Search

12.9.23

ĐÊM NAY EM VỀ ĐÂU ?

ĐÊM NAY EM VỀ ĐÂU ?


ĐÊM NAY EM VỀ ĐÂU ?


Tới tuổi 80, có thể các vị cũng biết, cái niềm tin của mình về cuộc đời trông cậy vào những cái rất là buồn cười.
Trông cậy vào cái khám bịnh của bác sĩ, tin cậy vào cái kết quả xét nghiệm được in trên một tờ giấy cực kỳ văn minh, tin vào cái chuyện mà buổi trưa nay mình ăn rất là ngon miệng, đêm hôm qua mình ngủ rất là ngon giấc, điều đó nghĩa là mình đang rất là OK.
Chưa hết. Đến cái tuổi 80 rồi mà còn gọi là tìm cách nắm níu, nấn ná cuộc đời bằng cái chuyện rất là buồn cười. Có lúc mình yêu đời qua từng bữa ăn, quí vị biết không? "Bữa nay tôi ăn như vậy đó chứng tỏ tôi đâu có tệ. Đêm hôm qua coi như 10 giờ tôi đã ríu ríu mắt tôi ngủ đầy giấc, ngủ no giấc, ngủ thẳng giấc, ngủ không có giựt mình nửa đêm, không có tiểu đêm. Như vậy là tốt quá tốt. Sức khỏe như vậy là tốt quá. Biết bao nhiêu cụ trang lứa với tôi, cũng 80 như tôi mà đâu được vậy."

Một người mà còn sống với một ý thức hồn nhiên, bằng sự trông cậy thơ ngây như vậy, trong cái nỗi đời hư ảo chiêm bao thì chưa khá. Nói như vậy không có nghĩa là hành giả phải sống bi quan, sống trong sợ hãi. Không phải vậy. Mà là phải sống trong sự tỉnh táo. Hai cái khác nhau nhiều lắm.
Một người họ thường xuyên nghĩ về cái già cái chết để họ run, họ sợ, họ tiếc nuối, họ hoảng hốt. Còn một người họ nghĩ về cái chết, họ luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng ra đi. Đó là cái tôi muốn nói. Đó là cái mà Đức Phật đề nghị mình sống như vậy.
Khi mình ý thức được mình đang sửa soạn sắp ra đi, thì mình sẽ dễ dàng tập chú vào cái chuyện cần làm, cần nói, cần suy nghĩ, cần bận tâm, cần thực hiện. Đấy, tập chú bao nhiêu đó thôi. Cái gì nó không thật sự cần thiết thì dầu mình thích cách mấy đi nữa, cũng để nó qua một bên, nha. Thì cái đó được gọi là đời sống rốt ráo của một hành giả.

Trích bài giảng KTC.6.99 Khổ
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép.




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều