Search

27.4.17

Nhà giả kim tác giả PAULO COELHO

Nhà giả kim tác giả PAULO COELHO: “Dù lũ cừu đã không dạy được cho mình tiếng Arập”. Tuy nhiên lũ cừu đã dạy cậu một điều còn quan trọng hơn nữa: rằng trên thế giới có một ngôn ngữ ai cũng hiểu cả và chính cậu đã dùng suốt bấy lâu nay để làm cho cửa hàng phát đạt. Đó là ngôn ngữ của sự phấn khởi, của nỗ lực, hăng say dốc sức thực hiện điều mình vững tin và mong mỏi đạt được.


Nhà giả kim tác giả PAULO COELHO


Nhà giả kim PAULO COELHO.doc
Nhà giả kim PAULO COELHO. pdf


Anh bán kem trong cuốn Nhà Giả Kim, lúc cuối đời sắp chết mới nhớ là "thời thanh niên mình cũng từng muốn đi đây đi đó, làm cái này cái kia" nhưng ước mơ không thành. 
Mỗi ngày, anh lấy 1 cây kem giá vốn 5,000 đồng, anh bán 10,000 đồng, lãi gấp đôi nên anh không bỏ được. Ngày may mắn nhất anh lãi 500 ngàn, max 1 tháng anh được 15 triệu và anh nghĩ đó là một số tiền khổng lồ. 

Rồi lời trăn trối cuối cùng là "hôm nay kem bán có hết không, coi chừng chảy nước", nhắm mắt xuôi tay với thùng kem bên cạnh, mọi ước mơ tuổi thanh xuân, mọi đam mê và khát vọng đã bị mấy đồng lãi từ thùng kem đè bẹp.

Tóm tắt cốt truyện Nhà giả kim tác giả PAULO COELHO


Trong một đoàn người lữ hành, một nhà giả kim thuật lại một câu chuyện mà ông đọc được dọc dường. Đó là một dị bản của truyền thuyết hoa thủy tiên. Điều độc đáo trong dị bản này là cái hồ nước, nơi Narcissus rơi xuống và chết, không khóc vì vẻ đẹp của chàng trai, mà bởi vì hồ nước có thể nhìn thấy vẻ đẹp của chính mình phản chiếu trong đôi mắt chàng trai trẻ. Ý này được lấy từ bài thơ ngắn "The Disciple" của Oscar Wilde.

Nhân vật chính là Satiago. Mong muốn của cha mẹ Santigo là muốn cậu trở thành linh mục để mang lại niềm tự hào cho gia đình, nhưng vì ước mơ từ nhỏ của chính mình - đi đây đi đó khắp thế giới, Santigo đã thuyết phục được cha cậu và trở thành một người chăn cừu.

Là người chăn cừu, cậu đã chu du khắp vùng quê Andaluisa, phía nam Tây Ban Nha, trong vài năm, tận hưởng một cuộc sống vô tư lự và phiêu lưu. Trên đường tới một thành phố nhỏ mà một năm trước cậu đã từng tới để bán lông cừu và gặp người con gái của ông chủ tiệm - cô gái mà cậu thầm mến, Santiago có một giấc mơ cậu không thực sự hiểu lặp lại hai lần. Nhớ ra ở Tarifa có một bà thầy bói đoán mộng, Santiago quyết định đi gặp bà lão. Với cái giá là một lời thề, rằng khi tìm được kho tàng của mình ở Kim tự tháp Ai Cập cậu phải chia một phần mười của nó cho bà, song câu giải đáp cậu nhận được từ bà lại không khiến cậu thực sự tin tưởng và hài lòng: hãy đi đến Kim tự tháp Ai Cập… Thế nhưng sự rối rắm về giấc mơ của cậu bé chăn cừu cũng không còn quá xa xôi và rối rắm sau khi cậu gặp một ông lão - Melchizedek, vua của xứ Salem và nhận được chỉ dẫn - dấu hiệu. Cậu bán đi đàn cừu cho một người bạn và đưa cho ông lão sáu con cừu còn lại - một phần mười số cừu của cậu để trả công cho ông lão.  Sau khi nhận được 2 hòn đá - Urim và Thumim từ ông lão, cậu bắt đầu chuyến đi đến Kim tự tháp Ai Cập. Trong vòng một ngày khi vừa đến Moroco, Santiago bị lừa mất hết tiền và mắc kẹt lại tại đó. Mất hết tất cả, Santiago phải làm việc tại một cửa hàng bán pha lê với ý nghĩ Ai Cập chỉ còn là giấc mộng và lên kế hoạch dành dụm tiền trở về Tarifa rồi mua lại đàn cừu.

Sau đó gần một năm, cậu quyết định rời tiệm pha lê vì cậu đã có đủ tiền mua một bầy cừu mới, gấp đôi số cừu cậu bán đi hồi trước. Thế mà Santiago lại không mua một con cừu nào cả mà quyết định tiếp tục con đường đi tìm kho tàng bí mật ở Kim tự tháp Ai Cập, vì khi thu dọn hành lý cậu một lần nữa nhìn thấy hai hòn đá Urim và Thummim mà cậu nhận được từ vua xứ Salem.

Cậu gia nhập đoàn lữ hành đến một sa mạc nơi gần các kim tự tháp. Trong đoàn người, cậu gặp một anh chàng người Anh - người đã tìm kiếm những nhà giả kim chân chính suốt 20 năm qua. Đoàn người tiến dần về phía ốc đảo. Khi người Anh nọ thử quan sát sa mạc và học ngôn ngữ sa mạc, thì Santigo đọc những cuốn sách của anh ta và học về thuật giả kim.

Khi họ tới ốc đảo, đoàn lữ hành được chào đón, và được khuyên phải dừng bước vì có chiến tranh giữa các bộ tộc phía trước. Ở nơi đây cậu đã cố giúp anh chàng người Anh tìm một nhà giả kim và cậu gặp được cô gái cậu yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên - Fatima. Trong thời gian ở ốc đảo, nhờ vào "dấu hiệu" mà Santigo đã có thể dự báo trước và giúp bộ tộc tránh được một cuộc tấn công đột ngột vào ốc đảo. Cậu được thưởng rất nhiều tiền vàng, cùng một lời đề nghị trở thành người cố vấn quan trọng cho trưởng tộc. Cũng chính lúc ấy nhà giả kim ở ốc đảo nhận ra rằng ông đã tìm thấy một học trò xuất sắc - Santiago.

Cậu lưỡng lự khi phải rời ốc đảo vì tình yêu với Fatima. Nhà giả kim nói với cậu rằng trái tim cậu ở đâu thì kho báu cũng ở đó, tình yêu thật sự không bao giờ ngăn cản ai theo duổi vận mệnh của mình cả. Sau khi nói chuyện cùng Fatima - người phụ nữ sa mạc sẽ luôn đợi mình, cậu đã rời ốc đảo và lên đường đi tới kim tự tháp cùng nhà giả kim. Tới một vùng sa mạc cai quản bởi những chiến binh hung dữ, để được sống cậu đã "tặng" hết đi số tài sản của mình. Mọi chuyện chưa kết thúc ở đó vì để lấy lại tự do, trong vòng 3 ngày Santiago phải trổ tài "biến thành gió". Nhờ vào ngôn ngữ của vũ trụ mà mình học được cậu đã trổ tài "biến thành gió" của mình cho những chiến binh và nhận được tự do. Khi quãng đường tới kim tự tháp không còn xa nữa, nhà giả kim từ biệt cậu. Trước khi từ biệt cậu được chứng kiến ông biến chì thành vàng và nhận được 1 phần 4 số vàng.

Đến được kim tự tháp, trong khi đang đào cát để tìm kiếm kho tàng, cậu đụng độ những tên cướp và bị cướp mất số vàng cậu nhận được từ nhà giả kim. Những tên cướp cười lớn khi nghe câu chuyện cậu đã vượt sa mạc để đến kho báu, một tên trong số đó nói rằng ngay tại chỗ này hắn cũng có một giấc mơ về kho tàng tại một nhà thờ ở Tây Ban Nha vào hai năm trước. Cuối cùng Santiago đã lấy được kho tàng, ở ngay nơi mà cậu đã có giấc mơ về kho tàng.

26.4.17

Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar

Phanblogs Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar

Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar
Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar


Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar .doc
Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar. pdf


Để tưởng nhớ GROUCHO MARX, ông tổ về Triết lý của chúng tôi - người đã tổng kết hệ tư tưởng cơ bản của chúng tôi khi nói: “Đây là những nguyên tắc của tôi, nếu các vị không thích chúng, tôi có những nguyên tắc khác.”


DẪN NHẬP

DIMITRI: Nếu thần Atlas đỡ Địa cầu, vậy thì ai đỡ thần Atlas?
TASSO: Thần Atlas đứng trên lưng con rùa.
DIMITRI: Nhưng con rùa ấy đứng trên cái gì?
TASSO: Một con rùa khác.
DIMITRI: Thế con rùa khác ấy đứng trên cái gì?
TASSO: Dimitri thân mến à, trở xuống toàn là rùa suốt lượt!

23.4.17

Tên tôi là đỏ tác giả Orhan Pamuk

Phanblogs Đến đây các bạn đã đọc xong Tên tôi là Đỏ. Chúng tôi, những người dịch, vốn đã sống với tiểu thuyết này vài tháng để hoàn tất bản dịch, rất muốn bàn bạc trao đổi với quý bạn những suy nghĩ của mình, trong một nỗ lực thấu hiểu được tác phẩm với tư cách người đọc, chứ không phải với tư cách một nhà phê bình chuyên nghiệp.

Tên tôi là đỏ tác giả Orhan Pamuk
Tên tôi là đỏ tác giả Orhan Pamuk

Chúng tôi tin rằng (mà niềm tin thì không đòi hỏi phải chứng minh, nên rất mong các bạn lượng thứ cho chúng tôi việc chứng minh này) mọi sáng tác văn học và nghệ thuật đều có nhiều cách đọc, hiểu và lý giải khác nhau. Do đó, chắc chắn một kiệt tác như Tên tôi là Đỏ cũng vậy (nó là kiệt tác vì nó đủ thuyết phục và hấp dẫn đối với nhiều tầng lớp người đọc ở nhiều nền văn hóa khác nhau, Đông cũng như Tây). Nên chúng tôi tin rằng (lại “tin” nữa) tác phẩm này có thể có ba tầng ý nghĩa, hay ba cách đọc khác nhau. Và chúng tôi gọi “ba tầng” cho dễ hiểu chứ không có ý đồ cho rằng tầng này thâm sâu hơn tầng kia, nghĩa là, mỗi tầng đều có giá trị như nhau.

Tên tôi là đỏ Orhan Pamuk.doc


Tên tôi là đỏ Orhan Pamuk.pdf


Thứ nhất, bạn có thể xem nó như một tiểu thuyết hình sự. Xét cho cùng, tiểu thuyết hình sự không có gì là kém cỏi, hay thiếu tính văn chương, vì tác giả phải có tay nghề đủ cao để buộc người đọc lật sang trang kế tiếp cho đến hết cuốn sách, buộc người đọc phải suy nghĩ, lý giải (tức là “sống”), cùng nhân vật cho đến kết thúc. Nói cách khác, tiểu thuyết hình sự cũng khó viết như mọi loại hình tiểu thuyết khác, thậm chí còn khó viết hơn loại tiểu thuyết tự sự, với nhân vật xưng “tôi” (ngôi thứ nhất), và quyền tùy nghi phát biểu mọi điều mình nghĩ mà không cần chứng minh hay lý giải cho tác giả.

Tên tôi là Đỏ cũng kể về chuyện sát nhân (không chỉ một, mà là hai vụ sát nhân), quá trình điều tra, truy cứu, và sau cùng, tìm ra thủ phạm (nếu nhìn theo hướng này thì Tội ác và Trừng phạt của Dostoyevsky cũng là một tiểu thuyết hình sự). Cách kể chuyện theo lối tự thuật (account) của nhiều nhân vật đã cho phép tác giả mô tả suy nghĩ và diễn biến tâm lý của từng nhân vật mà không cần dựng lên tình huống làm lộ ra tâm lý đó, nghĩa là, tác giả có thể thọc lưỡi dao mổ xẻ của mình vào mỗi nhân vật, sâu hay nông tùy thích. Và cách kể chuyện đó dẫn dắt độc gia bóc trần từng lớp vỏ tâm lý, vì không hẳn mỗi nhân vật đều thú thật ngay từ dòng đầu những suy nghĩ của mình, cho đến khi nhận ra thực chất của mỗi nhân vật, và mỗi vấn đề theo những cách nhìn khác nhau.

Tiểu thuyết hình sự phải duy trì sự tò mò, căng thăng và hồi hộp của người đọc cho đến phút chót. Thậm chí, tiểu thuyết hình sự còn phải cung cấp cho người đọc một kết thúc có hậu (thí dụ như thiện thắng ác thua, kẻ tốt được tưởng thưởng và kẻ xấu bị trừng phạt, hay thủ phạm bị vạch mặt còn công an điều tra được vinh danh) phù hợp với cách nghĩ của mọi người (điều này lý giải tại sao một truyện hình sự, hay một truyện ma, dù rùng rợn tới đâu, cũng không gây đau tim và bất ngờ như một trận bóng đá). Tên tôi là Đỏ hội đủ những tiêu chuẩn trên. Nên các bạn đừng ngạc nhiên khi nhiều bài phê bình nhận định đã gọi tác phẩm này là “truyện hồi hộp” (thriller) hay “kỳ án” (mystery), có lẽ vì mục đích thúc đẩy độc giả tìm đọc tác phẩm này.

Không chỉ có vậy, Tên tôi là Đỏ còn là một tiểu thuyết lịch sử. Nó kể về một giai đoạn trong lịch sử nghệ thuật hội họa Thổ Nhĩ Kỳ (nên nhớ, Pamuk học kiến trúc trước khi viết văn, điều đó lý giải tại sao ông am tường nghệ thuật truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ). Bối cảnh câu chuyện là cuối thế kỷ 16 (chính xác là năm 1591 như tác giả định rõ và Pamuk, trong nhiều lần trả lời phỏng vấn, đã kêu gọi độc giả đọc kỹ, và đọc lại nhiều lần, phần Niên biểu ở cuối sách).

Cuối thế kỷ 16 là giai đoạn suy tàn của nền tiểu họa Thổ Nhĩ Kỳ, hay nền hội họa Hồi giáo nói chung. Trong thế giới Hồi giáo, hội họa không được trọng vọng, thậm chí còn bị cấm đoán vì giáo lý đạo Hồi cấm tôn thờ ngẫu tượng (tức hình ảnh của thần thánh mang hình dáng con người). Từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 16, hội họa Thổ Nhĩ Kỳ, dù đạt đỉnh cao và để lại nhiều tác phẩm có giá trị, vẫn chỉ đóng vai trò minh họa cho văn bản. Nhà thư pháp (người biết đọc biết viết và có thể chép lại cổ thư) luôn được coi là nghệ sĩ đích thực trong khi nhà minh họa chỉ vẽ tranh để thể hiện những cảnh trí hay chi tiết của câu chuyện được ghi trong cổ thư, và bị đánh giá thấp hơn. Ban đầu họ chỉ vẽ tranh ở phần lề trang sách, do đó họ được gọi là “tiểu họa” (những bức tranh cực nhỏ), rồi sau đó mới giành được quyền có tranh minh họa chiếm nguyên cả trang sách.

Do giáo luật cấm thờ ngẫu tượng, nên hội họa Thổ Nhĩ Kỳ không mang tính tả chân mà chỉ có tính ước lệ. Họ vẽ người có hình dáng người (nghĩa là có chân tay, mặt mũi, áo quần, vân vân, của con người, chứ không giống một ai cụ thể), và xác định đó là ai qua trang phục, màu sắc hay cử chỉ trong tranh. Từ Giáo luật này, các giáo sĩ suy ra rằng hội họa không được quyền sáng tạo (vì “sáng tạo” là độc quyền của Thượng đế) mà chỉ có quyền thể hiện những khái niệm, hay những câu chuyện, mà mọi người đều đã biết, qua những hình ảnh ước lệ, tựa như trong nghệ thuật “hát bộ” (không phải “hát bội”) của Việt Nam, một diễn viên kẹp một cây chổi giữa hai chân phải được hiểu là “một người đang cưỡi ngựa”, không cần biết người đó là vua quan hay thứ dân. Tư tưởng này đưa tới cách vẽ hoàn toàn mô phỏng theo những bậc thầy xưa chứ không dám tìm ra một phong cách mới, và điều đó được coi là duy trì, hay phát huy, truyền thống cổ, và là một việc làm “tốt hoặc hợp đạo giáo.” Cách vẽ này, tức cách vẽ của những bậc thầy xưa, cũng chẳng có gì sáng tạo mà chỉ là ít nhiều mô phỏng hoặc chịu ảnh hưởng hội họa Trung Hoa, vốn lan tới Tây Á theo sự bành trướng của để quốc Mông Cổ vào thế kỷ 12-13. Đó là cách vẽ không theo luật phối cảnh, vật ở gần hay ở xa đều giữ nguyên vai trò của nó chứ không thay đổi theo tầm nhìn gần hay xa. Đó là cách vẽ theo cái nhìn “Từ một đỉnh tháp,” giống như cách nhìn thế giới của Thượng đế, tức là “Nhìn từ trên cao.” quan điểm này được biện minh bằng lý luận rằng “nếu theo luật phối cảnh thì một thánh đường Hồi giáo, hay nhà vua, hay Thượng đế, khi ở xa, sẽ nhỏ hơn một con chó, hay thậm chí, nhỏ hơn một sợi lông chó. Và vẽ như thế là phạm thượng hoặc báng bổ.”.

Cuối thể kỷ 16, theo chân các nhà truyền đạo Thiên chúa giáo và những đội quân viễn chinh chiếm thuộc địa, hội họa Tây phương bắt đầu lan vào thế giới Hồi giáo, cụ thể là phong cách tả thực và luật phối cảnh. Thế là ở đây nảy sinh xung đột giữa Đông và Tây, tức giữa hai nền văn hóa, chủ đề chính của tiểu thuyết này. Các họa sĩ trong truyện bị giằng xé giữa hai lựa chọn: học theo phong cách Tây phương, hoặc tiếp tục đi theo truyền thống, và hai lựa chọn này còn nghiêm trọng hơn vì chúng gắn liền với ý thức tôn giáo (theo truyền thống nghĩa là tôn trọng giáo luật, còn theo phương Tây là trái giáo luật).

Dĩ nhiên, những người muốn học theo phong cách Tây phương cũng tìm được cơ sở lý luận, dựa vào tôn giáo, cho quyết định của mình.

Họ trích dẫn một câu trong kinh Koran: “Đông và Tây đều thuộc về Thượng đế”, để biện minh rằng vẽ theo kiểu nào cũng là thuận theo ý muốn của Thượng đế chứ không có gì là trái giáo luật cả.

Và theo quy luật tất yếu, cái mới sẽ thắng cái cũ. Nền hội họa phương Tây đã lấn át hội họa Hồi giáo (hay phương Đông) truyền thống và đẩy nó vào lịch sử, và từ thế kỷ 17 trở đi, nền tiểu họa, và cả hội họa Thổ Nhĩ Kỳ, bước vào buổi suy tàn và các họa sĩ Thổ bắt đầu vẽ theo phong cách Tây phương, cho đến tận hôm nay. Đó cũng là bi kịch xảy ra với các nhà tiểu họa trong tác phẩm này.

