Search

22.9.21

LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN

LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN


Chuyện bắt đầu từ một mùa nắng hạn, hoàng tộc hai bên nội ngoại của Thế Tôn giành nhau nguồn nước ít ỏi trên con sông biên giới Rohini nhỏ xíu để dân chúng xứ mình canh tác. Từ cuộc tranh cãi nội bộ giữa đôi ba người lúc đầu, sau đó hai bên đem quân đội ra nói chuyện với nhau. Giữa lúc sắp xảy ra chuyện lớn, đức Phật xuất hiện và hòa giải đôi bên, ngăn được cuộc chiến tương tàn giữa hai phía nội ngoại. 

Nhằm tạ lỗi do đã để Thế  Tôn nhọc công vì mình, mỗi bên nội ngoại của Ngài đã cử 250 thanh niên đi xuất gia đôi hôm như một lời sám hối thành khẩn. Túc duyên giải thoát chín muồi, cả 500 vị tân thọ tỷ kheo đã chứng ngộ quả vị La Hán ngay sau khi nhận Đại giới. Phật đã đem tất cả các vị lên núi Tuyết Sơn, một ngọn trong dãy Himalaya ngày nay, để thầy trò cùng có một đêm lánh mặt nhân gian trong khung cảnh chỉ có tuyết trắng mông lung, trăng vàng vằng vặc.

Ngay đêm đó, kinh Đại Hội (Trường Bộ) ghi rằng thiên chúng trong vô lượng vũ trụ đã rủ nhau về hầu Phật và chiêm ngưỡng thánh chúng La Hán. Đây cũng là một cuộc đại hội thiên chúng mười phương mà đời Phật nào cũng có tối thiểu một lần. Ác ma thiên tử từ cung Tự Tại Thiên tức khắc nhận biết đêm nay sẽ có vô số thiên chúng chứng đạo giải thoát nên đã lập tức dẫn hết ma quân kéo xuống Tuyết Sơn quấy rối đạo tràng.

Phật vì đại bi đã dùng thần lực chú nguyện không một ai trong pháp hội nghe thấy gì sự có mặt của Ác Ma thiên tử và sau khi quán xét căn duyên của thiên chúng trước mặt, Thế Tôn biết rằng tất cả chỉ thích hợp với hình thức thuyết pháp vấn đáp và Ngài đã dùng thần lực tạo ra một vị Hóa Phật (nimmitabuddha) mà về hình thức cũng giống hệt như Ngài với tất cả hảo tướng và uy nghi của một vị Chánh  Đẳng Giác để cùng Ngài thực hiện một buổi vấn đáp về nội dung 6 pháp thoại thích hợp cho 6 căn tánh, tức khuynh hướng tâm lý của tất cả thiên chúng hiện diện. Hai vị cùng ngồi một tòa và thiên  chúng không ai có thể phân biệt được vị nào  là Hóa Phật.

LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN



Ta học Phật đều biết rằng chúng sinh trong đời có đông đảo bao nhiêu thì trước sau chỉ nằm gọn trong 6 khuynh hướng tâm lý Dục tánh (tham nhiều), Nộ tánh (sân nhiều), Độn tánh (chậm chạp u tối), Đãng tánh (buông bắt lăng xăng), Mộ tánh (thích tin tưởng nương đổ thần tượng) và Ngộ tánh (thông tuệ, sâu sắc).

Thiên chúng đêm đó trong pháp hội Tuyết Sơn hay tất cả chúng ta bây giờ đều không ai nằm ngoài 6 khuynh hướng tâm lý vừa kể và 6 pháp thoại trong đêm đó dĩ nhiên chỉ là 6 trong hàng ngàn pháp thoại được Thế Tôn nhằm vào căn tánh người nghe mà nói, nhưng riêng 6 kinh này được nhắc đến ở đây chỉ vì hai  lý do là được thuyết giảng trong cùng một dịp và đối tượng của mỗi kinh cũng được xác định.

Độc giả có thể không đồng ý hoặc không hiểu tại sao nhưng đó mới chính là lý do chúng tôi đã giảng và in tập kinh này, ở đây chúng tôi mượn câu nói của Thống Chế nước Pháp Ferdinand Foch (1851-1929): Không vấn đề nào là dễ dàng cả, vì nếu dễ dàng thì nó đã không là vấn đề!

Toại Khanh, mùa Phật Đản năm 2017


LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

HÀNH UẨN

HÀNH UẨN


Sắc uẩn mong manh như bọt nước
Thọ uẩn mong manh như bong bong
Tưởng uẩn mờ ảo như đốm nắng trên đường
Hành uẩn giống cây chuối
Thức uẩn giống trò ảo thuật.
Lột từng bẹ chuối ra thì cây chuối không còn gì hết.

Một chúng sinh mình cho là ghê gớm nhưng đem chia chẻ ra từng phần thì không còn gì hết giống như cây chuối lột từng bẹ. Một người không biết đạo họ tưởng hạnh phúc này là có thật và thấy mọi thứ đáng để kỳ vọng tin tưởng vào nó cho nên Họ đi tìm một điểm tựa một cái gì đó chắc chắn cốt lõi.

The UN warns that more than half of Afghanistan's children under five, face malnutrition


Vị tỳ kheo không tìm kiếm không đặt hi vọng vào một cái gì đó trong năm uẩn.


-nguồn bài viết: Lục đại chân kinh tỳ kheo Giác Nguyên giảng, Nhị Tường ghi chép
-nguồn ảnh: Deutsche Welle. The UN warns that more than half of Afghanistan's children under five, face malnutrition