Search

4.12.12

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Phanblogs BÀI TẬP KỸ NĂNG 2 MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – LAW101


I. ĐỀ BÀI
Câu 1 (6 điểm): Hãy phân tích các nội dung sau đây:
a)Nguồn gốc hình thành pháp luật.
Cùng với sự hình thành nhà nước, pháp luật cũng được hình thành và nhà nước sử dụng nó như là một công cụ để quản lý xã hội, bảo vệ địa vị và quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội. Trong xã hội nguyên thuỷ, khi chưa có nhà nước và pháp luật, quan hệ giữa các thành viên trong xã hội được điều chỉnh bằng các phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo. Các phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo được lấy làm chuẩn mực, những khuôn mẫu ứng xử chung để tạo cho xã hội có được một trật tự, ổn định. Việc thực hiện theo những khuôn mẫu ứng xử chung ấy được mọi người trong xã hội tự giác thực hiện, không có sự cưỡng chế bằng bộ máy bạo lực chuyên nghiệp. Những hành vi vi phạm các quy tắc chung trong một số trường hợp cũng bị cưỡng chế, nhưng không phải là một bộ máy chuyên nghiệp mà là sự cưỡng chế của tập thể xã hội, của cộng đồng với người vi phạm để duy trì và bảo vệ trật tự chung trong xã hội.Khi xã hội đã có sự phân hoá thành các giai tầng khác nhau và nhà nước xuất hiện, các phong tục, tập quán,tín điều tôn giáo mang tính chất bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội không còn phù hợp với việc bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước cho phép giữ lại và tiếp tục áp dụng một số các quy tắc được lấy từ phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo. Như vậy, hệ thống các quy tắc hình thành trên cơ sở kế thừa cũng như tạo ra mới, được nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập một trật tự, ổn định của xã hội. Hệ thống các quy tắc đó được gọi là pháp luật.

b) Khái niệm pháp luật.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.
c) Các đặc điểm chung của pháp luật.
• Tính giai cấp của pháp luật. Pháp luật chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp. Đồng thời pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được giai cấp thống trị sử dụng như một trong những công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp mình.
• Tính xã hội của pháp luật. Pháp luật ngoài mục đích bảo vệ cho địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị, còn được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, thiết lập trật tự, ổn định của xã hội. Đồng thời, pháp luật cũng còn phải bảo vệ những lợi ích chung của cả dân tộc, những lợi ích chung của toàn xã hội.
• Tính quy phạm của pháp luật. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự. Mỗi quy tắc xử sự tạo nên khuôn mẫu, chuẩn mực cho các hành vi xử sự của con người đối với nhau. Trong các mối quan hệ xã hội, con người căn cứ vào các khuôn mẫu, chuẩn mực đó để có những hành vi xử sự phù hợp với ý chí của nhà nước. Nếu thực hiện không đúng những khuôn mẫu, chuẩn mực đặt ra trong các quy phạm pháp luật, hành vi đó sẽ bị quy kết là trái pháp luật và có khả năng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi.
• Tính nhà nước của pháp luật. Về bản chất, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nhưng bản thân ý chí của giai cấp thống trị lại chưa trực tiếp trở thành pháp luật. Muốn có pháp luật giai cấp thống trị phải có các phương cách thích hợp biến ý chí của mình thành ý chí nhà nước. Trên cơ sở đó nhà nước thông qua các cơ quan chuyên môn của mình thể hiện ý chí đó thành pháp luật dưới những hình thức cụ thể thích hợp. Pháp luật phải do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc bộ máy nhà nước xây dựng, ban hành bằng các văn bản của nhà nước, mang dấu ấn của nhà nước. Pháp luật là công cụ riêng có của nhà nước và chỉ có nhà nước mới được đặt ra pháp luật. Đây cũng là đặc điểm phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Nhà nước không những đặt ra pháp luật mà còn là người tổ chức thực hiện pháp luật, người bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong thực tế đời sống bằng quyền lực vốn có của mình. Việc đảm bảo của nhà nước đối với pháp luật được thực hiện thông qua việc áp dụng các biện pháp về kinh tế, tư tưởng, tổ chức... và tất nhiên cả các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Tính bắt buộc, tính cưỡng chế của pháp luật cũng khác với các quy phạm xã hội khác là ở chỗ đó là sự cưỡng chế mang tính nhà nước, nhân danh nhà nước để tiến hành và bằng quyền lực nhà nước.
Tài liệu tham khảo : Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân, 2012. Giáo trình Pháp luật đại cương. Tái bản lần thứ 5, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

d) Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa pháp luật với Điều lệ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.



