Search

31.5.23

CLV -GIÁ TRỊ VÒNG ĐỜI KHÁCH HÀNG (NGÀNH F&B)

CLV -GIÁ TRỊ VÒNG ĐỜI KHÁCH HÀNG (NGÀNH F&B)

CLV -GIÁ TRỊ VÒNG ĐỜI KHÁCH HÀNG (NGÀNH F&B)CLV -GIÁ TRỊ VÒNG ĐỜI KHÁCH HÀNG (NGÀNH F&B) Thể hiện tổng số tiền kỳ vọng một khách hàng chi trả trong suốt khoảng thời gian xác định mà họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đừng bán hàng nữa …hãy “mua khách hàng”. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn 1 tư duy mới, và nó sẽ khiến cho công việc kinh doanh của bạn thay đổi mãi mãi …(theo chiều hướng đi lên… lên nữa… lên mãi…) Phần lớn khi được hỏi: Làm thế nào để công việc kinh doanh của bạn tốt hơn?  Câu trả lời sẽ là: Ah, tôi nghĩ mình phải bán được thật nhiều hàng…tôi phải cố bán hàng, cố bán hàng … Câu trả lời này đúng… nhưng không phải là con đường để giúp bạn kinh doanh tốt hơn  Ngay bây giờ, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy, con đường mà bạn cần đi để việc bán hàng sẽ XẢY RA 1 CÁCH TỰ NHIÊN, và công việc kinh doanh của bạn cứ thế tốt dần lên Đó chính là: Hãy tập trung vào THU MUA THẬT NHIỀU KHÁCH HÀNG MƠ ƯỚC Cùng làm rõ hơn nào … Mục tiêu của bạn là doanh thu, và có khách hàng thì bạn sẽ có doanh thu. Có càng nhiều khách hàng thì bạn có càng nhiều doanh thu Và có 1 điều vô cùng quan trọng mà bạn cần biết đó là mỗi khách hàng đều có giá trị trọn đời(CLV) khác nhau. Có những khách hàng của bạn trị giá hàng trăm triệu (bởi họ là những khách trung thành, thường mua hàng với tần suất và đơn hàng giá trị cao) Cũng có những khách hàng chỉ có giá trị vài chục ngàn (bởi họ là những khách vãng lai chỉ ghé 1 lần và không có dịp quay lại) Tôi muốn hỏi bạn câu hỏi sau:  Bạn bỏ ra 1 triệu để đem về 1 khách hàng với giá trị khai thác là 300 ngàn, thì bạn có làm không? (Câu trả lời của bạn là:…) Vậy một khách hàng trung thành có giá trị trọn đời là 10 triệu, thì bạn có sẵn sàng bỏ ra 1 triệu để có được khách hàng đó không?  (Câu trả lời của bạn là:…) Và đây là những việc bạn cần làm: BƯỚC 1:  Xác định khách hàng mơ ước của mình là ai ? Giá trị trọn đời dự đoán của mỗi khách hàng này là bao nhiêu?  Ví dụ: Bạn có 1 nhà hàng nhỏ chuyên món Âu  Khách hàng mơ ước của bạn có thể là những nữ nhân viên văn phòng, 26 tuổi, thu nhập 1 tháng 15-20 triệu, mới kết hôn và chưa có con, tính cách hiện đại, thích ăn các món âu, thích đến các địa điểm check-in sang chảnh…vv (Càng rõ ràng, chi tiết càng tốt) Giá trị trọn đời dự đoán của khách hàng mơ ước này là:  Dựa theo công thức tính: CLV = (A x B) x C) x D  A: Số lần mua hàng trung bình mỗi tháng  B: Giá trị trung bình đơn hàng  C: Tuổi thọ khách hàng (số tháng tính từ khi họ trở thành khách hàng tới lúc họ rời bỏ thương hiệu hoàn toàn)  D: Tỉ suất lợi nhuận Ví dụ: Mỗi tháng khách hàng này mua hàng 2 lần, trung bình giao dịch là 300K, tuổi thọ là 36 tháng, tỉ suất lợi nhuận của bạn là 0,3 thì sẽ tính ra  CLV = (2 x 300.000) x 36) x 0,3 = 6.480.000 vnđ  Khi đã làm xong bước 1 rồi thì bạn đã xác định rõ ràng chân dung khách hàng mơ ước của mình, giá trị trọn đời dự đoán của mỗi khách hàng đó. Và bạn cũng xác định được mình sẽ sẵn sàng đầu tư bao nhiêu tiền để đổi về 1 khách hàng như vậy (Chắc chắn là sẽ thấp hơn 6.480.000vnđ) BƯỚC 2:  Xác định xem những khách hàng này ở đâu và sẵn sàng TRẢ GIÁ tốt nhất để có được họ  Khi đã xây dựng được chân dung khách hàng mơ ước thật rõ ràng rồi thì việc bạn xác định họ ở đâu, làm thế nào để tiếp cận sẽ đơn giản hơn rất nhiều  Và khi đã tiếp cận được rồi, bạn cũng biết rằng mình sẵn sàng chi bao nhiêu để có được 1 khách hàng thế này thì việc tung ra những lời mời, ưu đãi hấp dẫn, món quà bất ngờ… để có được khách hàng này là điều mà bạn chắc chắn sẽ làm 1 cách rất hào phóng, nhẹ nhàng.  Bởi bạn đã có sự tính toán kĩ càng cho hoạt động “thu mua khách hàng” này rồi. Bạn biết rằng… đây là 1 phi vụ đầu tư với khả năng sinh lời rất cao  BƯỚC 3:  Chăm sóc, nuôi dưỡng để thu về giá trị trọn đời của những khách hàng này Giống như việc bạn đầu tư tiền mua 1 cái cây về trồng, bạn biết rằng cây này sẽ cho bạn thu hoạch đều đặn trong khoảng 3 năm tới, từ đó mang về khoản lợi nhuận mà bạn đã tính toán trước đó Thì với 1 khách hàng mơ ước mà bạn “mua” về cũng thế.  Bạn cần nuôi dưỡng, chăm sóc đúng cách để khai thác được giá trị trọn đời của khách hàng đó và thu được bằng, thậm chí lớn hơn rất nhiều lần giá trị trọn đời dự đoán ban đầu Chúc bạn sẽ ứng dụng hiệu quả những điều mà tôi chia sẻ ở đây vào cho công việc kinh doanh của mình.  Nguồn: Phạm Trung Kiên Founder 3M Ghi chú: 2+ 124+ 139

Thể hiện tổng số tiền kỳ vọng một khách hàng chi trả trong suốt khoảng thời gian xác định mà họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Đừng bán hàng nữa …hãy “mua khách hàng”. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn 1 tư duy mới, và nó sẽ khiến cho công việc kinh doanh của bạn thay đổi mãi mãi …(theo chiều hướng đi lên… lên nữa… lên mãi…)
Phần lớn khi được hỏi: Làm thế nào để công việc kinh doanh của bạn tốt hơn? 
Câu trả lời sẽ là: Ah, tôi nghĩ mình phải bán được thật nhiều hàng…tôi phải cố bán hàng, cố bán hàng …
Câu trả lời này đúng… nhưng không phải là con đường để giúp bạn kinh doanh tốt hơn 
Ngay bây giờ, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy, con đường mà bạn cần đi để việc bán hàng sẽ XẢY RA 1 CÁCH TỰ NHIÊN, và công việc kinh doanh của bạn cứ thế tốt dần lên Đó chính là: Hãy tập trung vào THU MUA THẬT NHIỀU KHÁCH HÀNG MƠ ƯỚC
Cùng làm rõ hơn nào …
Mục tiêu của bạn là doanh thu, và có khách hàng thì bạn sẽ có doanh thu. Có càng nhiều khách hàng thì bạn có càng nhiều doanh thu Và có 1 điều vô cùng quan trọng mà bạn cần biết đó là mỗi khách hàng đều có giá trị trọn đời(CLV) khác nhau. Có những khách hàng của bạn trị giá hàng trăm triệu (bởi họ là những khách trung thành, thường mua hàng với tần suất và đơn hàng giá trị cao) Cũng có những khách hàng chỉ có giá trị vài chục ngàn (bởi họ là những khách vãng lai chỉ ghé 1 lần và không có dịp quay lại)
Tôi muốn hỏi bạn câu hỏi sau: 
Bạn bỏ ra 1 triệu để đem về 1 khách hàng với giá trị khai thác là 300 ngàn, thì bạn có làm không?
(Câu trả lời của bạn là:…)
Vậy một khách hàng trung thành có giá trị trọn đời là 10 triệu, thì bạn có sẵn sàng bỏ ra 1 triệu để có được khách hàng đó không? 
(Câu trả lời của bạn là:…)
Và đây là những việc bạn cần làm:

BƯỚC 1: 


Xác định khách hàng mơ ước của mình là ai ? Giá trị trọn đời dự đoán của mỗi khách hàng này là bao nhiêu? 
Ví dụ: Bạn có 1 nhà hàng nhỏ chuyên món Âu 
Khách hàng mơ ước của bạn có thể là những nữ nhân viên văn phòng, 26 tuổi, thu nhập 1 tháng 15-20 triệu, mới kết hôn và chưa có con, tính cách hiện đại, thích ăn các món âu, thích đến các địa điểm check-in sang chảnh…vv (Càng rõ ràng, chi tiết càng tốt)
Giá trị trọn đời dự đoán của khách hàng mơ ước này là: 
Dựa theo công thức tính: CLV = (A x B) x C) x D
A: Số lần mua hàng trung bình mỗi tháng
B: Giá trị trung bình đơn hàng
C: Tuổi thọ khách hàng (số tháng tính từ khi họ trở thành khách hàng tới lúc họ rời bỏ thương hiệu hoàn toàn)
D: Tỉ suất lợi nhuận
Ví dụ: Mỗi tháng khách hàng này mua hàng 2 lần, trung bình giao dịch là 300K, tuổi thọ là 36 tháng, tỉ suất lợi nhuận của bạn là 0,3 thì sẽ tính ra 
CLV = (2 x 300.000) x 36) x 0,3 = 6.480.000 vnđ 
Khi đã làm xong bước 1 rồi thì bạn đã xác định rõ ràng chân dung khách hàng mơ ước của mình, giá trị trọn đời dự đoán của mỗi khách hàng đó. Và bạn cũng xác định được mình sẽ sẵn sàng đầu tư bao nhiêu tiền để đổi về 1 khách hàng như vậy (Chắc chắn là sẽ thấp hơn 6.480.000vnđ)

BƯỚC 2: 


Xác định xem những khách hàng này ở đâu và sẵn sàng TRẢ GIÁ tốt nhất để có được họ 
Khi đã xây dựng được chân dung khách hàng mơ ước thật rõ ràng rồi thì việc bạn xác định họ ở đâu, làm thế nào để tiếp cận sẽ đơn giản hơn rất nhiều 
Và khi đã tiếp cận được rồi, bạn cũng biết rằng mình sẵn sàng chi bao nhiêu để có được 1 khách hàng thế này thì việc tung ra những lời mời, ưu đãi hấp dẫn, món quà bất ngờ… để có được khách hàng này là điều mà bạn chắc chắn sẽ làm 1 cách rất hào phóng, nhẹ nhàng. 
Bởi bạn đã có sự tính toán kĩ càng cho hoạt động “thu mua khách hàng” này rồi. Bạn biết rằng… đây là 1 phi vụ đầu tư với khả năng sinh lời rất cao 

BƯỚC 3: 


Chăm sóc, nuôi dưỡng để thu về giá trị trọn đời của những khách hàng này Giống như việc bạn đầu tư tiền mua 1 cái cây về trồng, bạn biết rằng cây này sẽ cho bạn thu hoạch đều đặn trong khoảng 3 năm tới, từ đó mang về khoản lợi nhuận mà bạn đã tính toán trước đó Thì với 1 khách hàng mơ ước mà bạn “mua” về cũng thế. 
Bạn cần nuôi dưỡng, chăm sóc đúng cách để khai thác được giá trị trọn đời của khách hàng đó và thu được bằng, thậm chí lớn hơn rất nhiều lần giá trị trọn đời dự đoán ban đầu Chúc bạn sẽ ứng dụng hiệu quả những điều mà tôi chia sẻ ở đây vào cho công việc kinh doanh của mình. 


Nguồn: Phạm Trung Kiên Founder 3M 


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

29.5.23

Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 2

Sự nhiệt tình đón nhận của độc giả với cuốn sách Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng tập I đã khích lệ chúng tôi cho ra mắt tập II.

Table of Contents TOÀN TẬP CÁC BÀI GIẢNG KINH TẠNG Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 2

LỜI NÓI ĐẦU 4
Bài giảng ngày 6-8-2014 CHƯƠNG 2. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ 5
Bài giảng ngày 7-8-2014 MĀGHA (Māghasutta) 19
Bài giảng ngày 9-8-2014 PAÑCĀLACANDA (Pañcālacaṇḍasutta) 33
Bài giảng ngày 12-8-2014 NHẬT THIÊN TỬ (Suriya) 46
Bài giảng ngày 14-8-2014 VENDU (Veṇḍusutta) 60
Bài giảng ngày 16-8-2014 KAKUDHA (Kakudhasutta) 79
Bài giảng ngày 19-8-2014 SERI (Serīsutta) 90
Bài giảng ngày 21-8-2014 CÁC NGOẠI ĐẠO SƯ (Nānātitthiyasāvakasutta) 110
Bài giảng ngày 23-8-2014 TỰ BẢO HỘ (Attarakkhitasutta) 124
Bài giảng ngày 26-8-2014 II. PHẨM THỨ HAI 141
Bài giảng ngày 28-8-2014 CHIẾN TRANH (Paṭhamasaṅgāmasutta) 151
Bài giảng ngày 2-9-2014 PHẨM THỨ BA 166
Bài giảng ngày 4-9-2014 CHƯƠNG 4. TƯƠNG ƯNG ÁC MA 183
Bài giảng ngày 6-9-2014 CHƯƠNG 5. TƯƠNG ƯNG TỶ KHEO NI 206
Bài giảng ngày 9-9-2014 CHƯƠNG 6. TƯƠNG ƯNG PHẠM THIÊN 219
Bài giảng ngày 13-9-2014 Sáng hôm nay mình sẽ học trở lại bài kinh bị dang dở hôm trước. 231
Bài giảng ngày 16-9-2014 CHƯƠNG 7. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN 253
Bài giảng ngày 18-9-2014 AHIMSAKA (Ahiṃsakasutta) 263
Bài giảng ngày 20-9-2014 PHẨM CƯ SĨ 278
Bài giảng ngày 23-9-2014 MĀNATTHADA (Mānatthaddhasutta) 297
Bài giảng ngày 25-9-2014 NAVAKAMMIKA (Navakammikasutta) 301
Bài giảng ngày 27-9-2014 CHƯƠNG 8. TƯƠNG ƯNG TRƯỞNG LÃO VANGISA 320
Bài giảng ngày 1-10-2014 SĀRIPUTTA (XÁ-LỢI -PHẤT) 340
Bài giảng ngày 2-10-2014 CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG 360
Bài giảng ngày 4-10-2014 NĀGADATTA (Nāgadattasutta) 378
Bài giảng ngày 7-10-2014 CHƯƠNG 10. TƯƠNG ƯNG DẠ XOA 394
Bài giảng ngày 14-10-2014 PUNABBASU (Punabbasusutta) 407
Bài giảng ngày 16-10-2014 ALAVA (Āḷavakasutta) (tt) 425
Bài giảng ngày 18-10-2014 NGỌN CỜ (Dhajaggasutta) 439
Bài giảng ngày 21-10-2014 DHAJAGGAM: NGỌN CỜ ( tt) 455


Vẫn như mọi khi, trước hết chúng tôi xin được nói lời tri ân Sư Giác Nguyên và xin thưa cùng độc giả rằng bản ghi chép này không bao giờ có thể chuyển tải hết những câu từ, ý tứ mà Sư đã giảng và tất nhiên bản ghi chép này cũng không thể thay thế hoàn toàn cho những buổi pháp thoại online trên group Vietheravada (paltalk). Vì vậy, dù rằng có cuốn sách cầm trên tay, vẫn mong quí độc giả đừng quên nghe lại bài pháp thoại của Sư được lưu trữ trên trang web www.vietheravada.net. Chỉ khi nghe lại, quí vị mới có thể cảm nhận được bối cảnh của buổi giảng, thần thái của giảng sư và những tinh hoa Phật pháp mà Sư muốn truyền đạt.

Cảm ơn chị Diệu Nghiêm, em Bảo Hương, Thy Lam đã yểm trợ tinh thần lẫn vật chất và luôn tiếp lửa cho nhiều lúc mỏi mệt trong quá trình ghi chép lê thê nhiều năm tháng này. Cuối cùng, cảm ơn hai con gái Cát Tường và Diệu Tường – động cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho việc ghi chép này – đã đọc bản thảo, góp ý và luôn đồng hành trong mọi thời khắc cần thiết. Cuốn sách này được ra đời trong những ngày tháng rất đỗi bận rộn với sự chào đời của cháu ngoại Khải Như, vì vậy sai sót ắt là khó tránh khỏi, với tinh thần hết sức cầu thị, chúng tôi mong độc giả hoan hỉ góp ý giùm để 4 tập còn lại được hoàn chỉnh hơn.
Nha Trang, tháng 6 năm 2017
Nhị Tường

Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng -Tập 2 TK Giác Nguyên (giảng) Nhị Tường (ghi).docx


Full bộ : https://drive.google.com/drive/u/1/folders/1zTid5PgFfbeatK2DIweEXqoCrR5DHmPC


Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 2




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

NHỮNG BÀI GIẢNG KINH TƯƠNG ƯNG TK GIÁC NGUYÊN (GIẢNG) NHỊ TƯỜNG (GHI)

NHỮNG BÀI GIẢNG KINH TƯƠNG ƯNG TK GIÁC NGUYÊN (GIẢNG) NHỊ TƯỜNG (GHI) 

NHỮNG BÀI GIẢNG KINH TƯƠNG ƯNG TK GIÁC NGUYÊN (GIẢNG) NHỊ TƯỜNG (GHI)
Table of Contents
Thay lời giới thiệu (Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng) 3
Bài giảng ngày 22-5-2014 CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN l. PHẨM CÂY LAU 6
Bài giảng ngày 23-5-2014 GIẢI THOÁT (Vimokkhasutta) 21
Bài giảng ngày 24-5-2014 ĐƯA ĐẾN ĐOẠN TẬN (Upanīyasutta) 34
Bài giảng ngày 25-5-2014 BAO NHIÊU PHẢI CẮT ĐOẠN (Katichindasutta) 45
Bài giảng ngày 26-5-2014 TỈNH GIÁC 61
Bài giảng ngày 27-5-2014 KHÔNG LIỄU TRI 67
Bài giảng ngày 28-5-2014 II. PHẨM VƯỜN HOAN HỶ VƯỜN HOAN HỶ (Nandanasutta) 85
Bài giảng ngày 29-5-2014 KHÔNG AI BẰNG CON (Natthiputtasamasutta) 99
Bài giảng ngày 1-6-2014 AM TRANH 126
Bài giảng ngày 3-6-2014 XÚC CHẠM (Phusatisutta) 145
Bài giảng ngày 4-6-2014 CHẾ NGỰ TÂM 159
Bài giảng ngày 5-6-2014 NƯỚC CHẢY Sarasuttaṃ 171
Bài giảng ngày 7-6-2014 IV. PHẨM QUẦN TIÊN CON SƠN DƯƠNG 185
Bài giảng ngày 8-6-2014 XAN THAM 198
Bài giảng ngày 23-6-2014 CHÚNG KHÔNG PHẢI (Nasantisutta) 209
Bài giảng ngày 9-7-2014 8. MIẾNG ĐÁ VỤN. (8. Sakalikasutta) 220
Bài giảng ngày 10-7-2014 V. PHẨM THIÊU CHÁY THIÊU CHÁY 231
Bài giảng ngày 11-7-2014 BẬC HOÀN TOÀN Anomasutta 252
Bài giảng ngày 12-7-2014 TRỒNG RỪNG ((Vanaropasutta) 268
Bài giảng ngày 13-7-2014 XAN THAM (Maccharisutta) 280
Bài giảng ngày 14-7-2014 KHÔNG GIÀ 293
Bài giảng ngày 17-7-2014 PHI ĐẠO 305
Bài giảng ngày 19-7-2014 VII. PHẨM THẮNG DANH Nāmasutta 318
Bài giảng ngày 22-7-2014 TRIỀN PHƯỢC Bandhanasutta 330
Bài giảng ngày 26-7-2014 CỖ XE (tt) Rathasutta 348
Bài giảng ngày 29-7-2014 KHỦNG BỐ Bhītāsutta 364
Bài giảng ngày 31-7-2014 TÔN CHỦ Issariyasutta 375
Bài giảng ngày 02-8-2014 LƯƠNG THỰC 9. Pātheyyasutta 388


Thay lời giới thiệu (Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng)


Cuốn sách này ghi lại toàn bộ nội dung thuyết giảng bản Tương Ưng Bộ Kinh tại lớp Vietheravada (hệ thống paltalk); giải thích từng bài trong kinh theo bản Pāḷi bằng cách chú thích chữ khó và giảng nghĩa dựa trên Sớ Giải Pāḷi (Aṭṭhakathā)
Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org. Tất nhiên là mọi sự đều vô thường nên những địa chỉ này một ngày nào đó có thể không còn hợp lệ.

Tôi chỉ là một thính giả tình cờ, bỗng một ngày nghe được những bài giảng của sư Giác Nguyên. Những đoản văn cô đọng, cổ ngữ khó hiểu bí ẩn, nằm im ỉm trong bộ kinh dày, bỗng như trở mình thành một thước phim 3D hiện rõ ra trước mắt với khung cảnh Đức Phật thuyết pháp cho thính chúng trong từng đối tượng, từng thời điểm, từng bối cảnh, qua lời giảng nói của sư Giác Nguyên. Người nghe sẽ cảm nhận rõ ràng, đây thật sự là giáo pháp của Như Lai, một giáo pháp vượt ngoài thời gian, thiết thực trong đời sống hiện tại, dẫn ta đến trạng thái an lạc giữa kiếp nhân sinh đầy phiền não này. Không muốn pháp bảo này mãi mãi nằm trong nghĩa địa của Google dưới dạng âm thanh khó khăn cho người tìm kiếm, nên bèn chép lại những bài giảng này, mong lưu lại chút gì hữu ích cho nhân gian, để kỷ niệm một lần góp mặt trầm luân trong cuộc.

Cuốn sách Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng này không khó đọc dù có rất nhiều khái niệm, thuật ngữ khó hiểu. Với kiến thức Phật pháp uyên thâm, vốn dụng ngữ phong phú và cách giảng dạy liên hệ gần gũi với đời thường, sư Giác Nguyên giống như một người dẫn chuyện đưa chúng ta đi vào thế giới của Phật pháp một cách dễ dàng, người lớn nghe những huyền thoại trong bài giảng cũng thích thú giống như những đứa trẻ nghe người bà người mẹ kể chuyện cổ tích, người sơ cơ sẽ dần dần nâng cao tầm hiểu biết về Phật học, hoặc ít ra cũng có một khái niệm cơ bản để tự mình tìm tòi học thêm, và nơi đây cũng là một thư viện cho các bậc thức giả mở rộng thêm tầm hiểu biết về những triết lý sâu sắc nằm sâu trong bản kinh. Cuốn sách này phù hợp với mọi đối tượng miễn là thích đọc sách và làm việc với chữ nghĩa. Người đọc cuốn sách này sẽ không ít lần nhìn lại và tự vấn mình đã rốt ráo trong việc học cho đúng sách và tu cho đúng cách hay vẫn còn dễ duôi và phí hoài những năm tháng được mang thân làm người.

Vì là ghi lại từ văn nói sang văn viết nên chắc chắn không thể nào trọn vẹn, mà trên đời này liệu có gì tuyệt đối, mong độc giả lượng thứ.

Xin đảnh lễ và tri ân Sư Giác Nguyên, dù với biết bao nhiêu chướng duyên trong cuộc sống như bệnh duyên, thay đổi trú xứ, thời tiết ấm lạnh, khó khăn vật thực, v.v... nhưng Sư vẫn ròng rã miệt mài duy trì lớp học online suốt ba năm để những bài giảng được có mặt trên khắp thế giới này. Xin cảm ơn các anh chị Diệu Nghiêm, Ais Lynn, N Mai Trần, Thy Lam, Tín Hạnh, Alain Bảo, Chân Đức, Hữu Phúc, Vijjā Thiên Nhân, Ryan Nong và những admin khác của lớp học, đã đồng hành ngày đêm bất kể sự trở ngại vì các múi giờ sớm khuya khác nhau để thâu âm và lưu giữ nhật ký buổi giảng; cảm ơn sự góp mặt của những học viên thường xuyên giúp cho lớp học luôn được ấm áp và cuối cùng rất cảm ơn người bạn đạo Bảo Hương đã đọc bản thảo, yểm trợ tinh thần lẫn vật chất để những cuốn ghi chép này được ra đời. 


Nha Trang, ngày 11 tháng 11 năm 2015
Người ghi chép
Nhị Tường 

Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng TK Giác Nguyên (giảng) Nhị Tường (ghi)


https://drive.google.com/drive/folders/1zTid5PgFfbeatK2DIweEXqoCrR5DHmPC?usp=sharing


Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng -Tập 1 TK Giác Nguyên (giảng) Nhị Tường (ghi).docx


https://docs.google.com/document/d/1ZtXA6Csqw-PMqMfqILYwHrGxMLzZfPJ4/edit?usp=sharing&ouid=104167641700529659665&rtpof=true&sd=true






Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

28.5.23

CHU DU VÀO TÂM TRÍ KHÁCH HÀNG TÁC GIẢ: HARRY DEXTER KITSON

CHU DU VÀO TÂM TRÍ KHÁCH HÀNG TÁC GIẢ: HARRY DEXTER KITSON


Quyển sách này được viết dành cho những người đang làm công việc bán hàng, quảng cáo, thương mại – nói rộng ra là cho tất cả những ai đang làm những công việc ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người mua. 
Sách sẽ không nói về các kĩ thuật bán hàng; bởi mỗi loại hàng hóa có kĩ thuật bán hàng riêng. Thay vào đó, sách chủ yếu nói về các nguyên lí. 
Tác giả nhận ra rằng, có những yếu tố chung trong mọi trường hợp bán hàng quan sát được. Những yếu tố này thường liên quan đến những gì xảy ra trong tâm trí khách hàng. Cho dù khách hàng bị tác động bởi lời nói, chữ viết hay hình ảnh, thì tâm trí vẫn sẽ luôn trải qua những pha thống nhất hướng đến hành vi mua hàng. Tác giả viết quyển sách này chính là để bàn luận rõ hơn về những pha xuất hiện trong quá trình ra quyết định mua của khách hàng.
Để nắm được vấn đề này, chắc chắn chúng ta phải trả lời được những câu hỏi nền tảng về tâm lí. Theo các tài liệu tâm lí học, quá trình ra quyết định sẽ trải qua các pha: Chú ý, Hứng thú, Ham muốn, và Tin tưởng thực hiện hành vi . Đây cũng là quy trình mà tác giả sử dụng, tuy nhiên tác giả đã cải biến một số từ ngữ chuyên ngành tâm lí thành các từ ngữ thông dụng để dễ đọc và dễ hiểu hơn cho các độc giả có chuyên môn kinh doanh.
CHU DU VÀO TÂM TRÍ KHÁCH HÀNG TÁC GIẢ: HARRY DEXTER KITSON



Ghi chú: 6+ 125 + 140



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

25.5.23

VẤN ĐỀ LẠI LÀ CHÚNG TA VẪN KHÔNG BIẾT VẤN ĐỀ NẰM Ở ĐÂU

VẤN ĐỀ LẠI LÀ CHÚNG TA VẪN KHÔNG BIẾT VẤN ĐỀ NẰM Ở ĐÂU

VẤN ĐỀ LẠI LÀ CHÚNG TA VẪN KHÔNG BIẾT VẤN ĐỀ NẰM Ở ĐÂUVẤN ĐỀ LẠI LÀ CHÚNG TA VẪN KHÔNG BIẾT VẤN ĐỀ NẰM Ở ĐÂU
...
Như vậy muốn ly dục mình phải hiểu thích là cái gì trước đã. À! Thì ra do tiền nghiệp nên cái thích của mình không giống nhau. 
Có loài nó thích ăn thịt sống máu tươi, có loài nó thích ăn rau trái củ quả, có loài thích ăn chiên xào nấu nướng, có loài nó thích ăn côn trùng. Đó là trong thế giới sinh vật nói chung. Còn trong thế giới loài người thì giới tính, trình độ văn hóa, sắc tộc, đất nước, xứ sở, nền tảng văn hóa, xã hội, học thức, tất cả những chi tiết đó nó cộng lại làm thành cái nền tảng chung để cho ta thích và ghét không giống nhau. Từ chỗ có được cái mình thích và phải chịu cái mình ghét dẫn đến đau khổ và hạnh phúc cũng không giống nhau.
Muốn ly dục phải hiểu như vậy đó thì mới thấy chán. Cũng hình hài đó mà có lúc thích lúc không, cũng nơi chốn đó mà có lúc thích lúc không, cũng món đồ đó mà mình lúc thích lúc không, cũng khí hậu thời tiết đó mà mình có lúc thích lúc không. Như vậy mình thấy rõ ràng những cái mình thích không phải là hằng số bất biến, những giá trị vĩnh hằng mà nó là cái gì đó rất là tương đối, rất là tạm bợ, rất là bất toàn, bất trắc.
Đạt tới cái tiếp theo đó là ly dục cao hơn là ly dục bằng thiền định. Học giáo lý xong chưa đủ, phải nghiền ngẫm thấm thía, rồi phải biết bỏ đi những gì không cần thiết để hướng tới chuyện khác cao hơn đó là thích đời sống thiền định tức là trình độ ly dục bậc 2. Khi Chư Phật không có ra đời thì chúng sanh giỏi nhất trong tam giới này là họ chỉ đạt được trình độ ly dục bậc 2 thôi. Đó là giỏi nhất, chứ không thể ly dục bằng trình độ bậc 3 được. Ly dục bằng tuệ quán chỉ có Chư Phật thôi. 
Khi các Ngài ra đời các Ngài dạy cho người ta. Chư Phật độc giác tự mình làm được chuyện đó nhưng không có dạy cho ai được, chỉ có chánh đẳng giác tự mình có thể làm được và dạy cho người khác. Cho nên khi mà Chư Phật không có ra đời thì chúng sanh giỏi nhất chỉ có khả năng ly dục bằng thiền định thôi. Mà đó là một số rất là ít, một phần tỷ hoặc là một phần nhiều tỷ tức là hàng tỷ chúng sanh mới có một chúng sanh đắc thiền.
Cho nên đa phần nghiệp dắt vào đâu thì vùi đầu đam mê trong đó. Đây là câu mà quí vị phải thuộc lòng ngoại trừ những bậc biết vượt thoát khỏi lối mòn tâm thức. 
Đa phần chúng sanh là nghiệp dẫn vào đâu thì gục mặt cắm đầu ở trong đó để mà đam mê. 
Mình làm con người thì mình có những đam mê chết bỏ của con người. Mình nhìn thấy những loài côn trùng chuột bọ rắn rít chui rúc ở trong đống rác ống cống mình gớm chết được. Nhưng nếu kiểu sống của mình mà bất thiện nhiều quá thì mai này mình trở xuống dưới ống cống hầm cầu đống rác thì mình có thể nói là mình tận hưởng hương và vị ở đó một cách cực kỳ tâm đắc. Đa phần chúng sanh lúc nhúc loi nhoi ở cảnh giới sa đọa, là vì chúng sanh chỉ sống theo nghiệp dắt mình đến đâu là vùi đầu gục mặt đến đó. Chỉ có một số rất ít, một trên nhiều tỷ biết chán dục.
Chán có nhiều cách. Kiểu chán rồi tu thiền để về phạm thiên, thì số này hiếm. Còn có nhiều người họ tưởng là họ chán nhưng mà không phải. Thí dụ như có gia đình mà bà vợ tệ quá, ông chồng tệ quá, hoàn cảnh kinh tế gia đình tệ quá, đời sống trong một xóm lao động gì mà tầm bậy tầm bạ, dân nhậu nhẹt, chích hút, gái điếm ... Sống trong bối cảnh thấp kém đâm ra mình chán rồi mình tưởng mình đã ly dục. Sai. Thử bây giờ có ai đó nắm tay mình dắt mình về cái khách sạn 5 sao tắm rửa sạch sẽ, giao cho mình một tài khoản 1 triệu đô la. Lúc đó bao nhiêu hồng nhan mỹ nữ tập trung chung quanh mình, chăm sóc phục lụy thờ phụng mình thì lúc đó mình sẽ nhìn thế giới này nó ra làm sao? Khó lắm. Cho nên là mình phải nói do khuynh hướng tâm lý và tiền nghiệp của chúng sinh mà mỗi người được nghiệp đưa về cái phương trời nào. Có một điều là khi mà chúng ta đã vùi đầu ở trong một thế giới nào rồi thì chúng ta ra không nỗi. Khó ra lắm! Rồi có nhiều anh tưởng mình ly dục "Sao tôi chán đời quá sư ơi. Sao tôi nghe sư nói ly dục, ly dục tôi đâu có cần tu hành đâu sao tôi cũng chán?". Nãy tôi mới nói đó, miệng nói chán nhưng nếu ai đem vô khách sạn cho tiền mình là mình hết chán hà. Không phải dễ đâu.
Ly dục ở đây phải do nhận thức thì nó vững chải hơn, chứ còn ly dục mà chỉ do sự khiêng cưỡng, do hoàn cảnh thì cái đó xài không được, nó không có bền. Cho nên bước tiếp theo tỳ kheo phải biết lìa dục để tu tập thiền định, xa hơn nữa là phải có được hứng thú trong tuệ quán. 
Sẽ có một ngày vị tỳ kheo thấy rằng có đi về cảnh nào cũng vậy thôi. Từ cõi người cho đến cõi dục thiên, phạm thiên sắc giới, rồi vô sắc giới, cuối cùng chung cuộc mình đi về đâu? Nó cũng là sự quẩn quanh thôi. Cho nên vị đó mới có đủ hứng thú để tu tập tuệ quán. Tu tập tuệ quán đây không phải là để tìm những phút an lạc hiện tiền tuy đúng là nó có một phần như vậy. Hễ tu tập tuệ quán thì an lạc hiện tiền, nhưng cái mà vị này hướng đến còn cao hơn nữa. Đó chính là sự lìa bỏ vĩnh viễn cái hiện hữu của mình, không tiếp tục có mặt nữa.
Tôi nói hoài: Hôm nay các vị có tí tiền, tôi biết, vì nếu mà các vị không có tiền, không có sức khỏe thì làm sao các vị có điều kiện để vào đây nghe? Không, tôi không tin. Bây giờ các vị phải đi đạp xích lô, phải đi bán vé số, phải đi bán hàng rong, bán kẹo kéo, ai tốt giọng thì vừa bán vừa hát, giờ này phải quần quật ở hàng quán, đêm hôm mưa gió ráng đi bán cho hết xấp vé số, bán hết rổ bánh cam, bánh còng, hết cái thùng bánh giò thì hơi sức đâu mà các vị vào đây để mà nghe pháp? Hôm nay các vị có thời gian mà ngồi nghe live trực tiếp như thế này tôi cũng tin là các vị ít nhiều cũng có điều kiện các vị mới vào đây, nhưng mà khổ một nỗi là kêu tu tập tuệ quán thì phải xét lại. Bởi vì có người họ chán đời quá, mệt mỏi quá thì cũng muốn có chỗ để sống chánh niệm, sống chậm lại, nhưng rồi thì sao? Nếu anh không hiểu rằng anh là ai, tại sao anh phải tu tập tuệ quán? Cứu cánh cao nhất mà anh hướng đến là cái gì? Sẽ có một ngày khi sự buồn chán qua đi, anh sẽ quay trở về con người cũ của anh.
Do cái nọ mới tạo các nghiệp thiện ác. Do các nghiệp thiện ác nên tiếp tục sanh về chỗ này chỗ kia. Mà hễ sanh về chỗ này chỗ kia là thích cái này cái nọ, do thích cái này cái nọ nên mới tạo các nghiệp thiện ác. Do tạo các nghiệp thiện ác nên mới đi về chỗ này chỗ kia, do đi về chỗ này chỗ kia mình lại tiếp tục thích cái này cái nọ...." Nó cứ lòng vòng, lòng vòng:


Trời mưa trời gió xạc xào, có ông thợ mộc quẩy bào quẩy cưa,
Xạc xào trời gió trời mưa, có ông thợ mộc quẩy cưa quẩy bào.

Ổng cứ quẩy hoài vậy đó, đại khái như vậy.
 
Trích bài giảng KTC.7.39 Sự Thù Diệu
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Nguồn ảnh: Cage homes cost between HK$1,800 and HK$2,400 per month. 
https://www.dailymail.co.uk/.../Hong-Kongs-cage-homes...
Ghi chú: 35+131+171



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

22.5.23

PHIỀN NÃO

PHIỀN NÃO
Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ,


có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.
Nguồn: Trung Bộ Kinh 2. Kinh Tất cả các lậu hoặc
PHIỀN NÃO Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ,



Ghi chú: 10+123+147



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

19.5.23

QUAN SÁT

QUAN SÁT 
Người trí quan sát người khác, nhưng quan sát với trí tuệ chứ không phải với sự ngu dốt. Quan sát với trí tuệ có thể học hỏi nhiều, nhưng quan sát với sự ngu dốt thì chỉ tìm thấy lỗi của người khác mà thôi!

 
Không nên chú ý đến người khác. Để ý đến người khác chẳng đem lại lợi ích gì cho chúng ta. Nếu bạn cảm thấy bực bội, hãy xem xét sự bực bội của mình. Không nên thắc mắc rằng thiện tín này xấu, vị sư kia không tốt. Hãy để họ qua một bên, không cần phải đánh giá, phê bình người khác làm gì. Bạn sẽ không thấy trí tuệ nếu cứ để tâm theo dõi, xem xét, đánh giá người khác.
Giới luật, nội qui là dụng cụ trợ giúp cho bạn hành thiền có kết quả. Giới luật không phải là khí cụ để bạn chỉ trích hay tìm lỗi ở người khác. Không ai có thể hành thiền thay cho bạn. Bạn cũng không thể hành thiền thay cho ai cả. Hãy chú tâm chánh niệm, tỉnh thức trước những gì bạn làm; đó là phương pháp hành thiền tốt đẹp.
Giáo pháp dạy cho ta những gì? Giáo pháp dạy cho ta cách sống. Giáo pháp dùng nhiều cách để dạy ta: qua đá, qua cây... và qua những gì đang nằm trước mắt ta. Thế nên, hãy giữ tâm thanh tịnh, tĩnh lặng để học cách nhìn, cách quán sát. Bạn sẽ thấy toàn thể giáo pháp tự hiển bày tại đây và ngay bây giờ. Bạn còn phải tìm kiếm nơi đâu và đợi lúc nào nữa?
Bất kỳ cái gì giúp chúng ta thấy rõ chân lý, giúp chúng ta làm điều tốt đẹp, đều là lối thực hành đúng.
Hãy xả bỏ chấp thủ và luyến ái vào những chế định của thế gian và để nhìn thấy mọi diễn biến của sự vật một cách chính xác và tự nhiên.
Thông thường chúng ta hay nhìn bề ngoài để so sánh phân biệt. Nếu cứ nhìn bề ngoài để quan sát thiên hạ, bạn sẽ không bao giờ có hạnh phúc. 
Cũng như thế, nếu bạn muốn tìm thấy sự an bình mà lại cứ phí thì giờ để quan sát theo dõi những người hoàn toàn hay những vị tuyệt hảo, bạn cũng sẽ không được bình an chút nào. Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào giáo pháp, chân lý, chớ đừng nhìn vào kẻ khác.
Thời gian là hơi thở của chúng ta trong hiện tại.
Vậy hãy kiên nhẫn, giữ giới luật, sống giản dị tự nhiên, và theo dõi tâm. Đó là hành thiền. Đó là phương cách phát triển lòng vị tha, loại bỏ tính ích kỷ, dẫn dần đến an bình hạnh phúc.
Có một số người quá tích cực như thế nên họ hay chỉ trích, phê bình; họ thường theo dõi người khác để phê phán. Họ muốn thế thì cứ để họ làm. Hãy để họ qua một bên với những quan niệm của họ. Riêng chúng ta, chúng ta đừng có một sự phê phán, một sự phân biệt nào. Ai có quan niệm gì, ai muốn thực hành ra sao, cứ để mặc họ. Hãy lo cho chính mình. Đừng phân biệt, vì phân biệt rất nguy hiểm, chẳng khác nào đang lái xe trên khúc đường có nhiều khúc cong nguy hiểm, chúng ta phải chăm chú lái xe, đừng để xe đi lệch ra ngoài. Nghĩ đến sự xấu tốt của kẻ khác, so sánh người với mình: người ấy xấu hơn tôi, người ấy tốt hơn tôi, người ấy bằng tôi, v. v., là đi lệch ra khỏi con đường và gặp nguy hiểm. Nếu chúng ta phân biệt, chúng ta chỉ gặt hái đau khổ mà thôi.

QUAN SÁT  Người trí quan sát người khác, nhưng quan sát với trí tuệ chứ không phải với sự ngu dốt. Quan sát với trí tuệ có thể học hỏi nhiều, nhưng quan sát với sự ngu dốt thì chỉ tìm thấy lỗi của người khác mà thôi!


— ghi chép lời dạy của thiền sư Ajahn Chah —
Nguồn #herenow 
Ghi chú: 10+123+136



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

17.5.23

HẠNH PHÚC LÀ GÌ

HẠNH PHÚC LÀ GÌ ?
- Người nghèo nói : Có tiền là hạnh phúc.


- Người ta'n tâ.t nói : Đi được là hạnh phúc.
- Người mu' nói : Nhìn được là hạnh phúc.
- Người điê'c nói : Nghe được là hạnh phúc.
- Người bệnh nói : Mạnh khỏe là hạnh phúc.
- Người chưa chồng nói : Có chồng sẽ hạnh phúc
- Người chưa vợ nói : Có vợ sẽ hạnh phúc
- Người chưa có con nói : Có con sẽ hạnh phúc.
- Người lo lắng sợ hãi nói : Bình an là hạnh phúc
- Người xấu nghĩ mình xinh sẽ hạnh phúc
- Người lùn nghĩ mình cao sẽ hạnh phúc
- Dân đen nói : Làm quan sẽ hạnh phúc
- Người đang rất đói nói : được bữa cơm là hạnh phúc.
- Người đang buồn ngủ nói : Nếu được ngủ một giấc sẽ hạnh phúc.
- Người không có quần áo nói : Nếu có bộ quần áo đẹp sẽ hạnh phúc.
- Người không có xe nói : Có xe để đi sẽ hạnh phúc.
- Người không có điện thoại nói : Nếu có chiếc điện thoại sẽ hạnh phúc...
...

HẠNH PHÚC LÀ GÌ ? - Người nghèo nói : Có tiền là hạnh phúc.


Nguồn: updating 
Ghi chú: 36+131+155
Hình như cuộc sống này không thấy có hạnh phúc thì phải. Chỉ có giải pháp cho đau khổ.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

14.5.23

UỐNG THUỐC CHỮA BỆNH

UỐNG THUỐC CHỮA BỆNH
Nên nhớ một chuyện nữa, cái này quan trọng: Học đạo cho giỏi, bố thí cho nhiều, phục vụ cho nhiều… tất cả những chuyện đó là chuyện nên làm chứ không có gì đáng hãnh diện, là vì sao? 


Là vì tất cả những lần làm công đức chỉ là những lần ta uống thuốc chữa bệnh thôi. Không ai khùng điên gì cảm thấy tự hào rằng sáng nào tui cũng uống một bụm thuốc hết trơn, trừ thằng ba trợn thôi. Chỉ có người ba trợn, chỉ có thằng khùng mới hãnh diện sáng nay tôi uống một bụm thuốc, mỗi viên thuốc trị giá 50$. Vì theo tôi biết, chỉ có bệnh nặng thuốc mới đắt tiền thôi. Chứ còn bệnh cảm, tiêu chảy tiền thuốc không bao nhiêu. Mà cứ một viên 50-70$ là biết thằng cha đó bệnh nặng rồi. Hiểu không? Cho nên, không có ai hãnh diện khi mỗi ngày mình uống quá nhiều thuốc.
Cũng vậy, mỗi công đức mình làm, mỗi giây phút các vị ngồi thiền, niệm Phật, rải từ bi,... những giây phút đó đều là những giây phút mình uống thuốc. Tôi đang nói nghĩa đen, không phải nghĩa bóng, những chuyện đó mình làm là mình lấy 25 mài 14.
Trong khi những người không biết Phật pháp mỗi lần họ làm thiện thì 25 của họ bị tác động bởi 14. Người không biết Phật pháp đến lúc làm thiện vẫn bị 14 kéo áo. Trong khi người làm thiện thứ thiệt ảnh lấy 25 mài 14.
Có phân biệt được cái này không?
Cái Thiện này mới dẫn đến chuyện chấm dứt Vô Minh. Chấm dứt Vô Minh thì không còn chuyện không phân biệt thiện, ác. Tôi biết bài giảng này rất nhức đầu, tôi ráng giảng cho nó hết.
Người không biết Phật pháp chỉ quan tâm thích, ghét, buồn, vui thôi. Biết Phật pháp quan tâm hành thiện lánh ác. Nhưng cái này mới ghê: Tới hạng thứ ba: Biết ác nên tránh, thiện nên làm không phải để cầu quả sanh tử mà để chấm dứt sanh tử thiện ác buồn vui. Hạng này hơi hiếm. Vì sao? Vì trong chúng ta, người thật sự không muốn hiện hữu nữa hạng này rất hiếm. 
Xem lại ngay cả mình. Miệng mình nói như két “Đời là biển khổ” chẳng qua là vì mình... khổ thiệt. Chứ nếu mình sướng chút xíu thì còn khuya. Một tháng mà các vị kiếm 1 tỷ đô la, đêm ngủ dậy “bùm” trở thành 18 tuổi hết, cơ bắp chỗ nào cần phồng nó phồng, chỗ nào cần eo nó eo, 1 tháng vô 1 tỷ, thì các vị có về đây học đạo không? Còn khuya. Giờ không chết 100 tuổi mà các vị sống 1 triệu năm coi: "Vô chùa làm gì? Mất vui." Tôi báo cho các vị biết.
Cho nên, khi nghĩ cái đó mình mới thấy: Lòng tu của mình chưa đạt. Trong khi Bồ Tát ngày xưa trong khi làm chư thiên Phạm thiên Ngài vẫn biết đây là đồ giả. Người như vậy mới thành Phật được, còn mình hễ sung sướng là mình quên. Có cái vụ trùm mền, ngủ quên trong hạnh phúc.
Tất cả những chiến thắng của mình trong đời sống dầu trên tình trường hay thương trường chỉ là cờ lau tập trận, nghĩa là trò chơi trẻ con, nguyên đám chăn trâu cầm cờ lau “Tiến lên! Tiến lên” Nhưng trong mắt người lớn đó là trò chơi trẻ con. Cũng vậy: Tất cả những thành tựu về chính trường, chiến trường, thương trường, tình trường, .. tất thảy chỉ là cờ lau tập trận, chỉ là trò chơi, vì sao? Vì chỉ cần chút xíu xảy ra, chỉ cần tay mình không nhúc nhích được thì quý vị mới thấy lời tui nói là đúng
...

UỐNG THUỐC CHỮA BỆNH Nên nhớ một chuyện nữa, cái này quan trọng: Học đạo cho giỏi, bố thí cho nhiều, phục vụ cho nhiều… tất cả những chuyện đó là chuyện nên làm chứ không có gì đáng hãnh diện, là vì sao?


Sư Giác Nguyên giảng.
Xin cảm ơn cô Hồ Thị Vui chép.
Nguồn ảnh: Soundcloud.com
Ghi chú:7+134+141



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

11.5.23

TÂM ĐẠI THIỆN

TÂM ĐẠI THIỆN


Có mặt ở đời thì người ta không làm việc này phải làm việc khác, không sống bằng tâm trạng này thì phải bằng tâm trạng khác, khi không hành động hay nói năng, suy nghĩ bằng sự tác động của tham, sân, si thì người ta chỉ còn một cách lựa chọn là tam nghiệp tịnh hảo. Đó là phép tu hành thiện trong Phật pháp. Trong một thiện tâm (nhân) càng có nhiều đức tánh đi kèm thì sức mạnh của thiện tâm đó càng mãnh liệt và phong phú hơn.
Các đức tánh ở đây là sự tự nguyện tự phát (vô trợ), là những hiểu biết phật pháp (hợp trí) và khả năng vui thú trong điều lành (thọ hỷ). Cộng cả 3 lại, ta sẽ có được loại tâm Đại thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ.

Có 8 loại tâm Đại thiện (mahākusalacitta)


Tâm đại thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ
(somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
Hình ảnh minh họa: Một phụ nữ có hiểu biết về nghiệp lý đem hoa cúng chùa bằng tất cả niềm hoan hỷ, không cần ai kêu gọi.
Tâm đại thiện thọ hỷ hợp trí hữu trợ
(somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
Hình ảnh minh họa: Một cô gái có kiến thức về nghiệp lý được bạn rủ đi nghe một thời pháp thú vị.
Tâm đại thiện thọ hỷ ly trí vô trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
Hình ảnh minh họa: Một cậu bé nhiệt tình cho tiền một người ăn mày nhưng tự thâm tâm chưa từng biết gì về nghiệp lý.
Tâm đại thiện thọ hỷ ly trí hữu trợ
(somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)
Hình ảnh minh họa: Một người đàn ông được giao trách nhiệm đưa tiền đóng góp cho một ngôi trường, ông vui vẻ làm dù không biết gì về nhân quả theo Phật pháp.
Tâm đại thiện thọ xả hợp trí vô trợ
(upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
Hình ảnh minh họa: Một cô gái quét chùa như một công việc thường ngày nhưng cô là người có học Phật pháp để biết ý nghĩa của việc mình làm.
Tâm đại thiện thọ xả hợp trí hữu trợ
(upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
Hình ảnh minh họa: Một anh thiện nam được chư tăng nhờ cậy chẻ củi giúp chùa, lòng anh không hào hứng lắm với công việc tẻ nhạt này nhưng anh biết rõ đó là một công đức.
Tâm đại thiện thọ xả ly trí vô trợ
(upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
Hình ảnh minh họa: Một bà cụ ngồi xem kinh, tự ý không cần ai khuyến khích nhưng không hiểu được lời kinh và xưa giờ cũng chưa từng biết qua nghiệp lý
Tâm đại thiện thọ xả ly trí hữu trợ
(upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)
Hình ảnh minh họa: Một cô gái được mẹ nhờ giặt dùm mấy bộ áo quần cô không hào hứng gì với công việc thường nhật này và bản thân cô cũng chưa từng học đạo ngày nào.

Có mặt ở đời thì người ta không làm việc này phải làm việc khác, không sống bằng tâm trạng này thì phải bằng tâm trạng khác, khi không hành động hay nói năng, suy nghĩ bằng sự tác động của tham, sân, si thì người ta chỉ còn một cách lựa chọn là tam nghiệp tịnh hảo. Đó là phép tu hành thiện trong Phật pháp. Trong một thiện tâm (nhân) càng có nhiều đức tánh đi kèm thì sức mạnh của thiện tâm đó càng mãnh liệt và phong phú hơn.


Nguồn: Giáo tài A Tỳ Ðàm
Hòa thượng Saddhammajotika
Tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt
Ghi chú: 17+123



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

10.5.23

KIÊU MẠN

KIÊU MẠN 
Kiêu mạn ở đây nghĩa là ỷ lại. Có ba thứ ỷ lại: 

(1) Ỷ lại vào tuổi trẻ. 
(2) Ỷ lại vào sức khỏe.
(3) Ỷ lại vào chuyện mình còn sống. 

Hễ mình còn sống là mình còn thấy mình hay. Khi nào mình thấy mình có dấu hiệu của cái chết thì mình mới sợ. Chưa thấy dấu hiệu của cái chết thì mình còn sung lắm dù cho mình đã tám mươi tuổi rồi. Khi nào mình đối diện với dấu hiệu của cái chết thì mình mới chùng, mới rũ xuống. Dù 80 tuổi, sức khỏe không như xưa, tuổi trẻ không còn nữa, nhưng hễ chưa thấy dấu hiệu của cái chết, bác sĩ chưa nói gì hết thì mình còn tiếp tục yêu đời một cách cuồng nhiệt. Đây được gọi là kiêu mạn của sự sống.
Kiêu mạn của tuổi trẻ là mình thấy mình sung sức, mình thấy mình khỏe mạnh, mình thấy mình nhớ giỏi, hiểu nhanh. Mình nghĩ rằng, nếu không có gì trục trặc thì cuộc đời mình còn dài dữ lắm, có gì đâu mà sợ, mình còn ngon lành quá mà. 

Ông Nasruddin của Hội Văn học Hồi Giáo nói thế này: “Ngày tôi hai mươi tuổi tôi muốn thay đổi cả thế giới. Ngày tôi bốn mươi tôi muốn thay đổi những người quanh tôi. Năm nay tôi đã 80, tôi chỉ muốn thay đổi mỗi mình tôi thôi.” Nghĩa là càng lớn tuổi thì cái nhìn của người ta khác đi. Một là chững chạc đi, hai là mất dần niềm tự tin, ba là với sự tích lũy kinh nghiệm đời họ nhận ra những sự thật mà hồi trẻ họ không thấy ra. Tình trạng sức khỏe, tình trạng tâm lý cộng lại cho người ta có cái nhìn khác đi về cuộc đời. Chứ còn thật ra 99.9% chúng sanh trong đời là mắc phải ba thứ ỷ lại này: “Tôi còn trẻ mà. Tôi còn khỏe mà. Chưa có chết đâu.” Đi đám tang, lúc nào mình cũng lén nghĩ như vậy, còn lâu lắm mới tới mình. Ông này ổng xui thôi, uống rượu lái xe thì chết phải rồi. Gây thù gây oán bị người ta chém là phải rồi. Ăn uống không cẩn thận thì chết là phải rồi, chứ còn mình đâu đến nỗi lọt vào ba tình huống đó. Cứ lén nghĩ như vậy, đó là sự ỷ lại hay là sự kiêu mạn. Bài kinh này sâu lắm. 

Khi chúng ta sống trong sự ỷ lại như vậy thì chúng ta khó mà tinh tấn, rất khó, nếu không muốn nói là không thể tinh tấn để hành thiện lánh ác được dầu mình cũng hiểu mơ hồ mọi thứ ở đời là khổ, sanh ở đâu cũng khổ, niềm vui nào cũng là khổ, thiện hay ác cũng đều là nhân sinh tử như nhau. Những người thường xuyên nghĩ về cái già, bịnh, chết thì ít ra họ cũng sống trong kiểm soát, trong chừng mực, không có cái hãnh tiến. Khi nhiệt huyết của tuổi trẻ còn nhiều, khi chúng ta thấy mình còn trẻ, còn khỏe, còn sống dai thì mới còn bận tâm nhiều chuyện tào lao, ví dụ như nghĩ đến chuyện hưởng thụ, gầy dựng sự nghiệp, gầy dựng tiếng tăm, kiếm tìm tình cảm, chiều theo thị hiếu thị dục, thỏa mãn những niềm đam mê tào lao không ích lợi cho mình cho người.  Chứ còn nếu thường xuyên suy niệm về già bệnh chết thì chúng ta không còn kiêu mạn trong sức khỏe, trong tuổi trẻ. Tự nhiên chúng ta sẽ chùn lại. 
Bài kinh này có nội dung liên quan bài kinh trước, Ngài kể,  ngay cả ta, một vị hoàng tử tuổi xanh phơi phới, tóc còn đen, da dẻ còn hồng hào láng mịn, sống trong nhung lụa đế vương mà cứ bị ám ảnh bởi cái già, bệnh, chết thì cái gì ta cũng buông hết. Khi nghĩ đến già, bệnh, chết thì ta không còn ba thứ kiêu mạn: tuổi trẻ, sức khỏe, quãng đời còn dài trước mặt mình. 

Mình thì không được như vậy, tuổi nào mình cũng có kiểu ỷ lại của tuổi đó. Tuổi trẻ thì ỷ lại kiểu tuổi trẻ, tuổi trung niên mình ỷ lại kiểu khác. “Tuổi mình bây giờ là tứ thập nhi lập, ngũ bất hoặc!” “Tuổi này mới là tuổi gây dựng sự nghiệp, thể lực còn ngon, kinh nghiệm đời đã vững vàng chín chắn, già dặn, lão luyện!” Đến tuổi lão sáu bảy chục mình lại nghĩ khác: “Bác sĩ nào cũng khen mình hết! Chỉ cần mình đừng bị trọng bịnh nguy hiểm.” Thường thì bác sĩ hay khen, mà mỗi câu khen của bác sĩ chỉ hại đời mình thôi. 

Chỉ cần mình đừng có bịnh nan y nguy hiểm thì bác sĩ nào cũng thích khen người già hết. Khen thì họ đâu có mất gì đâu, mà làm cho người ta vui. Nhưng khổ thay cái vui này chỉ hại đương sự thôi. Lẽ ra họ cần sống trong tư niệm về già, bịnh, chết để tinh tấn tu tập. Tư niệm về già, bịnh, chết để tu tập chứ không phải để sống trong sự sợ hãi. 

Tôi có biết một cụ ngoài 90 rất sợ đi ngủ. Chỉ ngủ khi nào kiệt sức không kềm được thôi, để giấc ngủ tự tìm đến chứ không dám dỗ giấc vì cụ sợ ngủ rồi thì đi luôn không thấy con cháu, không thấy nhà cửa. Cứ sống trong sự chập chờn như vậy, cuối cùng cũng không sống mãi được, cũng phải đi. Sống đến một lứa tuổi nào đó thì tự nhiên mình sợ chết. Tôi biết một cụ nữa cũng ở Mỹ, người Việt. Bác sĩ kêu mổ bà không dám mổ, vì bà nghe sơ sơ đâu đó là chứng bệnh của bà mà tuổi lớn rồi mổ thì nguy hiểm, có khả năng đi luôn. Chính vì vậy bà thà chịu đau chứ không chịu mổ. Bà mất rồi, cũng 10 năm rồi.  
Chúng ta có hai cách nghĩ về cái chết: nghĩ để buông hết để tinh tấn tu tập và nghĩ để đau đáu, lo âu, sống trong niềm bất an, như vậy là không nên. Đức Phật dạy mình nhớ nghĩ về cái chết không phải để mình sống trong niềm bất an, trong sự sợ hãi, trong tuổi già héo hắt u ám, mà phải nhớ để tinh tấn tu tập. 

KIÊU MẠN  Kiêu mạn ở đây nghĩa là ỷ lại. Có ba thứ ỷ lại:  (1) Ỷ lại vào tuổi trẻ.  (2) Ỷ lại vào sức khỏe. (3) Ỷ lại vào chuyện mình còn sống.


Sư Giác Nguyên (giảng)
Ghi chú: 35+123+153



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

7.5.23

TAM TƯ

TAM TƯ
Trước khi làm phước, trong khi và sau khi làm phước kinh gọi là tam tư. 


Ba cái này trước khi đi cần phải cân nhắc, cân nhắc khác với do dự. do dự có nghĩa là nghĩ không biết ta có nên làm hay không thuật ngữ nhà phật gọi là hữu trợ, cân nhắc là mình nên hành động cái nào tốt nhất thuật ngữ nhà phật gọi là tâm hợp trí. 
làm thiện bằng tâm gì thì quả nó sẽ ra cái đó. 
làm thiện bằng tâm cân nhắc thì quả sẽ là giàu đẹp thông minh 
làm thiện bằng tâm do dự thì cũng sẽ hưởng được quả lành nhưng nó sẽ đến một cách chậm chạp, luôn luôn đến vào phút cuối. Nó sẽ để mình suy sụp một thời gian rồi quả nó mới trổ.
giống như ta gieo trồng điều kiện nào thì cây trái nó sẽ sanh sôi trong điều kiện đó. nó cần nước mình không tưới nó vẫn phát triển nhưng èo uột. cây trái được tưới nước có nắng gió mưa sương đầy đủ cây sẽ phát triển toàn diện y như vậy một tâm thức khi làm phước mà hội đủ những điều kiện: hứng thú - tự phát - có cân nhắc thì khi quả trổ sẽ là người vui tính nhanh lẹ và thuận duyên may mắn trong mọi việc mọi hoàn cảnh. Nhân thế nào thì quả sẽ y như thế ấy.
TAM TƯ Trước khi làm phước, trong khi và sau khi làm phước kinh gọi là tam tư.



Châu Yến Bình chép lại bài pháp của sư Toại Khanh 
Ghi chú: 35+125+150



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

3.5.23

ĐI TÌM Cô Gái Con Người Thợ Dệt

ĐI TÌM Cô Gái Con Người Thợ Dệt

ĐI TÌM Cô Gái Con Người Thợ DệtĐI TÌM Cô Gái Con Người Thợ Dệt
...
Rồi năm ấy, đức Phật an cư mùa mưa ở ngọn đồi đá trắng Cālikapabbata, thị trấn Cālikā, có con sông Kimikālā xanh mát thuộc quốc độ Koliya cùng với đại chúng tỳ-khưu. Ở đây, có khá nhiều liêu thất và hang động được thiết lập từ năm an cư thứ mười ba của đức Phật; ngoài ra gần thị trấn lại còn có vườn xoài xinh đẹp mà thuở ấy tỳ-khưu Meghiya, thị giả của đức Phật yêu thích, lưu luyến.
Khi đã sắp xếp đâu đó ổn định rồi, thỉnh thoảng đức Phật lại ôm bát ra đi một mình để hóa độ những người hữu duyên. Đặc biệt, có hôm, đức Phật sử dụng thần thông đi một khoảng đường khá xa, ngài trở lại thành phố Āḷavī, ngụ tại điện thờ Aggāḷava để gieo duyên thêm với cư dân ở đây. Và thật ra, đức Phật cố ý hóa độ cô gái con người thợ dệt. Hơn hai năm về trước, khi đức Phật giảng dạy “tùy niệm về sự chết” (Marana-anussati) thì cô ta rất tâm đắc và hoan hỷ. Và từ đấy đến nay cô ta rất tinh cần, ngày cũng như đêm không buông lơi đề mục bao giờ.

Tin đức Phật đang ngụ tại điện thờ Aggāḷava, thành phố Āḷavī không mấy chốc lan truyền đi khắp nơi. Việc đức Phật hóa độ dạ-xoa Āḷavaka đem lại thanh bình cho quốc độ là một ân đức quá lớn nên từ đức vua, triều đình cho đến dân chúng ai ai cũng háo hức tìm đến đảnh lễ, nghe pháp, cúng dường.
Khác với mọi lần, khi hai hàng cận sự đặt bát cho đức Phật, thọ thực xong nhưng hôm nay, ngài chưa giảng pháp thoại như cố chờ đợi một người; và đại chứng tỳ-khưu cũng yên lặng như vậy...
Và quả đúng như thế, lúc ấy, cô gái thợ dệt trong lòng nôn nao, muốn làm mọi việc đâu đó cho xong để còn thì giờ đến điện thờ Aggāḷava, chiêm ngưỡng dung nhan của đức Phật và nghe pháp. Nhưng đột ngột sáng nay, khi đến xưởng dệt, cha cô quay lại căn dặn: “Tại khung cửi, cha còn một cái áo của khách hàng chưa dệt xong vì thiếu chỉ. Vậy ở nhà, con phải nhanh tay quấn chỉ vào suốt rồi mang gấp đến xưởng dệt cho cha!”
Khi quấn chỉ vào suốt xong thì trời đã khá trưa, cô gái đặt suốt chỉ trong rá, kẹp vào nách rồi hối hả ra đi. Đường đến xưởng dệt phải đi qua điện thờ Aggāḷava, không cưỡng được ước muốn vào thăm Phật nên cô gái lẹ làng bước nhanh, qua vườn, len đám đông, đưa mắt nhìn qua cửa sổ. Thấy được đức Phật với tướng hảo quang minh, xán lạn, cô gái rất hoan hỷ, nói nhỏ trong lòng: “Đây là cha của ta, đã dạy cho ta tùy niệm về sự chết. Từ đó đến nay, tâm ta như mặt nước hồ thu vắng lặng, đồng thời, ta không còn ganh ghét, hung dữ với một ai. Ta không còn sợ hãi bất cứ một cái gì, kể cả sự chết”.
Trong lúc ấy thì đức Phật đã thấy cô gái nên ngài nói:
- Cái cô bé bên ngoài cửa sổ kia, nách kẹp cái rá suốt chỉ, hãy vào đây, Như Lai hỏi chuyện.
Mọi người ngạc nhiên quay lại nhìn. Cô bé vâng lời, bước vào, để cái rá bên chân rồi đảnh lễ đức Phật rất phải phép.
Đức Phật mỉm cười hỏi:

- Nầy con! Con từ đâu đến?
- Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử “không biết”.
- Vậy thì “đi”, rồi con sẽ đi đâu?
- Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử “cũng không biết”.
- Con “không biết” thật sao?
- Bạch đức Thế Tôn! Không, đệ tử “biết”.
- Phải con “biết” thật không?
- Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử “không biết”.

Như vậy, đức Phật hỏi cô gái bốn câu. Dân chúng nghe cô trả lời với đức Phật như vậy thì lấy làm bất mãn. Họ nói với nhau: “Coi kìa! Với bậc Toàn Giác mà con gái người thợ dệt dám nói như kiểu đùa giỡn vậy! Thật là vô lễ, vô phép, vô tắc...”
Đức Phật mỉm cười cho mọi người an lòng, đưa tay ra dấu hiệu bảo đám đông giữ im lặng; và rồi ngài hỏi tiếp cô gái:
- Nầy con! Khi Như Lai hỏi con “từ đâu đến”, tại sao con trả lời là “không biết”?
- Bạch đức Thế Tôn! Chính Tôn Sư biết rõ là đệ tử đi từ nhà người thợ dệt mà đến đây. Vậy khi Tôn Sư hỏi “từ đâu con đến đây” thì đệ tử nghĩ, ý Tôn Sư muốn hỏi: “Từ cảnh giới nào con tái sanh đến đây?” Và như vậy thì quả thật con trả lời “không biết” là đúng với sự thật!
Đức Phật tán thán:
- Lành thay! Lành thay! Con đã giải đáp đúng câu hỏi của Như Lai.
Rồi đức Phật hỏi tiếp:
- Khi Như Lai hỏi “từ đây con sẽ đi đâu”, tại sao con trả lời là “không biết”?
- Bạch đức Thế Tôn! Chính Tôn Sư biết rõ là đệ tử sẽ đem suốt chỉ đựng trong rá đến xưởng dệt cho cha của đệ tử, thế nhưng Tôn Sư còn hỏi đệ tử sẽ đi đâu, thì đệ tử biết chắc ý Tôn Sư chỉ muốn hỏi: “Khi ra đi từ kiếp nầy, con sẽ tái sanh đi đâu?” Và như vậy thì đệ tử trả lời “không biết” là đúng với sự thật!
Đức Phật nói:
- Con đã giải đáp đúng câu hỏi của Như Lai.
Đức Thế Tôn khen cô gái lần thứ nhì, rồi ngài hỏi tiếp nữa:
- Khi Như Lai hỏi “con không biết thật sao”? Thì tại sao con lại trả lời “dạ con biết!”
- Bạch đức Thế Tôn! Điều nầy đệ tử “biết”. Đệ tử biết chắc là “đệ tử phải chết”. Vì lẽ ấy đệ tử trả lời như vậy.
Đức Phật nói:
- Con lại một lần nữa đã giải đáp đúng câu hỏi của Như Lai.
Như vậy đức Thế Tôn ngợi khen cô gái lần thứ ba.
Rồi ngài lại hỏi tiếp:
- Khi Như Lai hỏi con “biết”, phải vậy không? Tại sao con nói con “không biết”.
- Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử chỉ biết một điều là thế nào đệ tử cũng chết, nhưng không biết cái chết sẽ đến lúc nào. Chết ban ngày hay ban đêm? Chết vào buổi sáng hay vào buổi chiều? Điều ấy đệ tử không biết, vì lẽ ấy đệ tử trả lời “không biết” là đúng với sự thật.
Đức Phật nói:
- Con đã giải đáp đúng những câu hỏi của Như Lai!
Rồi đức Phật nói tiếp:
-Trên thế gian này, người ngu si, người không có trí tuệ, dù có mắt cũng như bị mù; còn người sáng suốt, người có trí tuệ, dẫu bị mù mắt nhưng cũng thấy rõ được mọi sự, mọi chuyện; họ thoát khỏi lưới bủa của thợ săn để đến nơi an toàn:
“- Thế gian loáng quáng mù manh
Hiếm thay, ít kẻ mắt lành sáng trong
Lưới trùm, chim khó thoát lồng
Bay lên nhàn cảnh quả không mấy người!”
-Kinh Pháp Cú 174 
“ Haṃsādiccapathe yanti, ākāse yanti iddhiyā; nīyanti dhīrā lokamhā jetvā māraṃ savāhiniṃ”.
Câu kệ ngôn chấm dứt, cô gái con người thợ dệt chứng đắc đạo quả Nhập Lưu.
Còn mọi người xung quanh thì thở phào, nhẹ nhõm; họ không dám trách mắng cô bé thợ dệt kia nữa, mà lại tỏ lòng kính trọng, vì rõ ràng là chiều sâu của giáo pháp, cô ta thông hiểu hơn mọi người.
Sau đấy, cô gái đảnh lễ đức Phật với tâm an lạc không kể xiết rồi bưng cái rá đựng suốt chỉ đến xưởng dệt cho cha.
Lúc ấy cha cô đang ngồi trên khung dệt mà ngủ. Cô không để ý rằng cha cô đang ngủ nên vói tay đưa rổ cho ông. Không may, cái rá đụng vào đầu khung cửi và rơi xuống, gây một tiếng động lớn. Cha cô giựt mình thức dậy, tình cờ chụp cây cần ở đầu khung kéo mạnh xuống. Cái đầu khung quây vòng trúng ngay vào ngực cô gái. Tức thì cô chết, và tái sanh vào cảnh trời Đâu Suất...
Tại điện thờ Aggāḷava, sau buổi pháp thoại, đức Phật vẫn còn ngồi yên lặng chớ chưa chịu rời chân. Đại chúng không hiểu. Hai hàng cận sự không hiểu. Nhưng khi cô gái bị tai nạn, chấm dứt hơi thở thì đức Phật mới mở mắt ra, nói rằng:
- Cô gái thợ dệt sau mấy câu hỏi, cô ta đã đắc pháp nhãn, là “con gái nhỏ” của Như Lai đó! Vừa rồi, cô ta bị tai nạn đột ngột, cái đầu khung cửi rơi xuống, đập mạnh vào ngực, cô ta đã chết và tức khắc hóa sanh vào cung trời Đẩu Suất.
Đưa mắt một vòng nhìn đại chúng, đức Phật nói tiếp:
- Từ thị trấn Cālikā, Như Lai đến đây ngoài nhân duyên với mọi người, còn việc khác rất quan trọng là cứu độ cô gái con người thợ dệt. Vì Như Lai biết trước là cô ta sẽ bị chết như vậy, nếu không đưa cô ta an trú vào thánh pháp thì nghiệp bất đắc kỳ tử kia có thể đưa cô ta xuống những cảnh giới đau khổ. Còn nữa, cha cô con gái sẽ rất đau khổ, có thể đi đến điên loạn. Nhưng không sao, Như Lai sẽ hóa độ cho ông ta.
Và quả đúng như vậy. Cha cô con gái, sau đó được đức Phật giảng giải về Tứ Diệu Đế, ông thấy rõ sự thật nên xin xuất gia tỳ-khưu rồi theo chân ngài về núi đá vôi Cālikapabbata để tiếp tục an cư mùa mưa.
Nghe nói rằng, về sau ông ta tu tập tốt nên đắc quả A-la-hán.
 

Nguồn: Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Nguồn ảnh: Mamnon.com
ghi chú: 31+129+172



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian