Search

28.2.11

Zippo những huyền thoại cần đốt bỏ

Phanblogs Zippo: Thật và Sai hay là những huyền thoại cần đốt bỏ!!!

* Vỏ và Ruột phải trùng mã (code) .

Hẳn là bạn đã từng nghe hay đọc được ở đâu đó rằng một cái Zippo "xịn" thì mã số giữa vỏ và ruột phải trùng khớp với nhau! Điều này không đúng với sự thật và chúng ta hãy cùng suy luận dựa vào những lý lẻ thông thường, đơn giản để xét vấn đề.
Nhà sản xuất không bao giờ muốn rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hoá cung cấp khi khách hàng cần. Đối với những mặt hàng trong catalog thì đã có số lượng cụ thể cho từng quý hay từng tháng, nhưng đối với mặt hàng quảng cáo cho các công ty, hàng đặt theo đơn của những tổ chức, công ty vv ... thì không thể dự đoán trước cho được!
Điều quan trọng không kém là đối với nhiều cái Zippo được gửi trả về hãng theo bảo hành thì cũng có một số quá tệ mà Zippo thường giải quyết một cách đơn giản là ... thay thế nguyên cái ruột mới tinh cho khách và ... quăng thùng rác cái ruột (hư) cũ.
Sau thời điểm 1992 - đánh dấu sự bùng nổ của giới sưu tập Zippo - thì bắt đầu có những lời than phiền về những cái Zippo đời 40's, 50's ... với ruột của thời 80's ... Lời giải thích lẻ dĩ nhiên là công khai đi kèm với sản phẩm rao bán . Những chủ nhân có nói rõ rằng đây là một cái Zippo có sửa lại rồi bởi chính hãng Giải pháp xuất hiện dựa trên ý kiến của số đông trên các diễn đàn sưu tập tư nhân . Zippo vẫn thay thế - nếu quá tệ - ruột mới nhưng vẫn giữ lại và gửi kèm cùng cái ruột (hư) nguyên thuỷ trở về cho bạn.
Vì thế cho nên số lượng ruột luôn luôn phải được sản xuất nhiều hơn so với vỏ, bởi vì cho dù có dư thì bạn cũng vẫn có thể sử dụng cho tháng kế tiếp nhưng thiếu thi chắc chắn là không ổn đối với uy tín sản phẩm. Vã lại sự khác biệt này vốn chẳng hề ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Thậm chí có cả những cái Zippo mà sai biệt mã giữa vỏ và ruột là năm chứ không phải chỉ là tháng .
Vậy thì cái "huyền thoại" về vỏ ruột phải trùng số đáng được đốt bỏ bạn nhé.
Một lần này rồi thôi!

* Tiếng "Click" khi bật nắp phải thật thanh và sắc.

Có người nói rằng một cái Zippo xịn thì thì khi bật nắp phải kêu coong một tiếng thật thanh và vang. Thậm chí họ còn khẳng định rằng chỉ cần nghe tiếng bật mở nắp là biết được ngay Zippo xịn hay dõm! Với những vị này thì tôi xin ngã nón bái phục sát đất và chắc hẳn là G.G. Blaissdell cũng sẻ phải quỳ mọp tương tự! Không chừng ông ấy còn sẽ phải ngậm ngùi từ bỏ thánh đường Zippo/Case để mà trao vương miện lại cái vị có một thính giác phi thường kia.
Tiếng "click" của Zippo gây ra do cốt cam đập vào nắp lúc mở, tiếng "clap" khi đóng lại là do nắp và thân đập vào nhau. Độ thanh và sắc của Zippo được quyết định do bởi kiểu cách của nó (style). Tôi sẻ cố gắng phân loại để các bạn có thể tự mình so sánh.
1. Đứng đầu, kêu thanh nhất là loại Zippo trơn hoặc xi-mạ kền, mạ bạc. Catalog hiện thời của Zippo định danh chúng là dòng Pure .
2. Thân xi-mạ có dán mề đai phần thân (1 panel).
3. Thân xi-mạ có dán mề đai cả phần thân và nắp (double-panels)
4. Kế sau đó là các loại bạc, vàng và đồng - vì chúng mềm hơn thau nên âm thanh phải ít thanh và vang hơn.
5. Thân sơn phủ bột (Matte) hoặc sơn rạn-nứt (crackle).Tiếng click sẻ đục, trầm và nhỏ hơn một chút.
6. Sơn phủ dán mề đai 1 panel.
7. Sơn phủ dán mề đai double-panel.
8.. Ultra-Lite và Schimshaw: là kiểu được dán trên thân một miếng nhựa giả xương, giả đồi mồi.
9. Ultra-lite và Schim-shaw loại full-body (toàn thân), dán cả 2 mặt trước và sau, cả thân và nắp .
10. Zippo bọc da toàn thân và toàn thân trừ đỉnh của nắp (thời chiến tranh Cao Ly)
Tóm lại là càng có thêm nhiều "vật thể lạ" trên thân thì âm thanh sẻ bị hấp thụ (absorb) bớt từ đó giảm độ thanh và vang .
Mười món ăn chơi vừa kể trên vẫn có thể còn thiếu xót nếu kể ra thêm những loại độc và hiếm như Holgate Zippo hay RoseArt Zippo ... nhưng có sao đâu? Bởi vì chúng ta đã đủ bằng chứng để bật nắp và đốt cho cháy tan thêm một huyền thoại về chuyện "Nghe tiếng kêu biết mặt dân chơi" vừa kể trên bạn nhỉ?
Một lần này rồi thôi!

* Mã dưới đáy phải đúng chiều khi đặt nằm ngửa.

Mộc đáy nghịch chiều có từ thời 1940's và rất thường gặp. Để ý hình được sắp xếp theo từng cặp đối chiếu - thuận và nghịch bản lề. Đời nào cũng có .
Đại đa số Zippo có mộc mã đáy (bottom-code mark) theo một chiều . Bạn sẻ đọc được mộc đáy của Zippo khi đặt nó nằm ngửa trên mặt bàn với bản lề nằm bên tay trái của bạn, nếu mộc đáy lộn ngược là một cái Zippo giả!!
Điều này không đúng!
Thỉnh thoảng bạn sẻ gặp một cái Zippo mang mộc đáy lộn ngược, nghĩa là để đọc được mộc đáy thì bạn phải đặt ngửa và bản lề thì lại nằm bên tay phải của bạn thay vì bên trái như thường thấy. Hãy tưởng tượng bạn đang là người nhân viên trên dây chuyền sản xuất và có nhiệm vụ gắn thân Zippo vào khuôn cho máy dập mộc. Mọi chuyện sẻ bình thường với hàng ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn cái Zippo xuất xưởng có mộc đáy như nhau ...cho đến một ngày bạn ngã bệnh không thể đi làm và đồng nghiệp được chỉ định làm thay công việc của bạn lại thuận tay trái thay vì tay phải như bạn, kết quả là chúng ta có những cái mộc ngược. Sự "lộn xộn" này tìm thấy trên những cái Zippo thời 50's cho tới tận bây giờ và nó không phải là một vấn đề đối với nhà sản xuất.
Hẳn là bạn phải đồng ý với tôi rằng chuyện này không hề ảnh hưởng tí tẹo nào đến chất lượng cũng như thẩm mỷ của cái Zippo, đúng không bạn?
Đến đây thì tôi lại đã có thể bật nắp đốt cho cháy tan cái huyền thoại này được rồi phải không?
Hay là bạn muốn tự tay mình đốt nó?
Một lần này rồi thôi!

* Càng nhiều gạch là càng "xịn".

Cái mộc đáy này không có gạch nào cả và giá của nó là 37 ngàn đô la
Mấy năm gần đây nhờ vào internet nên bảng mã đáy của Zippo được phổ biến rộng rãi và đại đa số đều hiểu rằng các vạch (gạch) chỉ đơn thuần biểu thị cho năm sản xuất mà thôi chứ tuyệt không có ý nghĩa về giá trị bề mặt. Zippo vàng 18karat, Zippo bạc nguyên chất hay Zippo bằng thau thông thường thì cũng như nhau. Nếu sản xuất cùng tháng, cùng năm thì chắc chắn chúng có mã số y hệt nhau.
Sự hiện hữu của hệ thống mã-đáy này ra đời từ lời hứa bảo hành trọn đời của Zippo. Sau hơn 2 thập niên xuất hiện trên thị trường, bắt đầu có những sản phẩm được khách hàng gửi về để sửa chửa (khách hàng "ngứa tay" tập búng nắp nên bản lề bị hở, cốt bản lề văng mất ...). Nhà sản xuất cần biết những cái Zippo hư hỏng đó thuộc lô hàng xuất xưởng vào lúc nào vì có những kiểu bán chạy nên được sản xuất liên tục trong nhiều năm. Để có thể phân biệt và phát hiện ra được sai sót - nếu có - nào đó từ phía dây chuyền sản xuất (số lượng hàng hư gửi trả về sửa chửa nhiều bất thường trong một khoảng thời gian nào đó chẳng hạn) ngỏ hầu có thể sửa sai kịp thời.
Khác biệt duy nhất giữa số lượng gạch là số tuổi của chúng.
Càng nhiều gạch thì càng nhiều tuổi hơn mà thôi, nhiều nhất là 8 gạch với 4 cho mỗi bên - dù là gạch thẳng, gạch nghiêng trái (dấu sắc) hay gạch nghiêng phải (dấu huyền)!
Lần này thì tới phiên bạn bật nắp đốt cho tiêu cái huyền thoại vớ vẩn vừa kể trên nhé.
Một lần này rồi thôi!