Search

21.12.23

TRÍ TUỆ VÔ NGẠI

TRÍ TUỆ VÔ NGẠI

Một trong những khả năng ưu việt và sở trường của Ðức Phật chính là trí tuệ vô ngại.
Theo kinh sách ghi lại, cứ mỗi buổi sáng Ngài dùng Phật trí này để quan sát toàn thế giới, thu hết tất cả chúng sanh vào lòng đại bi vô hạn của mình. Rồi với khả năng thấu suốt được cơ duyên (khuynh hướng tâm lý, trình độ trí tuệ, túc duyên giải thoát) của từng người, khi nhận biết ai là người hữu duyên, Ngài lập tức đi đến tận nơi để tiếp độ họ.
TRÍ TUỆ VÔ NGẠI


 

(1) Câu chuyện thứ nhất:

 
Trong kinh có kể lại câu chuyện về một Tỳ kheo sau suốt mấy tháng dài tu tập thiền định bằng đề mục bất tịnh, tức dùng hình ảnh những bộ phận uế trược trong nội thân để làm đề mục tham án, nhưng vẫn không có kết quả, thậm chí thường xuyên bị bức xúc và phóng dật.
Hiểu được cơ tánh và tiền duyên của vị này vốn không thích hợp với đề mục thiền định đó, nên đức Phật đã dùng thần lực của mình hóa hiện ra một đóa sen thật đẹp rồi khuyên vị này hãy nhìn ngắm nó như một đề mục thiền định. Vị Tỳ kheo làm theo lời Ðức Phật và vẫn do thần lực của Ngài, trong một thời gian cực ngắn thì đóa sen kia đột nhiên héo úa và rơi rụng từng cánh. Ðang chú mục nhìn ngắm đóa sen, vị tỳ kheo đã tận mắt nhìn thấy sự suy tàn đó về hình ảnh về đóa sen về lúc này đã thành ra một công án về định lý vô thường của các pháp.
Ngay tại chỗ ngồi, vị Tỳ kheo lập tức chứng quả A La Hán.
Sau đó, khi được Tăng chúng bạch hỏi lý do vì sao Thế Tôn lại dùng phương thức trên đây để hướng dẫn vị tỳ kheo kia chứng ngộ, thì Ðức Phật đã cho biết rằng trước đây trong nhiều kiếp sống liên tục, vị Tỳ kheo này đã từng là thợ kim hoàn, vốn thường quen mắt và tiếp xúc với những món vàng ngọc sạch đẹp nên trong kiếp sống cuối cùng này dù đã đủ túc duyên giải thoát nhưng do khuynh hướng tâm lý quá khứ nên không thể nào chấp nhận được đề mục bất tịnh mà xét theo phương diện tâm lý thì những hình ảnh có vẻ dơ bẩn đó lại hoàn toàn đối lập với khuynh hướng mỹ cảm của đương sự.
 

(2) Câu chuyện thứ hai:


