Search

30.5.21

VỤN VỠ

VỤN VỠ

....
Có những chúng sinh có cơ địa tâm lý không cho phép họ tiếp cận Phật pháp. Họ không có đủ duyên để học Phật pháp trong biển Phật pháp, nhưng họ có duyên để học những mảnh vụn Phật pháp ở đâu đó trong một môi trường không phải Phật pháp.
- Ví dụ, có nhiều người nghe nói đến tăng, ni, thầy bà chùa miểu là họ chạy mất dép vì họ ghét thầy chùa, nhưng họ nghe nhạc Trịnh, họ đọc sách của Phạm Công Thiện, họ đọc thơ điên của Bùi Giáng họ thấy phảng phất trong đó có Phật pháp, thế là họ cũng bỏ túi được thế nào là tinh thần Bất nhị, Bát nhã, Tánh không, thế nào là vô thường, khổ, vô ngã và cũng biết lai rai thế nào là lục căn thanh tịnh thế nào là tứ đại giai không.
Kêu họ đến với chùa mà chỉ, đây là quyển Trung Bộ, Trường Bộ, Tăng Chi, đây là Pháp Bảo đàn kinh, đây là Pháp hoa, Lăng nghiêm… họ đọc không nổi. Nhưng họ cầm quyển nhạc của Trịnh Công Sơn, cầm quyển sách của Bùi Giáng, cầm cuốn Câu Chuyện Dòng Sông của Trí Hải (Phùng Khánh), Phùng Thăng dịch họ lại đến với đạo được. Và tôi cũng có mặt trong số đó. Tôi đâu có ý đi học về đông y đâu, tôi làm gì biết thuốc Nam, thuốc Bắc, các đường kinh mạch… nhưng nhờ tôi đọc sách Kim Dung nên tôi mới ‘nhuyễn’. Đâu có khoái Đông Y nhưng nhờ đọc tùm lum nên giờ mới có một ít thuật ngữ, khái niệm, do học lai rai từ đâu đó.

VỤN VỠ

 
Các vị tác giả của Veda cũng nghĩ như vậy, họ xét thấy rằng sẽ có một ngày Phật pháp trở nên xa lạ khô khan, cứng lạnh khó gần với rất nhiều người, lúc đó sẽ có những người đến với Phật pháp bằng cách đi theo các đạo tào lao và tìm thấy trong đó những mảnh vụn rơi rớt vương vãi của PG. Đó chính là thiện chí của những vị tiền bối cựu trào của Bà-la-môn giáo.
Tiếc thay dụng-tâm-lương-khổ của họ không được đời sau biết đến và nội dung cao đẹp của thánh điển Bà-la-môn Veda đã bị thay thế bằng những thứ rẻ tiền.
....
Sư Toại Khanh. Chép lại bài giảng của sư.
Nguồn ảnh: updating

CÚI ĐẦU

CÚI ĐẦU. Loại cúi đầu thứ nhất là loại cúi đầu để kiếm ăn để luồn lách để lợi dưỡng cái này không cần nói.

 
Loại cúi đầu thứ hai là loại cúi đầu từ tâm vì hiểu biết rõ mình chỉ có thể làm được như vậy để tỏ lòng quý trọng khi đứng trước đối tượng đáng kính.
Đây là cái cúi đầu chín chắn và an toàn.
Chín chắn là do mình đã đủ hiểu về mình là ai, mình có gì. Mình chỉ là một hạt cát. Còn đối phương đang là toàn bộ số cát sông Hằng( Hằng hà sa số).
Mạ non thì còn vươn lên trời chứ lúa chín thì lại trĩu bông.
An toàn là khi mình gặp một đối tượng mà xét về mọi mặt họ hơn hoàn toàn mình, về tri thức về đức hạnh, về quyền lực... Tại thời điểm đó mà mình vênh cái mặt lên ta đây không sợ trời đất bố con thằng nào. Thì đó là việc làm vô cùng nguy hiểm và trẻ con. Chỉ có hại cho bản thân mà thôi.
Namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa

CÚI ĐẦU. Loại cúi đầu thứ nhất là loại cúi đầu để kiếm ăn để luồn lách để lợi dưỡng cái này không cần nói.




Nguồn ảnh: Hieu Trung Tran

BÌNH YÊN Đi tìm bình yên có 2 cách

BÌNH YÊN Đi tìm bình yên có 2 cách


Tìm bình yên ở bên ngoài, dựa vào các sự vật sự việc bên ngoài để mình thấy mình được bình yên. Tin sao được sự bình yên đó. Vì về căn bản sự không bình yên của bạn sẽ lại mang đến sự bình yên cho kẻ khác và ngược lại. Sự bất yên của bạn mang lại sự bình yên cho con muỗi, sự bất yên của bạn mang lại sự bình yên cho con cái, gia đình, xã hội và quốc gia.
 
Tìm bình yên ở bên trong bạn là cách khả thi nhất nhờ luyện tập quán sát tâm trí, loại bỏ vô minh mà có.
Khi thấy tâm không bình yên hãy tháo rời nó ra khỏi thân mà ngắm. Bạn thấy đấy có đâu mà lấy?. Chỉ là do bạn dựa vào bạn tự cho mình bình yên. Vì vậy hãy ngồi nhìn lại mình. Bình yên luôn sẵn sàng ở đó bền bỉ và đáng tin cậy.
BÌNH YÊN Đi tìm bình yên có 2 cách


 
Ps: nếu thấy khó quá thì nên kết giao với hai người bạn tên là Bình và Yên cũng là một cách khả thi hơn là cách một.

THẾ GIAN BỊ CHI PHỐI BỞI DUKKHA

THẾ GIAN BỊ CHI PHỐI BỞI #DUKKHA


Khổ khổ: sự có mặt của khó chịu
Hoại khổ: sự biến mất của dễ chịu
Hành khổ: bản chất lệ thuộc các điều kiện để có mặt.

THẾ GIAN BỊ CHI PHỐI BỞI DUKKHA

 
Nguồn ảnh: updating
một em bé trong bộ đồ bảo hộ chống dịch


KHAM NHẪN

KHAM NHẪN #KHAMATI


Khi anh đã bắt đầu yêu một cái gì đó thì anh đã bắt đầu ghét những cái ngược lại. Và khi anh ghét cái gì đó thì có nghĩa là anh đã bắt đầu yêu cái ngược lại.
Tương Ưng kinh đức Phật dạy:
Đừng tìm chi cái thương,
Đừng tìm chi cái ghét,
Thương phải xa là khổ, ( ái biệt ly khổ)
Ghét phải gần là khổ,( oán tằng hội khổ)
Muốn không được là khổ.( cầu bất đắc khổ)
Cả đời này chỉ một vài câu nói ngắn ngủi của Thế Tôn đủ để cho mình tu, đủ để cho mình sống, đủ cho mình quì mình lạy. Không có cần làm tượng gì cho nó nhiều, cho nó tốn kém, chỉ cần ghi cái câu này lên một cái tờ giấy học sinh, giấy ca rô dán trên vách, quì lạy suốt ngày.
KHAM NHẪN #KHAMATI



Nguồn:

#Newdharmareaders
http://toaikhanh.com/read.php?doc=201909302304&lan=vn

KINH PHẠM VÕNG

KINH PHẠM VÕNG ( #Brahmajàla #sutta) Một trong những bài kinh khó đọc, khó hiểu, khó giảng.

....
Này các Tỷ-kheo, như nhánh có một chùm xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia. Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.
74. Khi nghe nói vậy, đại đức #Ananda bạch đức Thế Tôn:
- Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Pháp môn này gọi là gì, bạch Thế Tôn?
- Này Ananda, pháp môn này gọi là "Lợi Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Pháp Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Phạm Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Kiếm Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Vô thượng Chiến thắng", hãy như vậy mà phụng trì.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chân thành cám ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng ấn bản điện tử.
(Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản Anh ngữ
"The Long Discourses of the Buddha", Maurice Walshe dịch, 1987)
Hiệu đính: 16-04-2004

Người ta ăn trái xoài, lấy hạt gieo, mọc lên thành cây, có hoa, có trái. Lấy trái ăn rồi gieo nữa, mọc lên cây khác, trái khác. Lại ăn nữa, lại gieo nữa. Như thế, trái xoài đầu tiên không biết đâu tìm, mà trái xoài cuối cùng cũng kéo dài đến vô tận, không có điểm cuối. Sự sống chết, chết sống của chúng sanh trong vòng luân hồi cũng như thế đó.




QUÁN SÁT DÒNG #SAMSARA



Người ta ăn trái xoài, lấy hạt gieo, mọc lên thành cây, có hoa, có trái. Lấy trái ăn rồi gieo nữa, mọc lên cây khác, trái khác. Lại ăn nữa, lại gieo nữa. Như thế, trái xoài đầu tiên không biết đâu tìm, mà trái xoài cuối cùng cũng kéo dài đến vô tận, không có điểm cuối. Sự sống chết, chết sống của chúng sanh trong vòng luân hồi cũng như thế đó.
Tác giả Hòa thượng: Giới Nghiêm
Tên sách: Mi Tiên Vấn Đáp 67. Luân hồi (Samsara)

ÁI DỤC LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG CÁI NHÀ NÀY

ÁI DỤC LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG CÁI NHÀ NÀY

8. Xuyên qua nhiều kiếp sống. Như Lai thênh thang đi trong vòng luân hồi để tìm, nhưng không gặp, người thợ cất nhà này. Phiền muộn thay, đời sống triền miên tái diễn. 153.
9. Này hỡi người thợ làm nhà! Người đã bị bắt gặp. Ngươi không còn cất nhà nữa. Tất cả rui mè của ngươi đã gãy. Cây đòn dông của ngươi cũng bị phá tan.
Tâm của Như Lai đã thành đạt trạng thái vô lậu. Mọi ái dục đã hoàn toàn chấm dứt. 154.
Tích chuyện
Ðức Phật đọc câu kệ này liền sau khi thành đạt Ðạo Quả Vô Thượng.
8. Anekajāti saṁsāraṁ - sandhāvissaṁ anibbisaṁ
Gahakārakaṁ gavesanto- dukkhā jāti punappunaṁ.
9. Gahakāraka diṭṭho' si -puna gehaṁ na kāhasi
Sabbā te phāsukā bhaggā -gahakūṭaṁ visaṅkhitaṁ
Visaṅkhāragataṁ cittaṁ -taṇhānaṁ khayam ajjhagā
Chú thích

ÁI DỤC LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG CÁI NHÀ NÀY


1.- Hai câu này, gọi là bài kệ phỉ lạc (udāna) đầu tiên, mà Ðức Phật đọc lên liền sau khi chứng ngộ đạo quả Vô Thượng, không thể tìm thấy nơi nào khác. Vì Ðại đức Ānanda đã nghe hai câu này chính từ miệng Ðức Phật đọc lên nên bài kệ được sắp trong kinh Pháp Cú.
Ở đây, Ðức Phật xác nhận cuộc đi thênh thang bất định trong nhiều kiếp sống quá khứ đầy đau khổ, một sự kiện hiển nhiên chứng minh có nhiều kiếp tái sanh. Ngài phải đi bất định, và do đó, phải chịu khổ đau, phải thênh thang mãi cho đến ngày tìm ra được người kiến trúc sư đã xây dựng cái nhà này, tức thể xác này. Trong kiếp cuối cùng, giữa khung cảnh cô đơn tịch mịch của rừng thiêng, lúc đi sâu vào công trình thiền định mà Ngài đã dày công trau giồi từ xa xôi trong quá khứ, trải qua cuộc hành trình bất định, Ngài khám phá ra anh thợ cất nhà hằng mong mỏi muốn biết. Anh thợ này không ở ngoài, mà ở sâu kín bên trong Ngài. Ðó là ái dục, sự tự tạo, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người. Ái dục xuất phát bằng cách nào thì không thể biết. Cái gì ta tạo ra, ta có thể tiêu diệt. Tìm ra anh thợ cất nhà tức tận diệt ái dục, trong lúc đắc quả A-La-Hán, mà trong bài kệ này, ý nghĩa bao hàm trong thành ngữ chấm dứt ái dục.
Mè rui, hay cái sườn nhà, của căn nhà tự tạo này là những ô nhiễm như tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm, vô úy. Cây đòn dông chịu đựng cái sườn là vô minh, căn nguyên xuất phát của mọi dục vọng. Phá vỡ cây đòn dông vô minh bằng trí tuệ tức là làm sập căn nhà. Sườn và đòn dông là vật liệu mà anh thợ dùng để cất nhà, cái nhà không đáng cho ta ham muốn. Vậy, khi hết vật liệu xây cất, tức nhiên anh thợ không còn dựng nhà được nữa.
Khi cái nhà đã bị phá tan tành thì cái tâm, mà trong tích chuyện, không được đề cập đến, đã thành đạt trạng thái vô lậu, vô sanh, bất diệt, là Niết-bàn. Tất cả cái gì còn tại thế đều phải bị bỏ lại phía sau và chỉ có trạng thái siêu thế, Niết-bàn, sẽ tồn tại.

