Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn quán tự tại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quán tự tại. Hiển thị tất cả bài đăng

19.2.22

LÃNG KHÁCH ĐÒ ĐÊM

LÃNG KHÁCH ĐÒ ĐÊM



Shen bước xuống thuyền thì trời cũng sập tối. Hắn không biết hành trình còn bao lâu ? Đây là chuyến đò thứ mấy hắn đã đi? Đò vùng này thấy ai cũng vội chợt nhớ chợt quên và nhiều bất ổn.

Thuyền đã di chuyển. Gã lái đò gầy nhom xương xẩu. Bận một bộ đồ mục nát có lẽ cũng được trên trăm năm. Để đón khách đi đò gã luôn vui vẻ mở miệng cười với mọi người mỗi khi có thể. Có điều khuôn mặt của hắn chẳng đọng lại đc chút ấn tượng nào với người đối diện. Một khuôn mặt điển hình cho tất cả khuôn mặt, nó điển hình đến nỗi chỉ sau 3s là người đối diện quên sạch đường nét. Nó là một khuôn mặt bất kỳ nào đó mà ta gặp ở góc quán cà phê cuối đường. Đó là một khuôn mặt không đáng nhớ và không thể nhớ.
Trên đó lâu lâu lại mọc ra một nụ hoa đẹp, một nụ cười thật ấn tượng. Kiểu cười mà ta có thể mô tả dễ nhất là nụ cười của nàng mona Lisa trong tranh của danh họa Leonardo  da vinci
Gọi là thuyền ở đây thôi nhưng nếu như so sánh với những nơi hắn đã từng đi qua thì cái vật thể mà Shen vừa bước chân lên xứng đáng được gọi là thế giới cả về độ lớn lẫn sự đa dạng, chiều sâu. Sao cũng được tên chỉ là cái để gọi những tập hợp nên thứ đó mà thôi.  Chẳng có chiếc xe trong đống phụ tùng và cũng không có đống phụ tùng trong chiếc xe. Như lời thầy hắn đã dạy.
Đã quen với cuộc sống lang thang hành trình như một bản năng Shen yên lặng tự đi tìm chỗ khả dĩ có thể ngả lưng qua đêm trên chiếc thuyền ồn ào và chật chội này mà không phiền đến ai.
Trời đêm trăng sáng rõ, những ngọn gió từ ngoài thổi vào dễ chịu, mơn man mời gọi những cảm xúc ập đến rồi lại rút đi nhịp nhàng theo hơi thở và tốc độ của con thuyền. Hắn ngồi đó quan sát sự vật.
Hắn thấy mệt. Mệt vì một hành trình trong quá khứ phải trải qua vô số quãng đường giờ hắn lóp ngóp ở đây.
Mệt vì theo như hắn dự tính con đường phía trước còn xa mà dọc đường nhiều thứ hoa thơm cỏ lạ và bến bờ yên bình, dễ mắc kẹt rồi mục ruỗng.

LÃNG KHÁCH ĐÒ ĐÊM


Đảo mắt một vòng phần đông thiên hạ là nghủ. Đây đó vẫn có những đốm sáng lóe lên rồi lại tắt đi phập phù. Chắc ai đó đang sưởi ấm, hút thuốc thao thức về chuyện của họ. "Bố em hút rất nhiều thuốc Mẹ em khóc mắt lệ nhoà" lời bài hát cứ lẹt xẹt vơ vẩn bên tai. Shen tự hỏi không biết những tự ngã khác thế nào ? 
Thật là kỳ lạ hình như họ không quan tâm rằng họ nên chuẩn bị rời con thuyền này. Mà dù có biết họ cũng chẳng có ý định đi đâu hết. Tôi sẽ ở đây và mục ruỗng cũng tại nơi này.
Họ còn xây biệt thự trên thuyền, cố gắng duy trì hình ảnh tương lai của chính họ bằng những đứa trẻ. Họ đánh nhau vì một mái che, giếng nước. Họ trồng hoa trong nhà tù và yêu thương những chiếc giường bệnh viện. Thay vì tìm cách chặt đứt những trói buộc và hạn chế trong chiếc thuyền thì họ lại làm ngược lại tìm mọi cách đổi từ dây xích sắt qua dây xích làm bằng vàng. Sợi xích càng to càng nặng họ càng thích thì khả năng thoát ra càng bé lại.
Chỉ vài tiếng nữa thôi là trời sẽ sáng, khói bếp sẽ lên cho những bữa ăn ngon lành ấm áp. Chim hót líu lo, chơi đùa rúc rích cùng bọn trẻ, suối reo cây lá và thiên nhiên căng tràn sức sống lại hiện ra cùng với danh dự, tình thương, trách nhiệm cái đẹp và vô số những nhãn hiệu đã được quy ước trên con thuyền này.
Nó duy trì trật tự, nó níu kéo cư dân.  ở đây nó là động lực. Và cũng là trọng lực.
Có một sự thật tàn nhẫn là chỉ 100 năm nữa thôi tất cả những kẻ có mặt trên chiếc thuyền này ngày hôm nay già trẻ lớn bé đều phải chết. Chết sạch, rời thuyền bỏ cuộc chơi. Với một số lượng thời gian hữu hạn nữa thì ngay cả đến con thuyền này cũng hoại diệt.
Bất chợt bắt gặp ánh nhìn mờ đục và Nụ cười từ gã lái đò Monalisa Shen khẽ cúi người chào rồi ngồi xuống quay trở lại vào quan sát chính mình.


Nguồn ảnh: the little ninjas



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

15.9.21

QUÁN TỰ TẠI

QUÁN TỰ TẠI

"Vị Tỳ-kheo đi vào làng khất thực, cũng ví như con ong đi kiếm hoa, chỉ lấy mật rồi đi chứ không làm tổn thương hương sắc". - Kinh pháp cú.
(1) Mình phải nhớ ở đâu cũng vậy kiếm ăn, đóng góp ở đó rồi khi ra đi thì nhẹ nhàng đừng có phá hoại hay thái độ tiêu cực. 
(2) Không ai trên đời là không thể thay thế được. Tất cả những người không thể thay thế giờ đang đều nằm ở nghĩa địa. Vì vậy đừng tự cho mình là không thể thay thế.- Sách: Quê hương những đêm chờ sáng tác giả TS Alan Phan



(2) Không ai trên đời là không thể thay thế được. Tất cả những người không thể thay thế giờ đang đều nằm ở nghĩa địa. Vì vậy đừng tự cho mình là không thể thay thế.- Sách: Quê hương những đêm chờ sáng tác giả TS Alan Phan



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

7.6.21

phân tích thập nhị nhân duyên

RƠI TỪ CÂY XUỐNG Nếu dựa vào kinh điển thì ta có thể phân tích thập nhị nhân duyên ra thành:

 
Vô minh sinh ra hành nghiệp, hành nghiệp sinh ra thức, thức sinh ra danh sắc, danh sắc sinh ra lục nhập, lục nhập sinh ra xúc, xúc sinh ra thọ, thọ sinh ra ái, ái sinh ra thủ, thủ sinh ra hữu, hữu sinh ra sinh, sinh sinh ra già, đau, chết và tất cả những khổ đau khác.


Nhưng trên thực tế, khi tiếp xúc với vật gì ta không ưa thích thì đau khổ phát sinh ngay tức khắc. Tâm xuyên qua chuỗi thập nhị nhân duyên một cách thật nhanh chóng khiến ta không thể nào theo kịp. Như trường hợp rơi từ trên cây xuống. Trước khi biết được chuyện gì xảy ra thì... "BỤP", ta đã nằm ngay dưới đất.
RƠI TỪ CÂY XUỐNG Nếu dựa vào kinh điển thì ta có thể phân tích thập nhị nhân duyên ra thành:

RƠI TỪ CÂY XUỐNG Nếu dựa vào kinh điển thì ta có thể phân tích thập nhị nhân duyên ra thành:








Thật ra, trước khi chạm đất ta đã xuyên qua nhiều cành lá, nhưng vì sự rơi quá nhanh khiến ta không thể nào đếm kịp hay nhớ hết trong lúc đang rơi. Cũng giống trường hợp thập nhị nhân duyên. Nỗi đau khổ tức khắc mà chúng ta kinh nghiệm là kết quả của một chuổi dài xuyên qua thập nhị nhân duyên. Đó là lý do tại sao đức Phật khuyên nhủ hàng môn đệ phải quán chiếu và hiểu rõ tâm mình để có thể biết mình trước khi đụng mặt đất.


Nguồn bài viết: Tác giả #Ajahn_Chah Trích "Chỉ là một cội cây"
Tỳ kheo Khánh Hỷ soạn dịch http://www.viet.net/anson/uni/u-chila1coicay/clmcc_2.htm


Nguồn ảnh: Huy Lap Tran Youtube




30.5.21

VỤN VỠ

VỤN VỠ

....
Có những chúng sinh có cơ địa tâm lý không cho phép họ tiếp cận Phật pháp. Họ không có đủ duyên để học Phật pháp trong biển Phật pháp, nhưng họ có duyên để học những mảnh vụn Phật pháp ở đâu đó trong một môi trường không phải Phật pháp.
- Ví dụ, có nhiều người nghe nói đến tăng, ni, thầy bà chùa miểu là họ chạy mất dép vì họ ghét thầy chùa, nhưng họ nghe nhạc Trịnh, họ đọc sách của Phạm Công Thiện, họ đọc thơ điên của Bùi Giáng họ thấy phảng phất trong đó có Phật pháp, thế là họ cũng bỏ túi được thế nào là tinh thần Bất nhị, Bát nhã, Tánh không, thế nào là vô thường, khổ, vô ngã và cũng biết lai rai thế nào là lục căn thanh tịnh thế nào là tứ đại giai không.
Kêu họ đến với chùa mà chỉ, đây là quyển Trung Bộ, Trường Bộ, Tăng Chi, đây là Pháp Bảo đàn kinh, đây là Pháp hoa, Lăng nghiêm… họ đọc không nổi. Nhưng họ cầm quyển nhạc của Trịnh Công Sơn, cầm quyển sách của Bùi Giáng, cầm cuốn Câu Chuyện Dòng Sông của Trí Hải (Phùng Khánh), Phùng Thăng dịch họ lại đến với đạo được. Và tôi cũng có mặt trong số đó. Tôi đâu có ý đi học về đông y đâu, tôi làm gì biết thuốc Nam, thuốc Bắc, các đường kinh mạch… nhưng nhờ tôi đọc sách Kim Dung nên tôi mới ‘nhuyễn’. Đâu có khoái Đông Y nhưng nhờ đọc tùm lum nên giờ mới có một ít thuật ngữ, khái niệm, do học lai rai từ đâu đó.

VỤN VỠ

 
Các vị tác giả của Veda cũng nghĩ như vậy, họ xét thấy rằng sẽ có một ngày Phật pháp trở nên xa lạ khô khan, cứng lạnh khó gần với rất nhiều người, lúc đó sẽ có những người đến với Phật pháp bằng cách đi theo các đạo tào lao và tìm thấy trong đó những mảnh vụn rơi rớt vương vãi của PG. Đó chính là thiện chí của những vị tiền bối cựu trào của Bà-la-môn giáo.
Tiếc thay dụng-tâm-lương-khổ của họ không được đời sau biết đến và nội dung cao đẹp của thánh điển Bà-la-môn Veda đã bị thay thế bằng những thứ rẻ tiền.
....
Sư Toại Khanh. Chép lại bài giảng của sư.
Nguồn ảnh: updating

CÚI ĐẦU

CÚI ĐẦU. Loại cúi đầu thứ nhất là loại cúi đầu để kiếm ăn để luồn lách để lợi dưỡng cái này không cần nói.

 
Loại cúi đầu thứ hai là loại cúi đầu từ tâm vì hiểu biết rõ mình chỉ có thể làm được như vậy để tỏ lòng quý trọng khi đứng trước đối tượng đáng kính.
Đây là cái cúi đầu chín chắn và an toàn.
Chín chắn là do mình đã đủ hiểu về mình là ai, mình có gì. Mình chỉ là một hạt cát. Còn đối phương đang là toàn bộ số cát sông Hằng( Hằng hà sa số).
Mạ non thì còn vươn lên trời chứ lúa chín thì lại trĩu bông.
An toàn là khi mình gặp một đối tượng mà xét về mọi mặt họ hơn hoàn toàn mình, về tri thức về đức hạnh, về quyền lực... Tại thời điểm đó mà mình vênh cái mặt lên ta đây không sợ trời đất bố con thằng nào. Thì đó là việc làm vô cùng nguy hiểm và trẻ con. Chỉ có hại cho bản thân mà thôi.
Namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa

CÚI ĐẦU. Loại cúi đầu thứ nhất là loại cúi đầu để kiếm ăn để luồn lách để lợi dưỡng cái này không cần nói.




Nguồn ảnh: Hieu Trung Tran

BÌNH YÊN Đi tìm bình yên có 2 cách

BÌNH YÊN Đi tìm bình yên có 2 cách


Tìm bình yên ở bên ngoài, dựa vào các sự vật sự việc bên ngoài để mình thấy mình được bình yên. Tin sao được sự bình yên đó. Vì về căn bản sự không bình yên của bạn sẽ lại mang đến sự bình yên cho kẻ khác và ngược lại. Sự bất yên của bạn mang lại sự bình yên cho con muỗi, sự bất yên của bạn mang lại sự bình yên cho con cái, gia đình, xã hội và quốc gia.
 
Tìm bình yên ở bên trong bạn là cách khả thi nhất nhờ luyện tập quán sát tâm trí, loại bỏ vô minh mà có.
Khi thấy tâm không bình yên hãy tháo rời nó ra khỏi thân mà ngắm. Bạn thấy đấy có đâu mà lấy?. Chỉ là do bạn dựa vào bạn tự cho mình bình yên. Vì vậy hãy ngồi nhìn lại mình. Bình yên luôn sẵn sàng ở đó bền bỉ và đáng tin cậy.
BÌNH YÊN Đi tìm bình yên có 2 cách


 
Ps: nếu thấy khó quá thì nên kết giao với hai người bạn tên là Bình và Yên cũng là một cách khả thi hơn là cách một.

THẾ GIAN BỊ CHI PHỐI BỞI DUKKHA

THẾ GIAN BỊ CHI PHỐI BỞI #DUKKHA


Khổ khổ: sự có mặt của khó chịu
Hoại khổ: sự biến mất của dễ chịu
Hành khổ: bản chất lệ thuộc các điều kiện để có mặt.

THẾ GIAN BỊ CHI PHỐI BỞI DUKKHA

 
Nguồn ảnh: updating
một em bé trong bộ đồ bảo hộ chống dịch


KHAM NHẪN

KHAM NHẪN #KHAMATI


Khi anh đã bắt đầu yêu một cái gì đó thì anh đã bắt đầu ghét những cái ngược lại. Và khi anh ghét cái gì đó thì có nghĩa là anh đã bắt đầu yêu cái ngược lại.
Tương Ưng kinh đức Phật dạy:
Đừng tìm chi cái thương,
Đừng tìm chi cái ghét,
Thương phải xa là khổ, ( ái biệt ly khổ)
Ghét phải gần là khổ,( oán tằng hội khổ)
Muốn không được là khổ.( cầu bất đắc khổ)
Cả đời này chỉ một vài câu nói ngắn ngủi của Thế Tôn đủ để cho mình tu, đủ để cho mình sống, đủ cho mình quì mình lạy. Không có cần làm tượng gì cho nó nhiều, cho nó tốn kém, chỉ cần ghi cái câu này lên một cái tờ giấy học sinh, giấy ca rô dán trên vách, quì lạy suốt ngày.
KHAM NHẪN #KHAMATI



Nguồn:

#Newdharmareaders
http://toaikhanh.com/read.php?doc=201909302304&lan=vn

KINH PHẠM VÕNG

KINH PHẠM VÕNG ( #Brahmajàla #sutta) Một trong những bài kinh khó đọc, khó hiểu, khó giảng.

....
Này các Tỷ-kheo, như nhánh có một chùm xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia. Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.
74. Khi nghe nói vậy, đại đức #Ananda bạch đức Thế Tôn:
- Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Pháp môn này gọi là gì, bạch Thế Tôn?
- Này Ananda, pháp môn này gọi là "Lợi Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Pháp Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Phạm Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Kiếm Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Vô thượng Chiến thắng", hãy như vậy mà phụng trì.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chân thành cám ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng ấn bản điện tử.
(Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản Anh ngữ
"The Long Discourses of the Buddha", Maurice Walshe dịch, 1987)
Hiệu đính: 16-04-2004

Người ta ăn trái xoài, lấy hạt gieo, mọc lên thành cây, có hoa, có trái. Lấy trái ăn rồi gieo nữa, mọc lên cây khác, trái khác. Lại ăn nữa, lại gieo nữa. Như thế, trái xoài đầu tiên không biết đâu tìm, mà trái xoài cuối cùng cũng kéo dài đến vô tận, không có điểm cuối. Sự sống chết, chết sống của chúng sanh trong vòng luân hồi cũng như thế đó.




QUÁN SÁT DÒNG #SAMSARA



Người ta ăn trái xoài, lấy hạt gieo, mọc lên thành cây, có hoa, có trái. Lấy trái ăn rồi gieo nữa, mọc lên cây khác, trái khác. Lại ăn nữa, lại gieo nữa. Như thế, trái xoài đầu tiên không biết đâu tìm, mà trái xoài cuối cùng cũng kéo dài đến vô tận, không có điểm cuối. Sự sống chết, chết sống của chúng sanh trong vòng luân hồi cũng như thế đó.
Tác giả Hòa thượng: Giới Nghiêm
Tên sách: Mi Tiên Vấn Đáp 67. Luân hồi (Samsara)

ÁI DỤC LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG CÁI NHÀ NÀY

ÁI DỤC LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG CÁI NHÀ NÀY

8. Xuyên qua nhiều kiếp sống. Như Lai thênh thang đi trong vòng luân hồi để tìm, nhưng không gặp, người thợ cất nhà này. Phiền muộn thay, đời sống triền miên tái diễn. 153.
9. Này hỡi người thợ làm nhà! Người đã bị bắt gặp. Ngươi không còn cất nhà nữa. Tất cả rui mè của ngươi đã gãy. Cây đòn dông của ngươi cũng bị phá tan.
Tâm của Như Lai đã thành đạt trạng thái vô lậu. Mọi ái dục đã hoàn toàn chấm dứt. 154.
Tích chuyện
Ðức Phật đọc câu kệ này liền sau khi thành đạt Ðạo Quả Vô Thượng.
8. Anekajāti saṁsāraṁ - sandhāvissaṁ anibbisaṁ
Gahakārakaṁ gavesanto- dukkhā jāti punappunaṁ.
9. Gahakāraka diṭṭho' si -puna gehaṁ na kāhasi
Sabbā te phāsukā bhaggā -gahakūṭaṁ visaṅkhitaṁ
Visaṅkhāragataṁ cittaṁ -taṇhānaṁ khayam ajjhagā
Chú thích

ÁI DỤC LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG CÁI NHÀ NÀY


1.- Hai câu này, gọi là bài kệ phỉ lạc (udāna) đầu tiên, mà Ðức Phật đọc lên liền sau khi chứng ngộ đạo quả Vô Thượng, không thể tìm thấy nơi nào khác. Vì Ðại đức Ānanda đã nghe hai câu này chính từ miệng Ðức Phật đọc lên nên bài kệ được sắp trong kinh Pháp Cú.
Ở đây, Ðức Phật xác nhận cuộc đi thênh thang bất định trong nhiều kiếp sống quá khứ đầy đau khổ, một sự kiện hiển nhiên chứng minh có nhiều kiếp tái sanh. Ngài phải đi bất định, và do đó, phải chịu khổ đau, phải thênh thang mãi cho đến ngày tìm ra được người kiến trúc sư đã xây dựng cái nhà này, tức thể xác này. Trong kiếp cuối cùng, giữa khung cảnh cô đơn tịch mịch của rừng thiêng, lúc đi sâu vào công trình thiền định mà Ngài đã dày công trau giồi từ xa xôi trong quá khứ, trải qua cuộc hành trình bất định, Ngài khám phá ra anh thợ cất nhà hằng mong mỏi muốn biết. Anh thợ này không ở ngoài, mà ở sâu kín bên trong Ngài. Ðó là ái dục, sự tự tạo, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người. Ái dục xuất phát bằng cách nào thì không thể biết. Cái gì ta tạo ra, ta có thể tiêu diệt. Tìm ra anh thợ cất nhà tức tận diệt ái dục, trong lúc đắc quả A-La-Hán, mà trong bài kệ này, ý nghĩa bao hàm trong thành ngữ chấm dứt ái dục.
Mè rui, hay cái sườn nhà, của căn nhà tự tạo này là những ô nhiễm như tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm, vô úy. Cây đòn dông chịu đựng cái sườn là vô minh, căn nguyên xuất phát của mọi dục vọng. Phá vỡ cây đòn dông vô minh bằng trí tuệ tức là làm sập căn nhà. Sườn và đòn dông là vật liệu mà anh thợ dùng để cất nhà, cái nhà không đáng cho ta ham muốn. Vậy, khi hết vật liệu xây cất, tức nhiên anh thợ không còn dựng nhà được nữa.
Khi cái nhà đã bị phá tan tành thì cái tâm, mà trong tích chuyện, không được đề cập đến, đã thành đạt trạng thái vô lậu, vô sanh, bất diệt, là Niết-bàn. Tất cả cái gì còn tại thế đều phải bị bỏ lại phía sau và chỉ có trạng thái siêu thế, Niết-bàn, sẽ tồn tại.

TÀ KIẾN CỐ ĐỊNH (NIYATADIṬTHI)

TÀ KIẾN CỐ ĐỊNH (NIYATADIṬTHI) GỒM CÓ 3:


Nhưng ớn nhất là cái anh đoạn kiến, nhất là tà kiến cố định. Là sao? Tà kiến cố định (niyatadiṭthi) gồm có 3:

Vô hành kiến (akiriyadiṭthi) cho rằng không có thiện ác thích thì làm không thích thì thôi chứ không có cái chuyện mà báo ứng.
Vô nhân kiến (ahetudiṭthi) có nghĩa là cho rằng mọi sự ở đời này là ngẫu nhiên mà có chứ không có cái nhân duyên, cái tác động của bất cứ một điều kiện nào hết. Tự nhiên nó có vậy thôi. Cái đó gọi là ahetudiṭthi.
Vô hữu kiến (natthikadiṭthi) có nghĩa là phủ nhận triệt để rốt ráo hoàn toàn tuyệt đối. Phủ nhận tất cả những gì mà mình không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được, thì tất cả những thứ đó theo mình là không có.
TÀ KIẾN CỐ ĐỊNH (NIYATADIṬTHI) GỒM CÓ 3:


Cái Vô hữu kiến đó rất là nguy hiểm, rất nguy hiểm. Chẳng hạn như các vị tưởng tượng đi, tôi không biết chữ, tôi không biết gì hết làm sao tôi có thể hình dung ra được cái cấu trúc của một chiếc máy bay. Làm sao tôi hình dung ra được sự hiện hữu của chiếc máy bay trên cuộc đời này. Thế là tôi phán rằng không có một phương tiện nào có thể bay lên trời được hết. Mà nhất là nó nặng mấy trăm tấn lận. Nó nặng tới mấy trăm tấn. Trong khi một cục đất nó nặng chừng khoảng 100 gram thì nó không cách nào bay lên trời được. Mình cầm mình liệng thì được  chứ nó bay suốt mấy tiếng đồng hồ thì không thể nào. Còn bây giờ một cái khối kim loại mấy trăm tấn mà nó bay lên trời suốt cả 10, 15, 20  tiếng đồng hồ thì tôi hỏi quý vị chứ nếu mà lấy cái não trạng của một người không biết chữ thì quý vị hiểu bằng cách nào đây? Mà nếu mình dựa vào cái biết của mình để phán đoán rằng: tôi tuyệt đối phủ nhận bất cứ cái gì  tôi không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được thì đó là cách nói quá nguy hiểm. Vậy mà có, có đó. Đừng có nói người ta ngu mà rồi không có, có cái đó thiệt. Chứng minh là người ta đã nhân danh khoa học, nhân danh tri thức, nhân danh thái độ của một người tiến bộ người ta đã phủ nhận sự có mặt của thứ mà bản thân họ không cách nào hiểu được, không thể nào chứng minh được. Thí dụ như kiếp trước kiếp sau, luân hồi báo ứng, sự chứng đắc của các bậc thánh nhân và cuối cùng là cứu cánh niết bàn. Đây là những cái mà không thể nào chứng minh một cách điển hình cụ thể rõ ràng để mà có thể sờ đụng được. Đây, khi mà họ không chứng minh được họ bèn phán một câu xanh lè đó là: "Không có. Cái gì tôi không thấy, không tin, không chứng minh được thì cái ấy không có thật." Cái đó gọi là natthikadiṭthi nhé.

Thì 3 cái này được gọi là niyatadiṭthi, là tà kiến cố định. Mắc vào bà cái này chỉ có trời cứu.

Nguồn ảnh: Pinterest

2.5.21

KHỔ - #DUKKHA

KHỔ - #DUKKHA


....


Rồi cái đạo đế là Bát Chánh Đạo thật ra nó cũng là khổ. Sự có mặt ở đó là khổ. Nói mà rốt ráo, hễ có sanh có diệt là khổ.
Khổ đây không phải là feeling, không phải là khổ trên cảm giác, là khổ trên tính chất.
Tính chất của nó là nó không có bền. Cái không bền đó chính là vô thường. Bản chất cái vô thường được Đức Phật gọi là Khổ.
Khổ đây có nghĩa là cái gì đó nó bất trắc, bất toàn, nó gọi là khổ, tức là "unsafe". Chứ còn mình hiểu Khổ là "pain", là "suffering" thì hiểu nghèo lắm. Nó là "unsecure" hoặc là "unsafe", nó là bất trắc, bất toàn nó mới là khổ ở mức cao cấp, ở mức rốt ráo.


Như vậy Bát Chánh Đạo cũng là Khổ, nhưng người nào theo đúng con đường này sẽ ra khỏi biển khổ.


Giống như cũng một con đường đó mà mình quay lưng về phố đưa mặt về rừng, đó chính là con đường vào rừng. Nhưng nếu mình đưa mặt về phố và đưa lưng về rừng thì đó là con đường đi ra khỏi rừng. Chỉ vậy thôi.
 
KHỔ - #DUKKHA


Khi mà sáu căn biết sáu trần bằng cái phiền não thích và ghét có nghĩa là mình đang đi vào rừng. Còn khi mà sáu căn biết sáu trần bằng chánh niệm, trí tuệ thì lúc đó mình đang xoay lưng, mình đang nhìn về giải thoát. Nhớ như vậy.


#simsapa #kalama #toaikhanh_cptt


Trích bài giảng: “Đọc Cái Gì và Tại Sao”. Kalama xin tri ân bạn vuihtv ghi chép | Fb.com/tkgiacnguyen.

CHUYỆN ĐÓ VÀ ĐÂY

CHUYỆN ĐÓ VÀ ĐÂY

đó có muốn qua đây không?
Đó trả lời: muốn mà không dám.
Đây trả lời: dám mà không muốn.

Kết quả của mọi sự vật sự việc trên thế gian :

CHUYỆN ĐÓ VÀ ĐÂY


(1) Nhìn bề ngoài vậy mà chưa chắc phải vậy.- Tục đế (Sammuti Sacca) và Chân Ðế (Paramattha Sacca)
(2) Cái này có thì cái kia có. Cái này không có thì cái kia không có. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này hoại diệt thì cái kia hoại diệt.- Duyên hệ (Patthana Paccayo)
nguồn ảnh: Tengo 1q84

CHÍN SẼ RỤNG

CHÍN SẼ RỤNG

Đừng có lấy làm lạ là tại sao nhiều người cực kỳ ác ôn mà coi như đời nó may mắn vô cùng. Còn có nhiều người nó hiền lương vậy, mà nó xui banh xác luôn. Là tại sao? Là như thế này.
Mười năm về trước tôi siêng vô cùng. Tôi trồng nào là măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, bưởi, ổi, tùm lum hết. Mấy năm nay tôi lại làm biếng. Nhưng sau đủ 10 năm thì mấy cái cây mà 10 năm trước tôi trồng đó bây giờ là lúc tôi thu hoạch. Đúng không? Còn cái bà này 10 năm trước bả làm biếng không có tả xiết. Nhưng mấy năm gần đây thì bả lại rất là siêng. Thì năm nay tôi có sầu riêng ăn, mặc dầu tôi rất làm biếng. Còn bả năm nay tuy bả rất là siêng nhưng bả có sầu riêng ăn không? Không. Vì sao? Chưa tới lúc. Chính xác!


 
Cho nên người không có rành, đi ngang thấy bả quần quật, quần quật. Tôi thì tôi cứ dật dựa vầy mà sầu riêng đầy nhà hết trơn, ăn hỏng hết, vừa ăn vừa bán, vừa cho vừa tặng mà hỏng kịp luôn. Còn bả là bả ra bả lạy cây sầu riêng mà cũng nó không có được một cái bông nữa. Tại sao? Vì nó chưa có đến lúc.
Sư Toại Khanh chép lại bài giảng của sư.
Nguồn: https://www.facebook.com/100012991817286/posts/1179985249111191/

NẮN ĐẤT SÉT

NẮN ĐẤT SÉT

Một thời điểm nào đó chúng ta tụm năm tụm ba lại cùng nhau chơi trò chơi nặn đất sét. Lúc đó với ta thì đất sét, con giống, đồ chơi thật là tuyệt diệu và thích thú.
Vài chục năm sau chúng ta với một trạng thái tâm sinh lý khác nhìn lại và nói đó là trò chơi của con nít là đồ giả mất vệ sinh vui gì nói mãi rồi mà tụi nó không có nghe.
Và chúng ta lại tụm năm tụm ba lại ngồi bàn tán với nhau về trò chơi kiếm nhà, kiếm xe về tiền, tình và về chính chúng ta. Lúc này thì những thứ đó là tất cả là lẽ sống.

 NẮN ĐẤT SÉT

Vài chục năm sau chúng ta với một trạng thái tâm sinh lý khác nhìn lại và nói có phải của mình đâu mà nắm giữ rồi cũng hai bàn tay trắng ra đi thôi. Nói mãi rồi mà tụi nó có hiểu đâu.
Và chúng ta lại tụm năm tụm ba lại ngồi bàn tán với nhau về thiện và ác. Làm lành lánh dữ, để trốn khổ tìm vui, và để tái đầu tư ván cờ mới.
Vài chục năm sau chúng ta với một trạng thái tâm sinh lý khác nhìn lại và nói thiện hay ác thì cũng đều là nhân sinh tử. Mọi hiện hữu đều là khổ đều là giả. Thích cái gì cũng là thích trong khổ và trong giả. Muốn hết khổ và hết giả thì ngừng thích.
 

Ngay tại điểm đó vạn sự dừng

TƯỞNG UẨN

TƯỞNG UẨN (#SAMJNÃSKANDHA)

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
- tác giả Nguyên Sa.
Chúng ta thường có thói quen nhìn mọi sự theo lăng kính mình thích. Đây là một cạm bẫy mà mình đã mắc phải từ vô lượng kiếp
TƯỞNG UẨN (#SAMJNÃSKANDHA)

Có hai cách nhận thức ở đời:

1. Hiểu vấn đề như theo bản chất sự việc. (As it is)
2. Hiểu vấn đề theo cách mình muốn. (As you like)
Sư Giác Nguyên (giảng).

30.3.21

Điên đảo tưởng là gì

Phanblogs ĐIÊN ĐẢO #TƯỞNG LÀ GÌ ? #vijñāna #saṃjñā Ðiệu Bi có một quyển kinh nhật tụng rất quý. Một hôm tụng xong Ðiệu đi ngủ ngay quên cất quyển kinh đi.


Một chú chuột chạy qua thấy quyển kinh mừng rỡ:
- Má bầy trẻ mà được mó n này lót tổ thì còn gì bằng.
Thế là chú chuột na quyển kinh về một chiếc hang ở dưới gầm tủ. Bà chuột định xé quyển kinh ra lót tã cho sắp nhỏ thì bỗng nghe tiếng “meo meo” của ông mèo. Bà chuột liền lẩn mất.
Mèo đi đến gặp quyển kinh liền leo lên nằm khoanh đánh một giấc ngon lành. Ngủ xong, mèo vươn vai, xoa bụng nói: chiếc chiếu này êm quá, mình ngủ một giấc ngon chi lạ! Và mèo bỏ đi.
Con lu lu đang đi chơi thơ thẩn, bỗng thấy quyển kinh bèn tha tuốt ra vườn, nghĩ bụng: “Mình đem cái này ra kiếm con Nô, hai đứa chơi trò ném banh mới được.”
Chơi chán, Nô và Lu bỏ quyển kinh giữa đường. Cu Bình đi học về bắt được reo: “A! Mình có giấy dán diều và xếp ghe chơi rồi.”
Thế là quyển kinh được dán thành con diều bay lên trời, xếp thành ghe trôi bềnh bồng trong mương nước.
Một phần còn lại, được lũ mối xé nhỏ ra, khênh về tổ, nấu nướng và ăn tiệc mừng sinh nhật của mối chúa.
Điên đảo tưởng là gì
Điên đảo tưởng là gì


Em thân mến!

Chỉ có quyển sách thôi mà Ðiệu Bi gọi là kinh nhật tụng, chú chuột cho là đồ lót ổ, con mèo dùng như một chiếc chiếu, chó Lu đem làm đồ chơi, cu Bình dán thành con diều và lũ mối thấy đó là món ăn khoái khẩu. Tại sao thế?


Ðức Phật dạy rằng, tùy theo từng biệt nghiệp của chúng sanh mà mỗi kẻ có một lối nhìn kiến chấp, quan niệm về vạn hữu hoàn toàn khác nhau. Và điều rắc rối nhất ai ai cũng cho rằng quan điểm và cách sử dụng của mình là hay nhất, thông minh nhất, hợp lý nhất v.v…
Và đó cũng chính là điều điên đảo nhất của chúng ta. Có phải thế không?


Trích: Hư Hư Lục
Nguồn ảnh: https://pxhere.com

21.3.21

#NIVÀPA #SUTTA KINH BẪY MỒI

BỐN HẠNG NAI

 
-Bầy nai thứ nhất là ham mồi, tham ăn không kiểm soát được, thấy ở đâu có đồ ăn là đến ăn. Cho nên bị dính bẫy.
-Bầy nai thứ hai thấy bầy nai trước chết thảm, cho nên cả đám kéo nhau vô rừng sâu trốn biệt và nói thề với nhau rằng không có ăn cái gì của đám người hai chân. Nhưng mà nó trốn một thời gian, nó đói quá và nó lại mò ra. Và vì đói quá thiếu cảnh giác mà chết.
-Bầy nai thứ ba là nó thấy bầy thứ nhất và bầy thứ hai chết ngu quá cho nên nó dặn nhau : Mình đi ăn mồi ăn khôn ngoan, khi mình rút lui cũng phải rút lui khôn ngoan, không thể chết như nhóm một và nhóm hai. Nhưng mà bầy thứ ba quên một điều, nó đi ăn rất là khôn ngoan, cẩn trọng, đầy cảnh giác. Và nó rút lui cũng khôn ngoan, cẩn trọng và đầy cảnh giác. Nhưng xui một chỗ là cái chỗ tụi nó giấu mình lại là nằm trong cái vùng nguy hiểm, vẫn nằm trong tầm ngắm của thợ săn.
-Bầy nai thứ tư, ăn mồi khôn ngoan và rút lui khôn ngoan, giấu mình một cách khôn ngoan ở vùng an toàn.
BỐN HẠNG NAI

*PHẬT DẠY CÓ BỐN HẠNG TỲ KHEO TRONG GIÁO PHÁP CỦA NGÀI:

-Hạng Tỳ Kheo thứ nhất, nghe mùi danh lợi, tình cảm lập tức lăn xả vào và chết thẳng cẳng. Loại này miễn bàn.
-Hạng Tỳ Kheo thứ hai, cảnh giác thấy rằng tu hành là phải trang nghiêm giới hạnh, lục căn thanh tịnh, bởi vì ngũ uẫn giai không. Ngon lành lắm, lý tưởng ngất trời rút vào rừng sâu núi thẫm hoặc rút sâu vào am cốc tự viện, đóng cửa lim dim suốt ngày. Tưởng như vậy là ngon nhưng mà tu hành không phải là đóng cửa, mà tu hành là phải thấu suốt. Họ nhầm là nhầm chỗ đó. Không phải đóng cửa một cách máy móc. Cho nên sau một thời gian đóng cửa thì sẽ có một lúc quạnh hiu quá chịu không nỗi. Hoặc là ăn uống kiêng khem quá lâu ngày bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Cũng phải ra và chấp nhận sự hỗ trợ cúng dường của người khác. Và ngay trong lúc ốm đói suy dinh dưỡng ấy, chúng ta rất dễ thiếu cảnh giác, và thế là chúng ta cũng dễ ngã vào vòng tay lạ.
-Hạng Tỳ Kheo thứ ba, không có đắm đuối đê mê trẻ con như nhóm một, mà cũng không cực đoan, không tu hành khép mình một cách thiếu thông minh như nhóm hai. Nhóm thứ ba thọ nhận tiếp xúc cúng dường của người khác một cách rất thông minh, nhưng mà chỗ ẩn nấp thì lại không an toàn. Cũng thuyết pháp nói đạo, hành thiền, cũng chánh niệm tỉnh giác nhưng mà không tu Tứ Niệm Xứ. Cho nên gọi là không có sống trong lý tưởng cầu giải thoát.
Khá hơn nhóm hai nhưng vì chỗ náu thân không an toàn, cho nên lim dim thì có lim dim đó nhưng mà lý tưởng sống thì không, phương châm cương lĩnh hành trì lại thiếu. Thế là nhóm ba này cũng chết.
-Hạng Tỳ Kheo thứ tư, cẩn trọng khôn ngoan khi tiếp xúc. Không có cực đoan khi né tránh cư sĩ, danh lợi, luôn luôn trong cảnh giác và ẩn thân giấu mình trong sự bảo vệ của Tứ Niệm Xứ.
TRONG KINH CHUYỂN LUÂN THÁNH VƯƠNG TRƯỜNG BỘ ĐỨC PHẬT NGÀI DẠY :
-Này các Tỳ Kheo giống như con chim cút nó kiếm ăn ở ngoài ruộng, khi thấy nguy hiểm thì nó trốn vào những luống đất cày để nó giấu mình. Giống như con rùa khi nó gặp nguy hiểm nó rút vào cái mai. Cũng vậy, đệ tử của Như Lai phải sống, tìm an toàn ở trong chánh niệm. Chỉ có sống trong chánh niệm, sống trong niệm và tuệ thì vị đó mới an toàn khỏi sợ vây bắt của ác ma.
 
Sư Giác Nguyên ( Chép lại bài giảng của Sư ).
#Sammasati

nguồn ảnh:https://pixnio.com/computer-arts/photomontage/art-illustration-photomontage-creativity-art-drawing-children-forest-deer

BỘC LƯU- DÒNG NƯỚC DỮ CỦA CUỘC ĐỜI.

BỘC LƯU- DÒNG NƯỚC DỮ CỦA CUỘC ĐỜI.

........

Đứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:
- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?
- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?
- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.



.....
Kinh Tương Ưng Bộ- Chư thiên -phẩm cây lau
#Samyutta #Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

SANH Y( UPADHI) -NỀN TẢNG HIỆN HỮU.

SANH Y(#UPADHI) -NỀN TẢNG HIỆN HỮU.

 

Có những người sinh ra đời với sanh y, họ có đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, lành lặn và tỉnh táo. NHƯNG cách họ tận dụng những thứ ấy chỉ làm cho họ và người khác khổ thêm thôi.

 

VÀ có những người sinh ra đời với sanh y, họ có đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân lành lặn và tỉnh táo. Họ vận dụng những thứ đó một cách phù hợp mang lại bình an cho họ và những người xung quanh.

Sư Giác Nguyên- Chép lại bài giảng của sư.
SANH Y(#UPADHI) -NỀN TẢNG HIỆN HỮU.



Ps: Sanh y (Upadhi) là một thuật ngữ của Kinh tạng Pàli, chỉ cho những nhân tố đưa đến tái sinh hay những điều kiện khiến cho một đời sống mới tiếp tục xảy ra trong các cảnh giới khổ đau sinh tử luân hồi.
Đó là dục hỷ (nandi).
hay tham-sân-si.
hay năm triền cái (tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi).
hay bảy tùy miên (tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên) .
hay mười kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục, sân hận, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh).
hay mười hai chi phần duyên khởi (vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết).
Sanh y được ví như nhiên liệu của một ngọn đèn, nếu được tiếp thêm vào thì ngọn đèn tiếp tục cháy đỏ, nếu không được tiếp thêm vào thì ngọn đèn sẽ bị tắt, không còn điều kiện tồn tại