Search

28.12.18

Subdivided flats in Hong Kong

Phanblogs  Subdivided flats in Hong Kong






22.12.18

Bát chánh đạo là gì ?

Phanblogs Bát chánh đạo là gì

Phanblogs Bát chánh đạo là gì

Phanblogs Bát chánh đạo là gì

Chánh kiến: Là tri kiến đúng đắn- Nhìn sự vật như chúng là, lấy tam Pháp ấn làm chỉ đạo.
Chánh tư duy: Đi sâu vào tư duy đối với chánh kiến.
Chánh ngữ: Dùng khẩu nghiệp thực hiện các phương pháp tu hành do chánh kiến chỉ đạo.
Chánh nghiệp: Dùng thân nghiệp thực hiện những phương pháp tu hành do chánh kiến chỉ đạo.
Chánh mệnh: Dùng phương pháp mưu sinh chánh đáng để có được những thứ cần thiết cho cuộc sống.
Chánh tinh tấn: Thúc giục khích lệ tam nghiệp, thay đổi mỗi ngày, cho đến khi thanh tịnh.
Chánh niệm: Buộc niệm vào thực tiễn Thánh đạo, tâm không lo sợ, ý không tán loạn.
Chánh định: Tâm lực tập trung, không lay chuyển, không chịu sự cám dỗ và ràng buộc của Ngũ uẩn,

Phanblogs Thuyết duyên khởi
Phanblogs Thuyết duyên khởi








17.12.18

Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière

Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière
Henri Charrière (16 tháng 11 năm 1906 – 29 tháng 7 năm 1973) là một người bị kết án trọng tội và được biết tới với tư cách tác giả cuốn Papillon (Papillon người tù khổ sai), một hồi ký về thời gian ông bị bỏ tù trên một nhà tù thuộc địa tại Guiana thuộc Pháp.

Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière Henri Charrière (16 tháng 11 năm 1906 – 29 tháng 7 năm 1973) là một người bị kết án trọng tội và được biết tới với tư cách tác giả cuốn Papillon (Papillon người tù khổ sai), một hồi ký về thời gian ông bị bỏ tù trên một nhà tù thuộc địa tại Guiana thuộc Pháp.
Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière

Tuổi trẻ và tù đày

Charrière sinh tại Ardèche, Pháp. Ông có hai chị gái. Mẹ ông mất năm 1917, khi Henri gần 11 tuổi, mười bốn năm trước khi ông bị kết án tù. Năm 1923, ở tuổi mười bảy, ông tham gia Hải quân Pháp, và phục vụ trong hai năm. Sau khi rời hải quân, Charrière trở thành một thành viên của thế giới ngầm Paris, lấy vợ và có một con gái. Ông đã bị kết tội giết hại một tên ma cô, Roland le Petit, bản án mà ông luôn cho là sai trái. Ông bị kết án lao động khổ sai suốt đời ngày 26 tháng 10 năm 1931. Ông phải rời bỏ gia đình, người vợ đang mang thai và con gái.

Sau một thời gian ở tù ngắn tại nhà tù chuyển tiếp Beaulieu tại Caen, Pháp, ông được đưa tới nhà tù St-Laurent-du-Maroni trên sông Maroni, nhà tù hình sự của Guiana thuộc Pháp.

Những lần vượt ngục
Ngày 29 tháng 11 năm 1933, Charrière đã trốn thoát từ trạm xá tại Saint Laurent cùng hai bạn tù, Clousiot và Maturette, bơi thuyền dọc theo bờ biển qua Trinidad và Curaçao tới Riohacha, Colombia. Dọc đường họ được một nhóm người hủi (cũng là những tù nhân) trên Đảo Pigeon, một gia đình người Anh giàu lòng trắc ẩn và nhiều người khác giúp đỡ. Trong thời gian này, ba kẻ tù trốn trại khác gia nhập cùng với họ trong chuyến đi tới Colombia.

Thời tiết xấu khiến họ không thể rời bờ biển Colombia và đã bị bắt lại, tống vào tù. Charrière tìm cách bỏ trốn với sự giúp đỡ của một người tù già, và sau nhiều ngày đêm bỏ chạy, họ chia tay; Charrière lập tức quay về vùng Guajira. Tại đây ông sống nhiều tháng trong một ngôi làng của những người bản xứ làm nghề mò ngọc trai. Ông quan hệ với một phụ nữ trẻ và em gái của cô ta, cả hai sau này đều trở thành vợ ông và đều có con. Chính ở đây ông đã sống nhiều tháng sung sướng ở "hình thức thanh khiết nhất của tình yêu và cái đẹp." Tuy nhiên, vẫn muốn sửa chữa sự bất công mà mình đã phải gánh chịu, cuối cùng ông ra đi về hướng tây.

Một lần nữa, Charrière bị bắt và bỏ ngục tại Santa Marta, và sau đó chuyển sang Barranquilla, nơi ông không ngờ gặp lại Clousiot và Maturette. Dù đã nhiều lần gắng vượt ngục (một trong số đó khiến ông bị gãy xương mu bàn chân và trở thành người có bàn chân phẳng), Charrière không thể thoát khỏi các nhà tù và bị đưa trả về Guiana thuộc Pháp năm 1934 cùng với hai bạn tù.

Charrière và các bạn bị kết án hai năm biệt giam, hình phạt được tù nhân gọi bằng tên "Kẻ nuốt tù nhân", trên St. Joseph (một trong những Îles du Salut hay Đảo Cứu rỗi (Salvation Islands), bao gồm cả hòn đảo Royale và Devil's Island) vì tội vượt ngục. Ông và hai bạn được thả ngày 26 tháng 6 năm 1936. Clousiot đã chết 'chỉ vài ngày sau đó'. Sau khi được thả, Charrière bị giam trên đảo Royale....

Charrière bị kết án tám năm biệt giam nữa sau một âm mưu vượt ngục và tội giết một bạn tù vì người này đã ngầm báo âm mưu của ông. Tuy nhiên, ông được thả ra chỉ chín tháng sau đó, sau khi liều mình cứu một bé gái tên Lissette, đang sắp chết đuối khỏi vùng biển có cá mập. Ông được thả vì "các lý do y tế," nhưng ông cho là do đã cố cứu bé gái.

Sau đó, Charrière giả điên (đã được xác định có các dấu hiệu đặc trưng được thể hiện bởi những ca bị điên như vậy) trong một nỗ lực trốn khỏi bệnh viện tâm thần trên đảo, nơi không bị canh gác chặt chẽ. Đây là thời điểm lý tưởng để bỏ trốn khỏi bệnh viện tâm thần bởi sau khi Thế chiến II bắt đầu, hình phạt cho những người tù bỏ trốn đã được nâng lên thành tử hình với án phản bội. Bởi bất cứ ai tìm cách bỏ trốn đều bị coi là bỏ theo quân địch. Một người điên được coi là người không kiểm soát được các hành vi của mình, vì thế sẽ không thể bị trừng phạt vì bất kỳ điều gì - kể cả việc bỏ trốn.

Âm mưu đã không thành, và người đi cùng Charrière đã chết đuối nhưng Charrière thoát nạn. Sau đó, ông trở về đảo Royale và một thời gian sau ông xin chuyển đến đảo Quỷ (Devil's Island). Sau một thời gian sống ở đây, Charrière quen với Chang, một tù chính trị Trung Quốc, ông đã nghiên cứu về các cơn sóng thủy triều và nhận ra mỗi ngày đều có một cơn sóng đủ lớn để có thể đưa ông ra xa đảo và về đất liền. Ông đặt tên cơn sóng này là Lissette. Sau nhiều lần thử nghiệm với các bao tải chứa dừa, ông đã vượt ngục chung với 1 bạn tù tên Sylvain, cả hai đều dùng những bao tải chứa dừa như một cái phao và cưỡi trên Lissette để ra ngoài đại dương. Sau nhiều ngày trên biển, cả hai cập vào bờ nhưng Sylvain bị chìm trong cát lún và chết.

Trên đất liền, Charrière gặp Cuic Cuic anh trai Chang, họ cùng nhau đi đến Georgetown, British Guiana, bằng thuyền. Sau một thời gian ngắn sống ở đây, Charrière đã đi đến Venezuela với 5 tù nhân khác.Họ bị bắt và tạm giam ở một trại tù gần El Dorado. Sau đó một thời gian, Charrière được thả ra. Ông được nhận quốc tịch Venezuela và trở thành người tự do.

Nghề nghiệp sau đó

Năm 1945, Charrière định cư tại Venezuela, ông lấy một phụ nữ Venezuela tên là Rita. Ông có con với bà và mở một cửa hàng cùng các khách sạn tại Caracas và Maracaibo, trở thành một Đầu bếp tự học. Sau đó ông được coi như một người nổi tiếng, thậm chí thường được mời xuất hiện trên các chương trình TV địa phương.

Cuối cùng ông đã quay trở lại Pháp trong một lần về thăm Paris đồng thời với việc xuất bản cuốn sách về cuộc đời mình, Papillon, năm 1969. Cuốn sách đã bán được hơn 1.000.000 bản tại Pháp,[1] khiến một vị Bộ trưởng Pháp đã nói tới "sự suy đồi đạo đức của nước Pháp" với những chiếc váy ngắn và Papillon.

Cuốn Papillon lần đầu xuất bản tại Anh Quốc năm 1970, qua bản dịch của nhà văn Patrick O'Brian.

Charrière đã đóng vai một tên trộm đá quý trong một bộ phim năm 1970 tên gọi The Butterfly Affair.

Ông cũng viết tiếp các phần sau cho Papillon, Banco, trong đó mô tả cuộc đời mình từ sau khi ra tù.

Năm 1973, cuốn sách Papillon của ông được chuyển thể thành phim Papillon của đạo diễn Franklin Schaffner, trong đó diễn viên Steve McQueen thủ vai 'Papillon'. Dalton Trumbo là tác giả kịch bản, và chính Charrière đảm nhiệm vai trò cố vấn. Một cuộc phỏng vấn với Henri Charrière đã được đưa vào trong cuốn phim tài liệu, Magnificent Rebel, mô tả quá trình làm phim.

Ông mất tại Madrid, Tây Ban Nha vì ung thư họng.


Papillon

Cuốn sách bán chạy nhất năm 1970 của ông, Papillon, đã ghi lại chi tiết các vụ vượt ngục, những âm mưu vượt ngục, những chuyến đi và những lần bị bắt lại từ khi ông bị tù năm 1932 tới lần đào thoát cuối cùng sang Venezuela. Tên sách lấy theo tên hiệu của Charrière, xuất xứ từ hình xăm một con bướm trên ngực ông (papillon là từ tiếng Pháp có nghĩa con bướm). Tính chính xác của câu chuyện đã bị nghi ngờ, nhưng ông luôn cho rằng, chỉ trừ vài sai sót nhỏ do trí nhớ, tất cả đều là sự thực.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đại tin rằng Charrière đã lấy phần lớn tư liệu cho cuốn sách từ các bạn tù khác, và coi câu chuyện này mang nhiều tính tưởng tượng hơn là một cuốn hồi ký chân thực. Năm 2005, một cụ già ở Paris khi ấy đã 104 tuổi, Charles Brunier, tuyên bố rằng mình là Papillon đích thực.

Các nhà phê bình hiện đại có xu hướng đồng ý rằng câu chuyện của Charrière có các sự kiện xảy ra với những người khác, và rằng Brunier quả thực ở tù cùng thời gian đó






Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière TXT


Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière DOCX


Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière PDF

14.12.18

Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật

Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật Phanblogs Trong Kinh Kalama: Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đãnh lễ và hỏi Phật,

Biểu tình, cháy lớn tại Khải Hoàn Môn- Pháp
- Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân, "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"Đức Thế Tôn trả lời:
- Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân!

Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn.
Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền.
Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại.
Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân.
Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu.
Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta.
Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy.


Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau,

"Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau," thời này các ông, hãy từ bỏ chúng!
Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau, 
"Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc," thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc!



13.12.18

Hiện tượng tán cây nhút nhát crown shyness

Phanblogs tán cây nhút nhát crown shyness Hiện tượng "tán cây nhút nhát" xảy ra ở các tán lá trên cùng ở một số loài cây nhất định tạo ra một cảnh tượng thú vị.

NHỮNG BÍ ẨN VỀ HIỆN TƯỢNG "TÁN CÂY NHÚT NHÁT"


Ở nhiều khu rừng, cây cối phát triển theo cách tránh để cành lá chạm vào những tán cây khác. Dù đã nghiên cứu nhiều thập niên, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng này.

Ở một số khu rừng nhất định, nếu ngước lên cao bạn sẽ thấy một mạng kẽ hở được tạo ra từ rìa ngoài của các tán cây. Chúng như một trò chơi ghép hình, những cành cây đã phát triển vừa đủ để gần tiếp xúc nhưng không chạm vào nhau. Hiện tượng này được gọi là "tán cây nhút nhát".

Hiện tượng này không phải lúc nào cũng xảy ra và các nhà khoa học cũng không biết tại sao nó lại xảy ra. Các bằng chứng cho thấy hiện tượng này xảy ra phổ biến ở các cây cùng tuổi, đặc biệt ở những cây cùng loài. Tuy nhiên hiện tượng này có thể xảy ra tại bất cứ khu rừng nào. Một trong những tài liệu liên quan (của các tác giả Francis E. Putz, Geoffrey G. Parker, và Ruth M) có nghiên cứu về hiện tượng "tán cây nhút nhát" ở loài đước đen tại Costa Rica.

Putz và các đồng sự nhận thấy rằng, khi gió thổi đủ to, các tán cây sẽ cọ xát với các tán cây lân cận. Sự cọ xát này đã tạo ra khoảng cách giữa các tán lá. Các mảnh vụn từ cành lá cây này xuất hiện ở các tán cây khác ủng hộ giả thuyết này.

Theo giả thuyết này, hiện tượng này sẽ xuất hiện phổ biến hơn ở các rừng cây nhiều gió. Tuy nhiên trong quyển Biotropica, nhà sinh vật học Alan Rebertus đã nêu ra rằng hầu như không có sự khác biệt nào cả. Nếu gió là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "tán cây nhút nhát", nó không phải nguyên nhân duy nhất. Alan Rebertus đưa ra một giả thuyết thay thế: tán cây đã ngừng phát triển khi phát hiện có các tán lá khác ở gần nhờ vào các bước sóng ánh sáng.

Nhà sinh vật học M. Franco lại cho rằng đây là sự ảnh hưởng lẫn nhau của cây cối. Cây cối không thể di chuyển, vì vậy chúng phải cạnh tranh với nhau về các nguồn tài nguyên như ánh sáng. Theo giả thuyết trên, mỗi cây sẽ ép các cây khác vào một khu vực của riêng chúng, giúp tối đa hóa nguồn tài nguyên kiếm được và giảm thiểu cạnh tranh có hại. Dù vô tình hay cố tình, "tán cây nhút nhát" là biểu hiện của sự đình chiến giữa các đối thủ khi không có nhiều lựa chọn.

Tương tác sinh học vốn phức tạp, vì vậy có thể có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến hiện tượng "tán cây nhút nhát". Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, vẫn chưa có cái nhìn đồng thuận nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này.


Giải thích giả thuyết bước sóng ánh sáng, ở cây cối có một loại thụ thể tên là phytochromes nhạy cảm với ánh sáng đỏ và ánh sáng cận hồng ngoại. Ánh sáng mặt trời bao gồm cả hai loại ánh sáng trên, tuy nhiên khi tới lá, ánh sáng đỏ bị hấp thụ còn ánh sáng cận hồng ngoại thì không. Vì vậy, cây sẽ nhận biết được rằng có tán cây nào đang che mất nó và ngừng phát triển về hướng đó.
Ngoài ra thì hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở bộ rễ nữa

____________________
Link Reddit: https://reddit.com/9y0b69
____________________
T/N: Dịch bài báo The Mysteries of Crown Shyness của tác giả James MacDonald.
Link bài báo: https://daily.jstor.org/the-mysteries-of-crown-shyness/







5.12.18

Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn

Phanblogs Theo đánh giá của các nhà phê bình văn học Trung Quốc, bộ ba tác phẩm đã làm nên “hiện tượng Mạc Ngôn” hay còn gọi là “Mạc Ngôn tam hồng” trên văn đàn nước này bao gồm “Cao lương đỏ”, “Củ cải đỏ trong suốt” và “Châu chấu đỏ”. Trong bộ ba tác phẩm này, người ta thấy một Mạc Ngôn với phong cách kể chuyện nặng nề, u ám, với những câu chuyện thật đến trần trụi về bản chất con người, những dục vọng, đố kỵ nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát.

“Châu chấu đỏ” là tập hợp những câu chuyện lặt vặt mà nhân vật chính hồi tưởng lại về những gì mình từng trải qua hoặc từng chứng kiến. Đó có thể là một vị giáo sư Đại học có vẻ ngoài đạo mạo, đáng kính khi đứng trên bục giảng nhưng những bí mật trong cuộc đời ông lại là một sự sa đọa về đạo đức. Đó có thể là cặp vợ chồng dù đã căm ghét nhau nhưng vẫn cố gắng sống chung dưới một mái nhà để rồi người chồng luôn luôn say xỉn và người vợ luôn ngoại tình. Những câu chuyện phản ánh một Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển mình với nhiều thói xấu hoành hành trong cuộc sống nơi phồn hoa đô hội, cùng lúc đó, những hủ tục cùng sự đói nghèo đang làm xơ xác những miền quê xa xôi hẻo lánh.
- Cuối cùng, người đàn bà ấy đã bị ai giết chết?
- Chuyện này không thể nói rõ ràng được, chỉ có hai anh em ông ấy biết mà thôi. Nếu không phải là ông Tứ giết thì cũng là ông Cửu giết bà ấy thôi. Mấy mươi năm rồi nhưng không ai có gan hỏi về chuyện ấy.
Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn
Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn

- Chuyện ông Tứ và ông Cửu cầm súng đuổi bắn nhau đùng đoàng là vào lúc nào?
- Chính là ngày người đàn bà ấy bị giết. Hai anh em chửi nhau một trận, người thì chửi “đ. mẹ nhà mày”, người thì chửi “ỉa vào mặt tổ tông nhà ngươi”! Kỳ thực là hai ông ấy đều do một mẹ sinh ra, cũng chẳng có hai ông tổ khác nhau!
- Họ bắn nhau chí tử như vậy, sao lại không có ai bị thương?
- Bị thương thế nào được! Dù sao thì cũng là anh em ruột. Ông Tứ đứng trên cầu đá giậm chân, toàn thân run rẩy, mặt mũi chân tay dính đầy bột mì (giống như một con chuột vừa giãy giụa thoát ra khỏi thúng bột mì, chiếc cầu đá rung rung), bắn một viên đạn xuống mặt nước (nước sông bắn lên tung tóe), trừng mắt chửi: Thằng Cửu kia, tao đ. mẹ nhà mày! Toàn thân ông Cửu cũng dính đầy bột mì, trên chiếc áo trắng máu dính dâm dấp, nhảy nhót điên cuồng, cũng bắn một viên xuống sông, chửi: Con c. Tứ kia! Ta ỉa vào mặt tổ tông nhà ngươi! Cứ thế, hai anh em đuổi qua đuổi lại, chửi một câu, bắn một viên và “đuổi nhau” về đến tận giữa làng.
Hình như cả hai đang đùa giỡn nhau.
Nhưng không phải đùa giỡn. Vừa bước vào sân là cả hai đã đâm sầm vào nhau, tay đấm chân đá mồm cắn, súng gõ vào nhau cồm cộp. Cổ ông Cửu bị ông Tứ cắn sứt một miếng thịt, đầu ông Tứ bị nòng súng của ông Cửu gõ một cú thật mạnh tạo thành một lỗ sâu hun hút, máu chảy dầm dề.
- Không có ai can ngăn khuyên giải họ à?
- Ai dám can ngăn? Họ đều có súng trong tay mà. Sau đó thì ông Tứ ngã sóng soài ra đất trông như một con chó chết, ông Cửu cũng không còn đủ sức để đấm đá nữa, thực ra thì ông Cửu đang sợ hãi, hình như ông ấy nghĩ là ông Tứ đã chết.
- Vết thương của ông Tứ không được băng bó lại à?
- Bà Ngũ của cháu vốc một nắm vôi nhét vào vết thương.
- Sau đó thì sao?
- Ba ngày sau, châu chấu từ bờ bắc đã quay lại.

Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn TXT


Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn DOCX


Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn PDF


1.12.18

Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ

Phanblogs Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ Mọi vật trong đời đều bắt đầu từ sự vận hành duyên khởi, tương tác lệ thuộc với nhau theo cách thức hai, ba hay nhiều chiều. Nhìn như vậy giúp đương sự lý giải các vấn đề tường tận hơn, không bao giờ quy trách nhiệm cho một người nào, không đặt vấn đề vị kỷ lên trên, không quy kết đổ lỗi cho người khác, không xem mình là trục xoay của chân lý, còn người khác thì phi chân lý.

Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ


Quan niệm độc nhất sẽ tạo ra sự đối kháng và loại trừ. Phải thấy sự khác biệt tạo ra tính đa dạng và phong phú. Cũng như

hoa có nhiều loại, mỗi loại một sắc thái. Có hoa màu vàng, đỏ, trắng hoặc vừa vàng vừa đỏ xen kẽ nhau. Nhiều loại hoa khác nhau tạo thành vẻ đẹp cho vườn hoa. Nếu tất cả hoa trong vườn cùng màu trắng hoặc vàng đỏ, xanh thì không tạo thành vẻ đẹp bổ sung. Màu trắng hỗ trợ và làm nổi bật màu đỏ. Màu đỏ làm nổi bật màu vàng. Cứ thế, sự khác nhau lại mang tính bổ sung cho nhau. Hình thù cũng vậy, phải có cao thấp, mập ốm, héo tươi, chính phụ, ánh sáng nhiều và ít. Sự tương phản tự nhiên sẽ tạo ra hệ giá trị đa chiều



CHUYỂN HÓA SÂN HẬN NĂM ẢNH DỤCHUYỂN HÓA SÂN HẬN

Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ

Trong kinh Pali, đức Phật nêu ra các ảnh dụ nhằm giúp hành giả quán niệm và tu tập chuyển hóa lòng sân hận. Trong các tình huống phải đối diện hay chứng kiến cảnh thương tâm, đau lòng thì hành giả không nên để cho sự sân hận chiếm ngự dòng cảm xúc.

Ảnh dụ cầm vũ khí phá hoại mặt đất. 

Ví như có người ác ý cầm cây xẻng hay lưỡi liềm nói, sẽ làm cho đại địa này không còn là đất nữa. Nói xong, anh ta đào bới và dùng chất nổ phá tung, làm cho mặt đất không còn bằng phẳng, chỗ lồi chỗ lõm. Tàn phá mặt đất xong, anh ta phỉ nhổ nước miếng, tiểu tiện lên mặt đất. Lúc ấy, anh ta ngây ngô nghĩ làm vậy thì mặt đất không còn là mặt đất nữa. Trên thực tế, tình huống và cách thức ứng xử này chỉ làm người sân hận mệt nhoài và có thể bị bệnh tâm thần chứ không giải quyết được gì. Giải quyết theo thói quen đạp đổ, tàn phá chỉ làm vấn đề trở nên rối rắm. Đối tượng thương tổn không ai khác hơn chính bản thân họ. Đất là đất, dù bị tàn phá đất cũng không thể nào biến thành phi đất. Liên tưởng đối tượng ta ghét như là đất.

Ta muốn trả đũa đối tượng đó như cách tàn phá sự màu mỡ của đất nhưng đối tượng đó chưa chắc đã bị tàn phá. Ngược lại, lòng hận thù đã tàn phá mảnh đất tâm của mình rồi. Nói theo Phật, trả đũa đối tượng gắn với lòng sân chỉ là cách biến mình thành nạn nhân của khổ đau.

Ảnh dụ người thợ sơn hư không. 


Giống như một người thợ sơn dùng các loại sơn màu và cây cọ đắt tiền sơn phết lên hư không. Người thợ sơn cố hình dung và tưởng tượng với cây cọ, anh ta có thể tô màu sắc vào không gian và không khí. Người thợ sơn chỉ có thể thành công trong tưởng tượng chứ không thể xảy ra trong thực tế. Trong hận thù, nhiều người muốn làm cho gương mặt đẹp của người bị ghét biến dạng trước quần chúng. Thay vào đó là gương mặt màu đen, màu tím thật ảm đạm bằng sự liên tưởng và tìm cách phỉ nhổ, tô màu, bịa chuyện, chỉ trích người bị ghét. Người sân hận có ảo tưởng đã thành công. Trên thực tế, khi ôm ấp cơn sân hận là tự hành hạ chính mình từng giây từng phút. Hoàn toàn vô ích khi nỗ lực sơn lên không gian vì nước sơn không thể bám vào hư không. Càng nỗ lực sơn thì đối tượng bị dính sơn lại là mặt đất do tình trạng nhỏ giọt của sơn.

Tương tự, kẻ sân hận muốn sơn phết các sắc màu đau khổ lên người y thù ghét, nhưng càng sơn thì sắc màu đau khổ càng bám lên bản thân y mà thôi. Kẻ sơn vào không trung sẽ bị sơn dính nhễu nhão trên thân thể, tay chân y trước nhất. Kẻ bị dính dơ chính là người thợ sơn chứ không phải hư không. Nếu có thể quán niệm kẻ khó ưa hay người mang lại khổ đau là hư không thì không dại gì phết sơn vào hư không.

Vì hư không không có thực thể mà nó vốn được hình thành bởi khoảng cách vật lý giữa các vật thể. Xem người khác là không gian, sẽ thấy các hành động xấu của họ là khoảng trống rỗng chỉ tồn tại nhất thời, không ở mãi với cuộc đời nên không cần tô sơn, phết màu nỗi khổ niềm đau lên người họ.

Ảnh dụ lửa cỏ đun sôi sông Hằng. 


Giống như người đốt bó cỏ khô với ảo giác nghĩ có thể đun sôi nước sông Hằng. Sông Hằng là con sông dài và linh thiêng đối với Ấn Độ giáo. Nước sông Hằng không cùng tận. Một bó cỏ khô chưa chắc đun nóng được ly nước dung lượng 100ml, ấy thế, người ảo tưởng lại mơ

có thể làm nóng con sông lớn. Khi lòng sân khống chế, con người có khuynh hướng sống trên ảo giác, cường điệu hoá trên ảo giác. Do đó, chuyện nhỏ có thể xé thành to. Phần lớn các tình huống trả đũa không mang lại lợi ích gì cho người nóng giận ngoài việc bị tổn thất, hoặc nặng hơn có thể bị điên cuồng do sân si quá độ làm biến dạng cảm xúc.

Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ TXT
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ DOCX
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ PDF