TÀ KIẾN CỐ ĐỊNH (NIYATADIṬTHI)

TÀ KIẾN CỐ ĐỊNH (NIYATADIṬTHI) GỒM CÓ 3:


Nhưng ớn nhất là cái anh đoạn kiến, nhất là tà kiến cố định. Là sao? Tà kiến cố định (niyatadiṭthi) gồm có 3:

Vô hành kiến (akiriyadiṭthi) cho rằng không có thiện ác thích thì làm không thích thì thôi chứ không có cái chuyện mà báo ứng.
Vô nhân kiến (ahetudiṭthi) có nghĩa là cho rằng mọi sự ở đời này là ngẫu nhiên mà có chứ không có cái nhân duyên, cái tác động của bất cứ một điều kiện nào hết. Tự nhiên nó có vậy thôi. Cái đó gọi là ahetudiṭthi.
Vô hữu kiến (natthikadiṭthi) có nghĩa là phủ nhận triệt để rốt ráo hoàn toàn tuyệt đối. Phủ nhận tất cả những gì mà mình không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được, thì tất cả những thứ đó theo mình là không có.
TÀ KIẾN CỐ ĐỊNH (NIYATADIṬTHI) GỒM CÓ 3:


Cái Vô hữu kiến đó rất là nguy hiểm, rất nguy hiểm. Chẳng hạn như các vị tưởng tượng đi, tôi không biết chữ, tôi không biết gì hết làm sao tôi có thể hình dung ra được cái cấu trúc của một chiếc máy bay. Làm sao tôi hình dung ra được sự hiện hữu của chiếc máy bay trên cuộc đời này. Thế là tôi phán rằng không có một phương tiện nào có thể bay lên trời được hết. Mà nhất là nó nặng mấy trăm tấn lận. Nó nặng tới mấy trăm tấn. Trong khi một cục đất nó nặng chừng khoảng 100 gram thì nó không cách nào bay lên trời được. Mình cầm mình liệng thì được  chứ nó bay suốt mấy tiếng đồng hồ thì không thể nào. Còn bây giờ một cái khối kim loại mấy trăm tấn mà nó bay lên trời suốt cả 10, 15, 20  tiếng đồng hồ thì tôi hỏi quý vị chứ nếu mà lấy cái não trạng của một người không biết chữ thì quý vị hiểu bằng cách nào đây? Mà nếu mình dựa vào cái biết của mình để phán đoán rằng: tôi tuyệt đối phủ nhận bất cứ cái gì  tôi không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được thì đó là cách nói quá nguy hiểm. Vậy mà có, có đó. Đừng có nói người ta ngu mà rồi không có, có cái đó thiệt. Chứng minh là người ta đã nhân danh khoa học, nhân danh tri thức, nhân danh thái độ của một người tiến bộ người ta đã phủ nhận sự có mặt của thứ mà bản thân họ không cách nào hiểu được, không thể nào chứng minh được. Thí dụ như kiếp trước kiếp sau, luân hồi báo ứng, sự chứng đắc của các bậc thánh nhân và cuối cùng là cứu cánh niết bàn. Đây là những cái mà không thể nào chứng minh một cách điển hình cụ thể rõ ràng để mà có thể sờ đụng được. Đây, khi mà họ không chứng minh được họ bèn phán một câu xanh lè đó là: "Không có. Cái gì tôi không thấy, không tin, không chứng minh được thì cái ấy không có thật." Cái đó gọi là natthikadiṭthi nhé.

Thì 3 cái này được gọi là niyatadiṭthi, là tà kiến cố định. Mắc vào bà cái này chỉ có trời cứu.

Nguồn ảnh: Pinterest