện chỉ trong khoảng một hơi thở vào hay một hơi thở ra. Đã về, đã tới thì con đâu cần phải làm gì nữa, con có thể mặc tình thích ý rong chơi và tổ tiên trong con cũng có thể mặc tình thích ý rong chơi trong cõi Bụt.

10.5.11

Thiền

Thiền
Phanblogs index here






Ten Principles To The Zen Of Attraction
  1. Promise Nothing
    Just do what you most enjoy doing.
    Hidden benefit: You will always over-deliver.
  2. Offer Nothing
    Just share what you have with those who express an interest in it.
    Hidden benefit: Takes the pressure off of wanting other people to see you as valuable or important.
  3. Expect Nothing
    Just enjoy what you already have. It’s plenty.
    Hidden benefit: You will realize how complete your life is already.
  4. Need Nothing
    Just build up your reserves and your needs will disappear.
    Hidden benefit: You boundaries will be extended and filled with space.
  5. Create Nothing
    Just respond well to what comes to you.
    Hidden benefit: Openness.
  6. Hype Nothing
    Just let quality sell by itself.
    Hidden benefit: Trustability.
  7. Plan Nothing
    Just take the path of least resistance.
    Hidden benefit: Achievement will become effortless.
  8. Learn Nothing
    Just let your body absorb it all on your behalf.
    Hidden benefit: You will become more receptive to what you need to know in the moment.
  9. Become No One
    Just be more of yourself.
    Hidden benefit: Authenticity.
  10. Change Nothing
    Just tell the truth and things will change by themselves.
    Hidden benefit: Acceptance.