Search

15.9.21

DUYÊN HỆ

DUYÊN HỆ


"Nó giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
Nó giúp nhau bằng cách có mặt trước
Nó giúp nhau bằng cách có mặt sau.
Và Nó giúp nhau bằng cách KHÔNG có mặt.”

"Nó giúp nhau bằng cách cùng có mặt. Nó giúp nhau bằng cách có mặt trước Nó giúp nhau bằng cách có mặt sau. Và Nó giúp nhau bằng cách KHÔNG có mặt.”



---
Chuyện thứ nhất, tôi chả là gì trong cuộc đời này nếu không có sự hỗ trợ của các điều kiện. Cái thứ hai, cái gì trên đời này cũng được có mặt nhờ sự giúp đỡ của vô số thứ khác, mà bản thân nó cũng là điều kiện để giúp đỡ cho cái khác có mặt. Cái gì trên đời này cũng là quả của cái khác, bản thân nó lại là nhân cho cái khác. Mình là con của má, nhưng mình lại là mẹ của con mình.

Chính vì ta hiểu con người trên đời này là sự giúp đỡ của bao nhiêu điều kiện, thì ta thấy mình chỉ là con số 0. Khi mình thấy mình là con số 0 mình sống bớt khổ tâm nhiều lắm.
Khi ta thấy ta là 1 cọng rơm, 1 tờ giấy thì từ lầu 10 rơi xuống ta không bị tổn thương. Nhưng nếu ta là 1 cái chén thì chỉ từ lầu 1 rớt xuống là đã trào máu rồi. Khi mình thấy mình quan trọng quá thì bất cứ một cái tí tì ti nào cũng làm tim ta rỉ máu hết. Nhưng khi mình là con số 0 thì cái sự tổn thương ấy bị đặt trượt vào khoảng không.
Cho nên Phật nói sống trên đời này con phải sống làm sao mà đối với trần cảnh con là một tấm lưới không bị gió cuốn. Gió thổi vào lưới thì nó trớt quớt.
Con phải sống như là cái đầu kim. Khi 6 căn như đầu kim và 6 trần như hột cải thì hột cải không thể đứng trên đầu kim.
Con phải giữ 6 căn trên 6 trần như là nước trên lá sen. Nước đi đường nước, sen đi đường sen. Có như vậy con mới được an lạc. Còn đàng này con dễ bị thọc, bị chích quá nên con đau khổ suốt đời.

Đọc kinh Phật thấy khiếp chỗ đó. Khi mà mình học về các duyên để mình thấy mình chỉ là các điều kiện cộng lại mà thôi. WE ARE NOTHING BUT RELATIONSHIP. Chúng ta không là gì hết. Chúng ta chỉ là kết quả của những điều kiện cộng lại.

Và khi mình thấy mình là kết quả của những điều kiện cộng lại, mình phải có trách nhiệm hơn.

Trích Hỗ Tương, Tương Ưng và Quyền Duyên -Sư Toại Khanh

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=579625450146492&id=111840126925029




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vui lòng viết Tiếng Việt. Có dấu.
Nhận xét luôn luôn được kiểm tra trước khi xuất bản. :). Vì vậy bạn đừng cố SPAM
Cảm ơn bạn