Ở đây chúng ta còn có một câu chuyện nữa về khả năng độ sinh của Ðức Phật. Tương truyền rằng trong hàng ngũ tăng đồ của Ðức Phật lúc bấy giờ có một vị Tỳ Kheo vẫn thường bị xem là kém thông minh đến mức nghiêm trọng.
Vị này coi như hoàn toàn không có một chút khả năng trí nhớ nào cả. Thậm chí, chỉ với một bài kệ bốn câu, vị này dù đã phải cố gắng hết mình trong suốt nhiều tháng trời vẫn không thể nào học thuộc nổi. Anh ruột của vị Tỳ kheo này vốn là một bậc Thánh Tăng bác học, thấy sư đệ mình không có chút tiến bộ nào trong cuộc đời xuất gia, nên giờ cuối đành phải ngỏ lời khuyên em mình nên hoàn tục.
Vị Tỳ kheo kia tuy không có khả năng học hỏi Phật Pháp nhưng vốn là một người thiết tha với đời sống phạm hạnh, nên sau khi nghe lời đề nghị của người sư huynh, vị này buồn lắm. Thế rồi vì tôn trọng người anh của mình, nên mờ sáng hôm sau, vị ấy đã âm thầm rời chùa ra đi.
Ngay buổi sáng hôm đó, với Phật trí của mình, Ðức Thế Tôn đã biết hết mọi chuyện. Ngài bảo vị tỳ kheo thiếu trí nhớ đó hãy quay lại rồi trao cho vị này một chiếc khăn tay màu trắng và dặn cứ tự nhiên sử dụng nó, đồng thời Ngài dặn hãy nhớ kiểm tra lại chiếc khăn tay vào mỗi buỗi sáng.
Chỉ vài hôm sau thôi chiếc khăn tay kia dần dần bị đổi màu và vấy bẩn. Túc duyên giải thoát từ tiền kiếp chợt sống dậy trong lòng vị tỳ kheo khi vị này nhìn thấy tình trạng đổi thay trên chiếc khăn tay đó và thế rồi trong một thoáng tỉnh tâm, vị Tỳ kheo đã chứng đạt tứ quả.
Câu chuyện còn kể thêm rằng từ sau giây phút đắc thành La Hán, vị này đã thành tựu toàn bộ tất cả khả năng thiền định và trở thành một trong những bậc cao đồ tiêu biểu nhất của Ðức Phật.
Về tiền thân của vị Tỳ kheo trên đây, Ðức Phật dạy rằng trong những kiếp tu tạo Ba La Mật, vị này đã có lần sanh là một nhà vua nhiều quyền uy và trong một lần du ngoạn dưới trời cơn nắng đổ lửa, chiếc long bào sang trọng đính đầy những châu báu và chiếc vương miện đắt giá mà vua đang đội trên đầu đã làm ông cảm thấy khó chịu:
Chúng chẳng đem lại bao nhiêu niềm vui vẻ cho ông mà ngược lại chỉ gây phiền hà thêm thôi.
Thế rồi trong những trang phục đó ông cảm thấy tấm thân mình như nặng nề và đau khổ hơn. Những giọt mồ hôi luôn giọt trên người ông càng khiến ông thấm thía cái bất toại vô lý của tấm hình hài. Ông đã hồi cung trong một tâm trạng chán đời như vậy và chính sự ý thức này đã thành ra một chủng tử giác ngộ cho ông ngày sau.
Ðức Phật đã đánh thức được ở tâm hồn mù mịt của vị tỳ kheo kia một tiềm năng giác ngộ là chính nhờ Ngài đã thấu suốt được tiền căn của đương sự.
 

(3) Câu chuyện thứ ba:


Một lần khác, có một người thiếu phụ con nhà quyền quý sinh được đứa con trai mà theo bà thì nó là tất cả cuộc đời của mình. Bà cưng chiều và chăm nom nó vô cùng kỹ lưỡng mà lý do cũng thật dễ hiểu:
Thứ nhất là tình mẫu tử và bên cạnh đó, kể từ lúc đứa bé chào đời, gia đình bên chồng nàng gần như đổi hẳn thái độ cư xử với nàng, xưa đã xem thường thì bây giờ kính trọng, còn nếu đã có chút tình thương thì bây giờ tình thương đó càng được củng cố. Nhưng bất hạnh thay cho nàng thiếu phụ, đứa bé đã đột ngột chết đi khi chưa biết nói.
Quá đau khổ nên nàng gần như điên dại. Ôm cái xác cứng lạnh của con trên tay mà nàng vẫn một mực tin rằng nó hãy còn sống. Nàng thiếu phụ đáng thương đó đã bồng xác con mình đi gõ cửa nhà tất cả các thầy thuốc trong kinh thành với hy vọng là sẽ tìm được ai đó cứu sống được con mình. Nhưng dĩ nhiên nàng đã hoài công.
Thế rồi do một cơ duyên tình cờ, có người khuyên nàng nên tìm Ðức Phật. Trước cơn đau khổ cùng cực của người thiếu phụ, Ðức Phật đã nhận lời cứu con nàng nhưng với một điều kiện là chính nàng phải đi tìm ở đâu đó cho Ngài một ít hạt cải mà điều quan trọng là trong dòng họ của người đã cho nàng số hạt cải đó chưa từng có một người chết.
Như tìm một chiếc phao giữa biển, nàng thiếu phụ mừng lắm, và lần này lại tiếp tục ôm xác con ra đi lần nữa bằng tất cả niềm vui, niềm vui mù quáng của một người mất trí. Nhưng rồi nàng thiếu phụ bất hạnh đó lại tiếp tục những dòng nước mắt tuyệt vọng khi cứ nghe hoài một câu nói của những người cho nàng cả thúng hạt cải để cứu con:
Hạt cải thì chúng tôi có nhưng từ bao đời nay dòng họ nào chẳng từng có người chết. Trong nỗi đau đớn tuyệt cùng của mình, tự đáy lòng người thiếu phụ bất chợt lóe lên một thấm thía:
"Thì ra đâu phải chỉ có riêng con mình bị chết, mà tất cả mọi người cũng đều đã, đang và sẽ chết!".
Sau dòng suy nghĩ đó nàng lập tức hiểu ngay thâm ý của Ðức Phật và lau khô đi những giọt lệ trên khuôn mặt mình, nàng bình thản mang xác con đem bỏ vào nghĩa địa rồi quay lại xin được xuất gia với Ðức Phật để rồi chẳng bao lâu sau, nàng đã trở thành một vị nữ Thánh Tăng cao đồ của Ngài.
Ðối tượng độ sinh của Ðức Phật có thể nói là vô số và gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội: Từ kẻ hành khất, kỹ nữ, thương nhân, cho đến các bậc vương hầu, khanh tướng. Mỗi người đến với Ngài bằng một niềm tin, kiến thức và trình độ trí tuệ khác nhau nhưng tất cả đều được Ngài tiếp độ và đối xử bình đẳng.
...
Nguồn: thiền học Nam truyền. Tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt
Ghi chú: 129
 


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

Album Kinh Pháp Cú chùa Nam Thiên Thiền Tự (chùa Nội Phật) Theravada

Album Kinh Pháp Cú chùa Nam Thiên Thiền Tự (chùa Nội Phật) - Theravada

Gốc ái chưa nhổ sạch, khổ đau mãi theo sau. Như bóng đi theo hình.
Gốc ái chưa nhổ sạch, khổ đau mãi theo sau. Như bóng đi theo hình. 


Thị phi tâm loạn, niệm Phật tâm an.  Thị phi mang oán, niệm Phật tâm nhàn.
Thị phi tâm loạn, niệm Phật tâm an. 
Thị phi mang oán, niệm Phật tâm nhàn. 


Vào chùa buông gánh lo toan, Để lòng thanh thản tâm an nhẹ nhàng.
Vào chùa buông gánh lo toan, Để lòng thanh thản tâm an nhẹ nhàng.


Nước trong trăng soi bóng, Tâm sạch Phật hiện tiền.
Nước trong trăng soi bóng, Tâm sạch Phật hiện tiền. 


Khuôn tròn lại có hình tròn, Muốn tu thành Phật giữ tròn luật nghi.
Khuôn tròn lại có hình tròn, Muốn tu thành Phật giữ tròn luật nghi. 


Hương thơm ngược gió không thơm,  Hương người giới đức tỏa thơm khắp cùng.
Hương thơm ngược gió không thơm,  Hương người giới đức tỏa thơm khắp cùng. 


Cướp mạng sống chúng sinh,  Nuôi mạng sống của mình. Là hành động mãnh thú.
Cướp mạng sống chúng sinh,  Nuôi mạng sống của mình. Là hành động mãnh thú. 


Xin hãy mỉm cười, cho mặt thêm tươi. Cho hoa thêm sắc, cho người thêm vui.
Xin hãy mỉm cười, cho mặt thêm tươi. Cho hoa thêm sắc, cho người thêm vui. 


Thấy người nóng giận chê bai, Đến khi mình giận bạt tai mọi người.
Thấy người nóng giận chê bai, Đến khi mình giận bạt tai mọi người. 


Người cực thiện và cực ác đều nổi tiếng,  Nhưng quả báo của họ thì cách xa như trời với đất.
Người cực thiện và cực ác đều nổi tiếng,  Nhưng quả báo của họ thì cách xa như trời với đất. 


Những người mặt nhọ mày nhem, Bởi chưng kiếp trước đọi đèn không lau. những người mặt trắng phau phau, Bởi chưng tiếp trước năng lau đọi đèn.
Những người mặt nhọ mày nhem, Bởi chưng kiếp trước đọi đèn không lau.
những người mặt trắng phau phau, Bởi chưng tiếp trước năng lau đọi đèn. 

Quỷ sứ hành hình tội nhân, Con người hành hình súc vật.
Quỷ sứ hành hình tội nhân, Con người hành hình súc vật. 


Khi sinh ra chẳng có gì, Chết đi cũng chẳng có gì đem theo.
Khi sinh ra chẳng có gì, Chết đi cũng chẳng có gì đem theo. 


Ơn người một chút nhớ đền. Mẹ Cha ơn nặng, con quên mất rồi.
Ơn người một chút nhớ đền. Mẹ Cha ơn nặng, con quên mất rồi. 


Không thích người nói xấu mình, Lại thích nghe điều xấu người.
Không thích người nói xấu mình, Lại thích nghe điều xấu người. 


Người mê lo sự nghiệp đời này, Người trí lo sự nghiệp đời này đời sau.
Người mê lo sự nghiệp đời này, Người trí lo sự nghiệp đời này đời sau. 


Nói thì hay thật là hay, Làm thì chẳng khác kẻ say lạc đường.
Nói thì hay thật là hay, Làm thì chẳng khác kẻ say lạc đường. 


Vô minh dẫn lối đen tối cuộc đời, Trí tuệ soi đường tương lai tươi sáng.
Vô minh dẫn lối đen tối cuộc đời, Trí tuệ soi đường tương lai tươi sáng. 



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều