Search

15.9.21

TRONG CÁI THẤY SẼ CHỈ LÀ CÁI THẤY

TRONG CÁI THẤY SẼ CHỈ LÀ CÁI THẤY

Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: 
"Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. 
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. 
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. 
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". 
Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này #Bàhiya, nếu với Ông: trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. 
Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.
(“Như vậy, này Bāhiya, ông nên tự thực tập như thế này: trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy, trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe, trong cái xúc chạm, sẽ chỉ là cái xúc chạm, trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Thực tập như thế, này Bāhiya, ông sẽ không là “bởi vì cái ấy”. Khi ông đạt tới chỗ “không là bởi vì cái ấy”, ông sẽ đạt đến chỗ “không là ở trong cái ấy”. Khi ông đạt đến chỗ “không là ở trong cái ấy”, ông sẽ không ở đây, cũng không ở kia, cũng không ở giữa đây và kia. Chỉ như vậy là đoạn tận khổ đau.”)
-Nguồn: KINH #BĀHIYA “Bāhiya Sutta,” Tiểu Bộ Kinh (#Khuddhaka Nikaya)

TRONG CÁI THẤY SẼ CHỈ LÀ CÁI THẤY


THẤY MÀ KHÔNG CÓ CHÚT XUYÊN TẠC, KHÔNG THÊM VÀO HAY BỚT RA CÓ NGHĨA LÀ GÌ? 

Tâm lý học hiện đại cho thấy “cái thấy” luôn được sàng lọc, bóp méo bởi những ước muốn và ganh ghét của chúng ta. Tiến trình xuyên tạc này diễn ra trước khi tiến trình nhận thức. Không thể nào nhận biết được tiến trình này khi nó diễn ra. Nó thuộc về tiềm thức. Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán sự cố xảy ra. Chúng ta khám phá ra rằng sự ưa thích của chúng ta thường thêm thắt nhiều dữ kiện để phô bày trước tâm thức chúng ta điều mà chúng ta muốn thấy, trong khi sự thù nghịch chán ghét sẽ đóng bít mọi lối vào tâm những dáng nét nào chúng ta không muốn thấy. Điều mà chúng ta thấy ít khi chỉ là “cái thấy”. Điều mà chúng ta thấy với sự chú ý tối thiểu ít khi là sự thực. Đó không phải là cách sự vật là, mà chỉ là cách sự vật “dường như là”.
Hai mươi lăm thế kỷ trước khoa tâm lý học hiện đại, Đức Phật đã nhận rõ tiến trình bóp méo nhận thức và gọi đó là “điên đảo vọng tưởng” . Ngài giải thích tiến trình lẩn quẩn này khởi đầu từ cái nhìn. Chính cái nhìn (view = quan điểm) của chúng ta đã bẻ quẹo cảm thọ (tri giác = perception) để thuận theo cái nhìn đó. Rồi cảm thọ tạo thành chứng cứ cho suy tưởng (thought). Rồi suy tưởng biện luận để ủng hộ cho cái nhìn. Đó là một vòng tự biện hộ. Quan điểm tạo ra cảm thọ giúp hình thành tư tưởng để ủng hộ cho quan điểm. Đây chính là tiến trình của mê lầm, điên đảo vọng tưởng.
-Thiền Sư #Ajahn_Brahm
Nguồn ảnh: Ảnh của mẫu #PxHere
Ps: nhìn lá me bay nhớ kỷ niệm hai chúng mình. 
Thì ra chỉ một cái lá me thôi nó có thể dẫn dắt mình đi từ quá khứ đến hiện tại, tương lai và lòng vòng đến vô lượng vũ trụ.




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vui lòng viết Tiếng Việt. Có dấu.
Nhận xét luôn luôn được kiểm tra trước khi xuất bản. :). Vì vậy bạn đừng cố SPAM
Cảm ơn bạn