Search

9.8.23

ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY (EHI-PASSIKO), CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẾN ĐỂ MÀ TIN

ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY (EHI-PASSIKO), CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẾN ĐỂ MÀ TIN

ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY (EHI-PASSIKO), CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẾN ĐỂ MÀ TIN



Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli tại Mahàvana trong ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavii Bhaddiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Licchavii Bhaddiya bạch Thế Tôn: 
- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Là một nhà huyễn thuật, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo".
Đức Phật Ngài hỏi ông Licchavii Bhaddiya :
Đức Phật : Phiền não ông thấy làm cho người ta khổ hay sướng ?  
Bhaddiya : Dạ khổ 
Đức Phật : Nếu vậy thì mình không nên phiền não phải không ?  
Bhaddiya : Dạ phải 
Đức Phật : Ông sống thiện là ông an lạc phải không ?  
Bhaddiya : Dạ phải . 
Đức Phật : Bởi vì vắng mặt phiền não là khỏe rồi, nếu vậy thì mình nên hành thiện đúng không ?
Bhaddiya : Dạ phải.
Đức Phật : Ta giảng đạo thì ta giảng như vậy, tự ta gợi ý cho người khác hỏi, nếu họ chấp nhận được thì họ theo, chứ nếu nói Như Lai là nhà ảo thuật, nhà huyễn thuật dùng đủ cách này cách kia để dụ dỗ quần chúng thì không, Như Lai chỉ giải thích một cách hợp lý, chứng minh một cách thuyết phục, ai đủ duyên thì họ theo đó là chuyện thứ nhất. 
Chuyện thứ hai nếu gọi cách thuyết pháp của chư Phật là xảo thuật, thì phải nói thêm rằng phúc phận cho ai được dụ dỗ theo con đường ấy bằng cách ấy. 
Chuyện thứ ba, muốn đánh giá một con người, một học thuyết chuyện gì cũng phải dùng đầu để suy luận không nên dùng lỗ tai mà nghe theo tiếng đời thị phi, khi ấy ta đã là con rối cho miệng đời.
Ở đây Ngài nói đừng nghe theo truyền thống kinh điển hệ thống học thuyết v..v, quan trọng là mình phải dùng đầu suy nghĩ. Hôm bữa tôi nhớ tôi có nói một câu hơi kỳ nhưng đó là bằng thiện chí : Bất cứ học thuyết chính trị nào cũng chỉ để phục vụ dân tộc, thấy phục vụ không nổi thì mình phải đổi chứ không ai lấy cả một dân tộc đi phục vụ học thuyết chính trị, mọi học thuyết chính trị hay là tôn giáo đều để phục vụ chúng sinh không thể bắt chúng sinh phục vụ hay bảo vệ cho bất cứ học thuyết nào. 
Mình nói mình lấy cái đó mình phục vụ cho dân tộc, trong khi đó dân tộc mình khổ như điên mà mình cứ tiếp tục con đường đó, chỉ có một nhóm sướng còn dân thì khổ. Con người sanh ra ai cũng có máu “chim lồng cá chậu “ khi mình bị nuôi nhốt một thời gian trong một môi trường quen rồi thì lớn lên mình e ngại sự tự do, e ngại sự phản biện và lấp ló đâu đó trong tâm khảm mỗi người một thái độ dè chừng bẩm sinh, cứ sợ suy nghĩ ngoài luồng đó là có tội với ông bà ông Vải gì đó. 
Đức Phật Ngài xác định một chuyện rất là quan trọng: Không nên biến mình thành con mồi, con chuột bạch làm nạn nhân cho cái gọi là dư luận cho một truyền thống nào hết. 
Mẹ sanh mình ra có chân để đi, có tay để làm việc, có đầu để suy nghĩ và có tim để yêu thương, đừng để cái đầu thành chỗ đội nón thì uổng lắm. 

Sư Giác Nguyên
( chép lại bài giảng của Sư )
Ghi chú: 171




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều