Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách. Hiển thị tất cả bài đăng

28.7.16

Tổng hợp truyện cho bé

Tổng hợp truyện cho bé, truyện cho bé ,truyện cho bé 3 tuổi,truyện cho bé mẫu giáo, truyện cổ tích cho bé


Truyện cổ tích đối với trẻ em giống như cánh cửa mở ra một thế giới hoàn toàn mới, hoàn toàn khác biệt với đầy phép màu và những điều kỳ diệu. Ngày còn nhỏ, tôi lúc nào cũng say sưa đắm chìm trong thế giới cổ tích. Thời đó chưa có tivi, máy vi tính rồi smart-phone như bây giờ, những câu chuyện cổ tích mà tôi nghe được đều là từ những trang giấy hoặc do thầy cô, cha mẹ kể lại. Có lẽ chính vì thiếu thốn nên bất cứ lúc nào có thể tôi cũng nghiền ngẫm từng trang truyện, hoặc chăm chú nghe không sót một từ nào.

10 TRUYỆN NGẮN CHO NHI ĐỒNG 
CHUYỆN CỔ TÍCH ANDECXEN
KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 
Truyện cổ Grim toàn tập - Jakob Grimm
TRUYỆN CỔ GRIM
Truyện cổ tích Việt Nam

Giờ thì tôi đã là một bà mẹ, và bà mẹ này mong muốn sẽ chọn lọc và tổng hợp cho con trai của mình và các bạn nhỏ khác những truyện cổ tích Việt Nam hay nhất để các bé thoả sức đọc và học hỏi chứ không phải kiếm tìm mỏi mắt như thời xưa nữa.


ĐỌC TRUYỆN CỔ TÍCH NÀO CHO CON NGHE


Truyện cổ tích là một thể loại văn học có xu thế HƯ CẤU. Đó là lý do tại sao lúc nghe truyện các con dường được như bước vào một thế giới khác, nơi mà các con vật biết nói tiếng người, cây bút có thể vẽ tranh thành thật, người chết có thể sống lại… Cũng chính vì tính hư cấu mà nhân vật trong các câu chuyện của chúng ta thường rất là đa dạng, khi thì là thần tiên, lúc lại là yêu tinh, người khổng lồ, người cá, phù thuỷ…

Đọc những câu chuyện cổ tích nào cho bé nghe? Truyện đó ẩn chứa những ý nghĩa, bài học hay kiến thức gì? Tôi sẽ cân nhắc những yếu tố dưới đây để lựa chọn và biên tập các truyện trong website truyencotichhay.com như một món quà dành tặng các bạn nhỏ:

Những câu chuyện hay nhất, được yêu thích nhiều nhất.
Đó phải là những truyện phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi: nhẹ nhàng, trong sáng, tránh những truyện quá kỳ dị hoặc mang yếu tố giới tính, dị đoan.
Những truyện mang tính giáo dục, có thể giúp các bạn nhỏ rút ra bài học bổ ích về tình yêu thương, những đức tính tốt, những kiến thức về văn hoá, tín ngưỡng của dân tộc…
Những truyện kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
Chúng ta không thể chỉ đọc truyện cho con nghe với mục đích là khiến con buồn ngủ. Mỗi khi đọc xong một chuyện cổ tích, các bố các mẹ hãy cho con một bài học, một kết luận ngắn gọn và dễ hiểu về ý nghĩa của truyện.

Tôi cũng có phần gợi ý về ý nghĩa của truyện ở phần dưới cùng của mỗi bài, hy vọng sẽ có ích cho các bố các mẹ tham khảo.

TOP 5 CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM HAY NHẤT CHO BÉ


Trong bài viết này tôi xin được tổng những truyện cổ tích Việt Nam hay nhất dành cho các bé, những câu truyện dân gian vô cùng quen thuộc và gắn bó với tuổi thơ của trẻ em Việt Nam. Các bé sẽ bắt gặp trong đó hình ảnh quê hương với luỹ tre, cây khế, con trâu cánh đồng… và hơn cả, các bé sẽ có được những bài học sâu sắc mà ông cha ta muốn gửi gắm và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
HAY NHẤT: TẤM CÁM


Đây có lẽ là câu chuyện nổi tiếng nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian nước nhà. Tấm Cám có nhiều dị bản khác nhau và không thống nhất trong sách của nhà trường, các tuyển tập hoặc ấn phẩm của các nhà xuất bản. Nhìn chung, truyện kể về nhân vật chính là cô Tấm hiền lành phải sống cũng mẹ ghẻ và cô em gái tên Cám. Hai mẹ con Cám ra sức ức hiếp Tấm, bắt cô làm lụng quanh năm ngày tháng, rồi thậm chí còn đang tâm hãm hại Tấm đến chết chỉ vì ghen tị. Cuối cùng, mẹ con Cám cũng phải chịu sự trừng phạt thích đáng, còn cô Tấm hiền lành thì có một cuộc sống sung sướng và hạnh phúc.

TÌNH CẢM GIA ĐÌNH: ĂN KHẾ TRẢ VÀNG


Chỉ xung quanh một cây khế mà truyện sẽ cho chúng ta rất nhiều bài học về tình cảm anh em trong một gia đình, về đức tính thật thà, về lòng tham vô đáy của con người sẽ phải trả giá như thế nào… Đọc truyện xong các bé cũng sẽ phần nào hiểu được tại sao cây khế với những chùm quả sai chĩu chịt lại trở thành biểu tượng của sự giàu sang sung túc, và rất nhiều gia đình khá giả ưa thích trồng loại cây này trước cửa nhà.

KÌ BÍ: THẠCH SANH


Truyện kể về chàng Thạch Sanh mồ côi, tốt bụng và có tấm lòng nghĩa hiệp. Chàng kết nghĩa anh em với Lý Thông, nhưng sau đó lại bị chính tên gian xảo này hãm hại. Trong cuộc phiêu lưu của mình, Thạch Sanh đã giao chiến với trăn tinh, đại bàng, hồ tinh độc ác. Chàng còn cứu mạng con trai Vua thuỷ tề và được mời xuống thuỷ cung chơi, được Vua thuỷ tề tặng cây đàn thần và niêu cơm “ăn mãi vẫn không vơi”. Những tình tiết trong truyện nghe thôi đã thấy thật là thú vị phải không các bé? Để biết được cụ thể Thạch Sanh đã giao chiến với các con yêu quái và làm việc trượng nghĩa thế nào chúng ta cùng lắng nghe mẹ kể câu truyện “Thạch Sanh” này nhé.

TÍN NGƯỠNG – VĂN HOÁ: THÁNH GIÓNG


Thánh Gióng hay còn có tên gọi khác là Phù Đổng Thiên Vương – sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời Hùng Vương thứ 6. Ông là người có công giết giặc Ân cứu nước ta, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, sau đó đã tạm biệt trần gian cưỡi ngựa bay về trời. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thánh Gióng chính là một trong tứ bất tử và được xem như là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. Câu chuyện về sự ra đời và lớn lên của cậu Gióng cũng mang màu sắc kỳ lạ. Để biết câu chuyện cụ thể về Thánh Gióng như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

TRÍ KHÔN: CẬU BÉ THÔNG MINH


Nước Nam ta có rất nhiều những hiền tài, từ khi còn rất trẻ đã bộc lộ khả năng và trí thông mình xuất chúng. Cậu bé thông minh – mà sau này khi lớn lên trở thành Trạng Quỳnh nổi tiếng là một trong những nhân vật như vậy. Các bé có biết làm thế nào để nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con nghé con đây? Làm thế nào để xuyên một sợi chỉ qua một con ốc vặn thông hai đầu đây? Đáp án như thế nào chúng ta hãy cùng theo dõi câu chuyên “Cậu bé thông minh”sau đây nhé.

TẠI SAO NÊN ĐỌC TRUYỆN CỔ TÍCH CHO CON NGHE?


6 lý do mà tôi đưa ra dưới đây sẽ giải thích cho các phụ huynh tại sao chúng ta nên đọc truyện cổ tích cho con nghe hàng ngày. Sau mỗi câu truyện “ngày xửa ngày xưa” là rất nhiều kiến thức và kỹ năng có thể đúc kết được cho cuộc sống “ngày nảy ngày nay” của các con đấy các bố mẹ ạ!

Truyện cổ tích luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá – phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán.
Đối với các bố mẹ, việc dạy chọn biết phân biệt và lựa chọn việc làm nào đúng, việc làm nào sai là rất quan trọng. Đối với riêng tôi, đây quả thực là thách thức lớn trong số những kinh nghiệm làm mẹ ít ỏi của mình. Và tôi nhờ đến các nhân vật trong truyện cổ tích để dạy con.

Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để bố mẹ hướng dẫn con thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán.

Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Hãy nhấn mạnh thêm với con, sự lựa chọn đúng sẽ được khen thưởng, lựa chọn sai lầm thì không thậm chí có thể bị phạt.

Truyện cổ tích giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng và giới thiệu tới trẻ ngôn ngữ giàu tính văn hóa.
Đọc các loại sách truyện, đặc biệt những câu chuyện cổ tích là cách tuyệt vời để xây dựng vốn từ vựng. Thậm chí, nó còn giúp chúng ta giới thiệu cho trẻ em các câu từ và thuật ngữ không thông dụng mà rất ít có cơ hội nhắc tới trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời mang tới cho con một nền văn hóa phong phú của ngôn ngữ và ý nghĩa chứa đựng trong đó.

Chuyện cổ tích kích thích trí tưởng tượng cho trẻ.
Các tuyến nhân vật trong thế giới cổ tích quả thật vô cùng phong phú: nào là bà tiên đỡ đầu, động vật biết nói chuyện, những đứa trẻ biết bay… Điều này sẽ giúp các con giàu trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo hơn rất nhiều. Các phụ huynh chắc hẳn đồng ý với tôi rằng khi được sự cho phép và khích lệ, ý tưởng và sáng tạo của các con có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc.

Trong cuộc sống, khi đứng trước một vấn đề hoặc thách thức, trẻ em có trí tưởng tượng sống động sẽ tìm ra cách tuyệt vời nhất để vượt qua thách thức đó.

tại sao nên đọc truyện cổ tích cho con nghe

Truyện cổ tích kích thích trí tưởng tượng và sức sáng tạo tuyệt vời của trẻ.

Mặc dù những điều xấu xảy ra đầy rẫy trong thế giới cổ tích, đến phút cuối điều tốt sẽ giành chiến thắng.
Hãy dạy con thế giới này là một nơi thật tuyệt vời và hãy nhìn nhận mọi người mọi vật theo cách tích cực. Tất nhiên, những điều xấu vẫn xảy ra. Các bài học từ truyện cổ tích sẽ tăng thêm cho bé niềm hy vọng và lòng can đảm để đối mặt với những tình huống khó khăn và giữ trong trái tim chúng “lý tưởng” về việc “ở hiền sẽ gặp lành”.

Rèn luyện cảm xúc cho con
Một số chuyện cổ tích có thể mang nội dung khá đáng sợ đối với trẻ con. Bạn có quyền lựa chọn đọc hoặc không đọc cho con những câu chuyện như thế. Tôi vẫn đọc một vài truyện đáng sợ cho con và các cháu của mình nghe, chúng thậm chí còn cảm thấy thích thú. Các truyện đó có thể mang lại những cảm xúc thực sự “lớn” – chẳng hạn như sự sợ hãi và đau buồn, nhưng là trong một môi trường an toàn và thoải mái, bên cạnh bố mẹ và các bạn. Đây là một trải nghiệm rất nên có phải không?

Chuyện cổ tích dạy tính logic
Toàn bộ cấu trúc của chuyện (cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, sự kiện kích động, cao trào, và kết thúc) được thể hiện tròn vẹn dù là chỉ qua một câu chuyện tương đối ngắn.

Các truyện tranh hoặc sách truyện cho trẻ thường khá là đơn giản và đáng yêu nhưng lại thiếu đi “dòng chảy” và sự “cao trào”. Còn đến với truyện cổ tích, cấu trúc và tính logic của truyện sẽ cung cấp cho trẻ những kiến ​​thức quan trọng để có thể hoà quyện vào nội dung truyện, như được sống với từng nhân vật và có thể khóc cười cùng họ vậy.

Trên đây là 6 lý do khích lệ tôi đọc truyện cổ tích cho con nghe mỗi ngày, rồi lại còn ngồi kì cạch gõ bài này, rồi lại còn cất công xây dựng hẳn một website chọn lọc chuyện cổ tích hay để đọc cho các bé nghe. Hy vọng các bố các mẹ và các bạn nhỏ sẽ ủng hộ tôi nhé!

TIÊU CHÍ BIÊN TẬP TRUYỆN CỔ TÍCH


Cũng như các bậc phụ huynh khác, tôi là một bà mẹ thường hay lang thang ở các nhà sách và cả trên mạng internet để tìm truyện hay đọc cho con nghe trước giờ đi ngủ. Các bố mẹ đừng lo lắng liệu con có hiểu hết những gì mình kể không. Đọc truyện cho bé 2 tuổi, 3 tuổi hay 4 tuổi và đã đi học mầm non… thì đều có những tác dụng rất tốt, nó giúp kích thích trí não con phát triển, hình thành một thói quen và nếp văn hoá rất đẹp.

Trong quá trình tìm hiểu của mình, tôi bắt gặp những cuốn chuyện cổ tích tổng hợp dù ngắn hay dài thì đều được biên tập rất dở, cùng một nội dung nhưng câu từ lủng củng, nhất là trên mạng internet khi mà một truyện có đến trăm ngàn phiên bản. Mỗi lần đọc cho con nghe tôi lại phải cố vừa đọc vừa sửa lại nội dung câu từ cho phù hợp và “đẹp” hơn. Cuối cùng, tôi quyết định sẽ tự lựa chọn và biên tập truyện cho con trai mình.

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là do “quần chúng vô danh” sáng tác, sau đó được truyền miệng trong dân gian và lưu giữ từ đời này qua đời khác. Thế nên trong quá trình làm trang web này, cùng 1 câu chuyện tôi lại bắt gặp rất nhiều những phiên bản khác nhau. Có bản thì cơ bản giống nhau về nội dung nhưng khác về câu chữ, xưng hô. Có những bản khác nhau đôi chỗ về các chi tiết cụ thể trong nội dung câu chuyện. Truyencotichhay đã chọn lọc, biên tập những phiên bản hay nhất, gần gũi nhất và phù hợp với lứa tuổi của các bạn nhỏ để tập hợp thành một bộ truyện hoàn chỉnh.

Ví dụ như truyện cổ tích Tấm Cám – câu chuyện vô cùng nổi tiếng của kho tàng truyện cổ nước ta. Những người thuộc thế hệ chúng tôi khi còn nhỏ tuổi đã quá quen thuộc với phiên bản cũ của truyện, đặc biệt là đoạn kết, khi mà cố Tấm hiền lành trả thù mẹ con Cám bằng cách dội nước sôi cho Cám chết rồi sai quân hầu xẻ thịt Cám đem muối thành mắm và gửi cho mẹ Cám ăn. Trong ấn tượng của tôi thì đó là một cái kết “kinh dị” – tôi đã từng tự hỏi tại sao cô Tấm hiền lành là vậy mà lại nghĩ ra được cách trả thù kinh khủng và ác độc không thua gì mẹ con Cám? Liệu đó có phải là sự đáp trả của người hiền khi bị trà đạp và dày xéo quá mức không?

Vậy nên khi biên tập câu chuyện này, tôi đã cân nhắc lựa chọn cái kết “nhẹ nhàng” hơn cho mẹ con Cám. Hy vọng, các bậc làm cha làm mẹ cũng sẽ giống như tôi, có sự lựa chọn phù hợp với tuổi thơ của con trẻ.

Tổng hợp truyện cho bé: https://drive.google.com/drive/folders/0B0hPR4sOzdAOMl9POWlHYWhrZFU?resourcekey=0-A_CZgSR5-mjrsVepijiOKQ&usp=sharing





21.3.15

Toàn tập tiểu thuyết của Agatha Christie

Toàn tập tiểu thuyết của Agatha Christie Nữ nhà văn Agatha Christie sinh năm 1890 tại Torquay, Anh. Cha bà tên là Frederick Miller, nên tên khai sinh của bà là Agatha Miller. Hồi còn nhỏ, Agatha không được tới trường mà chỉ được gia đình thuê gia sư về dạy dỗ tại nhà.


Là một đứa trẻ nhút nhát, khó có thể diễn tả chính xác ý kiến của mình, ban đầu bà tìm đến âm nhạc như một cách giải tỏa tâm sự và sau này là viết sách. Năm 1914, bà kết hôn với Archie Christie, một phi công chiến đấu. Trong khi đức lang quân bận rộn chiến đấu ngoài chiến trường thì bà làm y tá trong bệnh viện. Chính trong thời kỳ này, ý tưởng viết tiểu thuyết trinh thám đã nảy sinh trong tâm trí bà. Chỉ một năm sau bà đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Những bí ẩn vùng Styles, nhưng phải tới 5 năm sau nó mới được xuất bản (1920).

Nhà văn Agatha Christie

Trong cuốn sách này, độc giả lần đầu tiên được làm quen với một thám tử lập dị người Bỉ tên là Hercle Poirot với bộ ria ngộ nghĩnh, mái tóc điểm bạc và một tính cách tỉ mỉ, sạch sẽ. Nhưng phải tới năm 1926, những cuốn sách của Agatha mới thu hút được sự chú ý của công chúng khi bà xuất bản cuốn Vụ ám sát Roger Ackroyd. Truyện này được đăng trên một tờ báo tiếng Ireland năm 1938 và được tái bản ba lần.
Nhân vật thám tử Poirot có khả năng phá những vụ án phức tạp và được coi là nhân vật xứng đáng kế vị thám tử lừng danh Sherlock Holmes của nhà văn Arthur Conan Doyle. Christie đã viết hơn 30 tiểu thuyết trinh thám về viên cảnh sát Poirot với những truyện nổi tiếng như The Murder of Roger Ackrovd (1926), Murder on the Orient ExPress (1934) và Death on the Nile (1937). Trong đó có nhiều truyện đã được chuyển thể thành phim.
Năm 1926, hai vợ chồng Agatha ly dị bởi ông chồng ngoại tình. Đã sẵn đau buồn vì mẹ mới mất, Agatha đột nhiên biến mất. Cả nước Anh trở nên sôi sục vì một nữ nhà văn nổi tiếng bị mất tích. Ba ngày sau người ta phát hiện bà tại một khách sạn nhỏ với lời giải thích rằng bà bị mất trí nhớ. Năm 1930, bà tái hôn với một nhà khảo cổ học trẻ tuổi tên là Max Mallowan.
Ngoài nhân vật thám tử Poirot, cô Jane Marple - một nhân vật nổi tiếng và được nhiều độc giả yêu thích - được nữ nhà văn sáng tạo và giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn Murder at the Vicarage vào năm 1930. Đây là một phụ nữ trung niên độc thân sống trong một ngôi làng tại St. Mary Mead. Cô không phải là một thám tử nhưng chỉ bằng trực giác nhạy bén và sự tập trung cao độ, cô đã phá được tất cả các vụ án mà cảnh sát chịu bó tay. Nhân vật Jane Marple được Agatha sử dụng trong 12 tiểu thuyết và trở nên nổi tiếng trong Thời đại vàng của tiểu thuyết tại Anh thời kỳ những năm 1920 và 1930.
Agatha Christie được mọi người tôn vinh là Nữ hoàng truyện trinh thám. Trong suốt cuộc đời mình, bà đã sáng tác 66 tiểu thuyết, rất nhiều truyện ngắn, kịch và hàng loạt tiểu thuyết tình cảm lãng mạn với bút danh là Mary Westmacott. Vở kịch Chiếc bẫy chuột của bà có lẽ là vở kịch trinh thám hay nhất thế giới. Một số tác phẩm của bà đã được chuyển thể thành phim, nổi bật là bộ phim Murder on the Orient Express (Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông) đã đoạt giải thưởng Hàn lâm năm 1974. Tác phẩm của bà được dịch ra hơn 100 thứ tiếng.
Trong suốt cuộc đời mình, nữ nhà văn Agatha Christie luôn căm ghét bạo lực và máu. Bà thường thú nhận rằng không biết gì về những công cụ giết người thông thường. Thậm chí bà cũng chưa từng một lần tiếp xúc với một kẻ giết người.

"Tôi chẳng biết gì về các loại súng, do vậy tôi thường để nhân vật của mình bị chết bởi một công cụ nào đó hay tốt nhất là bằng thuốc độc, bởi thuốc độc vừa đơn giản, sạch sẽ lại cuốn hút độc giả...", bà nói. Agatha Christie thực sự là nữ hoàng tiểu thuyết trinh thám của mọi thời đại. Năm 1971, bà vinh dự được trao danh hiệu Nữ bá tước của hoàng gia Anh. Bà mất năm 1976, thọ 86 tuổi.


Dưới đây là 31 tác phẩm của nhà văn Agatha Christie mà mình sưu tầm được.
Tất cả trong 1 file:

Toàn tập tiểu thuyết của Agatha Christie TXT


1 10 người da đen nhỏ
2 5 Giờ 25 Phút
3 Án mạng đêm cuối năm
4 Ba điều bí ẩn
5 Bí Mật Chiếc Bình Xanh
6 Bộ Tứ
7 Bức họa chết người
8 Cây Bách Buồn (Sad Cypress)
9 Chiếc Rương Oan Nghiệt
10 Chuyện xảy ra trên con tàu tốc hành Phương Đông
11 Cô Gái Thứ Ba
12 Cú vọ và đàn bồ câu
13 Dao kề gáy
14 Hãng thám tử tư
15 Hẹn với tử thần
16 Một nắm lúa mạch
17 Một, hai, ba những cái chết bí ẩn
18 Ngày hội quả bí
19 Người Đàn Ông Bí Ẩn
20 Những chiếc đồng hồ treo tường
21 Những Quân Bài Trên Mặt Bàn
22 Nợ Tình
23 Nữ Thần Báo Oán
24 Oan Trái (Ordeal By Innocence)
25 Sau Tang Lễ
26 Sự Thật Đằng Sau Cái Chết
27 Thảm kịch bí ẩn ở Styles
28 Thám tử Hercule Poirot
29 Tình Yêu Phù Thủy
30 Vì Sao Ông Ackroyd Chết
31 Vụ giết người trên sân golf

XEM THÊM:

Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
ıạl ɔợưƃu ĩɥƃu và làm khác đi.
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide.
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan ....
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi.
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh.
Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt.
Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác.
Phía sau nghi can X tác giả Higashino Keigo.
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả ....
Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Tỳ Khưu Chơn Tín.
NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ ....
Phanblogs Nửa đời trước của tôi tự truyện của Ái Tân Giác La Phổ
Danh sách 50 cuốn sách cần đọc dịch giả Thái bá tân.
Thích nhất hạnh ebook.
1Q84 Haruki Murakami.
hachiko chú chó đợi tác giả luis prats.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ ....
Pippi Tất Dài tác giả Astrid Lindgren.
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda.
NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI TÁC GIẢ OG ....
Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn.
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.

16.3.15

Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby

Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby 

Buổi sáng hôm đó khỉ trời vừa hửng nắng, một lời nguyền ác độc đã được ếm lên căn phòng số 119. Từ hơn nửa giờ nay, chiếc đồng hồ báo thức, vốn dùng để báo giờ ăn cho tôi, liên tục kêu mà không ai nghe thấy. Không gì ngu ngốc và khó chịu bằng cái tiếng bíp bíp ám ảnh gặm nhấm trí óc người ta. Không những thế, mồ hôi toát ra làm bong miếng băng dính vòng băng mí mắt phải khiến đám lông mi dính keo chạm vào con ngươi làm tôi đau mắt Cuối cùng, để “thêm phần lộng lẫy”, đầu cắm ống tiểu của tôi tuột ra. Cả người tôi ngập trong nước. Trong lúc đợi người đến cứu, tôi thầm nhẩm nho nhỏ câu hát nhàm tai cũ kĩ của Henri Salvador(1): “Nào em yêu, không có gì nghiêm trọng đâu”. Còn nữa, y tá kia rồi. Theo thói quen, cô ta bật tívi. Đang quảng cáo. Một mạng điện thoại, chương trình “3617 tỉ franc” đang đưa câu hỏi: “Bạn có được sinh ra để làm giàu không?”

Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby

Chếc áo lặn và con bướm không phải là một cuốn sách được trau chuốt tới từng câu từng chữ, cũng không phải là một cuốn sách khiến người đọc có thể rơi nước mắt. Nhưng nó là cuốn sách khiến người ta cảm động, những rung động từ sâu tận tiềm thức, khiến người ta phải suy nghĩ và phải ngoái đầu nhìn lại.

Jean-Dominique Bauby 43 tuổi, là tổng biên tập tạp chí Elle - một tờ tạp chí phụ nữ nổi tiếng trên toàn thế giới được phát hành trên hàng chục quốc gia. Là một người giàu có, thành đạt, ông đã đi qua rất nhiều nơi trên thế giới, đầu óc lúc nào cũng ở trong guồng xoáy của công việc, giọng nói lúc nào cũng mang âm hưởng sang sảng. Không ai có thể nghĩ rằng một ngày nào đó đôi chân ấy dừng bước, khối óc ấy ngừng suy nghĩ về công việc, và tiếng nói ấy không thể cất lên. Vậy mà điều đó lại xảy ra với chính người đàn ông này.



Ngày mồng 8 tháng 12 năm 1995, một tai biến mạch máu não đã khiến Jean-Dominique Bauby chìm vào cơn hôn mê sâu và trở nên tàn phế ở tuổi 43. Bauby bị liệt toàn thân và mất khả năng ngôn ngữ. Mọi hoạt động của cơ thể dù đơn giản nhất như ăn và thở cũng cần tới sự trợ giúp của máy móc. Chỉ duy nhất con mắt trái của ông là còn chuyển động được.

Và chính con mắt cuối cùng còn cử động ấy cùng với bộ óc tự do đã trở thành sợi dây liên hệ, nối ông với cuộc sống và những người xung quanh. Ông đã dùng đôi mắt và bộ óc bay lượn như một con bướm trong cuộc hành trình tìm về kí ức của mình.

Trí nhớ thoát ly khỏi thân thể mà giờ đây đã coi như ngục tù, được Bauby ví như người lặn xuống biển, thân hình bị bó trong bộ đồ lặn, nhưng cặp mắt và óc tưởng tượng vẫn như con bướm chu du khắp năm châu bốn biển. Con bướm ấy cứ bay lượn mãi trong cái thế giới của trí nhớ của kí ức.

Người đọc sẽ nhìn thấy ở tác phẩm này một giá trị tinh thần cao đẹp. Một con người tàn phế, mất hết khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài nhưng đã can đảm vượt lên trên số phận, luôn lạc quan vì “Tôi không mất đi tất cả, có hai thứ tôi không sợ mất đó là trí tưởng tượng và ký ức của tôi. Cái chết với chúng ta là không tránh khỏi, chúng ta nên đối mặt với nó một cách thanh thản nhất”.

Chiếc áo lặn và con bướm được xuất bản vào tháng 3/1997, đúng ba ngày trước khi Jean-Do Bauby qua đời. Cuốn sách sau đó đã được dịch và xuất bản trên 30 nước, làm xúc động hàng triệu người đọc trên toàn thế giới.

Tháng 5/1997, chỉ hai tháng sau khi cuốn sách ra đời, bộ phim được chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của đạo diễn Julian Schnabel đã được công chiếu, và liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng quốc tế: giải Đạo diễn xuất sắc nhất (Liên hoan phim Cannes 2007, Giải thưởng Quả cầu vàng 2008), giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho diễn viên Mathieu Amalric thủ vai Jean-Dominique (giải Cesar 2008), đặc biệt là giải Phim nước ngoài hay nhất (Giải thưởng Quả cầu vàng 2008).


Chiếc áo lặn và con bướm được viết theo một cách viết chưa từng có từ trước đến giờ. Từng câu văn, từng trang sách được hình thành bằng cách ghép từ qua những lần chớp mắt. Với một hàng các chữ cái được sắp theo thứ tự ưu tiên ESARINTULOMDPCFBVHGJQXYXKW, cô phụ tá chủ bút sẽ chỉ lần lượt các chữ cái trong bảng này. Nếu đồng ý chữ cái nào, Jean-Do Bauby nháy mắt một lần để nói "đúng", 2 cái để nói “sai” và chữ cái đó sẽ được cô trợ lý ghi ra. Cứ như vậy, các chữ cái được sắp thành từ, thành câu, thành đoạn và cuối cùng thành sách. Cách viết kỳ lạ và nhọc công ròng rã suốt hai tháng (7-8/1996) đã cho ra đời một cuốn sách với hơn 100 trang gây xúc động mạnh mẽ trên toàn thế giới.

XEM THÊM:

Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
ıạl ɔợưƃu ĩɥƃu và làm khác đi.
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide.
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan ....
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi.
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh.
Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt.
Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác.
Phía sau nghi can X tác giả Higashino Keigo.
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả ....
Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Tỳ Khưu Chơn Tín.
NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ ....
Phanblogs Nửa đời trước của tôi tự truyện của Ái Tân Giác La Phổ
Danh sách 50 cuốn sách cần đọc dịch giả Thái bá tân.
Thích nhất hạnh ebook.
1Q84 Haruki Murakami.
hachiko chú chó đợi tác giả luis prats.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ ....
Pippi Tất Dài tác giả Astrid Lindgren.
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda.
NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI TÁC GIẢ OG ....
Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn.
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.

12.3.15

Biên niên ký chim vặn dây cót Tác Giả Haruki Murakami

Biên niên ký chim vặn dây cót Tác Giả Haruki Murakami Tốt hơn hết cũng không nên nói gì nhiều về tác phẩm. Bản thân nó quá nhiều thứ để nói. Đối với tôi nó chỉ là một cái giếng. Truyện hay bạn nên đọc và suy ngẫm

Biên niên ký chim vặn dây cót Tác Giả Haruki Murakami
Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami





Chiếc giếng cạn ở Nội Mông cũng như chiếc giếng trong căn nhà hoang là hai biểu tượng có mối quan hệ với nhau: một bên là điểm đến của sự mặc khải, một bên là điểm bắt đầu của sự tìm kiếm mặc khải. Nó đồng thời là một biểu tượng của sự vô cảm, của hành động tuyệt giao với thế giới bên ngoài, đó là sự phủ nhận niềm tin của tư duy vào đời sống hiện thực ngoài kia: “Nó toát lên một cái gì đó có thể gọi là 'sự vô cảm tuyệt đối'. Có cảm giác như chỉ cần ta rời mắt khỏi khung cảnh này, lập tức những vật vô tri sẽ càng vô tri hơn nữa” [tr.80]. Xuống giếng với Toru Okada là hành trình tìm kiếm chân lý và đúng như Honda đã nói: “Hễ đi lên thì phải chọn ngọn tháp cao nhất mà trèo lên đỉnh. Hễ đã đi xuống thì hãy tìm cái giếng sâu nhất mà chui xuống đáy” [tr.64]. Con người ta chỉ có thể tìm được chân lý khi đã đến được với đỉnh cao tuyệt đối để quan sát hay đến tận cùng của khổ đau để chiêm nghiệm, chẳng dễ gì đạt đến đốn ngộ khi sống ở giữa lưng chừng.


Biên niên ký chim vặn dây cót (ねじまき鳥クロニクル Nejimaki-dori Kuronikuru?) là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Murakami Haruki. Bản dịch tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng dịch dựa theo bản tiếng Anh The Wind-up Bird Chronicle của Jay Rubin và bản dịch tiếng Nga Хроники Заводной Птицы của Sergey Logachev và một số đối chiếu với nguyên tác tiếng Nhật. Bản tiếng Việt được ấn hành lần đầu năm 2007. 

Bản gốc tiếng Nhật được phát hành theo ba phần, tạo nên ba "quyển" trong bản tiếng Việt.
Dorobō kasasagi hen (泥棒かささぎ編?) (Chim ác là ăn cắp)
Yogen suru tori hen (予言する鳥編?) (Chim tiên tri)
Torisashi otoko hen (鳥刺し男編?) (Kẻ bắt chim)
Với tiểu thuyết này, Murakami nhận được Giải thưởng Văn học Yomiuri, do nhà phê bình khó tính nhất của ông trước đây,Kenzaburo Oe.

Tóm tắt nội dung

Tiểu thuyết nói về một người đàn ông thất nghiệp, bình thường, Okada Toru tìm kiếm con mèo mất tích. Một chuỗi các sự kiện diễn ra sau đó chứng minh rằng cuộc đời trần tục có vẻ đơn điệu lại hóa ra phức tạp hơn rất nhiều. Tiểu thuyết còn nhắc tới giai đoạnMãn Châu quốc trong Thế chiến II và vị trí của nó trong lịch sử Nhật Bản.
Các nhân vật chính[sửa | sửa mã nguồn]
Trong các nhân vật chính và phụ trong cuốn sách này, một số nhân vật quan trọng nhất gồm có:
Okada Toru: Người kể chuyện và là nhân vật chính, Toru là một mẫu đàn ông trẻ thụ động và thường lãnh đạm sống trong vùng ngoại ô nước Nhật. Anh là chồng của Kumiko và thường xuyên nghe theo những mệnh lệnh hoặc mong muốn của người khác. Hiện đang thất nghiệp, anh là hiện thân của sự thụ động.
Okada Kumiko: Kumiko là vợ của Toru, trụ cột về mặt tài chính trong gia đình và là người tự lập. Cô làm việc trong một công ty xuất bản.
Wataya Noboru: Noboru là anh trai của Kumiko. Anh được giới thiệu là một mẫu người cuốn hút; công chúng yêu anh ta, nhưng Toru thì không thể chịu đựng được. Noboru thoạt đầu xuất hiện như một học giả, rồi theo câu chuyện trở thành một chính trị gia, và không có đời sống cá nhân rõ ràng. Anh được mô tả là một người có bề ngoài giả tạo, và không thực. ("Wataya Noboru" còn là tên mà Toru và Kumiko đã đặt cho con mèo của họ.)
Kasahara May: May là một thiếu nữ ở tuổi đi học, nhưng cô không muốn theo học. Toru và May liên lạc thường xuyên với nhau trong suốt cuốn sách; khi May không hiện diện, cô viết thư cho anh (mặc dù sau khi đọc kỹ, người đọc có thể thấy các thư của cô không đến được địa chỉ của anh). Những mẩu đối thoại giữ hai người thường quái dị và đề cập đến cái chết và sự suy đồi của đời sống con người. Quái dị hơn là không khí vui tươi hoàn toàn không nghiêm túc khi miêu tả cuộc đối thoại giữa hai người.
Kano Malta: Kano Malta là một nhân vật trung gian đã đổi tên mình thành "Malta" sau khi thực hiện một dạng "tu hành" ở đảo Malta một thời gian. Cô được Kumiko nhờ vả giúp gia đình tìm con mèo bị lạc.
Kano Creta: Em gái của Malta và là người học việc, cô được mô tả là "con điếm tinh thần". Hơi khó hiểu, đối với Toru, Creta có khuôn mặt và thân hình y hệt như Kumiko.
Akasaka Nhục đậu khấu: Nhục đậu khấu gặp Toru lần đầu khi anh đang ngồi trên ghế đá để nhìn khuôn mặt của mọi người ngày này qua ngày khác ở Shinjuku. Lần thứ hai họ gặp nhau, bà ta bị thu hút bởi vết bầm trên má trái của anh. Bà và Toru có một sự tình cờ kỳ lạ: chim vặn dây cót trong sân vườn của Toru và vết bầm trên má xuất hiện trong những câu chuyện liên quan đến Thế chiến II của Nhục đậu khấu, cũng như cha của Nhục đậu khấu và Trung úy Mamiya (một người quen của Toru) được liên kết với nhau thông qua Thế chiến II. "Akasaka Nhục đậu khấu" là cái tên giả mà bà đã tự chọn sau khi nói với Toru rằng không thích hợp khi nói tên "thật" của mình. Tên thật của bà không bao giờ được đề cập trong tiểu thuyết.
Akasaka Quế: Quế là đứa con trai câm, nhưng cực kỳ của thông minh của Nhục đậu khấu. Anh giao tiếp thông qua hệ thống các dấu hiệu bằng tay vô cùng dễ hiểu và bằng cách nhép miệng. Cũng vậy "Quế" là một cái tên giả do Nhục đậu khấu đặt ra. Tên thật của Quế cũng không được đề cập tới.

Những chương bị thiếu


Có hai chương trong quyển thứ ba trong bản bìa mềm tiếng Nhật không có trong bản dịch tiếng Anh, và cả bản dịch tiếng Việt. Ngoài ra, một trong những chương nằm gần các chương bị mất được di chuyển lên trước một chương khác, khiến cho nó không còn có bối cảnh cũ như thứ tự gốc.[1]
Hai chương bị thiếu này nói rõ hơn về mối quan hệ giữs Okada Toru và Kano Creta, và một "phiên tòa" của chim vặn dây cót khi Toru đốt hộp đựng áo quần của Kumiko.
Bản dịch tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng thực hiện dựa theo bản tiếng Anh The Wind-up Bird Chronicle của Jay Rubin và bản dịch tiếng Nga Хроники Заводной Птицы của Sergey Logachev và một số đối chiếu với nguyên tác tiếng Nhật.
Cũng nên chú ý rằng ngoài những sự khác biệt giữa bản tiếng Nhật và tiếng Việt, còn có những sự khác biệt giữa bản bìa cứng và bìa mềm bằng tiếng Nhật.
Khá thú vị khi để ý trong bản gốc, tên của nhân vật chính đều được viết theo chữ katakana chứ không phải kanji. Đây là một sự lựa chọn táo bạo của tác giả, và nó chuyển tải một thông điệp không thể thể hiện được khi dịch sang ngôn ngữ khác. Có lẽ nó có cùng lý do với việc tại sao tác giả không bao giờ mô tả hình dạng thật của Toru.

XEM THÊM:

Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
ıạl ɔợưƃu ĩɥƃu và làm khác đi.
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide.
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan ....
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi.
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh.
Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt.
Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác.
Phía sau nghi can X tác giả Higashino Keigo.
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả ....
Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Tỳ Khưu Chơn Tín.
NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ ....
Phanblogs Nửa đời trước của tôi tự truyện của Ái Tân Giác La Phổ
Danh sách 50 cuốn sách cần đọc dịch giả Thái bá tân.
Thích nhất hạnh ebook.
1Q84 Haruki Murakami.
hachiko chú chó đợi tác giả luis prats.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ ....
Pippi Tất Dài tác giả Astrid Lindgren.
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda.
NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI TÁC GIẢ OG ....
Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn.
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.

Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami .DOC

https://docs.google.com/document/d/0B0hPR4sOzdAORzlsck9FcUxHbms/edit?usp=sharing&ouid=104167641700529659665&resourcekey=0-ekBNZA3hQT6cb5MFwkehGQ&rtpof=true&sd=true


Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami .PDF


https://docs.google.com/document/d/0B0hPR4sOzdAORzlsck9FcUxHbms/edit?usp=sharing&ouid=104167641700529659665&resourcekey=0-ekBNZA3hQT6cb5MFwkehGQ&rtpof=true&sd=true


12.2.15

Dàn nhạc đỏ Tác Giả Leopold Trepper

Dàn nhạc đỏ Tác Giả Leopold Trepper


Xuất xứ một cái tênTrong Thế chiến II, Leopold Trepper - cái tên luôn gắn liền với lưới điệp báo huyền thoại Dàn nhạc đỏ, chỉ huy nhóm điệp viên Xô Viết với các mật danh Uncle, Otto, được các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới công nhận là “một trong những điệp viên giỏi nhất của mọi thời đại”. Cho đến nay, người ta vẫn nhắc đến ông với sự khâm phục và ngưỡng mộ đặc biệt. Thuật ngữ Dàn nhạc Đỏ là tên gọi chung của những nhóm phản kháng độc lập và các lưới tình báo trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, hoạt động ở một số nước châu u, như Đức, Bỉ, Pháp. Nó cũng đồng nghĩa với các lực lượng chống lại bọn Đức quốc xã. Lan tỏa khắp châu uMạng lưới của tổ điệp báo bất hợp pháp trực thuộc Cục Tình báo quân sự Liên Xô (sau này là Tổng cục Tình báo Quốc phòng - GRU) trước Thế chiến II không chỉ đứng chân ở Đức mà còn lan tỏa ra khắp châu u. Ở Đức, Gestapo (tên gọi tắt của Geheime Staatspolizei - lực lượng cảnh sát bí mật của tổ chức SS do Đức Quốc xã lập ra) gọi lưới điệp báo này là Dàn
Dàn nhạc đỏ Tác Giả Leopold Trepper

Dàn nhạc đỏ Tác Giả Leopold Trepper



Dàn nhạc Đỏ bao gồm rất nhiều nhóm kháng chiến chống phát xít, đôi khi không liên quan đến nhau. Họ hoạt động hoặc là độc lập, hoặc là hợp tác với tình báo đối ngoại Liên Xô. Một bộ phận trong số đó nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GRU. Dàn nhạc Đỏ hoạt động trên khắp châu u trong thời gian nằm dưới chính quyền Đức, cũng như ở những nước vẫn còn trung lập. Lưới này gồm nhiều trạm phát sóng ngắn bất hợp pháp, triển khai hoạt động của mình từ Na Uy đến dãy Pirene, từ Đại Tây Dương đến sông Ode, từ Biển Bắc đến Địa Trung Hải. Cuối những năm 1930, hiểu rõ chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đầu não của tình báo quân sự Liên Xô thực hiện các biện pháp tổ chức thu thập tin tức ngay trong thời bình nhằm phát hiện âm mưu, ý đồ của Đức. Với mục đích đó, đầu năm 1939, tình báo viên bất hợp pháp của GRU là Leopold Trepper được biệt phái sang Brussels (Bỉ) với mật danh Otto. Trepper “đóng vai” một nhà tư bản công nghiệp Canada với nhiệm vụ ban đầu là thiết lập “vỏ bọc” kinh doanh, thương mại cho lưới điệp báo. Và ông đã lập một công ty xuất khẩu có chi nhánh ở hầu hết các hải cảng châu u. Hướng về Moskva Hồi đó, Gestapo rất lo ngại phải đối phó với những nhóm kháng chiến ở Bỉ, Pháp, Thuỵ Sĩ, Đức có liên hệ với tình báo Xô Viết. Để làm lu mờ phương hướng chống Hitler, Tổng cục An ninh Đế chế Đức Quốc xã đã gán cho các nhóm kháng chiến tội “hoạt động gián điệp quốc tế” và quyết định triển khai chiến dịch triệt phá mang tên “Đại đội dàn nhạc”. Đầu tiên, đội đặc nhiệm SS (SS-Sonderkomando Rote Kapelle), với nhiệm vụ phát hiện và xoá sổ các đài phát bất hợp pháp hoạt động trên lãnh thổ nước Đức, tổ chức chặn thu sóng vô tuyến điện bất hợp pháp hoạt động trên lãnh thổ các nước châu u bị Đức chiếm đóng. Sau khi phát xít Đức phát hiện ra một đài phát bí mật tại Brussels(Bỉ), năm 1942, Gestapo đã bóc gỡ ra toàn bộ tổ chức hoạt động của lưới điệp báo ở châu u, bao gồm: Leopold Trepper - lãnh đạo nhóm đặc tình Xô Viết, Anatoli Gurevick với biệt danh là Kent, một tình báo viên nổi tiếng ở Brussels. Cùng với đó, ở Đức có những đặc tình quan trọng như thượng uý Schulze-Boysen phục vụ trong lực lượng không quân; Acvit Harnack, làm việc trong Bộ Kinh tế.
Leopold Trepper


Hơn 200 người bị bắt, trong đó 120 người đã bị bắn chết hoặc bị giết trong các nhà tù và trại tập trung của phát xít Đức. Đa số họ đã bị lực lượng Gestapo tiêu diệt. Theo tiết lộ của tên sỹ quan SS Panxinger, nguyên phó phòng Gestapo ở Miule, bị Hồng quân Liên Xô bắt làm tù binh, ngày 29.6.1951, trong cuộc hỏi cung ở cơ quan chống gián điệp, anh ta đã khai rằng việc theo dõi hoạt động của tổ chức chống phát xít được bắt đầu khi các chuyên gia vô tuyến điện chặn thu được các bản tin mật mã (tiếng lóng của phản gián gọi các điện tín viên là “nhạc công”, “người đánh pianô”). Trong không trung, tiếng đánh morse không phải của một máy phát vô tuyến mà rất nhiều máy. Ở Đức và ở các nước châu u bị chiếm đóng có cả một “dàn nhạc” hoạt động. Cơ quan chống gián điệp vô tuyến của Đức xác định, “các nhạc công” đều hướng các buổi phát của mình về phía Moskva. Vì thế, “dàn nhạc” được mang màu “Đỏ”. Vượt lên những hiểm nguy, những thách thức và khó khăn, tên gọi đó đã đi vào lịch sử như một biểu tượng cho lòng dũng cảm của con người, thể hiện sự chống đối kiên cường đối với chủ nghĩa phát xít Đức.


Dan Nhac Do - Leopold Trepper.docx
Share
Dan Nhac Do Leopold Trepper.pdf




Trước khi rời Liên Xô, Leopold vào ký túc xá từ biệt Michel. Lòng anh nặng trĩu khi phải để con ở lại cái kí túc xá đang trở thành nhà trẻ mồ côi này. Anh nói với con:


- Michel, bố sắp đi công tác cho đảng, bố sẽ vắng mặt một thời gian...


Michel không nói gì. Leopold có cảm tưởng đau đớn khi từ giã con. Anh hôn con rồi bước ra... đến sân ga cách ký túc xá hai kilômet, bỗng anh nghe thấy tiếng gọi, anh quay lưng lại thấy một bóng nhỏ ôm chầm lấy anh. Đó là Michel, nó hét (mà anh không bao giờ quên nổi):


- Đừng bỏ con, đừng bỏ con, con không muốn ở lại một mình đâu! 16 năm sau Leopold mới gặp lại đứa con đầu lòng của anh.
----------

Không thể nào tin được hắn. Đã phản bội một lần thì lần sau có cơ hội hắn sẽ phản bội nữa. Chính hai tay của hắn đã đóng chặt cái lối về. Khi đã phó mặc cho kẻ thù tùy ý khu xử thì chỉ còn có hai lựa chọn. Giữa đầu hàng và kháng chiến là một vực thẳm không thể qua được. Không thể từ phản bội trở thành người kháng chiến được.

Dàn nhạc đỏ Tác Giả Leopold Trepper pdf

Dàn nhạc đỏ Tác Giả Leopold Trepper docx


https://drive.google.com/file/d/0B0hPR4sOzdAObkZlUDJ1NE1qbnM/view?resourcekey=0-CkZPX4bqqN17qot8IkPLFw

3.2.15

lịch sử người do thái

Phanblogs vì sao người do thái giỏi làm kinh tế, người do thái là người gì, nguồn gốc người do thái, người do thái nổi tiếng, người do thái ăn gì, lịch sử người do thái, người do thái theo đạo gì
lịch sử người do thái
Hiện tình người Do Thái 
 



Trong số báo vừa rồi, nơi bài nói về việc ông Loewenstein đi máy bay sẩy tay rơi xuống biển Manche, chúng tôi có nói mấy lời đến người Do Thái, vì ông ấy là người DoThái (Juif).

Do Thái là một dân tộc mất nước đã hai ngàn năm nay, hiện bây giờ họ không có một miếng đất cắm dùi, đi ở đậu hầu khắp các nước trên trái đất; thế mà họ có thế lực lớn lắm, cho đến người Âu Mỹ cũng phải lấy cái thế lực họ làm đáng lo. Như thế, há chẳng là một sự lạ mà người An Nam ta nên biết lắm ư?

Đã lâu nay, chúng tôi có ý muốn đem cái dân tộc có vẻ thần bí khó hiểu ấy mà giới thiệu cùng độc giả, tiếc vì chưa có thì giờ mà nghiên cứu cho tường tất được. Nay nhơn trong bài nói sự ông Loewenstein trót đã nói đến, vậy chúng tôi cũng ước lược mà nói luôn cái hiện tình của người Do Thái cho đồng bào ta nghe qua. Chúng tôi không dám tự phụ là khảo cứu đã kỹ càng, chỉ biết được chừng nào thì chúng tôi nói chừng nấy.

Số người Do Thái ở các nước

Người Do Thái ở tản lạc khắp các nước thế gian, số người họ tính hết được bao nhiêu, thật không có sổ thống kê cho rành rẽ. Cứ theo sách Almanach de Gotha, năm 1900, số người họ ở Âu châu được 7.650.000 người. Đến năm 1914, cứ như hội Thống kê số dân Do Thái báo cáo thì đã lên đến 11.000.000 người. Mới đây Do Thái niên giám kể số người Do Thái ở toàn cầu là 16.000.000 người, thế là đã tăng lên nhiều lắm!

Thế nhưng, cái sổ mục ấy chưa chắc đã là đúng. Bởi vì, dân Do Thái ở các nước, có nhiều nhà ở nơi hẻo lánh, xa chốn thành thị và nhà thờ của họ cho nên không có thể làm sổ nhơn khẩu cho phân minh được. Vậy nếu bây giờ điều tra cho thật kỹ ra thì có lẽ dân số họ còn nhiều hơn nữa, không những như trên kia mà thôi.

Có nhà làm sử đã nói rằng: Người Do Thái hiện nay cầm cả quyền kinh tế của thế gian trong tay họ; vả lại họ chỉ có túi vàng mà thôi, trong cuộc đại chiến tranh mới rồi, ai mất chi thì mất, chết mấy thì chết, còn họ không bị hại gì cả, mà cái túi vàng của họ nhơn đó càng nặng thêm. Nhơn vì không bị tổn hao và sự sanh hoạt được sung túc, cho nên người họ sanh sản ra đông lắm và mau lắm.

Nhà sử gia ấy nói như vậy rồi kết luận rằng số dân Do Thái hiện thời đây có lẽ lên đến hơn hai mươi triệu chớ chẳng chơi. Như vậy là suýt soát với số dân An Nam ta rồi.

Vì sao dân Do Thái lan ở các nước

Trong đoạn nầy chúng tôi không dám nhận làm một đoạn nghiên cứu lịch sử Do Thái, chỉ nói qua cho biết mà thôi.

Dân tộc Do Thái vốn ở đất Palestine, về miền Tiểu Á Tế Á (*), đất ấy sau cơn chiến tranh 1914-1918 thuộc về nước Anh cai trị.

Theo sách Cựu ước (Ancien Testament) thì dân Do Thái là “tuyển dân” của Đức Chúa Trời (peuple élu) nghĩa là một dân tộc được Chúa Trời lựa chọn.

Nguyên hồi đầu dân tộc ấy mới phát sanh ra, họ đã thờ phượng một mình Đức Chúa Trời mà thôi, tức gọi là Nhứt thần giáo (Monothéisme). Bởi vậy, phàm sự gì thuộc về vận mạng của dân tộc họ, họ đều tin cậy ở ý chỉ Đức Chúa Trời.

Dân Do Thái đầu hết ở đất Mésopotamie, sau dời đến Palestine, rồi lại lưu ngụ ở nước Ai Cập. Ở đó, họ bị người Ai Cập ngược đãi đến ba bốn trăm năm. Vào khoảng trước giáng sanh 1320 năm, giữa họ nổi lên một bậc thánh triết gọi là ông Moise, tự xưng là vâng lịnh Đức Chúa Trời, đem hết thảy dân Do Thái ở Ai Cập trở về đất Palestine.

Từ đó, người Do Thái chinh phục các dân tộc khác ở chung quanh mình và tự lập thành một nước. Trong nước họ bấy giờ không lập vua, công cử lên một vị gọi là Thầy tế lễ cả để cai trị, cầm cả quyền chánh trị và tôn giáo. Sự cai trị thì lại cứ tuân theo giới mạng và luật pháp của Đức Chúa Trời mà đã do ông Moise truyền lại cho.

Đến năm trước giáng sanh 1055, người Do Thái mới bắt đầu lập vua. Có ông vua danh tiếng nhứt là vua David, bắt đầu đóng đô tại Jérusalem. Song đến con là vua Salomon nối ngôi thì lại xa xỉ và chuyên chế quá, làm cho dân không chịu nổi. Trước giáng sanh 953 năm, vua Salomon thăng hà thì trong nước nổ loạn, chia ra làm hai nước: phía nam gọi là Do Thái,(1) phía bắc gọi là Israel.

Từ đó về sau, dân tộc Do Thái càng ngày càng yếu, cho đến năm trước giáng sanh 722 và 588 tức là thời kỳ La Mã đương hưng thạnh, thì Do Thái và Israel nối nhau bị La Mã chinh phục và mất nước.

Phần nhiều dân Do Thái bị ngược đãi trong xứ ở mình thì bỏ mà đi ra ở ngoại quốc từ lúc đó cho đến bây giờ. Trong đất Palestine hiện ngày nay, chỉ còn một số ít người Do Thái còn ở lại đó mà thôi.

Cũng thì là dân mất nước, song dân Do Thái có một điều đặc biệt hơn các dân mất nước khác. Sự ấy chúng ta cần nên biết, vì nó đã làm cho cái lịch sử vong quốc của họ trở nên vẻ vang. ấy là từ đó đến giờ, mỗi năm nhằm ngày kỷ niệm mất nước của họ thì bao nhiêu người Do Thái còn ở lại trong đất Palestine, bất luận già trẻ trai gái, đều về cả tại thành Jérusalem, ôm lấy tường thành mà khóc.

Theo sách Cựu ước thì những sự dời chỗ ở, lập vua, mất nước, tản ở ngoại quốc của dân Do Thái vừa kể trên kia đều do ở ý chỉ tiền định của Đức Chúa Trời.

Muốn rõ cả mọi điều đó thì phải đọc cả bộ Cựu ước. Ở đây chúng tôi chỉ nói sơ một điều quan hệ mà thôi.

Các đấng tiên tri trong dân Do Thái, ở trước Jésus Christ một vài ngàn năm hoặc năm ba trăm năm, đều có nói tiên tri và chép những lời mình vào sách mà rằng: “Sau nầy Đức Chúa Trời sẽ sai xuống cho dân Do Thái một đấng gọi là Messie (tức Christ, nghĩa là cứu thế), song dân Do Thái không tin theo, thì Chúa sẽ phạt cho, làm cho bị dân khác chinh phục mà mất nước, và phải tan lạc đi ở đậu các nước trong thế giới.”

Đến chừng Jésus Christ (người Do Thái dòng vua David) ra đời, xưng mình là đấng Messie bởi Đức Chúa Trời sai xuống, song phần nhiều dân Do Thái không tin theo người. Trong lúc ấy chính là lúc dân Do Thái bị ngược đãi và bắt đầu lưu tán, cho nên người ta nói rằng lời tiên tri ấy đã được ứng nghiệm. Dầu vậy mặc lòng, cho đến ngày nay, phần đông người Do Thái cũng không chịu tin theo Jesus Christ mà vẫn cứ còn đợi đấng Messie.

Nhơn đó cũng nên nói qua về tôn giáo của dân Do Thái. Tôn giáo của họ gọi là “Do Thái giáo” (Israélisme), theo luật pháp ông Moise tin một Đức Chúa Trời, mà không tin Jésus Christ; nhận sách Cựu ước điển mà không nhận sách Tân ước của môn đồ Jésus Christ làm kinh viết ra.

Cái đặc tánh của người Do Thái

Trong bài trước đã nói người Do Thái là “tuyển dân” (peuple élu) của Đức Chúa Trời và tôn giáo của họ ra làm sao, vì vậy mà họ có những tánh chất đặc biệt không giống như các dân tộc khác.

Họ có những tánh tín ngưỡng, tự phụ, đoàn kết, và nhẫn nại.

Thật không có dân tộc nào trong thế gian nầy có cái đức tin cho mạnh bằng người Do Thái. Hiện bây giờ người họ ở khắp các nước, mà ở nước nào thì nhập tịch nước ấy song chẳng hề chịu ảnh hưởng của văn hóa nước ấy chút nào. Bao nhiêu những sự thuộc về tôn giáo, chánh trị, pháp luật, vệ sanh, cả đến những của gì đáng ăn, của gì không đáng ăn nữa, họ cũng đều tuân theo lời trong sách Cựu ước mà Đức Chúa Trời đã phán truyền cho họ.

Vì trong Cựu ước có nói tiên tri rằng dầu Đức Chúa Trời phạt dân Do Thái mà ghét bỏ họ trong một thời lâu, song về sau ngài sẽ đoái thương đến họ, dắt đem trở về đất cũ, hầu để lập quốc lại và trở nên vẻ vang hơn các dân tộc khác; cho nên người Do Thái tin đó mà sanh ra lòng tự phụ kiêu căng. Họ nhận Đức Chúa Trời là chúa riêng của mình, còn mình là con riêng Đức Chúa Trời, mỗi khi nhớ đến ông Abraham, ông Isaac, ông Jacob ngày xưa(2) đã nhờ ơn Chúa thế nào, thì lại tin rằng lời hứa ấy rồi đây sẽ ứng nghiệm trong kỳ nó. Bởi vậy, người Do Thái dầu ngày nay đương ở trong cái cảnh lưu ly cực nhục, song chẳng những không nguội lòng thì chớ, mà lại còn sanh ra cái dã tâm muốn thống nhứt thế giới nữa kia. Thử xem một đoạn trong sách Tư tưởng chiến thắng và người Do Thái của ông bác sĩ Penthatull, người Do Thái, xuất bản năm 1923 tại nước Autriche, thì đủ biết cái lòng tự phụ của họ là thế nào. Đoạn ấy như vầy:

"Người Do Thái chúng tôi không có thành kiến chút nào; đối với mọi sự vật trên đất, chúng tôi xem xét rất rõ ràng; chúng tôi thường dám có cái tinh thần mà người khác không dám có.

"Bởi có cái tinh thần ấy, cho nên, dầu ở trong các nước Âu Mỹ, không tấn tới được mấy chút, song giá ở trong một hòn cù lao nào thì chẳng qua trong 50 năm, chúng tôi sẽ làm chủ nhơn trong cù lao ấy. Trong thế giới không cứ việc gì cũng phải cần đến chúng tôi(**), vì mọi nơi dưới biển trên bờ đều có dấu chơn con nhà Do Thái. Con nhà Do Thái chúng tôi đã lanh lẹ lại siêng năng, cái chỗ mục đích kia một ngày chưa đạt đến thì chúng tôi còn chưa biết mỏi mệt…"

Nói về cái tánh đoàn kết của họ thì thật không có dân tộc nào bì được. Những dân tộc có lãnh thổ, có chánh phủ đã thành ra quốc gia rồi mà biết đoàn kết với nhau thì có lạ gì. Cái nầy người Do Thái bị tan lạc, bị xua đuổi, ở không yên ổn, rày đó mai đây, mà giữa họ nghiễm nhiên có một cái đoàn thể bền chặt và thiêng liêng, như vậy mới là đáng quý.

Kể từ năm trước giáng sanh 70 năm, thành Jérusalem bị hủy phá, cho đến năm 135, khoảng đó là khoảng người Do Thái bị tan lạc. Bấy giờ một mớ thì chạy về các nước phương Tây như I-ta-ly, Y-pha-nho; một mớ thì chạy về các nước phương Đông như Syrie, Perse; còn một số ít người ở lại trong đất Palestine thì đổi họ và không dám ra mặt.

Trong lúc ấy những người Do Thái chạy sang phương Tây còn được phục tùng một vị chủ giáo của mình, song cũng phải tùy theo hoàng đế La Mã, khi nới cho thì được, khi cấm đi thì thôi. Cái cơ quan khi chùng khi sáng ấy tồn tại được hơn 400 năm, về sau phải tiêu diệt và trên lịch sử không thấy nói đến vị chủ giáo của dân Do Thái nữa.

Những người Do Thái chạy sang phương Đông thì tôn dòng dõi vua David nối nhau làm vua mình, gọi là “vua trốn” ở tại thành Ba-bi-lon. Các ông vua trốn đó cũng còn được cai trị dân mình và liên lạc cùng vị chủ giáo phương Tây nữa. Đến năm 1005, giáo chủ đạo Hồi Hồi coi người Do Thái là cừu địch cầm tù vua trốn là Ezéctias và giết đi lại đuổi hết thảy người Do Thái phải dời đi nơi khác, từ đó về sau họ không có chánh phủ ở ngoại quốc nữa.

Cũng từ đó người Do Thái tan lạc càng rộng ra, lần lần xuống á châu, sang Mỹ châu, không những ở Âu châu mà thôi, cho đến bây giờ thì khắp trên mặt đất đâu đâu cũng có họ.

ở tan tác như vậy thì làm thế nào mà đoàn kết với nhau? Người ta nói rằng người Do Thái có một thứ chánh phủ kín. Có người đã tìm ra hai bức thơ của họ gởi cho nhau về hồi thế kỷ thứ 15 mà đoán rằng họ phải có cái cơ quan bí mật ấy.

Muốn cho thứ chánh phủ kín ấy tồn tại luôn, khỏi bị người phát giác ra, thì phải dùng những cái thủ đoạn rất thần bí rất cẩn thận mới được. Lại muốn cho cái chánh phủ ấy không tỏ ra, đối với đoàn thể Do Thái không có sự liên thuộc về giai cấp, như vậy mà lại giữ cho đoàn thể được vững bền, chủng tộc được thuần khiết, sự tín ngưỡng được chuyên nhứt, khỏi bị đồng hóa với người ngoài, thiệt là khó thay, e chỉ có một mình dân tộc Do Thái mới có cái ý chí lạ lùng như vậy.

Đến thế kỷ thứ 19 và sau, nghĩa là từ hồi Pháp quốc Cách mạng phát biểu lời “Nhân quyền tuyên ngôn”, người Do Thái mới bắt đầu được giải phóng. Năm 1860 ông Adolphe Crémieux lập ra một hội gọi là “Hội liên hiệp người Do Thái trong thế giới”, từ đó giữa đoàn thể Do Thái mới có được một cơ quan chánh thức, rồi các cơ quan khác càng thành lập nhiều thêm cho đến ngày nay.

Xem cả lịch sử người Do Thái từ hồi mất nước đến giờ, bị giết hại bị xua đuổi không biết mấy nơi, không biết mấy lần, mà chẳng hề nao núng, tấn thủ lại càng hăng như vậy thì biết cái tánh nhẫn nại của họ là dường nào. Cái tánh ấy, mà cả đến cái tánh khác của họ nữa cũng đều bởi nơi tôn giáo của họ mà ra.

Số tới, chúng tôi sẽ nói tiếp thế lực hiện thời của người Do Thái ở các nước và các nước đối với họ ra làm sao.

Thế lực người Do Thái trong thế giới

Trong mấy đoạn trước đã nói rằng người DoThái ở khắp các nước trong thế gian, bởi vậy, nếu họ không có thế lực gì thì thôi, bằng đã có, thì cái thế lực ấy thật là bao la cả trên mặt đất.

Một điều lạ nữa, là trong sách Cựu ước có nói tiên tri rằng người Do Thái về sau sẽ bị tan lạc, song được giàu có, thì quả như vậy, dân Do Thái bây giờ giàu hơn hết cả các dân khác. Cái thế lực của họ là ở đó.

Như ông Loewenstein mới rồi chết vì té máy bay mà bổn báo đã nói đến hôm nọ, là một người giàu nhứt trong ba nhà triệu phú ở thế gian.

Họ có nhiều tiền rồi, lại có người nữa. Nhơn tài của Do Thái không mặt nào là không có. Về kinh tế, về chánh trị, về văn học, về kỹ nghệ, bất kỳ phương diện nào, trong dân Do Thái cũng đều có người nổi tiếng về phương diện ấy.

Bởi vậy, bao nhiêu những ngân hàng lớn ở các nước phần nhiều là tiền của người Do Thái bỏ ra, cái đó đã đành rồi, mà cho đến các chức vụ trọng yếu trong ngân hàng cũng về tay họ nữa.

Họ đã cầm cả quyền tài chánh của thế giới vào trong tay, rồi thì các cuộc thiệt nghiệp(***) lớn, như là mỏ sắt, mỏ dầu, cũng đều có người họ làm giám đốc. Rồi đến quyền ngôn luận, là như các nhà báo lớn, các sở thông tin, họ cũng xen vào. Thậm chí như ông Jaurès ở nước Pháp lập ra báo L’humanité, là báo binh vực cho công lý nhân đạo, có tiếng ở thế giới ngày nay, mà người ta nói rằng, lúc mới sáng lập ra, cũng có một vài nhà tư bổn Do Thái bỏ tiền vào giúp. Lại như các giáo viên trong các trường đại học bên nước Pháp hiện bây giờ, cũng có một phần đông là người Do Thái, điều đó đã có nhiều người Pháp lấy làm khó chịu.

Cái thế lực Do Thái ở nước Pháp đã là mấy, ở nước Mỹ mới ghê cho. Nước Mỹ có tiếng là một nước rất giàu, song cũng có thể nói rằng cái giàu ấy là của người Do Thái, vì các cơ quan về tiền bạc, phần nhiều bị họ chiếm hết. Coi như hồi cuối thế kỷ thứ 17, chánh phủ New York có một lần ra lịnh đuổi người Do Thái ở đó đi, rồi có những người Do Thái giàu, có nhiều phần hùn trong các công ty thực dân, rập nhau nổi lên phản đối, làm cho chánh phủ phải tiêu hủy cái lịnh ấy. Hồi đó mà họ đã có thế lực như vậy rồi, huống chi là bây giờ; ở nước Mỹ mà còn như vậy, huống chi là các nước khác.

Nói đến nước Tàu, các đô thành lớn của nước ấy mà có dấu chơn người Do Thái chỉ độ trong khoảng vài trăm năm nay, song cái thế lực ngầm ngấm của họ cũng chẳng vừa. Một người Tàu làm sách có nói rằng: “Nước Trung Hoa mỗi một năm mất cho ngoại quốc phỏng độ 12 triệu đồng bạc (nghĩa là tiền trả lời các món công trái), trong một số tiền lớn ấy, các nước khác chỉ hưởng được phần ít, còn người Do Thái thì hưởng được phần nhiều.”

Tóm lại, cái thế lực của người Do Thái đáng ghê nhứt là cái thế lực ở trong các ngân hàng. Cái thế lực trong ngân hàng có thể chỉ huy được các chánh phủ của các nước. Giả như một nước nào muốn vay một món tiền to của ngân hàng lớn nào đó, thì cái quyền muốn hỏi vay về làm chi và cho vay hay không, cũng lại ở trong tay “quân Giu-dêu” nầy. Xem bề ngoài thì cái thế lực ấy tưởng không lấy gì làm quan hệ lắm, song xét kỹ ra thì thật là đáng khiếp. Bởi vì, như người ta nói, có tiền thì tiên hay múa, nếu họ đem lòng hiểm độc bắt ngặt các chánh phủ rồi xoay qua đường khác để làm lợi cho họ, lại không có thể được hay sao? Cho đến đảng Cách mạng nào, đảng Cộng sản nào mà đã túng tiền phải vay của họ thì tất nhiên là khó mà thoát ra ngoài vòng thế lực của họ được.

Nhờ tiền bạc, nhơn tài, và tấm lòng đoàn kết của người Do Thái, nên hiện nay dầu họ chưa khôi phục hẳn được tổ quốc mình, song sự ấy cũng đã rõ manh mối ra một ít. Vì mấy lần Vạn quốc hội nghị vừa rồi, nhơn người Do Thái thỉnh cầu, đều có đem việc ấy ra bàn, và nghe như trong đất Palestine ngày nay, tuy về người Anh đại lý, song đã có một bộ phận thuộc về quyền người Do Thái ở đó.

Có điều nầy ta nên biết, là về phần người Do Thái, họ tin ở lời hứa trong Cựu ước, cho nên họ quyết rằng thế nào rồi họ cũng sẽ về mà lập quốc lại trong đất Palestine.

Các nước đối với người Do Thái - “Họa Do Thái “

Người Do Thái đã có cái thế lực lớn như đã nói trên kia, thì có khó gì mà chẳng vận động cho mình trở về cố quốc, chi đến nỗi ở gởi nằm nhờ đất người ta lâu như vậy? Đó là một vấn đề rất phiền phức về quốc tế, chúng tôi không đủ học thức mà giải minh được, chỉ nói đại lược mà thôi.

Có lẽ cũng vì cái thế lực của Do Thái to quá, làm cho các nước lấy làm lo mà còn dùng dằng chưa dám cho họ trở về cố hương. Vì nghĩ rằng trong khi họ vong gia thất thổ mà còn lừng lẫy thế này, huống chi là khi đã có một miếng đất làm nơi căn cứ.

Trong một đoạn trước đã nói rằng người Do Thái có cái dã tâm muốn thống nhứt thế giới, mà cái dã tâm ấy là sanh ra bởi tôn giáo của họ. Thật thế, đã lâu nay người Do Thái rắp toan cậy cái thế lực của mình mà thiệt hành mọi việc để cho ứng nghiệm những lời đã hứa trong Cựu ước, tức là “sẽ được trở về đất cũ và trở nên một dân làm chủ các dân”. Bởi tôn giáo họ xui cho họ có lòng hy vọng lớn lao, có tánh kiêu căng lạ thường, cho nên bây giờ, cái chữ “Do Thái giáo”, người ta không coi là tôn giáo nữa, mà coi như là một chủ nghĩa: khi nói đến chữ “Israélisme”, tức là có bao hàm cái nghĩa xâm lược, áp bách ở trong, cũng gần gần như khi nói đến chữ “Impérialisme” là “đế quốc chủ nghĩa” vậy.

Vì vậy, các nước bên Âu-Mỹ, bất luận nước lớn hay nhỏ, đối với người Do Thái đều có một tâm lý như nhau: một đường thì ghét dơ, một đường thì lo ngại. Cách hơn trăm năm về trước, người Do Thái đến đâu thì bị xua đuổi đến đó, vả lại còn bị người ta khinh rẻ đến điều, ba chữ “người Do Thái ” đã thành ra một câu dùng để mắng trong các nước. (Tức như trong tiếng Pháp khi nào mắng ai mà dùng đến tiếng “C’est un Juif” thế là mắng độc lắm, còn hơn ta nói “đồ Mọi đồ Hời” nữa.) Mà sở dĩ người ta ghét dơ quá như vậy, lại là vì họ cho người Do Thái là tham lam, gian ác và nhứt là hay cho vay ăn lời.

Cái lòng ghét dơ ấy bây giờ lại đổi ra lo ngại. Lo ngại vì cái thế lực và cái dã tâm của Do Thái. Đã lâu nay mấy chữ “Cái vấn đề Do Thái” (Le problème Juif) thường thấy ra trong báo chương sách vở của các nước luôn luôn, hình như họ muốn hiệp cả trí khôn của loài người lại để giải quyết vấn đề ấy mà đến nay cũng còn chưa có phương giải quyết.

Trong khi chưa có phương pháp nào giải quyết được vấn đề Do Thái đó, thì người ta bất giác hốt hoảng kêu lên rằng: “Họa Do Thái! Họa Do Thái!” (Péril Juif).

"Họa Do Thái!" tiếng kêu ấy cũng như tiếng kêu "Họa da vàng!" (Péril jaune), nghĩa là sợ người Do Thái hoặc giả rồi đây sẽ cậy thế lực kim tiền mà thống nhứt thế giới được chăng, cũng như người ta lo cho Nhựt Bổn hoặc Tàu là giống da vàng, rồi đây hoặc sẽ đứng phắt dậy mà làm lôi thôi cho giống da trắng vậy.

Thật vậy, giống Do Thái là giống rất nguy hiểm; người ta sợ rằng hoặc giả rồi đây họ sẽ hiệp hết thảy đồng bào tan lạc lại cùng nhau choán cả tiền bạc trong thế giới, nhơn đó mà mở buộc quyền tài chánh của các nước, làm quân sư cho đám thợ thuyền các nước, rồi có thể xoay cái quyền Vạn quốc hội nghị vào trong tay mình, như thế há chẳng nguy cho các dân tộc khác hay sao? ấy vậy, hiện nay liệt cường đương lo mà giải quyết cái vấn đề Do Thái là phải lắm, vì nó là cần kíp lắm.

Có nhiều người biết chuyện nghĩ đến hiện tình thế giới mà bật cười. Số là hết thảy các dân tộc bị áp bách ngày nay, số người phỏng là 200 triệu rưỡi, trong số ấy người Do Thái chiếm hết một phần mười hai (1/12); thế mà một phần mười hai số người bị áp bách ấy trở lại làm cho các dân tộc áp bách phải lo ngay ngáy như có cái tai vạ gì lớn hầu đến cho mình mà không biết khi nào. Rút lại, ta chỉ có thể đoán ước chừng rằng nếu trong vũ trụ này mà quả có Đức Chúa Trời, và nếu Đức Chúa Trời quả là chúa riêng của dân Do Thái, thì cái vấn đề Do Thái thật cũng khó lòng lấy trí lực loài người mà giải quyết được vậy.

Ấy thế mà, hiện thời nay, trừ An Nam ta ra không kể, còn các nước, không nước nào là không kiếm cách để ngăn ngừa cái họa Do Thái về sau; cho đến nước Tàu, có người đã lo đến rằng phải gấp gấp thiệt hành cái chủ nghĩa Tam dân để có chống cự lại với chủ nghĩa Do Thái, tức là chủ nghĩa Đế quốc mà biến hình ra vậy.




trí tuệ do thái.pdf