Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Haruki Murakami. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Haruki Murakami. Hiển thị tất cả bài đăng

7.6.21

Dân vịt

Dân vịt. Giờ em sẽ viết về dân vịt. Vâng, đây là lần đầu tiên em nhắc đến dân vịt, chuyện thế này.

Em có lần nói với anh là nhà máy nơi em đang làm việc đây có cơ ngơi rộng ơi là rộng, có rừng, có hồ, lại còn gì gì nữa ấy. Thong dong tản bộ thì chả còn gì bằng. Hồ khá to, có dân vịt sống ở đấy, đâu như mười hai chú. Em chả biết mấy chú này tổ chức gia đình ra sao. Có lẽ chúng thỏa thuận nội bộ với nhau thế nào đó, kiểu như chú này thì chơi được với chú nọ nhưng không được chơi với chú kia, nhưng em chưa bao giờ thấy chúng đánh nhau cả.


Đã sang tháng Mười Hai, băng đã bắt đầu đóng trên mặt hồ, nhưng cũng chưa dày lắm. Ngay cả khi trời lạnh hồ vẫn không đóng băng hết, vẫn còn một khoảnh nước đủ cho dân vịt bơi loanh quanh tí chút. Em nghe nói, khi trời đủ lạnh để băng đóng dày, có vài cô trong bọn em ra đây trượt băng. Chừng đó thì dân vịt (hì, gọi thế nghe cũng lạ, nhưng em quen mất rồi, tự buột mồm ra thôi) sẽ phải đi chỗ khác. Em thì chẳng thích trượt băng, nên em chỉ mong đừng có băng biếc gì hết, nhưng dẫu có mong thì cũng đâu thể được như ý mình. Vùng này mùa đông lạnh kinh người, thành thử một khi đã sống ở đây thì dân vịt ắt phải thích nghi với lãnh thổ chứ.

Dạo này, cuối tuần nào em cũng tới đây giết thì giờ bằng cách ngắm dân vịt. Mỗi lần như vậy, em có thể ngồi hàng hai ba tiếng đồng hồ mà không biết. Ra ngoài trời lạnh là em vũ trang từ đầu tới chân y như thợ săn gấu Bắc Cực ấy: tất lót, mũ, khăn choàng, giày cao cổ, áo khoác lông. Rồi em ngồi hàng tiếng đồng hồ trên một tảng đá, chỉ mình em, hoàn toàn thư giãn, ngắm dân vịt. Thỉnh thoảng em cho chúng ăn bánh mì cũ. Dĩ nhiên ở đây chẳng có ai khác dư thì giờ làm mấy chuyện điên rồ ấy cả.

Chẳng rõ anh Chim vặn dây cót có biết không, chứ vịt là một loài rất dễ thương. Em ngắm chúng chả bao giờ chán. Em không làm sao hiểu được, vì sao ai cũng thích đi đâu đó thật xa hay bỏ tiền xem những bộ phim ngớ ngẩn thay vì dành thì giờ vui với dân vịt. Chẳng hạn như thỉnh thoảng chúng lại vỗ cánh bay lên không trung rồi đáp xuống băng nhưng lại trượt chân, thế là ngã oạch oạch. Y như xem hài kịch trên ti-vi ấy! Xung quanh chẳng có ai khác, thế mà em vẫn cười sặc sụa. Dĩ nhiên đâu phải chúng làm trò để cho em cười. Chúng đang cố hết sức mình để sống cho ra sống đấy chứ, chỉ có điều thỉnh thoảng một cái thôi. Thế mới thật là hay, em nghĩ vậy.

Dân vịt có những cái chân có màng dẹt mầu cam đến là dễ thương, như là chúng mang giày đi mưa nhỏ xíu của trẻ con ý, chỉ có điều chân ấy không sinh ra để đi trên băng, em đoán vậy vì em thấy chúng cứ trượt tới trượt lui suốt, có khi còn ngã phịch mông xuống, chổng cẳng lên trời nữa. Giày ấy ắt là không có núm chống trượt. Thành thử mùa đông thật chẳng phải là mùa vui vẻ gì cho dân vịt.


Em tự hỏi, trong thâm tâm chúng nó nghĩ gì về băng hay những thứ tương tự. Em dám cá rằng chúng chẳng ghét bỏ gì mùa đông lắm đâu. Nhìn chúng nó em cảm thấy vậy. Xem ra chúng sống cũng khá vui vẻ đấy chứ, dẫu đang mùa đông, có chăng thì thỉnh thoảng chỉ tự càu nhàu: “Lại băng à? Đành vậy thôi…” Em thích dân vịt là còn thích điều ấy nữa.

Hồ nằm chính giữa rừng, từ đâu đến đây cũng xa. Chẳng ai khác (ngoài em ra, dĩ nhiên!) buồn cuốc bộ ngần ấy đường để đến đây vào mùa này, ngoại trừ những hôm thật ấm. Em đi theo lối mòn xuyên qua rừng, giày em nghiến lạo xạo trên lớp băng còn lại từ trận mưa tuyết gần đây. Em thấy xung quanh đâu cũng toàn chim. Mỗi khi em dựng cao cổ áo lên, khăn quàng quấn cổ kín tận cằm, mỗi hơi thở ra là thành bụm khói trắng trong không khí, với một khúc bánh mì tận trong túi, cứ thế men theo đường mòn xuyên qua rừng mà nghĩ về dân vịt, em lại thấy lòng thực sự ấm áp, hạnh phúc, và em chợt nghĩ ra rằng đã lâu lắm rồi mình không thấy hạnh phúc như vậy.

Thôi, chuyện dân vịt thế là đủ.

1.1.21

Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương Tác giả Haruki Murakami

Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương Tác giả Haruki Murakami. 
Vào lúc đó, gã bỗng chấp nhận tất cả. Tazaki Tsukuru đã hiểu ra, ở phần sâu xa nhất trong linh hồn mình, lòng người và lòng người không bao giờ gắn kết với nhau chỉ bởi sự hài hòa. Mà trái lại, gắn kết với nhau sâu sắc bởi tổn thương và tổn thương, nối liền với nhau bởi niềm đau và niềm đau, bởi mong manh và mong manh. Không có sự tĩnh lặng nào mà không chứa đựng những tiếng kêu bi thống, không có sự dung thứ nào mà không đổ máu trên mặt đất, không có sự chấp nhận nào mà không phải vượt qua những mất mát đau thương. Đó là thứ nằm trong căn đế của sự hài hòa đích thực.

Aka trong Akamatsu nghĩa là Đỏ
O trong Oumi nghĩa là Xanh lơ
Shira trong Shirane nghĩa là Trắng
Kuro trong Kurono nghĩa là Đen
Và Tazaki Tsukuru Không màu
Họ -  năm người bạn đã từng chơi rất thân với nhau.
Họ - một ngày nọ, đã loại trừ một sắc thái màu mang tên Tazaki.
Vì Không màu quá mơ hồ, nhợt nhạt hay quá khác biệt?
Không có lời giải đáp nào cho câu hỏi trên.

Đây là tác phẩm mới nhất của Murakami sau bộ tiểu thuyết “dài hơi” 1Q84. Cuốn sách được khởi nguyên từ một truyện ngắn như lời Mura tâm sự: "Ban đầu tôi định viết một truyện ngắn nhưng tôi càng viết, nó tự nhiên càng dài ra. Chuyện này không thường xảy ra với tôi lắm, có lẽ là lần đầu tiên kể từ khi viết Rừng Na Uy.”
Tazaki cũng gặp phải cú sốc tinh thần đầu đời (một kiểu san chấn tâm lý) như nhiều nhân vật chính khác trong các tác phẩm trước đó của Murakami. Một vết thương lòng đớn đau ở tuổi hai mươi. Tazaki bị đẩy ra ngoài nhóm bạn với lời nhắn gửi cuối cùng “đừng gọi nữa”. Cô đơn trong kí ức, hoài niệm. Cô đơn nơi thực tại mơ hồ. Cô đơn trong nỗi đau, hoài nghi. Anh mặc định mình là một kẻ trống rỗng, không bạn bè.
Ngay ngày hôm đấy, anh chết. Tuổi trẻ, tình yêu, khát vọng - tất cả chỉ còn là một màu trong suốt vô hình. Và mười sáu năm sau, ý niệm về cái chết như phương thức giải thoát duy nhất vẫn còn đeo đuổi trong tâm trí anh. Nếu như không có sự xuất hiện của cô gái Sara, có thể Tazaki đã mang theo những tuyệt vọng, ám ảnh triền miên vào giấc ngủ không bao giờ thức tỉnh.
Anh quyết định quay về những năm tháng lãng quên để tìm ra sự thật và giải mã những phần đứt đoạn của giấc mơ. Xuyên suốt tác phẩm, chuyến hành hương ngập tràn trong âm nhạc - thanh âm êm dịu của đoạn khúc Le mal du pays (Hoài hương) mà cô gái tên Trắng thường chơi.

Cái chết bí ẩn của Trắng.
Những đớn đau giày vò của Xanh, Đen và Đỏ.
Sự thật đã giải thoát Không Màu khỏi hồi ức vỡ vụn!


Trong thời đại của công nghê, Google và Facebook, con người đã dần quen với việc kết nối với nhau bằng mạng lưới thông tin đa chiều. Và chúng ta dường như ngủ mơ trong thế giới ảo mà quên rằng: lòng người - nơi tận cùng thế giới mới là nơi khó nắm bắt nhất. Nó hiện hữu đấy nhưng cũng rất đỗi mong manh vô hình. Và Murakami đã khẳng định một cách chua xót rằng, “Nếu muốn, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể dễ dàng lấy được những thông tin như thế. Dẫu vậy, chúng ta thật sự gần như chẳng biết gì về mọi người”. Suốt mười sáu năm, Tasuki trốn chạy nỗi đau bằng cách tự gây tổn thương bản thân. Nhưng điều đó không giúp anh thoát khỏi ám ảnh. Đối diện với nỗi đau và những vết cứa sắc lẹm của nó mới chính là cách giúp con người tồn tại và xích lại gần nhau.


“Lòng người và lòng người không bao giờ gắn kết với nhau chỉ bởi sự hài hòa. Mà trái lại, gắn kết với nhau sâu sắc bởi tổn thương và tổn thương. Nối liền với nhau bởi niềm đau và niềm đau, bởi mong manh và mong manh. Không có sự tĩnh lặng nào mà không chứa đựng những tiếng kêu bi thống, không có sự dung thứ nào mà không đổ máu trên mặt đất, không có sự chấp nhận nào mà không phải vượt qua những mất mát đau thương. Đó là thứ nằm trong căn đế của sự hài hòa đích thực".

Đọc cuốn sách, có thể bạn sẽ nhớ lại những câu trong Kafka bên bờ biển. Chuyến hành hương của Tazaki vô tình gợi nhắc đến cuộc hành trình của Kafka để thoát khỏi lời nguyền định mệnh:

Anh ngồi bên rìa thế giới
Em trên miệng núi lửa đã tắt
Đứng khuất trong bóng cánh cửa
Là những lời không còn chữ
Phía bên kia những lời không còn chữ. Đó mới là thực tại vẹn nguyên, là lòng người sâu thẳm.

Tazaki Tsukuru Không Màu Và Những Năm Tháng Hành Hương không quá siêu thực, mơ hồ và huyền bí như những kiệt tác trước đó của Murakami. Thế nhưng, nó vẫn có sức hút mãnh liệt đối với độc giả. Với 13000 bản trong lần đầu ra mắt, tiểu thuyết này đã phá vỡ kỉ lục lượng xuất bản đầu tiên của bất kì cuốn sách nào tính đến thời điểm hiện tại.
Xin phép được tạm dừng mọi luận bàn tại đây. Tất cả vẫn là một bí mật.
Tất cả không thể là khởi đầu. Cho đến khi bạn gặp Tazaki.
Và hành hương cùng anh ấy…

BONUS: 

 LE MAL DU PAYS’ CỦA FRANZ LISZT. THUỘC QUYỂN ‘NĂM THỨ NHẤT: THUỴ SĨ’ NẰM TRONG TẬP TÁC PHẨM ‘NHỮNG NĂM HÀNH HƯƠNG 



Tsukuru rời mắt khỏi cuốn sách đang đọc, hỏi Haida tên bản nhạc.
“ ‘Le Mal du Pays’ của Franz Liszt. Thuộc quyển ‘Năm thứ nhất: Thuỵ Sĩ’ nằm trong tập tác phẩm ‘Những năm hành hương’.”
“ ‘Le Mal du…’?”
“Le Mal du Pays, tiếng Pháp. Thường được dùng với nghĩa là hoài hương hoặc sầu muộn, nhưng nói cho rõ hơn thì là ‘nỗi ưu sầu vô cớ mà cảnh điền viên gợi lên trong lòng người’. Môt từ khó dịch cho chính xác.”
“Một cô gái mà tớ từng biết thường hay chơi bản nhạc này. Bạn cùng lớp hồi cấp ba.”
“Em cũng thích bản nhạc này từ xưa. Nhưng không phải một bản nhạc được biết đến rộng rãi lắm.” Haida nói. “Bạn anh chơi dương cầm rất giỏi phải không?”
“Tớ không am hiểu âm nhạc, nên không nhận xét được là giỏi hay kém. Nhưng lần nào được nghe, tớ cũng cảm thấy đó là một bản nhạc đẹp. Nói thế nào nhỉ? Nó chứa đầy nỗi ưu sầu dịu nhẹ, nhưng không hề sướt mướt.”
“Nếu có thể cảm nhận được như thế thì chắc chắn đó là một người chơi đàn rất giỏi.” Haida nói. “Bản nhạc này về mặt kỹ thuật thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng không dễ thể hiện. Nếu chỉ chơi đúng các nốt nhạc, nó sẽ trở thành một bản nhạc không thú vị, cũng chẳng ra gì. Ngược lại, nếu thể hiện quá đà thì lại sẽ trở nên rẻ rúng. Tính chất của bản nhạc có thể biến đổi hoàn toàn chỉ nhờ vào một yếu tố duy nhất là cách sử dụng bàn đạp.”
“Nghệ sĩ chơi bản này tên là gì?”
“Lazar Berman. Nghệ sĩ dương cầm người Nga, ông chơi Liszt giống như đang vẽ một bức tranh phong cảnh trong tâm tưởng đầy tinh tế. Các bản nhạc soạn cho piano của Liszt thường được cho là thiên về kỹ thuật và hời hợt. Dĩ nhiên, cũng có những tác phẩm rất lắt léo theo kiểu như vậy, nhưng nếu nghe chăm chú từ đầu đến cuối, sẽ thấy bên trong chúng hàm chứa một chiều sâu độc đáo. Tuy nhiên, chiều sâu ấy, trong hầu hết trường hợp, lại được khéo léo giấu kín dưới một lớp trang sức. Điều đó đặc biệt đúng với tập ‘Những năm hành hương’ này. Trong số các nghệ sĩ dương cầm còn sống, không nhiều người có thể chơi Liszt được đúng và đẹp. Theo quan điểm của em, mới đây nhất thì chỉ có Berman, còn xa xưa hơn thì chỉ có Claudio Arrau.”
Hễ cứ nói tới âm nhạc là Haida sôi nổi hẳn lên. Cậu ta tiếp tục nói về những nét đặc trưng trong diễn tấu Liszt của Berman, song Tsukuru hầu như không để vào tai. Thật kinh ngạc, trong óc gã, hình ảnh Trắng đang chơi bản nhạc ấy dần hiện lên sống động như trong một không gian ba chiều. Cứ như thể một vài khoảnh khắc đẹp đẽ ở đó đang chống lại lực cản tất yếu của thời gian, từng bước vững chắc lội ngược dòng kênh.
Cây dương cầm ba chân của hãng Yamaha đặt trong phòng khách nhà Trắng. Dây đàn luôn được chỉnh đúng âm, phản ảnh nét tính cách chỉnh chu, tỉ mỉ của cô. Trên bề mặt mỹ miều của nó không một vết mờ, không một dấu vân tay. Ánh nắng buổi chiều rọi vào từ cửa sổ. Bóng cây hoàng đàn đổ ngoài sân. Cánh rèm đăng ten đung đưa trước gió. Tách trà trên bàn. Mái tóc đen của cô được búi gọn đằng sau, và ánh mắt nghiêm trang chăm chú nhìn bản nhạc. Mười ngón tay dài và đẹp đặt trên những phím đàn. Đôi chân nhấn lên bàn đạp ẩn chứa sức mạnh không thể tưởng tượng ra ở cô những lúc bình thường, và chính xác. Bắp chân trắng mịn như một món đồ sứ tráng men. Khi được đề nghị biểu diễn gì đó, cô thường chơi bản nhạc này. “Le Mal du Pays” – nỗi ưu sầu vô cớ mà cảnh điền viên gợi lên trong lòng người; hoài hương, hay sầu muộn. 

10.9.20

Dân vịt

Phanblogs Dân vịt. Giờ em sẽ viết về dân vịt. Vâng, đây là lần đầu tiên em nhắc đến dân vịt, chuyện thế này.


Em có lần nói với anh là nhà máy nơi em đang làm việc đây có cơ ngơi rộng ơi là rộng, có rừng, có hồ, lại còn gì gì nữa ấy. Thong dong tản bộ thì chả còn gì bằng. Hồ khá to, có dân vịt sống ở đấy, đâu như mười hai chú. Em chả biết mấy chú này tổ chức gia đình ra sao. Có lẽ chúng thỏa thuận nội bộ với nhau thế nào đó, kiểu như chú này thì chơi được với chú nọ nhưng không được chơi với chú kia, nhưng em chưa bao giờ thấy chúng đánh nhau cả.

Dân vịt

Đã sang tháng Mười Hai, băng đã bắt đầu đóng trên mặt hồ, nhưng cũng chưa dày lắm. Ngay cả khi trời lạnh hồ vẫn không đóng băng hết, vẫn còn một khoảnh nước đủ cho dân vịt bơi loanh quanh tí chút. Em nghe nói, khi trời đủ lạnh để băng đóng dày, có vài cô trong bọn em ra đây trượt băng. Chừng đó thì dân vịt (hì, gọi thế nghe cũng lạ, nhưng em quen mất rồi, tự buột mồm ra thôi) sẽ phải đi chỗ khác. Em thì chẳng thích trượt băng, nên em chỉ mong đừng có băng biếc gì hết, nhưng dẫu có mong thì cũng đâu thể được như ý mình. Vùng này mùa đông lạnh kinh người, thành thử một khi đã sống ở đây thì dân vịt ắt phải thích nghi với lãnh thổ chứ.

Dạo này, cuối tuần nào em cũng tới đây giết thì giờ bằng cách ngắm dân vịt. Mỗi lần như vậy, em có thể ngồi hàng hai ba tiếng đồng hồ mà không biết. Ra ngoài trời lạnh là em vũ trang từ đầu tới chân y như thợ săn gấu Bắc Cực ấy: tất lót, mũ, khăn choàng, giày cao cổ, áo khoác lông. Rồi em ngồi hàng tiếng đồng hồ trên một tảng đá, chỉ mình em, hoàn toàn thư giãn, ngắm dân vịt. Thỉnh thoảng em cho chúng ăn bánh mì cũ. Dĩ nhiên ở đây chẳng có ai khác dư thì giờ làm mấy chuyện điên rồ ấy cả.

Chẳng rõ anh Chim vặn dây cót có biết không, chứ vịt là một loài rất dễ thương. Em ngắm chúng chả bao giờ chán. Em không làm sao hiểu được, vì sao ai cũng thích đi đâu đó thật xa hay bỏ tiền xem những bộ phim ngớ ngẩn thay vì dành thì giờ vui với dân vịt. Chẳng hạn như thỉnh thoảng chúng lại vỗ cánh bay lên không trung rồi đáp xuống băng nhưng lại trượt chân, thế là ngã oạch oạch. Y như xem hài kịch trên ti-vi ấy! Xung quanh chẳng có ai khác, thế mà em vẫn cười sặc sụa. Dĩ nhiên đâu phải chúng làm trò để cho em cười. Chúng đang cố hết sức mình để sống cho ra sống đấy chứ, chỉ có điều thỉnh thoảng một cái thôi. Thế mới thật là hay, em nghĩ vậy.

Dân vịt có những cái chân có màng dẹt mầu cam đến là dễ thương, như là chúng mang giày đi mưa nhỏ xíu của trẻ con ý, chỉ có điều chân ấy không sinh ra để đi trên băng, em đoán vậy vì em thấy chúng cứ trượt tới trượt lui suốt, có khi còn ngã phịch mông xuống, chổng cẳng lên trời nữa. Giày ấy ắt là không có núm chống trượt. Thành thử mùa đông thật chẳng phải là mùa vui vẻ gì cho dân vịt. 

Em tự hỏi, trong thâm tâm chúng nó nghĩ gì về băng hay những thứ tương tự. Em dám cá rằng chúng chẳng ghét bỏ gì mùa đông lắm đâu. Nhìn chúng nó em cảm thấy vậy. Xem ra chúng sống cũng khá vui vẻ đấy chứ, dẫu đang mùa đông, có chăng thì thỉnh thoảng chỉ tự càu nhàu: “Lại băng à? Đành vậy thôi…” Em thích dân vịt là còn thích điều ấy nữa.

Hồ nằm chính giữa rừng, từ đâu đến đây cũng xa. Chẳng ai khác (ngoài em ra, dĩ nhiên!) buồn cuốc bộ ngần ấy đường để đến đây vào mùa này, ngoại trừ những hôm thật ấm. Em đi theo lối mòn xuyên qua rừng, giày em nghiến lạo xạo trên lớp băng còn lại từ trận mưa tuyết gần đây. Em thấy xung quanh đâu cũng toàn chim. Mỗi khi em dựng cao cổ áo lên, khăn quàng quấn cổ kín tận cằm, mỗi hơi thở ra là thành bụm khói trắng trong không khí, với một khúc bánh mì tận trong túi, cứ thế men theo đường mòn xuyên qua rừng mà nghĩ về dân vịt, em lại thấy lòng thực sự ấm áp, hạnh phúc, và em chợt nghĩ ra rằng đã lâu lắm rồi mình không thấy hạnh phúc như vậy.

Thôi, chuyện dân vịt thế là đủ.

28.7.20

Người Tình Sputnik tác giả Haruki Murakami

Phanblogs Người Tình Sputnik tác giả Haruki Murakami


"Và khi ấy tôi hiểu ra. Hiểu rằng chúng tôi là những người bạn đồng hành tuyệt vời, nhưng rốt cuộc chỉ là hai khối kim loại đơn độc bay theo quỹ đạo riêng của mình. Trông xa chúng như những ngôi sao băng đẹp đẽ, nhưng thực tế chúng chẳng là gì ngoài những nhà tù, nơi mỗi người chúng tôi bị nhốt đơn độc, đi đến nơi vô định. Khi quỹ đạo hai vệ tinh của chúng tôi ngẫu nhiên ngang qua nhau thì chúng tôi có thể ở cùng nhau. Thậm chí có thể mở lòng với nhau. Nhưng chỉ trong một khoảng khắc hết sức ngắn ngủi mà thôi. Sang khoảng khắc sau chúng tôi lại rơi vào sự đơn độc tuyệt đối. Cho đến khi chúng tôi cháy bùng lên và trở thành hư vô."
Người Tình Sputnik tác giả Haruki Murakami
Người Tình Sputnik tác giả Haruki Murakami
Tiểu thuyết được kể từ góc nhìn của K – nhân vật xưng "tôi" và là một giáo viên tiểu học 24 tuổi. Anh có một người bạn thân từ thời đại học tên là Sumire, một cô gái đang cố gắng phấn đấu trở thành tiểu thuyết gia trong khi làm việc bán thời gian. Hai người có một mối liên hệ hết sức sâu sắc và mật thiết. K yêu Sumire nhưng cô đã không đáp lại tình cảm của anh hay của đàn ông nói chung.

Đột nhiên, năm 22 tuổi, Sumire yêu một phụ nữ lớn hơn cô 17 tuổi có tên thân mật là Miu sau khi cuộc gặp gỡ tại một lễ cưới người quen của hai người. Kể từ đó, hai người thường xuyên ở bên nhau. Cuộc sống của Sumire trải qua nhiều biến đổi nhờ Miu như việc cô trở thành thư ký cho Miu, chuyển nhà, ngừng hút thuốc lá song cũng từ đó cô không thể viết lách được gì.

Trong chuyến du lịch châu Âu của hai cô gái, Sumire thường xuyên viết thư tay về cho K, kể cho anh nghe về mọi thứ xung quanh cô. Tuy nhiên, vào một hôm, chính Miu đã gọi điện yêu cầu K đến một hòn đảo nhỏ ở Hy Lạp, nơi họ đang ở, vì có chuyện xảy đến cho Sumire. Chuyện này sau đó được tiết lộ là Sumire đã mất tích. Lúc Miu đang đôn đáo rời Athens liên hệ cảnh sát, đại sứ quán cùng cha mẹ Sumire thì K, sau khi trằn trọc suy nghĩ, đã nghĩ có thể manh mối nằm trong những gì Sumire đã viết. Anh tìm ra chiếc đĩa mềm bí mật nằm trong vali như-chỉ-để-dành-cho-anh-mở-ra. Trong đĩa mềm có hai tập tin: "Tài liệu 1" và "Tài liệu 2". Nhờ đó anh đọc được những gì Sumire ghi lại về giấc mơ của cô và sự kiện bước ngoặt của Miu 14 năm về trước. Đêm hôm đó, anh có một trải nghiệm kỳ lạ khiến anh hình dung rằng Sumire đã không còn ở thế giới này mà là một thế giới khác.

Sau đó, K phải trở về Nhật vì năm học mới sắp đến, vẫn chưa có tin tức gì mới về Sumire. Mang trong mình nỗi cô đơn vô hạn vì mất đi một người quý giá trong đời mình, anh có thể hiểu được lờ mờ những gì xảy đến trong tâm trí cậu bé bí ẩn có biệt danh "Cà Rốt", con trai người tình của anh lúc ấy đang hứng chịu áp lực tinh thần vì hôn nhân của cha mẹ cậu gặp vấn đề. Anh đem tâm sự của mình trải lòng cho cậu bé khiến cậu cảm thấy tươi tỉnh hơn và dừng việc trộm cắp chỉ để trộm cắp của mình. Cũng từ đây, K chia tay người tình ấy.

K chưa bao giờ gặp lại Sumire hay Miu (thực tế là K có bắt gặp thoáng qua Miu đi xe chạy lướt ngang qua anh). Còn với Sumire, có một lần cô gọi cho anh vào lúc nửa đêm, nói rằng mình đang ở một bốt điện thoại công cộng, với những dấu hiệu cho thấy Sumire vẫn đang nhìn thấy những thứ thuộc cùng một thế giới với anh. Tiểu thuyết có kết thúc mở.

Người Tình Sputnik tác giả Haruki Murakami pdf
Người Tình Sputnik tác giả Haruki Murakami docx
Người Tình Sputnik tác giả Haruki Murakami txt









16.1.20

đào hố để mà đào

Phanblogs đào hố để mà đào “Ông vừa đào hố phải không?”“Hố? À, cậu nói đến cái hố ấy à? Đó không phải là việc của tôi. Không phải là tôi không thích, nhưng…”, ông đại tá nói và cười ngập ngừng. “Không, tôi có công việc trong thành phố.”

Thức ăn đã nóng. Ông chia ra hai đĩa và đặt lên bàn. Xúp rau với mì. Ông xúc một thìa đầy, thổi và khoái trá đút vào miệng.
“Cái hố ngoài kia để làm gì?’, tôi hỏi ông đại tá.
“Chẳng để làm gì cả”, ông vừa nói vừa đưa thìa tiếp theo lên mồm. “Họ đào hố để mà đào. Xét như vậy thì đó là cái hố sạch nhất.”
“Tôi không hiểu.”
“Cực đơn giản: họ muốn đào hố, vậy thì họ đào hố. Không có lý do nào khác.”
Tôi cắn bánh mì và suy ngẫm thế nào là cái hố sạch nhất.

“Họ thỉnh thoảng lại đào một hố, thế thôi”, ông già nói. “Về nguyên tắc không khác gì với việc chơi cờ của tôi. Không có nghĩa gì, và không có mục đích gì. Nhưng không sao. Không ai cần lý do, vì không ai muốn đạt được mục đích gì cả. Tất cả chúng ta ở đây nói đúng ra là đang đào những cái hố vì chính nó, mỗi người một cách riêng. Hành động không cần cứu cánh, nỗ lực không cần tiến bộ, những bước đi không cần đích – có tuyệt vời không nào? Không ai thiệt gì, và không ai làm người khác thiệt. Không ai vượt lên, và không ai bị vượt. Không chiến thắng, nhưng cũng không thất bại.”
“Dần dần tôi hiểu ý ông.”
Ông sĩ quan già gật đầu lia lịa, quay lại với món xúp rau và ăn nốt thìa cuối cùng.

Họ đào hố để mà đào. Xét như vậy thì đó là cái hố sạch nhất.
Họ đào hố để mà đào. Xét như vậy thì đó là cái hố sạch nhất.


“Có thể cậu không hiểu vài thứ ở thành phố này. Nhưng chúng tôi thấy đúng. Đúng đắn, yên lành và trong sáng. Rồi một lúc nào đấy cậu sẽ hiểu ra – ít nhất thì tôi mong như vậy. Tôi từng là lính lâu năm, và tôi không hối hận. Đó là một cuộc sống tốt. Đôi khi hôm nay tôi còn nhớ lại mùi thuốc súng và máu, ánh lấp lánh của lưỡi lê, hồi kèn gọi xung trận. Nhưng những thứ thúc đẩy chúng tôi ra chiến trường ngày đó – đại loại như danh dự, yêu nước, hiếu chiến hay căm thù – thì tôi chỉ còn nhớ lơ mơ. Có lẽ bây giờ cậu đang sợ đánh mất tâm hồn mình. Ngày xưa tôi cũng từng sợ. Người ta không việc gì phải xấu hổ.” Đến đây ông đại tá ngừng lời và đăm đăm nhìn ra xa một lúc như cố tìm câu chữ thích hợp. “Nhưng có một điều cậu luôn phải suy nghĩ: nếu cậu chia tay với tâm hồn thì sẽ nhận được sự bình an. Một sự bình an sâu sắc như cậu chưa bao giờ được tận hưởng trong đời.”
Tôi im lặng gật đầu

Trích : Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami


https://phanblogs.blogspot.com/2019/12/xu-so-dieu-ky-tan-bao-va-chon-tan-cung_53.html


5.12.19

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami

 
“Ở đây”, tôi nói và gõ ngón tay vào đầu mình. “Chúng sống trong đầu anh. Cả một đàn.”
“Anh nói kiểu biểu tượng?”
“Không, không, hoàn toàn không phải biểu tượng. Chúng sống trong đầu anh, đó là sự thực. Có một người đã phát hiện ra hộ anh.”
“Nghe thú vị đấy. Kể tiếp cho em nghe đi!”
“Chẳng thú vị gì đâu”
“Nhưng em thích nghe!”
“Ở tận đáy của ý thức hệ có một dạng như cái lõi mà người ta không cảm nhận được bằng giác quan. Trong trường hợp anh, đó là một thành phố với một dòng sông chảy qua và được bao bọc bởi một bức tường thành cao xây bằng gạch. Dân trong thành phố không thể ra ngoài. Chỉ có đàn thú một sừng được rời thành phố. Như những tờ giấy thấm, chúng hút hết các bản thể của người dân và chuyển ra ngoài thành. Vì vậy người dân trong thành phố không có bản thể, không có chính mình. Anh sống trong thành phố ấy – đúng hơn là sẽ sống trong đó. Không thể nói thêm điều gì nữa, chính anh cũng chưa được tận mắt nhìn thấy thành phố.”
“Một câu chuyện rất độc đáo”, cô nói.

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami
Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới được xây dựng bằng các chương xen kẽ nhau, với hai câu chuyện được kể lại dưới góc nhìn của hai nhân vật xưng “tôi”. Câu chuyện thứ nhất diễn ra tại Tokyo, một toán sư được mời đến làm việc cho một nhà khoa học lập dị đang nghiên cứu dự án điều khiển âm thanh trong tự nhiên. Toán sư này là người làm cho Hệ thống, một tổ chức rộng lớn chuyên bảo vệ dữ liệu, đối lập với nó là Nhà máy – tổ chức của các ký hiệu sư chuyên xâm nhập dữ liệu. Ngoài Nhà máy, bọn ma đen – những sinh vật ghê rợn sống trong bóng tối cũng thèm khát chiếm hữu công trình của nhà khoa học nọ. Để chống lại, toán sư nhận nhiệm vụ mã hóa dữ liệu bằng phương pháp đặc biệt nhất của Hệ thống – sử dụng các tầng ý thức sâu mà chính anh cũng không tự nhận biết được. Bất ngờ nhà khoa học biến mất, anh không còn cách nào khác là dấn thân vào cuộc phiêu lưu dưới lòng đất hòng tìm ra ông, trước thời điểm “thế giới lụi tàn”.

Bối cảnh của câu chuyện thứ hai là một vùng đất kỳ lạ được gọi là Chốn tận cùng thế giới. Được bao quanh bởi bức tường thành chỉ có chim bay qua được, con người ở vùng đất này sống lặng lẽ, không khổ đau, không lo lắng, vì họ đã bỏ lại cái bóng của mình ngoài tường thành. Nhân vật “tôi” có nhiệm vụ là đọc các “giấc mơ xưa” tại thư viện, nhưng do mới tách ra khỏi cái bóng của mình chưa lâu, anh vẫn còn khả năng gợi lại ký ức, vẫn cảm thấy bất an trong xứ sở hoàn hảo này. Anh đứng trước hai lựa chọn, hoặc dấn thân vào những hiểm nguy vô hình để tìm đường thoát ra, hoặc ở lại và vĩnh viễn từ bỏ tâm hồn mình, một khi cái bóng đã chết hẳn…

Hai nhân vật có liên quan gì đến nhau, chốn tận cùng thế giới nằm ở đâu, và thế giới lụi tàn sẽ dẫn đến điều gì? Những câu hỏi siêu hình về số phận, về bản sắc con người trong xã hội bị thống trị bởi các tổ chức bí hiểm đầy sức mạnh – là chủ đề quen thuộc mà Murakami sẽ tiếp tục sử dụng trong Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển… Một tác phẩm khoa học giả tưởng, truyện trinh thám và bản tuyên ngôn của chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp trong cuốn tiểu thuyết dung lượng đồ sộ. Murakami đã hợp nhất Đông - Tây, bi - hài, sự thờ ơ và lòng trắc ẩn, ngôn ngữ lóng thông tục và các tư tưởng triết học siêu hình trong câu chuyện đặc sắc về toán sư 35 tuổi li hôn trong hành trình đi xuống thế giới ngầm mang màu sắc Kafka dưới lòng Tokyo hiện đại. Kết quả là Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới với những tưởng tượng sáng tạo phóng túng và một trạng thái lắng đọng sâu xa của tâm thức, góp phần tạo nên thành công lớn làm gia tăng đáng kể lượng độc giả của Haruki Murakami trên toàn thế giới. Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới đã được trao giải văn học Tanizaki uy tín của Nhật Bản.

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami pdf


Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami txt


Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami docx


12.3.18

Phía Nam biên giới Phía Tây mặt trời Haruki Murakami

Phanblogs Phía Nam biên giới Phía Tây mặt trời Haruki Murakami

Phan: Có những người không thoát ra khỏi quá khứ và họ bị nó đóng hộp nhân danh cảm xúc.

- Em biết không, hồi còn nhỏ, anh thường xuyên tự hỏi ở Phía Nam biên giới có thể có gì, tôi nói.

- Em cũng thế. Lớn lên, khi đã hiểu được lời bài hát bằng tiếng Anh, em rất thất vọng vì đó chỉ là một bài hát về nước Mêxicô. Em nghĩ ở Phía Nam biên giới phải có cái gì đó tuyệt diệu hơn thế nhiều.

- Chẳng hạn như cái gì?

Shimamoto-san vuốt tóc ra phía sau và dùng tay đỡ nhẹ lấy.

- Em không biết. Cái gì đó rất đẹp, rất lớn, rất dịu dàng.

- Cái gì đó rất đẹp, rất lớn, rất dịu dàng? Cái gì đó ăn được à?

Nàng mỉm cười. Tôi nhìn thấy hàng răng trắng giữa đôi môi nàng.

- Không, em không nghĩ thế, có thể là không phải đâu.

- Cái gì đó có thể chạm vào?

- Phải, rất có thể là cái gì đó mà người ta có thể chạm vào.

- Có quá nhiều "có thể" trong những câu nói của em.

- Chúng ta sống trong một thế giới có rất nhiều "có thể".



- Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, nàng nói.

- Phía Tây mặt trời là thế nào?

- Đó là một nơi có thật. Anh đã bao giờ nghe nói đến thứ bệnh tên là Hysteria siberiana chưa?

- Chưa.

- Cách đây đã lâu em đọc được về nó ở đâu đó, chắc là từ hồi em còn học cấp hai. Em không còn biết ở trong cuốn sách nào nữa, chỉ nhớ chắc chắn đó là một thứ bệnh mà nông dân Xibêri hay mắc phải. Anh cứ tưởng tượng mình là một người nông dân Xibêri và anh sống một mình trên thảo nguyên. Và ngày nào, ngày nào anh cũng làm ruộng. Hoang mạc ngút tầm mắt. Không có gì, hoàn toàn không có gì ở xung quanh anh. Phía Bắc, đường chân trời, phía Nam, đường chân trời, phía Đông, đường chân trời, và phía Tây, vẫn là đường chân trời. Chỉ thế thôi. Mỗi sáng, khi mặt trời hiện ra phía trên đường chân trời phía Đông, anh ra đồng làm việc,và khi mặt trời lên đến đỉnh, anh ngừng tay để ăn trưa. Khi mặt trời biến mất sau đường chân trời phía Tây, anh về nhà đi ngủ.

- Anh nghĩ cuộc đời đó rất khác với cuộc đời của một ông chủ câu lạc bộ nhạc jazz ở khu Aoyama.

- Cái đó thì hẳn rồi, Shimamoto-san mỉm cười nói, rồi nàng hơi nghiêng đầu. Quả thật là rất khác. Và, ngày nào cũng như thế, cả năm.

- Nhưng vào mùa đông thì không thể làm đất ở Xibêri được.

- Tất nhiên rồi, mùa đông thì anh nghỉ ngơi. Mùa đông anh làm việc trong nhà; rồi, khi mùa xuân tới, anh lại ra đồng làm. Anh sống một cuộc sống như thế đấy. Anh cứ tưởng tượng anh là một nông dân ở Xibêri đi.

- Xong rồi, tôi nói.

- Một ngày đẹp trời, trong sâu thẳm con người anh có cái gì đó chết đi.

- Chết? Cái gì chết?

Shimamoto-san lắc đầu.

- Em không biết. Cái gì đó. Cái gì đó gãy đi trong người anh và chết, khi mà suốt đời anh cứ nhìn mặt trời hiện ra phía trên đường chân trời phía Đông, hoàn thành cái vòng cung di chuyển của nó và đi ngủ sau đường chân trời phía Tây. Khi đó, anh sẽ vứt cái cuốc xuống đất, và không nghĩ ngợi gì nữa, anh đi thẳng về phía Tây. Về phía Tây mặt trời. Và anh cứ đi như thế hàng ngày trời không ăn không uống, như thể bị bỏ bùa, và cuối cùng anh gục xuống đất và chết. Chứng hysterie Xibêri là như thế đó.

Tôi tưởng tượng ra cảnh người nông dân Xibêri ngã gục xuống đất và chết.

- Nhưng ở phía Tây mặt trời có gì? tôi hỏi.

- Cái đó thì em chịu. Có thể là không có gì. Có thể là có cái gì đó. Dù sao thì cũng rất khác với phía Nam biên giới.
Phía Nam biên giới Phía Tây mặt trời Haruki Murakami
Phía Nam biên giới Phía Tây mặt trời Haruki Murakami


Khi cuối cùng ngẩng được đầu lên, tôi nhìn thấy Izumi đang ở trước mặt. Ngồi ở băng ghế sau một chiếc taxi dừng lại đèn đỏ, ngay trước mặt tôi, cô nhìn tôi chăm chăm qua cửa kính. Mặt cô chỉ cách mặt tôi một mét. Dĩ nhiên là cô không còn ở tuổi mười bảy nữa. Nhưng tôi nhận ra cô ngay. Không thể là người nào khác được. Ở đó, ngay trước mắt tôi, là người phụ nữ tôi từng ôm trong vòng tay hai mươi năm trước, người con gái đầu tiên mà tôi hôn, người trong một buổi chiều mùa thu đẹp trời, năm mười bảy tuổi, đã để tôi cởi bỏ quần áo, thậm chí còn làm mất một cái nịt tất. Hai mươi năm làm thay đổi một con người, cái đó thì chắc rồi, nhưng tôi nhận ra được khuôn mặt này giữa cả nghìn người.

“Cô ấy làm bọn trẻ con sợ”, người bạn học cũ từng nói với tôi. Ngay lúc đó, tôi còn chưa hiểu anh định nói gì. Tôi không thể tiêu hóa nổi những gì anh định giải thích với tôi. Giờ đây thì tôi hoàn toàn hiểu. Khuôn mặt Izumi không có chút biểu cảm nào. Hoặc đúng hơn tôi phải nói rằng: Mọi hình thức biểu cảm đã trốn chạy khỏi khuôn mặt cô. Giống như là một căn phòng không đồ đạc. Trên khuôn mặt đó, tất cả đều chết và lặng tờ như đáy đại dương. Và cô nhìn tôi chăm chú, với cái vẻ hoàn toàn vô cảm đó. Ít nhất thì tôi cũng nghĩ rằng cô nhìn tôi. Đôi mắt cô quay về phía tôi; nhưng chúng không hiểu gì hết, không truyền đạt một thông điệp nào. Nếu cô định chuyển cho tôi một điều gì đó, thì hẳn đó chỉ có thể là một sự trống rỗng không đáy.

Tôi đứng lặng tại đó. Tôi đã quên mất cách sử dụng lời nói. Tôi thở thật chậm, phải cố gắng lắm tôi mới đứng vững được. Lúc đó, tôi đã mất ý thức theo nghĩa đen về sự tồn tại của chính mình. Trong một lúc, thậm chí tôi còn không biết mình là ai. Những đường nét con người tôi bị xóa đi, tôi cảm thấy mình trở thành một thức chất lỏng chảy nhỏ giọt. Một cách máy móc, không có thời gian để suy nghĩ đến một ý định cụ thể, tôi chìa tay về phía Izumi, chạm vào cửa kính xe, và lấy đầu ngón tay vuốt ve. Tôi không biết cử chỉ đó có nghĩa gì. Vài người bộ hành dừng lại nhìn tôi vẻ bối rối. Nhưng tôi phải làm cử chỉ đó. Dọc theo cửa kính, tôi tiếp tục vuốt ve khuôn mặt không có mặt của Izumi. Cô không có cử động nào, thậm chí không chớp mắt. Cô đã chết rồi? Không, không thể. Cô vẫn đang sống, không một cử chỉ, mi mắt bất động. Cô vẫn sống, trong cái thế giới này, đằng sau cửa kính xe. Và đôi môi câm lặng của cô nói với tôi về một sự trống rỗng không đáy.

Phía Nam biên giới Phía Tây mặt trời Haruki Murakami.txt
Phía Nam biên giới Phía Tây mặt trời Haruki Murakami.pdf
Phía Nam biên giới Phía Tây mặt trời Haruki Murakami.doc


21.10.16

cuộc săn cừu hoang haruki murakami

Phanblogs “Con cừu muốn gì ở cậu?”

“Mọi thứ. Cả khóa nòng, cả súng, rồi nòng súng. Cơ thể tớ, trí nhớ tớ, nhược điểm của tớ, những mâu thuẫn của tớ… Đó là những thứ con cừu thực sự muốn. Con quái vật ấy có đủ các loại vòi. Nó thọc những cái vòi ấy vào trong tai trong mũi người ta như ống rơm và hút kiệt người ta. Đến giờ vẫn làm tớ sởn cả tóc gáy.”

“Và đổi lại lấy gì?”

“Những thứ quá tốt cho những thằng như tớ. Không phải là con cừu đến để cho tớ thấy bất cứ thứ gì có thật. Tất cả những gì tớ thấy chỉ là một lát bánh bé tí tẹo. Và…”

Chuột lại bỏ lửng câu nói giữa chừng.

“Và thế là đủ để kéo tớ vào tròng. Dù tớ không muốn chịu thú nhận điều đó. Đó không phải là thứ tớ có thể giải thích bằng lời. Con cừu giống như, xem nào, một cái lò cao nấu cháy mọi thứ nó chạm vào. Một thứ đẹp đẽ đến nhường ấy, nó làm người ta phát

cuồng lên. Nhưng nó là cái xấu xa làm sởn tóc gáy. Trao cơ thể mình cho nó là rồi mọi thứ sẽ không còn. Ý thức, giá trị, tình cảm, nỗi đau, mọi thứ. Biến mất. Nó rất giống với cái máy phát tỏa ra sức sống nơi nguồn gốc của mọi sự sống tại một điểm duy nhất trong vũ trụ.”

“Tuy vậy cậu đã có khả năng chối bỏ nó.”

“Đúng. Mọi thứ bị chôn vùi cùng với tấm thân tớ. Chỉ còn phải làm một việc cuối cùng để thấy nó bị chôn vùi vĩnh viễn.”



cuộc săn cừu hoang haruki murakami .doc


cuộc săn cừu hoang haruki murakami.pdf




3.10.16

Kafka bên bờ biển tác giả: Haruki Murakami

Kafka bên bờ biển tác giả: Haruki Murakami

Haruki Murakami dường như tạo được tiếng vang với những cuốn tiểu thuyết, nổi bật bằng chủ nghĩa hiện thực ma thuật, những con người bí ẩn hay những con mèo biến mất vẫn thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của ông. (Thực chất có hẳn một loại thẻ chơi trò Bingo Murakami để đọc giả điền vào khi họ muốn biết về các tác phẩm của ông bởi vì khối lượng tiểu thuyết và các truyện ngắn của Haruki phô bày khá nhiều phép chuyển ngữ)

Tuy nhiên giữa những yếu tố độc đáo này, người đọc sẽ tìm thấy lối văn tuyệt diệu nhất. Với những câu chuyện của mình, Murakami đã thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc vào trong cuộc đời, tình yêu, kiến thức và sự mất mát mà chúng ta thường sẽ nhận thấy thông qua các nhân vật của ông. Dường như ông luôn viết về những con người hạnh phúc nhất nhưng họ cũng không kém phần sáng suốt.

Nếu người ta đặt dấu chấm hỏi liệu rằng Murakami có nắm rõ về những điều ông viết ra thì gần đây báo chí đã dành riêng cho ông một mục tin tức và những tin nổi bật nhất cũng được biên soạn thành sách. Nếu bạn lỡ mất cơ hội được hỏi đáp với Murakami về những tầm nhìn trong cuộc đời bạn hay bất cứ vấn đề gì thì cũng đừng lo lắng. Dưới đây là 20 trích dẫn truyền cảm hứng của ông về cuộc đời, sự mất mát hoặc bất cứ thứ gì trong đó. Chúng sẽ đưa ra một số quan điểm bất cứ khi nào bạn cần đến.

"Mỗi một chúng ta đều mất một cái gì quý giá đối với mình," anh nói sau khi dứt chuông điện thoại. "Mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần cuộc sống. Nhưng bên trong đầu chúng ta - ít nhất là theo cảm nghĩ của mình - có một chỗ nho nhỏ để lưu trữ ký ức về những cái đã mất đó. Một chỗ giống như những giá sách ở thư viện này. Và để hiểu cơ cấu vận hành của trái tim ta, phải tiếp tục soạn thêm những phiếu tham khảo mới. Thỉnh thoảng phải hút bụi, thông khí, thay nước các bình hoa. Nói cách khác, phải mãi mãi sống trong thư viện riêng tư của chính mình."

Phan: Kafka bên bờ biển Murakami Có mùi vị của Rừng nauy. có kỳ dị của Chim vặn dây cót. Có ma mị của 1Q84


"Cháu có thể hỏi cô một câu được không?" "Về cái gì?"
"Cô kiếm đâu ra hai hợp âm đó?" "Hợp âm?"
"Hai hợp âm trong điệp khúc bài Kafka bên bờ biển ấy."
Bà nhìn tôi. "Cháu thích những hợp âm ấy à?" Tôi gật đầu.
"Cô tìm thấy những hợp âm ấy trong một căn phòng cũ, rất xa đây. Cửa phòng lúc ấy để mở," bà nói nhỏ nhẹ. "Một căn phòng rất rất xa."