Tính giai cấp

• Tính giai cấp của pháp luật. Pháp luật chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp. Đồng thời pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được giai cấp thống trị sử dụng như một trong những công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp mình.
Khác: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không có tính giai cấp.
Khác:Không phải là công cụ bảo vệ địa vị và lợi ích của Đoàn

Tính xã hội

• Tính xã hội của pháp luật được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, thiết lập trật tự, ổn định của xã hội. Đồng thời, pháp luật cũng còn phải bảo vệ những lợi ích chung của cả dân tộc, những lợi ích chung của toàn xã hội
Giống: Là công cụ hữu hiệu để quản lý Đoàn, thiết lập trật tự, ổn định của Đoàn
Khác : Không bảo vệ những lợi ích chung của cả dân tộc, Không bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội

Tính quy phạm

• Tính quy phạm của pháp luật. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự. Mỗi quy tắc xử sự tạo nên khuôn mẫu, chuẩn mực cho các hành vi xử sự của con người đối với nhau. Trong các mối quan hệ xã hội, con người căn cứ vào các khuôn mẫu, chuẩn mực đó để có những hành vi xử sự phù hợp với ý chí của nhà nước. Nếu thực hiện không đúng những khuôn mẫu, chuẩn mực đặt ra trong các quy phạm pháp luật, hành vi đó sẽ bị quy kết là trái pháp luật và có khả năng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Tính bắt buộc, tính cưỡng chế của pháp luật cũng khác với các quy phạm xã hội khác là ở chỗ đó là sự cưỡng chế mang tính nhà nước, nhân danh nhà nước để tiến hành và bằng quyền lực nhà nước.
Giống : là hệ thống những quy tắc xử sự. Mỗi quy tắc xử sự tạo nên khuôn mẫu chuẩn mực để có những hành vi xử sự phù hợp
Khác : sự cưỡng chế khi vi phạm điều lệ Đoàn không mang tính nhà nước, không nhân danh nhà nước để tiến hành và không bằng quyền lực nhà nước.Không phải gánh chịu hậu quả pháp lý


Tính nhà nước

• Tính nhà nước của pháp luật. Pháp luật phải do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc bộ máy nhà nước xây dựng, ban hành bằng các văn bản của nhà nước, mang dấu ấn của nhà nước. Pháp luật là công cụ riêng có của nhà nước và chỉ có nhà nước mới được đặt ra pháp luật. Đây cũng là đặc điểm phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Nhà nước không những đặt ra pháp luật mà còn là người tổ chức thực hiện pháp luật, người bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong thực tế đời sống bằng quyền lực vốn có của mình.
Khác: Điều lệ đoàn không mang tính nhà nước , chịu sự quản lý và phù hợp với pháp luật
Phạm vi áp dụng : Mọi cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Tài liệu tham khảo : Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ VIII thông qua ngày 8/12/2002)

Câu 2 (2 điểm): Nhận định sau là đúng hay sai ? Vì sao?

"Một cá nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định mới có tư cách pháp nhân".
a. Tư cách thể nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một cá nhân (con người bằng xương, bằng thịt). Người này được gọi là thể nhân. Mỗi cá nhân đang hiện hữu trong xã hội đều được Nhà nước công nhận tư cách thể nhân, bất kể họ đã trưởng thành hay chưa, có nhận thức được hoặc phát triển có bình thường hay không. Điều này nhằm ràng buộc mọi con người sống trong cộng đồng phải hành xử trong khuôn khổ pháp luật, không được “sống ngoài vòng pháp luật” để có thể thực hiện những hành vi nguy hiểm, xâm hại người khác, phá vỡ trật tự chung nhưng lại lẩn tránh sự trừng phạt của Nhà nước. Thể nhân không nhất thiết phải có đầy đủ cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi, nhưng không ai là không có năng lực pháp luật: “ Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” (Điều 16 Bộ luật dân sự năm 1995).
- Nếu chỉ có năng lực pháp luật, thể nhân chỉ tham gia quan hệ pháp luật một cách gián tiếp, nghĩa là phải thông qua người đại diện trước pháp luật ( thí dụ: giám hộ của người bị bệnh tâm thần nhưng có tài sản được hưởng thừa kế, có quyền nhân danh người này để góp vốn vào công ty nhằm phục vụ lợi ích cho người bị bệnh). Khi ấy, thể nhân không có tư cách pháp lý độc lập vì không thể tự mình quyết định hành xử quyền của chính mình, cũng không chịu trách nhiệm pháp lý nếu gây tổn hại cho người khác (thí dụ người tâm thần đốt nhà, hủy hoại tài sản của người khác thì giám hộ của người này phải bồi thường thay).
- Nếu có cả năng lực pháp luật lẫn năng lực hành vi, thể nhân có quyền tham gia quan hệ pháp luật một cách trực tiếp, tự mình quyết định và trực tiếp hành xử các quyền luật định, cũng như hoàn toàn có khả năng gánh vác mọi hậu quả pháp lý bất lợi (bị xử phạt)khi vi phạm pháp luật mà không có ai phải chịu trách nhiệm thay. Nguyên tắc chung là người thành niên (đã đủ 18 tuổi), có nhận thức bình thường và không mắc khuyết tật nghiêm trọng về thể chất như mù loà, câm điếc, liệt chi…đều là thể nhân có tư cách pháp lý độc lập.



b. Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật. Tổ chức này được gọi là pháp nhân (là con người trên phương diện pháp lý chứ không phải con người thực thể). Khác với thể nhân, không phải tổ chức nào, tập thể nào cũng đều được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Theo điều 94 BLDS năm 1995, một tổ chức muốn được công nhận tư cách pháp nhân phải hội đủ các điều kiện cơ bản sau:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ xã hội một cách độc lập.
Một pháp nhân luôn luôn đảm bảo có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Ngoài thể nhân, pháp nhân, những tổ chức không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên cũng có thể được Nhà nước công nhận tư cách pháp lý nhưng không tồn tại độc lập trước pháp luật, mà phía sau nó luôn có một hoặc một số chủ thể độc lập khác điều khiển và chịu trách nhiệm về hoạt động của nó.
Cá nhân không phải là tổ chức. Vì thế, nhận định "cá nhân phải có đủ các điều kiện nhất định mới có tư cách pháp nhân" là một nhận định SAI. Cá nhân chỉ có thể có tư cách thể nhân.
Tài liệu tham khảo : Bộ luận Dân sự năm 2005

Câu 3 (2 điểm): Nhận định sau là đúng hay sai ? Vì sao?

"Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu hình phạt".
Vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới các quy tắc quản lý của nhà nước, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một hành vi bị coi là vi phạm hành chính khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:


• Thứ nhất, vi phạm hành chính phải là hành vi xác định của con người.
• Thứ hai, hành vi ấy trái với quy tắc quản lý của Nhà nước. Nhưng tính chất, mức độ, hậu quả chưa nghiêm trọng, chưa đến mức bị coi là vi phạm hình sự (tội phạm). Có những hành vi làm trái với quy tắc quản lý của nhà nước nhưng tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi đó nghiêm trọng có thể bị quy kết là vi phạm hình sự và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
• Thứ ba, chủ thể thực hiện hành vi phải là các tổ chức, cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính. Đối với cá nhân, năng lực trách nhiệm hành chính là khả năng cá nhân đó phải gánh chịu trách nhiệm hành chính phụ thuộc vào độ tuổi và điều kiện về thần kinh. Người chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính. Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính ở mức cảnh cáo khi thực hiện hành vi vi phạm do lỗi cố ý, nếu thực hiện hành vi do lỗi vô ý thì không phải chịu trách nhiệm hành chính. Người từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu có hành vi vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình cũng không phải chịu trách nhiệm hành chính.
• Thứ tư, người thực hiện hành vi trái pháp luật phải có lỗi khi thực hiện hành vi đó. Nếu không có lỗi, người thực hiện hành vi dù trái pháp luật cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.
Tổng hợp lại 4 yếu tố trên ta thấy nhận định "Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu hình phạt". là một nhận định SAI. Vì nó có thể chưa thỏa mãn các yếu tố trên.
Tài Liệu Tham khảo : Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.