Search

29.9.21

SỰ TỬ TẾ

SỰ TỬ TẾ

CHUYỆN VOI VÀ GIA ĐÌNH BỌ CHÉT


Một con bọ chét quyết định cùng gia đình dời đến lỗ tai của một con voi. Vì thế nó la lên, “Thưa ông Voi, gia đình tôi và tôi dự định chuyển đến tai ông. Tôi nghĩ phải công bằng khi báo cho ông một tuần để ông xem xét vấn đề và sẽ cho tôi hay liệu ông có phản đối gì không”. 
Con voi, thậm chí không ý thức đến sự tồn tại của con bọ chét, vẫn giữ điềm tĩnh. Vì thế, sau một tuần cẩn thận chờ đợi, con bọ chét cho rằng con voi đồng ý và chuyển đến. 
Một tháng sau, bà bọ chét cho rằng tai voi không phải là nơi lành mạnh để sống và yêu cầu chồng mình chuyển đi. Ông bọ chét van bà ở lại ít nhất một tháng nữa kẻo làm tổn thương cảm xúc của con voi. 
Cuối cùng, nó trình bày cách khéo léo có thể, “Thưa ông Voi, chúng tôi dự định chuyển đến vùng khác. Dĩ nhiên điều này không liên can gì đến ông, bởi vì lỗ tai của ông thì rộng và ấm. Chỉ rằng vợ tôi thích sống bên bạn bè ở chân con trâu. Nếu ông phản đối việc chuyển đi của chúng tôi, xin cho tôi hay trong vòng một tuần”. 
Con voi không nói gì, vì thế con bọ chét thay đổi chỗ ở với một lương tâm trong sạch. 
SỰ TỬ TẾ CHUYỆN VOI VÀ GIA ĐÌNH BỌ CHÉT



Vũ trụ đâu để ý gì đến sự tồn tại của bạn. Cứ thanh thản mà sống! 
Anthony De Mello S.J

Nguồn: https://www.facebook.com/100000510079296/posts/5033460323347587/

25.9.21

LỜI CUỐI CHO MỘT CUỘC TÌNH

LỜI CUỐI CHO MỘT CUỘC TÌNH


Một trong pháp cầu siêu hay nhất của Phật Giáo nguyên thủy, do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày ra, Ngài dạy cho mình, rất tiếc hôm nay tôi không hề được nghe ở những buổi cầu siêu. Mặc dầu Đức Phật không bao giờ Ngài chủ trương cầu siêu, nhưng mà thật ra Ngài có hướng dẫn người ta cầu siêu rất hay. Mà tôi rất thấy làm lạ là Phật tử Việt Nam không hề biết đến chuyện đó.

Ngài có một người bà con là người chú họ đến hỏi Ngài: 
- Bạch Thế Tôn, nếu mà phải chăm sóc một người thân lúc sắp chết thì chúng con phải làm gì cho đúng tinh thần của một Phật tử, tinh thần Chánh Pháp ?

Đức Phật dạy hãy đến bên cha mẹ người thân và nói thế này : 
- Việc nhà đã có người lo. Chết không phải là kết thúc mà nó là sự bắt đầu. Cái tấm thân này chỉ là một chén đất đã mẻ, cũ. Người có công đức bỏ nó đi để kiếm một cái bát bằng vàng ở chỗ khác. Nó bây giờ đã già và đã xấu, nó đã đau đớn, nó đã nhăn nheo thế này mà tiếc gì nữa. Tại sao không nghĩ đến một chỗ khác tốt hơn. Cõi nhân loại này nó mệt mỏi lắm, hãy nghĩ đến các cõi trời, ở đó không có đau không có bệnh, không có hờn giận, không có sợ hãi, không có đấu tranh, không có máu lệ, có điều kiện tu học tốt hơn. Nhưng hễ còn tái sanh thì còn khổ, ở cõi nào đi nữa thì cũng có lúc quay về chỗ khổ nhất, cho nên hãy nghĩ đến tam tướng, nghĩ đến sự lìa bỏ cái ngũ uẫn để đừng có tái sanh nữa, đừng mong đợi tái sanh nữa mà hãy tác ý đến Niết-bàn.
Nhưng mà cách tốt nhất là giúp nhau sống buông bỏ và giúp nhau chết thanh thản thoải mái. Đó là điều tôi muốn nhắc nhở.



Nếu các vị hỏi tôi hộ niệm cho mẹ tôi, tôi phải làm sao ? Tôi nói rõ, tôi sẽ hỏi mẹ tôi trước, (nếu mẹ mê rồi thì thôi không nói) nhưng nếu mẹ còn tỉnh tôi sẽ hỏi :
- Mẹ muốn nghe gì hay là nằm nghỉ, mẹ giữ chánh niệm, thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào, đừng nghĩ gì hết, hít sâu thở chậm, hít sâu thở chậm.
Còn nếu mẹ tôi muốn nghe thì tôi sẽ hỏi thêm :
- Mẹ muốn nghe nói hay là mẹ muốn nghe tụng. Nếu mẹ muốn nghe tụng thì con sẽ mời quí sư tụng, còn mẹ muốn nghe nói thì mẹ muốn nghe ai nói. Nghe con nói hay người khác nói. 
Nếu mẹ tôi nói sư nói đi, thì tôi sẽ nói rất gọn : 
- Mẹ do nghiệp ảo ảnh mà đến đời này, rồi bây giờ cũng do nghiệp ảo ảnh mà đi. Đã nói ảo ảnh thì không có gì sợ, không có gì tiếc nhớ. Mẹ nhớ bây giờ mẹ bình tĩnh là đi ngon lành nhất, con đường thiện chỉ dành cho người tỉnh thức. Bây giờ mẹ nằm nghỉ một chút nhe, bàn tay đây mẹ cầm đi, hít sâu thở chậm không có gì sợ hết, đang bỏ đồ cũ, đang dọn về nhà mới. Lúc nào cũng kế bên, để cho mẹ đi.

Đó là cách mà hộ niệm cho người hấp hối rất là tốt. Mà khổ một nỗi là ngày nay mình không có nói cho người bệnh hiểu, mà mình khoái tụng cho người bệnh nghe. Hai cái này nó khác nhau phải không ? Nói cho họ hiểu nó khác, còn tụng cho họ nghe nó khác. Người ta đang ngáp ngáp mà mà lại tụng ê a Pali bốn li nó không hiểu mà nó ồn thôi, mà tôi còn biết nhiều cái đám bố mẹ đang nằm ngáp ngáp mà con nó bu lại nó khóc. Các vị biết khi mà ra đi trong tiếng khóc của người thân là mình bị hoảng loạn cũng có, mình tiếc thương, người ra đi không đành, không có nên. Mình biết đạo không có hành động kỳ cục như vậy. Mình phải giúp cho họ ra đi thanh thản. Cho nên có nhiều cách để chúng ta giúp nhau. 

Nhưng mà cách tốt nhất là giúp nhau sống buông bỏ và giúp nhau chết thanh thản thoải mái. Đó là điều tôi muốn nhắc nhở.


Sư Giác Nguyên giảng.
Ps: from metta with love.

22.9.21

LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN

LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN


Chuyện bắt đầu từ một mùa nắng hạn, hoàng tộc hai bên nội ngoại của Thế Tôn giành nhau nguồn nước ít ỏi trên con sông biên giới Rohini nhỏ xíu để dân chúng xứ mình canh tác. Từ cuộc tranh cãi nội bộ giữa đôi ba người lúc đầu, sau đó hai bên đem quân đội ra nói chuyện với nhau. Giữa lúc sắp xảy ra chuyện lớn, đức Phật xuất hiện và hòa giải đôi bên, ngăn được cuộc chiến tương tàn giữa hai phía nội ngoại. 

Nhằm tạ lỗi do đã để Thế  Tôn nhọc công vì mình, mỗi bên nội ngoại của Ngài đã cử 250 thanh niên đi xuất gia đôi hôm như một lời sám hối thành khẩn. Túc duyên giải thoát chín muồi, cả 500 vị tân thọ tỷ kheo đã chứng ngộ quả vị La Hán ngay sau khi nhận Đại giới. Phật đã đem tất cả các vị lên núi Tuyết Sơn, một ngọn trong dãy Himalaya ngày nay, để thầy trò cùng có một đêm lánh mặt nhân gian trong khung cảnh chỉ có tuyết trắng mông lung, trăng vàng vằng vặc.

Ngay đêm đó, kinh Đại Hội (Trường Bộ) ghi rằng thiên chúng trong vô lượng vũ trụ đã rủ nhau về hầu Phật và chiêm ngưỡng thánh chúng La Hán. Đây cũng là một cuộc đại hội thiên chúng mười phương mà đời Phật nào cũng có tối thiểu một lần. Ác ma thiên tử từ cung Tự Tại Thiên tức khắc nhận biết đêm nay sẽ có vô số thiên chúng chứng đạo giải thoát nên đã lập tức dẫn hết ma quân kéo xuống Tuyết Sơn quấy rối đạo tràng.

Phật vì đại bi đã dùng thần lực chú nguyện không một ai trong pháp hội nghe thấy gì sự có mặt của Ác Ma thiên tử và sau khi quán xét căn duyên của thiên chúng trước mặt, Thế Tôn biết rằng tất cả chỉ thích hợp với hình thức thuyết pháp vấn đáp và Ngài đã dùng thần lực tạo ra một vị Hóa Phật (nimmitabuddha) mà về hình thức cũng giống hệt như Ngài với tất cả hảo tướng và uy nghi của một vị Chánh  Đẳng Giác để cùng Ngài thực hiện một buổi vấn đáp về nội dung 6 pháp thoại thích hợp cho 6 căn tánh, tức khuynh hướng tâm lý của tất cả thiên chúng hiện diện. Hai vị cùng ngồi một tòa và thiên  chúng không ai có thể phân biệt được vị nào  là Hóa Phật.

LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN



Ta học Phật đều biết rằng chúng sinh trong đời có đông đảo bao nhiêu thì trước sau chỉ nằm gọn trong 6 khuynh hướng tâm lý Dục tánh (tham nhiều), Nộ tánh (sân nhiều), Độn tánh (chậm chạp u tối), Đãng tánh (buông bắt lăng xăng), Mộ tánh (thích tin tưởng nương đổ thần tượng) và Ngộ tánh (thông tuệ, sâu sắc).

Thiên chúng đêm đó trong pháp hội Tuyết Sơn hay tất cả chúng ta bây giờ đều không ai nằm ngoài 6 khuynh hướng tâm lý vừa kể và 6 pháp thoại trong đêm đó dĩ nhiên chỉ là 6 trong hàng ngàn pháp thoại được Thế Tôn nhằm vào căn tánh người nghe mà nói, nhưng riêng 6 kinh này được nhắc đến ở đây chỉ vì hai  lý do là được thuyết giảng trong cùng một dịp và đối tượng của mỗi kinh cũng được xác định.

Độc giả có thể không đồng ý hoặc không hiểu tại sao nhưng đó mới chính là lý do chúng tôi đã giảng và in tập kinh này, ở đây chúng tôi mượn câu nói của Thống Chế nước Pháp Ferdinand Foch (1851-1929): Không vấn đề nào là dễ dàng cả, vì nếu dễ dàng thì nó đã không là vấn đề!

Toại Khanh, mùa Phật Đản năm 2017


LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

HÀNH UẨN

HÀNH UẨN


Sắc uẩn mong manh như bọt nước
Thọ uẩn mong manh như bong bong
Tưởng uẩn mờ ảo như đốm nắng trên đường
Hành uẩn giống cây chuối
Thức uẩn giống trò ảo thuật.
Lột từng bẹ chuối ra thì cây chuối không còn gì hết.

Một chúng sinh mình cho là ghê gớm nhưng đem chia chẻ ra từng phần thì không còn gì hết giống như cây chuối lột từng bẹ. Một người không biết đạo họ tưởng hạnh phúc này là có thật và thấy mọi thứ đáng để kỳ vọng tin tưởng vào nó cho nên Họ đi tìm một điểm tựa một cái gì đó chắc chắn cốt lõi.

The UN warns that more than half of Afghanistan's children under five, face malnutrition


Vị tỳ kheo không tìm kiếm không đặt hi vọng vào một cái gì đó trong năm uẩn.


-nguồn bài viết: Lục đại chân kinh tỳ kheo Giác Nguyên giảng, Nhị Tường ghi chép
-nguồn ảnh: Deutsche Welle. The UN warns that more than half of Afghanistan's children under five, face malnutrition

15.9.21

TRONG CÁI THẤY SẼ CHỈ LÀ CÁI THẤY

TRONG CÁI THẤY SẼ CHỈ LÀ CÁI THẤY

Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: 
"Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. 
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. 
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. 
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". 
Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này #Bàhiya, nếu với Ông: trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. 
Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.
(“Như vậy, này Bāhiya, ông nên tự thực tập như thế này: trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy, trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe, trong cái xúc chạm, sẽ chỉ là cái xúc chạm, trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Thực tập như thế, này Bāhiya, ông sẽ không là “bởi vì cái ấy”. Khi ông đạt tới chỗ “không là bởi vì cái ấy”, ông sẽ đạt đến chỗ “không là ở trong cái ấy”. Khi ông đạt đến chỗ “không là ở trong cái ấy”, ông sẽ không ở đây, cũng không ở kia, cũng không ở giữa đây và kia. Chỉ như vậy là đoạn tận khổ đau.”)
-Nguồn: KINH #BĀHIYA “Bāhiya Sutta,” Tiểu Bộ Kinh (#Khuddhaka Nikaya)

TRONG CÁI THẤY SẼ CHỈ LÀ CÁI THẤY


THẤY MÀ KHÔNG CÓ CHÚT XUYÊN TẠC, KHÔNG THÊM VÀO HAY BỚT RA CÓ NGHĨA LÀ GÌ? 

Tâm lý học hiện đại cho thấy “cái thấy” luôn được sàng lọc, bóp méo bởi những ước muốn và ganh ghét của chúng ta. Tiến trình xuyên tạc này diễn ra trước khi tiến trình nhận thức. Không thể nào nhận biết được tiến trình này khi nó diễn ra. Nó thuộc về tiềm thức. Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán sự cố xảy ra. Chúng ta khám phá ra rằng sự ưa thích của chúng ta thường thêm thắt nhiều dữ kiện để phô bày trước tâm thức chúng ta điều mà chúng ta muốn thấy, trong khi sự thù nghịch chán ghét sẽ đóng bít mọi lối vào tâm những dáng nét nào chúng ta không muốn thấy. Điều mà chúng ta thấy ít khi chỉ là “cái thấy”. Điều mà chúng ta thấy với sự chú ý tối thiểu ít khi là sự thực. Đó không phải là cách sự vật là, mà chỉ là cách sự vật “dường như là”.
Hai mươi lăm thế kỷ trước khoa tâm lý học hiện đại, Đức Phật đã nhận rõ tiến trình bóp méo nhận thức và gọi đó là “điên đảo vọng tưởng” . Ngài giải thích tiến trình lẩn quẩn này khởi đầu từ cái nhìn. Chính cái nhìn (view = quan điểm) của chúng ta đã bẻ quẹo cảm thọ (tri giác = perception) để thuận theo cái nhìn đó. Rồi cảm thọ tạo thành chứng cứ cho suy tưởng (thought). Rồi suy tưởng biện luận để ủng hộ cho cái nhìn. Đó là một vòng tự biện hộ. Quan điểm tạo ra cảm thọ giúp hình thành tư tưởng để ủng hộ cho quan điểm. Đây chính là tiến trình của mê lầm, điên đảo vọng tưởng.
-Thiền Sư #Ajahn_Brahm
Nguồn ảnh: Ảnh của mẫu #PxHere
Ps: nhìn lá me bay nhớ kỷ niệm hai chúng mình. 
Thì ra chỉ một cái lá me thôi nó có thể dẫn dắt mình đi từ quá khứ đến hiện tại, tương lai và lòng vòng đến vô lượng vũ trụ.




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

TRỞ VỀ ĐƠN VỊ GỐC

TRỞ VỀ ĐƠN VỊ GỐC

Có ba câu niệm Phật rất là hay:
Con lạy Thế Tôn không cho con cái con thích nhưng Thế Tôn đã dạy con không thích cái gì.
Con lạy Thế Tôn vì tuy Thế Tôn không thể làm cho con không chết nhưng Thế Tôn có thể dạy con không sợ chết.
Con lạy Thế Tôn một lạy nữa là vì Thế Tôn tuy không có nắm tay dắt con đi tất cả vũ trụ nhưng Thế Tôn có thể dạy cho con thấy là đi đâu cũng vậy thôi.
Đó là ba cái ơn lớn kinh khủng của Đức Phật.

TRỞ VỀ ĐƠN VỊ GỐC


-#Kalama xin tri ân bạn ghi hongha7711 chép
Nguồn: https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=4BidJHECPjs...
Nguồn ảnh: Báo tuổi trẻ. Sài gòn những ngày giãn cách lần 3




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

KHẤT THỰC

KHẤT THỰC

Này Chư Tỳ Khưu! Điều này là tận cùng của việc nuôi mạng, đó chính là đi xin vật thực từng nhà. 
Này Chư Tỳ Khưu! điều này chính là sự nguyền rủa khi cho rằng đã đi trì bình khất thực trong khắp thế gian với bình bát trên tay. 
Thế nhưng, này chư Tỳ Khưu! Những thiện gia nam tử, vốn là những người sống tập trung vào mục đích và liên hệ đến việc sống tập trung vào mục đích chấp nhận đối với những điều đó; 
Không phải vì Đức Vua cưỡng ép, 
không phải vì trộm cướp cưỡng ép, 
không phải vì nợ nần, 
không phải vì sợ hãi, 
không phải bị tướt đoạt kế sinh nhai; 
Thế nhưng những thiện gia nam tử đó suy nghĩ rằng: “Ta đã bị chìm đắm trong những khổ đau với  những sự sanh già chết sầu bi khổ ưu não bị bao vây bởi những sự khổ đau ấy, nếu đúng như vậy thì hành động chấm dứt trọn vẹn các khổ uẩn ấy sẽ được hiển lộ.”

"Antamidaṃ, bhikkhave, jīvikānaṃ yadidaṃ piṇḍolyaṃ. Abhisāpoyaṃ, bhikkhave, lokasmiṃ piṇḍolo vicarasi pattapāṇīti. Tañca kho etaṃ, bhikkhave, kulaputtā upenti atthavasikā, atthavasaṃ paṭicca; neva rājābhinītā, na corābhinītā, na iṇaṭṭā, na bhayaṭṭā, na ājīvikāpakatā; api ca kho otiṇṇāmha jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi dukkhotiṇṇā dukkhaparetā appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti."

KHẤT THỰC


Trích đoạn số 18, VIII. Người Khất Thực, III. Phẩm Những Gì Được Ăn, Tương Ưng Uẩn (d), 22 Chương I, Tập III Thiên Uẩn, Tương Ưng Bộ (Samyutta #Nikāya)




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

AN TRÚ

AN TRÚ

Như con cá vùng vẫy khi lên khỏi nước.
Tâm này thích hạnh phúc trần gian vùng vẫy khi bị tách khỏi những thứ nó muốn.
Quan sát và tâm này và vượt qua nó.

Nguồn: Sách Kinh Nghiệm Tuệ Quán tập II (Toại Khanh dịch và chú).




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.
AN TRÚ

XẢ TÂM UPEKKHA


XẢ TÂM UPEKKHA

Trước khi cô lạnh ngắt với người ta như vậy cô có từng từ, bi, hỷ với người ta không? 
Nếu đối với đối tượng đó mà mình chưa từng có từ, bi, hỷ mà bây giờ mình lạnh ngắt thì đó là vô cảm là máu lạnh chứ không phải là Xả vô lượng tâm. Xả vô lượng tâm là đối với người đó mình sẵn sàng có từ, có bi, có hỷ. Nhưng bây giờ trước hoàn cảnh này không thể làm gì hơn nữa, mà mình vẫn bình thản đó mới gọi là ‘xả’. 
Học đạo phải học cho kỹ để tránh hiểu lầm ngộ nhận.

XẢ TÂM UPEKKHA


Nguồn: #NhậtKýChépBằngKinh_Tập13



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG

"Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.
KINH VÔ NGÃ TƯỚNG "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".

THERAVADA

THERAVADA

Có những thứ giông giống tựa tựa hao hao nhưng vẫn không phải.
Không phải cây dó nào cũng có trầm, mà phải là cây dó có những dấu hiệu như vầy... như vầy... mới có trầm. Không phải găp cây dó nào cũng đều đốn hạ và chẻ ra tìm trầm.
Biết được điều đó thì khả năng tìm được trầm của người này cao hơn.
Pháp của đức Thế tôn:
(1) Thiết thực hiện tại
(2) Đến để mà thấy
(3) Không bị chi phối bởi thời gian
(4) Có tính hướng thượng
(5) Cho người trí tự mình giác ngộ
-SƯ NGUYÊN TUỆ
THERAVADA






Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

NÓI NĂNG CHÁNH NIỆM

NÓI NĂNG CHÁNH NIỆM

Nói để người khác nghe và lắng nghe khi người khác nói đều cần đến sự kiểm soát của chánh niệm.
Nói bằng chánh niệm thì không thể nói bằng tâm xấu không thể gây phiền lòng cho người nghe.
Nghe bằng chánh niệm là không để phiền não với những gì người ta nói.
........
Ta luôn sống với một ngón tay chỉ báo không để mình phiền não và cũng không gây phiền não cho ai.
#TÂM_QUÁN_NIỆM_XỨ
- sách Kinh nghiệm tuệ quán tập 2

NÓI NĂNG CHÁNH NIỆM





Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

QUÁN TỰ TẠI

QUÁN TỰ TẠI

"Vị Tỳ-kheo đi vào làng khất thực, cũng ví như con ong đi kiếm hoa, chỉ lấy mật rồi đi chứ không làm tổn thương hương sắc". - Kinh pháp cú.
(1) Mình phải nhớ ở đâu cũng vậy kiếm ăn, đóng góp ở đó rồi khi ra đi thì nhẹ nhàng đừng có phá hoại hay thái độ tiêu cực. 
(2) Không ai trên đời là không thể thay thế được. Tất cả những người không thể thay thế giờ đang đều nằm ở nghĩa địa. Vì vậy đừng tự cho mình là không thể thay thế.- Sách: Quê hương những đêm chờ sáng tác giả TS Alan Phan



(2) Không ai trên đời là không thể thay thế được. Tất cả những người không thể thay thế giờ đang đều nằm ở nghĩa địa. Vì vậy đừng tự cho mình là không thể thay thế.- Sách: Quê hương những đêm chờ sáng tác giả TS Alan Phan



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

SỐNG THIỆN

SỐNG THIỆN

1. rồi em sẽ già
2. rồi em sẽ đau sẽ bệnh
3. rồi em sẽ chết
4. rồi em sẽ bỏ lại tất cả sau cái chết 
5. rồi nhân quả sẽ tìm em sau cái chết
Nguồn: https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=573080767467627&id=111840126925029
--

SỐNG THIỆN


Nó cứ lòng vòng, lòng vòng:
Trời mưa trời gió xạc xào, có ông thợ mộc quẩy bào quẩy cưa.
Xạc xào trời gió trời mưa, có ông thợ mộc quẩy cưa quẩy bào. Ổng cứ quẩy hoài vậy đó, đại khái như vậy.