"Bất kỳ ai đang yêu đều tìm cái phần thiếu hụt của bản ngã mình. Cho nên họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến người mình yêu. Giống như khi ta bước vào một căn phòng đầy kỷ niệm thân thương mà đã bao lâu ta không trở lại. Đó là một tình cảm rất tự nhiên. Cậu không phải là người phát hiện ra tình cảm ấy, vậy nên đừng có tìm cách giành bằng phát minh ra nó, hiểu không?"
Tôi đặt dĩa xuống và ngước lên.
"Một căn phòng cũ thân thương, xa xưa?"
"Đúng," Oshima nói, giơ thẳng chiếc dĩa như để nhấn mạnh. "Dĩ nhiên đó chỉ là ẩn dụ."


"Kafka ạ, trong đời mỗi con người, đều có một điểm không-đường-trở-lui. Và trong một số rất ít trường hợp, lạ có một điểm không thể tiến thêm chút nào nữa. Và một khi ta tới điểm đó, ta chỉ còn một nước là lặng lẽ chấp nhận sự việc. Như thế mới tiếp tục sống được."

Những cuộc gặp gỡ tình cờ nâng bước ta trên đường đời.
Chương 3, trang 28.
Thật khó mà phân biệt nổi biển với trời. Cũng như khó mà phân biệt được du khách với biển. Và thục tế với những hoang tưởng của trái tim.
Chương 3, trang 30.
Cuộc gặp tình cờ cũng là duyên kiếp. Mọi sừ trên đời đều do kiếp trước của ta định sẵn. Là ngay cả trong những sự kiện nhỏ nhất, cũng không có cái gì là ngẫu nhiên.
Chương 5, trang 39.
Mỗi lần tôi mở những cuốn sách ấy, một mùi của thời xưa lại phả ra từ những trang chữ - cái mùi đặc biệt của tri thức và những cảm xúc từ bao đời nay vẫn an nghỉ giữa những tấm bìa.
Chương 5, trang 45.
Cùng với thời gian, hầu hết mọi sự chìm vào quên lãng. Ngay cả chiến tranh và cuộc đấu tranh sinh tử mà người ta đã trải qua, giờ đây cũng tựa như một cái gì từ dĩ vãng xa xăm. Chúng ta quá bấn bíu với cuộc đời thường nhật đến nỗi những sự kiện của quá khứ biến mất khỏi quỹ đạo tâm trí của chúng ta như những vì sao đã tắt. Hàng ngày, có quá nhiều điều chúng ta phải nghĩ đến, quá nhiều điều mới chúng ta phải học. Thông tin mới, kiểu cách mới, kỹ thuật mới, thuật ngữ mới... Tuy nhiên, bất kể bao nhiêu thời gian qua đi, bất kể mọi biến cố, có một số điều ta không thể chôn vào quên lãng, những ký ức mà ta không bao giờ có thể xóa nhòa. Chúng còn lại mãi nới chúng ta như phiến đá đỉnh vòm.
Chương 12, trang 112.
Người lớn luôn luôn áp đặt đối với trẻ nhỏ, chính vì chúng có khả năng xử lý. Bọn trẻ bị ngợp bởi những nhiệm vụ đặt ra trước chúng và dần dà mất đi tính hồn nhiên và cảm giác thỏa mãn vốn có. Khi bị đối xử như vậy, trẻ con bắt đầu thu mình vào vỏ ốc và giữ kín mọi điều trong lòng. Phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới khiến chúng cởi mở trở lại. Trái tim trẻ con dễ uốn nhưng một khi đã uốn thì khó mà làm cho nó trở lại dạng ban đầu.
Chương 13, trang 117.
Một dạng hoàn hảo nào đó chỉ có thể thực hiện được qua một sự tích lũy vô hạn của cái không hoàn hảo.
Chương 13, trang 128.
Im lặng, là một cái gì ta có thể nghe thấy thực sự.
Chương 15, trang 157.
Nhắm mắt lại cũng chẳng thay đổi được gì. Chẳng có gì biến đi chỉ vì anh không nhìn thấy những gì đang diễn ra. Trên thực tế, tình hình thậm chí sẽ còn xấu đi khi anh mở mắt trở lại. Chúng ta đang sống trong một thế giới như thế đó. Hãy mở to mắt ra. Chỉ có kẻ hèn nhát mới nhắm mắt lại. Nhắm mắt, bịt tai đâu có làm cho thời gian ngừng lại được.
Chương 16, trang 167.
Hạnh phúc là ngụ ngôn, bất hạnh là chuyện đời.
Chương 17, trang 179.
Trong đời mỗi con người, đều có một điểm không-đường-trở-lui. Và trong một số rất ít trường hợp, lại có một điểm không thể tiến thêm chút nào nữa. Và môt khi ta tới điểm đó, ta chỉ còn một nước là lặng lẽ chấp nhận sự việc. Như thế mới tiếp tục sống được.
Chương 17, trang 184.
Mỗi người cảm nhận nỗi đau theo cách riêng của mình, mỗi người mang những vết sẹo riêng.
Chương 19, trang 207.
Đầu óc hẹp hòi triệt tiêu trí tưởng tượng. Không khoan nhượng, lý thuyết tách rời khỏi thực tế, ngôn từ sáo rỗng, lý tưởng vay mượn, hệ thống cứng nhắc. Đó chính là những cái làm mình thực sự kinh hãi. Những cái mình cực kỳ khiếp sợ và ghê tởm.
Chương 19, trang 208.
Mình có phải là một con sao biển hay một cây hồ tiêu đâu. Mình là một con người đang sống, đang hít thở. Dĩ nhiên là mình đã từng yêu.
Chương 23, trang 258.
Với thời gian, rốt cuộc, tất cả mọi người đều sẽ hỏng, sẽ biến đổi thành một cái gì khác. Sớm muộn, điều đó tất sẽ xảy ra thôi.
Chương 25, trang 282.
Ta chẳng có hình dạng gì. Ta là một vật thể khái niệm, siêu hình. Ta có thể khoác bất kỳ hình dạng gì, nhưng ta thiếu thực chất.
Chương 30, trang 324.
Bất kỳ ai đang yêu đều tìm cái phần thiếu hụt của bản ngã mình. Cho nên họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến người mình yêu. Giống như khi ta bước vào một căn phòng đầy kỷ niệm thân thương mà đã bao lâu ta không trở lại. Đó là một tình cảm rất tự nhiên.
Chương 31, trang 338.
Coi những cái điên khùng là thực, quả là... thực sự lãng phí thời gian.
Chương 36, trang 386.
Sự vật bên ngoài ta là phóng chiếu của những gì bên trong ta và những gì bên trong ta là một phóng chiếu của những gì bên ngoài. Cho nên khi ta bước vào cái mê cung bên ngoài thì đồng thời, ta cũng bước vào cái mê cung bên trong.
Chương 37, trang 401.
Không có cuộc chiến nào chấm dứt mọi cuộc chiến. Chiến tranh nuôi chiến tranh. Bạo lực làm đổ bao nhiêu máu, nó cũng liếm hết, thức ăn của nó là da thịt đầy thương tích. Chiến tranh là một sinh vật tự tạo hoàn hảo.
Chương 41, trang 441.
Ký ức làm ấm lòng ta từ bên trong, đồng thời nó cũng xé nát tim ta.
Chương 42, trang 444.
Mỗi một chúng ta đều mất một cái gì quý giá đối với mình. Mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần của cuộc sống.
Chương 49, trang 526.
Nếu con nhớ ta, thì dù tất cả mọi người khác đều quên, ta cũng chẳng bận tâm.
Chương 49, trang 530.
Thời gian đè nặng lên mày như một giấc mơ cũ, lập lờ nước đôi. Mày tiếp tục di chuyển, cố tìm cách lách qua nó. Nhưng dù mày có đi đến cuối đất cùng trời, mày cũng không thể thoát khỏi nó. Tuy nhiên, mày vẫn phải đi đến đó - đến rìa của thế giới. Có một điều mày không cách chi làm được, trừ phi mày đến đó.
Chương 49, trang 530.

Kafka bên bờ biển Murakami.doc

Kafka bên bờ biển Murakami.pdf




19.8.16

Đảo cứt

Phanblogs đảo cứt


Phanblogs đảo cứt
Phanblogs đảo cứt 



"- Anh có biết chuyện lũ khỉ trên đảo cứt không? - tôi hỏi Wataya Noboru.

Hắn lắc đầu, vẻ không hề quan tâm.

- Chưa bao giờ nghe.

- Ở nơi kia, xa, xa lắm, có một hòn đảo cứt. Một hòn đảo không tên. Một hòn đảo không đáng được đặt tên. Một hòn đảo cứt, hình thù như cứt. Trên hòn đảo cứt đó mọc những cây dừa hình thù cũng cứt. Những cây dừa đó cho những quả dừa có mùi cứt. Có lũ khỉ như cứt sống trên những cây dừa đó, chúng thích ăn những quả dừa có mùi cứt đó, ăn xong chúng ị ra thứ cứt kinh tởm nhất trên đời. Cứt đó rơi xuống đất, lâu ngày thành cả ụ cứt, làm những cây dừa cứt mọc trên đó đã cứt lại càng cứt. Đó là một chu trình vô tận.

Tôi uống nốt chỗ cà phê còn lại.

- Ngồi đây nhìn anh, - tôi tiếp -, bỗng tôi nhớ lại câu chuyện về hòn đảo cứt nọ. Điều tôi muốn nói là thế này. Một thứ cứt, một thứ thối tha, một thứ bóng tối nào đó đang tự phát tán ra hoài hoài bằng tự lực nó, theo chu trình tự thân của nó. Và một khi nó đã vượt qua một điểm nhất định thì không ai ngăn nó lại được, cho dù chính đương sự muốn ngăn nó lại đi nữa."

(BIÊN NIÊN KÝ CHIM VẶN DÂY CÓT, Haruki Murakami, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, NN|nxbHNV)


Cầu trời, đừng để ai phải mắc kẹt nơi hòn đảo này :)



14.7.16

1Q84 Haruki Murakami

Phanblogs 1Q84 tập 1, 2, 3 - Haruki Murakami Trinh Thám

Tên Ebook: 1Q84 tập 1, 2, 3 prc, pdf, epub
Tác giả: Haruki Murakami
Thể Loại: Kỳ Bí, Lãng Mạn, Trinh Thám
Dịch giả: Lục Hương
Nguồn: luv-ebook.com
Tạo Ebook: Dâu Lê


Ebook 1Q84 tập 1 prc pdf epub

Giới Thiệu:

Đừng chỉ đọc các trích đoạn nho nhỏ đăng trên những trang báo, tin tức, giới thiệu sách. Hãy mang một quyển về nhà và tự chiêm nghiệm, để thấy được tài năng của Murakami, cũng như để không bỏ lỡ một câu chuyện được kể một cách rất xuất sắc.

Bất chấp thể loại bạn yêu thích là lãng mạn, kỳ bí hay điều tra vụ án, 1Q84 đều sẽ đáp ứng được. Nói cách khác, quyển sách có đầy đủ các yếu tố hấp dẫn mọi thể loại độc giả.

Bên trong quyển sách 1Q84, có một câu chuyện tình. Đó là chuyện tình từ khi còn rất nhỏ giữa Aomame và Tengo. Một khoảnh khắc nắm tay để rồi mãi hàng chục năm sau, cả hai vẫn mang trong lòng nỗi mong mỏi được gặp lại, được bộc bạch nỗi lòng với người kia.

Có một câu chuyện huyền bí về giáo phái Sakikage, về Người Tí Hon dệt nên Nhộng Không Khí, về thế giới có hai mặt trăng cùng tồn tại, nơi khiến người ta nghi ngờ về logic trong chính đầu óc của mình - đến mức Aomame không còn tin rằng mình đang sống ở năm 1984, rằng cô đang tồn tại ở một không gian gọi là năm 1Q84 (Q nghĩa là Question).

Cuốn 1Q84 kể về quá trình một tổ chức cánh tả biến đổi thành một giáo phái của những kẻ điên rồ và những tên sát nhân, ám chỉ giáo phái Aum – giáo phái đã gây nên vụ đầu độc kinh hoàng trong hệ thống xe điện ngầm ở Tokyo năm 1995 khiến 12 người thiệt mạng và hàng trăm người chịu những di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần.

Khi giải thích ý đồ cuốn tiểu thuyết, Haruki Murakami cho biết ông muốn cảnh báo mọi người về nguy cơ của chủ nghĩa chính thống và khuynh hướng xuất hiện các giáo phái trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu của thế giới hiện đại.

Cho tới nay, chỉ trong vòng nửa năm, số lượng bản in 1Q84 đã lên tới con số kỷ lục là 3,23 triệu bản. Ngay sau khi ra mắt bạn đọc hồi cuối tháng 5 năm nay, cuốn 1Q84 đã ngay lập tức được người dân Nhật tranh nhau tìm mua và mau chóng biến mất khỏi các quầy sách, bởi vậy đã phải liên tục tái bản nhiều lần.

Kỷ lục của 1Q84 còn có ýn ghĩa hơn nữa bởi vì đây là tác phẩm văn học đầu tiên kể từ năm 1990 giành được danh hiệu “cuốn sách bán chạy nhất trong năm” ở Nhật.

Trước đó, danh hiệu này thường chỉ thuộc về các loại sách tra cứu mang tính giải trí, các cuốn hồi ký chính trị hoặc tư liệu. Ngay cả năm nay cũng vậy, tuy được thừa nhận là bestseller nhưng 1Q84 vẫn thua kém chút ít cuốn sách tra cứu những từ tượng hình khó đọc

1Q84 Quyển 2:

Ebook 1Q84 tập 2 full prc pdf epub
Ebook 1Q84 tập 2 full prc, epub

Aomame đang sống ở năm 1984. Bản Sinfonietta của Leoš Janáček phát ra từ đài FM trong chiếc taxi trên đường cao tốc thủ đô khiến nàng bắt đầu nhận thấy có gì đó bất thường trong thế giới thực tại. Nàng phát hiện ra sự tồn tại của một thế giới không phải thế giới này bên cạnh thế giới này. Với rất nhiều câu hỏi chưa lời giải cho những bất thường đang diễn ra xung quanh, nàng đặt tên cho năm mình đang sống là 1Q84

Tengo cũng sống ở năm 1984. Anh dạytoán tại một trường dự bị. Ôm mộng văn chương, có thừa tài năng nhưng mặc cảm quá khứ về người mẹ như một tảng đá khổng lồ đang chặn đứng dòng năng lượng trong anh khiến anh vẫn mãi chỉ là một kẻ bồi bút vô danh. Tuy nhiên một kế hoạch đầy mạo hiểm của Komatsu, biên tập viên lão luyện của tạp chí văn nghệ, đã đẩy anh vào một rắc rối ghê gớm. Chính rắc rối ấy sẽ đưa Tengo gặp lại người bạn gái thời tiểu học vẫn luôn ám ảnh anh.

Với đầy đủ hiện thực lẫn huyền ảo,Murakami đưa ta lạc vào một thế giới chuyện kể quá đỗi hấp dẫn trong 1Q84. Cuốn tiểu thuyết gồm các chương xen kẽ về Aomame và Tengo. Khi đọc xong về Aomame, bạn chắc chắn sẽ muốn tiếp tục với Tengo và ngược lại. Một tác phẩm xứng đáng với ba năm chờ đợi của những độc giả yêu mến Murakami.

1Q84 Quyển 3:

Ebook 1Q84 tập 3 full prc pdf epub
Ebook 1Q84 tập 3 full prc, epub


Trong phần 1 và phần 2 truyện được phân làm 2 tuyến chính là của Aomame và Tengo còn trong 1Q84 tập 3, Haruki Murakami áp dụng một mô hình “ba giọng” có thêm nhân vật “phản diện” Ushikawa đã giúp truyện thêm phần hấp dẫn.

Cuối cùng thì Aomamevà Tengo có gặp được nhau không? Tim người đọc vừa căng ra vừa thắt lại vì câu hỏi đó. Rốt cuộc, tình yêu của hai người dành cho nhau có đủ sức thắng nổi những lực ác đang bủa vây hai người và từng giây từng phút đe dọa hủy diệt họ?

1Q84 tập 3 không chỉlà một câu chuyện vừa hấp dẫn vừa khơi gợi suy tư về bản chất của thế giới và mối quan hệ thiện, ác. Nó còn là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu. Nó khẳng định rằng, theo nghĩa nào đó, chiến thắng hay thất bại của tình yêu là chiến thắng hay thất bại của điều thiện.

Về tác giả: Nhà văn Haruki Murakami

Haruki Murakami, nhà văn Nhật Bản lừng danh, là tác giả nhiều tiểu thuyết thuộc hàng bán chạy nhất thế giới đồng thời nhận được sự đánh giá cao của giới phê bình nghiêm túc, “hàn lâm”. Nhiều tác phẩm của ông đã dịch ra tiếng Việt và được người đọc Việt Nam ưa thích, như:

- Rừng Na Uy,
- 1Q84
- Biên niên ký Chim vặn dây cót,
- Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời,
- Kafka bên bờ biển,
- Người tình Sputnik,
- Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới,
- Cuộc săn cừu hoang,
- Nhảy nhảy nhảy…


Mời các bạn đón đọc 1Q84 của tác giả Haruki Murakami. 






12.3.15

Biên niên ký chim vặn dây cót Tác Giả Haruki Murakami

Biên niên ký chim vặn dây cót Tác Giả Haruki Murakami Tốt hơn hết cũng không nên nói gì nhiều về tác phẩm. Bản thân nó quá nhiều thứ để nói. Đối với tôi nó chỉ là một cái giếng. Truyện hay bạn nên đọc và suy ngẫm

Biên niên ký chim vặn dây cót Tác Giả Haruki Murakami
Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami





Chiếc giếng cạn ở Nội Mông cũng như chiếc giếng trong căn nhà hoang là hai biểu tượng có mối quan hệ với nhau: một bên là điểm đến của sự mặc khải, một bên là điểm bắt đầu của sự tìm kiếm mặc khải. Nó đồng thời là một biểu tượng của sự vô cảm, của hành động tuyệt giao với thế giới bên ngoài, đó là sự phủ nhận niềm tin của tư duy vào đời sống hiện thực ngoài kia: “Nó toát lên một cái gì đó có thể gọi là 'sự vô cảm tuyệt đối'. Có cảm giác như chỉ cần ta rời mắt khỏi khung cảnh này, lập tức những vật vô tri sẽ càng vô tri hơn nữa” [tr.80]. Xuống giếng với Toru Okada là hành trình tìm kiếm chân lý và đúng như Honda đã nói: “Hễ đi lên thì phải chọn ngọn tháp cao nhất mà trèo lên đỉnh. Hễ đã đi xuống thì hãy tìm cái giếng sâu nhất mà chui xuống đáy” [tr.64]. Con người ta chỉ có thể tìm được chân lý khi đã đến được với đỉnh cao tuyệt đối để quan sát hay đến tận cùng của khổ đau để chiêm nghiệm, chẳng dễ gì đạt đến đốn ngộ khi sống ở giữa lưng chừng.


Biên niên ký chim vặn dây cót (ねじまき鳥クロニクル Nejimaki-dori Kuronikuru?) là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Murakami Haruki. Bản dịch tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng dịch dựa theo bản tiếng Anh The Wind-up Bird Chronicle của Jay Rubin và bản dịch tiếng Nga Хроники Заводной Птицы của Sergey Logachev và một số đối chiếu với nguyên tác tiếng Nhật. Bản tiếng Việt được ấn hành lần đầu năm 2007. 

Bản gốc tiếng Nhật được phát hành theo ba phần, tạo nên ba "quyển" trong bản tiếng Việt.
Dorobō kasasagi hen (泥棒かささぎ編?) (Chim ác là ăn cắp)
Yogen suru tori hen (予言する鳥編?) (Chim tiên tri)
Torisashi otoko hen (鳥刺し男編?) (Kẻ bắt chim)
Với tiểu thuyết này, Murakami nhận được Giải thưởng Văn học Yomiuri, do nhà phê bình khó tính nhất của ông trước đây,Kenzaburo Oe.

Tóm tắt nội dung

Tiểu thuyết nói về một người đàn ông thất nghiệp, bình thường, Okada Toru tìm kiếm con mèo mất tích. Một chuỗi các sự kiện diễn ra sau đó chứng minh rằng cuộc đời trần tục có vẻ đơn điệu lại hóa ra phức tạp hơn rất nhiều. Tiểu thuyết còn nhắc tới giai đoạnMãn Châu quốc trong Thế chiến II và vị trí của nó trong lịch sử Nhật Bản.
Các nhân vật chính[sửa | sửa mã nguồn]
Trong các nhân vật chính và phụ trong cuốn sách này, một số nhân vật quan trọng nhất gồm có:
Okada Toru: Người kể chuyện và là nhân vật chính, Toru là một mẫu đàn ông trẻ thụ động và thường lãnh đạm sống trong vùng ngoại ô nước Nhật. Anh là chồng của Kumiko và thường xuyên nghe theo những mệnh lệnh hoặc mong muốn của người khác. Hiện đang thất nghiệp, anh là hiện thân của sự thụ động.
Okada Kumiko: Kumiko là vợ của Toru, trụ cột về mặt tài chính trong gia đình và là người tự lập. Cô làm việc trong một công ty xuất bản.
Wataya Noboru: Noboru là anh trai của Kumiko. Anh được giới thiệu là một mẫu người cuốn hút; công chúng yêu anh ta, nhưng Toru thì không thể chịu đựng được. Noboru thoạt đầu xuất hiện như một học giả, rồi theo câu chuyện trở thành một chính trị gia, và không có đời sống cá nhân rõ ràng. Anh được mô tả là một người có bề ngoài giả tạo, và không thực. ("Wataya Noboru" còn là tên mà Toru và Kumiko đã đặt cho con mèo của họ.)
Kasahara May: May là một thiếu nữ ở tuổi đi học, nhưng cô không muốn theo học. Toru và May liên lạc thường xuyên với nhau trong suốt cuốn sách; khi May không hiện diện, cô viết thư cho anh (mặc dù sau khi đọc kỹ, người đọc có thể thấy các thư của cô không đến được địa chỉ của anh). Những mẩu đối thoại giữ hai người thường quái dị và đề cập đến cái chết và sự suy đồi của đời sống con người. Quái dị hơn là không khí vui tươi hoàn toàn không nghiêm túc khi miêu tả cuộc đối thoại giữa hai người.
Kano Malta: Kano Malta là một nhân vật trung gian đã đổi tên mình thành "Malta" sau khi thực hiện một dạng "tu hành" ở đảo Malta một thời gian. Cô được Kumiko nhờ vả giúp gia đình tìm con mèo bị lạc.
Kano Creta: Em gái của Malta và là người học việc, cô được mô tả là "con điếm tinh thần". Hơi khó hiểu, đối với Toru, Creta có khuôn mặt và thân hình y hệt như Kumiko.
Akasaka Nhục đậu khấu: Nhục đậu khấu gặp Toru lần đầu khi anh đang ngồi trên ghế đá để nhìn khuôn mặt của mọi người ngày này qua ngày khác ở Shinjuku. Lần thứ hai họ gặp nhau, bà ta bị thu hút bởi vết bầm trên má trái của anh. Bà và Toru có một sự tình cờ kỳ lạ: chim vặn dây cót trong sân vườn của Toru và vết bầm trên má xuất hiện trong những câu chuyện liên quan đến Thế chiến II của Nhục đậu khấu, cũng như cha của Nhục đậu khấu và Trung úy Mamiya (một người quen của Toru) được liên kết với nhau thông qua Thế chiến II. "Akasaka Nhục đậu khấu" là cái tên giả mà bà đã tự chọn sau khi nói với Toru rằng không thích hợp khi nói tên "thật" của mình. Tên thật của bà không bao giờ được đề cập trong tiểu thuyết.
Akasaka Quế: Quế là đứa con trai câm, nhưng cực kỳ của thông minh của Nhục đậu khấu. Anh giao tiếp thông qua hệ thống các dấu hiệu bằng tay vô cùng dễ hiểu và bằng cách nhép miệng. Cũng vậy "Quế" là một cái tên giả do Nhục đậu khấu đặt ra. Tên thật của Quế cũng không được đề cập tới.

Những chương bị thiếu


Có hai chương trong quyển thứ ba trong bản bìa mềm tiếng Nhật không có trong bản dịch tiếng Anh, và cả bản dịch tiếng Việt. Ngoài ra, một trong những chương nằm gần các chương bị mất được di chuyển lên trước một chương khác, khiến cho nó không còn có bối cảnh cũ như thứ tự gốc.[1]
Hai chương bị thiếu này nói rõ hơn về mối quan hệ giữs Okada Toru và Kano Creta, và một "phiên tòa" của chim vặn dây cót khi Toru đốt hộp đựng áo quần của Kumiko.
Bản dịch tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng thực hiện dựa theo bản tiếng Anh The Wind-up Bird Chronicle của Jay Rubin và bản dịch tiếng Nga Хроники Заводной Птицы của Sergey Logachev và một số đối chiếu với nguyên tác tiếng Nhật.
Cũng nên chú ý rằng ngoài những sự khác biệt giữa bản tiếng Nhật và tiếng Việt, còn có những sự khác biệt giữa bản bìa cứng và bìa mềm bằng tiếng Nhật.
Khá thú vị khi để ý trong bản gốc, tên của nhân vật chính đều được viết theo chữ katakana chứ không phải kanji. Đây là một sự lựa chọn táo bạo của tác giả, và nó chuyển tải một thông điệp không thể thể hiện được khi dịch sang ngôn ngữ khác. Có lẽ nó có cùng lý do với việc tại sao tác giả không bao giờ mô tả hình dạng thật của Toru.

XEM THÊM:

Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
ıạl ɔợưƃu ĩɥƃu và làm khác đi.
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide.
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan ....
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi.
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh.
Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt.
Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác.
Phía sau nghi can X tác giả Higashino Keigo.
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả ....
Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Tỳ Khưu Chơn Tín.
NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ ....
Phanblogs Nửa đời trước của tôi tự truyện của Ái Tân Giác La Phổ
Danh sách 50 cuốn sách cần đọc dịch giả Thái bá tân.
Thích nhất hạnh ebook.
1Q84 Haruki Murakami.
hachiko chú chó đợi tác giả luis prats.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ ....
Pippi Tất Dài tác giả Astrid Lindgren.
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda.
NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI TÁC GIẢ OG ....
Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn.
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.

Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami .DOC

https://docs.google.com/document/d/0B0hPR4sOzdAORzlsck9FcUxHbms/edit?usp=sharing&ouid=104167641700529659665&resourcekey=0-ekBNZA3hQT6cb5MFwkehGQ&rtpof=true&sd=true


Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami .PDF


https://docs.google.com/document/d/0B0hPR4sOzdAORzlsck9FcUxHbms/edit?usp=sharing&ouid=104167641700529659665&resourcekey=0-ekBNZA3hQT6cb5MFwkehGQ&rtpof=true&sd=true


19.5.08

Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami

Rừng Na Uy (tiểu thuyết) Tác giả Haruki Murakami Rừng Na Uy (tiếng Nhật: ノルウェイの森, Noruwei no mori) là tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki, được xuất bản lần đầu năm 1987. 


Với thủ pháp dòng ý thức, cốt truyện diễn tiến trong dòng hồi tưởng của nhân vật chính là chàng sinh viên bình thường Watanabe Toru. Cậu ta đã trải qua nhiều cuộc tình chớp nhoáng với nhiều cô gái trẻ ưa tự do. Nhưng cậu ta cũng có những mối tình sâu nặng, điển hình là với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất của cậu, một cô gái không ổn định về cảm xúc, và với Midori, một cô gái thẳng thắn và hoạt bát. Các nhân vật trong truyện hầu hết là những con người cô đơn móc nối với nhau. Có những nhân vật đã phải tìm đến cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau đớn ấy.
Câu chuyện diễn ra với bối cảnh là nước Nhật những năm 1960, khi mà thanh niên Nhật Bản, như thanh niên nhiều nước khác đương thời, đấu tranh chống lại những định kiến tồn tại trong xã hội. Murakami miêu tả những sinh viên cải cách này như những những tên đạo đức giả và thiếu sự kiên định.
Tác phẩm này đã đưa Murakami lên thành một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật Bản.
Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami
Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami


Cuộc khủng hoảng của thế hệ trẻ Nhật Bản cuối thập kỷ 1960 trong Rừng Na-uy không phải chỉ là sự đớn đau của linh hồn và thân xác đang phải vượt ngưỡng ngây thơ, mà còn là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thời cuộc: phép lạ kinh tế của một đế quốc quân chủ thất trận đang khiến cho lòng tin mù quáng vào Thiên Hoàng bị thay thế bởi tín ngưỡng có tính toán vào sức mạnh của đồng tiền và những ước lệ xã hội kèm theo.
Đọc Rừng Na-uy rồi, tôi chắc bạn sẽ nghĩ nhiều về bản thân mình. Về người mình yêu. Về bạn bè. Về bố mẹ anh chị em trong nhà. Bạn sẽ nghĩ, và sẽ nhớ đến lời những nhân vật trong Rừng Na-uy, và thực sự cảm thấy sung sướng vì máu nóng đang chảy trong huyết quản bạn, vì bạn đang sống, vì tình yêu là có thực. Và bạn sẽ muốn chạy đến với người mình yêu mến nhất để nói rằng bạn hỡi, chúng ta hãy trung thực với nhau, cùng làm quen và chấp nhận những bất toàn của nhau, vì chỉ có vậy chúng ta mới có thể tìm thấy bình yên và hạnh phúc.

Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami .TXT


Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami .PDF


Rừng Na Uy Tác giả Haruki Murakami .DOCX