Ỏ tầng thứ ba, theo chúng tôi, Tên tôi là Đỏ chính là tiếng kêu bi thương của nghệ thuật trước những thế lực phi nghệ thuật. Nghệ thuật, và người làm nghệ thuật không còn được quyền là chính mình và phục vụ trước hết cho chính mình. Nghệ thuật, để tồn tại, phải phục vụ cho những thế lực phi nghệ thuật, có thể là thế quyền (vua chúa, những kẻ có quyền lực) hoặc thần quyền (như tôn giáo, guồng máy chế ngự tinh thần và tư tưởng của con người). Dĩ nhiên, nghệ thuật có thể phục vụ cho bất kỳ ai, bất kỳ thế lực nào hay chủ trương nào, để đổi lấy tiền bạc, những ưu đãi hay danh vọng cho người làm nghệ thuật. Nhưng đó, theo chúng tôi tin, không phải là vai trò hay nhiệm vụ duy nhất của nghệ thuật.

Nhưng thôi, chúng ta không nên rơi vào cuộc tranh luận muôn thuở và nhạy cảm, giữa “nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật”. Trong tác phẩm này, những nhà tiểu họa, tức những người làm nghệ thuật, đã sống, suy nghĩ và làm việc theo kiểu những người khác (cụ thể là giới thế quyền và thần quyền) đã suy nghĩ và làm việc. Họ không biết, và không có khả năng, suy nghĩ và sáng tạo độc lập với tư cách con người và tư cách nghệ sĩ. Và nói theo kiểu của Karl Marx và những tiền bối của ông, họ đã vong thân (đánh mất, hay bỏ quên, chính mình). Đó là tình trạng mà trong đó con người không hiểu mình là ai, đang giữ vai trò gì, và do đó phải hành xử ra sao, và con người đành rơi vào hoặc trôi theo, cung cách suy nghĩ và hành động của người khác của giai cấp khác, và thậm chí của kẻ thù của mình.

Các nhà tiểu họa trong đây đã yêu, ghét, vui, buồn, hay thậm chí giết nhau, không phải vì họ muốn như thế, mà hoàn toàn là do họ bị chi phối bởi một đạo giáo, triết lý, hay cách tư duy của người khác, hay cách nghĩ được xã hội thừa nhận.

Đến đây, xin bạn đọc cho phép tôi được kể một chuyện ngoài lề. Trong tác phẩm The Painted Bird (Con chim bị sơn), Zerzi Kosinski (nhà văn Ba Lan, 1933-1991) đã mô tả một thợ bẫy chim sống một mình trong rừng, và thú giải khuây của ông ta là lấy những con chim nhỏ, không bán được nhiều tiền, rồi phết sơn lên lông của chúng. Khi được thả ra, những con chim này liền cất tiếng kêu. Tiếng kêu đó thu hút đồng loại của nó, nhưng khi những con chim đồng loại tới gần, chúng lại rất đỗi hoang mang vì nghe tiếng kêu thì thấy quen thuộc, nhưng nhìn hình dáng thì rất xa lạ (trọng mắt mà rẻ tai). Sự hoang mang này đã đẩy một số con tấn công, và có khi giết chết, con chim bị sơn. Dĩ nhiên, bạn có thể kết luận rằng những con chim giết nhau vì khác biệt bề ngoài, nhưng tôi lại nghĩ rằng, ở một tầng ý nghĩa khác, Kosinski đã tạo nên một ẩn dụ tuyệt vời về kiếp vong thân, ở cả hai phía, không sơn và bị sơn.

Trở lại với Tên tôi là Đỏ, chúng tôi tin rằng Pamuk đã nhấn mạnh ý nghĩa này khi ông rất nhiều lần, mô tả tình yêu thương bạn bè và thầy trò giữa các bậc thầy tiểu họa, ngay cả khi họ quyết định giết nhau, qua lời tự thuật của kẻ sát nhân cũng như các nạn nhân của y. Nghĩa là, tuy rất thương nhau nhưng họ vẫn giết nhau, không phải vì họ muốn thế, mà bởi vì khác biệt trong tư duy và niềm tin tôn giáo, và dĩ nhiên cũng vì lòng vị kỷ, muốn bảo toàn sinh mạng hay những gì mình đã có được.

Đối mặt với bi kịch đó, người nghệ sĩ có những phản ứng riêng, có kẻ bỏ nghề hay làm những công việc nghệ thuật tầm thường để kiếm sống, như trang trí thảm, đồ gốm, hay chai lọ, và cực đoan hơn, tự đâm mù mắt mình để khỏi phải thay đổi phong cách hay sáng tác theo ý người khác, nhất là ý muốn của giới thống trị (như trường hợp Sư phụ Osman và Bihzad trong tác phẩm này). Ta hãy khoan phê phán việc làm đó là đúng hay sai, mà hãy cố hiểu tại sao họ làm như thế. Chi tiết này trong truyện không chỉ là sự kiện, mà còn là một biểu tượng, và qua đó, tác giả lại buộc ta tiếp tục suy nghĩ về kiếp vong thân của con người.

Tôi đã đọc, dịch và yêu mến tác phẩm này, rồi kính trọng cả tác giả vì những hiểu biết và tình cảm mà ông đã dành cho truyền thống văn hóa của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ của ông. Chắc chắn rằng, qua tác phẩm của ông, độc giả thế giới đã được tiếp cận, thấu hiểu và yêu mến, dù ít hay nhiều, nền văn hóa Thổ cũng như cả nền văn minh Hồi giáo, dù rằng trong bối cảnh hiện đại, nền văn minh ấy đang bị gắn liền, hay gán ghép, một cách ít nhiều sai lạc, với những hành vi khủng bố.

Chúng tôi mong rằng các bạn sẽ xem đây là những ý nghĩ vụn vặt của một người đọc (chỉ là người đọc thôi) chứ không phải là nhà phê bình hay giảng dạy về lý luận văn học, nên do đó chúng tôi rất mong nhận được ý kiến trao đổi, chia sẻ hoặc phản bác của bạn đọc gần xa.

Tên tôi là đỏ Orhan Pamuk.doc


Tên tôi là đỏ Orhan Pamuk.pdf





10.4.17

Cá Côn Trang Tử

Phanblogs Biển Bắc có con cá gọi là cá côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim gọi là chim bằng, lưng rộng khỏang biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó như đám mây trên trời. Biển (Bắc) động thì nó dời về biển Nam, biển Nam là Ao trời.

Cá Côn Trang Tử

Tề Hài là sách ghi những chuyện quái dị. Sách đó bảo khi con chim bằng dời xuống biển Nam, nó đập nước tung tóe lên ba ngàn dặm rồi nương gió lốc cuốn lên cao chin vạn dặm. Nó xuống biển Nam vào tháng 6, lúc gió nổi lên.
(Ở dưới nó là) Hơi nước bốc lên – coi tựa như những con ngựa hoang – và bụi cát, cùng hơi thở các sinh vật. (Mà ở trên nó) màu thanh thiên kia phải là bản sắc của trời không hay là vì trời xa thăm thẳm mà ta nhìn thấy như vậy? Vì từ trên cao nhìn xuống thì cũng thấy một màu đó.
Nước không sâu thì không chở được thuyền lớn. Đổ một chén làm thuyền được; nếu thả cái chén đó xuống thì chén chạm đất, không dày thì không đỡ được những cánh chim lớn. Cho nên con chim bằng phải bay lên cao chin vạn dặm để có lớp không khí dày đỡ nó ở dưới, rồi lưng nó mới đội trời xanh, không hề bị cản trở, mà bay xuống biển Nam được.
Con ve sầu và con chim cưu cười con chim bằng rằng: “Chúng ta bay vù lên cây du, cây phượng, có lúc bay không tới mà rớt xuống đất. Hà tất phải bay cao chin vạn dặm để xuống phương Nam?”
Người nào muốn tới một chỗ gần ở ngoài thành thì chỉ cần mang theo lương thực cho đủ ba bữa, mà khi về bụng hãy còn no để nghỉ đêm; muốn đi một ngàn dặm thì phải chuẩn bị lương thực cho ba tháng. Hai con vật nhỏ kia (tức con ve sầu và con chim cưu) biết đâu lẽ đó.
Trí lực nhỏ không thể so sánh với trí lực lớn; cuộc đời ngắn không thể so sánh được với cuộc đời dài. Làm sao biết được điều ấy? Như cây nấm chỉ sống một buổi sáng thì không biết được trọn một ngày, con huệ cô (một loại ve sầu, sinh mùa xuân thì mùa hè chết, sinh mùa hè thì mùa thu chết), không biết được trọn một năm; đó là những loài cuộc đời ngắn ngủi.
Ở miền Nam nước Sở, có một con rùa thiêng, mùa xuân của nó dài năm trăm năm; mùa thu dài năm trăm năm; đời thượng cổ có một cây “xuân” lớn, mà mùa xuân dài tới tám ngàn năm, mùa thu dài cũng tám ngàn năm, đó là những loài cuộc đời lâu dài. Ông Bành Tổ (chỉ sống bảy trăm năm) mà ngày nay hễ nói tới thọ, ai cũng cho ông bậc nhất, chẳng đáng buồn ư?
Trong cuộc đàm thoại giữa ông Thang và ông Cách cũng có một đoạn như vầy: Ở phương Bắc hoang dã có một cái biển gọi là “Ao trời”, trong biển có một con cá chiều ngang rộng mấy ngàn dặm, không biết chiều dài là bao nhiêu, gọi là cá côn; có một con chim gọi là chim bằng, lưng lớn như núi Thái Sơn, cánh như đám mây rủ ở trên trời, nó nương ngọn gió lốc, xoắn như sừng cừu, bay lên cao chin vạn dăm, vượt lên khỏi các đám mây, lưng đội trời xanh mà bay về biển Nam.
Một con chim cút ở trong cái đầm nhỏ cười nó: “Con đó bay đi đâu vậy? Tôi lên cao độ vài nhẫn rồi xuống, bay liệng trong đám cỏ bồng cỏ cảo, cho bay như vậy là đủ rồi. Con đó bay đi đâu vậy kìa?”.
Lớn với nhỏ khác nhau như vậy đó.
Có người tài trí đủ để làm một chức quan, có người hạnh làm gương được cho một làng, có người đức đáng làm vu mà được cả nước phục, nhưng dù thuộc hạng nào thì cũng đều tự đắc như con chim cút kia vậy.
Ông Vinh tử nước Tống cười họ. Dù cả nước khen ông, ông cũng không mừng, cả nước chê ông, ông cũng không buồn, vì ông biết phân biệt nội và ngoại, vinh và nhục. Người như ông thật hiếm ở đời, nhưng ông chỉ biết tự thủ (tự giữ mình) thôi, chứ chưa tự thích nghi với vật mà thành bậc đại.
Ông Liệt tử cưỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng, khoan khoái, mưới lăm ngày rồi về. Có phúc lớn như ông thật hiếm ở đời, tuy khỏi phải đi, nhưng ông vẫn còn tùy thuộc một cái gì (tức đợi cho gió nổi lên).
Đến như hạng người làm chủ được cái chính đạo của trời đất, chế ngự được lục khí để ngao du trong vũ trụ vô biên, thì còn tùy thuộc cái gì nữa đâu? Cho nên người ta bảo “Bậc chí nhân (có đức tuyệt cao) thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công. Bậc thánh nhân thì không lưu danh”.
Nguyễn Hiến Lê dịch