Search

19.7.21

Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide

Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide

Em về giũ áo mù sa
Trút quần phong nhuỵ cho tà huy bay

Chùm thơ Cảm đề La porte étroite này được in trong phần Phụ lục của truyện dài Khung cửa hẹp (La porte étroite, tác giả André Gide) do Bùi Giáng dịch.
Nguồn: Khung cửa hẹp, Bùi Giáng dịch, An Tiêm xuất bản, 1966

Khung Cửa Hẹp tác giả  Andre Gide
Khung Cửa Hẹp tác giả  Andre Gide



Ai đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh? Ai xô Alissa vào khung cửa hẹp? Định mệnh hay nghi ngẫu? Hoàn cảnh xã hội, tư tưởng tôn giáo, hay ý thức quyết tuyển tự do của con người, hay tâm thức của thiên tài sáng tác? Hay mọi thứ đó phối hợp? A Ta tạm nói theo lối hồ đồ: chính Nguyễn Du đã đẩy Kiều vào lầu xanh; chính Gide đã xô Alissa vào khung cửa hẹp. 


Để làm gì? Vào phong trần, Thuý Kiều té sấp ngửa, mình mẩy đầy bụi, xiêm áo đảo điên, bị tước đoạt mọi quyền sống, chính khi đó Nguyễn Du lại đề huề đưa đức lý công thức ra khuyên giải; nhưng tại sao trong lời tương nhượng ôn tồn, bỗng dưng toàn thể vấn đề tư tưởng được đặt trở lại với xã hội Á Đông? Bước vào khung cửa hẹp băng tuyết, nằm chết lạnh giữa niềm trinh bạch cóng giá chơi vơi, tiếng than dài của Alissa bỗng báo hiệu cho xã hội Tây Phương biết rằng họ đã sống dở chết dở, suốt hai nghìn năm. 
Nghĩa là kể từ ngày những tiếng nói dậy từ nguồn sống thiên thu bị nhân gian hiểu theo lối hẹp hòi công thức. 
Đứng ở bình diện tư tưởng khác, chúng ta lại còn nghe ra ngôn ngữ hư vô bàng bạc. 
Gide cũng như Nguyễn Du đều suy tưởng lẽ hư vô đến tột vời, và còn đi xa hơn (*) hơn những thiên tài như Neitzsche, nhìn thấy chân trời phối hợp của hư vô và vĩnh thể, bắt gặp Lão Tử, Thích Ca, Perménide, Homère aède Hy- Lạp và người dân quê Việt Nam. 


Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide PDF
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide TXT
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide DOCX

Em về giũ áo mù sa
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay


Khi đi em áo lụa quần là với đời. Khi về em giũ trút, chỉ còn thịt da với riêng mình. Khi em về giũ áo là buông bỏ, là thay tà áo, giũ tung những mù sa bụi đường sau cuộc rong chơi. (Hay mù sa là những khát vọng mơ hồ không hồi kết.) Trút quần phong nhụy là không ngại ngần thay quần. Chiếc quần phong kín nhụy hoa trinh nguyên con gái. Nhụy hoa ẩn giấu nhiều háo hức bất khả tư nghì. Nhưng trút bỏ xiêm y, khỏa thân để cho tà huy bay thì thật là ngất ngây thần ý…

Tà là nghiêng xế đầu non. Huy là ráng trời rực rỡ. Tà huy là thời gian cho ngày và đêm giao thoa giả biệt hay hẹn hò. Tà huy là phút hôn phối của sáng và tối khi ngày gần tàn. Là phút chia ly khi trời và đất gần xa. Những cuộc chơi trong ánh ngày chưa trọn thì hoàng hôn của cách trở đã đến. Trần tục nhân gian thì gọi là chạng vạng. 

10.7.21

THIỀN SƯ GOENKA KHOÁ THIỀN #VIPASSANA MƯỜI NGÀY

THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. #GOENKA KHOÁ THIỀN #VIPASSANA MƯỜI NGÀY


VIDEO: https://youtube.com/playlist?list=PLdSM6wcjNN-eV3HW6CbJglzL8jIgPyiZv


SÁCH PDF: https://drive.google.com/file/d/1IV74Kj1ZsyK5ASnARvJKn7i2dGkjHmDZ/view


Thiền sư Goenka nói: “Giải thoát chỉ có thể đạt được bằng sự tu tập, chứ không
phải bằng việc bàn luận suông”. Một khóa thiền Vipassana là cơ hội để bước đi những
bước chắc chắn tiến đến giải thoát. Trong một khóa tu như thế, người tham dự sẽ học
được cách làm cho tâm hết căng thẳng và xóa tan các thành kiến sai lầm gây xáo trộn
cuộc sống hằng ngày. Bằng cách tu tập này, ta bắt đầu biết cách sống từng giây phút đầy
an lạc, hữu ích và hạnh phúc. Đồng thời ta bắt đầu tiến tới mục tiêu cao cả nhất mà nhân
loại tìm cầu: thanh lọc tâm, thoát khỏi mọi khổ đau và giác ngộ hoàn toàn.
Tất cả những điều này không thể đạt được chỉ bằng sự suy tưởng hoặc mong ước.
Ta phải thực sự cất bước lên đường để đạt được mục đích. Vì lý do này, trong một khóa
thiền Vipassana, sự thực tập luôn luôn được chú trọng. Thiền sinh không được phép tranh
luận về triết lý, hoặc bàn cãi về lý thuyết, không có những câu hỏi không liên quan tới
kinh nghiệm của riêng mình. Thiền sinh được khuyến khích tìm ra câu trả lời cho những
thắc mắc của mình ngay trong chính bản thân càng nhiều càng tốt. Vị Thầy đưa ra những
hướng dẫn cần thiết cho việc tu tập, phần còn lại tùy thuộc vào mỗi người tự thực hành
những hướng dẫn đó, thế cho nên ta phải tự chiến đấu với bản thân và tự tu tập để giúp
chính mình.

THIỀN SƯ GOENKA KHOÁ THIỀN #VIPASSANA MƯỜI NGÀY



Tuy được nhấn mạnh như thế, nhưng vẫn cần một vài lời giải thích để làm nền tảng
cho sự thực tập. Vì vậy mỗi buổi tối trong suốt khóa thiền Thiền Sư Goenka đều nói một
bài pháp với mục đích đặt những kinh nghiệm thực tập của ngày hôm ấy vào bối cảnh
chung của khóa thiền và làm sáng tỏ một số kỹ thuật. Tuy nhiên Ngài lưu ý rằng những
bài giảng này không phải để giải khuây cho tâm trí hay tình cảm. Mục đích của những
buổi nói chuyện này chỉ để giúp thiền sinh hiểu rõ phải làm gì và tại sao, để có thể tu tập
đúng đường lối và đạt được thành quả mong muốn.

Những bài giảng này được trình bày ở đây dưới hình thức tóm lược.


Mười một bài giảng này giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về những lời chỉ
dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, cách trình bày đề tài ở đây không mang nặng tính học thuật
hay phân tích. Thay vào đó, những lời chỉ dạy được trình bày theo lối mở ra cho thiền
sinh một tổng thể sống động, mạch lạc. Mọi khía cạnh khác liên quan đều hàm chứa một
sự thống nhất quan trọng: đó là kinh nghiệm từ việc hành thiền. Kinh nghiệm này là ngọn
lửa nội tâm cung cấp sức sống thực sự và sự sáng tỏ của giáo pháp quý báu.
Không có kinh nghiệm này, ta không thể nắm bắt được ý nghĩa trọn vẹn của những
gì được giải thích trong các bài giảng hoặc hiểu được giáo pháp của Đức Phật. Nhưng
như vậy không có nghĩa là không có chỗ cho sự hiểu biết giáo pháp về mặt trí thức. Sự
hiểu biết trí thức rất có giá trị trong việc hỗ trợ sự hành thiền, mặc dù thiền tự nó là một
tiến trình vượt ra ngoài những giới hạn của tri thức.

Chính vì lý do đó, những bài tóm lược được soạn nhằm giới thiệu tóm tắt những
điểm chính yếu của mỗi bài giảng. Mục đích chính là mang lại sự khích lệ và hướng dẫn
cho những người tu tập Vipassana do Thiền sư Goenka giảng dạy. Đối với những người
tình cờ đọc được các bài tóm lược này, hy vọng rằng họ sẽ cảm nhận được sự khích lệ để
tham dự một khóa thiền Vipassana và chứng nghiệm được những gì diễn tả nơi đây.
Không nên dùng những bài tóm lược như một cẩm nang tự học thiền Vipassana,
thay thế cho một khóa thiền mười ngày. Thiền tập là một việc làm nghiêm túc, nhất là
phương pháp Vipassana vì nó liên quan đến những cấp độ sâu thẳm của tâm thức. Không
iii

bao giờ nên đến với thiền một cách hời hợt và cẩu thả. Cách đúng nhất để học Vipassana
là tham dự một khóa thiền chính thức, nơi có môi trường thích hợp và người hướng dẫn
có khả năng để hỗ trợ thiền sinh. Nếu người nào cố tự tập bằng cách đọc sách, bất chấp
sự khuyến cáo này, người đó sẽ hoàn toàn gánh chịu mọi rủi ro.
Rất may, những khóa thiền Vipassana do Thiền sư Goenka giảng dạy được tổ chức
thường xuyên tại nhiều nơi trên thế giới. Thời gian biểu các khóa thiền được thông báo
trên trang web 


Vipassana: www.dhamma.org (tiếng Anh) hoặc www.dhamma.org/vi
(tiếng Việt).

Những bài tóm lược hoàn toàn dựa trên những bài giảng của Thiền Sư Goenka tại
Trung Tâm Thiền Vipassana, Massaschuetts, Hoa Kỳ, trong tháng 8 năm 1983, chỉ trừ
bài thứ mười dựa trên bài giảng ở cùng trung tâm vào tháng 8 năm 1984.
Mặc dù Thiền Sư Goenka đã xem qua nội dung và chấp thuận cho xuất bản, nhưng
Thiền Sư không đủ thời gian để duyệt xét một cách kỹ lưỡng. Do đó, người đọc có thể
tìm thấy những sai sót. Đây không phải là trách nhiệm của Thiền Sư, hoặc sự giảng dạy,
mà hoàn toàn do lỗi của tôi. Xin hoan hỉ đón nhận mọi phê bình giúp sửa chữa những sai
sót trong tài liệu này.
Mong rằng cuốn sách này sẽ giúp ích được nhiều người trong sự tu tập Dhamma.
Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc.
William Hart

NHỮNG BÀI GIẢNG TÓM LƯỢC

iv

LỜI NGƯỜI DỊCH


Bản dịch này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh, “The Discourse Summaries of
S.N. Goenka”, do William Hart tóm lược, ấn bản năm 2000 tại Mỹ. Nhằm giữ tính khách
quan của bản dịch - không mang tính tông phái và dễ hiểu đối với tất cả các đối tượng
độc giả, trong bản dịch này, chúng tôi cố gắng chọn lọc và sử dụng những từ ngữ, cụm từ
phổ thông, đơn giản, dễ hiểu và hạn chế việc sử dụng những từ quá chuyên môn trong
Phật học.
Trong bản dịch, một số từ ngữ bằng tiếng Pali vẫn được giữ lại như trong nguyên
bản. Tuy nhiên, sau những từ này có thêm từ bằng tiếng Việt và để trong ngoặc đơn. Ví
dụ: Dhamma (Pháp). Những từ Việt này, do người dịch thêm vào để người đọc dễ hiểu,
không có trong nguyên bản. Một số những từ bằng tiếng Anh được dịch khác với những
từ đã dùng phổ thông. Những từ đã phổ thông cũng được người dịch thêm vào và để
trong dấu ngoặc. Ví dụ: “Sati – awareness” được dịch là “Sati – Ý thức (Niệm)”.
“Vedana – sensation” được dịch là “Vedana – Cảm giác (Thọ)”. Nhiều chỗ không có từ
Pali mà chỉ có từ tiếng Anh cũng được áp dụng tương tự. Ví dụ: “Equanimity” được dịch
là “Bình tâm (Xả)”, “Craving” được dịch là “Ham muốn (Tham)”, …
Trong nguyên bản, những từ Pali không được dịch sang tiếng Anh, do đó trong bản
tiếng Việt cũng dùng từ Pali. Ví dụ: Vipassana, Dhamma, sankhara, ...
Bên cạnh đó, những từ Hán-Việt được hạn chế tối đa và được áp dụng cùng tiêu
chuẩn nêu trên để độc giả tiện so sánh. Ví dụ: Four Noble Truth – Bốn Sự Thật Thánh
Thiện (Tứ Diệu Đế); five aggregates – năm tập hợp (ngũ uẩn).
Để hoàn thành bản dịch, chúng tôi đã cố gắng làm việc hết sức nghiêm túc; tuy
nhiên sai sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê
bình từ tất cả quý vị để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến phê bình, đóng góp, vui lòng gửi về banphiendich@gmail.com
Ban Phiên dịch Thiền Vipassana
v

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG BẢN DỊCH


Những lời giáo huấn của Đức Phật và những vị đệ tử của Ngài được Thiền Sư
Goenka trích dẫn từ Luật Tạng (Vinaya-pitaka) và Kinh Tạng (Sutta-pitaka) trong kinh
điển Pali. (Mặc dù trong vài trường hợp, một số trích dẫn có mặt trong cả hai Tạng,
nhưng ở đây chỉ trình bày những tham khảo thuộc Kinh Tạng). Ngoài ra có một vài đoạn
trích dẫn khác từ những tài liệu thời hậu kinh Điển Pali. Trong những bài giảng của mình,
Thiền Sư Goenka giải thích các đoạn kinh thường bằng cách giảng chi tiết hơn là dịch
nghĩa từng thuật ngữ Pali. Mục đích là để truyền đạt cốt lõi của các đoạn kinh bằng ngôn
ngữ giản dị, nhấn mạnh sự liên quan đến việc hành thiền Vipassana.
Nơi mà đoạn kinh Pali xuất hiện trong bài tóm lược, lời giải thích của Thiền Sư
Goenka ở ngay trong bài giảng được tóm lược ấy. Phần sau của tập sách, phần tiếng Pali
với lời dịch tiếng Việt, có sự nỗ lực để thể hiện chính xác đoạn trích dẫn mà vẫn nhấn
mạnh được quan điểm của một thiền giả.

Trong những bài tóm lược, việc sử dụng các thuật ngữ Pali được hạn chế tối đa. Để
nhất quán, nơi nào sử dụng những từ Pali, từ số nhiều cũng được viết theo tiếng Pali; ví
dụ: số nhiều của sankhara là sankhara, của kalapa là kalapa.


3.7.21

ÁI #TANHA

ÁI #TANHA

Xin Ngài vui lòng giải thích thêm con đường của tâm, bằng một lối khác, và nguyên nhân sanh đau khổ trong tâm đã che lấp Giáo Pháp.


Nguyên nhân sanh đau khổ quả thật nhiều vô số kể, nhưng chỉ giản lược tóm tắt. Chính là tình thương hằng bóp nhói cái tâm, làm tâm bận rộn lo âu sợ hãi cho ngũ uẩn.
Nếu Giáo Pháp luôn luôn ở với tâm ắt chấm dứt mọi luyến ái, và không còn nguyên nhân tạo đau khổ.
Hãy nhớ điều nầy: đây là con đường của tâm.
Ta không cần chạy theo quay quần với nó đến độ choáng váng mặt mày.
Cái tâm, khi không có Giáo Pháp cùng ở với nó, sẽ bám níu vào, luyến ái điều gì nó thích, lo sợ cho ngũ uẩn, và chìm sâu trong nguyên nhân sanh đau khổ.
Như vậy tóm tắt, có đau khổ và có Giáo Pháp luôn luôn cùng ở với tâm.
Trích: Chứng đạo ca- Thiền sư Ajahn Mun.
nguồn ảnh: Anan Photography.
Người lạc vô nhân (suggati Ahetuka)
Có nhiều cách phân loại Ái:
ÁI #TANHA
ÁI #TANHA



DỤC ÁI (#Kàma-Tanhà): Là tham ái Hạnh phúc do Sắc đẹp, Tiếng hay, Hương thơm, Vị ngon, Xúc chạm êm ái khởi lên.
HỮU ÁI (#Bhava-Tanhà): Là tham ái sự sống, sự hiện hữu.
PHI HỮU ÁI (#Vibhava-Tanhà). : Là tham ái sự hiện hữu không có thân xác, hiện hữu trong một cảnh giới tâm linh với phúc lạc toàn vẹn, pháp hỷ sung mãn, hạnh phúc tuyệt đối.


TRÔI LĂN

TRÔI LĂN

Thế Tôn có nói đời là bể khổ mà ít người hiểu.