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

ĐÚNG THỜI VÀ PHI THỜI

ĐÚNG THỜI VÀ PHI THỜI

(1) Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
(2) Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
(3) Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy.
(4) Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.
(5)  Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
(6) Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy".
Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật chọn đúng thời để giảng dạy người khác, với những lời lẽ như thật, như chân, đưa đến mục đích giải thoát giác ngộ, cho dù lời ấy được người nghe ưa thích hoặc không ưa thích.
Nguồn: https://www.saigon.com/anson/uni/u-kinh-trungbo/trung58.htm
Trung Bộ Kinh - #Majjhima Nikaya 58. 
Kinh Vương tử Vô Úy (#Abhayaràjakumàra sutta)

ĐÚNG THỜI VÀ PHI THỜI


PS: Mọi vật mọi việc đều có thời điểm của nó:
1 Không đúng sự thật, Không đúng mục đích, Người nghe không thích. thì không nói
2 Đúng sự thật, Không đúng mục đích, Người nghe không ưa. thì không nói
3 ĐÚNG SỰ THẬT, ĐÚNG MỤC ĐÍCH, NGƯỜI NGHE KHÔNG ƯA. THÌ LỰA THỜI ĐIỂM MÀ NÓI
4 Không đúng sự thật, Không đúng mục đích, Người nghe ưa thích thì không nói
5 Đúng sự thật, Không đúng mục đích, Người nghe ưa thích. Không nói
6 ĐÚNG SỰ THẬT, ĐÚNG MỤC ĐÍCH, NGƯỜI NGHE ƯA THÍCH. THÌ LỰA THỜI ĐIỂM MÀ NÓI




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

PHÂN BIỆT GIỮA CẦN VÀ MUỐN

PHÂN BIỆT GIỮA CẦN VÀ MUỐN

PHÂN BIỆT GIỮA CẦN VÀ MUỐN.


Muốn nhiều khổ nhiều
Muốn ít khổ ít
Không muốn không khổ.




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

LÁ SEN

LÁ SEN


Đức Phật nói rằng bậc giác ngộ là người đã xa lìa phiền não.
Điều đó không có nghĩa là họ chạy trốn phiền não. Họ chẳng bao giờ làm như thế cả. Phiền não vẫn nằm đấy.
Đức Phật so sánh điều này với lá sen trong hồ nước.
Lá sen và nước cùng có mặt. Lá và nước tiếp xúc với nhau nhưng lá không ướt. Nước có thể ví như phiền não và lá sen là tâm giải thoát. Tâm của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ. Khi tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm.
Nói cách khác người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả.

LÁ SEN



Nguồn bài viết: Sách chỉ là một cội cây thôi tác giả thiền sư #Ajahn_Chah
Nguồn ảnh: Ếch con nằm trên lá sen sau một trận mưa ở thành phố Lalitpur, Nepal- Reuters 




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

DUYÊN HỆ

DUYÊN HỆ


"Nó giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
Nó giúp nhau bằng cách có mặt trước
Nó giúp nhau bằng cách có mặt sau.
Và Nó giúp nhau bằng cách KHÔNG có mặt.”

"Nó giúp nhau bằng cách cùng có mặt. Nó giúp nhau bằng cách có mặt trước Nó giúp nhau bằng cách có mặt sau. Và Nó giúp nhau bằng cách KHÔNG có mặt.”



---
Chuyện thứ nhất, tôi chả là gì trong cuộc đời này nếu không có sự hỗ trợ của các điều kiện. Cái thứ hai, cái gì trên đời này cũng được có mặt nhờ sự giúp đỡ của vô số thứ khác, mà bản thân nó cũng là điều kiện để giúp đỡ cho cái khác có mặt. Cái gì trên đời này cũng là quả của cái khác, bản thân nó lại là nhân cho cái khác. Mình là con của má, nhưng mình lại là mẹ của con mình.

Chính vì ta hiểu con người trên đời này là sự giúp đỡ của bao nhiêu điều kiện, thì ta thấy mình chỉ là con số 0. Khi mình thấy mình là con số 0 mình sống bớt khổ tâm nhiều lắm.
Khi ta thấy ta là 1 cọng rơm, 1 tờ giấy thì từ lầu 10 rơi xuống ta không bị tổn thương. Nhưng nếu ta là 1 cái chén thì chỉ từ lầu 1 rớt xuống là đã trào máu rồi. Khi mình thấy mình quan trọng quá thì bất cứ một cái tí tì ti nào cũng làm tim ta rỉ máu hết. Nhưng khi mình là con số 0 thì cái sự tổn thương ấy bị đặt trượt vào khoảng không.
Cho nên Phật nói sống trên đời này con phải sống làm sao mà đối với trần cảnh con là một tấm lưới không bị gió cuốn. Gió thổi vào lưới thì nó trớt quớt.
Con phải sống như là cái đầu kim. Khi 6 căn như đầu kim và 6 trần như hột cải thì hột cải không thể đứng trên đầu kim.
Con phải giữ 6 căn trên 6 trần như là nước trên lá sen. Nước đi đường nước, sen đi đường sen. Có như vậy con mới được an lạc. Còn đàng này con dễ bị thọc, bị chích quá nên con đau khổ suốt đời.

Đọc kinh Phật thấy khiếp chỗ đó. Khi mà mình học về các duyên để mình thấy mình chỉ là các điều kiện cộng lại mà thôi. WE ARE NOTHING BUT RELATIONSHIP. Chúng ta không là gì hết. Chúng ta chỉ là kết quả của những điều kiện cộng lại.

Và khi mình thấy mình là kết quả của những điều kiện cộng lại, mình phải có trách nhiệm hơn.

Trích Hỗ Tương, Tương Ưng và Quyền Duyên -Sư Toại Khanh

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=579625450146492&id=111840126925029




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

CHÁNH PHÁP LÀ THẦY

CHÁNH PHÁP LÀ THẦY

Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: "Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi.
Trường Bộ Kinh Digha #Nikaya
Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn (#Mahàparinibbàna sutta)
CHÁNH PHÁP LÀ THẦY



Nguồn: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
#vicikicchā




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

14.9.21

TAM SINH TAM THẾ THẬP LÝ ĐÀO HOA

TAM SINH TAM THẾ THẬP LÝ ĐÀO HOA

Ba kiếp nhân duyên. Quá khứ, hiện tại, tương lai. Giữa rừng đào đỏ rực, hoa bay lất phất trong gió như mưa sa, mãi mãi chỉ còn là hạnh phúc".
"Tam sinh tam thế – Ba đời ba kiếp, nhắm mắt mở mắt, cuối cùng vẫn không thoát được nhân duyên.
Yêu yêu, hận hận, ân ân, oán oán. Vay, nợ ân tình đến lúc nào mới trả cho xong?

TAM SINH TAM THẾ THẬP LÝ ĐÀO HOA


---
Có ba đối tượng tương tác:
(1) Đối tượng thứ nhất diễn viên là các nhân vật, khóc cười theo kịch bản của đạo diễn.
(2) Đối tượng thứ 2 khán giả đang xem phim đắm mình vào nội dung phim khóc cười theo đối tượng một(1). Khi hết phim sẽ đứng dậy ra khỏi rạp và bước vào dòng đời trở về giữa đời thường.
(3) Đối tượng thứ 3 người quan sát bộ phim đối tượng (2) đang diễn

Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

CHẾ NGỰ THAM ƯU Ở ĐỜI

CHẾ NGỰ THAM ƯU Ở ĐỜI

Thiền chỉ là để cột vào (lấy đá đè cỏ).
Thiền quán là để tháo ra (nhổ cỏ).
Phải xem thiền chỉ là nền cho thiền quán. Nếu xem thiền chỉ là cứu cánh thì sai đường
Chỉ trước quán sau là qua sông bằng cái bè
Quán trước chỉ sau là lội bơi qua sông.
-Kinh nghiệm tuệ quán qua các dòng thiền Miến Điện
Tỳ kheo Giác nguyên dịch Việt
CHẾ NGỰ THAM ƯU Ở ĐỜI



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

BỐ CỤC QUẢNG CÁO FB TỔNG THỂ

BỐ CỤC QUẢNG CÁO FB TỔNG THỂ

1. Thử nghiệm với #target đối tượng
Với một nhóm khách hàng hẹp; và sau đó mở rộng nó từ từ bằng cách thêm một danh mục sở thích tại một thời điểm
2. Sử dụng #Pixel Facebook
Khi bạn đặt mã trên trang web của mình, nó cho phép bạn theo dõi chuyển đổi; tiếp thị lại cho những người đã xem sản phẩm trên trang web của bạn và tạo những người tương tự nhau.
3. Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao
Hình ảnh sẽ là thứ đầu tiên sẽ thu hút sự chú ý của người xem và tạo ấn tượng tốt nhất.
4. Kiểm tra tất cả mọi thứ
Điều quan trọng là không đưa ra các giả định về những gì sẽ có hiệu quả; và những gì không hiệu quả khi chạy quảng cáo trên Facebook.
5. Theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất
Nếu một chiến dịch không hoạt động tốt, hãy đầu tư vào một quảng cáo khác


 

Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

2.9.21

THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ NGUYỄN THANH VIỆT

THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ NGUYỄN THANH VIỆT


Là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Thanh Việt. Tác phẩm đã giành giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 2016 
The Sympathizer cũng được trao giải hoặc lọt vào vòng tuyển chọn cuối cùng của nhiều giải thưởng văn học khác như giải Giải tiểu thuyết đầu tay của Center for Fiction, giải Tiểu thuyết xuất sắc của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ, giải PEN/Faulkner và giải của báo Los Angeles Times, và được đưa vào trên 30 danh sách "Sách của năm", trong đó có danh sách của The New York Times, The Guardian, The Wall Street Journal, Slate.com, Amazon.com và The Washington Post.

THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ NGUYỄN THANH VIỆT
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ NGUYỄN THANH VIỆT


Nội dung:


The Sympathizer kể về một điệp viên hai mang cộng sản trốn thoát sang Los Angeles. Anh ta xâm nhập và theo dõi một nhóm người miền Nam Việt Nam. Nhân vật chính trong tiểu thuyết có cha Pháp, mẹ Việt, lúc nhỏ bị khinh bỉ vì là con lai, lớn lên đi du học Mỹ, trở về làm đại úy trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, sau đó vượt biên đến Mỹ nhưng thực tế là cảm tình viên cộng sản.

