Search

16.3.24

BỨC TRANH DU HÀNH

BỨC TRANH DU HÀNH

Sau khi đã giải thích bản chất ảo tưởng của tâm với ví dụ bức tranh du hành, và ví dụ về thế giới loài vật, Đức Phật tiếp tục mô tả một người hoạ sĩ có thể vẽ một bức tranh như thế nào:
Ví như, này các Tỳ-kheo, một người hoạ sĩ, với sơn hay với cánh kiến đỏ, với củ nghệ hay với chàm xanh hoặc đỏ thẫm, trên một tấm bảng khéo đánh bóng, hay trên bức tường hay trên khung vải, vẽ ra hình ảnh một người đàn bà hay hình ảnh một người đàn ông, có đầy đủ đường nét và tay chân.
Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu,
BỨC TRANH DU HÀNH



[1] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra sắc,
[2] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra thọ,
[3] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra tưởng,
[4] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra hành,
[5] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra thức.

Một người đàn bà vô văn phàm phu, hay một người đàn ông vô văn phàm phu mỗi khoảnh khắc trong ngày, và đều đặn mỗi ngày đều tạo tác những hành động bằng thân, bằng lời nói, và bằng ý nghĩ. Khi những hành động như vậy có chủ ý, chúng sẽ tạo ra những hành bất thiện hoặc hành thiện có một tiềm lực nghiệp. Chúng bắt nguồn từ những phiền não vô minh (avijjā), tham ái (taṇhā) và chấp thủ (upādāna).
...
Cái này (5 uẩn ) là của tôi >>> do tham ái.
Cái này là tôi >>> do ngã mạn.
Cái này là tự ngã của tôi >>> do thân kiến.
Nguồn sách: Vận hành của nghiệp.
Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw
Nguồn ảnh: pinterest.com/rachtrainer
Ghi chú: 165 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều