Search

23.1.10

Tôi không được sếp trọng dụng Tiên trách kỷ hậu trách nhân

Tôi không được sếp trọng dụng. Tiên trách kỷ hậu trách nhân


Không phải tôi mua bằng hay thiếu trình độ, tiếng Anh, Nhật, Hoa tôi đều có thể đọc, nói, viết và nghe hiểu. Nhưng từ khi tốt nghiệp thạc sĩ đến giờ sếp tôi cũng không ngó ngàng gì đến. Họ luôn dành đặc quyền cất nhắc cho người thân của họ trong phòng, tôi chờ mãi không có cơ hội thăng tiến. 
Tôi lớn lên trong 1 gia đình nghèo, bố mẹ đều là nông dân. Trong tất cả các anh chị em tôi là người may mắn được ăn học tới nơi tới chốn. Nhưng trong công việc tôi không được sếp trọng dụng, dù sếp bảo việc gì tôi cũng làm được. Ngay cả việc dọn kho, sắp xếp hồ sơ, scan chứng từ hay những việc lớn hơn. 
Công ty tôi lại có rất nhiều sếp, sếp người nước ngoài, sếp người Việt. Kể ra đến 4 cấp quản lý. Nhiều khi nghĩ mình có bằng thạc sĩ trên tay mà dọn kho, scan chứng từ mỗi ngày mà lòng thấy sao sao ấy! 
Không phải tôi mua bằng hay thiếu trình độ, tiếng Anh, tiếng Nhật, Hoa tôi đều có thể đọc, nói, viết và nghe hiểu. Nhưng từ khi tốt nghiệp thạc sĩ đến giờ sếp tôi cũng không ngó ngàng gì đến. 
Tôi định sẽ tìm cho mình một chân trời mới, vì tôi đã mất kiên nhẫn với chỗ làm và những người quản lý hiện tại. Họ luôn dành những ưu tiên hay đặc quyền cất nhắc cho người thân của họ trong phòng, còn tôi chắc chờ mãi cũng không có cơ hội thăng tiến. 
Tôi phải làm sao, ra đi hay ở lại để chờ đợi? Vì tôi đã gắn bó với công ty gần 10 năm trời.
Nguyên Nhật

Tôi không được sếp trọng dụng. Tiên trách kỷ hậu trách nhân
Tôi không được sếp trọng dụng. Tiên trách kỷ hậu trách nhân

Ý kiến bạn đọc:
Sao bạn có thể làm được hơn 10 năm như vậy ?

Bạn à, nếu một công việc mà ai cũng làm được, hoặc bạn làm cũng chẳng hơn gì con em sếp, thì hiển nhiên họ cất nhắc con em mình rồi. Trừ khi là vị trí chỉ bạn mới làm được, con em họ làm thì hỏng việc, lúc ấy bạn mới được cất nhắc. Đừng chờ đợi một sự may mắn vượt khả năng mình đang có, vượt “quy luật người nhà” sếp đã có. Bạn hãy quyết định sớm cho mình một hướng phù hợp. Nếu bạn có chuyên môn, có mơ ước phát triển mà ở đó không thực hiện được thì chẳng việc gì phải lưu luyến, gắn bó hơn 10 năm cũng không có nghĩa là cả một đời. 
Chia sẻ với bạn chút suy nghĩ của một người quản lý: Tôi là TGĐ một công ty CP của tôi và mấy anh em, tôi có 289 nhân viên. Thú thực tôi chưa bao giờ đánh giá con người qua bằng cấp, cái này không chứng minh là người ta được việc.
Ở công ty tôi, một cô cử nhân Ngữ Văn (ĐHQG) kinh doanh cực siêu, vượt xa mấy cô cậu Thạc sỹ Kinh Tế đúng chuyên ngành. Một cậu tốt nghiệp trường CĐ tỉnh lẻ khoa Tin đang nhưng lập trình giỏi hơn cả dân BK loại xịn, cậu này đang là PGĐ kỹ thuật… Đó chỉ là vài ví dụ cho bạn tham khảo. 
Bản thân tôi cũng có bằng TS của Anh nhưng tôi thấy cũng không hơn gì mấy anh em chỉ học xong ĐH ở nhà. 
Các doanh nghiệp luôn trọng dụng người tài, luôn có chính sách giữ người giỏi. Nhưng đó phải là người giỏi thực sự, hết mình vì sự phát triển của công ty, có trách nhiệm và xác định gắn bó lâu dài với công ty. Không có người giỏi thì sao chúng tôi hoàn thành công việc đúng yêu cầu của khách hàng được ? Làm sao giữ được uy tín trên thương trường, làm sao phát triển được ? Hiển nhiên là phải trọng dụng người tài rồi ! 
Chúng tôi ngán nhất những người chưa làm được việc đã cho mình là tài, làm được một tí là đòi hỏi làm cao, thấy có bằng cấp cao hơn một tí là coi thường những người có bằng cấp thấp hơn. Nhân viên kiểu này chúng tôi không dám cất nhắc giao việc quan trọng vì biết họ “bùng” lúc nào, họ coi trọng lợi ích hơn trách nhiệm công việc, nếu có chỗ khác trả lương cao hơn là họ ra đi liền. 
Bạn à, tôi cũng hiểu rằng bây giờ vẫn còn nhiều cơ chế “con ông cháu cha”. Điều này bất công nhưng khó mà thay đổi được họ. 
Nếu tôi là bạn, tôi ra đi lâu rồi !
( Từ Hải Thành )

SUY XÉT THẬT KỸ

Tôi thấy ở đây có nhiều thứ mà cũng rất tương đồng với tôi lắm.
Tôi hiện là thạc sĩ kỹ thuật nhưng làm việc tại một công ty nhà nước, mức lương thì thấp, chế độ đãi ngộ không nhiều, điều kiện làm việc không có, không thăng tiến, thăng chức gì cả trừ những người thân cận, con cháu của sếp nhưng được cái là rất gần nhà. 
Tôi là mẫu người thẳng thắn, ngay thẳng và nóng tính, tôi không sợ gì cả kể cả sếp. Ban đầu sếp cũng thương yêu tôi lắm nhưng sau này thì không vì ông ta muốn gả cháu cho tôi nhưng tôi không đồng ý vậy là trở thành người thừa, bị đì, không tín nhiệm, nhưng tôi vẫn cảm thấy thanh thản vì tình yêu là không gò ép nhau. Ông đối với rất tệ, và những người thân cận của ông cũng vậy, tôi không sợ vì tôi có thừa năng lực để làm việc và còn cha mẹ già tôi nữa, họ luôn muốn tôi ở gần nhà sớm tối, đó là lý do tôi không thể ra đi làm việc ở chỗ khác dù rằng rất nhiều đơn vị, công ty mời tôi về làm việc với chế độ cao, lương hậu hĩnh.
Ở đời này không phải lúc nào cũng theo ý muốn chủ quan của mình được, tất cả làm sao để mình sống không thẹn với mình, gia đình và xã hội. Có khó khăn mới biết được năng lực của bản thân. Do đó bạn nên suy xét thật kỹ, phân tích rõ lợi hại rồi mới quyết định, các ý kiến của bạn đọc chỉ là tham khảo thôi
Cố gắng lên nhé, chúc bạn thành công
( HOANG ANH )

Giỏi không có nghĩa là có thể làm được quản lý

Tuy bạn giỏi, bạn có trình độ, bạ làm tốt các công việc.... bạn đã làm lâu năm ở công ty đó...vì sao bạn vẫn không thể thăng tiến.. thì phải đặt dấu chấm hỏi? có thể là bạn làm tốt và vì sao bạn không thể lên làm quản lý mặc dù đã làm rất lâu năm... có thể rằng bạn ko co năng lực của một người quản lý, mặc dù đã làm lâu năm, trong công việc không có nghĩa là làm tốt mọi việc hay đã làm lâu năm thì sẽ được cân nhắc hay đưa lên làm quản lý... nếu có năng lực của một người quản lý thì du đi đên đâu thì cũng chỉ cần một thời gian ngắn bạn sẽ khẳng định được mình! chúc bạn thành công! 
YM! echip1807
( Nguyễn Huy Tuấn )

Hãy tự xem lại mình trước khi quyết định

Cũng có những cơ quan, đơn vị mà ở đó có tình trạng trù dập những người có tài ưu tiên cho những người thân của cấp trên. Tuy nhiên cũng cần xem xét lại với bằng cấp trên tay bạn đã thể hiện mình như thế nào. 
Tôi tốt nghiệp tiến sỹ ở châu Âu trong lĩnh vực y khoa. Ngay khi về nước tôi đã nghe rất nhiều ý kiến về hiện tượng đố kỵ với những người có bằng cấp được đào tạo ở nước ngoài. Biết vậy nên thời gian đầu tiên tôi hết sức khiêm tốn và nhận bất cứ công việc gì mà cấp trên giao cho. Bên cạnh đó tôi cũng luôn thể hiện một cách tế nhị về những khả năng của mình. Luôn lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Kết quả là chỉ trong chưa đầy 2 năm, tôi được giao phụ trách một đề tài nghiên cứu lớn cấp nhà nước đồng thời chủ nhiệm một khoa quan trọng trong bệnh viện. 
Giờ đây tôi có dịp trổ tài thể hiên toàn bộ khả năng của mình và thầm cảm ơn tất cả những bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên đã tin tưởng giao cho mình trọng trách. Ngược lại, một đồng nghiệp của tôi tốt nghiệp tiến sỹ tại Nhật. Anh ta rất giỏi nên ngay khi về nước được phân công công tác anh ta từ chối tới lần thứ 3 với lý do khả năng của anh ta đáng phải được phân công tới vị trí cao hơn. Đi đâu anh ta cũng huênh hoang, khoe mẽ và chỉ trích hết người này đến người khac. Anh ta không chịu hợp tác với đồng nghiệp vì cho rằng họ không đủ trình độ để nói chuyện với mình. 
Kết quả là sau năm năm tốt nghiệp, giờ đây anh ta chỉ có một mình, không ai dám giao việc cho anh ta và để kiếm tiền anh ta buộc phải làm ngoài giờ tại các khòng khám tư nhân. Một trong những khả năng quan trọng của các bậc nhân tài là sự khiêm tốn, tôn trọng ý kiến của người khác và biết hợp tác. Nếu bạn Nguyên Nhật đã có tất cả các khả năng trên mà vẫn bị sếp đố kỵ thì nên chuyển đi nơi khác có thể giúp bạn thể hiện mình. 
Chúc bạn may mắn.
( Phạm Quốc Tuấn )

Mình phải là người quyết định tương lai của bản thân mình.

Em cho rằng Anh đã quyết định rồi? Anh viết lên đây chỉ để tham khảo thêm hoặc có ý bản thân mà thôi.
Người ta sống, tiền không phải là thứ duy nhất đem lại hạnh phúc, sự tôn trọng từ những người xung quanh mới làm cho Anh cảm thấy hạnh phúc. Qua lời Anh kể, nếu Anh là người có tài, thì Anh là người thừa trong công ty đó, còn nếu Anh không thừa, thì Anh chưa đủ tài. Không giám đốc nào bỏ qua người có tài cả, có thể họ không thể xếp Anh vào quản lý, nhưng họ sẽ trọng dụng Anh ở một cương vị khác tùy theo khả năng nhìn xa của họ. Theo Em, dù sao trong môi trường đó họ cũng không đánh giá cao Anh, vậy nên Anh phải làm lại từ đầu ở môi trường khác.
Còn một điều nữa, Anh đừng nghĩ mình có nhiều bằng cấp mà giỏi hơn người khác, nhiều khả năng mà kkhông được trọng dụng để tránh tâm lí tiêu cực. Lạc quan và tự tin là điều các nhà tuyển dụng luôn mong muốn ở các ứng viên đấy.
Tuy em mới ra trường được gần 3 năm, em cũng đã làm ở các công ty to có,nhỏ có, cũng bị tình trạng như anh, Nhưng Em đã hỏi thẳng với giám đốc về phương hướng sử dụng em trong tương lai và nhận được câu trả lời không được như mong muốn lắm " ở đây không có cơ hội cho em", em đã mỉm cười và nói rằng, "cám ơn sếp". Anh hiểu ý em chứ?
Nếu muốn hãy trao đổi cùng em theo mail này nhé, ngocquy.auto@yahoo.com.
Chúc anh sớm thay đổi được tình trạng này. Chúc vui vẻ và thành công.
( ngocquy.auto )

Hãy nhìn lại mình

Bạn Nguyên Nhật mến, 
Về một mặt nào đó, tôi cảm phục sự chịu đựng của bạn. Tuy nhiên khía cạnh này tôi không đánh giá cao bạn. Việt Nam đang hội nhập với thế giới, chúng ta có nhiều cơ hội để phát triển. Bạn phải ngồi lại nhận xét bản thân mình thấu đáo xem điểm mạnh thực sự của mình là gì và sẽ có thể áp dụng cho công việc nào là thích hợp. Tôi cũng từng là nhân viên của khoảng 4-5 công ty, bằng cấp của tôi chắc chắn không bằng bạn nhưng tôi cũng từng làm bất cứ việc gì sếp bảo (vì lúc đó mới ra trường) - giống bạn. Và họ cố tình đánh giá thấp năng lực của tôi. Do đó, tôi thấy cần phải ra đi. Đó là lần chuyển đổi đầu tiên sau hơn 2 năm làm việc. 
Có lẽ từ lần đó, tôi xác định tôi đang còn trẻ, cần phải thu thập nhiều kinh nghiệm hơn nữa để đến khi đủ độ chín tôi sẽ dừng chân (hoặc tự mở công ty riêng hoặc làm lâu dài hẳn ở một công ty liên doanh/ nước ngoài đúng năng lực của mình). Từ đó đến nay, qua từng ấy công ty, tôi đã tạm tích lũy vốn sống cùng với một vị trí trong công ty nước ngoài và 1 công ty riêng nho nhỏ cho mình. Bạn nên dành thời gian cho kế hoạch của mình, đừng nên phàn nàn rằng mình giỏi mà không được sếp cân nhắc. Tôi thấy mười năm trời của bạn thật phí và chắc chắn kinh nghiệm sẽ không đúc kết được nhiều vì ít được cọ xát. 
Chúc bạn có quyết định đúng đắn và thành công trong bước đường mới bạn lựa chọn. 
Thân chào 
( Kenny Nguyen )

Hãy thử sức với những cơ hội trước mặt

Với những kiến thức mà anh có thì không sợ không có người trọng dụng anh. Hãy ra đi! Hãy thử sức với những cơ hội trước mặt!
( Chi Trung )

Không Có Sếp nào là Ngốc Đâu Bạn ơi!

Vài dòng gửi ban Nhật
Mình khuyên ban nên coi lại mình chứ đừng nghĩ sếp ngốc không biết tận dụng bạn! Công ty nào cũng có cái đặc thù riêng, Nhưng sếp không ai là ngốc ca~.
Bạn đừng chủ quan tin vào những bằng cấp mình có mà nghĩ mình giỏi lai không được sếp trọng dụng như vậy. Mình là giám đốc của 1 công ty, mình có nhiều bạn là nhà lãnh đạo doanh nghiệp lắm, điều chắc chắn là không ai ngốc cả.... ai cũng gặp 1 vấn đề chung là nhiều người làm việc luôn nhìn nhận chủ quan vào bằng cấp của mình, bằng cấp và được việc là 2 chuyện khác nhau hoàn toàn bạn ah!!!!
Sếp luôn tìm người giỏi để giao nhiệm vụ, không đồng nghĩa là tìm người có bằng cấp, 2 việc đó hoàn toàn khác nhau. Cố gắng chứng tỏ năng lực đừng nhìn chủ quan vào bằng cấp của mình.. bỏ đi đến cty khác anh sẽ gặp vấn đề cũ thôi.
Chúc anh thành công.
( Thai Thinh )

Đừng kêu than

Đọc tâm sự Tôi thấy bạn thật thiếu cá tính, trình độ của bạn sử dụng để làm gì?, học nhiều như vậy để làm gì vậy? 
Đừng mong chờ người khác cân nhắc vị trí cho mình. Sao bạn lại phải làm những việc như dọn kho hay sắp tài liệu ( họ coi thường bạn hoặc xem ban như đứa trẻ không bao giờ lớn). Nếu bạn có khả năng làm việc, hãy đề xuất ý kiến ( hay mặc cả ?) với lãnh đạo về vị trí công việc làm và thu nhập một cách bình đẳng, còn không thì tìm chỗ khác làm đi. Trình độ nào thì làm việc trình độ đó, thu nhập đó.
Nếu học thạc sỹ rồi mà còn viết sai lỗi chính tả "Xếp" với "Sếp" thì có phải không?
Chúc bạn may mắn.
( Ha Tinh )

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động!

Chào bạn! Đọc qua những dòng tâm sự của bạn tôi có mấy góp ý như sau:
- Thứ nhất, bạn hãy bỏ ra 1 tuần suy nghĩ về điểm mạnh, yếu của mình.
- Thứ hai, bạn hãy xem lại năng lực thực sự của mình chứ không nói về bằng cấp làm gì, bạn học thạc sỹ thì tốt rồi nhưng bạn đã làm đuợc gì, có đề tài khoa học nào chưa, giải quyết công việc có hiệu quả không. Theo bạn nói tôi thấy ngoại ngữ của bạn rất tốt nhưng việc ứng dụng nó vào công việc bạn đã làm tốt chưa. Ví dụ dịch một tài liệu chuyên môn hay soạn thảo hợp đồng.....
- Thứ ba, nếu là năng lực, ngoại ngữ,... đều tốt bạn xét đến tính cách của mình. Nếu bạn là nguời giỏi, năng động, .... thì hãy mạnh dạn rút lui khỏi cơ quan mà bạn đang công tác vì chẳng có nhà quản trị nào mà qua 10 năm lại không nhận ra nguời tài. Bạn có ở đó 100 năm nữa bạn cũng chỉ làm mất thời gian của mình mà thôi.
Chúc bạn thành công!
( Khanh Kieu )
Tôi cũng không khác gì bạn
Đọc bài viết của bạn tôi thấy thật cảm thông với bạn vì tôi (tôi đang học master thôi) cũng cùng hoàn cảnh với bạn. Trong cơ quan tôi có rất nhiều nguời là thạc sỹ nhưng có khi họ còn ngồi chơi, làm mấy việc quét dọn phòng tóm lại là mấy việc không cần đến trình độ nào cả, bất kể ai cũng có thể lam được. Còn xếp thì làm những việc liên quan đến chuyên nghành, những việc mà có tiền. Xếp đã chọn đuợc ê kíp làm việc của xếp chỉ gồm 2 người. Mặc dù công việc của xếp rất bận lúc nào cũng làm việc đến 21h hoặc 22h nhưng không bao giờ chia việc cho anh em, trong khi đó anh em toàn ngồi chơi thích làm gì thì làm. Đừng buồn bạn ạ hãy chuyển việc ngay đi.
Tôi chắc để ra Tết cũng chuyển ngay. Chúc bạn may mắn và sớm có quyết định
( Nguyễn Thanh Hưng )

Quyet dinh dut khoat va som

Theo tôi anh đừng nặng nề với việc moi người nghĩ anh đang làm ở một công rất lớn, rất oai, xét cho cùng là chẳng giải quyết vấn đề gì. 
Nếu anh thực sự nghĩ mình có năng lực thì nên quyết định chuyển đi sớm. Càng để lâu càng bắt đầu lại khó
( bacsybonghe )

Nên ra đi

Chào Anh,
Em chỉ là lớp đàn em của anh, mới ra trường làm được 4 năm. Nhưng qua những lời của anh thì em có thể đoán anh là người thiếu tính quyết đoán. Cái này rất quan trọng để làm những công việc lớn hơn, quan trọng hơn. Em nghĩ trước tiên anh nên xem lại mình để tự củng cố bản thân.
Nếu có năng lực thì không sợ không có việc làm.
( Han )

Cần xem lại chính mình

Theo bạn kể, tôi biết bạn đang làm việc cho một doanh nghiệp liên doanh hoặc nước ngoài. Đó là một môi trường thuận lợi để bạn thể hiện tài năng. Nếu như ở cơ quan hành chính sự nghiệp, bạn phải cam chịu là đúng vì bạn khó lòng thay đổi được thể chế hành chính tầng tầng lớp lớp quan liêu... Nhưng ở doanh nghiệp của bạn, nếu như sếp trực tiếp của bạn thù ghét bạn thì bạ nên gặp sếp cao hơn để trình bày, bạn cũng có thể gặp sếp Tây để nói rõ, dù sao thì Tây vẫn dễ chấp nhận những ý kiến khác hơn ta... Tôi nghĩ bạn sẽ được chú ý hơn... 
Song điều quan trọng nhất bạn vẫn phải xem lại chính mình, vì sao mình lại bị đối xử như vậy.... Không có một doanh nghiệp nào lại chấp nhận đề bạt những người kém lên làm sếp dù đó là bà con thân thích, vì mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận ( trừ một số doanh nghiệp nhà nước) nên với bà con kém năng lực, họ có thể giúp bằng cách cho tiền nhưng không thể đề bạt .... Tôi nghĩ lỗi trước tiên là ở bạn, bạn cần thay đổi chính mình trước khi nhảy việc, vì nếu không ở nơi làm mới, bạn cũng sẽ gặp lại vấn đề cũ....
( KH )

Kính gửi bạn chu du

Kính gửi bạn chu du. Tôi nghĩ là có thật bạn à vì chính tôi cũng nằm trong hoàn cảnh như vậy, không chỉ mình tôi ở cơ quan tôi có hoàn cảnh giống như vậy mà ít nhất khoảng 10 người cũng có hoàn cảnh ở công ty tương tự như vậy.
( Nguyễn Thanh Hưng )
Bạn chịu đựng giỏi quá
Trường hợp của tôi cũng gần giống trường hợp của bạn, nhưng tôi khác bạn là tôi ko phải chịu đựng đến 10 năm như bạn. Tôi chỉ có 2 năm thôi nhưng tôi đã chán ngấy đến tận cổ rồi. Đúng là khi làm việc phải cân nhắc đến 2 khía cạnh:
1. Môi trường làm việc
2. Đồng lương được nhận.
Đồng lương ở công ty tôi được coi là chấp nhận được, còn môi trường làm việc quá tệ. Họ chia bè chia phái, đấu đá lẫn nhau, nịnh bợ cấp trên, đè nẹt cấp dưới, tình trạng ma cũ bắt nạt ma mới.... nói chung là rất phức tạp. Với khả năng, tính cách của tôi, tôi thấy mình ko phù hợp với môi trường này và tôi xin ra đi. Giờ tôi đã xin vào làm việc trong môi trường mới. Ở đây tôi được sử dụng hết khả năng của mình, đồng lương tốt hơn, môi trường thân thiện hơn.
Có nhiều cơ hội cho bạn lựa chọn lắm. Hãy mạnh mẽ mà ra đi bạn ah. Người lãnh đạo đã ko coi bạn ra gì thì bạn cũng không cần phải "tình nghĩa" làm gì.
Chúc bạn sớm tìm được một chân trời mới như ý.
( V.Thành )

Hãy tự chúng minh năng lực của mình

Lấy từ kinh nghiệm nhỏ nhoi của tôi để trao đổi thêm với bạn. Tôi ra trường cũng được hơn 8 năm, trải qua 3 công ty được coi là có tiếng tăm trên thị trường và trở về thành lập công ty cho riêng mình hơn 1 năm nay. Tôi học vị thấp hơn bạn một bậc, khi ra trường tôi đã tự học thêm rất nhiều tử kiến thức ngoài đời và chuyên môn. cho nên có nhiều người học cao hơn tôi nhiều, những trường danh giá hơn trường tôi học, nhưng sau 1 năm cùng làm việc tôi là xếp của tất cả đòng nghiệp của tôi. Ở trường không ai dạy cho mình làm xếp cả mà mình phải tự học lấy từ những người đi trước, nói chung làm xếp của một công ty lớn bạn phải tích lủy nhiều thứ lắ, kể cả những điều có từ thời sinh viên đi làm thêm. Và kể từ đó 2 công ty kế tiếp tôi chỉ làm nhân viên sau mấy tháng thử việc thôi. 
CÁI QUAN TRỌNG LÀ BẠN PHẢI CHỨNG MINH ĐƯỢC MÌNH TRƯỜC SẾP,TÔI VÀO ĐÂY LÀM VIỆC LÀ CÙNG VỚI SẾP LÃNH LÃNH ĐẠO CÔNG TY NÀY ĐI LÊN, CHỨ KHÔNG PHẢI VÀO ĐÂY LÀM NHÂN VIÊN. 
Không phải ai muốn đều làm xếp được đâu bạn ạ. Trước hết bạn hãy chứng minh được năng lực của mình, và hội tụ nhiều yếu tố khac nữa ( ví dụ: cách trình bày, báo cáo, và nói chuyện với xếp phải tự tin, rành mạch. với cấp dưới phải cư xữ ra làm sao để đuọc lòng người và mang lại hiệu quả công việc cho mình, quan hệ đồng nghiệp ngang hàng ...) Nói chung bạn phải chứng minh đoực năng lực thực sự của mình thì không có ai sẻ bỏ bạn khi bạn có đủ các tố chất để làm lãnh đạo cả. Với 10 năm gắn bó 1 công ty tôi e rằng bạn đang có vấn đề đấy. Có lẻ bây giờ bạn cũng sợ đến một môi trường làm việc mới với nhiều thử thach hơn. Cái quan trọng nhất bây giờ là bạn in hết tất cả những ý kiến đống góp ra, đọc kỷ lại gạch chân những gì mình minh cần phải làm. Đó là bài học đầu tiên cho một người làm xếp đó bạn.
Chào bạn.
Chúc bạn thành công!
( Tran Anh )

Bạn nên tìm chân trời mới cho mình

Tôi đã làm việc 17 năm rồi, nhưng trong 17 năm đó tôi đã làm việc ở 9 công ty.
2 năm đầu làm cho một công ty nhà nước, từ người thợ bậc 3 trong 2 năm tôi đã được lên bậc 5, nhưng thăng tiến lên nữa thì chỉ có những người thân từ ban giám đốc mà thôi.
Xin nghỉ, vào làm cho Cty Châu Âu nhưng xếp chính ở VN lại là người Việt, và câu chuyện không thay đổi. vào làm khu chế xuất cho Cty Nhật, cấp trên trực tiếp là Người Việt ...cũng không có gì mới mẻ.
Sau những lần kinh nghiệm đó tôi quyết tâm vào làm Cty Nhật mà ở bộ phận không có xếp trực tiếp là người Nhật , ở đây lương rất cao nhưng sau 3 năm thì tăng lương hầu như quá ít. Lúc đó một tay người Việt rủ vào làm cty Tư Nhân, với hứa hẹn hấp dẫn cho thăng tiến sự nghiệp...nhưng sau 2 năm bình thì mới mà rượu thì vẫn như cũ, thăng tiến và quyền lợi cho cống hiến của mình ư...không bao giờ, việc đó chỉ dành cho người nhà ban giám đốc, họ chẳng mảy may tin mình đâu cho dù mình có kế hoặch phát triển, kế hoặch kinh doanh tốt đi chăng nữa. lúc này thì nhận thấy việc mà bạn nói là người thân sẽ thăng tiến nhanh hơn mình nghĩ là chuyện đương nhiên rồi. Tôi vẫn biết có một số Giám đốc người Việt ( những người đã đi và học cái hay của người nước ngoài- ngược lại những người đã đi mà không thích học ) cư xử rất tốt, rất sòng phẳng nhưng không may tôi chưa gặp cơ hội này.
Lần này sang Nhật học thiết kế quay về làm riêng chỉ sau 3 năm, đã có thế mua nhà, lo cho 2 con đi học tương đối đầy đủ. Bên Nhật tôi thấy họ cư xử những người có năng lực rất tốt, có thể con trai chủ tịch ngồi phòng giám đốc điều hành, hoặc kế toán, nhưng những người giỏi luôn có quyền hành rõ là lớn. 
Tôi đã phải làm qua nhiều cty chỉ vì lý do đó thôi, nếu bạn thật sự thấy mình làm riêng được thì hãy làm thử, nếu có thất bại chăng nữa cũng vẫn thấy tốt hơn tâm trạng bị đè nén, bức xúc khi rơi vào trương hợp của bạn hiện tại, tôi nghỉ bạn chỉ bị lợi dụng vào những công việc mà người thân của họ chưa làm được thôi.
Bạn đã làm 10 năm, tôi không thể chịu đựng giỏi như bạn được,nếu bạn ráng chịu đựng thêm 5 năm nữa thì lúc đó tuổi bạn sẽ làm khó cho bạn rẽ sang đường khác.
Vài dòng chia sẽ cùng bạn.
( Gia Nguyen )

Tình huống không có thật

KG toà soạn và các độc giả đang trả lời cho bài này. Tôi khẳng định đây là một tình huống không hề có thật. 
Một người có nhiều học thức mà lại chịu đi làm những việc không phải là chuyên môn của mình. Tôi không nói đến đây là những việc này thấp kém. Một người thành công có thể làm mọi việc từ quét dọn đến lau bàn ghế , đến photo ,thậm chí là dọn nhà vệ sinh. 
Nhưng họ làm là để rèn luyện ý chí, họ sẵn sàng làm những việc đó để có bản lĩnh, để có thể vượt qua được những khó khăn, những thử thách để rồi vượt lên làm chủ. Còn trong trường hợp này , tôi chẳng thấy lý do chính đáng nào để bạn Nhật làm những việc này , mà làm đến gần 10 năm. 
Mặc dù nhận định đây là tình huống giả định bạn đưa ra, nhưng tôi cũng cảm ơn bạn vì đã đưa ra một đề tài khá thú vị, có thể sẽ có nhiều bạn cũng rơi vào hoàn cảnh gần như bạn nêu ra ( Nhưng chắc cũng chỉ ít hơn 2 năm ) và sẽ có cái nhìn khác hơn về công việc. Nước ta đang trong đà phát triển và cần tận dụng chất xám. Các bạn hãy lựa chọn cho mình một con đường đúng đắn nhất, và đừng ngại bày tỏ quan điểm của mình.
Xin cảm ơn toà soạn báo Vnexpress.
( chu du )

Ra di thoi

Ra di thoi, neu ban la nguoi co nang luc thi khong thieu moi truong de phat trien. Toi da tung bo cty nha nuoc de ra ngoai va thanh cong. Hay dung cam va ban linh. 
Chuc ban thanh cong!
( NN )

Bạn hãy tìm cơ hội bên ngoài, nếu bạn có kỹ năng làm việc tốt

Chào bạn,
Bạn còn tiếc gì công ty ấy mà không tự tìm cho mình một công ty khác, nếu thực sự bạn có năng lực làm việc (không phải năng lực có bằng cấp)
Một công ty mà việc cất nhắc dựa trên quan hệ người nhà, bè cánh... thì công ty này có vẻ không ổn. Có thể vì vậy, mặc dù bạn có năng lực và thái độ làm việc tốt cũng chưa hoặc không có cơ hội thăng tiến.
Hãy tìm cho mình công ty có chính sách phát triển nhân sự tốt, vì sự phát triển của từng cá nhân và vì phát triển chung của công ty.
Bằng cấp là một trong những công cụ để xin việc, còn kiến thức và kỹ năng làm việc sẽ giúp bạn đứng vững và phát triển. 
Cơ hội làm việc hiện nay nhiều lắm, đặc biệt là ở Tp. HCM. 
Chúc bạn tìm được cho mình nơi làm việc ưng ý.
( Mai Hong Yen )

Nếu làm 2 năm mà vị trí hoặc mức lương không lên thì tôi chuyển ngay lập tức 

Tôi nghĩ bằng thạc sĩ của bạn chắc là bằng Việt Nam :)) Hiện tôi đang học bằng thạc sĩ thứ hai (MBA) nhưng ở châu Âu. 
Với tôi nếu làm 2 năm mà vị trí hoặc mức lương không lên thì tôi chuyển ngay lập tức nếu có chỗ khác tốt hơn. Có nghĩa là 10 năm thì phải có ít nhất 5 lần thăng chức, tăng lương. Nếu bằng cấp và kinh nghiệm của bạn thuộc loại "đẳng cấp" thì 10 năm đủ để lên làm Director đấy bạn ạ :)) 
Theo tôi bạn nên tìm việc ở chỗ khác nếu muốn thay đổi. Trên mạng có rất nhiều website tìm việc miễn phí. Tôi không muốn liệt kê ra đây vì không muốn quảng cáo không công cho những website đấy :)) 

Nếu là người năng động thì bạn có thể tự tìm ra ;)

( BCQ )

Thời buổi này thiếu gì chỗ tốt để cho bạn tìm kiếm cơ hội cho mình

Quan trọng là bạn có kiểm chứng được năng lực thực sự của mình hay chưa. Với khả năng ngoại ngữ của bạn, bạn phải biết tận dụng thế mạnh của mình. Năng động lên đi bạn.
Chúc bạn thành công.
( Hoang Vu )
Nên nói cho ra nhẽ trước khi đi
Nếu bạn quyết định đi thì hãy lên gặp thẳng mấy ông sếp của bạn, dũng cảm hỏi cho ra ngô ra khoai 1 bữa, đằng nào cũng đi mà. Nhưng nếu như tiêu cực như bạn nói thì có lẽ chẳng cần hỏi làm gì.
( nguyen hoang minh )

Can đảm dứt áo ra đi đi bạn

Chào bạn, 
Đọc những dòng này, tôi lại gặp lại chính tôi cách đây 6 năm về trước. Khi đó, tôi vừa mới ra trường và đã thật vui mừng vì được nhận vào một công ty nổi tiếng tầm cỡ quốc tế.Lúc đó, tôi trở thành niềm tự hào vô bờ bến của bố mẹ(bố mẹ tôi ở quê và đã kỳ vọng vào tôi rất nhiều), trở thành mẫu người thành đạt lý tưởng trong con mắt bạn bè cùng trang lứa, thành tấm gương sáng cho các em của tôi. Công bằng mà nói, tại đây, tôi cũng đã được học hỏi và thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều. Nhưng, còn một điều nữa, không phải ai cũng biết, đấy là mỗi quan hệ của tôi với cấp trên, không phải là một người mà là mấy người liền: tôi bị giao làm những việc mà chẳng ai muốn làm và luôn luôn bị cấp trên bắt lỗi, thậm chí, có những lần còn bị khiển trách rất nặng nề trước mặt các đồng nghiệp. Lợi dụng điều này, có đồng nghiệp xấu tính còn tìm cách chơi xỏ tôi nữa, một hành động theo tôi là thật "bỉ ổi" và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa hề quên.Các sếp cũng biết chuyện này nhưng không ai lên tiếng bênh vực tôi hay phê phán ngưòi đồng nghiệp kia hết. Thời gian đầu, tôi chấp nhận.
Tôi tự biết mình kém cỏi nên vẫn cắn răng chịu đựng và tự động viên mình: cố gắng lên, cố gắng lên. Thế nhưng, một thời gian trôi qua, tôi cũng không hề được cất nhắc hay được giao phó những công việc "ra tấm ra món" hơn trong khi đó, các đồng nghiệp của tôi, kém tôi kể cả về trình độ học vấn lẫn kiến thức chuyên môn vẫn được các sếp tin tưởng và giao cho những việc khó hơn. Đã không biết bao lần tôi đã thẳng thắn trực tiếp đề nghị xin được làm công việc khác, khó khăn hơn, tất nhiên, vì tôi muốn được thử sức và vì tôi cũng muốn cải thiện được mức lương của mình.Nhưng câu trả lời đều là" chưa được","để tôi xem xét" hoặc thẳn thắn hơn là" cô không có khả năng", thậm chí, ngay cả khi trong công ty còn trống nguyên cả vị trí đó.
Hàng ngày, tôi đến công ty trong tâm trạng rất nặng nề: chỉ lo hôm nay không biết sẽ bị sếp mắng, lo nhìn đồng hồ chờ đến giờ nghỉ và mừng húm khi được giao cho những việc khó khó hơn một chút để giúp đỡ đồng nghiệp khác.Bạn thấy, tôi thật tội nghiệp phải không? Chẳng biết tự khi nào, tôi trở thành người thừa, thành mọt tay sai vặt đắc lực trong công ty. Tôi nửa muốn nghỉ việc để đi tìm việc mới, nửa băn khoăn vì tiếc cái "tiếng" của công ty, đặc biệt là mức lương và các chế độ khác, tốt hơn hẳn các công ty mà tôi từng biết.Cứ đến lúc chuẩn bị nghỉ thì lại nghĩ: cố chờ thêm mấy tháng nữa để được tăng lương, hay được nhận thưỏng...việc này làm tôi cứ lần nữa mãi. Nhưng cứ những lúc nghĩ đến công việc hiện tại, chỉ cần tưởng tượng tôi sẽ phải làm công việc này, trong môi trường như thế này suốt đời sao?và tôi đã khóc, rất nhiều. Cuối cùng, tôi cũng dứt được công ty của mình.Sự thay đổi của tôi, ban đầu cũng không mấy suôn sẻ: tôi chuyển sang một công ty khác, một công ty khác, rồi một công ty khác nữa, tổng cộng là 5 công ty trong vòng chưa đầy một năm trời. 
Cuối cùng, giờ, tôi cũng đã tự tìm cho mình một chỗ đứng trong một công ty tư nhân nho nhỏ, lương không cao, thưởng không nhiều, không có tên tuổi. Bù lại,tôi thật tự tin vì được dùng hết những khả năng của mình và được cấp trên tin tưởng, giao phó cho nhiều công việc quan trọng; được cấp dưới yêu mến... 
"Nại bất tài hà nại vô vị" - chỉ sợ mình không có tài, không sợ mình có địa vị, câu này, theo ý hiểu của tôi thì sẽ là: chỉ sợ mình không cố gắng, không sợ sự cố gắng của mình không được nhìn nhận thỏa đáng, và nó luôn luôn nằm trong trang đầu tiên của bất kỳ quyển sổ tay của tôi. Can đảm lên bạn, nếu bạn tự tin về năng lực của mình thì còn chần chừ gì nũa mà không thử sức ở môi trường mới.
( hanako )

Nghe nhạc hiệu đoán chương trình

Hix, nghe những lời tâm sự của anh thì có thể hiểu vì sao anh vẫn dậm chân tại chỗ rồi? 
Thứ nhất bằng cấp chỉ là cái áo để anh có đủ điều kiện đi làm, vậy mà nghe giọng anh nói thì thấy anh có vẻ đề cao vấn đề bằng cấp, đôi khi thực hành quan trọng hơn mà.
Thứ 2 thì lại đoán anh là người có vẻ hiền lành, nhún nhường, cả nể, thạc sỹ mà giao việc gì cũng làm, không có uy làm sao mà lên trưởng phó phòng và các cấp cao hơn được. Thứ 3 hình như anh có vẻ là người hơi bạc nhược, gặp việc khó khăn khó nghĩ thì lại ngại nghĩ lại đem việc quan trọng của đời mình ra bàn bạc với phần đông những người chưa biết gì về tính cách của anh, hoàn cảnh của anh để người ta quyết đoán hộ anh, người khác dù có uyên bác đến đâu cũng không thể nào hiểu anh bằng chính anh được. Trong một bộ phim của Hồng kông trước đây tôi có nghe qua một câu nói của 1 tay bác sỹ: " Làm người thì phải biết trông cậy vào bản thân mình " .
Thiết tưởng đây đúng là thời điểm để anh vượt khó bằng chính sự suy nghĩ phán đoán của mình rồi đấy. 
Chúc anh thành công! Hy vọng những lời này có ích cho anh.
( TranKien04 )

Nên thẳng thắn với sếp

Bạn không được cân nhắc lên vị trí cao là vì 1 số nguyên nhân sau:
1. Bạn đã không được đánh giá đúng năng lực hoặc là bạn đã không có những tố chất đủ để sếp cân nhắc bạn lên.
2. Bạn đã có thâm niên hơn 10 năm ở công ty. Đáng lẽ bạn phải có 1 vị trí khác so với bây giờ. Chứng tỏ cty đã không trọng dụng những người có cống hiến và thâm niên. Có thể người ta không dám mạo hiểm để đưa bạn lên. Nên theo tôi công ty bạn đã không có chế độ cho những người làm việc cống hiến nhiều năm. Chắc các vị trí quản lý nếu thiếu người ta tuyển ngang từ nơi khác
Bây giờ bạn đã có kinh nghiệm và năng lực. Bạn nên bày tỏ thẳng thắn với sếp về vị trí của mình: Hoặc là thử sức vị trí cao hơn hoặc là sẽ nghĩ việc. Và bạn đừng có nghĩ rằng không làm ở đây thì không thể làm chỗ nào khác được. Rất nhiều chỗ cho bạn làm ( nếu bạn là người đủ năng lực )
Chúc bạn thành công.
( MrQuang )

Làm việc, chán nhất là cảm giác mình như người thừa

Hi bạn Nhật,
Còn chờ gì nữa mà bạn không ra đi, khi mà Cty, sếp của bạn không đếm sỉa gì đến bạn, có khi xem bạn là người thừa( xin lỗi có thể tôi nói hơi quá).
Khi có cơ hội, và tuổi còn trẻ bạn nên quyết định một cách dứt khoát, chọn cho mình công việc phù hợp hơn, môi trường làm việc năng động, có cơ hội thăng tiến.
Có thể tại Cty, công việc của bạn không như mong muốn, nhưng tôi chắc rằng thu nhập mà bạn có được kha khá, dảm bảo cho bạn có cuộc sống tương đối ổn nên bạn mới lưỡng lự.
Làm việc, chán nhất là cảm giác mình như người thừa, việc đó làm cho bạn tự ti, không phấn đấu( nghĩ là phấn đấu cũng chẵn được gì), và càng ngày càng thấy hụt hẫn.
Nếu bạn không vướng bận về gia đình( bạn nói: gia đình bạn ba mẹ làm ND, và bạn là người khá nhất, không biết bạn đã có gia đình, con cái? ) thì ra đi là điều tất yếu. Bạn sẽ vất vả hơn, làm việc nhiều hơn nhưng tôi tin bạn sẽ thành công ở nơi mới.
Suy nghĩ và quyết định đi bạn, đừng lượng lự nữa, để sau này không hối tiếc tại sao lúc đó mình không ra đi và bây giờ thì quá muộn.
Chúc bạn thành công.
( Hà Thanh Hải )

Ra đi là sự lựa chọn thích hợp

Tôi nghĩ bạn ở lại Cty đó 10 năm cũng là 1 sự kiên trì!!Thời buổi giờ phải biết nắm bắt cơ hội không thụ động 1 chổ được!!
Tôi nghĩ bạn nên tìm 1 chân trời mới!
( Trọng )
Thay đổi mình trước
Rất thông cảm với anh vì điều này nhưng tôi có vài lời khuyên từ kinh nghiệm đi làm của tôi, mặc dù tôi ít tuổi hơn anh
- Không phải việc gì cũng làm mà đã tốt
- Không phải việc im lặng không lên tiếng chấp nhận những việc "vớ vẩn" mà được đánh giá cao
- Khi anh không lên tiếng không đòi hỏi, mặc nhiên suy nghĩ của người quản lý sẽ là anh quá kém nên "biết thân biết phận"
Theo tôi có 2 phương án thôi:
Một anh nên thay đổi cách làm việc, hãy yêu cầu đòi hỏi công việc phù hợp chuyên môn và hãy từ chối những việc mà chuyên môn của anh không cần đến (dọn kho)
Hai ngay cả khi anh cảm thấy việc họ nâng cấp những người họ hàng không trình độ như anh là vô lý thì khi chuyển sang công ty khác nếu anh vẫn có quan điểm sông và làm việc trong 10 năm như thế thì mọi việc sẽ không thay đổi
Hãy thay đổi mình trước, trước khi thay đổi người.
Chúc anh nhìn nhận được vấn đề
( Qstoc )
.
bla bla bla....

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu? Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Không biết đối với người khác thì như thế nào, đối với tôi đó chính là câu "thế anh đề nghị mức lương bao nhiêu?".


(bạn Lê Quỳnh, phóng viên VNN, có hỏi ý tôi về việc đăng bài này lên VNN, và tôi đã đồng ý. Các bạn có thể xem ở http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/03/833719/).
Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.
Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.

Bài học đầu tiên: mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.
Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.

Bài học thứ hai: nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè cả.
Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị :-d).

Bài học thứ ba: phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.


Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương. Bài học thứ tư: phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm . Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa .
Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...
---
Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.
Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".
Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.
Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?
Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.
Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.
--

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình.


Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. Có thực mới vực được đạo mà bạn.
Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.
--
Sở dĩ hồi trước tôi thường đề nghị mức lương thấp hơn tôi dự tính là vì lúc đó tôi vẫn chưa đủ tự tin vào bản thân mình. Còn bây giờ nếu phải đi xin việc, chắc chắn tôi sẽ đề nghị mức lương là 20t và 5% cổ phiếu dạng cổ đông chiến lược .

Nguồn:http://vnhacker.blogspot.com/2007/07/15-chaithng-5-c-phiu-dng-c-ng-chin-lc.html



17.1.10

Người Nhật thích ăn cá tươi

Sau đây mình xin kể các bạn nghe một câu chuyện :"> mang tên: Người Nhật thích ăn cá tươi. Người Nhật rất thích ăn cá tươi. Nhưng biển gần bờ đã không còn cá nữa . Để đáp ứng nhu cầu ,họ phải chuyển sang đánh bắt xa bờ . Càng xa bờ , càng tốn nhiều thời gian hơn để mang cá về . Nếu chuyến đi mất vài ngày , cá ko còn tươi , ko ai muốn ăn nữa.

Người Nhật ko thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá , cá được làm đông ngay tại chỗ . tủ đông giúp tàu đi xa hơn và đánh bắt lâu hơn .
Tuy nhiên , vị thịt cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống , cá đông lạnh bị sụt giá .

Các công ty liền tạo ra các bể cá ngay trên tàu . Họ bắt cá và nhốt vào bể . Sau một thời gian dồn lắc chật chội , lũ cá mệt lử nhưng vẫn còn sống . Người tiêu dùng Nhật phát hiện sự khác biệt : cá bị nhốt trong bể nhiều ngày thịt của chúng mất đi vị tươi ngon .

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết chuyện này ?

Họ thả thêm... một con CÁ MẬP nhỏ vào bể trên tàu . Lần này thì các con cá yếu đuối bị ăn thịt, con nào khỏe bơi suốt để tránh cá mập thì còn sống, thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ. Người Nhật rất ưa chuộng loại này.

Qua câu chuyện này, các bạn rút ra đc bài học gì ko?

Hãy tưởng tượng bạn là những cá bé nhỏ kia. Nếu ko có CÁ MẬP, liệu bạn có thể bơi nhanh và bơi xa đến thế đc ko? Con CÁ MẬP chính là ÁP LỰC buộc ta phải chạy đua ko ngừng, thách thức ko ngừng với chính bản thân mình, để rồi trưởng thành và phát triển.

ÁP LỰC, nghe có vẻ rất "áp lực" , nhưng đó là điều chúng ta cần có trong cuộc sống. Mình nghĩ ÁP LỰC chính là động lực và bản năng sinh tồn, phát triển của con người. Loài ng phát triển, ko phải là vì áp lực phải thay đổi và chạy đua sao?

Vì thế, mỗi ng hãy luôn nuôi một con CÁ MẬP trong mình. Con CÁ MẬP mang tên "ko học thì ko kiếm đc tiền :"> ", con CÁ MẬP mang tên "nếu ko thay đổi thì mình sẽ tụt lại sau bạn bè", v.v...Mỗi ng có những chú CÁ MẬP riêng cho mình ^^

Nhưng đừng chọn những con CÁ MẬP quá to, nó sẽ nuốt chửng bạn. Cũng đừng chọn những con quá nhỏ vì nó ko giúp bạn bơi nhanh và bơi xa được là bao.

Mình nghĩ, từ mai mình sẽ nuôi vài con CÁ MẬP, và đương nhiên cũng thỉnh thoảng để chúng đc nghỉ ngơi :">






8.1.10

Tấn công cá nhân trong đàm thoại

Làm thế nào để chống trả thành công các cuộc tấn công cá nhân trong đàm thoại.



Tấn công cá nhân là một phương pháp tuy ai cũng cho rằng không hay nhưng lại được sử dụng thường xuyên trong tranh luận. Dĩ nhiên nó cũng phải tạo nên một hiệu ứng nào đó mới được sử dụng nhiều đến thế. Đây là một phương pháp đặc biệt được ưa thích ở những người trẻ tuổi, hiếu thắng, ở những nhóm người chưa trưởng thành. Nó thỏa mãn chút ít lòng tự cao tự đại, sự hả dạ kiểu trẻ con nhưng hầu như không giúp được gì cho những người tham gia thảo luận hiểu rõ vấn đề.


Tấn công cá nhân có thể xảy ra hàng ngày, trong những cuộc đàm thoại riêng tư hoặc trong những cuộc đàm thoại thuộc về kinh doanh. Chúng có thể xảy ra khi chỉ có hai người với nhau cũng như trong một vòng đàm thoại gồm nhiều người tham gia, trên thực tế cũng như trên mạng ảo. Đột nhiên, bạn bị một người trong vòng đàm thoại tấn công cá nhân. Trong những trường hợp như vậy sự việc rất dễ leo thang, khi bắt đầu có lời qua tiếng lại. Hoặc cũng có thể lúc đó "bạn sẽ nghẹn giọng không nói được gì" và sau này nghĩ lại bạn tự nhủ: "Đáng lý ra lúc đó mình phải...".

Im lặng chịu đựng trước những lời lẽ tấn công cá nhân, hoặc đơn giản chuyển sang phản công đều không thỏa đáng, vì làm như vậy không hiệu quả. Năm mẹo sau đây sẽ gợi ý cho các bạn nên làm như thế nào để đối phó với các cuộc tấn công như vậy, giúp cho bạn làm chủ được tình hình không để cho leo thang xảy ra đồng thời tránh cho bạn khỏi phải nuối tiếc vì đã không hành xử hợp lý.
 

1. Đừng tấn công ngược trở lại.


Hãy thể hiện điều sau đây một cách thật rõ ràng: Khi một đối tác đàm thoại với bạn đột nhiên trở nên hung hãn hoặc không còn tập trung vào vấn đề và thậm chí tấn công gây khó chịu, thường lúc đó chính bản thân anh ta đã cảm thấy bị dồn vào thế bí. Bởi vì người đó đã cạn vốn lập luận về vấn đề đang được bàn thảo, chính vì thế anh ta mới đánh lạc hướng bằng cách chuyển qua tấn công cá nhân. Với nhận thức này, bạn có thể lập tức kiềm chế được bất cứ sự nổi giận nào trước những đòn tấn công cá nhân vô lý . Bạn cũng sẽ không cảm thấy có khó khăn gì trong việc kiềm chế không phản công lại. Tuy nhiên bạn cũng nên tránh thể hiện sự hơn hẳn của mình ("Ông rõ ràng không có lập luận nào hơn, không cãi được nữa"). Đừng làm cho người đối thoại với mình bị bẽ mặt, hoặc đừng trả lời bằng những câu nặng nề cũng như bằng chuyện tiếu lâm làm tổn thương đến người đó. Cả hai chỉ có nghĩa là thêm dầu vào lửa.



2. Sử dụng kế hoãn binh bằng những phương tiện giống như phao cấp cứu trên tàu thủy.


Trong giao tiếp bằng lời có những câu nói giải thoát, chúng có thể giúp bạn trong những tình huống đối thoại khó khăn mà không để cho bạn bị mất mặt và cũng có thể giúp bạn chống trả lại những lời công kích: -"Về chuyện này, tôi muốn được suy nghĩ thêm." -"Trong khi chờ đợi, ở đây chúng ta có thể tiếp tục... " Hoặc, tương tự như vậy: -"Hiện nay tôi khó có thể có được một câu trả lời ngay lập tức cho câu hỏi đó." -"Chúng ta có thể tạm thời bỏ qua vấn đề này, tôi sẽ quay trở lại với nó sau." Một cách khác để câu giờ đó là thoái thác câu trả lời trong một vỏ bọc hướng tới sự việc cụ thể: -"Tôi hiểu quan điểm của ông. Liệu còn có những lập luận khác?" -"Chúng ta nên thu thập tất cả các lập luận, trước khi chúng ta xem xét cụ thể từng vấn đề một". Bạn hãy tận dụng khoảng thời gian có được để suy xét tìm ra cách phản ứng tự tin và xây dựng. Hoặc có thể sự hung hãn của người đối thoại trong thời gian đó cũng lắng xuống, nếu như vậy bạn và người kia đã tránh khỏi được rất nhiều chuyện bực mình.

3. Phải luôn bám chặt vào vấn đề không để cho mình bị phân tâm bởi sự tấn công cá nhân.


Hãy đề cập tới những chỉ trích tấn công, nhưng ngay lập tức sau đó quay trở lại chú tâm vào sự việc: -"Ngay cả khi vấn đề thực sự là như vậy, thì tôi vẫn luôn... ," -"chúng ta có thể để lại sau việc thảo luận về những lời chỉ trích này đối với tôi, còn bây giờ nên tiếp tục làm rõ vấn đề ban đầu. " -"Các khía cạnh mà ông X đã nêu ra... ". Hoặc: "-Không phụ thuộc vào những nhận xét về cá nhân, chúng ta bây giờ nên cố gắng tìm giải pháp cho vấn đề đang chờ giải quyết ". Và khi có một xúc phạm thực sự: "Về chuyện đó tôi không muốn sa vào. Tôi muốn tiếp tục bàn luận về đề nghị ban đầu..."

4. Hãy hỏi lại.


Cũng không nên phủ nhận một cách trực tiếp những chỉ trích ngớ ngẩn ( "Điều đó không đúng." - "Điều đó là hoàn toàn bịa đặt" - "Ông hãy rút lại lời nói vừa rồi!"), nếu bạn coi trọng việc quá trình đàm thoại cần diễn ra một cách tích cực. Với chút ít kiên nhẫn, thay vào đó bạn có thể đưa kẻ tấn công dần dần trở lại với sự có học: bằng các câu hỏi và bằng cách hỏi lại một lần nữa. -"Tôi đã hiểu ông không được chính xác, ông có thể vui lòng nói lại một lần nữa được không?" - "Chính xác là ông nghĩ như thế nào?" - "Từ đâu mà ông có quan điểm đó?" - "Ông có thể vui lòng cho một ví dụ minh họa?". Hiếm có ai lại có thể kiên trì lặp đi lặp lại một khẳng định vô lý với tất cả những chi tiết ngớ ngẩn trong đó. Sau một vài lần hỏi đi hỏi lại đối tác đối thoại sẽ bắt đầu tự nhận ra: "Tôi nói đó là về mặt nguyên tắc , nhưng ...". Bạn hãy hỏi lại một lần nữa, nhưng đừng tỏ ra có bất cứ một cảm giác chiến thắng nào. Phương pháp này không thích hợp đối hành vi lạm dụng của một đối tác đối thoại trong vòng đàm thoại đông người. Ở đấy người đó sẽ cảm thấy xấu hổ, hơn nữa, trước đám đông khán giả rất khó để có thể rút lui ý kiến. Hơn nữa không nên để người ngoài bị lôi kéo vào các tranh chấp cá nhân. Đối với những đàm thoại tay đôi đây là phương pháp rất hiệu quả - tuy ban đầu trông nó có vẻ phức tạp. Và nó chắc chắn sẽ tốn ít thời gian hơn so với các cuộc hòa giải, cần thiết phải được thực hiện sau khi tình huống thực sự đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. 

5. Nếu cần thiết chấm dứt cuộc tranh luận.


Khi thấy cuộc nói chuyện có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, tốt nhất bạn hãy chấm dứt đàm thoại, và thỏa thuận nối tiếp vào một thời điểm khác. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho các bên trở lại bình tĩnh hơn và tiếp tục tập trung vào vấn đề bàn thảo.

SonGoku vs Broly

Các fan của bộ truyện Dragon ball vừa đọc xong tên Entry hẳn sẽ thắc mắc Broly là ai ? Và có liên qua gì tới bộ truyện này không. Trên thực tế, có lẽ nhiều bạn không biết được bởi vì Broly không xuất hiện trong bất kì tập truyện nào của Dragon Ball cũng như Dragon Ball Z. Nếu là một phan của phim hoạt hình Dragon Ball thì các bạn sẽ biết anh ấy là ai.

Highslide JS


Broly sinh cùng ngày với Kakarotto (Gô Ku), khi mới sinh chỉ số sức mạnh của Broly là 10.000, trong khi đó Gô Ku chỉ là 2, mạnh hơn rất nhiều người Saiyan (Xay-da) khác. Điều đó làm cho vua Vegeta (cha của Vegeta - Ca Đic) lo ngại, vì có thể lớn lên sẽ trở thành mối hiểm họa cho ông ta. Bởi vậy ông giao cho Paragas - cha của Broly nhiệm vụ phải xử tử con trai mình. Nhưng Paragas không đồng ý, vì vậy vua Vegeta đã xử tử cả hai bố con rồi ném ra bãi rác, nhưng cả hai bố con đều chưa chết.

Vì lo sợ huyền thoại về Siêu Xay-da sẽ giành ngôi bá chủ vũ trụ của mình, Freeza (Fide đại đế) đã ra tay hủy diệt hành tinh này. Nhưng nhờ vào sức mạnh của Broly đã tạo nên một vòng bảo vệ đặc biệt, cứu thoát cả hai cha con khi hành tinh Xay-da nổ tung.

Nhưng do bản tính hung ác tàn phá, nên Paragas rất lo sợ đứa con của mình, do vậy ông đã chế tạo ra một thiết bị đặc biệt để kiểm soát bản tính đó của Broly, và dùng Broly để phục vụ cho âm mưu thống lĩnh vũ trụ.

Vẫn còn hận việc xưa nên Paragas đã đến Trái đất để tìm Ca Đic, viện cớ là có một "Siêu Xay-da huyền thoại" đang tàn phá hành tinh ông ta(Paragas gọi đó là "Hành tinh Xay-da mới") để dụ Ca Đic và tiêu diệt anh ta. Nhưng cuối cùng âm mưu cũng bại lộ. Gô Ku thì được Thần Vũ trụ báo tin là có 1 tên đã phá hủy tất cả hành tinh thuộc dải Ngân hà phía Nam, và đang tiến dần lên dải Ngân hà phía bắc, nên Gô Ku đã đến đúng hành tinh Vegeta để tìm hắn và gặp các đồng đội của mình ở đây. Broly lộ rõ bản tính hung ác của mình khi gặp lại Gô Ku (chắc do ngày xưa Gô Ku khóc quá trời nên hắn bực mình), và Paragas mất kiểm soát hoàn toàn trước Broly, cuối cùng bị chính con trai mình giết (trước khi chết hắn còn nói "Bị chính con trai của mình giết cũng là số phận của người Xay-da").

Gô Ku và nhóm bạn quả nhiên không phải là đối thủ của Broly, do đó tất cả bị dần cho tơi tả, nhưng cuối cùng nhờ vào sự trợ giúp của Ca Đic, Gô Han, PôCôLô, Ca Lích - Gô Ku cũng tiêu diệt được Broly.

Highslide JS








7.1.10

Street songs vietnam

Tại anh đó nên duyên mình dở dang
Em nào mộng mơ quyền quý cao sang
Một căn nhà nhỏ đôi trái tim vàng
Một giàn thiên lý giăng ngang
Đường tình hai đứa thênh thang.

Tại em đó nên duyên mình lẻ loi
Ai ngờ rằng đâu tình đã chia phôi
Tại em không hiểu hay bởi do trời
Trời đày hai đứa hai nơi
Để rồi nay thấy buồn cả đôi.

[ĐK:]
Khi xưa anh không nói nên đâu ngờ
Để rồi anh trách em hững hờ
Để giờ anh trách em ơ thờ
Xa người thương đành phụ bạc lời yêu đương
Cho tình duyên tan tác, cho đôi đường chia ly.

Giờ xa cách nhau anh hiểu vì đâu
Anh, anh đừng giận em, đừng trách chi em
Thì thôi kỷ niệm mình khắc trong lòng
Tình đầu nay đã không mong

Cầm bằng ôm tuyết lạnh mùa đông.

Street songs vietnam
two blind women one playing beautifully strange electric guitar while the other sings sublimely into a microphone . powered by a battery carried in a bag by the guitar player & blasted out through ...