Truyện mở đầu vào năm 1975 ở Sài Gòn, khi cảm tình viên cùng bạn thân là Bốn được lệnh của cấp trên dàn cảnh ám sát một nhà báo cũng từng là du học sinh Mỹ nhưng có tư tưởng phản chiến. Cái chết được dàn dựng như là vì tình, vì cướp. Cuối tháng 4 năm 1975, cảm tình viên sắp đặt chuyến trực thăng cuối cùng đảm bảo tính mạng ông Tướng Việt Nam Cộng hòa và Bốn; khi đang di tản, dưới làn đạn bắn vào nơi đáp trực thăng, vợ con của Bốn đã tử vong cùng nhiều người khác.

Tại Los Angeles, ông Tướng và các sĩ quan cũ dưới quyền xuống tinh thần, vỡ mộng với xã hội phương Tây trong khi vị thế của họ ngày càng giảm. Ông Tướng quyết định mở quán rượu phục hồi danh dự, nhưng dưới sự toan tính và phân biệt đối xử tồn tại trong xã hội Hoa Kì, ông lên kế hoạch thành lập đội quân gồm những người tị nạn "muốn hồi hương" để nổi loạn ở quê hương. Kế hoạch được CIA cùng vài dân biểu Mỹ ủng hộ. Việt kiều, dù là cựu chiến binh hay không, đều treo đồng hồ luôn chỉ giờ Sài Gòn.

Là gián điệp hai mặt, cảm tình viên theo dõi tất cả các sinh hoạt của cộng đồng Việt kiều. Bằng những bức thư dùng mật mã hoặc viết bằng loại mực không hiện chữ, các hoạt động của ông Tướng, hội Cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa, các chương trình gây quỹ, các phong trào hỗ trợ kháng chiến chống Cộng... đều được báo về cho cán bộ tên Mẫn. Cảm tình viên một lần nhận lời mời tư vấn cho bộ phim Hollywood về Chiến tranh Việt Nam tên The Hamlet, đứng trước cơ hội được thể hiện nhiều bộ mặt của cuộc chiến và tạo tiếng nói cho người Việt trong bộ phim lịch sử, làm việc tại Philippines, anh ta không thể truyền đạt được trong bộ phim có xu hướng lãn mạn hơn về phía người Mỹ, một trái bom nổ sớm còn xém lấy mạng của người cảm tình viên.

Sau khi phục hồi từ vụ việc, chống lại lời kêu gọi tiếp tục nằm vùng tại Hoa Kỳ của cán bộ Mẫn, cảm tình viên quyết định cùng quân tị nạn về nước. Trong chiến dịch nổi loạn, anh ta gần như cứu được mạng của Bốn nhưng lại đưa cả hai vào ngục tù sau khi bị bắt giữ.

Trong trại cải tạo, cảm tình viên viết những bảng tự kiểm của mình với một cán bộ chính ủy, thay vì những lời những người cộng sản muốn nghe, anh ta viết cầu kì về những sự kiện dẫn đến việc bị bắt tù. Cảm tình viên viết về hai mặt của cuộc chiến, anh ta viết về kỷ niệm buồn về thời trẻ mà không có cha hay lần đầu thủ dâm của mình, anh ta cảm thông với nhiều khía cạnh của cuộc xung đột phức tạp đã chia đất nước làm hai. Tự nhận mình là một người cộng sản, một người của cách mạng, anh ta nhận biết tình bạn của mình với những người đáng lẽ ra là kẻ thù, hiểu được các chiến sĩ chiến đấu dũng cảm vì quê nhà. Khi những bảng tự kiểm của anh bị từ chối, anh ta được đưa ra trước Cán bộ chính ủy. Người Cán bộ giấu mặt đó lộ diện là sếp của anh, người giao nhiệm vụ và là cầu nối. Điều đó không giúp anh thoát khỏi những tra tấn để cải tạo. Cảm tình viên phải tự thú về tội tuân thủ và tra tấn nữ đặc công cộng sản, tham gia việc giết chết cha mình trong vô thức. Cuối cùng anh ta phải học từ Mẫn rằng cuộc cách mạng chiến đấu cho độc lập và tự do có thể khiến mọi thứ không còn quan trọng nữa, sự quên mình đáng giá hơn độc lập và tự do. Đầu năm 1979, cảm tình viên bỏ nước ra đi sang Mỹ, đem theo hàng trăm trang giấy tự kiểm điểm viết trong thời gian bị giam. Tác phẩm kết thúc với cảm tình viên đang ở giữa những thuyền nhân lênh đênh trên biển.


Có thể bạn muốn xem:





hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.