Search

10.7.21

THIỀN SƯ GOENKA KHOÁ THIỀN #VIPASSANA MƯỜI NGÀY

THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. #GOENKA KHOÁ THIỀN #VIPASSANA MƯỜI NGÀY


VIDEO: https://youtube.com/playlist?list=PLdSM6wcjNN-eV3HW6CbJglzL8jIgPyiZv


SÁCH PDF: https://drive.google.com/file/d/1IV74Kj1ZsyK5ASnARvJKn7i2dGkjHmDZ/view


Thiền sư Goenka nói: “Giải thoát chỉ có thể đạt được bằng sự tu tập, chứ không
phải bằng việc bàn luận suông”. Một khóa thiền Vipassana là cơ hội để bước đi những
bước chắc chắn tiến đến giải thoát. Trong một khóa tu như thế, người tham dự sẽ học
được cách làm cho tâm hết căng thẳng và xóa tan các thành kiến sai lầm gây xáo trộn
cuộc sống hằng ngày. Bằng cách tu tập này, ta bắt đầu biết cách sống từng giây phút đầy
an lạc, hữu ích và hạnh phúc. Đồng thời ta bắt đầu tiến tới mục tiêu cao cả nhất mà nhân
loại tìm cầu: thanh lọc tâm, thoát khỏi mọi khổ đau và giác ngộ hoàn toàn.
Tất cả những điều này không thể đạt được chỉ bằng sự suy tưởng hoặc mong ước.
Ta phải thực sự cất bước lên đường để đạt được mục đích. Vì lý do này, trong một khóa
thiền Vipassana, sự thực tập luôn luôn được chú trọng. Thiền sinh không được phép tranh
luận về triết lý, hoặc bàn cãi về lý thuyết, không có những câu hỏi không liên quan tới
kinh nghiệm của riêng mình. Thiền sinh được khuyến khích tìm ra câu trả lời cho những
thắc mắc của mình ngay trong chính bản thân càng nhiều càng tốt. Vị Thầy đưa ra những
hướng dẫn cần thiết cho việc tu tập, phần còn lại tùy thuộc vào mỗi người tự thực hành
những hướng dẫn đó, thế cho nên ta phải tự chiến đấu với bản thân và tự tu tập để giúp
chính mình.

THIỀN SƯ GOENKA KHOÁ THIỀN #VIPASSANA MƯỜI NGÀY



Tuy được nhấn mạnh như thế, nhưng vẫn cần một vài lời giải thích để làm nền tảng
cho sự thực tập. Vì vậy mỗi buổi tối trong suốt khóa thiền Thiền Sư Goenka đều nói một
bài pháp với mục đích đặt những kinh nghiệm thực tập của ngày hôm ấy vào bối cảnh
chung của khóa thiền và làm sáng tỏ một số kỹ thuật. Tuy nhiên Ngài lưu ý rằng những
bài giảng này không phải để giải khuây cho tâm trí hay tình cảm. Mục đích của những
buổi nói chuyện này chỉ để giúp thiền sinh hiểu rõ phải làm gì và tại sao, để có thể tu tập
đúng đường lối và đạt được thành quả mong muốn.

Những bài giảng này được trình bày ở đây dưới hình thức tóm lược.


Mười một bài giảng này giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về những lời chỉ
dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, cách trình bày đề tài ở đây không mang nặng tính học thuật
hay phân tích. Thay vào đó, những lời chỉ dạy được trình bày theo lối mở ra cho thiền
sinh một tổng thể sống động, mạch lạc. Mọi khía cạnh khác liên quan đều hàm chứa một
sự thống nhất quan trọng: đó là kinh nghiệm từ việc hành thiền. Kinh nghiệm này là ngọn
lửa nội tâm cung cấp sức sống thực sự và sự sáng tỏ của giáo pháp quý báu.
Không có kinh nghiệm này, ta không thể nắm bắt được ý nghĩa trọn vẹn của những
gì được giải thích trong các bài giảng hoặc hiểu được giáo pháp của Đức Phật. Nhưng
như vậy không có nghĩa là không có chỗ cho sự hiểu biết giáo pháp về mặt trí thức. Sự
hiểu biết trí thức rất có giá trị trong việc hỗ trợ sự hành thiền, mặc dù thiền tự nó là một
tiến trình vượt ra ngoài những giới hạn của tri thức.

Chính vì lý do đó, những bài tóm lược được soạn nhằm giới thiệu tóm tắt những
điểm chính yếu của mỗi bài giảng. Mục đích chính là mang lại sự khích lệ và hướng dẫn
cho những người tu tập Vipassana do Thiền sư Goenka giảng dạy. Đối với những người
tình cờ đọc được các bài tóm lược này, hy vọng rằng họ sẽ cảm nhận được sự khích lệ để
tham dự một khóa thiền Vipassana và chứng nghiệm được những gì diễn tả nơi đây.
Không nên dùng những bài tóm lược như một cẩm nang tự học thiền Vipassana,
thay thế cho một khóa thiền mười ngày. Thiền tập là một việc làm nghiêm túc, nhất là
phương pháp Vipassana vì nó liên quan đến những cấp độ sâu thẳm của tâm thức. Không
iii

bao giờ nên đến với thiền một cách hời hợt và cẩu thả. Cách đúng nhất để học Vipassana
là tham dự một khóa thiền chính thức, nơi có môi trường thích hợp và người hướng dẫn
có khả năng để hỗ trợ thiền sinh. Nếu người nào cố tự tập bằng cách đọc sách, bất chấp
sự khuyến cáo này, người đó sẽ hoàn toàn gánh chịu mọi rủi ro.
Rất may, những khóa thiền Vipassana do Thiền sư Goenka giảng dạy được tổ chức
thường xuyên tại nhiều nơi trên thế giới. Thời gian biểu các khóa thiền được thông báo
trên trang web 


Vipassana: www.dhamma.org (tiếng Anh) hoặc www.dhamma.org/vi
(tiếng Việt).

Những bài tóm lược hoàn toàn dựa trên những bài giảng của Thiền Sư Goenka tại
Trung Tâm Thiền Vipassana, Massaschuetts, Hoa Kỳ, trong tháng 8 năm 1983, chỉ trừ
bài thứ mười dựa trên bài giảng ở cùng trung tâm vào tháng 8 năm 1984.
Mặc dù Thiền Sư Goenka đã xem qua nội dung và chấp thuận cho xuất bản, nhưng
Thiền Sư không đủ thời gian để duyệt xét một cách kỹ lưỡng. Do đó, người đọc có thể
tìm thấy những sai sót. Đây không phải là trách nhiệm của Thiền Sư, hoặc sự giảng dạy,
mà hoàn toàn do lỗi của tôi. Xin hoan hỉ đón nhận mọi phê bình giúp sửa chữa những sai
sót trong tài liệu này.
Mong rằng cuốn sách này sẽ giúp ích được nhiều người trong sự tu tập Dhamma.
Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc.
William Hart

NHỮNG BÀI GIẢNG TÓM LƯỢC

iv

LỜI NGƯỜI DỊCH


Bản dịch này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh, “The Discourse Summaries of
S.N. Goenka”, do William Hart tóm lược, ấn bản năm 2000 tại Mỹ. Nhằm giữ tính khách
quan của bản dịch - không mang tính tông phái và dễ hiểu đối với tất cả các đối tượng
độc giả, trong bản dịch này, chúng tôi cố gắng chọn lọc và sử dụng những từ ngữ, cụm từ
phổ thông, đơn giản, dễ hiểu và hạn chế việc sử dụng những từ quá chuyên môn trong
Phật học.
Trong bản dịch, một số từ ngữ bằng tiếng Pali vẫn được giữ lại như trong nguyên
bản. Tuy nhiên, sau những từ này có thêm từ bằng tiếng Việt và để trong ngoặc đơn. Ví
dụ: Dhamma (Pháp). Những từ Việt này, do người dịch thêm vào để người đọc dễ hiểu,
không có trong nguyên bản. Một số những từ bằng tiếng Anh được dịch khác với những
từ đã dùng phổ thông. Những từ đã phổ thông cũng được người dịch thêm vào và để
trong dấu ngoặc. Ví dụ: “Sati – awareness” được dịch là “Sati – Ý thức (Niệm)”.
“Vedana – sensation” được dịch là “Vedana – Cảm giác (Thọ)”. Nhiều chỗ không có từ
Pali mà chỉ có từ tiếng Anh cũng được áp dụng tương tự. Ví dụ: “Equanimity” được dịch
là “Bình tâm (Xả)”, “Craving” được dịch là “Ham muốn (Tham)”, …
Trong nguyên bản, những từ Pali không được dịch sang tiếng Anh, do đó trong bản
tiếng Việt cũng dùng từ Pali. Ví dụ: Vipassana, Dhamma, sankhara, ...
Bên cạnh đó, những từ Hán-Việt được hạn chế tối đa và được áp dụng cùng tiêu
chuẩn nêu trên để độc giả tiện so sánh. Ví dụ: Four Noble Truth – Bốn Sự Thật Thánh
Thiện (Tứ Diệu Đế); five aggregates – năm tập hợp (ngũ uẩn).
Để hoàn thành bản dịch, chúng tôi đã cố gắng làm việc hết sức nghiêm túc; tuy
nhiên sai sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê
bình từ tất cả quý vị để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến phê bình, đóng góp, vui lòng gửi về banphiendich@gmail.com
Ban Phiên dịch Thiền Vipassana
v

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG BẢN DỊCH


Những lời giáo huấn của Đức Phật và những vị đệ tử của Ngài được Thiền Sư
Goenka trích dẫn từ Luật Tạng (Vinaya-pitaka) và Kinh Tạng (Sutta-pitaka) trong kinh
điển Pali. (Mặc dù trong vài trường hợp, một số trích dẫn có mặt trong cả hai Tạng,
nhưng ở đây chỉ trình bày những tham khảo thuộc Kinh Tạng). Ngoài ra có một vài đoạn
trích dẫn khác từ những tài liệu thời hậu kinh Điển Pali. Trong những bài giảng của mình,
Thiền Sư Goenka giải thích các đoạn kinh thường bằng cách giảng chi tiết hơn là dịch
nghĩa từng thuật ngữ Pali. Mục đích là để truyền đạt cốt lõi của các đoạn kinh bằng ngôn
ngữ giản dị, nhấn mạnh sự liên quan đến việc hành thiền Vipassana.
Nơi mà đoạn kinh Pali xuất hiện trong bài tóm lược, lời giải thích của Thiền Sư
Goenka ở ngay trong bài giảng được tóm lược ấy. Phần sau của tập sách, phần tiếng Pali
với lời dịch tiếng Việt, có sự nỗ lực để thể hiện chính xác đoạn trích dẫn mà vẫn nhấn
mạnh được quan điểm của một thiền giả.

Trong những bài tóm lược, việc sử dụng các thuật ngữ Pali được hạn chế tối đa. Để
nhất quán, nơi nào sử dụng những từ Pali, từ số nhiều cũng được viết theo tiếng Pali; ví
dụ: số nhiều của sankhara là sankhara, của kalapa là kalapa.