Search

13.10.18

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ Quan Niệm Vũ Trụ, Thời Gian Trong Phật Giáo

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ Quan Niệm Vũ Trụ, Thời Gian Trong Phật Giáo

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ Quan Niệm Vũ Trụ, Thời Gian Trong Phật Giáo


Có thể con người là một sinh vật duy nhất trên thế gian biết mình sẻ chết, mà thời gian là nỗi lo lắng, ám ảnh, ray rức về sự sống và chết của mỗi cá nhân. Nếu ta có thể làm cho thời gian ngừng lại, thì ta sẻ trở thành trường sinh bất tử, hay nếu ta có thể quay ngược thời gian thì chúng ta sẻ trẽ mãi không già? Xa hơn nữa, ta có thể đi về quá khứ, tương lai nếu ta làm chủ được thời gian và không gian. Đó là đều mơ ước của chúng sinh!

Quan niệm của thời gian trong Phật Giáo rất là vi diệu. Thời gian trong Phật Giáo được định nghĩa và đo lường rất chính xác qua từng satna và từng kiếp; thời gian được quan sát từ khía cạnh khách quan và cho đến khía cạnh chủ quan, thời gian đưọc giải thích và chứng nghiệm trên phương diện tục đế (samaritil) và phương diện chân đế (paramatha,)...Trước khi đi sâu vào quan niệm thời gian, chúng ta nên hiểu thời gian tùy thuộc vào không gian. Không có không gian thì không có thời gian. Hay lúc mà không gian cuộn vào thời gian trở thành nhất nguyên.

Kiếp Và Sátna


Phật giáo thường dùng hai thuật ngữ làm phương tiện đo thời gian, kiếp (kalpa) là đơn vị đo thời gian cực đại và satna là đơn vị đo thời gian cực tiểu. Phật giáo nguyên thuỷ chia thời gian thành tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Mỗi tiểu kiếp bằng 16,800,000 năm. Mỗi trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp nghĩa là bằng 336,000,000 năm. Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp (thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp,) bằng 1,344,000,000 năm. Tương đương với số tuổi ước lượng khoảng chừng 14 tỷ năm của vũ trụ.

“Sự lâu dài của một kiếp được ví như thời gian tảng đá vuông rộng 40 dặm mòn hết khi bị chiếc áo tiên đều đặn 100 năm một lần phất vào. Hay giống như một cái thành lớn có bề cao và các mặt đều rộng 40 dặm đựng đầy hạt cải, cứ 100 năm lấy ra một hạt cải, chừng nào hết thì hết một kiếp.” Nhưng sau, các phái Phật giáo có cách phân chia về kiếp khác nhau, căn cứ vào tính chất, độ dài của sự biến đổi trong các sự vật khác nhau.



Luận Đại Trí độ chia kiếp thành Tiểu kiếp và Đại kiếp; luận Đại Tì Bà sa chia thành Trung gian kiếp, Thành hoại kiếp và Đại kiếp; Luận Câu Xá chia thành Trung kiếp, Thành kiếp, Đại kiếp và Hoại kiếp; Luận Chương Sở Tri chia thành Trung kiếp, Thành kiếp, Trụ kiếp, Đại kiếp, Hoại kiếp, Không kiếp... Tuy nhiên, vì mỗi vũ trụ có vô vàn thế giới mà sự thành trụ của thế giới này là sự hoại không của thế giới khác. Bởi vậy, thời gian ở những cảnh giới khác nhau cũng khác nhau. Một kiếp trong thế giới Sabà của Phật Thích Ca bằng 1 ngày đêm trong thế giới Cực lạc của Phật Adiđà, một kiếp trong thế giới Cực lạc của Phật Adiđà bằng 1 ngày đêm trong thế giới Casa tràng của Phật Kim An Kiên...

Đơn vị đo thời gian nhỏ nhất trong Phật giáo là satna (ksana.) Phật giáo Nguyên Thủy dùng khái niệm satna để chỉ sự biến đổi mau lẹ, vô thường của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Về sau, các bộ phái Phật Giáo bàn cụ thể hơn về satna trong thuyết vi trần và thuyết satna.
Theo Phẩm Phân Biệt Thế Gian (Luận Câu Xá,) satna được định nghĩa như một hạn kỳ cực tiểu để một thể tính được tựu thành và biến mất ngay (vô thường.) Một satna tương đương 1/60 giây (1/60 second ~ 0.01666667 second.) Một satna vật chất lại bằng 16 satna tư tưởng, bởi sự biến đổi của tư tưởng nhanh hơn sự biến đổi vật chất. Theo Địa Tạng Pháp Số, trong một niệm (một tư tưởng) có 90 satna. Trong một satna có 900 lần sinh diệt. 120 satna tiếp nối thành một hàng satna, 16 hàng satna thành một lạp phước, 20 lạp phước thành một giờ. Việc phân biệt thời gian bằng khái niệm kiếp và satna chứng tỏ năng lực cảm nhận tinh tế của Phật giáo, đả đi trước khoa học hơn 2500 năm về trước, về sự biến đổi vô thường trong thế giới cực tiễu và cực đại (vi mô và vĩ mô.)

Ngài Phật Âm (Buddhaghaṣa,) người khuếch trương một luận điểm nổi tiếng về Phật giáo Sri Lanka vào đầu thế kỷ thứ V sau Công Nguyên, đó là tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (p: visuddhi-magga.) Quả thật, sự sống của một chúng sanh vô cùng ngắn ngủi tương ứng với con người trong giai đoạn cuối cùng của một cuộc đời, ví như trục bánh xe đang quay vòng tại một điểm được chỉ định của lốp xe và chỉ một điểm mà thôi (point of reference.) Ngay cả cuộc sống của một chúng sanh cũng vậy chỉ kéo dài trong giai đoạn rất ngắn trong một ý niệm và khi ý niệm đó dừng lại thì sự sống cũng dừng lại. Như vậy, chúng sanh trong quá khứ đã sống mà không sống. Nhưng cái vô thường của vũ trụ trong một sátna đó nó còn nhanh không thể tưởng tượng sau khi so sánh với 24 hours/day dưới đây.

Theo Bách Khoa Triết Học của Phật giáo Tiểu thừa mang tựa đề “A-Tỳ-Đạt-Ma Đại Tỳ-Bà Sa Luận” (Abhidharmamahāvibhāṣāśāstra,) bản gốc Sanskrit bị thất lạc, chỉ còn bản dịch tiếng Hán của ngài Huyền Trang, trong đó nói rằng: một ngày 24 giờ có 649,999,980,000,000 sát-na (kṣaṇas.) Khoa học hiện đại gọi là microseconds, nanoseconds, ... Vạn vật tập hợp bởi năm uẩn (skandhas) sanh diệt trong từng sát-na.
Thời Gian Vô Thủy Vô Chung

Theo Luật Vô Thường và Lý Nhân Duyên, Phật Giáo nhìn thời gian trong vô cực, không thừa nhận có một thời gian thuyệt đối mà thời gian chỉ là sự tiếp nối liên tục của nhân quả. Đó là dòng vận hành liên tục của thực tại khách quan, thể hiện qua sự biến đổi triền miên của vạn vật. Thời gian gắn liền với sự luân chuyễn của mọi sự vật, hiện tượng đổi thay trong thế giới với dòng đời. Theo Kinh Tăng Chi, “Không một khoảnh khắc nào, một mảy may nào của thời gian mà dòng sông lại không ngừng trôi chảy.” Thời gian trôi qua từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Nên nhớ đây chỉ là lối giải thích tương đối của Tục Đế dùng phương pháp không gian thời gian một chiều (Linear of Space-Time Model)mà quá khứ vị lai chỉ là những điểm được chỉ định tương đối (points of references.) Rất ít những thiện tri thức, những nhà khoa học gia và những triết gia hiểu tới “làm cho không gian cuộn thời gian” đó là Space_Time in Quantum Entanglement in multiple dimensions.
Nguyên lý trên có cùng nguồn gốc tương tự như của Heraclitus “tất cả là một dòng chảy mạnh, everything flows” TA IIANTA PEI TA IIANTA, Πάντα ῥεῖ, panta rhei. Chúng ta không bao giờ tắm trong cùng một dòng sông, The philosophy of Heraclitus is summed up in his cryptic utterance, “ποταμοῖσι τοῖσιν αὐτοῖσιν ἐμϐαίνουσιν, ἕτερα καὶ ἕτερα ὕδατα ἐπιρρεῖ. Potamoisi toisin autoisin embainousin, hetera kai hetera hudata epirrei,” Ever newer waters flow on those who step into the same rivers.
Plato dùng cùng quan niệm triết lý của Heraclitus, The quote from Heraclitus appears in Plato's Cratylus twice; in 401,d as “τὰ ὄντα ἰέναι τε πάντα καὶ μένειν οὐδέν,” Ta onta ienai te panta kai menein ouden. "All entities move, and nothing remains still." Tất cả đều di động và không có gì là cố định. And in 402,a "πάντα χωρεῖ καὶ οὐδὲν μένει" καὶ "δὶς ἐς τὸν αὐτὸν ποταμὸν οὐκ ἂν ἐμβαίης," Panta chōrei kai ouden menei kai dis es ton auton potamon ouk an embaies, "Everything changes and nothing remains still ... and ... you cannot step twice into the same stream." Chúng ta không bao giờ tắm trong cùng một dòng sông. Instead of "flow, dòng trôi chảy" Plato uses chōrei, to change chōros.
The assertions of flow are coupled in many fragments with the enigmatic river image:

Ποταμοῖς τοῖς αὐτοῖς ἐμβαίνομέν τε καὶ οὐκ ἐμβαίνομεν, εἶμέν τε καὶ οὐκ εἶμεν.

"We both step and do not step in the same rivers. We are and are not." Chúng ta cùng tắm trong một con sông nhưng không phải cùng một dòng sông. Chúng ta là chúng ta và không phải chúng ta (ngã và vô ngã.)
So sánh với quan niệm của the Latin adages Omnia mutantur and Tempora mutantur (8 CE) and the Japanese tale Hōjōki, (1200 CE) which contains the same image of the changing river, and the central Buddhist doctrine of impermanence. Tất cả đều vô thường như dòng sông trôi chảy. Con nước trôi qua mà chúng ta đang bơi lội trong dòng sông đó luôn luôn thay đổi, không cùng một dòng nước mà ta đả tắm, và ngay cả chúng ta củng không phải là chúng ta đả bơi lội trong đó như hôm nay hay ngày mai. Đơn giản hóa, tất cả đều là vô thường (impermanent.) Mấy ông đại triết gia ngày xưa thật là rắc rối, sở dỉ hơn cả ngàn năm nay nhân loại không sản xuất ra được những đại triết gia cở như trên là vì nếu có thì mấy ngài này đang dạy ở trong những nhà thương điên chứ nhửng kẻ phàm phu mắt thịt như chúng ta khó mà hiểu nổi cái triết lý trừu tượng của lý vô thường đó ngoại trừ Phật Giáo.
Vũ trụ, thế giới như là một tấm lưới (Phật gọi là Indra Jewel web, Khoa Học gọi là webspace, hay internet) nơi không gian và thời gian đan mắc bởi vô số các sự vật hiện tượng trong lý nhân duyên. Như tôi đả đề cập ở trên, quá khứ, hiện tại và vị lai nối kết nhau trong trùng trùng duyên khởi, mà thời gian ở trong vòng cầu tuần hoàn khép kín (closed loop) của vô lượng kiếp luân hồi, không có điểm khởi đầu và không có hồi kết thúc (vô thuỷ vô chung.) Trong vòng luân hồi bất tận đó, quá khứ nơi này trở thành tương lai nơi khác, mà cái chết trong thời gian cũng chỉ là bắt đầu của cái sinh.

Thời Gian Và Không Gian Trên Phương Diện Tục Đế Và Chân Đế



Ở góc độ biện thức luận, Phật Giáo xem xét thời gian trên hai phương diện, tục đế và chân đế. Trên phương diện tục đế (samaritil,) và trên phương diện nhận thức của khoa học và kẻ phàm phu, thời gian chia làm ba thì: quá khứ, hiện tại và tương lai. Mà phái Hữu Vi cho rằng, tam thế thực hữu, pháp thể hằng hữu (ba thế giới thực có, pháp thể thường còn.) Vì thế giới là thực có chứ không phải là ảo ảnh, nên sự tồn tại của thời gian qua ba thời cũng là một thực tế. Thời gian tuần tự trôi chảy theo một đường thẳng (linear) từ quá khứ, qua hiện tại tới tương lai.

Trên phương diện chân đế (paramatha,) bật đã giác ngộ không bị ràng buột bởi thời gian một chiều. Không còn thời nào nữa trong thời gian, kể cả không gian cũng không còn nữa. Đó là trạng thái của Thái tử Sidhatha 49 ngày đêm ngồi thiền dưới gốc cây Bồ đề bên dòng Nikiềnliên, sau khi nhìn thấy sao Mai chớm mọc, Thái tử bỗng nhiên bừng tỉnh giác ngộ. Trong một satna ngắn ngủi đó, Ngài thành Phật bởi đã đạt được sự giác ngộ cao nhất, vô thượng chánh đẵng chánh giác, hiểu thấu được vạn vật, hiểu thấu được quá khứ, hiện tại và tương lai để không còn bị ràng buột bởi thời gian và không gian. “Chính lúc này đây ta thành Phật!” Đó là lời tuyên ngôn của người đã giải thoát (moska,) đã đạt tới cõi chân như vĩnh hằng trong chính tâm thức giác ngộ của mình.

Trạng thái Niết Bàn (Nirvana) là trạng thái tâm linh, tịnh tĩnh, thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt của người đã giải thoát. Niết Bàn cũng chính là sự ngưng đọng tuyệt đối của thời gian, không còn không gian, không còn nhân quả, không còn sinh tử luân hồi. Bởi thế, đức Phật còn có tên là Như Lai (Tathagatha), nghĩa là người đã đến như thế, thực chất là người không từ đâu đến mà cũng không ở đâu, không đi đâu. Người sống trong tuyệt đối, vĩnh hằng.

Từ quan niệm vạn pháp duy tâm tạo, Phật giáo Đại thừa đả nhấn mạnh đến tính Không (emptiness) của không gian và thời gian. Tính Không không đồng nghĩa với chủ nghĩa hư vô của Đạo Lão, phủ định thế giới hiện tượng, phủ định hoàn toàn thời gian. Nó gắn liền với sự vô thường (impermanent world) của thế giới. Trong kinh Kim Cương (Cang,) thế giới biến ảo giống như “ngôi sao mờ dần buổi bình minh, một chiếc lá trên dòng sông, một ánh chớp trong đám mây mùa hè, một ngọn đèn le lói, một bóng hình, một giấc mộng.” Quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ là ảo ảnh; không gian cuộn tròn trong thời gian.

Nói như lời của Swami Vivekananda, “Thời gian, không gian và mối liên hệ nhân quả giống như một tấm kính ta nhìn xuyên qua nó để thấy cái tuyệt đối... Trong tuyệt đối thì không có thời gian, lẫn không gian, lẫn quan hệ nhân quả, lẫn lý nhân duyên.”


Nhà sư Đức Sơn (Nhật Bản) trên đường đi tới Đài Sơn dừng chân bên quán nhỏ gọi điểm tâm (ăn sáng.) Bà lão bán quán là người am tường Phật Giáo bèn thử thách nhà sư bằng câu hỏi khó, nếu nhà sư trả lời được thì mới được ăn điểm tâm.

Kinh Kim Cương viết, “Quá Khứ tâm bất khả đắc, Hiện Tại tâm bất khả đắc, Vị Lai tâm bất khả đắc.” Vậy thầy muốn điểm cái tâm nào đây?

Điểm tâm trên đây còn có nghĩa là điểm vào cái tâm. Việc điểm tâm tưởng xảy ra trong thời gian nhưng trong kinh Kim Cương không có thời nào cả, quá khứ tương lai, hữu hạn vô hạn đồng nhất trong từng satna của đời sống hiện tại. Cái vô ngã, vô thường và cái vĩnh hằng cũng chỉ là một (oneness) trong tâm tánh của người giải thoát. Con người giải thoát giác ngộ là người,
“Bất sinh diệc bất diệt,

Bất thường diệc bất đoạn.

Bất nhất diệc bất nhị,

Bất lai diệc bất xuất.”
Khi hướng vào tâm, tìm thấy tánh, thì không thị phi, phân biệt nhị nguyên: sinh tử, trúng sai, đến đi, không còn cách biệt giữa ta (ngã, self) và tha nhân, quá khứ và vị lai. Không người không vật, không cảnh không ta. Tất cả, chỉ còn một sự đồng nhất tuyệt đối của cái Không (emptiness) tĩnh lặng trong tâm của người giải thoát. Bật giác ngộ sống trong niết bàn vĩnh cửu, quét sạch ý niệm về cái tương đối, chỉ còn chân như tịch tĩnh trên biển cả mênh mông của giải thoát.
Vì nhận thấy, đời là bể khổ, cuộc sống mong manh vô thường, Phật Giáo khuyên con người nên trân trọng thời gian để sống theo chính pháp trong từng satna của đời sống hiện tại. Dạy cho pháp chế ngự nổi lo âu về cái chết, không khao khát một bản thể trường tồn hay chạy theo những ảo ảnh vật chất phù du trên đời. Lúc đó, con người sẽ an tâm trở về với chính mình, kiến tánh, đánh thức Phật tính trong tâm mình để thành Phật giữa cuộc đời. Nhìn từ ngoài vào trong, từ đa dạng tới nhất thể, từ động đến tĩnh, từ tương đối tới tuyệt đối, đó là con đường tư duy của Phật giáo.


Thời Gian Trong Vật Lý Học Hiện Đại


Theo Bách Khoa Toàn Thư (Wikipedia,) “Thời gian là một đại lượng biến thiên và là thành phần của một hệ thống đo lường được dùng để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, để so sánh độ dài của các sự kiện và khoảng cách giữa chúng, để lượng hoá chuyển động của các đối tượng.”

Trong vật lý học cổ điển từ thế kỷ XVI, Galilleo đã coi thời gian như một công cụ để nối kết các chuyển động của các đối tượng nghiên cứu. Tới thế kỷ XVII, Newton đã nghiên cứu về thời gian như một đối tượng tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, trôi đều đặn từ quá khứ đến tương lai. Theo Newton, thời gian tuyệt đối, đích thực, có tính toán học, theo tự tính của nó là đều đặn và không liên quan gì đến bất cứ vật nào. Newton cảm nhận được dòng luân chuyễn, hướng chảy của thời gian về phía tương lai. Đối với Newton, chỉ cần có một chiếc đồng hồ tốt thì dù ở bất kỳ vị trí nào, người ta cũng có thể đo khoảng cách giữa hai sự kiện với lượng thời gian bằng nhau. Nhưng tới đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của Albert Enstein với phát minh khoa học về thuyết tương đối đã đem lại một cái nhìn mới về thời gian. Đó là thời gian gắn liền với không gian (thời gian cuộn vào thời gian.) Thời gian không cố định mà thay đổi cùng sự thay đổi của vận tốc và trọng lực của vật.

Enstein cho rằng, không có một thời gian tuyệt đối, duy nhất. Mỗi người có một độ đo thời gian riêng của mình, phụ thuộc vào vị trí họ đứng, tốc độ chuyển động của họ. Bởi vậy, nếu xảy ra vụ nổ ở một ngôi sao cách trái đất một tỷ năm ánh sáng thì phải tới một tỷ năm sau con người nơi mặt đất mới quan sát thấy vụ nổ ấy. Theo lý thuyết tương đối của Enstein, ở tốc độ vận động bằng tốc độ của ánh sáng thì thời gian trôi chậm đi.
Như chuyện Lưu Nguyễn lạc thiên thai lúc trở về thì đả mất 80 năm của cuộc đời, chỉ gặp lại cháu chắc của mình. Một con tàu vũ trụ phóng vào không gian với vận tốc bằng 87% vận tốc ánh sáng thì thời gian sẽ chậm đi bằng 1/2 so với thời gian trên trái đất. Và nếu nó vận động với vận tốc 99% vận tốc ánh sáng thì thời gian trôi chậm đi 224 lần. Điều này cũng tương tự như quan niệm của Phật giáo về thời gian khác nhau trong các cảnh giới khác nhau (different dimensions.)


Trong lý thuyết tương đối, vấn đề thời gian còn được xem xét dưới góc độ tâm lý. Theo Enstein, ở góc độ tâm lý chủ quan, mọi cái trong thế giới đều “hư nguỵ,” vật chất hư nguỵ, không gian hư nguỵ, thời gian tưởng chừng tuyệt đối cũng hư nguỵ mà thôi. Sự trôi chảy của thời gian chỉ là một ảo tưởng của tâm thức. Thuyết tương đối được Enstein giải thích khá hóm hỉnh bằng hình ảnh bếp lò nóng và cô gái đẹp. Khi người đàn ông gần một cô gái đẹp thì thời gian một giờ tưởng chừng như chỉ là một phút. Trái lại, khi anh ta buộc phải ngồi trên một cái bếp lò quá nóng thì thời gian một phút tưởng như một giờ. Đó là tâm lý tương đối của thời gian.

Sau khi phát minh ra thuyết tương đối đặc biệt (Special Relativity, 1905) cho tới năm 1916, Enstein tiếp tục phát triển thuyết tương đối tổng quát (General Relativity,) trong đó có ông ta tiên đoán về sự tồn tại của các lỗ đen (black hole) trong vũ trụ. Không gian và thời gian như một tấm lưới nhện (webspace) có thể co giãn và rách được. Chỗ rách của tấm lưới không thời gian chính là lỗ đen (black hole.) Khi các galaxies (thiên thể) co dùn lại thì sức hút của nó tăng lên, không gian thời gian quanh nó cũng tăng độ cong. Tới một thời điểm nhất định, không gian thời gian quanh thiên thể đó cong tới mức ánh sáng của thiên thể cũng không thoát ra nổi black hole; lúc đó thời gian ngưng đọng, không còn trôi chảy. Năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) đã tạo ra được 9 hạt phản nguyên tử (phản vật chất, god particles) - một dạng vật chất đặc biệt có khả năng hút nguyên tử vào nó. Đây là một trong những cơ sở để khẳng định về sự tồn tại thực tế của lỗ đen trong vũ trụ. Gần đây, các nhà thiên văn học quan sát trên bầu trời thấy cả triệu “hành tinh (galaxies,)” quay quanh một đối tượng vô hình. Đối tượng ấy có thể là một lỗ đen trong vũ trụ. Giữa thế kỷ XX, Stephen Hawking tiếp tục phát triển tư tưởng về lỗ đen trong vũ trụ bằng giả thuyết: khi vật chất bị rơi vào lỗ đen, thời gian ngừng lại, sự vật bất động trong trạng thái tiềm sinh.
Khoảng cách bao la trong không gian vũ trụ xa hàng tỷ năm ánh sáng cũng như huyễn, không có thật. Hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) đả chứng minh thật rõ ràng: số lượng, thời gian , không gian đều không có thật. Một photon có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau trong không gian vũ trụ, không gian đó chỉ là do tâm thức tưởng tượng ra chứ không có thật, bởi vì thí nghiệm tại Thụy Sĩ đã cho thấy hai vị trí cách nhau 18km nhưng khi photon ở vị trí này bị tác động thì lập tức photon ở vị trí kia bị tác động y hệt, không mất chút thời gian nào, chẳng lẽ tín hiệu có thể truyền đi nhanh hơn ánh sáng gấp hàng triệu lần? Einstein đả rất bối rối trước hiện tượng này và không có lời giải đáp, ông gọi đó là tác động ma quái từ xa (Spooky action at a distance). Thật ra, câu trả lời đã có sẵn trong Kinh Phật từ lâu rồi: Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức (không gian vũ trụ không có thật, vạn vật cũng không có thật, chỉ là do tâm thức biến hiện mà thôi.) Đối với Phật, Bồ Tát, không bị hạn chế bởi tốc độ, chỉ một niệm là đến thì khoảng cách không gian vũ trụ mênh mông kia là không tồn tại. Vì vậy Phật còn có danh hiệu là Như Lai nghĩa là không đi không đến, vì Phật hiện diện khắp không gian, khắp thời gian.
Con người nỗ lực tìm kiếm những sự kiện lạ để chứng minh cho giả thuyết này. Phải chăng vật chất đã tình cờ bị hút vào lỗ hổng đó để tồn tại trong trạng thái tiềm sinh (somachi) của thời gian tĩnh lặng? Và khi nào “lỗ hổng thời gian” mở ra, vật chất đó lại xuất hiện với hình hài y như khi nó bị hút vào (no information lost?) Tới đây, trạng thái Niết Bàn trong Phật giáo - sự tĩnh lặng, ngưng đọng vĩnh cửu của thời gian trong tâm người giải thoát có điểm gặp gỡ với sự tĩnh lặng vô cùng của “lỗ hổng thời gian,” và sự ngưng đọng của vật chất trong lỗ hổng đó. Tuy nhiên, Phật giáo nói tới Niết Bàn trong tâm thức con người theo nghĩa Chân Đế, còn vật lý học hiện đại bàn tới “lỗ hổng thời gian” tồn tại khách quan trong thế giới vật chất (Tục Đế.) Khoa học biết như vậy mà chưa thực nghiệm được, trong khi đó Phật Giáo đả đưa được tâm thức tới điễm không thời gian lẫn không không gian đó từ lâu.
Qua sự phân tích trên, Phật giáo và vật lý học hiện đại có những điểm tương đồng sâu sắc trong quan niệm về thời gian. Điều đó khiến Enstein có cảm tình đặc biệt với Phật giáo. Ông đã từng phát biểu trong một cuộc hội thảo về tôn giáo với khoa học tại New York, “Nếu trên thế giới có một tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo ấy phải là Phật giáo. Phật giáo không cần phải xét lại những quan điểm của mình theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.” Có thể thấy một số điểm tương đồng trong quan niệm về thời gian giữa Phật giáo và vật lý học hiện đại, đó là:

1. Bằng cái nhìn tĩnh và động, Phật Giáo và Vật Lý Học hiện đại (Modern Physics) đều thấy sự tương quan giữa không gian và thời gian trong một tấm lưới vũ trụ hoàn hảo.

2. Cả hai đều thừa nhận tính vô cực (vô thuỷ vô chung) của thời gian trong sự vô thường của thế giới.
3. Cả hai đều thừa nhận tính tương đối và tuyệt đối của thời gian và không gian.

4. Cả hai điều nhận biết cái nhất thể thuyệt đối (singularity.)

5. Cả hai đều biết tánh Không của lượng tử (quantum,) 99.9999999999999999% empty.

6. Cả hai đều đồng ý nếu quan sát, đo lường thì hạt (quantum) là có, mà khi không quan sát thì nó trở thành không có (wave.) Như lý vô tướng trong Phật Giáo, sắc tất thị không, không tất thị sắc.

Tuy nhiên, quan niệm về thời gian của Phật giáo không đồng nhất hoàn toàn với những kiến giải khoa học về thời gian của vật lý học hiện đại. Những dị biệt tương đối trong hai quan niệm là:

1. Vật lý học hiện đại xây dựng khái niệm thời gian bằng thực nghiệm lý thuyết trên đường thẳng (linear,) còn Phật giáo lại dựa vào sự mách bảo của trực giác kinh nghiệm.

2. Phật giáo (đặc biệt là Thiền Đại Thừa) hướng nội để tìm thời gian tương đối và sự ngưng đọng vĩnh hằng tuyệt đối của thời gian trong tâm thức con người; vật lý học hiện đại hướng ngoại để tìm thời gian tương đối trong thế giới vật chất, và thời gian tuyệt đối trong lỗ đen vũ trụ (worm holes, black holes.)

Nhờ tìm hiểu, so sánh quan niệm về thời gian trong Phật giáo và vật lý học hiện đại giúp chúng ta thấy được Phật Giáo đả đi trước khoa học từ hơn 2,500 năm. Sự gặp gỡ giữa Phật Giáo và Khoa Học trong vấn đề thời gian và không gian, là điễm tương quan văn hoá giữa Đông và Tây. Mà vì Phật Giáo và Khoa Học bổ thúc cho nhau (complement each other,) cho nên nó có thể cùng nhau xây dựng một nền văn hoá minh triết cho nhân loại.
Tóm lại, trên hình thức, Khoa Học và Phật-Giáo tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng căn bản và đối tượng thì vẫn khác nhau. Kiến thức khoa học là ngoại vi (về thế giới bên ngoài,) đặc biệt là thế giới vật chất hiện hữu, cho nên bị ràng buộc trong không gian và thời gian.  Trong khoa học, cho tới bây giờ, chân lý (the absolute truth is undefined target) không bao giờ đạt được, vì khoa học luôn luôn thay đổi để phù hợp với những hiểu biết và khám phá mới của con người. Khoa Học chỉ có thể cung cấp cho con người những dữ kiện tương đối vì những gì chúng sinh biết về vũ trụ rất giới hạn.  Trái lại, trong Phật Giáo, chân lý đã được thể hiện và có tính cách tuyệt đối, bởi vì Phật Giáo chú trọng đến cái "kiến" bên trong do thực chứng.  Phật Giáo vượt thẳng tới chân lý tuyệt đối (chơn như) chứ không cần qua ngả các phát minh tương đối của khoa học. Do đó, nhiều khoa học gia đã đồng ý rằng: Phật Giáo bắt đầu nơi khoa học tận cùng (Buddhism begins where science ends.)  Mục đích của khoa học là cung cấp cho chúng ta những tiện nghi thoải mái vật chất và trí thức, nhưng không phải là chân lý của tuệ giác vì bản chất tương đối tự tại của khoa học.  Chỉ khi nào con người tiếp xúc được với tuyệt đối và sống trong chân lý, khi đó con người mới có thể có được chân hạnh phúc, vượt ra ngoài mọi đối đãi nhị nguyên, qua tới bờ niết bàn tịnh tĩnh.  Hay nói một cách khác, khoa học không chứng minh được Phật giáo nhưng mà ngược, Phật Giáo làm sáng tỏ Khoa Học.

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ txt
Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ pdf
Phật Giáo và Vũ Trụ Quan tác giả Lê Huy Trứ doc


https://drive.google.com/file/d/1nzSpnqV8iA8EKynrPZuVLMxDPoiY9L75/view

Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh

PhanblogsThương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh 

Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh

Người khổ có độc tố rất nhiều trong lòng và không thể nào tránh khỏi cái chuyện làm vung vãi những độc tố ấy lên những người xung quanh. Và dầu người ấy có làm những điều dữ dằn và sai quấy hay là nói những điều rất thất đức thì mục đích của người ấy cũng chỉ là tìm cách làm cho mình bớt khổ. Người ấy không biết thực tập như ta. Khi khổ quá người ấy chỉ nói vung ra hay làm vung ra để tiết hận, hy vọng cho bớt khổ. Làm như thế người ấy chỉ làm cho bản thân và những người chung quanh khổ thêm

Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh txt
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh doc
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh pdf