Search

15.9.21

TRONG CÁI THẤY SẼ CHỈ LÀ CÁI THẤY

TRONG CÁI THẤY SẼ CHỈ LÀ CÁI THẤY

Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: 
"Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. 
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. 
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. 
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". 
Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này #Bàhiya, nếu với Ông: trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. 
Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.
(“Như vậy, này Bāhiya, ông nên tự thực tập như thế này: trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy, trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe, trong cái xúc chạm, sẽ chỉ là cái xúc chạm, trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Thực tập như thế, này Bāhiya, ông sẽ không là “bởi vì cái ấy”. Khi ông đạt tới chỗ “không là bởi vì cái ấy”, ông sẽ đạt đến chỗ “không là ở trong cái ấy”. Khi ông đạt đến chỗ “không là ở trong cái ấy”, ông sẽ không ở đây, cũng không ở kia, cũng không ở giữa đây và kia. Chỉ như vậy là đoạn tận khổ đau.”)
-Nguồn: KINH #BĀHIYA “Bāhiya Sutta,” Tiểu Bộ Kinh (#Khuddhaka Nikaya)

TRONG CÁI THẤY SẼ CHỈ LÀ CÁI THẤY


THẤY MÀ KHÔNG CÓ CHÚT XUYÊN TẠC, KHÔNG THÊM VÀO HAY BỚT RA CÓ NGHĨA LÀ GÌ? 

Tâm lý học hiện đại cho thấy “cái thấy” luôn được sàng lọc, bóp méo bởi những ước muốn và ganh ghét của chúng ta. Tiến trình xuyên tạc này diễn ra trước khi tiến trình nhận thức. Không thể nào nhận biết được tiến trình này khi nó diễn ra. Nó thuộc về tiềm thức. Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán sự cố xảy ra. Chúng ta khám phá ra rằng sự ưa thích của chúng ta thường thêm thắt nhiều dữ kiện để phô bày trước tâm thức chúng ta điều mà chúng ta muốn thấy, trong khi sự thù nghịch chán ghét sẽ đóng bít mọi lối vào tâm những dáng nét nào chúng ta không muốn thấy. Điều mà chúng ta thấy ít khi chỉ là “cái thấy”. Điều mà chúng ta thấy với sự chú ý tối thiểu ít khi là sự thực. Đó không phải là cách sự vật là, mà chỉ là cách sự vật “dường như là”.
Hai mươi lăm thế kỷ trước khoa tâm lý học hiện đại, Đức Phật đã nhận rõ tiến trình bóp méo nhận thức và gọi đó là “điên đảo vọng tưởng” . Ngài giải thích tiến trình lẩn quẩn này khởi đầu từ cái nhìn. Chính cái nhìn (view = quan điểm) của chúng ta đã bẻ quẹo cảm thọ (tri giác = perception) để thuận theo cái nhìn đó. Rồi cảm thọ tạo thành chứng cứ cho suy tưởng (thought). Rồi suy tưởng biện luận để ủng hộ cho cái nhìn. Đó là một vòng tự biện hộ. Quan điểm tạo ra cảm thọ giúp hình thành tư tưởng để ủng hộ cho quan điểm. Đây chính là tiến trình của mê lầm, điên đảo vọng tưởng.
-Thiền Sư #Ajahn_Brahm
Nguồn ảnh: Ảnh của mẫu #PxHere
Ps: nhìn lá me bay nhớ kỷ niệm hai chúng mình. 
Thì ra chỉ một cái lá me thôi nó có thể dẫn dắt mình đi từ quá khứ đến hiện tại, tương lai và lòng vòng đến vô lượng vũ trụ.




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

TRỞ VỀ ĐƠN VỊ GỐC

TRỞ VỀ ĐƠN VỊ GỐC

Có ba câu niệm Phật rất là hay:
Con lạy Thế Tôn không cho con cái con thích nhưng Thế Tôn đã dạy con không thích cái gì.
Con lạy Thế Tôn vì tuy Thế Tôn không thể làm cho con không chết nhưng Thế Tôn có thể dạy con không sợ chết.
Con lạy Thế Tôn một lạy nữa là vì Thế Tôn tuy không có nắm tay dắt con đi tất cả vũ trụ nhưng Thế Tôn có thể dạy cho con thấy là đi đâu cũng vậy thôi.
Đó là ba cái ơn lớn kinh khủng của Đức Phật.

TRỞ VỀ ĐƠN VỊ GỐC


-#Kalama xin tri ân bạn ghi hongha7711 chép
Nguồn: https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=4BidJHECPjs...
Nguồn ảnh: Báo tuổi trẻ. Sài gòn những ngày giãn cách lần 3




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

KHẤT THỰC

KHẤT THỰC

Này Chư Tỳ Khưu! Điều này là tận cùng của việc nuôi mạng, đó chính là đi xin vật thực từng nhà. 
Này Chư Tỳ Khưu! điều này chính là sự nguyền rủa khi cho rằng đã đi trì bình khất thực trong khắp thế gian với bình bát trên tay. 
Thế nhưng, này chư Tỳ Khưu! Những thiện gia nam tử, vốn là những người sống tập trung vào mục đích và liên hệ đến việc sống tập trung vào mục đích chấp nhận đối với những điều đó; 
Không phải vì Đức Vua cưỡng ép, 
không phải vì trộm cướp cưỡng ép, 
không phải vì nợ nần, 
không phải vì sợ hãi, 
không phải bị tướt đoạt kế sinh nhai; 
Thế nhưng những thiện gia nam tử đó suy nghĩ rằng: “Ta đã bị chìm đắm trong những khổ đau với  những sự sanh già chết sầu bi khổ ưu não bị bao vây bởi những sự khổ đau ấy, nếu đúng như vậy thì hành động chấm dứt trọn vẹn các khổ uẩn ấy sẽ được hiển lộ.”

"Antamidaṃ, bhikkhave, jīvikānaṃ yadidaṃ piṇḍolyaṃ. Abhisāpoyaṃ, bhikkhave, lokasmiṃ piṇḍolo vicarasi pattapāṇīti. Tañca kho etaṃ, bhikkhave, kulaputtā upenti atthavasikā, atthavasaṃ paṭicca; neva rājābhinītā, na corābhinītā, na iṇaṭṭā, na bhayaṭṭā, na ājīvikāpakatā; api ca kho otiṇṇāmha jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi dukkhotiṇṇā dukkhaparetā appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti."

KHẤT THỰC


Trích đoạn số 18, VIII. Người Khất Thực, III. Phẩm Những Gì Được Ăn, Tương Ưng Uẩn (d), 22 Chương I, Tập III Thiên Uẩn, Tương Ưng Bộ (Samyutta #Nikāya)




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

AN TRÚ

AN TRÚ

Như con cá vùng vẫy khi lên khỏi nước.
Tâm này thích hạnh phúc trần gian vùng vẫy khi bị tách khỏi những thứ nó muốn.
Quan sát và tâm này và vượt qua nó.

Nguồn: Sách Kinh Nghiệm Tuệ Quán tập II (Toại Khanh dịch và chú).




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.
AN TRÚ

XẢ TÂM UPEKKHA


XẢ TÂM UPEKKHA

Trước khi cô lạnh ngắt với người ta như vậy cô có từng từ, bi, hỷ với người ta không? 
Nếu đối với đối tượng đó mà mình chưa từng có từ, bi, hỷ mà bây giờ mình lạnh ngắt thì đó là vô cảm là máu lạnh chứ không phải là Xả vô lượng tâm. Xả vô lượng tâm là đối với người đó mình sẵn sàng có từ, có bi, có hỷ. Nhưng bây giờ trước hoàn cảnh này không thể làm gì hơn nữa, mà mình vẫn bình thản đó mới gọi là ‘xả’. 
Học đạo phải học cho kỹ để tránh hiểu lầm ngộ nhận.

XẢ TÂM UPEKKHA


Nguồn: #NhậtKýChépBằngKinh_Tập13



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG

"Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.
KINH VÔ NGÃ TƯỚNG "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".

THERAVADA

THERAVADA

Có những thứ giông giống tựa tựa hao hao nhưng vẫn không phải.
Không phải cây dó nào cũng có trầm, mà phải là cây dó có những dấu hiệu như vầy... như vầy... mới có trầm. Không phải găp cây dó nào cũng đều đốn hạ và chẻ ra tìm trầm.
Biết được điều đó thì khả năng tìm được trầm của người này cao hơn.
Pháp của đức Thế tôn:
(1) Thiết thực hiện tại
(2) Đến để mà thấy
(3) Không bị chi phối bởi thời gian
(4) Có tính hướng thượng
(5) Cho người trí tự mình giác ngộ
-SƯ NGUYÊN TUỆ
THERAVADA






Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

NÓI NĂNG CHÁNH NIỆM

NÓI NĂNG CHÁNH NIỆM

Nói để người khác nghe và lắng nghe khi người khác nói đều cần đến sự kiểm soát của chánh niệm.
Nói bằng chánh niệm thì không thể nói bằng tâm xấu không thể gây phiền lòng cho người nghe.
Nghe bằng chánh niệm là không để phiền não với những gì người ta nói.
........
Ta luôn sống với một ngón tay chỉ báo không để mình phiền não và cũng không gây phiền não cho ai.
#TÂM_QUÁN_NIỆM_XỨ
- sách Kinh nghiệm tuệ quán tập 2

NÓI NĂNG CHÁNH NIỆM





Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

QUÁN TỰ TẠI

QUÁN TỰ TẠI

"Vị Tỳ-kheo đi vào làng khất thực, cũng ví như con ong đi kiếm hoa, chỉ lấy mật rồi đi chứ không làm tổn thương hương sắc". - Kinh pháp cú.
(1) Mình phải nhớ ở đâu cũng vậy kiếm ăn, đóng góp ở đó rồi khi ra đi thì nhẹ nhàng đừng có phá hoại hay thái độ tiêu cực. 
(2) Không ai trên đời là không thể thay thế được. Tất cả những người không thể thay thế giờ đang đều nằm ở nghĩa địa. Vì vậy đừng tự cho mình là không thể thay thế.- Sách: Quê hương những đêm chờ sáng tác giả TS Alan Phan



(2) Không ai trên đời là không thể thay thế được. Tất cả những người không thể thay thế giờ đang đều nằm ở nghĩa địa. Vì vậy đừng tự cho mình là không thể thay thế.- Sách: Quê hương những đêm chờ sáng tác giả TS Alan Phan



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

SỐNG THIỆN

SỐNG THIỆN

1. rồi em sẽ già
2. rồi em sẽ đau sẽ bệnh
3. rồi em sẽ chết
4. rồi em sẽ bỏ lại tất cả sau cái chết 
5. rồi nhân quả sẽ tìm em sau cái chết
Nguồn: https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=573080767467627&id=111840126925029
--

SỐNG THIỆN


Nó cứ lòng vòng, lòng vòng:
Trời mưa trời gió xạc xào, có ông thợ mộc quẩy bào quẩy cưa.
Xạc xào trời gió trời mưa, có ông thợ mộc quẩy cưa quẩy bào. Ổng cứ quẩy hoài vậy đó, đại khái như vậy.




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

ĐÚNG THỜI VÀ PHI THỜI

ĐÚNG THỜI VÀ PHI THỜI

(1) Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
(2) Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
(3) Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy.
(4) Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.
(5)  Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
(6) Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy".
Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật chọn đúng thời để giảng dạy người khác, với những lời lẽ như thật, như chân, đưa đến mục đích giải thoát giác ngộ, cho dù lời ấy được người nghe ưa thích hoặc không ưa thích.
Nguồn: https://www.saigon.com/anson/uni/u-kinh-trungbo/trung58.htm
Trung Bộ Kinh - #Majjhima Nikaya 58. 
Kinh Vương tử Vô Úy (#Abhayaràjakumàra sutta)

ĐÚNG THỜI VÀ PHI THỜI


PS: Mọi vật mọi việc đều có thời điểm của nó:
1 Không đúng sự thật, Không đúng mục đích, Người nghe không thích. thì không nói
2 Đúng sự thật, Không đúng mục đích, Người nghe không ưa. thì không nói
3 ĐÚNG SỰ THẬT, ĐÚNG MỤC ĐÍCH, NGƯỜI NGHE KHÔNG ƯA. THÌ LỰA THỜI ĐIỂM MÀ NÓI
4 Không đúng sự thật, Không đúng mục đích, Người nghe ưa thích thì không nói
5 Đúng sự thật, Không đúng mục đích, Người nghe ưa thích. Không nói
6 ĐÚNG SỰ THẬT, ĐÚNG MỤC ĐÍCH, NGƯỜI NGHE ƯA THÍCH. THÌ LỰA THỜI ĐIỂM MÀ NÓI




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

PHÂN BIỆT GIỮA CẦN VÀ MUỐN

PHÂN BIỆT GIỮA CẦN VÀ MUỐN

PHÂN BIỆT GIỮA CẦN VÀ MUỐN.


Muốn nhiều khổ nhiều
Muốn ít khổ ít
Không muốn không khổ.




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

LÁ SEN

LÁ SEN


Đức Phật nói rằng bậc giác ngộ là người đã xa lìa phiền não.
Điều đó không có nghĩa là họ chạy trốn phiền não. Họ chẳng bao giờ làm như thế cả. Phiền não vẫn nằm đấy.
Đức Phật so sánh điều này với lá sen trong hồ nước.
Lá sen và nước cùng có mặt. Lá và nước tiếp xúc với nhau nhưng lá không ướt. Nước có thể ví như phiền não và lá sen là tâm giải thoát. Tâm của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ. Khi tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm.
Nói cách khác người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả.

LÁ SEN



Nguồn bài viết: Sách chỉ là một cội cây thôi tác giả thiền sư #Ajahn_Chah
Nguồn ảnh: Ếch con nằm trên lá sen sau một trận mưa ở thành phố Lalitpur, Nepal- Reuters 




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

DUYÊN HỆ

DUYÊN HỆ


"Nó giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
Nó giúp nhau bằng cách có mặt trước
Nó giúp nhau bằng cách có mặt sau.
Và Nó giúp nhau bằng cách KHÔNG có mặt.”

"Nó giúp nhau bằng cách cùng có mặt. Nó giúp nhau bằng cách có mặt trước Nó giúp nhau bằng cách có mặt sau. Và Nó giúp nhau bằng cách KHÔNG có mặt.”



---
Chuyện thứ nhất, tôi chả là gì trong cuộc đời này nếu không có sự hỗ trợ của các điều kiện. Cái thứ hai, cái gì trên đời này cũng được có mặt nhờ sự giúp đỡ của vô số thứ khác, mà bản thân nó cũng là điều kiện để giúp đỡ cho cái khác có mặt. Cái gì trên đời này cũng là quả của cái khác, bản thân nó lại là nhân cho cái khác. Mình là con của má, nhưng mình lại là mẹ của con mình.

Chính vì ta hiểu con người trên đời này là sự giúp đỡ của bao nhiêu điều kiện, thì ta thấy mình chỉ là con số 0. Khi mình thấy mình là con số 0 mình sống bớt khổ tâm nhiều lắm.
Khi ta thấy ta là 1 cọng rơm, 1 tờ giấy thì từ lầu 10 rơi xuống ta không bị tổn thương. Nhưng nếu ta là 1 cái chén thì chỉ từ lầu 1 rớt xuống là đã trào máu rồi. Khi mình thấy mình quan trọng quá thì bất cứ một cái tí tì ti nào cũng làm tim ta rỉ máu hết. Nhưng khi mình là con số 0 thì cái sự tổn thương ấy bị đặt trượt vào khoảng không.
Cho nên Phật nói sống trên đời này con phải sống làm sao mà đối với trần cảnh con là một tấm lưới không bị gió cuốn. Gió thổi vào lưới thì nó trớt quớt.
Con phải sống như là cái đầu kim. Khi 6 căn như đầu kim và 6 trần như hột cải thì hột cải không thể đứng trên đầu kim.
Con phải giữ 6 căn trên 6 trần như là nước trên lá sen. Nước đi đường nước, sen đi đường sen. Có như vậy con mới được an lạc. Còn đàng này con dễ bị thọc, bị chích quá nên con đau khổ suốt đời.

Đọc kinh Phật thấy khiếp chỗ đó. Khi mà mình học về các duyên để mình thấy mình chỉ là các điều kiện cộng lại mà thôi. WE ARE NOTHING BUT RELATIONSHIP. Chúng ta không là gì hết. Chúng ta chỉ là kết quả của những điều kiện cộng lại.

Và khi mình thấy mình là kết quả của những điều kiện cộng lại, mình phải có trách nhiệm hơn.

Trích Hỗ Tương, Tương Ưng và Quyền Duyên -Sư Toại Khanh

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=579625450146492&id=111840126925029




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

CHÁNH PHÁP LÀ THẦY

CHÁNH PHÁP LÀ THẦY

Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: "Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi.
Trường Bộ Kinh Digha #Nikaya
Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn (#Mahàparinibbàna sutta)
CHÁNH PHÁP LÀ THẦY



Nguồn: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
#vicikicchā




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.