Search

3.10.16

Kafka bên bờ biển tác giả: Haruki Murakami

Kafka bên bờ biển tác giả: Haruki Murakami

Haruki Murakami dường như tạo được tiếng vang với những cuốn tiểu thuyết, nổi bật bằng chủ nghĩa hiện thực ma thuật, những con người bí ẩn hay những con mèo biến mất vẫn thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của ông. (Thực chất có hẳn một loại thẻ chơi trò Bingo Murakami để đọc giả điền vào khi họ muốn biết về các tác phẩm của ông bởi vì khối lượng tiểu thuyết và các truyện ngắn của Haruki phô bày khá nhiều phép chuyển ngữ)

Tuy nhiên giữa những yếu tố độc đáo này, người đọc sẽ tìm thấy lối văn tuyệt diệu nhất. Với những câu chuyện của mình, Murakami đã thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc vào trong cuộc đời, tình yêu, kiến thức và sự mất mát mà chúng ta thường sẽ nhận thấy thông qua các nhân vật của ông. Dường như ông luôn viết về những con người hạnh phúc nhất nhưng họ cũng không kém phần sáng suốt.

Nếu người ta đặt dấu chấm hỏi liệu rằng Murakami có nắm rõ về những điều ông viết ra thì gần đây báo chí đã dành riêng cho ông một mục tin tức và những tin nổi bật nhất cũng được biên soạn thành sách. Nếu bạn lỡ mất cơ hội được hỏi đáp với Murakami về những tầm nhìn trong cuộc đời bạn hay bất cứ vấn đề gì thì cũng đừng lo lắng. Dưới đây là 20 trích dẫn truyền cảm hứng của ông về cuộc đời, sự mất mát hoặc bất cứ thứ gì trong đó. Chúng sẽ đưa ra một số quan điểm bất cứ khi nào bạn cần đến.

"Mỗi một chúng ta đều mất một cái gì quý giá đối với mình," anh nói sau khi dứt chuông điện thoại. "Mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần cuộc sống. Nhưng bên trong đầu chúng ta - ít nhất là theo cảm nghĩ của mình - có một chỗ nho nhỏ để lưu trữ ký ức về những cái đã mất đó. Một chỗ giống như những giá sách ở thư viện này. Và để hiểu cơ cấu vận hành của trái tim ta, phải tiếp tục soạn thêm những phiếu tham khảo mới. Thỉnh thoảng phải hút bụi, thông khí, thay nước các bình hoa. Nói cách khác, phải mãi mãi sống trong thư viện riêng tư của chính mình."

Phan: Kafka bên bờ biển Murakami Có mùi vị của Rừng nauy. có kỳ dị của Chim vặn dây cót. Có ma mị của 1Q84


"Cháu có thể hỏi cô một câu được không?" "Về cái gì?"
"Cô kiếm đâu ra hai hợp âm đó?" "Hợp âm?"
"Hai hợp âm trong điệp khúc bài Kafka bên bờ biển ấy."
Bà nhìn tôi. "Cháu thích những hợp âm ấy à?" Tôi gật đầu.
"Cô tìm thấy những hợp âm ấy trong một căn phòng cũ, rất xa đây. Cửa phòng lúc ấy để mở," bà nói nhỏ nhẹ. "Một căn phòng rất rất xa."

"Bất kỳ ai đang yêu đều tìm cái phần thiếu hụt của bản ngã mình. Cho nên họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến người mình yêu. Giống như khi ta bước vào một căn phòng đầy kỷ niệm thân thương mà đã bao lâu ta không trở lại. Đó là một tình cảm rất tự nhiên. Cậu không phải là người phát hiện ra tình cảm ấy, vậy nên đừng có tìm cách giành bằng phát minh ra nó, hiểu không?"
Tôi đặt dĩa xuống và ngước lên.
"Một căn phòng cũ thân thương, xa xưa?"
"Đúng," Oshima nói, giơ thẳng chiếc dĩa như để nhấn mạnh. "Dĩ nhiên đó chỉ là ẩn dụ."


"Kafka ạ, trong đời mỗi con người, đều có một điểm không-đường-trở-lui. Và trong một số rất ít trường hợp, lạ có một điểm không thể tiến thêm chút nào nữa. Và một khi ta tới điểm đó, ta chỉ còn một nước là lặng lẽ chấp nhận sự việc. Như thế mới tiếp tục sống được."

Những cuộc gặp gỡ tình cờ nâng bước ta trên đường đời.
Chương 3, trang 28.
Thật khó mà phân biệt nổi biển với trời. Cũng như khó mà phân biệt được du khách với biển. Và thục tế với những hoang tưởng của trái tim.
Chương 3, trang 30.
Cuộc gặp tình cờ cũng là duyên kiếp. Mọi sừ trên đời đều do kiếp trước của ta định sẵn. Là ngay cả trong những sự kiện nhỏ nhất, cũng không có cái gì là ngẫu nhiên.
Chương 5, trang 39.
Mỗi lần tôi mở những cuốn sách ấy, một mùi của thời xưa lại phả ra từ những trang chữ - cái mùi đặc biệt của tri thức và những cảm xúc từ bao đời nay vẫn an nghỉ giữa những tấm bìa.
Chương 5, trang 45.
Cùng với thời gian, hầu hết mọi sự chìm vào quên lãng. Ngay cả chiến tranh và cuộc đấu tranh sinh tử mà người ta đã trải qua, giờ đây cũng tựa như một cái gì từ dĩ vãng xa xăm. Chúng ta quá bấn bíu với cuộc đời thường nhật đến nỗi những sự kiện của quá khứ biến mất khỏi quỹ đạo tâm trí của chúng ta như những vì sao đã tắt. Hàng ngày, có quá nhiều điều chúng ta phải nghĩ đến, quá nhiều điều mới chúng ta phải học. Thông tin mới, kiểu cách mới, kỹ thuật mới, thuật ngữ mới... Tuy nhiên, bất kể bao nhiêu thời gian qua đi, bất kể mọi biến cố, có một số điều ta không thể chôn vào quên lãng, những ký ức mà ta không bao giờ có thể xóa nhòa. Chúng còn lại mãi nới chúng ta như phiến đá đỉnh vòm.
Chương 12, trang 112.
Người lớn luôn luôn áp đặt đối với trẻ nhỏ, chính vì chúng có khả năng xử lý. Bọn trẻ bị ngợp bởi những nhiệm vụ đặt ra trước chúng và dần dà mất đi tính hồn nhiên và cảm giác thỏa mãn vốn có. Khi bị đối xử như vậy, trẻ con bắt đầu thu mình vào vỏ ốc và giữ kín mọi điều trong lòng. Phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới khiến chúng cởi mở trở lại. Trái tim trẻ con dễ uốn nhưng một khi đã uốn thì khó mà làm cho nó trở lại dạng ban đầu.
Chương 13, trang 117.
Một dạng hoàn hảo nào đó chỉ có thể thực hiện được qua một sự tích lũy vô hạn của cái không hoàn hảo.
Chương 13, trang 128.
Im lặng, là một cái gì ta có thể nghe thấy thực sự.
Chương 15, trang 157.
Nhắm mắt lại cũng chẳng thay đổi được gì. Chẳng có gì biến đi chỉ vì anh không nhìn thấy những gì đang diễn ra. Trên thực tế, tình hình thậm chí sẽ còn xấu đi khi anh mở mắt trở lại. Chúng ta đang sống trong một thế giới như thế đó. Hãy mở to mắt ra. Chỉ có kẻ hèn nhát mới nhắm mắt lại. Nhắm mắt, bịt tai đâu có làm cho thời gian ngừng lại được.
Chương 16, trang 167.
Hạnh phúc là ngụ ngôn, bất hạnh là chuyện đời.
Chương 17, trang 179.
Trong đời mỗi con người, đều có một điểm không-đường-trở-lui. Và trong một số rất ít trường hợp, lại có một điểm không thể tiến thêm chút nào nữa. Và môt khi ta tới điểm đó, ta chỉ còn một nước là lặng lẽ chấp nhận sự việc. Như thế mới tiếp tục sống được.
Chương 17, trang 184.
Mỗi người cảm nhận nỗi đau theo cách riêng của mình, mỗi người mang những vết sẹo riêng.
Chương 19, trang 207.
Đầu óc hẹp hòi triệt tiêu trí tưởng tượng. Không khoan nhượng, lý thuyết tách rời khỏi thực tế, ngôn từ sáo rỗng, lý tưởng vay mượn, hệ thống cứng nhắc. Đó chính là những cái làm mình thực sự kinh hãi. Những cái mình cực kỳ khiếp sợ và ghê tởm.
Chương 19, trang 208.
Mình có phải là một con sao biển hay một cây hồ tiêu đâu. Mình là một con người đang sống, đang hít thở. Dĩ nhiên là mình đã từng yêu.
Chương 23, trang 258.
Với thời gian, rốt cuộc, tất cả mọi người đều sẽ hỏng, sẽ biến đổi thành một cái gì khác. Sớm muộn, điều đó tất sẽ xảy ra thôi.
Chương 25, trang 282.
Ta chẳng có hình dạng gì. Ta là một vật thể khái niệm, siêu hình. Ta có thể khoác bất kỳ hình dạng gì, nhưng ta thiếu thực chất.
Chương 30, trang 324.
Bất kỳ ai đang yêu đều tìm cái phần thiếu hụt của bản ngã mình. Cho nên họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến người mình yêu. Giống như khi ta bước vào một căn phòng đầy kỷ niệm thân thương mà đã bao lâu ta không trở lại. Đó là một tình cảm rất tự nhiên.
Chương 31, trang 338.
Coi những cái điên khùng là thực, quả là... thực sự lãng phí thời gian.
Chương 36, trang 386.
Sự vật bên ngoài ta là phóng chiếu của những gì bên trong ta và những gì bên trong ta là một phóng chiếu của những gì bên ngoài. Cho nên khi ta bước vào cái mê cung bên ngoài thì đồng thời, ta cũng bước vào cái mê cung bên trong.
Chương 37, trang 401.
Không có cuộc chiến nào chấm dứt mọi cuộc chiến. Chiến tranh nuôi chiến tranh. Bạo lực làm đổ bao nhiêu máu, nó cũng liếm hết, thức ăn của nó là da thịt đầy thương tích. Chiến tranh là một sinh vật tự tạo hoàn hảo.
Chương 41, trang 441.
Ký ức làm ấm lòng ta từ bên trong, đồng thời nó cũng xé nát tim ta.
Chương 42, trang 444.
Mỗi một chúng ta đều mất một cái gì quý giá đối với mình. Mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần của cuộc sống.
Chương 49, trang 526.
Nếu con nhớ ta, thì dù tất cả mọi người khác đều quên, ta cũng chẳng bận tâm.
Chương 49, trang 530.
Thời gian đè nặng lên mày như một giấc mơ cũ, lập lờ nước đôi. Mày tiếp tục di chuyển, cố tìm cách lách qua nó. Nhưng dù mày có đi đến cuối đất cùng trời, mày cũng không thể thoát khỏi nó. Tuy nhiên, mày vẫn phải đi đến đó - đến rìa của thế giới. Có một điều mày không cách chi làm được, trừ phi mày đến đó.
Chương 49, trang 530.

Kafka bên bờ biển Murakami.doc

Kafka bên bờ biển Murakami.pdf