Giữa những ngày nắng 40 độ này có lẽ sẽ hiểu hơn 1 chút.
Sinh ra đời mang cái thân đất nước gió lửa này đã là một cái khổ. Nó đói phải cho nó ăn. Nó khát phải cho nó uống. Cũng là một cái khổ.
Đi đường nó nóng lè lưỡi ra , gặp chỗ mát, có máy lạnh ta bèn cho đó là hạnh phúc. Mà không hiểu rằng đó chỉ là giải pháp tạm thời cho cái khổ đang có măt hiện hữu.
Đói được ăn, khát dc uống thì tưởng đó là hạnh phúc. Mà không thấy rằng chỉ là giải pháp.
Trong khi đó giữa việc đói được ăn, yêu được thương và việc không có đói, không có lệ thuộc cảm xúc nữa nó hơn gấp nhiều chứ.
Trọn nhiều kiếp người xoay vần đi tìm giải pháp xử lý cái khổ cho thân và tâm thúc đẩy bởi thể chất, tinh thần choáng váng mặt mày mà vẫn coi đó là hạnh phúc.
 

Từ từ sẽ hiểu. Đến để mà thấy.

TRÔI LĂN

TRÔI LĂN




Pháp của thế tôn: Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.

MASTER OF CONTENTS

MASTER OF CONTENTS

 
"Ở đây cơ hoành trở thành màng nhĩ. Bạn có thể nghe thấy bằng cả cơ thể.“

Ralph Illenberger, Giám đốc bộ phận phát triển âm thanh.
 
Có nghe thấy #Adrenaline không? Câu trả lời là: Có! Ai lái một chiếc #Mercedes- #AMG, thì tất cả những người khác đều lặng im. Điều này trở nên rõ ràng khi khởi động động cơ. Tiếng kêu ầm ầm mạnh mẽ của hệ thống xả khí là một trong những dấu hiệu không thể nhầm lẫn của mỗi chiếc Mercedes AMG – và đồng thời, mỗi model đều có những đặc trưng âm thanh riêng và độc đáo.

Được điều chỉnh phù hợp với chương trình lái chọn lọc, toàn bộ trải nghiệm âm thanh sẽ được thể hiện trong khi lái xe. Mỗi tình huống lái được hỗ trợ bằng đặc trưng âm thanh phù hợp. Một bản giao hưởng độc đáo cho những người đam mê hiệu suất cao.

MASTER OF CONTENTS
MASTER OF CONTENTS


LÃNG MINH

LÃNG MINH
 

Chuyện xảy ra ở Ấn Ðộ, trong một ngày của hơn hai ngàn năm trước…


Buổi chiều. Có một chút gió lạnh từ mặt sông thổi lên. Du sĩ Nilanetra vừa tắm xong, ông đứng trên bờ cát phủi từng mảng nước còn dính trên người. Trời sắp tối rồi, ông lủi thủi bước về ngôi đền đổ nát bên đường để tìm chỗ ngã lưng qua đêm. Hành trang của ông ít oi đến mức không thể bỏ quên món nào: Một cái bát đất dùng chung cho việc ăn uống tắm gội và một cái chăn mỏng màu cỏ úa cũng đã nhàu nát luôn đắp trên người như một kiểu giáo phục, và thường khi còn là mái nhà cho ông. Mấy năm sau này lớn tuổi, ông có thêm chiếc gậy có thể tìm thấy ở bất cứ đâu: Một nhánh cây khô cầm vừa tay. Ai hỏi ông sao đạm bạc đến vậy cho khổ cái thân, ông bảo cứ ở đâu có người thì gì cũng có, mình chỉ nên chuẩn bị những gì không ai giúp được.
Ðêm cuối năm trong ngôi đền cổ. Trời mỗi lúc một lạnh, Nilanetra đốt một ít phân bò khô để sưởi rồi thì cứ ngồi vậy mà ngủ quên lúc nào không hay. Những người quen biết thường kháo với nhau rằng Nilanetra tu hành mấy chục năm chẳng có sở chứng gì phi phàm, ngoài chút công phu nghe cũng lạ tai. Ông có thể nhớ rõ mình đi vào giấc ngủ và thức giấc bằng hơi thở ra hay vào. Chuyện đó nếu ông không nói ra thì ai mà biết được, vậy mà nó cũng thành giai thoại. Ngán thiệt.
Buổi sớm mai bên sông, trời còn dày sương. Du sĩ Nilanetra thu mình ngồi trước đống lửa, ông gõ nhẹ ngón tay lên chiếc bát đất theo một nhịp điệu mơ hồ, ánh mắt như đang dõi ra mặt sông xa vời. Ông nhớ lại giấc ngủ đêm qua. Có lẽ đã hơn hai mươi năm rồi, ông chưa từng có một giấc mơ lạ lùng kiểu vậy. Nói là chiêm bao, nhưng nó là một đoạn dài hồi ức, chính xác và chi tiết đến không ngờ…
Ngày đó, sau mấy hôm liền ngồi bên bờ sông ngó theo dòng nước đã cuốn trôi cái xác của người chị họ mà người lớn bảo là thủy táng gì đó để hồn chị về trời, cậu thiếu niên Nilanetra cứ tự hỏi mình một điều không sao có lời đáp: Sướng khổ gì một đời rồi cũng bị thả trôi sông kiểu đó hay sao ?
Mấy hôm sau, một nhóm du sĩ đi ngang nhà đã đồng ý cho Nilanetra tháp tùng sau một câu nói lạnh ngắt của cậu với người thân trong gia đình: Hoặc đi hoặc chết. Chẳng biết vì sao cậu lại có được suy nghĩ này: Cứ sống khổ như điên sẽ bớt được phần nào nổi sợ hãi. Nilanetra đã lên đường từ đó. Thời gian của kiếp đời du sĩ không thể tính bằng năm tháng. Vừa làm mất vừa làm vỡ trên dưới chục cái bát đất, thay mới gần chục tấm vải choàng, Nilanetra đã ra một du sĩ chính hiệu: Không tình thân, không cố quận, không nhớ nổi chuyện gì ngoài hơi thở. Và để qua được chừng ấy đoạn đường tu trì khốc liệt, ông dĩ nhiên đã phải trả một cái giá đắt hơn mạng người.
Năm ấy, nhóm du sĩ dừng chân ở một ngôi làng trù phú để an cư mùa mưa. Cơm bánh đưa tận miệng và chỗ ở thiệt đàng hoàng đã làm gã du sĩ trẻ chùn chân không muốn đi nữa. Và tệ nhất, trong vài ngày sau cùng trước khi phải rời đi, một chuyện động trời đã xảy ra. Hôm đó, cô con gái của ông thợ gốm trong làng sau khi rót cho Nilanetra một bát sữa nóng, đã nói nhỏ vào tai chàng một lời thầm thì nhẹ như hơi thở. Nàng rủ chàng ở lại làng nắn đất sét với nhau một đời !

Du sĩ Nilanetra chết điếng, toan đem trả lại thầy chiếc bát đất để được ở lại. Nhưng chàng đã được cứu nạn bằng mấy câu nói của lão du sĩ già trong nhóm: Cầm lấy cái bát đất này, chúng ta chỉ có một lựa chọn là đi tới, đi hoài. Dừng lại, chúng ta không còn là mình nữa. Hãy nhớ, ngày xưa từng người trong chúng ta đâu phải ngẫu nhiên chọn lấy con đường này. Chúng ta sẽ có lỗi với ba đời du sĩ. Chúng ta dễ dàng bỏ cuộc, mai mốt thiên hạ ai người cho cơm du sĩ nữa. Hãy quên đi nắm đất sét của người ta, tụi mình còn có cái khác lớn hơn.

Cứ vậy mà nhóm du sĩ cũng đã tiếp tục lên đường đầy đủ túc số, không mất một ai. Họ đi về phía mặt trời mọc để sống qua ngày và về phía trời lặn để tìm chỗ qua đêm. Họ tiếp tục đi với hai bàn tay không sự sản và qua mấy mùa mưa nắng, họ đã bao lần dừng lại để an táng những du sĩ vĩnh viễn nằm lại bên đường và đón nhận thêm những du sĩ trẻ tuổi để giữ lại một dòng chảy….
Nhóm du sĩ đã gặp gỡ và đã chia tay biết bao là những đồng đạo khác nhóm, rồi thì một ngày kia họ đã hạnh ngộ với một đoàn du sĩ xem chừng chưa gặp qua bao giờ. Căn cơ, bài bản và thanh tịnh…Nét chung của họ là vậy. Bậc thầy của họ nghe đâu là một ông hoàng bỏ ngôi đi tu. Sau ba ngày đêm sống cạnh nhau ở một góc rừng, thầy trò của Nilanetra tiếp tục lên đường và ba năm sau, sư phụ của Nilanetra đã vĩnh viễn nằm xuống ở một thôn nghèo. Trước lúc nhắm mắt, lão du sĩ nhìn quanh các đệ tử và thều thào:
- Ta đi rồi, các con hãy về với họ. Ba năm nay, ta chỉ đợi ngày này…Chúng ta chỉ có mỗi cái bát đất, chưa đủ để qua sông đâu, các con ạ. Hãy về với họ. Hãy nhìn kỹ , họ không nắm giữ bất cứ cái gì hết. Kẻ qua sông thực sự phải vậy các con à !

Mùa mưa năm đó qua đi, nhóm du sĩ huynh đệ của Nilanetra chính thức chia tay nhau. Tăng đoàn gặp gỡ ngày trước đã nhận hết bọn họ. Riêng Nilanetra tiếp tục con đường cũ. Chàng hiểu rõ lý do mình chọn lấy quyết định đó. Trên đời này không phải lúc nào cái tốt nhất cũng cái hay nhất. Chàng chọn lấy cái gì vừa sức mình. Sau khi về thăm ngôi tháp đá thờ tro cốt sư phụ, Nilanetra trở lại ngôi làng cũ để gặp lại người xưa lần cuối. Người con gái năm nào giờ đã ra kẻ lạ khi nhìn thấy cố nhân. Giàu có và hạnh phúc, nàng lạnh lùng như không còn nhớ mặt người cũ. Vài chiếc bánh, một chén sữa….Ðó là những gì chàng nhận được bây giờ.
Nilanetra lên đường với một tâm cảm thật lạ, thanh thản nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng vì thấy mình giờ không còn gì để nặng lòng nữa, dù đôi lần trong những đêm khuya vẫn còn nghe một chút ngậm ngùi không tên. Và những buồn vui ấy đã hoà tan vào bài tập hơi thở mà Nilanetra đã học được từ một tăng sĩ áo vàng mà chàng vẫn gọi là Người Bên Ấy với một khẩu quyết thiệt ngộ:

Biết rõ hơi vào ra
Không người cũng chẳng ta
Những buồn vui thiện ác
Gì cũng áng mây qua …

LÃNG MINH
LÃNG MINH


Hai mươi năm sau, vào một buổi chiều của năm 563 trước Tây Lịch, Nilanetra bắt gặp một nhóm tăng sĩ áo vàng, có cả một sư huynh của mình ngày trước, đang sụp mình đảnh lễ một gò đất từ xa…Ông lại gần hỏi thăm. Họ bồi hồi cho ông biết đức Thích Tôn gì ấy đã viên tịch hơn tháng qua, gò đất kia chính là chỗ dựng đài hỏa táng…
Biết mình đã lỡ dịp gặp mặt một bậc đại giác, lại nghe kể chuyện ngày sau khi Phật Pháp sắp mãn kỳ tăng sĩ chỉ còn một mảnh vải vàng trên cổ, Nilanetra bất giác đưa tay nắm chặt tấm áo choàng của mình:
-Ta không có thần thông để trong nháy mắt có thể đi ngàn dặm không gian, nhưng rõ ràng ta đã vì thiếu duyên mà đi trước mấy ngàn năm thời gian để tới được thời mạt pháp trước bao người thiên hạ !

TÁC GIẢ TOẠI KHANH. Megahut, đầu hạ 2009.

SANH THÚ

SANH THÚ.
 
Con cá chìm đắm dưới nước thì không biết nó đang ở trong nước và ngoài nước ra còn có mặt đất
Con chim tung cánh trên trời làm sao biết nước cũng có áp lực nước

Con người cũng vậy đắm chìm lặn ngụp trong 6 dục làm sao biết những khái niệm khác ngoài 6 dục.
Khi con cá con chim con người được tự do chọn lựa thì mặc định, mặc nhiên, tất yếu nó sẽ tìm về đúng cái môi trường mà nó phù hợp nhất, thoải mái nhất yêu thích nhất để hoạt động là vì sao?
 
Là vì từng cái tế bào, từng cái hình dáng, sinh lý, chức năng của nó sinh ra đã vốn phù hợp chỉ ở nơi đó.
Khó đến như vậy làm sao mà thoát.

SANH THÚ.
SANH THÚ.


KHOẢNG TRỐNG ĐỂ LẠI

KHOẢNG TRỐNG ĐỂ LẠI

"Có những người đời sống của họ chỉ là sự có mặt chứ không phải là đóng góp và từ đó có những cái chết chỉ là sự vắng mặt không phải là sự mất mát trong đời.
Lý do tại sao, là bởi vì lúc họ sống họ chỉ là sự góp mặt thôi, chỉ là góp phần chen lấn thôi chứ không phải là sự đóng góp.
Sống phải là đóng góp thì chết mới là sự mất mát"

KHOẢNG TRỐNG ĐỂ LẠI
KHOẢNG TRỐNG ĐỂ LẠI



THAM DỤC

THAM DỤC

- Dục như khúc xương: Như khúc xương chỉ để gặm nhắm, không nuôi sống được, thế mà các con chó lại tranh giành, cấu xé nhau...; cũng thế, lòng dục đối với con người...
- Dục như miếng thịt: Ví như con diều hâu, hay con chim kên có được một miếng thịt rồi bay lên không; các con chim diều hâu khác, chim kên khác đuổi theo, giành giựt, xé nát miếng thịt ấy. Nếu con diều hâu, con chim ưng không vứt bỏ ngay miếng thịt, nó có thể đi đến chết, hay khổ gần như chết.
- Dục như bó đuốc cỏ khô: Như người cầm bó đuốc cỏ khô cháy rực đi ngược gió, lửa sẽ táp vào người; cũng thế, nắm giữ lòng dục thì sẽ tự hại.
- Dục như hố than hừng: Như người bị ghẻ lở, tìm đến hố than hừng trên miệng hố, để có cảm giác dễ chịu, nhưng hố than hừng rất dễ đem đến đại nạn vong thân cho người ấy. Cũng thế, dục vọng đối với con người.
- Dục như cơn mộng: Mộng thì không thực, chỉ để lại cho con người sự thất vọng, hụt hẫng khi tỉnh giấc. ("Giật mình tỉnh giấc thấy mình tay không"). Cũng thế, dục vọng đối với người tu.
- Dục như trái cây: Ví như ở gần làng có một xóm rừng có một cây đầy trái chín, nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Một người đi đến và leo lên cây ăn thỏa thích. Một người khác đi đến với chiếc búa trên tay, không biết leo cây bèn chặt cây tận gốc. Nếu người kia không nhanh leo xuống cây, thì sẽ bị gãy tay, chân, sẽ bị chết hay khổ gần như chết.
- Dục như vật mượn của người: Vật mượn thì không thể sở hữu. Chỉ nắm giữ tạm thời vật mượn, nó không thuộc của mình. Cũng thế, lòng dục và đối tượng dục đều không là mình, không phải là của mình.
- Dục như lò thịt: Lò thịt là nơi lần lượt cắt đứt mạng sống của các con thú đem đến. Cũng thế, dục vọng sẽ thiêu cháy, giết chết người nắm giữ nó, đến với nó.
- Dục như đầu rắn: Như rắn độc, phải đánh chết dập cái đầu, nếu không thì nó sẽ quay trở lại cắn chết người bắt nó. Cũng thế, trừ dục phải trừ tận gốc, nhổ sạch "dục tùy miên", nếu không thì nó sẽ khởi lên đem đến phiền não cho người tu.
Kết luận về dục: "Dục vui ít, khổ nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn".





LÒNG THAM

THAM DỤC
THAM DỤC


Một con chó đói lả, suy nhược lần mò tìm đến một lò giết bò. Ở đấy có rất nhiều tay dao thiện xảo. Họ giết bò, khéo léo lóc xương - lóc cho đến không còn một chút thịt; khúc xương chỉ dính ít máu. Họ quăng khúc xương cho chó đói.
Chó đói mừng lắm, tha xương đến chỗ vắng, dùng hai chân trước giữ chặt khúc xương, gặm lấy gặm để. Càng gặm, nước dãi càng chảy ra, ban đầu chó tự thấy sung sướng, nhưng rốt cục, nó chỉ nuốt nước dãi của mình, nhọc mệt, khốn khổ mà đói vẫn hoàn đói!
(Theo kinh Trung bộ, tập II, kinh Potaliya - Potaliya Sutta. HT. Thích Minh Châu Việt dịch)

PHIỀN NÃO

PHIỀN NÃO


Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.

Nguồn: Trung Bộ Kinh 2. Kinh Tất cả các lậu hoặc

PHIỀN NÃO
PHIỀN NÃO


https://suttacentral.net/mn2/vi/minh_chau
Nguồn ảnh: đang cập nhật
#āsava

ĐI NỮA ĐI

ĐI NỮA ĐI. MỖI BƯỚC CỦA CON BÂY GIỜ CÓ ÍCH HÀNG TRIỆU LẦN TRONG TƯƠNG LAI. ĐI NỮA ĐI.

Đức Phật đã nêu ra bốn hạng người ở đời:
  • (1)Thứ nhất, hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối;
  • (2)thứ hai, hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng;
  • (3)thứ ba, hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối;
  • (4)thứ tư, hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng.
  • Bốn hạng người này được giải thích như sau:


Thứ nhất: Hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối


Có những người sanh vào nhà thuộc dòng họ thấp hèn, như sanh vào nhà Chiên-đà-la, nhà người săn bắn, bắt cá, làm đồ tre, nhà người kéo xe và những nhà làm nghề nghiệp thủ công hạ tiện khác; bần cùng, đoản mạng, hình thể tiều tụy mà lại sống theo hạnh nghiệp thấp kém, cũng lại bị người hạ tiện sai khiến. Đó gọi là sanh ra trong bóng tối. Ở nơi bóng tối này, người ấy thân lại làm việc ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Vì những lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào ác xứ đọa lạc, rơi vào trong địa ngục. Giống như người từ bóng tối đi vào bóng tối, từ nhà xí đi vào nhà xí, lấy máu rửa máu, bỏ ác lấy ác. Người từ bóng tối đi vào bóng tối cũng lại như vậy, cho nên gọi là từ bóng tối đi vào bóng tối.

Thứ hai: Hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng

Những người sanh vào gia đình thấp hèn cho đến bị người sai làm những điều hèn hạ. Như vậy gọi là sanh ra trong bóng tối. Nhưng người sống nơi bóng tối này, thân luôn làm việc lành, miệng thường nói lời lành, ý nghĩ đến điều lành; vì những lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được tái sanh vào đường lành, được hóa sanh cõi trời. Ví như người từ đi kiệu lên cưỡi ngựa, từ cưỡi ngựa tiến lên cưỡi voi; người từ bóng tối đi ra ánh sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng.

Thứ ba: Hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối

Có người hiện đời sanh vào những gia đình giàu sang khoái lạc thuộc dòng họ Sát-đế-lợi, dòng họ Bà-la-môn, dòng họ Trưởng giả, cũng như sanh vào những gia đình giàu có khoái lạc khác, có nhiều tiền bạc, của cải, nô tỳ, người sai khiến, thường nhóm họp quyến thuộc, thân tướng đoan chánh, thông minh trí tuệ. Đó gọi là sinh ra từ ánh sáng. Nhưng từ nơi ánh sáng này, thân người ấy lại luôn làm điều ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Vì lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào đường ác, rơi vào trong địa ngục. Giống như có người từ lầu cao, xuống cưỡi voi lớn, từ voi lớn xuống cưỡi ngựa, từ cưỡi ngựa xuống đi xe, từ xe xuống ngồi giường, từ giường bước xuống đất, từ đất rơi xuống hầm hố. Người từ ánh sáng đi vào bóng tối lại cũng như vậy.

Thứ tư: Hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng

Có người sanh vào nhà giàu sang vui vẻ,... cho đến hình tướng đoan nghiêm. Đây gọi là sanh ra từ ánh sáng. Từ nơi ánh sáng này, người ấy thân luôn làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành. Vì lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, được tái sanh vào đường lành, được hóa thân vào cõi trời. Giống như có người từ lầu quán đến lầu quán;... cho đến từ giường đến giường; hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là từ ánh sáng đi vào ánh sáng.
KINH TRUNG BỘ.- Ðại Kinh Nghiệp Phân Biệt (#Mahākammavibhaṅgasutta)
nguồn ảnh: https://www.facebook.com/tran.hieu.752/posts/10159514819212603

Hai mẹ con, người mẹ trẻ đèo bé phía trước, hai mẹ con cùng bươi rác kiếm sữa, kiếm cơm tại Sài Gòn.
Hai mẹ con, người mẹ trẻ đèo bé phía trước, hai mẹ con cùng bươi rác kiếm sữa, kiếm cơm tại Sài Gòn.

HỮU DUYÊN THIÊN LÝ ĂN TƯƠNG HỘT

HỮU DUYÊN THIÊN LÝ ĂN TƯƠNG HỘT

 
SÂN là tâm sở đồng dạng với tâm sở THAM. Một bên là kéo vào thứ mình muốn một bên là đẩy ra thứ mình không muốn.
VÔ TÀM là không biết hổ thẹn với cái bất thiện: hình ảnh con heo vục đầu ăn cám.
VÔ ÚY là không biết sợ hãi cái bất thiện: hình ảnh con thiêu thân lao vào đèn.
SI là tâm sở vô minh trong 4 đế.
HỮU DUYÊN THIÊN LÝ ĂN TƯƠNG HỘT
HỮU DUYÊN THIÊN LÝ ĂN TƯƠNG HỘT



CHUYỆN VỀ MŨI TÊN ĐỘC.

Chuyện về một người đàn ông bị bắn trúng bởi một mũi tên tẩm thuốc độc và bị thương nặng. Khi gia đình anh ta muốn tìm một thầy thuốc giỏi để giúp anh ta, người đàn ông đã khoát tay bảo dừng lại.

Anh ta nói rằng, trước khi mời thầy thuốc tới, anh ta muốn biết ai là kẻ đã tấn công anh ta, và tại sao lại làm điều đó.


Hắn là kẻ có địa vị thế nào?
Hắn từ đâu tới? Anh ta cũng muốn biết hắn có cao không, có khỏe mạnh không? Màu da của hắn sáng hay sẫm?
Chưa hết, hắn dùng loại cung tên gì?
Có phải được làm từ gỗ của cây trúc đào hay không? Còn nữa, dây cung được làm bởi vật liệu gì? Lụa, hay cây gai dầu?
Ngoài ra, anh ta còn muốn biết những sợi lông từ mũi tên ấy được làm từ lông của của con kền kền, công hay chim ưng?


Chính vì có quá nhiều câu hỏi hóc búa được đặt ra, người nhà của anh ta còn chưa kịp tìm hiểu để trả lời cho anh ta, thì anh ta đã chết trước khi có được câu trả lời cho bản thân.

CHUYỆN VỀ MŨI TÊN ĐỘC.



Kể câu chuyện này cho môn đồ của mình, Đức Phật muốn nói anh ta cũng giống như người đàn ông bị trúng mũi tên độc không biết điều gì mới là quan trọng nhất cho mình, mà cứ mải mê tìm kiếm những điều xa xôi ở tận chân trời.
Một trong những giáo lý mà Đức Phật răn dạy chúng ta là hãy sống cho hiện tại, tập trung vào những điều cốt yếu trong cuộc sống, chứ đừng đi tìm kiếm những điều viển vông, vô ích và chẳng có mấy ý nghĩa cho sự tồn tại của chúng ta.
(kinh Trung bộ, tập II, Tiểu kinh #Màlunkyà - Cula Màlunkyà #Sutta. HT.Thích Minh Châu dịch)
#Hý_luận

Nội dung cóp nhặt- Chống lại Scraped Content – Nhiệm vụ bất khả thi ?

Nội dung cóp nhặt- Chống lại Scraped Content – Nhiệm vụ bất khả thi ?



Để ngăn chặn và xử lý tình trạng này triệt để, Google có cung cấp khá nhiều các công cụ giúp các webmaster tố giác các hành vi vi phạm đến Google. Ngoài công cụ đăng ký và bảo vệ bản quyền nội dung DMCA, gần đây, Google còn cung cấp thêm cho nhà quản trị web một công cụ mang tên: Google Scraper Report (truy cập công cụ này tại đây)

Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ Scraper Google sẽ không hứa hẹn cho bất kỳ sự khắc phục ngay lập tức nào cho hiện trạng bị spam của website, thậm chí còn có thể không thay đổi được điều gì. Thay vào đó, việc gởi báo cáo này chỉ đơn giản là yêu cầu những website copy phải chia sẻ URL của nội dung gốc đã bị cạo nội dung và giảm thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm của những trang đó.


Trên thực tế, cả 2 công cụ DMCA và Google Scraper Report đều cần một khoảng thời gian nhất định để có thể thực thi công lý cho website. Và trong khoảng thời gian đó, vẫn sẽ có thêm rất nhiều, rất nhiều nội dung bị lấy đi một cách vô tội vạ. Vì vậy, việc ngăn cấm các website khác cạo nội dung Scraped content là điều gần như là không thể hiện nay, và các webmaster chỉ có thể làm giảm ảnh hưởng của thủ thuật SEO mũ đen này.
Nội dung cóp nhặt- Chống lại Scraped Content – Nhiệm vụ bất khả thi ?
Nội dung cóp nhặt- Chống lại Scraped Content – Nhiệm vụ bất khả thi ?


Nội dung cóp nhặt

Một số chủ sở hữu trang web sử dụng nội dung được lấy ("cóp nhặt") từ các trang khác có uy tín hơn vì cho rằng việc tăng số trang trên trang web của họ là một chiến lược hữu ích về lâu dài, bất kể mức độ phù hợp hay khác biệt của nội dung đó là như thế nào. Nội dung được cóp nhặt hoàn toàn, ngay cả từ các nguồn chất lượng cao, có thể không cung cấp giá trị bổ sung nào cho người dùng của bạn nếu trang web của bạn không cung cấp dịch vụ hay nội dung hữu ích bổ sung. Nội dung này còn có thể cấu thành hành vi vi phạm bản quyền trong một số trường hợp. Sẽ thật hữu ích khi dành thời gian tạo nội dung gốc dành riêng cho trang web của bạn. Điều này khiến khách truy cập của bạn tiếp tục quay lại và sẽ cung cấp kết quả hữu ích hơn cho người dùng tìm kiếm trên Google.

Một số ví dụ về việc cóp nhặt nội dung bao gồm:

Các trang web sao chép và xuất bản lại nội dung từ trang web khác mà không cung cấp thêm nội dung nguyên bản hay giá trị nào
Các trang web sao chép nội dung từ trang web khác, sửa đổi nội dung một chút (ví dụ: bằng cách thay thế từ đồng nghĩa hoặc sử dụng kỹ thuật tự động) và tái xuất bản nội dung đó
Các trang web mô phỏng nguồn cấp nội dung từ trang web khác mà không cung cấp hình thức tổ chức riêng hoặc lợi ích cho người dùng
Các trang web dành riêng cho việc nhúng nội dung (chẳng hạn như video, hình ảnh hoặc nội dung đa phương tiện khác) từ trang web khác mà không cung cấp giá trị bổ sung đáng kể cho người dùng